Wednesday 20 June 2012

CON ĐƯỜNG VIỆT NAM - THDT


February 25, 2012

Con đường Việt Nam
Cách Để Mỗi Người Giàu Có

Ghi nhận:
Dâng tng M Vit Nam tt c tri thc M đã ban cho đứa con Lc Hng này.
Thương tng Má, người chưa tng dy con mt tiếng yêu nước nhưng cách Má chăm sóc cng c, ngn cây, con gà, con chó và lòng thương người ca Má dành cho nhng người nghèo kh đã truyn cho con tình yêu quê hương chng biết t bao gi. 
Kính tng Ba, người đã truyn cho con li dy: “Phi hc để tr thành người tt”. 
Thân tng gia đình yêu thương và nhng người đã dành tình yêu và s ng h cho tôi.

TUYÊN NGÔN LC HNG

Nam quc Mc tinh Chn Lc Hng
Vn thiên khí hi kiến hòa nhân
Chn đạo quc hưng bình thiên h
Ngoại quốc lân bang kính phục giao

 Trần Đông Chấn
Giao thừa Bính Tuất 2006

LỜI TỰA

Nếu chúng ta cùng suy tưởng về một tương lai như trên, về một thời kỳ khai sáng sẽ đưa dân tộc ta đến dân chủ, thịnh vượng, văn minh và được cả thế giới tôn trọng  thì thời đại của ý tưởng đó sẽ đến. Và khi đó thì “Sẽ không có một sức mạnh gì trên quả đất này có thể ngăn nổi một ý tưởng khi thời đại của nó đã đến.”(*)

Nhân hòa tạo thiên thời

Đó chính là thiên thời – là thời điểm mà lòng người hòa hợp cùng suy tưởng về một tiền đồ tốt đẹp của một đất nước Việt Nam trong đạo nghĩa, hưng thịnh và thái bình. Đó cũng là sự hội tụ thiên thời, địa lợi, nhân hòa để tạo ra sự chuyển đổi lịch sử.
 Nhưng thiên thời không phải là cái mà chúng ta được ban phát từ trên trời hay từ đâu đó mang lại. Mà thời vận đó sẽ đến khi lòng người cùng hướng về nó. Do vậy người xưa thường chọn những vùng đất mà người dân ở đó đang mong muốn sự thay đổi để khởi đầu cho những biến chuyển lịch sử. Đó chính là địa lợi nhờ vào nhân hòa.

Kinh tế tạo địa lợi

Nhưng trong một môi trường toàn cầu hóa hiện nay, cùng với tác động rút ngắn thời gian và thu hẹp không gian của Internet, đã làm thay đổi rất nhiều và có phần làm nhẹ đi vai trò địa chính trị của các vùng địa lý. Hiểu rõ điều này sẽ giúp chúng ta xác định được địa lợi cho sự chuyển mình mang tính lịch sử của dân tộc chính là “vùng đất” kinh tế chứ không phải là một mảnh đất địa linh nhân kiệt nào đó.
Chính sự thay đổi chế độ kinh tế vào giữa thập niên 1980 đã cứu chế độ tránh được một sự sụp đổ và dẫn đến những thành tích không thể chối cãi, đưa hàng chục triệu người Việt Nam thoát khỏi đói nghèo. Nhưng cũng chính thành tích kinh tế đó đã làm cho người dân chấp nhận thiếu thốn rất nhiều quyền con người của mình về dân sự, chính trị, văn hóa, xã hội, và làm cho chính quyền chủ quan cho rằng mình làm đúng. Chính cái sai lỗi đó của cả người dân và chính quyền đang dẫn đến một sự thất bại kinh tế nặng nề.
Sự thất bại này hiện nay đang không được nhìn nhận đúng mà còn bị che lấp mất căn nguyên của nó vì những mục tiêu và lợi ích ngắn hạn, đánh mất hết những cơ hội cuối cùng để có thể tránh được một sự sụp đổ do khủng hoảng kinh tế tạo ra. Một cuộc khủng hoảng như vậy là không còn có thể tránh được nữa khi mà Chính phủ và Quốc hội đã lựa chọn “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2009″ đang được triển khai như hiện nay bất chấp những cảnh báo và phản biện có trách nhiệm.

Khủng hoảng chuyển lòng người

 Cho dù những triệu chứng bệnh nặng của nền kinh tế sẽ bị đè nén trong năm này nhưng chúng sẽ bùng phát mà không có gì có thể ngăn chặn được trong vài ba năm sau đó ở mức độ nặng nề hơn gấp bội, làm cạn kiệt các nguồn lực của quốc gia, cả trong dân lẫn nhà nước. Nhưng sẽ còn tai hại hơn nữa khi các mệnh lệnh hành chính được ban hành do sự hoảng sợ của những người ra quyết định để tiếp tục che giấu những biểu hiện thật của căn bệnh trầm trọng. Và chính cách thức này sẽ xói mòn những niềm tin cuối cùng của người dân vào chính quyền. Mà niềm tin là nguồn lực quan trọng nhất của cỗ máy kinh tế.
Hàng triệu người chúng ta sẽ phải lao đao khốn khổ. Trên một “mảnh đất” kinh tế như vậy lòng dân chắc chắn sẽ thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc. Nhưng sự thay đổi đó sẽ tạo ra những động lực tàn phá hay xây dựng là một vấn đề cần hết sức quan tâm. Dù là chính quyền phải chịu trách nhiệm đầu tiên và trên hết cho tình trạng tệ hại như vậy, nhưng người dân chúng ta phải thấy là mình đã góp phần đáng kể tạo ra hậu quả đó vì chúng ta đã quá dễ dàng chấp nhận những sai trái của chính quyền. Vì vậy mà chúng ta lệ thuộc.
Và chính sự lệ thuộc đó là nguyên nhân gốc của căn bệnh kinh tế này, dẫn theo hàng loạt các vấn nạn chính trị và xã hội như cường quyền, tham nhũng, đạo đức xuống cấp, vô cảm, v.v… đang ngày càng trầm kha. Nếu chúng ta không nhìn nhận đúng như vậy thì mọi sự thay đổi sắp tới đều sẽ là “bình mới, rượu cũ”, tệ hơn nữa có thể sẽ là những sự đập phá vì hận thù. Sẽ không thể có một quốc gia độc lập nếu những người chủ của nó – chính là người dân chúng ta – hầu hết là những kẻ lệ thuộc.

Cái đáy của khủng hoảng

Chỉ khi nào chúng ta ý thức được vai trò và trách nhiệm làm chủ của mình thì mỗi người chúng ta mới hết bị lệ thuộc kinh tế. Và cũng hãy hiểu rằng: cuộc khủng hoảng này sẽ chỉ chạm đáy khi nào người dân đã ý thức được như thế. Ngược lại hậu quả của nó sẽ ngày càng trầm trọng mà không có điểm dừng, tác hại nặng nề lên hàng chục triệu người cho tới khi chúng ta gục ngã hẳn. Nhưng chính quyền cũng sẽ không tránh được những hậu quả còn nghiêm trọng hơn nếu không hiểu rõ và thành thật dựa vào dân để vượt qua khủng hoảng.
Tuy nhiên, lựa chọn của chính phủ lâu nay là trấn an người dân bằng cách che giấu sự thật và nói nhiều về những cơ hội của viễn cảnh tốt đẹp. Nhưng cơ hội chỉ đến khi vượt qua được thách thức. Mà những thách thức của đất nước hiện nay không chỉ là của nhà nước mà quan trọng hơn là của toàn dân. Nếu người dân không được tôn trọng và chia sẻ thực trạng kinh tế và những thách thức đó của đất nước thì không có cách gì để vượt qua được chúng. Sự lựa chọn như vậy thường dẫn đến một kết cục là chính phủ sẽ thiếu trung thực về tình hình nhằm huy động nguồn lực trong dân, nhưng chỉ để đem chữa cháy. Đó sẽ là tai họa khủng khiếp.

Khủng hoảng – Cơ hội vàng

Nếu một cuộc khủng hoảng như vậy là không thể tránh khỏi thì hãy tìm thấy cơ hội từ nó. Và đó lại là một cơ hội vàng để chúng ta thay đổi căn bản nhận thức của mình một cách đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan. Cần hiểu rằng những sai lầm cốt tử mà chúng ta đã mắc phải chính là sự thiếu hiểu biết của người dân về những quy luật như vậy và sự áp đặt ý muốn chủ quan của chính quyền thay cho các quy luật đó của vũ trụ – tức của tự nhiên của trời đất. Khi chúng ta hiểu biết những quy luật này thì điều kỳ diệu sẽ đến, chúng ta sẽ chứng kiến một sự phát triển thần kỳ như phép màu trong sấm Trạng Trình:
Bảo giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
Có người đang cố tìm xem vùng đất địa linh nhân kiệt – nơi “thiên tử” sẽ xuất hiện, nơi có một con sông được gọi là Bảo giang – ở đâu. Nhưng thiên tử thực sự ngay trước chúng ta, địa linh nhân kiệt ngay tại nơi ta ở. Thiên tử hay con trời chính là những sản phẩm của vũ trụ, là những quy luật tự nhiên của trời đất tồn tại một cách khách quan với ý muốn chủ quan của con người. Con người chỉ có thể phát hiện, hiểu rõ những quy luật đó để áp dụng nhằm có được những giải pháp tốt nhất cho ý muốn của mình chứ không thể thay đổi hoặc làm ra những quy luật như vậy theo mong muốn của con người. Do vậy, những quy luật tự nhiên khách quan còn được gọi là Vũ trụ quan hay người xưa gọi là Đạo Trời, tức là cách thức của Trời với ngụ ý là những cách thức đó vượt lên trên mong muốn chủ quan của con người.

Cách cai trị phong kiến

Nhưng vua chúa phong kiến ngày xưa vì quyền lợi hẹp hòi của mình đã lợi dụng những từ ngữ đúng đắn trên của các nhà hiền triết để huyễn hoặc dân chúng và tự thần thánh hóa mình thành những “Con Trời” mang mệnh “thiên tử” được lựa chọn một cách độc tôn và không thể thay thế để “đại diện Trời” cai trị dân chúng. Từ đó nên những lời họ ban ra được áp đặt thành “đạo Trời” bất chấp chúng đi ngược lại những quy luật khách quan của trời đất, và cưỡng bức dân chúng chấp nhận ý muốn của họ như một “tất yếu khách quan” do “thiên định”. Để bảo vệ sự thống trị của mình, họ càng làm cho người dân mù quáng, mê muội và giáo điều tin vào những chủ thuyết “trời ơi” của họ nhưng lại được cổ súy bởi những kẻ ngu trung có học và tiền hô hậu ủng bởi các quan lại tham nhũng. Và họ dùng “vương pháp” để bảo vệ trước tiên và trên hết các chủ thuyết này nhằm trừng phạt bất kỳ ai, bất kỳ tiếng nói khách quan nào đe dọa sự thống trị của họ.
Nhưng bất chấp những sự trừng phạt và trả thù có hà khắc đến đâu đi nữa thì những chế độ như thế đều không tránh được những sự sụp đổ nhục nhã và thường rất đẫm máu một khi lòng dân đã thay đổi, không còn tin vào chúng nữa. Tuy nhiên lịch sử đã cho thấy rằng những cuộc thay đổi đó hầu hết là bình mới rượu cũ, thay sự thống trị này bằng một sự thống trị khác, người dân vẫn là những kẻ bị trị và lệ thuộc. Họ chỉ được thở chút không khí thoải mái hơn ở thời kỳ đầu khi các chế độ mới nắm quyền muốn lấy lòng dân chúng nhằm củng cố địa vị ban đầu của mình. Sự mị dân như vậy không kéo dài, mọi thứ mau chóng trở về đúng thực chất của nó. Sự xuất hiện những minh quân trong các chế độ như vậy là rất hiếm hoi thường là do may mắn. Dân chúng không thể làm gì khác ngoài việc ước ao và cầu nguyện cho những minh quân như thế xuất hiện để cai trị mình – một sự trông đợi thụ động để được ban phát.

Tự do và Quy luật

Lịch sử các cuộc cách mạng và thay đổi triều đại ở phương Đông hầu hết đều như thế, trừ Minh Trị Duy tân ở Nhật giữa thế kỷ 19. Đó là nguyên nhân gốc của sự chậm tiến và bị thuộc địa hóa của lục địa này so với phương Tây. Chủ nghĩa phong kiến thần quyền thống trị Châu Âu đã cản trở sự phát triển của lục địa này không khác gì ở phương Đông cho đến cuối thế kỷ 16. Nhưng các Phong trào Phục hưng và cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật đã biến đổi sâu sắc và thực chất xã hội và con người ở đó, đưa nó vượt lên dẫn đầu thế giới tới ngày nay. Nếu cuộc Cách mạng Khoa học kỹ thuật giúp con người hiểu rõ được các quy luật tự nhiên khách quan trong thế giới vật chất thì Phong trào Phục hưng đã giải phóng tư tưởng con người khỏi sự giáo điều và áp đặt của các chủ thuyết phong kiến, làm cho họ tự do nghiên cứu tìm tòi các quy luật đó và kiến tạo dần nên các trào lưu dân chủ như ngày nay.
Dù Giordano Bruno đã phải hy sinh trên giàn hỏa để bảo vệ sự thật “trái đất quay quanh mặt trời” hay Galileo Galilei phải cúi đầu giả nhận tội để giữ mạng sống(+) nhằm có thể tiếp tục nghiên cứu chứng minh cho khoa học, cho chân lý Nhật tâm này thì các nhà nước phong kiến thần quyền Châu Âu vẫn không thể bảo vệ nổi cái “quy luật” sai trái “mặt trời quay quanh trái đất” của họ. Cuối cùng họ vẫn phải “cúi đầu” thừa nhận lặng lẽ quy luật Vạn vật hấp dẫn mà Newton đã dựa vào đó để chứng minh trái đất quay quanh mặt trời một cách không thể bác bỏ.

Bí quyết của phép màu

Đó chính là giá trị của tự do con người và của sự hiểu biết về các quy luật tự nhiên trong trời đất mà khi có được thì loài người sẽ giàu có và phát triển thần kỳ. Đó cũng chính là nguyên nhân của phép màu Nhật Bản – trong vòng chỉ 30 năm từ cuộc Duy Tân của vua Minh Trị vào 1868 nước Nhật đã trở thành một cường quốc được cả thế giới kính nể từ một nước nghèo nàn lạc hậu. Cuộc canh tân này đặt trên một nguyên lý chủ đạo: “Độc lập dân tộc nhờ độc lập cá nhân” do nhà tư tưởng khai sáng vĩ đại Fukuzawa Yukichi đề xướng. Không có độc lập cá nhân thì sẽ không thể có độc lập dân tộc, dẫn đến quốc gia lệ thuộc rồi bị biến thành nô lệ – ông đã viết và dành cả đời mình để truyền giảng như vậy.
Việt nam hoàn toàn có thể có được phép màu đó, thậm chí còn thần kỳ và nhanh chóng hơn do tác động rút ngắn thời gian của Internet, nếu mỗi người dân chúng ta là một con người độc lập thực sự để có thể hiểu được quy luật tự nhiên của trời đất. Nước ta đã tuyên bố độc lập và dùng thuật ngữ Cộng hòa để đặt tên nước đã hơn 63 năm, nhưng những tư tưởng và cách hành xử phong kiến như trên vẫn còn ăn sâu trong cả người dân lẫn chính quyền một cách vô tình lẫn cố ý, vô thức lẫn có ý thức. Chính sự xơ cứng trong suy nghĩ như vậy bao đời nay đã đẩy dân tộc ta thụt lùi lại rất xa trong tất cả các bước tiến hóa quan trọng của nhân loại cho đến tận ngày nay. Mỗi lần như vậy đất nước đều bị biến thành thuộc địa mà phải mất đến hàng triệu xương máu để giành lại độc lập. Nhưng cũng chỉ là sự thay đổi hình thức trên danh nghĩa, người dân chúng ta chưa bao giờ có sự thay đổi thực chất trong suy tưởng của mình để hướng đến tự do độc lập cho mình thực sự. Chính vì vậy mà hơn một ngàn năm nay dân tộc ta chưa bao giờ có được một nền độc lập đầy đủ và thực chất.
Nếu không có những trào lưu suy tưởng tích cực để làm mỗi người chúng ta vượt thoát được lối suy nghĩ  và hành xử xơ cứng như trên thì đất nước ta chẳng những không thể đạt được “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà còn sẽ ngày càng bị lệ thuộc, đến mức sẽ trở thành nô lệ, thuộc địa kiểu mới. Đây không còn là nguy cơ nữa mà là thực tế đang xâm thực vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống đất nước, đe dọa chủ quyền quốc gia. Hơn lúc nào hết, thay vì vận động học tập và làm theo, chúng ta cần tiếp tục tinh thần “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh”  của các Phong trào Đông Du và Duy Tân để tạo ra một trào lưu suy tưởng rộng rãi trong nhân dân, tự do khám phá tìm hiểu các quy luật khách quan của thế giới xung quanh ta, tự do phản biện và cả phủ định những giáo điều và sai trái. Để từ đó rút tỉa được những giá trị phù hợp từ truyền thống và tư tưởng do lịch sử dân tộc để lại nhằm phát huy thành những sức mạnh và lợi thế cho mỗi người Việt Nam trong thế giới toàn cầu hóa. Nhờ vậy mà chúng ta giàu có. Đất nước nhờ có những người dân như vậy mà phát triển tốt đẹp. Suy tưởng như vậy sẽ là một quá trình sáng tạo, trong khi làm theo sẽ chỉ làm cho sự xơ cứng tư duy thêm trầm trọng.
Sự suy tưởng sáng tạo như vậy tự nhiên sẽ hội tụ lòng dân đến cùng một ý tưởng về một thời kỳ khai sáng cho dân tộc với khát vọng cho đất nước vươn lên để mỗi người Việt Nam sẽ được giàu có, hạnh phúc và được nể trọng trên toàn thế giới. Khi đó thời đại của ý tưởng này sẽ đến mà không có gì ngăn cản nổi. Khi đó điều kỳ diệu sẽ xảy ra cho mỗi người và đất nước chúng ta. Khi đó sẽ là lúc thực hiện lời nhắn gửi thiêng liêng của tiền nhân: “Bảo giang thiên tử xuất, Bất chiến tự nhiên thành” – tức là hiểu rõ các quy luật của trời đất là cách để bảo vệ giang sơn đất nước mà không cần dùng đến vũ khí và tránh được chiến tranh.
Có nhiều quy luật mà quyển sách Con đường Việt Nam này sẽ trình bày. Nhưng đối với đa số người dân, chúng ta chỉ cần hiểu rõ và thực hành đầy đủ một điều quan trọng nhất, thiêng liêng nhất và lại là nền tảng cho tất cả các quy luật khác: Quyền con người. Những phần sau của quyển sách sẽ cho thấy vì sao đó là quy luật của trời đất và vì sao quy luật này có tầm quan trọng như vậy. Nhưng không có gì là phức tạp, chúng ta chỉ cần hiểu rằng thuộc tính nào của vạn vật do trời đất tạo ra thì không có sức mạnh nào của con người có thể thay đổi được, và chính thuộc tính đó tạo ra quy luật. Người ta có thể đắp chặn ngăn nước chảy xuống vùng thấp nhưng không cách gì để thay đổi thuộc tính của nước là luôn đổ về chỗ trũng, và như vậy nước chảy về trũng là một quy luật. Tương tự như thế, những kẻ cường quyền có thể tước đoạt tự do và quyền con người nhưng không thể nào thay đổi được thuộc tính người là luôn luôn mong muốn có đủ tự do và các quyền đó. Chắc có lẽ chỉ những ai bị đánh rơi trong rừng từ lúc nhỏ thì mới không có mong muốn đó mà thôi. Do vậy Quyền Con người cũng là một quy luật mà khi được tôn trọng và sử dụng đầy đủ thì chúng ta sẽ có được sức mạnh tựa phép màu như đại hồng thủy.

Thiên tử là chúng ta

Ở nơi nào con người tự tin thực hiện các quyền này thì ở đó “thiên tử” xuất hiện, tức là Quyền con người tồn tại thực tế trong cuộc sống ở nơi ấy. Và vùng đất ở đó chính là địa linh nhân kiệt vì sẽ có rất nhiều anh hùng hào kiệt – những người tự tin, tự do và độc lập để khám phá nhiều quy luật khác của trời đất, từ đó tạo ra sức mạnh nhằm mang lại sự giàu có và những điều tốt đẹp cho cuộc sống chúng ta, bảo vệ dân tộc ta, thịnh cường đất nước ta. Đó là cách chúng ta chủ động kiến tạo nguyên khí, lựa chọn nhân tài để phát triển quốc gia, phục vụ cho chúng ta chứ không phải thụ động trông chờ và cầu may minh quân xuất hiện và ban phát tài năng của họ.
Sự may mắn này nếu xảy ra thì cũng không bao giờ tạo nên những “minh quân” thực thụ vì những người này nếu lập nên được những công trạng to lớn nào đó thì tất nảy sinh thói tự phụ, tự cho mình có quyền đứng trên dân chúng vì đã ban cho dân chúng những lợi ích lớn lao nào đó. Tư duy và cách hành xử phong kiến như vậy tất sẽ dẫn đến những vấn nạn khác cho người dân. Đặng Tiểu Bình là một lãnh đạo xuất chúng đã đưa Trung Quốc phát triển vượt bậc giúp hàng trăm triệu người thoát đói nghèo, nhưng cũng chính ông là người phải chịu trách nhiệm về sự kiện đẫm máu Thiên An Môn 20 năm trước, đánh mất cơ hội vĩ đại có thể đưa Trung Quốc thành một nước dân chủ thịnh vượng cho hàng tỷ người.
Sức mạnh thực sự của một quốc gia nằm ở sự hiểu biết của cả dân tộc ở đó chứ không phải bởi trí tuệ riêng của bất kỳ một con người hay đảng phái nào. Trên tinh thần như vậy, quyển sách Con đường Việt Nam – Cách Để Mỗi Người Giàu Có này sẽ trình bày những nghiên cứu của nó về các quy luật kinh tế, chính trị, xã hội, nhất là sự tương tác của chúng ở một môi trường toàn cầu hóa; áp dụng các quy luật này trong bối cảnh địa chính trị và văn hóa của Việt Nam nhằm đề xướng những giải pháp chiến lược cho sự phát triển dân chủ và thịnh vượng cho người dân và đất nước chúng ta một cách nhanh chóng và bền vững.
Con đường Việt Nam (tên gọi tắt của quyển sách) cũng đưa ra những đề nghị đối với nhà nước về cách thức quản lý đất nước sao cho phù hợp với quy luật khách quan, mà quan trọng nhất là yêu cầu phải bảo vệ người dân chúng ta thực hiện đầy đủ Quyền con người của mình theo đúng Hiến pháp. Những quyền này là vốn có tự nhiên, là của chúng ta mà không một ai hay tổ chức nào có quyền cho phép hay ban phát cả. Bất kỳ nhà nước nào thất bại trong việc bảo vệ cho người dân của nó thực hiện Quyền con người của mình thì nó không còn hợp pháp nữa và không thể được gọi là nhà nước pháp quyền. Con đường Việt Nam sẽ làm rõ khẳng định này trong những phần sau của quyển sách.
Vì ra đời trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế sẽ rất trầm trọng nên quyển sách này cũng dành một phần đáng kể để phân tích và đưa ra những khuyến nghị cho người dân và nhà nước nhanh chóng vượt qua được khủng hoảng một cách tối ưu mà sự nghiên cứu của Con đường Việt Nam thấy là tốt nhất để tránh được sự hỗn loạn.
(Viết vào tháng 12 năm 2008)
__________________
(*) Lời của Victor Huygo – đại văn hào Pháp (1802-1865)
(+) Galileo Galilei bị quản chế đến cuối đời.

*

*        *

Phần I – Giới thiệu

Làm sao để ViệtNamphát triển bền vững, nhanh chóng thành một nước dân chủ thịnh vượng? Làm sao lý tưởng “Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” trở thành thực tế? Làm sao để ViệtNamkhông bị biến thành một dạng nô lệ kiểu mới trong thời đại toàn cầu hóa? Đây là những trăn trở từ 5 năm trước dẫn đến sự ra đời của quyển sách Con đường ViệtNamnày.
ViệtNamsẽ là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trở thành nước dân chủ và thịnh vượng trên thế giới là mục đích mà Con đường ViệtNamhướng đến.
Tinh thần giải quyết vấn đề của Con đường Việt Nam là nhìn nhận một cách khách quan và khoa học những yếu kém cốt tử cũng như những thế mạnh tiềm năng của đất nước để phân tích và đưa ra những giải pháp dựa trên những qui luật khách quan nhằm đạt được những mục tiêu theo nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa. Các giải pháp này sẽ đưa ra những chiến lược cho đất nước nhằm không những tránh được nguy cơ nô lệ kiểu mới mà còn nhanh chóng vượt lên thành một nước xã hội chủ nghĩa dân chủ và thịnh vượng.
Con đường ViệtNamkiến nghị một cách thức quản trị đất nước để xây dựng một nền tảng chính trị cho ViệtNamtrên những nguyên lý vận hành thuận theo các qui luật khách quan. Do đó nền tảng chính trị này sẽ hỗ trợ hiệu quả cho việc thực hiện các chiến lược được khuyến nghị nhằm đạt được các mục tiêu về kinh tế, xã hội mà chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hướng tới một cách thực tế, nhanh chóng và ít tốn kém nguồn lực.
Vì sao ViệtNamđã đổi mới và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong hơn 23 năm qua nhưng vẫn còn là nước nghèo? Vì sao rất nhiều nước đã có thể chế chính trị đa đảng hơn nữa thế kỷ rồi mà vẫn dậm chân ở mức thu nhập trung bình trong hơn 20 năm qua, thậm chí nhiều nước vẫn còn nghèo đói và đầy rẫy các vấn nạn tham nhũng cường quyền? Tại sao Trung Quốc chỉ có một đảng cầm quyền lại có thể tạo  ra sự phát triển nhanh chóng liên tục hơn 30 năm qua, nhưng phải đến hơn 40 năm nữa (2050) mới chỉ tới được giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Liệu nước này có tránh được cái bẫy thu nhập trung bình nhiều nước đã bị mắc vào để tiếp tục phát triển đạt được sự dân chủ và thịnh vượng, hay sẽ sụp đổ bất ngờ như Liên Xô trong giai đoạn đầu phát triển đã có sự tăng trưởng nhanh chóng và những thành tựu lớn hơn nhiều những gì Trung Quốc làm được 30 năm qua? Làm sao mà đảng Dân chủ tự do (LDP) tại Nhật và Hành động nhân dân (PAP) tại Singapore là đảng duy nhất cầm quyền liên tục trong một thời gian dài ở các nước này lại đưa đất nước họ phát triển bền vững, nhanh chóng trở thành các nước thuộc thế giới thứ nhất trong thời gian cầm quyền của những đảng đó? Vì sao mà nghèo đói, tham nhũng, cường quyền có thể tồn tại phổ biến và hoành hành tại bất kỳ nước nào dù ở đó có một hay nhiều đảng chính trị, bất chấp ý thức hệ chính trị khác nhau dù ý thức hệ nào cũng đều hướng tới những mục đích tốt đẹp vì con người và được khẳng định, bảo vệ bằng hiến pháp?
Một nền dân chủ được hình thành chỉ bởi ý muốn chủ quan của con người hay tồn tại những qui luật khách quan chi phối sự vận hành của xã hội loài người trong quá trình vận động của nó để đạt đến một nền dân chủ? Và liệu một xã hội dân chủ có tất yếu dẫn đến một xã hội thịnh vượng không? Có hay không những qui luật khách quan chi phối sự vận hành của một thế giới toàn cầu hóa tương tự như qui luật kinh tế thị trường đối với các hoạt động kinh tế? Những đặc tính căn bản của toàn cầu hóa là gì, và có những đặc tính nào từ bản sắc và văn hóa của dân tộc ViệtNamphát huy được thế mạnh do phù hợp với đặc tính của toàn cầu hóa này hay không? Liệu sự hình thành và phát triển của các hình thái xã hội loài người từ lúc nguyên thủy đến phong kiến, tư bản,… là tất yếu theo một qui luật khách quan nào đó bất chấp ý muốn chủ quan của con người, hay các hình thái này chỉ là sản phẩm của nhân sinh quan? Mức độ tồn tại và ảnh hưởng của các tính chất đối ngược nhau trong một xã hội (như lạc hậu và văn minh, cường quyền và dân chủ, tham nhũng và công bằng) có tuân theo những qui luật khách quan nào đó mà con người cần hiểu biết nếu muốn thiết lập những cơ chế hiểu quả để giảm thiểu cái xấu và phát huuy cái tốt không? Có những chỉ dấu nào của một xã hội mà có thể đo lường được dễ dàng nhưng lại cho thấy và dự báo tốt mức độ ổn định/bất ổn, phát triển bền vững/khủng hoảng sụp đổ của xã hội đó không?
Vì sao chủ nghĩa Mác bị mất tính hấp dẫn trong khi lý tưởng mà chủ nghĩa này hướng đến là rất cao đẹp, và Mác lại là người đầu tiên dự báo chính xác được hình thái và bản chất của thế giới toàn cầu hóa ngày nay? Diễn biến hòa bình là gì và vì sao Liên xô sụp đổ? Và đây là minh chứng cho sự sai lầm của chủ nghĩa Mác hay đó là bài học quý giá để tránh sự giáo điều, duy ý chí, áp đặt quan điểm chủ quan (của những người vận dụng chủ nghĩa Mác) trở thành qui luật khách quan mà không hề đảm bảo tính logic biện chứng của chính Mác đưa ra? Vì sao khá nhiều nước liên tục thay đổi hiến pháp theo hướng tốt hơn nhưng vẫn bất ổn hoặc càng bất ổn, không phát triển được nữa? Những động lực gì sẽ dẫn đến sự thay đổi và phát triển xã hội một cách tốt đẹp và ngược lại? Làm sao để nghững động lực này thuần túy kinh tế có thể thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển xã hội một cách cân bằng và công bằng?
Những câu hỏi trên là những vấn đề phải được phân tích sâu sắc vào bản chất để giải đáp trong quá trình tìm lời giải của Con đường ViệtNamnhằm rút ra được những nguyên lý, qui luật liên quan của chúng. Một phần của kết quả nghiên cứu này cũng sẽ được trình bày trong Con đường ViệtNam.
Ngoài phần giới thiệu, Con đường ViệtNamcòn 4 phần:
Phần II – Những nhận thức tiền đề – sẽ trình bày những nguyên lý vận hành của các qui luật khách quan trong các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của con người, bao gồm những qui luật đã được thừa nhận rộng rãi, những qui luật được rút ra từ các học thuyết của Mác và cả những qui luật mới được phát hiện trong quá trình nghiên cứu tìm lời giải cho Con đường Việt Nam. Trong số những cái mới này có cái được thực chứng thông qua số liệu thực ở nhiều nơi trên thế giới nhưng có nhiều cái được phát biểu ở dạng tiền đề (không thể chứng minh được) để làm nền tảng lý thuyết cho việc lý giải nhiều sự kiện phổ biến trên thế giới. Cũng giống như Adam Smith đưa ra nguyên lý bàn tay vô hình tự điều tiết nhu cầu và sản xuất trong một nền kinh tế tự do[1] thì ông không chứng minh được nguyên lý này. Nhưng sự chấp nhận nó đã dẫn đến sự ra đời một lý thuyết (kinh tế học còn gọi là mô hình) căn bản chỉ ra các nguyên lý của một nền kinh tế theo nguyên tắc thị trường được vận hành thế nào, tác động hệ quả ra sao dưới những quan điểm chuẩn tắc khác nhau một cách khách quan theo qui luật. Lý thuyết của ông đã được thừa nhận rộng rãi và áp dụng để xây dựng nên kinh tế thị trường ở nhiều nước khác nhau với quan điểm xã hội khác nhau, chẳng hạn như nền kinh tế thị trường theo xu hướng dân chủ xã hội rất thành công ở Bắc Âu, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc và Việt Nam gần đây. Các tiền đề dù không chứng minh được nhưng đó là kết quả của một quá trình quan sát kỹ các hiện tượng phổ biến trên thế giới, phân tích sâu vào bản chất của chúng và suy luận rộng mối quan hệ của các bản chất này thành những nguyên lý mang tính qui luật. Điều quan trọng là những nguyên lý này phải lý giải được các hiện tượng tương tự một cách logic biện chứng. Đây cũng là nguyên tắc nghiên cứu được Con đường ViệtNam áp dụng để phát hiện các qui luật khách quan nhằm giải đáp những câu hỏi nêu trên trong quá khứ và tìm lời giải cho những vấn đề của hiện tại và tương lai.
Từ những nguyên lý nền tảng như trên, phần II của Con Đường Việt Nam sẽ phân tích cho thấy tăng trưởng kinh tế mà không đi kèm với gia tăng năng suất lao động thì chỉ là sự vay mượn của quá khứ (như khai thác tài nguyên) và tương lai (như vay vốn đầu tư, phá hủy môi trường). Đây là nguyên nhân gốc của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay của Việt Nam và được dự đoán sẽ dẫn đến một sự khủng hoảng trầm trọng cả về kinh tế, xã hội lẫn chính trị trong những năm 2010, 2011, đặt đất nước vào rất nhiều nguy cơ. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ ở Liên xô vì đã giáo điều xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách phân phối công bằng tư liệu sản xuất thông qua biện pháp công hữu hóa mà không chịu nhìn nhận đánh giá thực chứng sực tác dụng gia tăng năng suất – một yếu tố then chốt mà Mác đã xác định là tiên quyết để có thể “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” – của nó. Bất kỳ sự phát triển nào không dựa vào gia tăng năng suất lao động đều không bền vững cho dù tài nguyên có lớn đến đâu đi nữa. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc cần tập trung đạt được mục đích then chốt bằng những cách thức thuận theo qui luật khách quan và linh hoạt theo bối cảnh, chứ không phải là tập trung cứng nhắc vào các giải pháp được cho là đặc trưng của ý thức hệ.
Phần II cũng sẽ đưa ra nhận định và lý giải vì sao dân chủ vừa là sức mạnh vừa là cơ chế tự điều chỉnh theo qui luật khách quan đối với các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội trong một môi trường toàn cầu khác, tương tự như nguyên lý bàn tay vô hình tự điều chỉnh một nền kinh tế thị trường. Phần này cũng sẽ chứng minh rằng một nền kinh tế thị trường nhưng thiếu một cơ chế dân chủ để quyết định các quan điểm kinh tế chuẩn tắc thì chắc chắn sẽ dẫn đến một xã hội được gọi là chủ nghĩa tư bản thân hữu thường thấy ở các nước bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình và những nước nghèo.
Phần II sẽ giới thiệu một pháp hiện được gọi tên là qui luật danh nghĩa và thực tế, cho thấy sự cách biệt giữa những gì được qui định trên danh nghĩa với những gì tồn tại trên thực tế của tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội của một đất nước sẽ quyết định sự ổn định và phát triển bền vững hay là bất ổn, khủng hoảng và sụp đổ của đất nước đó. Nguyên lý này được phát triển thành lý thuyết cho việc xây dựng các chỉ số để đánh giá nhanh chóng các mức độ ổng định, bất ổn của một đất nước nhằm cung cấp cho một công cụ hiệu quả trong việc hoạch định các chính sách vĩ mô chuẩn tắc phù hợp với những quan điểm xã hội tiến bộ, công bằng, vì số đông.
Phần II có một chương dành riêng để nghiên cứu về vấn đề động lực của con người và những qui luật khách quan liên quan đến nó tác động đến sự vận hành của xã hội như thế nào. Từ đó đưa ra các cơ chế đơn giản nhưng hiệu quả để giảm thiểu các tính xấu của xã hội mà thúc đẩy các cái tốt. Các cơ chế càng phức tạp thì càng cồng kềnh và kém hiệu quả vì đòi hỏi sự can thiệp nhiều của con người, nên càng là môi trường cho cái xấu phái triển. Điều này lý giải vì sao nhiều chế độ chính trị dù thực sự mong muốn những mục đích tốt đẹp cho xã hội nhưng lại gặt hái được kết quả ngược lại. Chương này cũng sẽ chứng minh rằng do động lực con người nên cuộc tấn công kinh tế trong môi trường toàn cầu hóa là tự nhiên như nước đổ về trũng hay vi trùng tấn công bất kỳ cơ thể nào mất khả năng đề kháng. Tương tự như vậy, cường quyền dẫn đến tham nhũng, nghèo đói lạc hậu sẽ hình thành bất cứ nơi nào có môi trường thuận lợi cho nó bất chấp ý thức hệ, không gian và thời gian. Từ đó sẽ cho thấy muốn thực hiện được những lý tưởng tốt đẹp theo một quan điểm xã hội nào đó (tức nhân sinh quan) thì phải tuân thủ các qui luật khách quan (túc vũ trụ quan). Thứ không thể đi đến được lý tưởng bằng cách áp đặt các nhân sinh quan đó thành chân lý tất yếu sẽ tới.
Phần II sẽ dành 2 chương để nghiên cứu về dân chủ. Một chương tìm hiểu các tính chất cơ bản của dân chủ và những qui luật khách quan tác động đến sự vận động của nó. Một chương nghiên cứu tác động của dân chủ đến sự vận động của xã hội và sự hình thành nên các tính chất và hình thái xã hội. Từ đó cho thấy dân chủ chỉ có được một khi người dân ý thức được quyền làm chủ của họ và tự tin sử dụng tối đa các quyền đó một cách có ý thức và chủ động, mà đây chính là động lực lành mạnh và tự nhiên của con người. Mức độ thiếu vắng động lực này sẽ quyết định mức độ tồn tại và ảnh hưởng của cường quyền trong xã hội, vốn đối ngược với dân chủ và tạo ra sự sợ hãi thay vì động lực để kiểm soát và khi tính dân chủ đủ mạnh chi phối trong xã hội thì nó sẽ quyết định hình thức của xã hội theo quan điểm của số đông – tính chất quyết định hình thức chứ không phải ngược lại. Cho nên các hình thức như thể chế đa đảng hay lý tưởng dân chủ của một đảng không đủ để đảm bảo có được nền dân chủ thực sự. Hai chương này cũng sẽ cho thấy những con đường khác nhau để dẫn đến một nền dân chủ bền vững và những con đường khác nhau để dẫn đến một nền dân chủ bền vững và những mối liên hệ giữa dân chủ và thịnh vượng; đồng thời cũng cho thấy hoàn toàn có thể xây dựng những xã hội dân chủ và thịnh vượng theo những quan điểm và xã hội khác nhau như Dân chủ xã hội phổ biến ở Bắc Âu hay xã hội chủ nghĩa, v.v…
Phần II cũng sẽ dành một chương giới thiệu về một mô hình quản trị chiến lược cho Con đường ViệtNamđưa ra dựa trên việc tận dụng các quy luật khác quan làm sức mạnh. Nhờ vậy chỉ cần tập trung vào một số ít các mục tiêu then chốt (hay đích nhắm chiến lược) để đạt được rất nhiều những mục tiêu khác nhờ sự lan tỏa tất yếu theo quy luật. Điều này cho phép tiêu tốn ít nguồn lực nhưng hiệu quả. Chương này cũng sẽ lý giải vì sao những cách thức thuận theo qui luật như vậy sẽ đảm bảo hợp lòng dân.
Phần II còn có một chương bàn về Hiến Pháp và chủ nghĩa Mác. Quan điểm của Con đường ViệtNamlà không nên cứng nhắc, giáo điều vào những giải pháp Mác đưa ra vì nó chỉ có thể đúng cho bối cảnh lúc sinh thời của Mác. Việc xem giải pháp này là đặc trưng của một hình thái xã hội XHCN sẽ dẫn đến sai lầm và bế tắc. Thay vào đó, cần nhìn nhận những học thuyết của Mác ở 3 giá trị cốt lõi: (i) phép biện chứng để lý giải thực tế khách quan nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp với qui luật khách quan theo từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau; (ii) các yếu tố then chốt mà Mác đã nhìn ra được và chỉ ra rằng phải tập trung đạt được chúng nhằm tạo ra sự thay đổi lớn tất yếu theo qui luật về bản chất cũng như hình thái xã hội (chẳng hạn như sự gia tăng năng suất lao động sẽ dẫn đến việc tạo ra lực lượng vật chất đủ mạnh để thay đổi các quan hệ xã hội…); (iii) lý tưởng “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” làm định hướng cho các quyết định chuẩn tắc thúc đẩy sự phát triển xã hội ngày càng cân bằng, công bằng và tiến gần đến lý tưởng đó. Về Hiến pháp, Con đường Việt Nam cho rằng cần nhìn nhận đúng để thực hiện nhiều điều Hiến pháp hiện hành của Việt Nam qui định thì sẽ tạo ra rất nhiều thay đổi lớn có giá trị. Chẳng hạn như điều 15 Hiến pháp nói rằng thành phần kinh tế nhà nước là nền tảng của nền kinh tế quốc gia. Nhưng trên thực tế thành phần kinh tế này không hề làm bệ đỡ hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác mà lại trở thành những đối thủ mạnh chén ép các thành phần này bằng những quan điểm như “giữ vai trò chủ đạo”. Ở chương này cũng sẽ lý giải và chứng minh về sự bất ổn vẫn tiếp diễn ở nhiều nước sau mỗi lần thay đổi hiến pháp theo hướng tốt hơn nhưng lại không có những biện pháp để thay đổi thực tế cuộc sống tốt lên được theo hướng đó. Nguyên nhân là khi đó sự cách biệt giữa danh nghĩa và thực tế càng lớn hơn nên sẽ càng bất ốn hơn theo qui luật danh nghĩa và thực tế. Đồng thời nó cũng cho thấy rằng nếu giữ nguyên cách nhìn và cách thực thi điều 4 Hiến pháp như hiện nay thì không những không thể đưa đất nước đạt được lý tưởng tốt đẹp của đảng Cộng sản Việt Nam như chủ nghĩa Mác mà còn sẽ không thể tránh được một sự sụp đổ như Liên xô trước đây.
Tìm ra sức mạnh và cơ hội từ những gốc nhìn mới là mục tiêu của phần II – những nhận thức tiền đề – này .
Phần III – Giải pháp và chiến lược – sẽ kiến nghị chi tiết một mô hình quản lý nhà nước của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phương thức lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tạo ra một cách thức quản trị đất nước thuận theo các qui luật khách quan nên sẽ hiệu quả và hợp lòng dân. Phần này sẽ lý giải và chứng minh cách thức như vậy sẽ tất yếu tạo ra một nền tảng chính trị dân chủ. Con đường Việt Nam cũng sẽ đề nghị sự thay đổi cho những người không phải đảng viện đảng Cộng sản Việt Nam tham gia điều hành, lãnh đạo đất nước, giống như cách mà Hồ Chủ tịch đã làm để tập hợp sức mạnh và đoàn kết dân tộc mà không phải phân biệt thành phần, đảng phải hay không đảng phải vào Chính phủ non trẻ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 để vượt qua được nhiều nguy cơ và thách thức lớn của đất nước đó. Phần này cũng sẽ kiến nghị một chiến lược phát triển được theo mô hình quản trị chiến lược thông qua việc xác định 2 đích nhắm chiến lược đơn giản nhưng hiệu quả:
 
Phần III sẽ trình bày chi tiết mô hình chiến lược này. Tăng trường năng suất chắc chắn sẽ kéo theo tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng và bền vững, nhưng tăng trưởng kinh tế thì không chắc dẫn đến tăng trưởng năng suất. Mặt trái lớn nhất của các nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là các doanh nghiệp khổng lồ đi trước tìm mọi cách để cản trở sự tham gia thị trường của những doanh nghiệp mới. Phần này sẽ đề nghị một cách thức dùng các doanh nghiệp nhà nước để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi lập. Khoa học quản trị và nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy việc hướng các hành động trực tiếp đến các mục tiêu tối thượng đều dẫn đến thất bại. Còn tồi tệ hơn nữa nếu chúng hướng thẳng đến lý tưởng.

Phần IV – Các sách lược tập trung – sẽ đề cập đến 5 lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, cải cách hành chính và tư pháp (gọi tắt là pháp luật), biển Đông và Tây Nguyên. Đây cũng là 5 vấn đề mà chắc chắn ViệtNamsẽ phải đối mặt căng thẳng một khi khủng hoảng nổ ra trầm trọng trong 2010 – 20111. Chúng được lựa chọn tập trung vì vừa mang tính cấp bách để đối phố với khủng hoảng, vừa mang tính lâu dài để phát triển đất nước bền vững. Dựa trên những nhận thức tiền đề ở phần II và giải pháp chiến lược ở phần III, phần IV này cũng sẽ đưa ra các sách lược cụ thể cho 5 lĩnh vực/vấn đề nêu trên nhằm không những để đất nước tránh được thảm họa mà còn nhanh chóng phát triển bền vững sau đó. Sách lược kinh tế sẽ giới thiệu một mô hình phát triển kinh tế dựa trên một chiến lược gọi là điểm cân bằng: tận dụng các lợi thế và sức mạnh từ bản sắc văn hóa, lịch sử của dân tộc và địa chính trị của đất nước để biến Việt Nam thành một trung tâm giao lưu kinh tế, giao thoa văn hóa giữa các xu thế đông và tây. Con đường Việt Nam sẽ lý giải vì sao những sự giao lưu và giao thoa như vậy sẽ tự động hướng tới và hỗ trợ tạo ra sự cân bằng giữa các xu thế đó, nhờ vậy mà Việt Nam hưởng lợi, đồng thời góp phần tạo ra sự ổn định, hòa bình cho thế giới. Bốn sách lược còn lại cũng được xây dựng trên quan điểm chung này.
Phần V – Tóm tắt các kiến nghị – sẽ hệ thống hóa lại tất cả những đề nghị đã nêu trong các phần II, III, IV, đồng thời cũng đưa ra lưu ý một số hành động cần thực hiện ngay để hãm phanh tình trạng trầm trọng đang càng xấu đi cũng như một số việc cần tránh vì có thể sẽ làm trầm trọng hơn tình hình trong lúc xảy ra khủng hoảng.

[1] “Bàn tay vô hình” khẳng định rằng cá nhân mưu cầu lợi ích riêng của mình trong thị trường tự do có thể phân bổ hiệu quả các nguồn lực theo quan điểm xã hội.

*

*        *

Cải cách pháp luật

Vì sao việc cải cách tư pháp (CCTP) và cải cách hành chính (CCHC) được chú trọng bằng rất nhiều nghị quyết và chỉ thị trong hàng chục năm qua nhưng lại không đạt được những tiến bộ đáng kể, mà có chỗ còn đi thụt lùi? Do thiếu quyết tâm chính trị thực lòng hay thiếu động lực cho cải cách thực chất?
Không có động lực của con người thì sẽ không có sự thay đổi xã hội. Các cuộc cách mạng bạo lực có thể tạo ra động lực cưỡng bức nhưng không bền vững. Còn cải cách thì luôn cần phải có động lực tự nhiên – những cuộc cải cách thành công đều phải dựa trên những giải pháp hướng được những động lực này đến những mục tiêu lành mạnh. Tạo ra động lực lành mạnh là đòi hỏi thiết yếu của cải cách tốt đẹp. Không chú trọng đến việc này thì mọi cuộc cải cách sẽ rất vất vả và hầu hết là thất bại. Do vậy muốn CCTP và CCHC thành công thì việc đầu tiên phải phân tích hiện trạng của các động lực tự nhiên của con người Việt Nam đang hướng đến các đối tượng và mục tiêu nào trong các hoạt động tư pháp và hành pháp quốc gia.
Sẽ không quá khó, chỉ cần thẳng thắn và dũng cảm thừa nhận, để thấy rằng động lực của người dân hiện nay hầu hết không được tạo ra bởi niềm tin vào công lý để hướng đến một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Môi trường pháp lý và chính trị hiện nay đang làm cho các động lực này hướng tập trung đến các kết cục trái ngược hẳn với các chuẩn mực của một xã hội như vậy: tham nhũng, cường quyền và lạc hậu. Điều này đang diễn ra ngày càng trầm trọng, bất chấp các mong muốn khác đi theo chủ trương của nhà nước và lý tưởng của đảng Cộng sản Việt Nam đang cầm quyền. Nguyên nhân cốt lõi của vấn đề là:
(i) Tính cách luôn mưu cầu lợi ích là một động lực phổ quát và tự nhiên của con người. Dù không phải tất cả mọi người đều như thế nhưng xu thế chung áp đảo sẽ luôn là như vậy – như một thực tế khách quan và không phải là điều xấu. Thiếu loại động lực này thì xã hội loài người đã không thể hình thành và phát triển.
(ii) Những động lực này không cần biết đến các giá trị tốt đẹp trên danh nghĩa được quy định trong các văn bản luật, chỉ thị, nghị quyết hay lý tưởng mà nó chỉ chịu tác động và vận hành theo các giá trị đang tồn tại trong thực tế (theo đúng thực chất của hiện trạng) của các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Đây chính là sự vận động theo các quy luật tự nhiên khách quan: Kết quả được tạo ra dựa trên vấn đề thực chất và giá trị thực tế mà thôi.
(iii) Cuộc sống ở Việt Nam đang tạo ra một thứ niềm tin của người dân vào việc đưa hối lộ như là cách tốt nhất, thực tế nhất để mưu cầu lợi ích cho mình – từ những việc nhỏ nhặt như chứng giấy tờ đến những chuyện to tát như các loại giấy phép béo bở, từ những mục đích chính đáng như kiếm tiền sinh sống hoặc tự khẳng định mình đến những mong muốn làm giàu bất chính hoặc vươn lên bằng cách chà đạp người khác. Hầu hết đều phải  dựa vào tham nhũng, tin nó và thậm chí còn bao che cho nó. Niềm tin đi ngược lại nó không chỉ bị xem là ngớ ngẩn, không thức thời mà còn đầy rủi ro. Tin vào công lý ngày càng trở nên phi thực tế và tốn kém mà lại không hiệu quả.
Thứ niềm tin như vậy đang tồn tại áp đảo trong thực tế làm cho động lực tự nhiên của người dân hướng đến phục vụ nhu cầu hoặc thỏa mãn yêu cầu của những kẻ xấu nắm quyền tại các bộ máy tư pháp và hành pháp ở mọi cấp, cả bộ máy của đảng cầm quyền. Môi trường pháp lý đã không thể ngăn chặn được những cái xấu mà đạo đức xã hội cũng không còn đủ sức để lên án chúng. Thậm chí có nhiều lúc, nhiều nơi đã hình thành nên các chuẩn mực đạo đức làm cho người tốt dám đấu tranh với cái xấu trở nên “lập dị” và trở thành “kẻ phá bĩnh”. Không thể không xót xa khi phải chứng kiến các hiện tượng như vậy đang ngày càng phổ biến.
Nếu không có một cuộc cải cách xã hội, bao gồm cả CCTP và CCHC để thay đổi hiện trạng này, hướng các động lực tự nhiên của người dân đến các mục tiêu lành mạnh thì tình trạng suy thoái xã hội hiện nay sẽ mau chóng biến thành suy đồi chỉ trong vòng một vài năm nữa. Đến lúc đó mọi nỗ lực chỉnh đốn đều sẽ bất khả thi, và một sự sụp đổ xã hội dẫn đến suy thoái chính trị là không thể tránh khỏi. Điều này sẽ diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn diện từ 2010 đến 2011 như đã phân tích ở chương IV.1 nếu không có một cuộc cải cách toàn diện và hiệu quả ngay từ bây giờ. Hậu quả sẽ là những sự khốn khổ đến cùng cực của người dân. Nhưng chính quyền cũng sẽ không thể tránh khỏi những hậu quả tồi tệ. Đây là những nguy cơ mà Con đường Việt Nam, như đã nhiều lần từ đầu quyển sách, muốn cảnh báo cho cả người dân lẫn chính quyền, đồng thời đề ra những sách lược khắc phục. Chương này bàn về sách lược cải cách pháp luật, mà trọng tâm là CCTP và CCHC. Các vấn đề về hiến pháp cũng sẽ được đề cập ở khía cạnh cốt lõi.

NGUYÊN LÝ VÀ HIỆN TRẠNG

Nguyên lý vận hành của một hệ thống pháp luật trong một xã hội dân chủ dựa trên 3 yếu tố cốt lõi: Nhân quyền, Pháp quyền và Pháp chế như đã trình bày ở phần II. Chương này  sẽ xem xét các yếu tố này trong thực tế của Việt Nam để nhìn thấy những vấn đề và giải pháp chiến lược.

Nhân Quyền tại Việt Nam

Tuyên ngôn độc lập 1945 đã thừa nhận rằng mọi người sinh ra đều có sẵn các quyền con người căn bản, đều bình đẳng và tự do. Năm 1977, Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc cũng có nghĩa là sự công nhận của nhà nước Việt Nam đối với các quyền bất di bất dịch này của con người được qui định và trịnh trọng tuyên bố tại Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền của LHQ vào năm 1948. Đến 1982 thì Việt Nam đã chính thức gia nhập hai Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị; và về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Tại đây, nhà nước Việt Nam đã long trọng cam kết tôn trọng, bảo vệ các quyền này cho công dân Việt Nam, và đồng thời cũng thúc đẩy các quyền này trên toàn thế giới. Trên tinh thần đó, Hiến pháp hiện hành (1992) của Việt Nam cũng đã hiến định tất cả các quyền thiêng liêng này của con người Việt Nam. Với những văn bản pháp lý như vậy thì mọi công dân Việt Nam từ lúc sinh ra đời đều được hưởng bình đẳng tất cả các quyền con người như bất kỳ công dân nào khác trên thế giới mà không phân biệt quốc gia, màu da, chủng tộc, xuất thân, địa vị, quan điểm chính trị, trình độ phát triển, lịch sử hình thành, v.v…, và cũng không phải chờ sự cho phép của bất kỳ luật hoặc văn bản nào dưới hiến pháp.
Tuy nhiên, các giá trị tốt đẹp trên danh nghĩa này còn rất xa so với thực tế trong việc thực thi quyền con người trên đất nước ta. Đại đa số người dân lẫn quan chức hiện nay đều nghĩ rằng chỉ có những quyền nào có luật qui định thì công dân Việt Nam mới được sử dụng. Quan điểm vi hiến như vậy lại tồn tại phổ biến ngay tại Quốc hội trong việc lập pháp. Sự xâm phạm tự do và các quyền cơ bản của người dân lại xảy ra phổ biến tại các cơ quan hành pháp. Còn các cơ quan tư  pháp thì lại trừng phạt không thương tiếc những công dân nào dám tự do sử dụng các quyền làm người căn bản của mình đã được hiến định. Cần hiểu rằng các hành động như vậy không chỉ vi hiến mà còn vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại với các chuẩn mực văn minh của thế giới.
Dân ta cần hiểu rằng theo luật pháp quốc tế mà Việt Nam cam kết tôn trọng thì các quyền con người là không thể phân chia, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan với nhau. Năm 1993, Đại Hội đồng LHQ đã ra Tuyên bố Viên và Chương trình hành động tái khẳng định lại các tính chất này của các quyền con người bao gồm từ quyền được bú, được ngủ lúc mới sinh ra; được ăn, được học khi lớn lên; rồi quyền được có việc làm để sinh sống; quyền hôn nhân và nuôi dạy con cái; quyền đảm bảo sự riêng tư như chỗ ở, bí mật thư tín, điện thoại; quyền tự do ngôn luận, sáng tác, sáng chế, lập hội, biểu tình; quyền bình đẳng trước pháp luật, v.v… Nếu không hề cần có những luật để cho phép được bú được ăn được ngủ được học được làm thì cũng không cần phải có luật để cho phép được nói được bày tỏ quan điểm được sáng tác phê bình được biểu tình, v.v… Đó chính là tính nguyên vẹn không thể phân chia của các quyền con người mà nếu bị xâm phạm thì người sống sẽ không trở thành con người đầy đủ. Sự xâm phạm này nếu rất nghiêm trọng sẽ biến con người trở thành không khác gì con vật như trong các chế độ nô lệ. Chỉ khi nào người dân có thể tự do sử dụng đầy đủ các quyền con người thì mới thực sự làm người.
Những sự xâm phạm như vậy cũng là nguyên nhân của sự chậm tiến của Việt Nam trong một thời gian dài và của sự tăng trưởng bất ổn như hiện nay vì đã vi phạm hoặc không tôn trọng đầy đủ các quy luật tự nhiên khách quan như đã phân tích ở phần II

Pháp quyền tại Việt Nam

Như đã trình bày ở phần II, bản chất hay tính chất bất biến của pháp quyền là sự bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật. Đây cũng là nguyên tắc qui định bởi Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền: “Nếu không muốn con người buộc phải sử dụng sự nổi dậy như một biện pháp cuối cùng để chống cường quyền và áp bức thì việc bảo vệ các Quyền con người bằng nhà nước pháp quyền là thiết yếu“. Do vậy, bản chất của một nhà nước pháp quyền là sự uỷ trị hợp pháp để đại diện cho mỗi công dân, không phân biệt bất kỳ yếu tố nào để bảo vệ mọi quyền con người của họ bằng pháp luật. Lưu ý rằng, sự ủy trị chỉ hợp pháp khi nó đại diện cho mọi công dân, từng người một mà không phân biệt thành phần, giai cấp cho dù người đó không bỏ phiếu cho những người được bầu chọn thực hiện sự ủy trị đó, cho dù quan điểm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, … của người đó có khác biệt với những người được bầu chọn đến thế nào đi nữa. Một nhà nước không đảm bảo được những tính chất này thì không thể là một nhà nước pháp quyền.
Nhà nước pháp quyền lần đầu tiên được Việt Nam hiến định vào năm 2001 khi sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992 tại điều 2: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân“. Còn điều 50 thì ghi rõ: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và luật“. Như vậy, theo đúng bản chất của nhà nước pháp quyền ở điều 2 và ý nghĩa rõ ràng của điều 50 này thì công dân Việt Nam không chỉ có đầy đủ các quyền con người đã được Hiến pháp hiện hành qui định theo đúng nguyên tắc của Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân Quyền và hai Công ước Quốc tế kèm theo mà còn có thể được hưởng thêm những quyền khác nếu có luật qui định. Giá trị trên danh nghĩa rõ ràng là như vậy.
Tuy nhiên, thực tế của việc thực thi các điều khoản này của Hiến pháp thì lại khác xa. Thuộc tính phụ “xã hội chủ nghĩa” trong “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” được tùy tiện vận dụng và áp đặt để diễn giải sai lệch bản chất bất biến của thuộc tính chính “pháp quyền”. Điều này không những tạo ra rất nhiều các phạm trù mơ hồ được gắn với cụm từ “xã hội chủ nghĩa” mà còn dẫn đến sự tước đoạt các quyền con người bất khả xâm phạm của công dân bằng cách cho rằng chữ “luật” trong điều 50 của Hiến pháp có nghĩa là khi nào có luật qui định về những quyền nào (đã được ghi ở Hiến pháp) thì công dân mới được thực hiện những quyền đó. Cách hiểu này trao cho Quốc hội cái quyền ban phát các quyền con người cho người dân chứ không phải là nhận sự ủy nhiệm của nhân dân để bảo vệ cho họ thực hiện đầy đủ các quyền vốn có của họ mà Tạo hóa ban cho, theo đúng thuộc tính “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” của Nhà nước pháp quyền được ghi tại điều 2 của Hiến pháp.
Khi nào mà Quốc hội của nước ta chưa làm được bổn phận bảo vệ quyền con người như vậy cho công dân ta thì nó chưa có tính hợp pháp vì đã vi hiến, cho dù nó có được hình thành bằng các hình thức phổ thông đầu phiếu đi nữa. Đây là vấn đề thực chất mà bất kỳ một quốc hội nào trong một nhà nước pháp quyền cũng phải đảm bảo, cho dù đó là pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp quyền cộng hòa đại nghị, pháp quyền quân chủ lập hiến, v.v… đi nữa. Đó là chưa kể người dân có quyền đòi hỏi thuộc tính bổ sung “xã hội chủ nghĩa” phải làm hay hơn, tốt hơn, ưu việt hơn cho tính chất “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” như lý tưởng cao đẹp mà đảng Cộng sản Việt Nam luôn tuyên truyền và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn khẳng định, chứ không phải là làm cho thực tế bảo vệ quyền con người tại Việt Nam ngày càng xấu đi như hiện nay. Thực tế này thuộc về trách nhiệm lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam mà Con đường Việt Nam đã đưa ra những đề nghị cần thay đổi trong Phần III về cách thức lãnh đạo của đảng cầm quyền hiện nay nếu không muốn một sự sụp đổ toàn diện, kéo theo những hậu quả nặng nề cho dân chúng.

Pháp chế tại Việt Nam

Do trách nhiệm tối thượng của một nhà nước pháp quyền là phải bảo đảm cho công dân thực hiện đầy đủ các quyền con người của từng người nên nó phải ngăn cản sự xâm phạm các quyền này từ bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức nào. Cũng do tính chất pháp quyền của nó, nên nó phải thực hiện việc ngăn cản này bằng luật pháp. Đây chính là nguyên tắc pháp chế – tức là chế tài bằng pháp luật – của một nhà nước pháp quyền. Đây cũng là nguyên tắc được qui định tại Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân Quyền: “Khi thực hiện các quyền và tự do của mình mỗi người chỉ phải chịu những hạn chế nào được luật qui định nhằm một mục đích duy nhất là để đảm bảo sự thừa nhận và bảo vệ đúng đắn các quyền và tự do của người khác và đáp ứng các yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ“.
Mọi phạm vi chế tài (bao gồm hạn chế và xử phạt) phải do luật qui định. Không có luật hạn chế điều gì thì làm điều đó là không phạm luật và không phải xin phép nơi nào hết. Hoàn toàn không cần phải có luật cho phép làm điều đó. Chỉ có quan chức mới chỉ được làm những gì mà luật cho phép để hạn chế sự lạm dụng quyền hành của họ mà thôi. Không ai hay tổ chức nào được quyền nhân danh vì bất kỳ lợi ích chung nào để áp đặt các hạn chế đối với các quyền con người của công dân mà không được thông qua bằng luật bởi một quy trình lập pháp hợp hiến. Lý do và mục đích của những sự hạn chế như vậy cũng phải được ghi rõ.
Điều 12 Hiến pháp 1992 ghi “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Điều này rõ ràng là tuân theo nguyên tắc pháp chế đúng đắn của một nhà nước pháp quyền như trên, phù hợp với chuẩn mực của luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, thực tế thì khác hẳn. Không hiểu dựa trên cơ sở nào mà rất nhiều vị đại biểu Quốc hội – những người được gọi là những nhà lập pháp đại diện của dân – lại hồn nhiên phát biểu trước công chúng đại ý là phải cố gắng nhanh chóng xây dựng luật để người dân có thể thực hiện các quyền của mình. Còn các cơ quan hành pháp thì ban hành đầy rẫy các nghị định, quyết định hạn chế, cấm đoán các quyền con người của công dân một cách vi hiến. Còn các cơ quan tư pháp thì chưa bao giờ ra bất kỳ phán quyết nào liên quan đến sự vi hiến, đơn giản vì chúng không có được quyền hạn đó trên danh nghĩa và cũng không có đủ quyền lực tư pháp độc lập trên thực tế.
Thuộc tính xã hội chủ nghĩa đúng ra phải thể hiện được sự ưu việt hơn cho nguyên tắc pháp chế của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thì thực tế lại trở thành cái để lợi dụng nhằm tước đoạt rất nhiều quyền con người của công dân bằng cách đặt sự bảo vệ chế độ lên trên hết – vi phạm nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” của Hiến pháp (điều 2). Thực tế này lại tiếp tục bị lợi dụng để bảo vệ đặc quyền cho các nhóm lợi ích nhỏ, tạo ra một thực tế càng tệ hại hơn nữa.

Trách nhiệm của công dân

Cách biệt giữa danh nghĩa và thực tế của môi trường pháp lý Việt Nam đang rất nghiêm trọng và ngày càng xấu đi nên gây ra bất ổn nặng nề. Trách nhiệm này đương nhiên là thuộc về chính quyền, nhưng nếu người dân không ý thức được các quyền con người và vai trò làm chủ đất nước của mình thì cách biệt này không bao giờ được thu hẹp theo hướng tốt đẹp. Dân ta cần hiểu cốt lõi bản chất của các khái niệm Nhân quyền, Pháp quyền, Pháp chế. Thực ra chúng rất đơn giản: Nhân quyền là các Quyền con người của mỗi người chúng ta vốn có từ lúc sinh ra mà không ai có quyền ban phát cả và chúng ta cần tự tin sử dụng ngay các quyền này mà không phải đợi ai cho phép. Pháp quyền là trách nhiệm trên hết của nhà nước phải bảo vệ cho công dân thực hiện đầy đủ các quyền bất khả xâm phạm này của mình, và Nhà nước Việt Nam hiện nay là một nhà nước pháp quyền được khẳng định tại Hiến pháp. Pháp chế nghĩa là chúng ta chỉ bị hạn chế làm những gì có luật qui định rõ, không có luật hạn chế tức là không có hạn chế, chứ không phải là chưa được phép. Mối liên hệ của bản chất và nguyên tắc của 3 khái niệm này tạo nên một nguyên lý cốt lõi của dân chủ: công dân có quyền làm bất cứ điều gì mà luật không hạn chế và không cần phải xin phép để làm điều đó.
Ở các nước dân chủ và thịnh vượng, thay vì làm ra nhiều luật để hạn chế thì nhà nước ở đó xây dựng rất nhiều luật khuyến khích và tạo động lực cho công dân của mình làm nhiều việc tốt để hướng xã hội phát triển theo những lý tưởng tốt đẹp. Chúng ta hoàn toàn đủ quyền và đủ lý do chính đáng để đòi hỏi có được một nhà nước pháp quyền với các nguyên tắc pháp chế như trên. Đó cũng là những tiêu chuẩn mà công việc CCTP và CCHC phải đạt đến. Không có những áp lực từ dưới lên thì sẽ khó có thể có được những thay đổi từ trên xuống. Đó là trách nhiệm của công dân đối với việc cải cách.

Trách nhiệm của chính quyền

Tuy nhiên, trách nhiệm trên hết vẫn thuộc về chính quyền. Nếu nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam không nhận rõ được hiện trạng như trên và nhanh chóng thực hiện các giải pháp cải cách thành công thì sự thất bại của chúng sẽ dẫn đến các cuộc cách mạng. Liên Xô  sụp đổ sau khi đã tiến hành cải cách muộn màng và thất bại.
Với tinh thần như vậy, Con đường Việt Nam đã nghiên cứu để đề nghị với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các sách lược CCTP và CCHC được trình bày cụ thể dưới đây.

***
  1. Trần Văn Huỳnh – Thư gửi Giới chức Cấp cao Hoa kỳ nhằm Trả Tự do cho Tù nhân chính trị ở Việt Nam | Vụ Án Cù Huy Hà Vũ | CHHV.TK
  2. THƯ GỬI GIỚI CHỨC MỸ NHẰM TÌM TỰ DO CHO TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM | ● Anh Sáu Sài Gòn's blog
  3. THƯ GỬI GIỚI CHỨC MỸ NHẰM TÌM TỰ DO CHO TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM « Chau Xuan Nguyen & all posts
  4. Thư gửi giới chức Mỹ nhằm tìm tự do cho thù chính trị ở Việt nam « TIN TỨC HÀNG NGÀY – Online
  5. THÂN PHỤ CỦA ANH TRẦN HUỲNH DUY THỨC gửi thư đến NGOẠI TRƯỞNG HOA KỲ HILLARY CLINTON « Ngoclinhvugia's Blog
  6. THƯ GỬI GIỚI CHỨC MỸ NHẰM TÌM TỰ DO CHO TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM (Trần Văn Huỳnh ) « Ngoclinhvugia's Blog
  7. Thư gửi giới chức Mỹ nhằm tìm tự do cho Tù nhân Chính trị Việt Nam | phamdinhtan
  8. Trần Văn Huỳnh – Thư gửi giới chức Mỹ nhằm tìm tự do cho tù nhân chính t rị Việt Nam « Dân Luận
  9. Thư gửi giới chức Mỹ nhằm tìm tự do cho Tù nhân Chính trị Việt Nam | ● Anh Sáu Sài Gòn's blog
  10. Thư gửi giới chức Mỹ nhằm tìm tự do cho Tù nhân Chính trị Việt Nam « Chuyển Hóa
  11. Letter to the US Senior Officials for Releasing Political Prisoners in Vietnam – THƯ GỬI GIỚI CHỨC MỸ NHẰM TÌM TỰ DO CHO TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM | dânlầmthan
  12. Cha của Trần Huỳnh Duy Thức gửi thư cho bà H. Clinton | phamdinhtan
  13. THƯ GỬI GIỚI CHỨC CẤP CAO HOA KỲ NHẰM TRẢ TỰ DO CHO TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM « Tiếng Nói Dân Chủ
http://tranfami.wordpress.com/2012/02/25/con-duong-viet-nam/

***



No comments:

Post a Comment