Saturday 9 June 2012

* Lời hay về chính trị xã hội - 01 (Suy gẫm)

* Lời hay về chính trị xã hội - 01 (Suy gẫm)

- TRÍ THỨC :

“Trí thức là những người có sự hiểu biết và biết thức tỉnh xã hội” - Giản Tư Trung.
“Người trí thức là người không để cho xã hội ngủ” - GS. Cao Huy Thuần

“Trí thức là người có tầm nhìn đứng cao hơn tầm nhìn chuyên môn của một chuyên viên” - Nguyễn Quang Minh

“Đã là trí thức thì phải là người có tầm, có trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội” - GS. Nguyễn Huệ Chi

“Tôi luôn luôn tâm niệm lời dạy của Francois Rabelais: “Science sans conscience n’est que ruine de l’âme” (Khoa học vô lương chỉ là sự hư nát của linh hồn). Nói một cách dân dã thì khoa học chẳng là gì cả nếu nó không luôn luôn tỉnh thức để đề cao lương tri. Kỳ vọng về phản biện của trí thức chẳng qua là kỳ vọng vào lương tri của trí thức, đơn giản có thế thôi. Chẳng lẽ điều đó sai ư?” - Phạm Việt Hưng

Triết gia Raymond Aron của Pháp nói: “Trí thức là tác giả của ý tưởng trí tuệ và là một người quan sát thời cuộc”.

Albert Camus (1913-1960), được xem là một trong những văn sĩ nổi tiếng nhất của Pháp trong thế kỷ 20, được Giải Nobel Văn học 1957: “Nhà văn là trí thức không thể là để phụng sự những người sáng tạo lịch sử, mà là phụng sự các nạn nhân của nó. Lẽ phải của sự sinh tồn nếu có, là nói thay cho những người mà họ không thể nói được”.

Từ “trí thức” có nguồn gốc từ tiếng Nga (intelligentsia), được sử dụng trong thập niên 30 của thế kỷ 19, dùng để chỉ một lớp người có kiến thức và có chung một lý tưởng cách mạng - đó là những người trăn trở trước tình trạng lạc hậu, nghèo đói của nước Nga so với các nước Tây Âu.

Nói tóm lại theo nghĩa của Tây Phương, trí thức là người có kiến thức, có tư duy độc lập, có trách nhiệm đối với xã hội và là tiếng nói của công lý.


- ‘’HY VỌNG có hai nữ tử xinh đẹp, tên của họ là ‘SỰ NỔI GIẬN’ và ‘LÒNG CAN ĐẢM’: Nổi Giận trước cảnh huống đang diễn ra trước mắt và Can Đảm để chân nhận rằng cảnh huống này không tiếp tục được nữa’’.

St. Augustine

- Nền tảng của chính phủ chúng ta là ý kiến của người dân, và như thế mục tiêu quan trọng đầu tiên sẽ là duy trì quyền nêu lên ý kiến. Nếu tôi buộc phải quyết định xem chúng ta có cần một chính phủ không có báo chí hay có nền báo chí mà không cần chính phủ, tôi sẽ không ngần ngại lựa chọn giải pháp thứ hai. Nhưng tôi phải nhấn mạnh rằng mỗi người trong xã hội phải đón nhận những tờ báo đó và có khả năng đọc chúng!
— Thomas Jefferson

- Tự do không có giới hạn thời gian, tự do không thuộc về riêng một chính quyền hoặc một thế hệ nào, mà tự do là ước mơ và là quyền của mọi con người, mọi quốc gia trong mọi thời đại. — Tổng Thống Vaclav Havel

- Dân chủ mở rộng phạm vi của quyền tự do cá nhân, Chủ nghĩa xã hội hạn chế nó. Dân chủ duy trì các quyền con người ở mức cao nhất có thể, còn Chủ nghĩ xã hội biến mỗi người thành một đặc vụ, một con số thuần túy.
Dân chủ và Chủ nghĩa xã hội không có gì chung, trừ một từ: Bình đẳng. Nhưng hãy để ý sự khác biệt: Trong khi dân chủ tìm kiếm sự bình đẳng từ tự do cá nhân, chủ nghĩa xã hội tìm kiếm bình đẳng trong trạng thái kiềm chế và nô lệ... — Alexis de Tocqueville

- Khái niệm dân chủ là khái niệm chỉ có thể hiểu được khi người ta hiểu khái niệm "bình đẳng", và xa hơn nữa khái niệm mọi con người có giá trị như nhau. — Đoàn Văn

- Anh cho mỗi người một cơ hội giống nhau nhưng mỗi người nhận được cơ hội một cách khác nhau. Thế giới có bình đẳng về cơ hội thì cơ hội cũng không được nhận thức một cách bình đẳng và do đó thế giới không phẳng được. — Joseph. E. Stiglitz - Giải thưởng Nobel kinh tế năm 2001


- Định mệnh của từng con nguời nằm trong sự cố gắng của mỗi cá nhân. Định mệnh của xã hội thì nằm trong sự cố gắng của tập thể. — DeLusty - Diễn đàn TNXM.net


- Pháp trị, trước hết, có nghĩa là sự tuyệt đối thượng tôn luật pháp chứ không phải là ảnh hưởng của quyền lực chuyên chế, và loại bỏ hẳn tính độc đoán, các đặc quyền, và sự tùy tiện của nhà cầm quyền.— Albert Venn Dicey

-Cái xấu xa đặc biệt của việc bắt một ý kiến không được trình bày ra là sự đánh cắp đối với loài người, với các thế hệ mai sau và hiện nay, thiệt hại nhiều cho người bất đồng với ý kiến đó hơn là cho người giữ ý kiến đó. — John Stuart Mill viết trong tác phẩm Bàn về tự do

- Những người tìm mọi cách cản trở diễn biến hòa bình, khiến nó không thể xảy ra, sẽ làm cách mạng bạo lực trở thành điều không thể tránh khỏi. — John F. Kennedy

- Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, ra sức nô dịch toàn bộ tinh thần cuả nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo thủ giáo điều…
Nó đang làm hại cả một nòi giống. — Trung tướng cs Trần Độ


- Sự phồn vinh của một quốc gia không quyết định bởi quốc khố giàu có, không quyết định bởi thành quách phòng thủ kiên cố, cũng không quyết định bởi sự tráng lệ của những công trình công cộng, mà quyết định bởi tố chất giáo dưỡng của công dân, tức là nền giáo dục mà mọi người được tiếp thu, ở kiến thức sâu rộng và nhân cách của mọi người. Đó mới chính là sức mạnh thực sự, là nguyên khí thực sự của đất nước!  — Martin Lodo

- Một Hồng y nói:
+ Được tự do mà không được “ăn học”, nhiều người không thể sống xứng với phẩm cách làm người. Vì lẽ không được “học”, nhiều người chỉ biết “ăn”. Ăn mày, ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp. Khi có thế lực, thì ăn hiếp, ăn gian, ăn hối lộ. Khi có tiền, thì ăn xài, ăn chơi…
+ Vậy để có thể sống xứng với phẩm cách làm người, cần có sự giáo dục toàn diện. Giáo dục toàn diện gồm có trí dục, thể dục, kỹ dục và đức dục. Đối với người công giáo, phải cộng thêm dưỡng dục đức tin"
-đây là thời chủ nhân ăn mày ăn nhặt ;
trong khi đầy tớ nhân dân ăn ngập mặt ngập mũi ăn hớt, ăn bẩn, ăn tục, ăn lận, ăn chận, ăn cướp, ăn gian, ăn tham, ăn lường, ăn bịp, ăn suông, ăn ké, ăn chia, ăn sống, ăn lạnh, ăn nóng, ăn theo, ăn chực, ăn vạ, ăn lẻ, ăn si,
ăn tất tần tật ;
chỉ trừ ăn năn                — Phan Nhiên Hạo





________________________________________________________________________

- Đại văn hào Nhat Bon, Đ ứcc Phú Tô Phong, nói rằng: “Môt dân tộc hùng cườ ng là mot dân tộc giàu Chiên Sĩ Vô Danh.” 
- chính hạnh phúc c ủa Con Ngườ i (Personne Humaine) mới là cùng đích c ủa Xã Hội, cuộc đờii Xã Hộ chỉ là khung cảnh, là phương tiện để gây hạn phúc đích thực cho con người.
* Cộng đồng, cá nhân, lãnh đạo- 03 (Suy gẫm).
http://www.quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=26851&chapter=3#.T9-mupGGBqQ

________________________________________________________________________


Tham khảo :
- * Sưu tầm : Suy gẫm về chính trị xã hội - 01   (29-11-11)
- * Lời hay về chính trị xã hội - 01 (Suy gẫm)   06-2012
- * Cộng đồng, cá nhân, lãnh đạo- 01 (Suy gẫm)
- Mật thư tội ác của chủ nghiã cộng sản
- * Các phát biểu về chủ nghĩa cs - 02 (Suy gẫm)
- Các cựu đảng viên CS cao cấp thổ lộ tâm cang
-
Danh ngôn về chủ nghiã cộng sản - Trang Chính


__________________________________________________



__________________________________________________




old 

Thủ thuật cần biết :

No comments:

Post a Comment