Saturday 16 June 2012

Đọc HỒI KÝ KHÔNG TÊN của Lý Quí Chung


CÁCH MẠNG BA MƯƠI
Công an, bộ đội còn tha
Ba Mươi giết hết, lột da đóng giày...
 
Lời dân dao của nhân dân Sài Gòn nói lên ý căm thù và sự khinh bỉ của họ với

bọn Chồn Lùi Ba Mươi, tức những tên dân Sài Gòn tự nguyện ra hầu hạ bọn Bắc Cộng xâm lăng khi bọn Bắc Cộng vào Sài Gòn. Vì bọn Bắc Cộng vào Sài Gòn Ngày 30 Tháng Tư, vì bọn Chồn Lùi Ba Mươi ló mặt chồn lui ra sau ngày 30 Tháng Tư nên nhân dân Sài Gòn gọi chúng là bọn Cách Mạng Ba Mươi. Đúng ra tên của bọn này là Chồn Lùi Ba Mươi. 

Ba mươi năm trước, những năm 1975, 1976, vì chưa biết gì nhiều về bọn Bắc Cộng, vì bọn Cộng sản luôn luôn tự nhận phe chúng là phe “cách mạng”, chúng làm “cách mạng”, nên một số dân Sài Gòn đã dùng sai danh từ “cách mạng”. Thay vì phải gọi chúng là bọn Chồn Lùi Ba Mươi, họ đã gọi sai chúng là bọn Cách Mạng Ba Mươi. Không lâu sau ngày 30 Tháng Tư, không phải chỉ dân Sài Gòn mà tất cả nhân dân Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, thấy ngay bản mặt tàn ác, đểu cáng, ngu xuẩn, hèn mạt của bọn cộng sản. Không cần ai bảo, qua những gì đích thân họ thấy, họ biết bọn cộng sản không làm cách mạng, cách mung gì cả, bọn cộng sản là một bọn dùng võ lực chiếm chính quyền, chúng phá đổ chính quyền Quốc Gia để dựng lên cái gọi là chính quyền của chúng; và cái gọi là chính quyền do bọn cộng sản dựng lên không những chỉ xấu một trăm lần hơn mà xấu một triệu lần hơn chính quyền Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Đấy là lời phán xét của nhân dân Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, không phải là nhận xét riêng của kẻ viết bài nay.. 

Và dân Sài Gòn thù, dân Sài Gòn khinh bọn Chồn Lùi Ba Mươi. Bọn này là dân Sài Gòn, từ thuở nào vẫn sống phây phả nhờ hưởng lộc Quốc Gia, nhờ những chiến sĩ Quốc Gia hy sinh xương máu, mạng sống cho chúng được sống, nhưng khi nước mất, lập tức chúng lòi mặt chồn lẹt ngoe nguẩy vẫy đuôi chồn lác, le lưỡi chồn lu, tự nguyện làm tay sai cho bọn cộng sản cướp nước. Trong những tháng đầu bọn Bắc Cộng tạm dùng bọn Chồn Lùi để được việc của chúng, không lâu sau đó chúng đá bọn khốn kiếp ấy ra khỏi guồng máy cai trị ác ôn của chúng, chúng đuổi bọn Chồn Lùi đi chỗ khác không chút nể nang. Ngay cả bọn cộng sản cướp nước cũng khinh bỉ bọn Chồn Lùi Ba Mươi.

Người Việt sống những năm 1975, 1980 ở Sài Gòn, người Việt những thế hệ sau, không ai có thể biết người nào là tác giả những câu dân dao tuyệt vời đời đời sáng ngời tinh thần Quốc Gia Dân Chủ như những câu:

Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do.
Công an, bộ đội còn tha
Ba Mươi giết hết, lột da đóng giày.
Ngay trong những ngày tháng hãy còn tối tăm mắt mũi vì những chuyện không thể ngờ có thể xẩy ra: Quốc Gia sụp đổ, quân đội tan hàng, bọn Bắc Cộng khiêng ảnh Già Hồ vào Dinh Độc Lập, bọn cướp nước nắm tay nhau đi ngờ ngờ trên đường Tự Do, nhân dân Sài Gòn đã mơ, đã mộng ngày nào Quân Ta trở về, ngày ta lại làm chủ Sài Gòn, làm chủ đất nước – đất nước ta từ Sông Bến Hải đến Mũi Cà Mâu - ngày ấy ta có thể tha bọn công an Cộng, tha bon lính Cộng, nhưng ta sẽ không tha bọn Chồn Lùi Ba Mươi, ta sẽ bắt những thằng khốn kiếp ấy đền tội phản bội.  
Lý quí Chung, người viết Hồi Ký Không Tên, là một Siêu Chồn Lùi Ba Mươi. Ra đời năm 1940, anh may mắn thoát được cuộc chiến tranh Việt Pháp; từ 1945 đến 1954, những năm ấy anh còn quá nhỏ. Do chính đương sự kể trong Hồi Ký ta thấy năm 1967 anh ở trong tuổi phải thi hành quân dịch, anh may mắn được ông Võ Long Triều, lúc ấy là Bộ Trưởng Bộ Thanh Niên trong chính phủ Nguyễn cao Kỳ, cho vào làm Chủ sự một phòng, hay một nha, sở trong Bộ Thanh Niên. Nhờ chức vụ này anh không bị nhập ngũ. Rồi sau đó vẫn nhờ ông Võ Long Triều đưa đẩy, anh trở thành dân biểu Quốc Hội Quốc Gia VNCH. Với tư cách dân biểu, anh không phải đi lính, anh được pháp luật bảo vệ và anh chống Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, anh phá chính quyền VNCH, anh ở trong nhóm đàn em ông Dương văn Minh. Khi ông Dương văn Minh lập chính phủ, anh được làm Tổng trưởng Bộ Thông Tin, anh được bọn Quân Quản Cộng sản ban ơn không phải đi học tập cải tạo. Anh kể trong Hồi Ký Không Tên, lệnh miễn học tập của anh, và đồng bọn dân biểu Chồn Lùi phản thùng kiêm đội thùng Dương văn Ba, Hồ ngọc Nhuận, Kiều mộng Thu... do  tên Cao đăng Chiếm ký; Sáu Ngọc Cao đăng Chiếm là anh công an Cộng sản cao cấp nhất, quyền lực nhất miền Nam những năm 1975, 1980.
Trên những bức hình đăng trong Hồi Ký Không Tên, tôi ngậm ngùi thấy ảnh  ông Trần Văn Tuyên. Những năm 1974, 1975 ông Trần văn Tuyên là dân biểu Quốc Hội. Ông chống TT Nguyễn văn Thiệu. Bọn Tôm Tép Lý quí Chung, Dương văn Ba, Hồ ngọc Nhuận, Kiều mộng Thu... lợi dụng Cổ thụ Trần văn Tuyên, chúng chịu nhận ông TV Tuyên là người lãnh đạo lực lượng đối lập, chúng núp sau đít ông để thực hiện những âm mưu phá hoại của chúng. Nhiều cuộc xuống đường, họp báo chống chính quyền NV Thiệu  do Dân biểu Trần Văn Tuyên đứng đầu, cuộc Ký Giả Đi Ăn Mày bốc thối chính quyền có ông Dân Biểu Trần Văn Tuyên đi hàng đầu.  Dân Biểu Trần Văn Tuyên chống độc tài, đòi tự do, dân chủ nhưng ông không theo bọn cộng sản, bọn Dân biểu Chồn Lùi Lý quí Chung chống chính quyền Việt Nam Cộng Hòa để chồn lui theo bọn Bắc Cộng.
Lính Bắc Cộng vào Dinh Độc Lập, Dân Biểu Trần Văn Tuyên, như tất cả các vị dân biểu, nghị sĩ, bị bọn cướp nước bắt đi cải tạo, ông mất năm 1976 ở một trại tù khổ sai trên đất Bắc. Năm 1979 qua ô cửa gió xà-lim Khu C Một Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu, tôi nhìn thấy Người Tù Võ Long Triều trong Phòng Tập Thể 1 Khu này. Trong khi đó Chồn Lui Lý quí Chung được bọn Bắc Cộng cho làm tờ báo Tin Sáng với Chồn Lít Ngô công Đức. Không biết trong thời gian bị tù đày có bao giờ Người Tù Võ Long Triều được một lời hỏi thăm của Lý quí Chung, kẻ nhờ ông mà được yên thân thời ông làm Bộ Trưởng Chính Phủ.
Ta không nên hỏi những người như Lý quí Chung những câu hỏi như: “Tại sao anh bưng đít bọn cộng sản? Anh có thấy những việc làm tàn ác với nhân dân của bọn đảng viên cộng sản không? Anh có thấy chúng giết người Việt trong trận Tết Mậu Thân ở Huế không? Anh có thấy chúng làm nhân dân cực khổ, điêu đứng đến như thế nào không? Anh có thấy những người Nga, người Tiệp, người Hung trừ diệt bọn cộng sản không? Anh có thấy bọn cộng sản Nga, Hung, Tiệp nhục nhã như thế nào không? Tuy biết là hỏi bọn Chồn Lùi những câu như vậy là vô ích, là ta ngớ ngẩn, nhưng đọc Hồi Ký của Lý quí Chung, tôi vẫn phải hỏi y những câu đó. Dù có mù, có điếc y cũng phải thấy sự tàn ác, sựï ngu xuẩn của bọn cộng sản, tình trạng tàn hại của đất nước, cuộc sống khổ cực rách nát của nhân dân do sự tàn ác và ngu xuẩn của bọn cộng sản. Y phải thấy nhưng y làm như không thấy.
Lý quí Chung viết Hồi Ký Không Tên khoảng năm 2000, xuất bản năm 2004. Năm năm sau ngày bọn Nga Cộng bị dân Nga đuổi ra khỏi chính quyền, năm năm sau ngày bọn cộng sản bị nhân dân toàn thế giới lên án, nguyền rủa, khinh bỉ, Lý Chồn Lui vẫn lải nhải ca tụng bọn đảng viên cộng sản và chủ nghĩa Mác Lê trong cái gọi là Hồi Ký của y.
Duyên Anh Vũ Mộng Long, bị cộng sản bắt tù khổ sai 5 năm, vượt biên đi thoát năm 1983, viết tác phẩm SÀI GÒN Ngày Dài Nhất ở Pháp khoảng năm 1986. Đây là đoạn Duyên Anh nhắc đến Lý quí Chung:
SÀI GÒN Ngày Dài Nhất. Hồi ký của Duyên Anh, Nhà Xuất Bản Xuân Thu, Hoa Kỳ, ấn hành năm 1988. Trích:
…Tôi có cảm giác thời gian ngừng lại. Khi tôi mong trời vỡ sáng thì trời không vỡ sáng. Mới 4 giờ. Tiếng súng từ phi trường Tân Sơn Nhất vọng vào đã thưa thớt nhưng tiếng phi cơ trực thăng vẫn ầm ĩ một góc trời thành phố. Tôi bật TiVi. Màn ảnh nhỏ trắng xóa. Không có cái bất ngờ như tôi tưởng tượng. Tôi đâm ra tương tư người lính sửa xe tăng trước cửa nhà tôi tối hôm qua và ông Tướng Vĩnh Lộc. Tôi mở radio. Giới nghiêm 24 trên 24 kể từ 0 giờ ngày 30-4-1975. Lệnh giới nghiêm không thay đổi. Tôi tắt ngay radio để khỏi bị nghe Nối vòng tay lớn và giọng nói tanh tưởi của Lý Quý Chung luận về tình nghĩa Trung Nam Bắc. Có vẻ như thằng ở giữa đần độn này muốn mở đường chào đón "anh em Việt Cộng" của nó. (…) Ngưng trích.
“Giọng nói tanh tưởi của Lý quí Chung,.. ..thằng ở giữa đần độn..” Duyên Anh viết đúng. Ba mươi năm sau ngày 30 Tháng Tư 1975, đọc Hồi Ký Không Tên, tôi vẫn thấy tởm vì mùi “tanh tưởi” sì ra từ những dòng chữ viết của con người không biết sỉ nhục, tôi cũng thấy sự “đần độn” của người tưởng là y có thể đứng riêng một chỗ, đứng giữa những người quốc gia dân chủ và bọn cộng sản ác ôn.
Vì tởm lợm, tôi không muốn viết nhiều về con người đó, tôi chỉ trích đăng vài đoạn trong Hồi Ký Không Tên do chính Lý quí Chung kể để quí vị xét Duyên Anh viết về con người Lý quí Chung như thế đúng hay sai. 
HỒI KÝ KHÔNG TÊN. Lý quí Chung. Nhà Xuất Bản TRẺ của Cộng sản. Phát hành tháng 12, 2004 tại Sà Gòn.
 Trang 420, 421. Trích:
          ... Trở lại cuôc sống của riêng tôi và gia đình tôi sau tháng 4-1975 phải nói là may mắn hơn nhiều người nhưng không phải là đều thuận lợi và dễ dàng. Thậm chí còn có những bi kịch.
          ... Tôi không thể quên được lúc nhà của cha nẹ tôi bị bộ đội ở phường “đóng chốt” và giao cho chính quyền phường vì bị qui vào diện tư sản chỉ vì mẹ tôi có một tiệm tạp hóa ở chung cư Nguyễn Văn Thoại. Còn cha tôi bị bắt về phường một đêm vì chính quyền phường tưởng lầm cha tôi là một sĩ quan ngụy cao cấp do có thông tin cha tôi từng là phó đô trưởng Sài Gòn (thật ra phải là phó đô trưởng nội an mới mang lon trung tá hoặc đại tá; cha tôi là phó đô trưởng hành chính thuộc ngạch hành chính, hơn nữa đã bị cách chức hai năm trước ngày 30 – 4 – 1975 vì có con hoạt động chống Nguyễn Văn Thiệu). Tôi hay tin nhà cha mẹ tôi bị “đóng chốt” và bị kiểm kê vào một buổi sáng khi vừa ra khỏi nhà đi làm (lúc này tôi làm phó tổng biên tập nhật báo Tin Sáng) Tiếng loa từ phường bên nhà cha tôi vang sang tận nhà tôi (cách khoảng 400 mét đường chim bay). Tôi nghe rõ mồn một: “Mời bà con vào tham quan cung điện của Lý Quí Phát..” Căn nhà ba tầng khá cũ kỹ của cha mẹ tôi nằm trong khu chợ Nguyễn Tri Phương được giới thiệu với người dân ở phường là một..cung điện! Dĩ nhiên không có ai trong phường đến tham quan, vì cha mẹ tôi đã ở đó hàng chục năm, mọi người đều biết cha tôi không phải là một tư sản  hay viên chức ác ôn, còn căn nhà của cha mẹ tôi so với rất nhiều căn nhà khác ở đất Sài Gòn này cũng không có gì đặc biệt.
            Những sự việc căng thẳng dồn dập xẩy đến khiến cha tôi bị lên huyết áp và đột quị tưởng đâu không qua khỏi. Ông bị liệt nửa thân mình, méo miệng, không nói được. Bác sĩ quen ở bệnh viện Triều Châu (sau đổi tên An Bình), anh Nguyễn Văn Mẫn. đã từng là thị trưởng tự phong ở Đà Nẵng trong thời kỳ Phật giáo miền Trung nổi lên chống chính phủ Thiệu- Kỳ, đã giúp cha tôi nói lại được nhưng phải di chuyển bằng xe lăn. Một trong những câu nói đầu tiên sau thời gian ông bị bặt tiếng nói là nói với tôi – khi tôi đứng bên giường chăm sóc ông. Giọng ông giận dữ: “ Tao không muốn gặp mày nữa. Gia đình mày đã ra thế này, cha mày ra thế này, mà mày còn viết báo cho cộng sản. Cha mày từ mày.” Chưa bao giờ cha tôi đối với tôi giận dữ và dùng những lời lẽ như thế. Những chuyện xẩy ra cho gia đình tôi đã biến cha tôi từ một người hồ hởi đón chào Cách mạng, nô nức chờ bạn bè đi kháng chiến trở về, biến thành một người có ác cảm với cộng sản và từ luôn con trai của mình. Tôi đứng lặng thinh vì biết rằng mọi lời giải thích lúc này đều vô ích. (.. .. ..)
            Mẹ tôi chẳng nói gì, bà quá sợ hãi. Con các em tôi thì không tin người anh trai của mình nữa. Chỉ làm thinh để âm thầm chuẩn bị vượt biên. Tình cờ tôi biết được chuyện này. Tôi vô cùng đau khổ. Trong đầu tôi chưa bao giờ tôi nghĩ rằng sẽ có ngày anh em tôi ly tán. Sau khi tình cờ biết được dự định của các em tôi, tôi đã nhờ một người trong báo Tin Sáng có quan hệ với công an cấp cao..tìm cách..dọa em rể của tôi, chồng đứa em gái kế, là người tổ chức cuộc vượt biên để nó từ bỏ dự định. Nhưng lời đe dọa của viên sĩ quan công an phụ trách bảo vệ trong cơ quan nơi em rể tôi đang làm việc chẳng có hiệu lực gì. Các em tôi tách ra ở một địa chỉ khác để tránh bị theo dõi rồi một ngày kéo nhau ra đi hơn phân nửa. Tôi có tất cả 6 em gái (lúc đó có ba đã lấy chồng) và một em út là em trai. Như vậy, cùng một lúc tôi “mất” bẩy đứa em! Vào lúc này, người vượt biên coi như không có hy vọng gặp lại người ở lại.
HỒI KÝ KHÔNG TÊN. Trang 426, 427. 428. 429. Trích:
            Ba mươi năm trong chế độ mới, tôi “đứng” được qua các giai đoạn cực kỳ gay go của đất nước và của cả bản thân mình vì tôi tin ở con đường mình đã chọn lựa. Không phải là một đảng viên cộng sản nhưng tôi tin vào những lý tưởng xã hội tốt đẹp của chủ nghĩa Mác, và tôi nghĩ đó cũng là những điều tốt đẹp cho bất cứ xã hội nào muốn tiến lên công bằng và nhân bản hơn. Tôi vẫn giữ niềm tin đó ngay cả sau khi chế độ cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ. Những sai trệâch và lệch lạc ở những nơi đó không thể vùi lấp những giá trị vĩnh cửu của chủ nghĩa xã hội nhân bản.
            Nhưng trong 30 năm đó, tôi vẫn cảm nhận mình là “ một người khách đặc biệt”. Chưa bao giờ là một thành viên trọn vẹn của chế độ mới. Tôi cũng không hề phiền hà gì về cái qui chế không chính thức này. Là một người từng làm chính tri ( dù là do thời cuộc mà làm ), tôi vẫn hiểu được rằng thật khó cho người cộng sản tin dùng trọn vẹn một người không phải là “của mình”, nhất là tôi đã có một quá trình chính trị thuộc về chế độ cũ với những hoạt động không dễ dàng làm rõ hoàn toàn. (.. .. ..)
            Lẽ ra sau 30-4-1975, tôi cũng đi cải tạo tập trung theo diện viên chức cao cấp ngụy quyền. Khi có thông báo trên đài và trên báo, tôi đã chuẩn bị đi trình diện. Tôi có nghĩ: đi học tập 10 ngày để biết rõ hơn chế độ mà mình sẽ sống cũng chẳng sao, còn cần thiết là khác. Tôi chuẩn bị một ít quần áo, một lon Guigoz đựng thịt chà bông, một bịch đường, hai cái khăn, bàn chải và kem đánh răng..vv.. để sáng hôm sau đến địa điểm ở trường Gia Long ( nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai ) trình diện. Lòng tôi chẳng chút băn khoăn.
            Nhưng chiều 12–6–1975 tôi nhận được một phong thư giao tận nhà, gửi cho: “ Nguyên tổng trưởng Thông tin, nguyên dân biểu đối lập ngụy quyền Lý Quí Chung”, thông báo tôi được hoãn học tập tập trung, người ký tên giấy tạm hoãn này là ông Cao Đăng Chiếm, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn. Lúc đó tôi chưa biết mình là người may mắn. Thời gian sau tôi mới biết việc tạm hoãn này là một chính sách đặc biệt chỉ áp dụng cho một số rất ít trí thức và nhân sĩ hoạt động ở Sài Gòn trước năm 1975.  Quả tình lúc đó tôi chỉ nghĩ chế độ mới trực tiếp cứu xét từng trường hợp, căn cứ vào đường hướng hoạt động của mỗi cá nhân trong thời gian chống Mỹ và chế độ Thiệu. Đến bây giờ tôi vẫn chưa biết rõ chuyện ấy thế nào, có tất cả bao nhiêu người được miễn.
            Những người được miễn đi học tập tập trung như các anh cựu dân biểu đối lập Hồ ngọc Nhuận, Dương văn Ba, Đinh văn Đệ, Phan xuân Huy, Đinh xuân Dũng, Nguyễn phúc Liên Bảo..vv..có cả ông Trần bá Thành, cụu tổng giám đốc cảnh sát Sài Gòn thời Ngô Đình Diệm, tất cả những người này được tổ chức học tập riêng tại một địa điểm ở đường Phùng Khắc Khoan, đối diện với cổng sau của trụ sở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố (.. ..) Theo tôi biết, các ông Dương văn Minh, Nguyễn Văn Huyền, Vũ văn Mẫu, Trần Văn Hương..cũng tham dự một cuộc họp tập riêng và được các vị lãnh đạo ở Thành phố đến trao đổi. Ông Minh không kể gì nhiều về các buổi này nhưng có nói người tỏ ra tích cực nhất trong đợt học tập này là ông Trần Văn Hương. Ngưng trích.

Lời đề dưới ảnh của Lý quí Chung trong Hồi Ký Không Tên: “Tác giả (đứng giữa) vừa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thông Tin trong chính phủ Dương văn Minh. Hai người bắt tay nhau là Tổng thống Dương văn Minh (bên trái) và Thủ tướng Vũ văn Mẫu ( bên phải). Người phụ nữ đứng phía sau là dân biểu Kiều mộng Thu, người mang kính là thẩm phán Trần thúc Linh. 

            Bức ảnh hai ông Dương văn Minh, Vũ văn Mẫu com-lê vét-tông ca-la hoách bắt tay nhau, cười toe sau khi ông Dương văn Minh được trao chức Tổng Thống cho thấy vẻ “phấn khởi hồ hởi” của các đương sự. Hai ông Tưởng Bở ..Hai ông tưởng.. dù có “ đầu hàng”, dù có“mời” bọn Bắc Cộng vào Sài Gòn, hai ông vẫn được chúng trọng nể, được chúng coi là những người đại diện chính quyền Quốc Gia, được cùng ngồi với bọn Phạm văn Đồng, Trường Chinh..!
Tôi thương ông Lý Quí Phát. Phải làm bố một tên phản thùng đê tiện quá đỗi ông không đau đến đứng tim sao được. Ông đau, ông nhục, ông chết trong tức hận. Ông đã hỏi nó:
- Tao không muốn gặp mày nữa. Gia đình mày đã ra thế này, cha mày ra thế này, mà mày vẫn viết báo cho bọn cộng sản. Cha mày từ mày..!”
Thưa ông Lý Quí Phát,
Ông đã hỏi nó một câu như thế, ông đã từ nó, chúng tôi, những người Việt Nam Công Dân Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi không còn cần phải hỏi, phải nói với nó lời gì nữa.
Tôi chia buồn với ông, thật bất hạnh cho ông khi ông có người con như nó. Trường hợp của ông như trong ca dao:
Trồng trầu trồng lộn dây tiêu
Con theo công sản, Bố liều con hư.
CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG
4 giờ sáng ngày 30 Tháng Tư 1975, Duyên Anh kể:
SÀIGÒN Ngày Dài Nhất. Hồi ký của Duyên Anh, Nhà Xuất Bản Xuân Thu, Hoa Kỳ, ấn hành năm 1988. Trích:
… Tôi có cảm giác thời gian ngừng lại. Khi tôi mong trời vỡ sáng thì trời không vỡ sáng. Mới 4 giờ. Tiếng súng từ phi trường Tân Sơn Nhất vọng vào đã thưa thớt nhưng tiếng phi cơ trực thăng vẫn ầm ĩ một góc trời thành phố. Tôi bật TiVi. Màn ảnh nhỏ trắng xóa. Không có cái bất ngờ như tôi tưởng tượng. Tôi đâm ra tương tư người lính sửa xe tăng trước cửa nhà tôi tối hôm qua và ông Tướng Vĩnh Lộc. Tôi mở radio. Giới nghiêm 24 trên 24 kể từ 0 giờ ngày 30-4-1975. Lệnh giới nghiêm không thay đổi. Tôi tắt ngay radio để khỏi bị nghe Nối vòng tay lớn và giọng nói tanh tưởi của Lý Quý Chung luận về tình nghĩa Trung Nam Bắc. Có vẻ như thằng ở giữa đần độn này muốn mở đường chào đón "anh em Việt Cộng" của nó. (…)

Bạn đọc viết
 Reply
Bọn chồn lùi họ Lý, Kiều, Dương, Hồ..chẳng qua chỉ là bọn cơ hội, hoạt đầu chính trị. Chúng tưởng bở, cho rằng sẽ có một ghế trong cái chánh phủ liên hiệp với CS. Chiều 30.4.1975, nhiều chiếc xe hơi có căng biểu ngữ của "Lực lượng hòa hợp hòa giải dân tộc" tức thành phần thứ ba bung ra đường phồ, nhưng chỉ sau một đêm, đã bị bóp chết từ trong trứng nước vì bọn CS có bao giờ tin tưởng bọn chúng đâu, có bao giờ chịu chia sẻ quyền lực với bất kỳ một tổ chức nào đâu. Bọn Ng.Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát của MTDTGPMN cũng chung số phận. Tờ Tin Sáng chưa chồn lùi được bao lâu đã "hoàn thành nhiệm vụ" và dẹp tiệm. Tên chồn lùi họ Lý này sau đó viết bào với bút hiệu Chánh Trinh. Thằng con có nòi chồn lùi này đã từng ra tòa về tội cờ bạc, về sau làm bình luận viên túc cầu trên TV. Đến nay thì tòan bộ bọn chồn lùi đều bị vắt bỏ như những tấm giẻ rách. Tên tuổi bọn chúng sẽ mãi mãi là nỗi ô nhục cho con cháu.
Post by: PPSaigon
 Reply
Thành phần thứ ba là một lực lượng được tổ chức có ý đồ đánh phá miền Nam chứ không phải tự phát.Thành phần này có hoạt động khác nhau tùy vùng.Ở Sài Gòn,chúng đánh phá một cách hợp pháp ở nghị trường,báo chí v.v.nhưng ở miền Trung,chúng lại đánh phá vừa hợp pháp và bất hợp pháp.
Hợp pháp qua tờ báo Lập Trường và bất hợp pháp qua Hội đồng nhân dân cứu quốc chủ trương miền Trung tự trị mà lãnh tụ thực sự là CaoHuyThuần một đảng viên CS.Pháp.Biến cố này bị dẹp tan năm 1966.
Tuy nhiên,Sài Gon mới là mặt trận chính.Chúng đã làm VNCH.mất uy tín lẫn chính nghĩa,khiến quốc tế đánh gía sai lạc về chính quyền miền Nam và Mỹ cũng mất sự kiên nhẫn đi tới chấm dứt ủng hộ sau đó khi Mỹ bắt tay với Trung Cộng,đàn anh (big brother) của VC.

Nhiều dấu hiệu cho thấy kịch bản "thành phần thứ ba" này đang diễn ra tại Mỹ.Cũng như trước 1975,những tên nằm vùng đều khăng khăng chối mình không phải là VC.mà mang một vỏ bọc "chống độc tài" từ ông Diệm đến ông Thiệu.Bây giờ,chúng nhân danh "tự do ngôn luận" tuyệt đối ở Mỹ cũng như ở các nước tây phương.
Post by: Đức Phan
 Reply
Đọc bài trên .Tôi nhớ lại cái nhóm báo Lập Trường ở Viện Đại học Huế ra báo chống chính phủ.Cũng như các tên ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản như Ngô công Đức,Lý qúy Chung,Trần ngọc Châu ,Kiều Lá Đỗ(Mộng Thu).Tất cả mang số phận Đảng lợi dụng vắt chanh bỏ vỏ .Tội nghiệp cho những  người nghe theo cộng sản .Thành phần thứ ba, Mặt trận giải phóng,những tên ba mươi tháng tư ,những bà mẹ nuôi .Sau 32 năm đảng CS cai trị, những loại cỏ đuôi chó bị CS cho đi chỗ khác chơi hết.
Tội nghiệp cho họ.Thấy đảng viên CS ăn no bò cởi  mà thèm,mà tức mà hận .Nhóm “Vẹm Hàng Tuần “,những tên ăn có như Tú A Tú Ớ Trịnh Hội ,Trịnh Hôi có ngon thì về Việt Nam mà bênh vực quyền lợi
cho Đảng và Nhà nướcđộc tôn.Dân tỵ nạn đã qúa hiểu thủ đoạn dùng người cuả CS.

http://motgoctroi.com/HoiKy/CtHD_dhkkt_LQChung.htm
***

No comments:

Post a Comment