Wednesday 15 August 2012

5 ngòi nổ trên Biển Đông

27-7-12

Khi căng thẳng nổi lên, nhiều người e rằng Trung Quốc sẽ chèn ép các nước láng giềng để đảm bảo quyền tiếp cận nguồn tài nguyên khổng lồ ở Biển Đông, và việc họ mới lập "thành phố Tam Sa" xác nhận những e ngại đó.
> Nghị sĩ Mỹ đề xuất nghị quyết Biển Đông
> Trung Quốc bổ nhiệm 'tư lệnh Tam Sa'
> Học giả Trung Quốc bác đường lưỡi bò

Biển Đông, một vùng biển nhỏ ở Nam Thái Bình Dương đã trở thành đất thử nghiệm mới nhất xem một Trung Quốc đang vươn lên trong khu vực sẽ ứng xử ra sao trong quan hệ với các nước láng giềng. Việc Trung Quốc vừa quyết định nâng cấp một thành phố ít được biết đến trên một hòn đảo nhỏ ở Nam Thái Bình Dương làm thủ phủ hành chính của một khu vực biển rộng lớn đang gây sóng gió lớn ở vùng biển này.
Điều gì làm cho Biển Đông trở nên quan trọng như vậy? Để bắt đầu, phải kể đến 213 tỷ thùng dầu - nhiều hơn dự trữ của bất cứ quốc gia nào ngoại trừ Saudi Arabia và Venezuela - theo một báo cáo năm 2008 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Kết quả là, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đang can dự vào một tranh giành khốc liệt về các quyền đối với một nhóm cấu trúc mà thoạt nhìn chỉ là vài hòn đảo đá san hô.
Dưới đây là những điểm nóng nhất về Biển Đông.

'Thành phố Tam Sa'

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đặt trụ sở chính quyền của cái gọi là thành phố Tam Sa. Ảnh: Xinhua
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đặt trụ sở chính quyền của cái gọi là thành phố Tam Sa. Ảnh: Xinhua
Là thành phố cấp vùng mới nhất của Trung Quốc, Tam Sa chiếm một diện tích đất đang bị tranh chấp từ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa rộng 5 dặm vuông, là một phần nhỏ so với 770.000 dặm vuông đại dương mà Trung Quốc tuyên bố là thuộc thẩm quyền của cái gọi là "thành phố Tam Sa".
Nằm trên đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, khu vực này có khoảng 3.500 cư dân, chủ yếu là ngư dân, không có dịch vụ điện thoại di động cho đến năm 2004 và không có trường học, nhưng tự cho mình quyền quản lý một khu vực bằng một phần mười diện tích đất Trung Quốc. Trên đảo không có sân bay, nhưng có một đường băng mới được kéo dài để đáp máy bay phản lực chiến đấu của Trung Quốc.

Bãi Cỏ Rong (Reed Bank)

Bãi Cỏ Rong nhìn từ trên cao. Ảnh: Google/FP
Bãi Cỏ Rong nhìn từ trên cao. Ảnh: Google/FP
Là khu vực mà một công ty năng lượng Philippines, Philex Petroleum, ước tính là một có một túi khí "khổng lồ", Bãi Cỏ Rong có thể chứa gấp đôi lượng khí tự nhiên so với lượng khí dự trữ đã được phát hiện của Philippines, một vận may bất ngờ có thể trị giá hàng tỷ đô la. Việc khoan thử tại khu vực, thường bị ngập nước hoàn toàn khi thủy triều lên này, dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào năm tới. Philex đã bày tỏ quan tâm hợp tác phát triển khu đảo, nhưng căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines làm chậm dự án.
Trong một nỗ lực để khẳng định chủ quyền lãnh thổ đối với dãy đá ngầm này, từ tháng 6/2011, chính phủ Philippines đã bắt đầu gọi nó là Dãy Recto, để tưởng nhớ đến chính trị gia có tư tưởng dân tộc của thế kỷ 20 là Claro M. Recto.

Đảo Vành Khăn (Mischief)

Công trình kiên cố mà Trung Quốc xây dựng trên đảo Vành Khăn, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Công trình kiên cố mà Trung Quốc xây dựng trên đảo Vành Khăn, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Ảnh: FP
Một dãy đá san hô hình tròn có đường kính 4 dặm hoàn toàn chìm dưới Biển Đông, Đảo Vành khăn được đặt tên quốc tế theo Mischief Heribert, một thuyền viên người Đức đi theo Henry Spratly, là người đã có công phát hiện ra quần đảo này vào năm 1791.
Năm 1994 Trung Quốc bắt đầu cho dựng một loạt các cấu trúc sàn trên đỉnh các mỏm đá đó và chiếm luôn đảo. Trung Quốc nói rằng các cấu trúc này là nơi trú ẩn cho ngư dân Trung Quốc. Philippines cho rằng các cấu trúc này minh chứng cho một "cuộc xâm lược gặm dần" của Trung Quốc.
Năm 1996, Trung Quốc đã cho nạo vét khu đảo san hô để cho phép các tàu lớn hơn cập cảng. Kể từ khi xây dựng các cấu trúc ban đầu, Trung Quốc đã củng cố và nạo vét khu đảo và đã dẫn đến đồn đoán rằng đảo này có thể được sử dụng để đón tàu chiến.

Bãi cạn Scarborough

Soái hạm Gregorio del Pilar của hải quân Philippines. Ảnh: Gov.ph
Soái hạm Gregorio del Pilar của hải quân Philippines từng đụng với tàu Trung Quốc ở bãi cạn hồi tháng 4. Ảnh: Gov.ph
Bãi cạn Scarborough là một loạt bãi đá bao bọc một đầm phá rộng 60 dặm vuông và hầu như không hề gợn sóng trên bề mặt của Nam Thái Bình Dương. Được đặt tên theo một con tàu của Công ty Đông Ấn đã bị chìm sau khi va vào đá năm 1784, Bãi cạn Scarborough nằm khoảng 200 dặm về phía tây Manila, được cả Philippines và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Các bãi cát ngầm được xem là một trong vài ngư trường giàu có nhất ở Biển Đông. Điểm nổi bật nhất là một tòa tháp thép cổ được dựng lên ở cửa đầm phá ngập nước của hải quân Philippines năm 1965. Từ tháng tư năm nay, Trung Quốc và Philippines lâm vào một cuộc đối đầu hải quân căng thẳng và khu vực đã trở thành tâm điểm của lời kêu gọi tăng cường sức mạnh quốc phòng của Tổng thống Benigno Aquino.

Đảo Ba Bình

Đảo Ba Bình nhìn từ vệ tinh. Ảnh: Google Maps.Đảo Ba Bình nhìn từ vệ tinh. Ảnh: Google Maps.
Là đảo lớn nhất trong chuỗi đảo của Trường Sa, đảo Ba Bình hiện bị Đài Loan kiểm soát, đang được xem xét mở rộng một đường băng trên đảo để đón máy bay quân sự. Trung Quốc, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines đều tuyên bố đòi chủ quyền đối với hòn đảo. Khu đất có diện tích lớn nhất của quần đảo này mang tầm quan trọng chiến lược. Lực lượng của Đài Loan đã chiếm đảo Ba Bình từ năm 1955.
Việt Nam khẳng định có chủ quyền với đảo Ba Bình và liên tục phản đối các hoạt động của Đài Loan ở đảo này.
Phạm Ngọc Uyển (Theo Foreign Policy)
Theo dòng sự kiện:
Biển Đông (15/08)
Mỹ phản đối Trung Quốc 'chia rẽ và chế ngự' ở Biển Đông (15/08)
Trung Quốc với chiến lược 'chiếm dần từng đảo' (14/08)
Đài Loan sắp tập bắn đạn thật trên đảo Ba Bình (13/08)
Căng thẳng Biển Đông 'sẽ dai dẳng' (09/08)
Sách về Biển Đông ra mắt (07/08)

No comments:

Post a Comment