Tuesday 14 August 2012

Tự do Internet tại Việt Nam: Mối quan hệ trực tuyến kỳ quặc

14-8-12
H.C. viết từ Hà Nội, The Economist, (Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước) - Bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, phần lớn đã thể hiện được sự chào đón rất nồng nhiệt tại Việt Nam trong chuyến thăm nước này hồi tháng trước. Tuy nhiên, không phải tất cả những điều bà ấy nói đều mang lại nụ cười trên các khuôn mặt của những người tổ chức tại đây. Trong thời gian ngắn ngủi một ngày Hà Nội, bà đã nhắc lại mối quan tâm của Hoa Kỳ về hồ sơ nhân quyền nói chung và đặt biệt bà đã nhắc đến sự “hạn chế tự do phát biểu trực tuyến” tại Việt Nam.
Tỷ lệ sử dụng Internet ở một số quốc gia châu Á. Nguồn: Cimigo 
Ít lâu sau thì một sự kiện khủng khiếp xảy ra vào ngày 30 tháng Bảy. Một người mẹ tên Đặng Thị Kim Liêng đã châm lửa tự thiêu ngay bên ngoài văn phòng Ủy ban Nhân dân ở Bạc Liêu để phản đối phiên toà sắp tới của con người gái, bà Tạ Phong Tần. Bà Tần là một blogger, người đã viết về các vụ công an lạm quyền và nhiều vấn đề nhạy cảm khác. Đáng tiếc, bà Liêng đã qua đời trên đường đưa đến bệnh viện. 
Phiên toà của bà Tần là sự kiện mới nhất trong một loạt các nỗ lực của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nhằm kiểm soát tình hình internet đang ngày càng nở rộ. Một dự luật mới lần đầu tiên được soạn thảo vào tháng Tư và đã dự tính có hiệu lực vào tháng Sáu vừa qua (phiên bản dự thảo đã bị hoãn lại trước đó). Theo bản dự thảo thì luật này yêu cầu các blogger như bà Tạ Phong Tần phải cung cấp tên thật, các nhà cung cấp dịch vụ phải có trách nhiệm loại bỏ nội dung bất đồng ý kiến và buộc các công ty internet muốn kinh doanh tại Việt Nam – chẳng hạn như Facebook (trong khi đó trang mạng xã hội này đã bị Việt Nam ngăn chặn từ nhiều tháng nay) hay Google – phải hợp tác với các doanh nghiệp nội địa, mở văn phòng và có thể phải có đặt trung tâm dữ liệu ở ngay trong nước. 
Rõ ràng điều này không còn nghi ngờ gì khác ngoài mục tiêu phục tùng chế độ một đảng tại Việt Nam sau sự cố 3, 000 công an chống bạo động đụng độ với khoảng 1,000 dân làng tại Văn Giang được dấy lên bởi việc thù hồi đất đai để phát triển khu đô thị trong thời gian vừa qua. Các báo chí, truyền hình và đài phát thanh chính thống hầu như không hề đề cập gì đến sự kiện trên, nhưng các clip video đã được tải lên YouTube và nhanh chóng thu hút rất nhiều sự quan tâm. 
Mặt khác, các video này được lan truyền nhanh chóng cũng cho thấy việc thực thi quy định mới về cách sử dụng internet sẽ rất khó khăn trong khi internet đang bùng phát mạnh mẽ tại đây. Hàng triệu trang blog đã xuất hiện rộng rãi tại Việt Nam kể từ khi Yahoo! giới thiệu phiên bản blog đầu tiên vào năm 2005. Theo một báo cáo gần đây của Cimigo, một công ty nghiên cứu thị trường, thì Việt Nam có dân số phát triển internet nhanh nhất trong khu vực, và đang bắt kịp với Thái Lan và Trung Quốc về tỷ lệ người sử dụng internet. Một trong ba người tại Việt Nam hiện nay có truy cập vào internet, và Cimigo cũng dự đoán con số này sẽ tiếp tục gia tăng với khoảng 2 triệu cho đến 3 triệu mỗi năm trong thời gian sắp tới. Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, số lượng người sử dụng internet chiếm đến 95%, đa số từ độ tuổi 15 đến 22. Phần lớn trong số này truy cập các trang mạng để tải âm nhạc và cập nhật hay bàn tán về những ngôi sao nổi tiếng hơn là đi xúi giục nổi loạn. 
Số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam từ năm 2004-2010. Nguồn: vnnic.vn 
Sử dụng Internet theo độ tuổi. Nguồn: Cimigo 
Truy cập Internet bằng điện thoại di động theo độ tuổi. Ảnh: Cimigo 
Đảng Cộng sản đã từ lâu biết rõ tâm lý hai luồng của việc sử dụng internet. Ngay cả khi họ [nhà nước] cố gắng thắt chặt các hoạt động trực tuyến, họ vẫn hiểu và nhìn nhận internet là một phần của “kỷ nguyên tri thức” mà Việt Nam buộc phải gia nhập nếu muốn duy trì phát triển kinh tế. Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra, điểm ra rằng luật mới về internet có thể cản trở những nỗ lực của Việt Nam trong việc gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương do phía Hoa Kỳ dẫn đầu, trong đó khẳng định các thành viên tham gia phải cho phép thông tin được phổ biến một cách tự do. 
Một số hậu quả lộn xộn về chính sách internet của cơ quan chức năng Việt Nam đã được nhìn thấy ngay trước mặt. Theo giáo sư Thayer, mặc dù có khoảng 200 trường đại học Hoa Kỳ đã ký kết các thỏa thuận hợp tác với các trường đại học ở Việt Nam, tuy nhiên, Hoa Kỳ đang lo ngại về việc sinh viên của họ bị hạn chế truy cập internet và điều này trong thực tế có thể sẽ làm hỏng các kế hoạch của cả hai phía. 
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

No comments:

Post a Comment