Monday 30 April 2012

Little Saigon ăn ngon, ăn sang, và ăn trong thời kinh tế suy thoái

April 27, 2012
LTS: Bài viết nằm trong loạt bài đặc biệt 'Kinh tế của người Việt ở Quận Cam' do báo Người Việt thực hiện, nhân tưởng niệm biến cố 30-04-1975 và đánh dấu 37 năm cộng đồng Việt Nam có mặt tại Hoa Kỳ. Mời quý độc giả bấm vào đây để đọc loạt bài này.



Ẩm thực là thước đo kinh tế


Nguyên Huy/Người Việt

WESTMINSTER - Sự trì trệ kinh tế ảnh hưởng rõ nét trên sinh hoạt ăn uống của người Việt Nam tại Little Saigon, California. Trong khi nhiều người tiết kiệm, dè sẻn cho những chi tiêu liên quan đến ẩm thực trong thời khó khăn, đa số thừa nhận, từ nhiều năm qua, khuynh hướng ẩm thực của người gốc Việt tại đây không chỉ là “ngon, rẻ,” mà đang rõ ràng hiện diện thêm khuynh hướng thanh lịch, sang trọng nơi các nhà hàng, quán ăn.

Chủ nhân “Volcano Tea House” tươi cười: “Khách nhiều, không thể ngơi tay!” (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Ăn no, ăn ngon, ăn thanh lịch

“Ăn, với tôi bây giờ, không chỉ là ăn ngon, ăn no, mà còn là một cái thú thưởng ngoạn trong ẩm thực.” Ðó là lời nói vui chân tình của ông Henry Hùng, một chuyên viên địa ốc nhưng nay “đang nghỉ vì nhà cửa chưa lên được,” như lời ông nói.
“Thú thưởng ngoạn” ấy như thế nào? Chủ nhân một quán “Bistro” trong thương xá Fortune ở thành phố Garden Grove cho biết: “Khách hàng của chúng tôi đi ăn có khi không chỉ nhắm vào thức ăn. Nơi chốn và không khí của phòng ăn phải tạo ra được một khung cảnh trang nhã, không ồn ào, hỗn tạp. Thiết trí và trang trí phòng ăn phải hài hòa, trang nhã, đơn giản không cầu kỳ nhưng phải có cái rất riêng.”
Quan sát quán “Bistro” này. Quả thật, có những cái “rất riêng.” Một bảng hiệu có cái tên dân dã - “Lúa” - chênh vênh trên một khoảng tường trước cửa, đưa dắt người ta đến những cánh đồng lúa nơi quê hương đã xa biền biệt từ 30 Tháng Tư ngày ấy. Toàn bộ mặt tiền của quán là kính xám mờ, che giấu bên trong một phòng ăn sang trọng. Vài bộ bàn ghế trước hiên nhà gợi nhớ những quán “Cà phê Hiên” của một thời Sài Gòn hoa lệ. Chủ nhân, một người đẹp đất thần kinh, khoe: “Ðể cho khách sống trong không khí gia đình, chúng tôi đem nguyên cả bếp ra phòng ăn để khách trực tiếp nhìn thấy đầu bếp nấu những món ăn tươi mà mình chọn tại chỗ.”
Tuy bếp nấu chiếm gần nửa căn phòng, phòng ăn vẫn giữ được sự tinh khiết, sạch sẽ khiến khách, dù ở góc cạnh nào, cũng không cảm thấy khó chịu.
Một chủ quán khác, nổi tiếng về món nem Nha Trang, nay mở thêm tiệm thứ hai trên đường Trask trong thành phố Garden Grove, thì quan niệm rằng “món ăn phải là đặc sản.”
“Phải là đặc sản, và phải do những tay nghề vững, hiểu biết ngọn ngành món đặc sản này. Nói về nem thì ở Việt Nam nổi tiếng nem Thủ Ðức, nem Nha Trang, Ninh Hòa, nhưng mỗi loại có những thi vị riêng mà khách không sành ăn lắm cũng nhận biết được ngay.”
Ðến thức uống thì tuổi trẻ hải ngoại không còn giống thế hệ trước, là cà phê, cà phê, và... cà phê! Ngày nay, các quán cà phê phải kèm nhiều thức uống cùng phương tiện giải trí khác để lôi cuốn khách hàng trẻ tuổi. Chẳng hạn, hầu hết các quán cà phê đều phải thiết trí nhiều màn hình lớn với âm thanh thật tốt để phục vụ khách mê túc cầu. Có quán cung cấp “free Internet” để khách hàng trẻ “chat” hay cùng nhau học hỏi sau giờ học ở trường...
Vài năm gần đây, bỗng rộ lên các quán nước sinh tố “kiểu Mỹ” được tuổi trẻ gốc Việt ưa thích.
Ở quán nước “Volcano Tea House,” mới khai trương trong khu thương xá chợ Ðồng Hương, khách hàng trẻ xếp hàng dài chờ mua cho được thức uống mình thích. Những thứ nước ép trái cây đủ loại được pha chế thêm chút cà phê, chút sữa tươi, chút ca cao hay chocolate được trình bày trong một cái ly đẹp mắt với những tên gọi kiểu cách, chẳng hạn “Tango Mango,” “Passion Twist,” “Kiwi Kiss,” “Honey Chrysanthemum”...
Mua xong ly nước, các nam thanh nữ tú cầm đi đường, vừa uống vừa trò chuyện vui vẻ. Ít ai có dáng trầm ngâm ngồi uống ly trái cây này trong tiệm dù đã có sẵn bàn ghế được sắp đặt mỹ thuật. Cô Amx Nguyen, chủ nhân quán nước, vui vẻ cho biết: “Không hở tay được chút nào. Khách hàng cứ liên tục. Chủ trương của quán là ngon, tinh khiết, bổ dưỡng, lạ nhưng thích hợp với tuổi trẻ. Còn rẻ hay không thì... chưa biết.”
Gần kế bên lại có một quán chuyên bán Yogurt, chi nhánh của công ty Yogurtland. Cô Tiffany, phụ tá quản lý, cho biết: “Ở đây bán trái cây các loại kèm theo cả những món ăn chơi (Chip) làm bằng ngũ cốc được tẩm qua nhiều thứ như kem, sữa, cà phê, chocolate để vừa uống lại có cái nhai nữa.”
Nội thất được chủ nhân thiết kế giống như một hành lang chạy ziz-zag theo chiều dài của quán. Những tấm kính cách khoảng giữa lối đi cho người ta cảm giác cách biệt với bên ngoài. Ven theo tường là một dãy máy kem, nước uống tự động.
Ẩm thực, trong một vài khía cạnh, được “công nghiệp hóa” nhiều lắm; và khuynh hướng này phù hợp với tuổi trẻ ngày nay, hơn là với giới cao niên.

Ăn, thời kinh tế trì trệ

Ăn ngon và ăn sang có vẻ “chững” lại trong thời gian qua, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.
Hỏi 10 người thì cả 10 đều xác nhận suy trầm kinh tế hiện nay ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người trong cộng đồng Việt tại Hoa Kỳ. Ðiều mà mọi người quan tâm nhất là sự cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội, từ y tế đến giáo dục. Một cụ già đang hưởng Medi-medi than thở: “Tôi không hiểu sao nhà nước lại không trả tiền làm răng. Ðâu có phải là thuộc lãnh vực thẩm mỹ mà hoàn toàn là về sức khỏe. Răng không có, ăn không được, trệu trạo nuốt sẽ sinh bệnh bao tử và tiêu hóa. Ðiều này có thể lại tốn tiền của chính phủ hơn nữa, gấp mấy lần chữa răng, trồng răng.”
Than về y tế và giáo dục, ít người nói về những điều “gần hơn:” Cuộc sống hàng ngày với hai ba bữa ăn.
Hỏi một phụ nữ trạc ngoài 40, bà Yến ở Westminster, về ảnh hưởng suy trầm kinh tế trong cuộc sống hàng ngày của bà, được trả lời: “Suy trầm hay không suy trầm thì hàng ngày gia đình chúng tôi cũng phải có hai bữa sáng sớm và chiều tối. Bữa ăn chiều đối với chúng tôi là quan trọng vì muốn tập cho các cháu quen sống với không khí đoàn tụ của gia đình. May mà hai vợ chồng tôi không lâm cảnh thất nghiệp nên cuộc sống cũng không thay đổi mấy.”
Anh Nguyễn Văn Nam, cư dân Westminster, vừa ra khỏi chợ Saigon City Super Market Place cùng hai cháu nhỏ, cho biết: “Kinh tế này có thế nào, theo tôi thì cộng đồng người Việt cũng ít bị ảnh hưởng trong cuộc sống lắm. Vẫn hay có nhiều người lâm cảnh thất nghiệp vì hãng xưởng đóng cửa hay giảm nhân viên, nhưng đã có tiền trợ cấp thất nghiệp của chính phủ trong một thời gian, dư sức cho chúng ta tìm việc làm mới...”
Cái lạc quan của anh Nam không che lấp được thực tế là có nhiều người bị ảnh hưởng khá nặng nề, về mặt kinh tế. Tìm đến những nơi bán “food-to-go” để xem số khách hàng ra sao vì chính những nơi này đã là những người “nội trợ” cho nhiều gia đình gốc Việt. Một chủ nhân “food-to-go” phân tích: “Người Việt mình có nhiều gia đình cả hai vợ chồng đều đi làm nên việc ăn uống trong ngày phó mặc cho các nơi bán food-to-go, ngon dở gì cũng phải chịu. Nhưng cũng còn hơn là ăn “cơm tháng,” đưa đến tận nhà. Còn cơm nhà hàng tuy có ngon miệng nhưng lại không ngon túi tiền, nhất là đang trong tình trạng thất nghiệp.”
Food-to-go là những cửa hàng bán cơm và hàng chục loại món ăn thường ngày trong gia đình. Thích thứ nào thì “chỉ” thứ đó, tương tự “cơm chỉ” ở Sài Gòn. Một bữa ăn food-to-go có khi chỉ trên dưới $5 là no nê, trong khi ở nhà hàng tối thiểu cũng từ $6.99 trở lên chưa kể tiền “tip.” Do đó food-to-go được bà con “chiếu cố tận tình” từ sáng sớm. Bữa sáng thường là một khúc bánh mì kẹp thịt, một ly cà phê sữa đá, khoảng $3 trở lại. Bữa trưa thì “cơm chỉ” có thể dành thức ăn đến bữa chiều nên tốn kém vào việc ăn uống hàng ngày không quá $10 - trên dưới $300 một tháng - con số có thể chấp nhận được cho những túi tiền eo hẹp.
Chủ nhân một cửa hàng food-to-go trên đường Bolsa gần Phước Lộc Thọ tâm sự: “Kinh tế này làm lao đao nhiều người chứ kể gì bọn buôn bán nhỏ chúng tôi. Lập ra cái food-to-go này từ gần 15 năm nay, hàng chúng tôi đã có được một số khách quen thuộc. Có được số khách vững chắc nên chúng tôi ít khi có thức ăn dư nên thức ăn của chúng tôi lúc nào cũng tươi và nóng sốt, không hề có thức ăn hâm lại từ ngày hôm trước.”
“Thế mà trong thời gian qua, chúng tôi cũng mất đến 30% khách hàng. Hỏi ra mới biết, một số phải rời đi tiểu bang khác tìm việc làm. Một số thu nhỏ việc chi tiêu hàng ngày không hoang phí như trước. Nhiều khách hàng nói thực, trước thì mua cho đủ hai bữa nhưng nay thì dè sẻn, mua một phần ăn cho hai bữa. Nguyên nhân chính của những tiết kiệm này là tình trạng kinh tế khó khăn, nhiều người thất nghiệp, giãn công hay bị giảm lương.”
Tương lai thí ít có ai dám tin rằng kinh tế sẽ khởi sắc phục hồi trong một thời gian ngắn, vì thế ai nấy đều phải “co cụm để mà sống thôi.”
Dạo quanh một vòng các chợ trong Little Saigon, thấy vào những ngày cuối tuần khách đi chợ vẫn tấp nập. Dù chợ có tới 10 quầy tính tiền, vào những ngày cuối tuần vẫn phải sắp hàng chờ ít ra cũng dăm mười phút. Nhưng để ý một chút thấy chợ nào cũng không đủ nhân viên tính tiền, thường thì chỉ có 6, 7 quầy làm việc. Phải chăng giới chủ chợ đã giảm nhân viên để thích ứng được tình hình khách hàng không còn được như trước?
Quản lý một ngôi chợ vào loại lớn của người Việt trong khu Little Saigon cho biết về tình trạng này: “Chúng tôi đang phải trải qua những thách thức trong thời buổi kinh tế suy trầm. Một mặt khách hàng giảm đi có tháng tới 30%, một mặt vẫn phải duy trì hàng hóa đầy đủ phẩm chất để giữ khách hàng. Theo chỗ chúng tôi hiểu, không chỉ có suy giảm khách hàng mà khách hàng đi chợ cũng dè sẻn hơn trước.”
“Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ai cũng hiểu là ảnh hưởng từ kinh tế Hoa Kỳ đang suy thoái chưa phục hồi. Thế nên có một số khách hàng phải rời bỏ California đi kiếm việc làm ở các tiểu bang khác. Ai còn trụ lại được ở California thì trước tình hình kinh tế này, khó mà không khỏi lo lắng cho ngày mai nên sự tiêu pha cũng đành phải rút bớt, không thể thoải mái được như trước.”
Nhiều người dân tại Little Saigon, vốn sống đã lâu trên nước Mỹ, từng kinh qua nhiều giai đoạn kinh tế khó khăn, tỏ ra bình tĩnh hơn trước cơn suy thoái hiện nay. Họ tin rằng nền kinh tế rồi sẽ “tìm được lối ra,” tương lai rồi sẽ sáng sủa hơn. Những tính toán, dè sẻn rồi cũng là nhất thời. Ðiều quan trọng, theo ghi nhận chung, là khuynh hướng ngày càng rõ rệt của “ăn sang,” “ăn thanh lịch” nơi người dân tại đây.
Mà xét cho cùng, đó cũng là một trong các chỉ dấu của sự thăng tiến trong đời sống. Cộng đồng này đã ở đây từ gần 40 năm nay rồi còn gì!


Người Việt Nam mở nhà hàng trên đất Mỹ

Số nhà hàng: 2,854
Thu nhập một năm: $885 triệu
Số nhà hàng có nhân viên: 2,408
Số nhân viên: 861,963
Tiền lương tổng số  nhân viên một năm: $244 triệu

(Nguồn: U.S. Census/2007 Survey of Business Owners, “full-service restaurants”)


  –––––-
Liên lạc tác giả: NguyenHuy@nguoi-viet.com
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=147945&zoneid=1

Binh Pháp Tôn Tử Và 36 Mưu Kế (1)

Binh Pháp Tôn Tử Và 36 Mưu Kế - Tập 11- http://www.youtube.com/watch?v=w1MqINKE5Uc 2-

“Trông mặt mà bắt hình dong”

Thăng Long (Danlambao) - Đây là kinh nghiệm của Ông-Bà ta truyền lại từ ngàn xưa... Ta điểm qua vài khuôn mặt của lãnh đạo hiện nay con cháu của chúng để xem liệu chúng ta có nên trông cậy và kỳ vọng gì ở họ hay không? Trước hết là hai cháu gái: Nguyễn Thanh Phượng - con gái ba Dũng - Thủ tướng đương nhiệm, Tô Linh Hương - con gái Tô Huy Rứa - Trưởng ban Tổ chức trung ương).
Nhìn hai khuôn mặt này, ta thấy ngay được sự trẻ trung (tất nhiên) nhưng ở Phượng rõ ràng có “nét” quí phái hơn hẳn Hương tuy vậy nó cũng toát lên vẻ thiếu phúc hậu & làm ta liên tưởng đến loại “phe vải” thời bao cấp (thời đó buôn bán gọi là phe và phe vải “cao cấp” hơn phe tem phiếu thực phẩm một chút). Vì thế, nó cũng phản ánh sự thủ đoạn hơn, tàn nhẫn hơn, trơ trẻn hơn so với khuôn mặt nặng về cái tuổi “teen” của cháu Hương mà đằng sau vẻ hào nhoáng nhờ vải vóc và son phấn xịn cũng không che giấu được đôi nét “chân quê” của cháu, vì vậy mà cháu ngồi vào cái ghế chủ tịch Vinaconex có lẽ cũng sẽ chỉ là cái bình phong để một lũ “quân sư quạt máy” tha hồ lũng đoạn, sau đó sẽ được chia phần mà thôi. Có thua lỗ đã có ông bố và các bác các chú trong Bộ Chính trị đỡ cho, lo gì? Vì thế cháu cứ thoải mái lo mua sắm quần áo thời trang hợp mốt cho giống với gái Thủ đô, cháu nhé.
- Nguyễn Minh Triết (con trai út của Nguyễn Tấn Dũng) thằng này toát lên vẻ mặt của một thằng nhóc ham chơi-ham chát chít hơn là ham học, vì lẽ đó mà bố nó có “bê đít” cho ngồi vào ghế cán bộ đoàn để lấy đà leo cao thì sau này cũng sẽ không hơn gì “chú” nó là Đinh La Thăng, sẽ lại khốn khổ cho Dân ta mà thôi… 
- Nông Quốc Tuấn (con trai Nông Đức Mạnh - cựu tổng bí thư) và Nguyễn Xuân Anh (con trai của Nguyễn Văn Chi - cựu chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương) cả hai thằng này giống nhau ở mấy điểm: láu cá, thượng đội-hạ đạp kiểu “chó nhảy bàn độc”, thủ đoạn lưu manh chính trị. 
- Nguyễn Thanh Nghị (con trai đầu của Nguyễn Tấn Dũng) ẩn sau khuôn mặt nếu nhìn thoáng thì có vẻ tưởng là ngây ngô, nhưng với nụ cười “nửa miệng.” Và ánh mắt cú vọ cho ta thấy thằng này còn thủ đoạn, dã man hơn thằng bố nhiều (đúng là con hơn cha - nhưng sẽ là nhà vô phúc). 
Bây giờ chúng ta xét đến mấy thằng bố chúng nó (với những gì chúng gây ra với con Dân đất Việt thì chỉ đáng gọi bằng thằng, không thể khác được!):
- Nguyễn Tấn Dũng - phó thủ tướng 3 nhiệm kỳ, đang là thủ tướng nhiệm kỳ 2 (thảo nào mà “vây cánh” của nó nhiều & mạnh đến thế ở mọi lĩnh vực). Xét tổng thể khuôn mặt thì cũng thuộc dạng đẹp trai, ưa nhìn. Nhưng nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy khuôn mặt y rỗ chằng chịt như “thịt nạc băm dối” đặc biệt là cái mồm giống y như “lỗ đen vũ trụ” (bạn hãy để ý trên tivi lúc y phát biểu, có khi nào nhìn thấy răng đâu?). Thảo nào mà cha, con y tham nhũng và tàn bạo vào hàng “số dách” ở nước Nam này, mà vụ “ăn đất” mới nhất vừa xảy ra ở Văn Giang-Hưng Yên là một ví dụ…
- Lê Thanh Hải (bí thư thành ủy Sài Gòn), Lê Hồng Anh (thường trực ban bí thư), Hoàng Trung Hải (phó thủ tướng), Đinh La Thăng (bộ trưởng giao thông) trông có giống quan phụ mẫu trong truyện của nhà văn Nguyễn Công Hoan - Vũ trọng Phụng… không?
- Tô Huy Rứa (trưởng ban tổ chức trung ương), Trần Đại Quang (bộ trưởng công an) đúng là dạng “mã giám sinh” mày râu nhẵn nhụi ẩn sau “khuôn mặt cười” là thủ đoạn bỉ ổi, đã thế thằng Tô thì nhìn mãi mới thấy cặp lông mày càng cho thấy đây là loại thủ đoạn bất chấp liêm sỉ…
- Đinh Thế Huynh (trưởng ban tuyên giáo trung ương), Ngô Văn Dụ (trưởng ban kiểm tra trung ương) một thằng thì có cặp mắt lúc nào cũng như say rượu, một thằng mắt như “gián nhấm” khuôn mặt thì thiếu phúc hậu, da thiết bì mà lại làm tuyên giáo & kiểm tra cái nỗi gì? 
Còn nhiều lắm những “khuôn mặt mốc” mà các bạn đọc Dân Làm Báo có thể bổ sung để thấy rằng nước Việt ta bây giờ khổ thế nào với lũ con hoang và bầy thủ đoạn lên làm lãnh đạo mà không phải do chúng ta bầu lên trong một xã hội thiếu tự do - dân chủ. Chúng ta cùng kiểm chứng và suy ngẫm: Trong chương trình “dự báo thời tiết” trên V. T. V bản đồ Hà Nội trông rất giống hình một “con chó” mà đầu của nó như “chầu” về phương bắc? chúng ta bỗng liên hệ với việc cờ Trung Cộng có sáu ngôi sao, vậy đó là ý gì? 

***


***

Trông mặt mà bắt hình dong (bói tiếp)

Thăng Long (Danlambao) - Các cụ xưa vẫn bảo "nhất lé, nhì lùn..." nhưng đằng nầy vừa chột lại vừa như mắt lợn lòi, đã vậy trán lại "trợt" về đằng sau (khác với trán cao, trán hói) loại người này cực kỳ nham hiểm, giết người không dao, ở đâu thì lũng đoạn đấy, thủ đoạn bần tiện... Ai vậy?

Đó chính là chân dung của Lê Đức Anh (cựu chủ tịch nước - đương kim thái thượng hoàng). Lê Đức Thọ (cựu trưởng ban tổ chức trung ương) khuôn mặt dài bị hóp phần dưới hình trái đu đủ lộn ngược, vui, buồn không hiện trên nét mặt, ánh mắt nhìn ai cứ như hùm, beo săn mồi, như "xuyên" vào tâm can người đối diện. Loại người này vô cùng thâm hiểm, hại người "giết" người mà luôn phủi "sạch" tay, đúng phương châm của tào tháo khi xưa là "thà ta phụ người chứ không để người phụ ta"... 
Lê Đức Anh có hai đuôi mắt cúp xuống dưới là tướng "triệt hạ công thần" bảo thủ không chịu thua ai bao giờ (Đỗ Mười cũng có cách này). Chẳng thế mà y chỉ là trưởng ban tổ chức trung ương mà lũng đoạn, khống chế khắp từ bộ chính trị trở xuống mà không ai làm gì được. Cũng vì thế mà y có nhiều kẻ thù bậc nhất trong hàng ngũ lãnh đạo mọi thời ở nước Nam ta.
Đỗ Mười (cựu tổng bí thư) có khuôn mặt cực kỳ "tối", dốt nát lại cứ tưởng mình tài ba hơn người, bởi vậy ai mà chót "góp ý" chê bai là y thù cho đến chết. Giọng nói 8 vía nói lên tính cách tiểu nhân, nhỏ mọn, chấp vặt... bởi thế kinh qua rất nhiều chức vụ y cũng không để lại bất cứ "dấu ấn" nào.
Nông Đức Mạnh (cựu tổng bí thư), Nguyễn Phú Trọng (tổng bí thư đương nhiệm) cả hai đều có "khẩu hình" điệu đà, hót như tán gái (dân gian gọi là dẻo mồm) là cái loại vô tích sự chỉ giỏi lý thuyết suông, nói nhiều làm ít hoặc chẳng làm nên cơm cháo gì... 
Trần Quốc Hoàn (cựu bộ trưởng công an) cằm bạnh, tóc tua tủa dựng ngược, mắt như lang sói là hạng đồ tể khát máu, coi người thân, quen như kẻ thù, y không bao giờ có "bạn" mà chỉ có lợi ích, thủ đoạn là mối "thân tình" mà thôi, chả thế mà cùng với "thầy" y là Lê Đức Thọ cả hai đã gây nên bao oán hờn cho nhiều tầng lớp nhân dân ta tội của bè lũ y kể không xiết!
Tố Hữu (cựu trưởng ban tuyên huấn trung ương, cựu phó thủ tướng) khuôn mặt nhìn nghiêng hình vòng cung, cặp mắt lợn luộc đuôi mắt trễ xuống, cặp môi mỏng hay mím chặt là tượng tiểu nhân thượng đội hạ đạp, triệt hạ công thần & những ai hơn mình (chẳng thế mà y là hung thần của phong trào Nhân văn giai phẩm khi xưa) & làm những vần thơ vừa nịnh bợ vừa khát máu như: "...Hỡi ôi ông mất Đất, Trời biết không-Thương cha, thương mẹ, thương chồng-Thương mình thương một, thương ông thương mười..." (khóc stalin) hay bài thơ hồi cải cách ruộng đất "Giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ, cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong, cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng, thờ mao chủ tịch, thờ Stalin bất diệt..." quá hãi hùng phải không các bạn? Ở bài trước tôi có lưu ý về cái bản đồ Hà Nội mới, các bạn có phát hiện thấy gì không? 
Lê Khả Phiêu (cựu tổng bí thư) có khuôn mặt khắc khổ, dáng đi nhanh mà chúi về đằng trước là tướng võ biền "trông không xa, mà nhìn chẳng rộng". Cặp mắt ti hí mắt lươn là tướng "hôn quân" mê gái cho nên dễ làm hỏng quốc sự. Chẳng thế mà thời y cùng với Lê Đức Anh đã làm mất biết bao đất đai của Tổ tiên đó sao?... 
Nguyễn Thị Kim Ngân (Bí thư trung ương đảng, phó chủ tịch quốc hội) khuôn mặt dài như mặt ngựa, cặp mắt lá dăm ánh nhìn "sắc như dao cau" là tượng "đàn bà dễ có mấy tay"? Đã thế hai đuôi mắt lại cực dài, cho ta cái cảm giác nó gần như "nối" với cặp tai nếu nhìn thẳng, đó là tướng "lăn lộn" trên giường không biết mệt... cũng vì vậy thị leo lên hết chức này đến chức nọ mà có làm gì được nên hồn cho quốc kế Dân sinh đâu?
Phạm Bình Minh (bộ trưởng ngoại giao) khuôn mặt, ánh mắt luôn "láo liên" như "chó ăn vụng bột" (Trần Bình Minh, Tổng giám đốc đài truyền hình V. N cũng có cách này). Đây là tướng thủ đoạn vặt, loại nô bộc luôn biết cách dò ý chủ, làm theo ý chủ bất chấp đúng-sai, không có chính kiến.  Loại người này mà cho làm ngoại giao thì chỉ có làm nhục Quốc thể! đến nỗi nếu ông Nguyễn Cơ Thạch mà có sống lại ắt là phải ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Sao hổ phụ lại sinh ra Cẩu tử" thế này, hỡi Trời!
Nguyễn Thế Thảo (chủ tịch Hà Nội) có khuôn mặt "đoản hậu" cặp mắt lồi mà lại không to (tương ứng) hàm răng vẩu không ra vẩu, khểnh không ra khểnh mà là y có hàm răng "lổn nhổn" là ngữ làm gì cũng chỉ có lợi cho bản thân mặc kệ người khác có khổ như thế nào cũng không làm y động lòng. Đã thế lại "ăn tạp" như cá tra nuôi ngoài tự nhiên, bất chấp hậu quả (may mà các quan thầy của y cũng là một phường lục lâm thảo khấu chứ ở một nước Dân chủ thật sự thì y "chết" từ lâu rồi). Chẳng thế mà Đinh la Thăng vừa hô lên là y lập tức cho thực hiện đổi giờ học, giờ làm ở Hà Nội bất chấp phụ huynh & các cháu đói, khổ như thế nào vì phải theo cái giờ bất hợp lý kia mà cũng có hết được kẹt xe đâu?
Nguyễn Quốc Triệu (cựu bộ trưởng y tế) đàn ông mà mặt tròn như "cái đĩa" môi mỏng tượng của đàn bà là tướng thủ đoạn vặt, nhớ dai thù lâu, tham lam vô độ không còn liêm sỉ, cặp mắt ti hí lúc nào cũng xâm xấp nước như sắp khóc là loại tham quyền cố vị (nhưng không phải bằng trí tuệ hay thủ đoạn mà lại là sẵn sàng quì gối, khom lưng...)
Nguyễn Đức Nhanh (giám đốc công an Hà Nội) khuôn mặt "phì nộn" cặp mắt "cá chày" có ánh nhìn như dao, như kiếm,"tà khí" & "sát khí" nổi lên ngùn ngụt là cái dạng ác ôn bá đạo, nham hiểm, độc ác, thượng đội, hạ đạp không chút cắn rứt lương tâm. Loại này dù vừa "đầu ấp tay gối" với mỹ nhân xong hắn cũng sẵn sàng đạp xuống đất, thậm chí xuống tận "bùn đen" nếu cần... 
Lê Hoàng Quân (chủ tịch Sài Gòn) khuôn mặt, tướng người tựa như"quỉ lùn chéc la mo" môi thâm, mồm "rộng hơn mặt", mắt trắng dã là cái loại mưu mô ăn người. Đây cũng là hạng người "gió chiều nào, che chiều ấy" tham ăn tham uống ẩn sau bộ dạng cố tình tỏ ra hiền lành, nhu thuận... 
Bài đã đăng: 


“Trông mặt mà bắt hình dong” - phần 1

Cưỡng chế đất Văn Giang - Sự cấu kết giữa đảng CS Việt Nam và các tập đoàn tư bản đỏ

Trần Duy Huỳnh (Danlambao) - Đất nước hiện nay là một canh bạc, trong đó những con bạc đỏ đen là đảng CS và các thế lực tập đoàn tư bản đỏ đang ra sức sát phạt dữ dội mà mỗi lệnh là những gì hiện diện trên đất nước này, từ con người, tài nguyên, môi trường, đất đai, biển đảo, v.v.... đến tất cả. Canh bạc đó vẫn sẽ còn tiếp tục cho tới khi nào mọi thứ vẫn còn nằm trong tay đảng.
PHẦN I 

Sự cưỡng chiếm đất ở Văn Giang, Hưng Yên vừa rồi thể hiện mối quan hệ phức tạp, chằng chịt giữa đảng, nhà nước CS VN và các tập đoàn tư bản đỏ hiện nay. Mối quan hệ này dẫn tới tình trạng giống như câu hỏi “con gà đẻ ra quả trứng?” hay “quả trứng đẻ ra con gà?”

Thoạt đầu mọi chuyện có vẻ dể hiểu, đảng CS cầm quyền, nhà nước quản lý. Nhà nước lập ra các tập đoàn kinh tế làm mũi nhọn trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Thế nhưng, khi các tập đoàn trở nên lớn mạnh, mọi việc dường như đã thay đổi ngược lại.

Sự thay đổi ngược lại là, thay vì bị quản lý bởi đảng và nhà nước, các tập đoàn kinh tế hiện nay dường như đang điều khiển đảng CS và nhà nước VN theo ý nó.

Bản thân mỗi tập đoàn kinh tế nhà nước, dù đứng chung hay riêng cũng bao gồm đầy đủ 3 yếu tố: đảng, nhà nước và tư bản (vốn nhân dân). Riêng các tập đoàn kinh tế tư nhân (vốn tư nhân) thì chịu sự chi phối của tất cả tác nhân trên, tức là đảng, nhà nước và các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Vì thế, mối quan hệ giữa đảng CS, nhà nước với các tập đoàn kinh tế trở nên một sự liên kết chặt chẽ, nương tựa, bao che nhau tạo ra những tập đoàn tư bản đỏ với “lợi nhuận” khổng lồ không ai có thể biết rõ được.

Mặc dù ít người hiểu rõ những vòng xoáy ốc phức tạp trong mối quan hệ này, nhưng rõ ràng ai cũng biết sự liên kết đó được kết dính với nhau là vì TIỀN, và chỉ có TIỀN chứ không phải thứ gì khác.

QUYỀN tạo ra TIỀN và TIỀN lại tạo ra QUYỀN, và cứ thế tạo ra những vòng xoáy, vòng xoáy càng lớn, càng nguy hiểm cho xã hội. Trường hợp Năm Cam là một điển hình cho loại quan hệ này.

Mối quan hệ đó được sự cho phép bởi cơ chế cùng với sự thiếu minh bạch, lỏng lẻo của luật lệ, cho tới nay đã chứng tỏ rằng nó không tạo ra được những sản phẩm như xã hội mong ước mà tạo ra những cơn lốc cuốn hút mọi thứ trên đất nước vào lòng nó. Hãy tưởng tượng cơn bão xoáy giữa biển khơi đang cuốn hút mọi thứ chung quanh vào tâm điểm của nó, thì có thể hình dung ra mối quan hệ này.

Cơn bão xoáy này vét sạch mọi tài nguyên chung của đất nước để làm giàu riêng, làm cho tài nguyên bị kiệt quệ mà đất nước vẫn nghèo, điển hình như các vụ cưỡng chế đang xảy ra khắp nơi, các công trình khai thác dầu ở biển Đông, than ở Thái Nguyên và gần đây là dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên. Nó cuốn hút mọi năng lực, tiềm năng của quốc gia để phục vụ cho nó, điển hình là làm giá trị lao động, cả chân tay lẫn trí óc, của người Việt Nam trở thành rẻ mạt.

Mối quan hệ tất cả chỉ vì tiền mà không vì phúc lợi xã của toàn dân đã làm các lãnh đạo đảng CS từ vị trí điều khiển dần dần trở thành bị điều khiển.

Hơn nữa, do các lãnh đạo đảng CS không bao giờ dám ra mặt công khai đầu tư vào các tập đoàn tư nhân vì điều này sẽ làm xấu đi uy tín chính trị của đảng, vì thế, để tăng sức mạnh tiền và quyền của mình, lãnh đạo đảng biến các tập đoàn, công ty tư nhân thành sân sau của họ. Chính từ đây, các tập đoàn tư bản này quay ngược lại điều khiển đảng và bộ máy nhà nước.
PHẦN II 
Trở lại vụ cưỡng chiếm đất ở Văn Giang, Hưng Yên ngày 24/04/2012. Chi tiết của vụ việc có lẽ nhiều người đã biết, chỉ xin nêu lên những điểm sau đây.

Ecopark-Văn Giang là dự án đô thị mới, một dự án kinh doanh tư nhân, không phải khu công nghip, công ngh cao hay khu kinh tế, do một tập đoàn tư nhân làm chủ đầu tư. Xin đọc lại bài viết “Ecopark mở đường ‘Đông tiến’” đăng trên Vietstock ngày 07/05/2010 để thấy rằng việc chọn đất đai để đầu tư trước hết là do ước muốn lợi nhuận cao của nhà đầu tư.

Điều này không có gì là sai, chỉ sai ở điểm là dường như các ước muốn lợi nhuận đó luôn được đảng và nhà nước tuân theo, bất chấp ý nguyện của nhân dân hay nhu cầu bảo vệ quỹ đất cần thiết cho an toàn lương thực và phát triển nông nghiệp.

Việc sử dụng quá mức cần thiết lực lượng vũ trang trong việc cưỡng chế vừa qua, bất chấp dư luận trong nước  quốc tế, chưa kể đến những lần họp báo ổn định tư tưởng do chính quyền các cấp tổ chức, đã minh chứng cho sự “tuân thủ” của đảng và nhà nước như đã nói ở trên.

Hãy khoan nói đến Luật đất đai hay Luật cưỡng chế theo điều 40–Luật 2003 (thu hi đt đ s dng vào mc đích phát trin kinh tế), câu hỏi được đặt ra là, tại sao phải dùng biện pháp hành chánh thay vì luật để giải quyết tranh chấp giữa lợi ích của một tập đoàn tư bản tư nhân với lợi ích nhân dân, dù cho nhân dân chỉ là một người?, mà biện pháp hành chánh ấy rốt cuộc, và luôn luôn, làm lợi cho nhà tư bản? 

Có người cho rằng vì người nông dân Văn Giang tham lam quá, đòi hỏi nhiều quá, thuyết phục nhiều rồi mà không được nên phải dùng đến biện pháp cưỡng chế. Vậy thử hỏi, nếu nhà đầu tư có quyền tham lam đòi hỏi lợi nhuận cao nhất cho họ thì tại sao người nông dân không thể “tham lam” đòi quyền lợi cao nhất của mình phải được bảo vệ? Hay bởi “thằng dân ngu quá lợn” nên không được có quyền gì?

Rõ ràng là sự thiếu minh bạch của chính quyền, sự nhúng tay của các cấp đảng, chính quyền VN trong việc tranh chấp quyền lợi giữa các tập đoàn tư bản và người nông dân, khiến bất cứ ai cũng có thể suy luận rằng, dứt khoát phải có điều gì đó đã xảy ra giữa nhà nước CS và các tập đoàn tư bản đỏ vì sau cuộc tranh chấp, kết quả bao giờ cũng là sự thiệt thòi cho nông dân. Ở đây xin mở ngoặc, tại các nước dân chủ tư bản, tuy là tư bản nhưng các tập đoàn tư bản ở đó không phải muốn làm gì thì làm.

Cũng xin nói thêm bài viết này không chống hay ủng hộ việc xây dựng khu đô thị Ecopark mà chỉ nêu lên mối quan hệ giữa đảng CS, nhà nước VN với các tập đoàn tư bản đỏ, và cách hành xử của các thế lực này đối với quyền lợi của người nông dân VN.
PHẦN III 

Ngoài ra, một vấn đề cũng cần nêu lên là trong tình hình kinh tế nói chung và bất động sản hiện nay nói riêng, vậy thì lý do đằng sau của việc khuyến khích phát triển một dự án bất động sản với kinh phí dự trù rất lớn vào khoảng 8.2 tỷ USD là gì?

Diễn đàn bất động sản tổ chức tại hội trường Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 24/4/2012 đã diễn ra trong bầu không khí u ám, không thấy có một tia sáng nào ở cuối đường hầm cho thị trường này mặc dầu lãi suất giảm 2% còn 12%. Các nhà đầu tư đã bỏ chạy, vậy với dự án Ecopark này, ai là người bỏ vốn? và ai sẽ là người bỏ tiền ra mua bất động sản ở đây?

Ai là người sẽ bỏ vốn? mục đích bỏ vốn là gì? và khi nào thì dự án sẽ bắt đầu sinh lợi?

Chủ đầu tư ư? Không có nhà đầu tư nào dại dột tự đem vốn của mình đặt vào một canh bạc mà mình cũng không biết chắc ít nhất 60% sẽ thắng. Họ cũng có thể sẽ bỏ ra, nhưng với những điều kiện, hoàn cảnh mà chỉ có họ mới biết được.

Còn các tập đoàn kinh tế nhà nước thì trong thời gian qua luôn luôn bị tấn công và phê phán vì đầu tư dàn trải, đầu tư vào bất động sản và thị trường chứng khoán làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng tiền của nhân dân. Hiện nay, các tập đoàn này còn đang thiếu vốn trầm trọng cho việc giữ vững hoạt động của mình, cho nên có thể rất ít khả năng bỏ vốn vào dự án này. Thí dụ, làm sao EVN có thể bỏ vốn trong khi nó đang chạy đôn chạy đáo kiếm tiền trả nợ cho PVN và khắc phục sự cố đập Sông Tranh 2 mà nó là chủ đầu tư?

Hay kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài? Vừa qua Standard and Poor's đã hạ mức tín nhiệm tín dụng của Việt Nam từ "BB" xuống "BB-". Ngoài ra, theo VNEconomy, ngày 29/4/2012, nhiều chủ đầu tư dự án FDI bất động sản tại Hà Nội đang tháo chạy. Như thế, khả năng đầu tư nước ngoài vào bất động sản là xa vời.

Như vậy khả năng bỏ vốn chỉ có thể là các ngân hàng thương mại con cưng và tập đoàn tư bản đỏ, sân sau của lãnh đạo đảng.

Trong thời gian qua, diễn biến phức tạp của nền kinh tế dẫn tới một số biện pháp hành chính về tái cấu trúc nền kinh tế và phân loại ngân hàng.

Những vụ sát nhập M & A (Mergers and Acquisitions) này dường như diễn ra công khai, nhưng thật ra, đã có một số tập đoàn tư bản đỏ, ngân hàng (con cưng) biết trước điều đó để âm thầm chuẩn bị và chờ con mồi. Đây chính là sân sau của các lãnh tụ đảng, người trực tiếp ra quyết định và ký các chỉ thị về tái cấu trúc nền kinh tế vĩ mô. Những sân sau này hoạt động âm thầm, nữa kín nữa hở và đặc biệt là ít bị dòm ngó.

Sự sát nhập điển hình của 3 ngân hàng thương mại vừa qua là một thí dụ. Thí dụ nữa là việc phân biệt vàng miếng SJC và các loại vàng miếng khác, mặc dù hiện nay chưa áp dụng vì bị phản ứng ngược, cũng đã làm giá trị giữa vàng SJC và các loại vàng khác chênh lệch từ 700,000 đến hơn 1,000,000 đồng/lượng.

Ai là người hưởng lợi từ những quyết định này? Chính là lãnh đạo đảng, người ra quyết định và người được độc quyền cung cấp tin tức, để rồi sau đó chiếm hữu và thao túng thị trường vàng và tiền tệ.

Sự trợ giúp của lãnh đạo đảng CS và độc quyền thông tin vĩ mô của một số các ngân hàng thương mại và tập đoàn tư bản đỏ đã dẫn tới một số lượng tiền đồng VN (và đô) khổng lồ tập trung vào một ít ngân hàng thương mại và các tập đoàn kinh tế tư nhân. Quá trình thâu tóm toàn bộ nền kinh tế đang âm thầm diễn ra.

Tuy nhiên, thiên bất dung gian, tình hình kinh tế càng ngày càng kiệt quệ, hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản do thiếu vốn, lạm phát tăng, thất nghiệp tăng, tình trạng vỡ nợ đang diễn ra nơi này nơi khác. Hàng ngày, ngân hàng cử nhân viên xuống giám sát hoạt động của doanh nghiệp con nợ, ngân hàng lớn cử người xuống giám sát ngân hàng nhỏ.

Tất cả những vấn nạn này đã khiến đảng CS phải buộc các ngân hàng và các tập đoàn tư bản đỏ con cưng nhã tiền ra, nhưng ngược lại, các ngân hàng và bọn tư bản đỏ này cũng thúc ép đảng phải làm gì đó để chuyển đổi một số lượng tiền VN khổng lồ vô giá trị mà nó đang ôm như ôm bom nỗ chậm.

Vậy nếu góp vốn, các ngân hàng và các tập đoàn tư bản đỏ, sân sau của các lãnh tụ đảng sẽ đổi được gì?

Trước mắt là việc cưỡng chế và giao đất thành công tại Văn Giang. Thứ đến, mà điều này mới là quan trọng và chính vì nó mà có việc triệt để cưỡng chế Văn Giang để giao đất.

Hãy đọc một mẫu tin nhỏ từ bài báo “Giải tỏa điểm nóng tại dự án Ecopark”, báo Đầu Tư - Cơ quan của Bộ Kế hoạnh và Đầu tư đăng ngày 26/04/2012:

“...Theo đó, Vihajico được cp 499,07 ha đt thuc các xã Xuân Quan, Phng Công, Cu Cao (huyn Văn Giang) đ thc hin D án. Đi li, Vihajico thc hin D án Đường giao thông liên tnh Hà Ni – Hưng Yên, vi mc đu tư gn 1.500 t đng....”

Ngoài ra, hai tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình băng ngang qua Hưng Yên sẽ được xây dựng với tổng kinh phí đầu tư hơn 3.372 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA, BT, BOT và các nguồn vốn khác.

Dự án Ecopark tiến hành cùng lúc những dự án phát triển giao thông chung quanh chính là cơ hội “đúng lúc” mà các ngân hàng thương mại và tập đoàn tư bản đỏ, sân sau của lãnh đạo đảng mong muốn.

Đây là cơ hội “chính đáng” để giải ngân vốn ODA từ WB và Nhật, cơ hội phát hành trái phiếu để xây dựng cơ sở hạ tầng rồi ưu tiên chia chác. Cơ hội giải ngân cho bất động sản và sau cùng, hoán đổi tiền VN thành ngoại tệ nặng rồi chuyển ra nước ngoài một cách hợp pháp.

Và ai là người sẽ mua trong tình hình hiện nay?

Có lẽ quan sát tình hình hàng ngàn, hàng chục ngàn bất động sản tại Hà Nội, Sài Gòn không bán được dù rất nhiều chiêu khuyến mãi, giảm giá thì sẽ có câu trả lời.

Với tình hình kinh tế hiện nay, ai cũng tiên đoán là thị trường BĐS sẽ đóng băng ít nhất là từ 3 đến 5 năm nữa. Trước mắt có lẽ chỉ thu được từ vốn đầu tư khoảng 20 triệu đô la của đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam- BUV), một tỷ lệ quá nhỏ so với tổng số vốn đầu tư 8,2 tỷ USD.
KẾT LUẬN 

Năm 2003, dự án này không nghĩa lý gì nếu so với những dự án bất động sản ở phía tây Hà Nội, vì thế thay vì thuộc về tập đoàn nhà nước, nó lọt vào tay Vihajico JSC, một tập đoàn tư nhân chưa có thế lực vào lúc ấy.

Hiện nay, trong khi thị trường bất động sản cả nước đang giãy chết, các chủ dự án bất động sản đang cố gắng bán tống bán tháo các dự án, nhưng do một sự “tình cờ đúng lúc” của dự án Ecopark, chủ đầu tư Vihajico JSC được đẩy ra làm “anh hùng”: “anh hùng d án bt đng sn”.

Loại anh hùng giống như hàng vạn “anh hùng” trên đất nước này đã được đảng tung hô, tuyên truyền ầm ĩ rồi đẩy vào chỗ chết.

Trong vụ cưỡng chiếm đất cho dự án Ecopark vừa qua, người nông dân của ba xã thuộc huyện Văn Giang, kể cả những người chấp nhận nhận tiền bồi thường, những công an, bộ đội tham gia trong vụ cưỡng chế đó, những kẻ đang ra sức bảo vệ và tung hô đảng, tất cả đều là những con cờ rối trong tay đảng, đều là những nạn nhân của những âm mưu đen tối giữa đảng CS và các thế lực tư bản đỏ.

Đất nước hiện nay là một canh bạc, trong đó những con bạc đỏ đen là đảng CS và các thế lực tập đoàn tư bản đỏ đang ra sức sát phạt dữ dội mà mỗi lệnh là những gì hiện diện trên đất nước này, từ con người, tài nguyên, môi trường, đất đai, biển đảo, v.v.... đến tất cả.

Canh bạc đó vẫn sẽ còn tiếp tục cho tới khi nào mọi thứ vẫn còn nằm trong tay đảng.
30/04/2012 
 
--------------------------------------------- 
Tham Khảo:
1) Basam’s Blog - Cơ quan ngôn luận của Thông Tấn Xã Vỉa Hè http://anhbasam.wordpress.com/
2) Chuyên trang bất động sản VN: http://xaydung.batdongsan.com.vn/
3) Chau Xuan Nguyen & All Posts - Chuyên mục Kinh Tế: http://chauxuannguyen.wordpress.com/
4) Dân Làm Báo “Bài viết về ‘Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark’http://danlambaovn.blogspot.com.au/2012/04/ve-bai-viet-nguyen-tan-dung-nguyen.html
5) Đầu Tư - Cơ quan của Bộ Kế hoạnh và Đầu tư:http://baodautu.vn/portal/public/vir/trangchu
7) Reuters - Finance: Mergers & Acquisition: http://www.reuters.com/finance/deals/mergers
8) Vietnam Economics - Vietnam Bankings: http://vietnomics.wordpress.com/
 
 

37 năm nhìn lại - phần 1


2012-04-30
Mặc dù đã 37 năm trôi qua, nhưng mỗi khi Tháng Tư về, người Việt hải ngoại vẫn không làm sao quên được những tai ương đã đến với họ sau cái ngày mà họ gọi là "Ngày Quốc Hận".

AFP photo
Bộ đội cộng sản Việt Nam dẫn giải lính VNCH trên đường phố Saigon sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975. 

audio
Tại Houston, cũng như mọi năm, năm nay ngoài những buổi lễ ghi dấu "Ngày Quốc Hận" - mà trong nước gọi là "Ngày Giải Phóng", hay "Ngày Chiến Thắng" - các buổi lễ tưởng niệm những người con dân Việt đã bỏ mình vì hai chữ Tự Do, và biểu tình phản đối Hà Nội trước tòa tổng Lãnh sự Việt Nam, còn có nhiều buổi văn nghệ để nhớ về "Biến cố 30/4".

Cải tạo không biết ngày về

Trong chương trình Thơ Nhạc "30 Tháng Tư, Một Ngày Nhìn Lại" do hội Văn Bút Nam Hoa Kỳ tổ chức vào ngày 15 tháng Tư, diễn giả Nguyễn Mạnh An Dân đã đọc lên những câu thơ viết về phụ nữ Việt Nam, đã phải một mình lo nuôi con thơ dại và nuôi chồng đang bị tù đày trong các trại tập trung, do các nhà thơ tù sáng tác.  
Đường xa nón lá bung vành
Thương em lả ngọn rau xanh bờ rào
Em về  bước thấp bước cao
Nước mưa nước mắt lẫn vào nước non
Hay những vần thơ nói lên những phút giây ngắn ngủi được thăm viếng chồng
Nhìn trời sống mũi cay cay
Mấy năm mới được có ngày gặp nhau
Một giờ gặp mặt qua mau
Năm ba câu chuyện đau đâu đã tàn
Và vài câu thơ viết về tâm trạng của người yêu mòn mỏi đợi chờ vị hôn phu đang ở trong tù:
Ổng nói ổng đi 10 ngày ổng về mà ổng đi mất tiêu. Họ kêu đi học tập mà họ nhốt 7 năm mới cho về. Ba năm họ mới cho tin tức là đang cải tạo ở trại Cà Tum.
Chị Ngọc Diệp
Cô giáo vào dạy học trò
Nhìn đâu cũng thấy buồn xo mắt người
Bài học xã hội tốt tươi
Đến giờ phải giảng ngậm ngùi lại thôi
Chị Trịnh Kim Duyên cho biết khi miền Nam thất thủ chị mới 26 tuổi, đang làm việc tại bệnh viện Sài gòn, lúc đó chị có 2 con nhỏ, cháu lớn 5 tuổi, cháu bé 17 tháng, chồng chị bị đi "cải tạo" tại Rừng Lá:
"Họ nói tập trung để đi cải tạo nhưng thật ra là đi tù, chứ cải tạo cái gì! Đầu tiên thì trình diện ở trường học đường Nguyễn chí Thanh, xong họ chở đi Hóc Môn ở một thời gian, rồi chở đi Z-30D Hàm Tân, ở Phan Thiết. Mãi sau này mới có lệnh được đi thăm."  
Còn chị Ngọc Diệp lúc đó 28 tuổi, có con một tuổi và đang mang thai 2 tháng. Chị cho biết vợ chồng chị từ Ban Mê Thuộc chạy về Sài gòn:
"Đánh Ban Mê Thuộc thì chồng tôi trở về Sàigòn. Rồi họ ra lệnh phải ra trình diện. Ổng đưa mẹ con tôi về gửi nhà bà ngoại ở Cần Thơ. Ổng nói ổng đi 10 ngày ổng về mà ổng đi mất tiêu. Họ kêu đi học tập mà họ nhốt 7 năm mới cho về. Ba năm họ mới cho tin tức là đang cải tạo ở trại Cà Tum."
Và chị Kim Kiều thì chỉ mới 24 tuổi, đang là sinh viên trường Luật tại Sàigòn, khi Hà Nội cưỡng chiếm miền Nam, chị cho biết là sau ngày 30 tháng 4 năm 75, trường Văn khoa và Luật khoa bị đóng cửa và chị được đi dạy học môn Văn tại một trường xa thành phố :
"Tụi tui quen cũng lâu rồi nhưng khi VC vô thì mới đám hỏi. Tại vì anh ấy đi lính mà tôi thì con út, trong nhà các anh cũng là quân nhân nhưng ba má tôi nói là làm cao rồi nên không sợ chết. Còn anh Dân thì đi bộ binh nên ba má tôi sợ chết, ba má tôi phản đối, không cho đám cưới. Việt cộng vô thì coi như bình yên rồi, không còn đánh nhau nữa nên cho làm đám hỏi. Đám hỏi xong thì tưởng là đi 10 ngày rồi về. Họ nói đi một tháng hay 10 ngày gì đó. Nhưng mà ổng đi mút chỉ, một năm sau mới có thư về cho đi thăm nuôi. Lúc đó anh ấy ở Suối Máu, anh ấy ở đó một thời gian lâu lắm. Sau đó thì lên Tống Lê Chân làm nhà, làm vườn cho họ. Anh ấy đi là tháng 6 năm 75 đến tháng 3 năm 81 thì về"

Đoạn trường thăm nuôi

RFA-NgocDiep-hv1-250.jpg
Chị Ngọc Diệp (trái) trò chuyện cùng thông tín viên Hiền Vy của RFA. RFA photo
Trong khi chị Kim Duyên kể lại đoạn đường gian khổ đi thăm chồng tại trại Hàm Tân:
"Đi thăm ở Hóc Môn thì dễ mà đi thăm ở Rừng Lá thì Trời ơi là nó khổ. Đi qua rừng, mấy cái rạch nước mà cuốn chiếu nó to bằng ngón tay út. Trời ơi, không dám bước, sợ lắm! Nhờ người ta thồi đồ vô chứ mình đâu có vác được. Đường rừng dài lắm."
Thì chị Ngọc Diệp cho biết, vì con còn nhỏ nên ba hay bốn tháng chị mới đi thăm chồng được một lần. Nhưng có bà mẹ chồng thì đi thăm thường hơn vì bà ở gần hơn:
"Hồi đó con tôi còn nhỏ, nên bà nội mấy cháu đi thăm thường hơn. Từ Cần Thơ đi Tây Ninh xa lắm nhưng thăm được thì mừng lắm. Có lần đi tới bị trễ họ không cho thăm, họ biểu ra nhà dân mà ở rồi hôm sau mới được vào thăm sớm. Sáng mai thì tôi dắt con và bà nội vào thăm thì họ chỉ cho thăm 15 phút thôi. Họ đứng họ canh.
Trước khi đi thăm thì họ nói là chính phủ khoan hồng cho mấy chị thăm chồng thăm con mà cấm không được hôn hít. Nhưng mà mấy ổng cũng hôn hà. Thăm xong ra về ông nào cũng ôm vợ hôn."
Còn chị Kim Kiều thì nói, sau cả năm trời không có tin tức, nên khi có giấy báo cho đi thăm thì chị em trong nhà củng nhau đi thăm vị hôn phu của chị. Những người chị của chị đều có chồng đi tù cải tạo nhưng chưa ai nhận được giấy báo tin:

Có lần đi tới bị trễ họ không cho thăm, họ biểu ra nhà dân mà ở rồi hôm sau mới được vào thăm sớm. Sáng mai thì tôi dắt con và bà nội vào thăm thì họ chỉ cho thăm 15 phút thôi.
Chị Ngọc Diệp
"Cả một năm mà không ai biết tin tức gì hết. Nhà tôi toàn là bị đi cải tạo. Tôi là út mà chồng chưa cưới cũng bị đi, mà anh ấy chỉ là trung úy thôi, còn bị đi như vậy thì mấy anh kia bị đi mút chỉ luôn. Trong nhà buồn lắm lận. Tới khi được tin đi thăm nuôi thì mừng muốn khóc luôn. Mấy bà chị cũng đi theo luôn chứ mấy chị chưa có được giấy, thành ra mấy chị đi theo tôi lên thăm ảnh luôn. Lúc lên thăm ảnh thì thăm em trai ảnh là Luyện nữa, cũng ở cùng chỗ với ảnh. Lên thăm thì có gì đem hết đi. Ảnh thì mạnh nhưng Luyện thì không ra được vì người đầy ghẻ lở. Đến cái độ là không làm gì được cả, ảnh phải đút cơm cho Luyện ăn..."
Mời quí thính giả đón nghe phần 2 của câu chuyện về những người thiếu phụ này trong chương trình kỳ tới.





 ***
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/recall-war-life-after-37-yrs-hv-04302012104221.html
Video: Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 qua âm nhạc

Theo dòng thời sự:

Đức Lão Tử - Giáo chủ Tiên giáo


Đức Lão Tử là chơn linh của Đức Thái Thượng Đạo Tổ giáng trần vào thời nhà Thương bên Tàu.

Đức Thái Thượng Đạo Tổ, còn gọi là Đức Thái Thượng Đạo Quân, là Đấng do khí Tiên Thiên hóa sanh thuở chưa tạo Thiên lập Địa.

Tiên Thiên Khí hóa,
Thái Thượng Đạo Quân.

(Kinh Tiên giáo)

Đức Thái Thượng Đạo Tổ là Ông Thủy Tổ của Đạo Tiên. Ngài có pháp lực vô biên, biến hóa vô cùng, khi hiện xuống cõi trần để độ những người có duyên phần, khi trở về cõi Thượng Thiên. Theo sách Tam Hoàng Thiên Kinh, Đức Thái Thượng hiện xuống cõi trần rất nhiều lần, kể ra sau đây :

Vào thời Thái cổ nước Tàu :

- Đời Thiên Hoàng Thị, Ngài là Bàn Cổ.
- Đời Địa Hoàng Thị, Ngài là Vạn Pháp Thiên Sư.
- Đời Nhơn Hoàng Thị, Ngài là Đại Thanh Tử.
- Vào thời Thượng cổ, cũng ở nước Tàu :
- Đời vua Phục Hy, Ngài là Huất Hoa Tử.
- Đời vua Thần Nông, Ngài là Xích Tùng Tử.
- Đời vua Huỳnh Đế, Ngài là Quảng Thành Tử.
- Đời vua Thiếu Hạo, Ngài là Tùy Ưng Tử.
- Đời vua Chuyên Húc, Ngài là Xích Tinh Tử.
- Đời vua Nghiêu, Ngài là Vụ Thành Tử.
- Đời vua Thuấn, Ngài là Y Thọ Tử.
- Đời vua Hạ Võ, Ngài là Chân Hành Tử.
- Đời vua Thành Thang, Ngài là Tích Tắc Tử.
Đến đời vua Võ Đinh nhà Thương (1324 trước Tây lịch), Đức Thái Thượng Đạo Tổ mới giáng sanh xuống trần là Lão Tử. Việc giáng sanh của Ngài rất huyền diệu phi thường.

Theo truyền thuyết kể lại, vào đời vua Bàn Canh nhà Thương (1461 trước Tây lịch), có một nàng con gái gọi là Ngọc Nữ vừa được 8 tuổi, con của một gia đình đạo đức, ra chơi sau vườn, thấy trên cây lý có một trái chín thật ngon, cô liền hái ăn. Ăn xong, cô cảm thấy mỏi mệt và có thai.

Cha của Ngọc Nữ thấy sự lạ kỳ, liền toán quẻ Âm Dương, đoán biết có một vị Đại Tiên giáng trần trong bụng con gái của mình, nên mừng rỡ và nuôi con gái rất kỹ.

Nàng Ngọc Nữ chịu mang thai như vậy mãi cho đến già mà không đẻ. Đến năm Ngọc Nữ 80 tuổi, tức là đã mang thai ngót 72 năm, lúc đó đã qua 3 đời vua nhà Thương là : Vua Bàn Canh, vua Tiểu Tân, vua Tiểu Ất, và bắt đầu đời vua Võ Đinh (1324 trước Tây lịch), Bà Ngọc Nữ thấy trăng tỏ, bèn đi dạo chơi nơi vườn. Khi đi ngang cội cây lý ngày xưa thì đứa con từ trong bụng theo nách mẹ nhảy ra ngoài. Bà Ngọc Nữ giựt mình kinh hãi, coi lại nách mình liền lại như thường. Đứa con nhảy ra, đã ở trong bụng mẹ 72 năm nên đầu tóc bạc trắng, nên mới gọi là Lão Tử (Con già). Lúc đó là giờ Sửu ngày 15 tháng 2 âm lịch năm Canh Thìn.

Lão Tử chỉ cây Lý bảo rằng đó là họ của Ngài. Ngài xưng hiệu là Lão Đam, tự là Bá Đương, lại mỗi bên tai có 3 lỗ nên còn gọi Ngài là Lý Nhĩ. Ngài có miệng rộng, răng thưa, thiên đình cao, râu tốt, mắt vắn, tai dài, sóng mũi cao lớn như chẻ hai, trên trán có đường nhăn như 3 chữ Tam Thiên. Cội cây Lý, nơi giáng sanh của Đức Lão Tử, ở tại xóm Khúc Nhơn, làng Lại, huyện Khổ, nước Sở, ngày nay thuộc tỉnh An Huy, tỉnh Hồ Nam.

Do đó, trong Kinh Tiên giáo có câu :
Nhị ngoạt thập ngũ,
Phân tánh giáng sanh.
Nghĩa là : Ngày 15 tháng 2,

Chiết chơn linh giáng sanh xuống cõi trần.

Đức Lão Tử có giáng cơ cho biết năm giáng sanh của Ngài trong 4 câu thơ sau đây :
LÝ đào mầm tược tượng long lân,
LÃO luyện đơn thành nhị xác thân.
TỬ phủ ngồi tu lo nấu thuốc,
GIÁNG sanh Thương đợi Võ Đinh quân.
Khoán thủ 4 chữ : Lý Lão Tử giáng, và câu thơ chót có nghĩa là : Giáng sanh vào thời nhà Thương, đợi đến vua Võ Đinh mới chào đời.

Hết thời nhà Thương, qua đến thời nhà Châu, đời vua Thành Vương (1115 trước Tây lịch), Lão Tử có ra làm quan Trụ Hạ Sử tại Tàng Thư Viện nhà Châu để có cơ hội nghiên cứu Thái Cực Đồ. Ngài độ được Từ Giáp là người giữ Tàng Thư Viện, và sau đó, hai thầy trò từ chức để đi dạo các nước Thiên Trúc và Tây phương. Đến đời vua Châu Khương Vương, nối tiếp vua Thành Vương, Lão Tử trở về, đặng 3 năm thì Ngài lại đi giáo đạo miền Tây vức. Ngài ngồi xe trắng trâu xanh do Từ Giáp đánh xe, khi đến ải Hàm Cốc, quan Doãn giữ ải tên là Hỷ (nên thường gọi là Doãn Hỷ) coi Thiên văn biết có một vị Đại Thánh sắp đi qua ải, nên chuẩn bị mặc triều phục nghinh tiếp. Khi thấy Đức Lão Tử tới, biết Ngài là Thánh nhân nên tôn Lão Tử làm thầy, xin theo học đạo.

Nguyên Ông quan Doãn Hỷ nầy là chơn linh của Nguơn Thủy Thiên Tôn giáng trần. Khi Bà mẹ có nghén Ông thì chiêm bao thấy một đoạn lụa đỏ từ Trời sa xuống vấn quanh mình, sau sanh ra Doãn Hỷ thì thấy sen mọc quanh nhà trổ bông. Ngài lớn lên, con mắt sáng như sao, râu dài, tướng tốt, có tài xem Thiên văn. Khi làm quan Doãn giữ ải Hàm cốc, Doãn Hỷ nhìn lên bầu Trời thấy một vầng mây tím bay ngang từ huớng Đông qua hướng Tây, Ngài biết đó là điềm có Thánh nhân sắp đi qua ải về hướng Tây, nên chuẩn bị chu đáo để nghinh tiếp.

Do đó, trong Kinh Tiên giáo có câu :
Tử khí đông lai,
Quảng truyền Đạo đức./
Nghĩa là : Vầng khí mây màu tím từ hướng Đông bay tới,
Rộng truyền Kinh Đạo Đức.

Nhắc lại, khi Lão Tử đến ải Hàm Cốc, thấy Doãn Hỷ có lòng thành nên bằng lòng ở lại ải ngót 3 tháng để dạy đạo cho Doãn Hỷ. Khi thấy Đức Lão Tử chuẩn bị ra đi thì Doãn Hỷ bạch thầy xin cho biết danh tánh và tình nguyện đi theo thầy.

Đức Lão Tử đáp :

- Ta sanh ra đã nhiều đời, tên họ có biết bao nhiêu mà kể. Hiện thời, người đời gọi Ta là Lão Tử. Ngươi có lòng muốn theo Ta, song ngươi mới tu luyện còn non, chưa từng biến hóa thần thông, thì theo Ta sao đặng. Ngươi cứ tu hành theo phép đã dạy cho lâu thì sau nầy cũng được như Ta, đi đâu cũng đặng.

Nói rồi, Đức Lão Tử truyền cho Doãn Hỷ quyển sách Đạo Đức Kinh gồm 5363 chữ, dặn rằng :

- Ngươi cứ theo sách nầy mà học, tu đúng phép 1000 ngày, rồi đi qua nước Thục, tìm Ta tại chợ Thanh Dương.

Nói xong, Đức Lão Tử lên xe trắng trâu xanh, Từ Giáp đánh xe, hiện hào quang đi về hướng Tây mất dạng. Doãn Hỷ ngó theo thầy, lạy tạ. Sau đó, Doãn Hỷ cứ học theo Đạo Đức Kinh mà tu, lâu ngày trở nên thông huệ, tự viết ra được một cuốn sách gồm 36 bài gọi là Kinh Tây Thăng.

Gần đến kỳ ước hẹn với thầy, Doãn Hỷ sửa soạn đi qua nước Thục để tìm thầy y như lời thầy đã dặn. Khi đến nước Thục, Doãn Hỷ hỏi thăm chợ Thanh Dương ở đâu thì không một ai biết cả.

http://vietngu.caodai.net/index.php?option=com_content&view=article&id=227:c-lao-t-giao-ch-tien-giao&catid=32:cac-ng-thieng-lieng&Itemid=25

***

Đức Khổng Tử  - Giáo chủ Nho giáo

Đức Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sanh ngày 27 tháng 8 âm lịch năm Canh Tuất (551 trước Tây lịch), đời vua Châu Linh Vương năm thứ 21 nhà Châu, tương ứng với đời vua Lỗ Tương Công nămthứ 22, tại làng Xương Bình, huyện Khúc Phụ, nước Lỗ, bây giờ là Tỉnh Sơn Đông nước Trung Hoa. Đức Khổng Tử là dòng dõi của Vi Tử Khải và Vi Tử Diễn, 2 người nầy là anh ruột của vua Trụ, con của vua Đế Ất nhà Thương (cũng còn gọi là nhà Ân).

au khi Châu Võ Vương diệt vua Trụ, mở ra nhà Châu, Ông Châu Công Đán cho Vi Tử Khải làm vua nước Tống, gọi là Tống Công, để trông nom việc tế tự các vua nhà Thương. Vi Tử Khải mất, em là Vi Tử Diễn lên thay.

Cháu 13 đời của Vi Tử Diễn là Thúc Lương Ngột, làm quan Đại phu nước Lỗ, là thân phụ của Đức Khổng Tử. Ngài lấy họ Khổng, bởi vì Thúc Lương Ngột là dòng dõi của Khổng Phùng Thúc, biệt lập ra họ Khổng kể từ Khổng Phụ Gia, sau 5 đời Công Khanh thế tập ở nước Tống. Thúc Lương Ngột có người vợ cả họ Thi, sanh được 9 người con gái, một người vợ lẽ sanh được một con trai nhưng bị què một chân, tên là mạnh Bì, tự là Bá Ni. Năm Thúc Lương Ngột 70 tuổi, sợ không có người kế tự, mới sai người đến nhà họ Nhan để cầu hôn.

Họ Nhan có 5 người con gái đều chưa gả chồng, có ý chê Thúc Lương Ngột quá già, mới bảo với các con rằng :

- Các con có đứa nào thuận kết duyên với quan Đại phu ở Châu Ấp đó không?

Bốn người con gái lớn đều làm thinh, người con gái út là Trưng Tại đứng dậy thưa rằng :

- Phép làm con gái, khi còn ở nhà thì theo lời cha, cha đặt đâu con xin ngồi đó.

Họ Nhan nghe con gái út nói thế thì lấy làm lạ, liền gả Trưng Tại cho Thúc Lương Ngột. Trưng Tại đã kết duyên với Thúc Lương Ngột rồi, vợ chồng lo về sự hiếm hoi không có con trai nối dõi, nên cùng nhau vào núi Ni Sơn cầu tự. Khi Trưng Tại trèo lên núi Ni sơn, bao nhiêu lá cây đều rung động lên cả.

Khi làm lễ cầu tự xong, đi trở xuống thì lá cây lại rủ xuống như cũ. Đêm hôm ấy, Trưng Tại nằm mộng thấy Thần Hắc Đế triệu đến mà bảo rằng :

- Sau nầy, nàng sẽ sanh con Thánh, nhưng khi nào lâm sản thì nên vào ở trong hang núi Không Tang. Đến khi nàng thức giấc tỉnh dậy thì biết mình có thai.

Một hôm khác, Trưng Tại mơ mơ màng màng như người chiêm bao, chợt thấy một Ông già đến đứng ở sân, tự xưng là Ngũ Tinh, dắt theo một con thú giống như con trâu con mà lại có một sừng, mình có vằn. Con thú ấy trông thấy Trưng Tại thì nằm phục xuống và nhả ra một cái ngọc xích, trên đó có thấy đề chữ : "Con nhà Thủy Tinh, nối đời Suy Châu mà làm vua không ngôi". Trưng Tại biết là điềm lạ, liền lấy dải lụa buộc vào sừng con thú ấy.

Khi tỉnh dậy, Trưng Tại thuật điềm chiêm bao ấy cho chồng nghe.

Thúc Lương Ngột nói :

- Con thú ấy là con kỳ lân.

Gần đến sản kỳ, Trưng Tại hỏi hang núi Không Tang ở đâu?
Thúc Lương Ngột nói :

- Núi Nam sơn có một cái hang đá, tục gọi là hang Không Tang.

Trưng Tại liền sửa soạn đến đó ở và sanh đẻ trong hang Không Tang đúng theo lời Thần nhân mách bảo. Đêm hôm sanh ra Khổng Tử, có 2 con rồng xanh từ trên Trời bay xuống nằm phục ở 2 bên sườn núi và có 2 vị Thần Nữ đem nước hương lộ đến gội đầu cho Trưng Tại. Gội xong thì biến đi. Khi Trưng Tại lâm sản, bỗng thấy trong hang đá có một suối nước nóng chảy ra để cho Trưng Tại tắm. Tắm xong thì suối cạn ngay.

Thúc Lương Ngột nói :

- Vì ta cầu tự nơi núi Ni sơn mà được đứa bé nầy, nên ta đặt tên cho nó là Khâu, tự là Trọng Ni.

Trưng Tại biết đứa con nầy sẽ làm nên việc lớn, nên hết sức nuôi nấng và chăm sóc con. Ông Khổng Tử có tướng lạ lắm : Môi như môi trâu, tay như tay hổ, vai như vai chim uyên, lưng rùa, miệng rộng, hầu lộ, trán phẳng và cao, khi lớn, mình cao 9 thước 6 tấc (thước Tàu), có tánh ham học.

Năm Khổng Tử lên 3 tuổi thì cha mất. Ngài sống với mẹ trong cảnh nhà nghèo. Khi lớn lên, mẹ cho đi học, Ngài chơi với trẻ hàng xóm, thích bày trò cúng tế.

Năm 15 tuổi, lập chí học tập.

Năm 19 tuổi, Ngài cưới vợ, vợ của Ngài là con của họ Thượng Quan nước Tống.

Năm 20 tuổi, vợ Ngài sanh đặng một con trai. Hôm đó, Lỗ Chiêu Công sai đem đến ban cho Ngài một con cá chép (Lý ngư), nên nhân đó, Ngài đặt tên con là Lý tự là Bá Ngư, để tỏ lòng tôn trọng vật của vua ban tặng. Về sau, Bá Ngư chết lúc 50 tuổi, chết trước Đức Khổng Tử. Con của Bá Ngư tên là Khổng Cấp, tự là Tử Tư, sau theo học với Tăng Sâm, rồi làm ra sách Trung Dung.

1. Đức tánh của Đức Khổng Tử :

Đức Khổng Tử là người rất thông minh, luôn luôn ham học. Bất cứ việc gì, Ngài cũng để ý xem xét rất kỹ lưỡng để biết cho cùng tận mới thôi. Tánh Ngài ôn hòa, nghiêm trang, khiêm tốn, làm việc gì cũng hết sức cẩn thận, đề cao lễ nhạc, luôn luôn tin vào Thiên mệnh.

2. Thời kỳ tham chánh và dạy học :

Năm 21 tuổi, Đức Khổng Tử được cử làm chức Ủy Lại, một chức quan nhỏ coi việc sổ sách của kho lúa, cùng là cân đo và gạt lúa. Sau đó, qua làm chức Tư Chức Lại, coi việc nuôi bò, dê, súc vật dùng trong việc tế tự.

Năm Ngài 25 tuổi thì chịu tang mẹ.

Năm 29 tuổi, Ngài học đàn với Sư Tương, ở nước Lỗ. Tuy làm chức quan nhỏ, nhưng Đức Khổng Tử đã nổi tiếng là người học rộng, biết nhiều, nên quan Đại phu nước Lỗ là Trọng Tôn Cồ, cho 2 người con trai là Hà Kỵ và Nam Cung Quát theo Ngài học Lễ.

Đức Khổng Tử muốn đến Lạc Dương, kinh đô nhà Châu, để nghiên cứu về nghi lễ, chế độ miếu đường, nhưng vì nhà nghèo, không đủ tiền lộ phí, đành than thở mà thôi. Học trò Ngài là Nam Cung Quát nghe vây, liền về tâu với Lỗ Chiêu Công. Vua liền ban cho Ngài một cổ xe song mã và vài tên quân hầu cận để đưa Ngài và Nam Cung Quát đi Lạc Dương. Đến nơi, Đức Khổng Tử quan sát nhà Tôn miếu, nhà Minh đường, khảo cứu luật lệ và thư tịch đời cổ, đi xem Giao đàn là nơi nhà vua tế Thiên Địa và Tinh tú, rồi đến Xã đàn là nơi vua tế Thần Nông và Thần Hậu Thổ.

Nơi nào có quan hệ đến việc tế lễ thì Ngài đến quan sát và hỏi han cho tường tận. Ngài đến gặp Trành Hoành để hỏi về Nhạc. Khi ở Lạc Dương, Đức Khổng Tử còn tìm đến gặp Đức Lão Tử để hỏi về Lễ. (Xem trở lại Tiểu sử của Đức Lão Tử để biết việc đối đáp của 2 vị Thánh nhân). Đức Khổng Tử ở Lạc Dương khảo sát các việc xong thì trở về nước Lỗ. Từ đó, sự học của Ngài càng rộng hơn nhiều nên học trò xin theo học càng lúc càng đông. Nhưng vua Lỗ vẫn chưa dùng Ngài vào việc nước.

Được mấy năm, trong nước Lỗ, Quý Bình Tử khởi loạn. Ngài theo Lỗ Chiêu Công tạm lánh sang nước Tề. Ở đây Ngài học được Nhạc thiều. Tề Cảnh Công mời Ngài tới để hỏi việc Chánh trị. Vua Tề rất khâm phục, muốn đem đất Ni Khê phong cho Ngài, nhưng quan Tướng Quốc nước Tề là Yến Anh ngăn cản không cho.

Năm sau, Ngài trở về nước Lỗ, thấy họ Quý dùng Dương Hổ để chuyên quyền, ý muốn tiếm đoạt. Ngài quay về quê lo việc dạy học, và nghiên cứu cho tường tận Đạo học của Thánh hiền. Lúc đó Ngài được 36 tuổi. Đến năm thứ 9 đời vua Lỗ Định Công, Ngài được 51 tuổi, được vua Lỗ mời ra làm quan, phong cho chức Trung Đô Tể lo việc cai trị ở Ấp Trung Đô, tức là đất Kinh thành. Một năm sau, 4 phương lấy chính sự của Ngài làm khuôn mẫu.
Năm Lỗ Định Công thứ 10 (500 năm trước Tây lịch), Ngài phò vua Lỗ đi phó hội với Tề Cảnh Công ở Giáp Cốc. Nhờ tài ngôn luận và ứng đáp kịp thời, vua Tề rất khâm phục và trả lại cho nước Lỗ 3 khoảnh đất ở Quy Âm mà Tề đã chiếm của Lỗ từ mấy năm trước. Qua năm sau, Đức Khổng Tử giữ chức Tư Không, rồi thăng lên Đại Tư Khấu (Hình Bộ Thượng Thơ) coi việc hình án. Ngài đặt ra luật lệ để cứu giúp kẻ nghèo khổ, lập ra phép tắc, định việc tống táng, lớn nhỏ có trật tự, trai gái không lẫn lộn, gian phi trộm cắp không còn nữa, xã hội được an bình thạnh trị.

Sau 4 năm, Lỗ Định Công phong Ngài lên làm Nhiếp Tướng Sự (Tướng Quốc), coi việc Chánh trị trong nước. Ngài cầm quyền được 7 ngày thì tâu với vua Lỗ xin giết gian thần Thiếu Chính Mão để chỉnh đốn quốc chính.

Đức Khổng Tử giết Thiếu Chính Mão :

Thiếu Chính Mão là một nịnh thần rất nguy hiểm dưới trào Lỗ Định Công. Bấy giờ, Đức Khổng Tử đang làm quan Tướng Quốc nước Lỗ. Quý Tôn Tư, một vị Đại Thần quyền thế trong triều, nhưng luôn luôn hỏi ý kiến của Đức Khổng Tử mỗi khi có một quyết định trong công việc trị nước. Nhưng phần Thiếu Chính Mão, khi Đức Khổng Tử nói ra câu gì thì liền gièm pha khiến cho người nghe phân vân và đôi khi bị mê hoặc.

Đức Khổng Tử mật tâu với Lỗ Định Công :

- Nước Lỗ không cường thịnh lên được là vì trung nịnh không phân biệt, thưởng phạt không nghiêm minh. Thí dụ như muốn trồng lúa tốt tất phải trừ bỏ cỏ xấu. Xin Chúa công cho đem các đồ phủ việt (dùng vào việc hình) trong nhà Thái miếu bày ra ở dưới Lưỡng quán để dùng vào việc hình. Lỗ Định Công thuận cho.

Sáng hôm sau, Lỗ Định Công truyền cho các quan triều đình hội nghị để bàn việc phá thành ấp xem lợi hại thế nào. Các quan người nói nên phá, người nói không nên phá. Thiếu Chính Mão đón ý Đức Khổng Tử, nói rằng :

- Phá thành có 6 điều tiện :

1/. Để tôn trọng quyền vua không ai bằng.
2/. Để tôn trọng cái quyền thế Đô thành.
3/. Để ức quyền tư môn.
4/. Để khiến cho kẻ gia thần lộng quyền không chỗ nương cậy.
5/. Để yên lòng 3 nhà : Mạnh, Thúc, Quý.
6/. Để khiến cho các nước nghe việc nước Lỗ ta làm mà phải kính phục.
Đức Khổng Tử tâu với Lỗ Định Công :

- Thành ấp nay đã thế cô còn làm gì được, huống chi Công Liễm Dương vẫn có lòng trung với vua, sao dám bảo là lộng quyền. Thiếu Chính Mão dùng lời nói khéo để làm loạn chánh trị, khiến vua tôi ly gián, cứ theo phép thì nên giết.

Các quan trong triều tâu :

- Thiếu Chính Mão là người danh giá ở nước Lỗ ta, dầu có nói lầm đi nữa cũng chưa đến tội chết.

Đức Khổng Tử lại tâu với Lỗ Định Công :

- Thiếu Chính Mão là người dối trá mà lại biện bác, làm cho người ta mê hoặc. Nếu không giết đi thì việc chánh trị không thi hành nổi. Xin Chúa Công cho đem phủ việt ra để trị tội. Đức Khổng Tử truyền cho lực sĩ trói Thiếu Chính Mão đem đến Lưỡng quán mà giết đi. Các quan trong triều đều sợ hãi, xám xanh cả mặt. Ba nhà : Mạnh, Thúc Quý, trông thấy cũng đều kinh sợ.

Từ khi giết xong Thiếu Chính Mão, Lỗ Định Công và 3 nhà Mạnh, Thúc, Quý mới một lòng nghe theo lời của Đức Khổng Tử. Nhờ vậy, Đức Khổng Tử chỉnh đốn kỷ cương trong nước, dạy dân những điều lễ, nghĩa, liêm, sĩ, nên dân không còn nhiễu loạn mà chánh trị mỗi ngày một hay.

Ba tháng sau, phong tục biến cải cả : Các nhà buôn gà và heo không dám nhồi cám để dối người mua; trong khi ra đường, trai gái đi phân biệt nhau, không hỗn loạn, thấy của rơi ngoài đường thì không ai lượm, người nước khác du lịch đến nước Lỗ được tiếp đãi tử tế, không để cho thiếu thốn. Dân nước Lỗ có làm một bài ca để tán tụng công đức của Khổng Tử.

Bài ca ấy được truyền tụng sang nước Tề. Tề Cảnh Công lo ngại nói rằng :

- Nước Lỗ biết dùng Khổng Khâu ắt nên nghiệp Bá, tất họa đến nước Tề, ta biết làm thế nào?

Quan Đại Phu Lê Di tâu rằng :

- Chúa Công lo nước Lỗ biết dùng Khổng Khâu, sao không lập cách ngăn đi.

Tề Cảnh Công nói :

- Nước Lỗ giao quyền chánh trị cho Khổng Khâu, ta dùng cách gì mà ngăn trở được?

Lê Di tâu:

- Tính con người ta, hễ được cường thịnh tất sanh lòng kiêu mạn. Xin Chúa Công lập một Bộ Nữ Nhạc mà đem dâng vua Lỗ. Vua Lỗ mà nhận Bộ Nữ Nhạc tất sanh lười biếng mà chán Khổng Khâu. Bấy giờ tất Khổng Khâu phải bỏ nước Lỗ mà đi, Chúa Công mới có thể ngồi yên được.

Quả vậy, Lỗ Định Công, không nghe lời can gián của Đức Khổng Tử, nhận Bộ Nữ Nhạc thì mê say theo, bỏ bê việc triều chánh, có khi luôn 3 ngày không ra coi triều, mọi việc đều giao cả cho Họ Quí. Đức Khổng Tử can gián vua Lỗ nhiều lần nhưng không được, lại có thể bị hại vì lời gièm siễm của bọn gian thần.

Do đó, trong ngày Lễ Tế Giao, vua Lỗ không nhìn đến, cũng không đem phần thịt tế biếu cho các quan Đại Phu. Đức Khổng Tử nhân việc lỗi nhỏ của vua Lỗ mà xin từ chức, bỏ nước Lỗ đi chu du các nước chư hầu.