Thursday 31 May 2012

Bắt đầu của một kết thúc cho đảng Cộng Sản Trung Quốc?

Việt Nguyên

LTS: Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston.

“Chưa bao giờ tình hữu nghị Mỹ-Trung thắm thiết như ngày hôm nay”. Tôi đã phải bật cười khi nhìn bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton, người luôn luôn có bộ mặt đăm đăm không cười, nói một câu khôi hài duyên dáng sau chuyến viếng thăm Trung cộng đầu tháng 5 năm 2012. Nhà thơ T.S. Elliot có câu nổi tiếng: “Tháng 4 là tháng độc ác nhất trong năm”. Tháng 4 năm 2012 không tử tế lắm với xã hội hài hòa của Hồ Cẩm Ðào và sao quả tạ chiếu xuống phơi bày bộ mặt trái đảng Cộng Sản Trung Quốc từ trong ra ngoài. Tháng 4, 2012, chẳng những bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa căng thẳng mà Trung Cộng còn phải đối phó với các quốc gia khác; các nhà đấu tranh môi sinh chiếm tòa đại sứ Trung Cộng ở Quito, cộng hòa xích đạo Ecuador, biểu tình chống Trung Cộng xây đập nước Myitsone ở Bắc Miến Ðiện, công nhân hãng dầu Trung Hoa bị bắt cóc ở Sudan và biển Ðông vẫn tiếp tục dậy sóng với sự khiêu khích của Hải quân Trung Cộng. Tự hào về cách dùng quyền lực mềm mỏng, chính quyền Trung Cộng cũng đã bị phản đối mạnh mẽ ở Luân Ðôn ngày hội báo chí, họ bị các nhà văn quốc tế phản đối mạnh mẽ về vấn đề kiểm duyệt báo chí và thông tin ở Trung Hoa.

Biến cố Trùng Khánh 

Giao đoạn chuyển tiếp yên ổn từ Giang Trạch Dân qua Hồ Cẩm Ðào không thấy đến cho tân Hoàng Ðế Tập Cận Bình và Tướng Lý Khắc Cương trong năm 2013 qua kỳ đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 18, 91 năm thành lập đảng, vào Mùa Thu năm nay. Các nhà quan sát thời cuộc đã xem biến cố Trùng Khánh là biến cố quan trọng nhất kể từ biến cố Thiên An Môn năm 1989. Ngày 14 tháng 3 được nhớ là ngày đàn áp đẫm máu ở Tây Tạng trước kỳ thế vấn hội 8 thánh 8, 2008 nay lại ngày đánh dấu biến cố Trùng Khánh. Với sự thanh trừng bí thư đảng Bạc Hy Lai, biến cố Trùng Khánh trùng với ngày lễ Kinh Trập của người Hoa, kéo dài từ ngày 5 đến ngày 20, mặt trời di chuyển từ kinh tuyến 345 độ đến 360 độ, thời tiết nóng, sâu bọ thức dậy. Biến cố Trùng Khánh cho cả thế giới thấy sâu bọ làm người. Câu chuyện bắt đầu từ ngày 6 tháng 2, khi Vương Lập Quân cảnh sát trưởng Trùng Khánh, chạy 200 dặm từ Trùng Khánh đến Thành Ðô ở Tứ Xuyên, vào tòa lãnh sự Mỹ trú ẩn. Cả hai phía Hoa Kỳ và Trung Cộng cho đến nay đều không tiết lộ chi tiết. Hoa Kỳ nói họ Vương đến tòa lãnh sự có hẹn trước và ngày hôm sau tự ý rời lãnh sự nhưng cảnh sát công an đứng đợi sẵn để bắt giam ông Vương. Quốc Hội Hoa Kỳ đã la ó, phàn nàn tòa lãnh sự đã bỏ lỡ cơ hội khai thác tài liệu họ Vương đã đem đến trong đó có nhiều chi tiết về chín ông hoàng trong Bộ Chính Trị trung ương đánh nhau tranh quyền. Tất cả câu chuyện từ cảnh sát trưởng họ Vương cho đến Bí Thư Bạc Hy Lai đến bà Cốc Khai Lai vợ ông Bạc đầu độc thương gia Neil Hywood cho đến nay đều đến từ tin đồn và giống như những tin đồn của những cuộc đảo chánh “thật giả khó phân”. Trong tin đồn thật có câu chuyện tranh chấp quyền hành giữa Bạc Hy Lai và Bộ Chính Trị trung ương với tham vọng thành một trong chín ông hoàng trong kỳ đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc sắp đến. Câu chuyện tham nhũng của họ Bạc, lương cán bộ có con đi học trung học Harrow ở Luân Ðôn, vào trường Oxford và Harvard, lái xe Porch, là câu chuyện bình thường của cán bộ cộng sản. “Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” vừa cướp đêm lẫn cướp ngày là bí thư đảng cộng sản ai cũng rõ. Chuyện buôn bán giữa bà Cốc Hy Lai với tình nhân người Anh cũng chưa có bằng cớ chính xác có tin đồn họ Vương đã đưa tài liệu vì vậy bị Cốc phu nhân hăm giết. Ông Neil Hywood, mang tiếng thương gia nhưng không tiền, nên bị nghi là gián điệp cơ quan phản gián MI6 vì lái xe Porche mang bảng số 007 nhưng tài ba không bằng James Bond nên cái chết bị nghi là đầu độc chứ không vì rượu hồi tháng 11 năm 2011. Cả đời không biết uống rượu, sau khi chết xác bị thiêu ngay nên sự nghi ngờ đầu độc có thể tin nhưng chính quyền Anh phủ nhận ông Hywood là gián điệp. Tin đồn còn cho là chỉ huy quân đội Trùng Khánh Chu Dung Khang và họ Bạc âm mưu đảo chính chính quyền Bắc Kinh. Họ Bạc biến mất sau cuộc thanh trừng. Tình, tiền, thù, chuyện không có gì lạ trong thời chế độ quân chủ chuyên chế từ Pháp với bà Medicis qua Anh với Lady McBeth cho đến Tàu đời nhà Hán 202 trước Thiên Chúa, khi Vương Thái Hậu nắm quyền, cậu vua con có nàng hầu eo nhỏ, người mỏng manh nhẹ như con chim se sẻ nhảy trên bàn tay đô lực sĩ, sau bà đầu độc giết con thành lệ truyền xuống sau nghìn năm đến thời Từ Hy Thái Hậu. Bạc Hy Lai là người có hai bộ mặt. Những người ủng hộ họ Bạc gọi ông là “người hùng ngã ngựa” vì đương đầu với Hồ-Ôn, những nhà tranh đấu nhân quyền tố cáo Vương Lập Quân làm việc cho họ Bạc đã giết trên 2,000 người không đem ra tòa từ đảng viên tham nhũng hối lộ, đối lập và giết tù nhân kể cả tù nhân Pháp Luân Công bán nội tạng nhiều hơn các thành phố khác. Hai sự kiện rõ rệt sau những tin đồn: Lãnh tụ địa phương làm loạn, đạp trên luật lệ (điều không có gì lạ với những ông quan thời cộng sản) và khác biệt chính trị. Trùng Khánh là một trong 4 thành phố trung ương tập quyền ở Trung Hoa ngoài Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân. Trong thập niên 1930 và 1940, Trùng Khánh là nơi chế tạo vũ khí cho Quốc Dân Ðảng, hiện nay Trùng Khánh là trung tâm kinh tế 32 triệu dân ở vùng Tây Nam Trung Hoa. Mô hình Trùng Khánh bắt đầu từ năm 2007 khi Bạc Hy Lai về làm bí thư (sau khi ông bố, một trong Bát Ðại lão của Mao Trạch Ðông, mất cùng năm) được cả nước chú ý nhất là những năm sau này. Hai mươi năm trước, khi Tổng Bí Thư Ðặng Tiểu Bình thăm các tỉnh miền Nam kêu gọi phải cải tổ nhanh hơn thì kinh tế đã phát triển mạnh, công ty quốc doanh được tư nhân hóa nhưng lại sinh ra thất nghiệp, lạm phát, cán bộ cướp nhà cướp đất, sự gia tăng khác biệt giữa người giàu và nghèo gia tăng. Trung Hoa phải đối diện với ba ngọn núi mới “học phí cao, giá nhà gia tăng quá mức và chi phí y tế không kham được”. Ðến thời Hồ Cẩm Ðào và Ôn Gia Bảo, họ chỉ lo củng cố địa vị, nói cải tổ chính trị nhưng không thực hiện, vẫn một đảng Mafia. Thủ Tướng Ôn Gia Bảo có một bộ mặt thân thiện với các chính quyền Âu Mỹ nhưng là cánh tay mặt của Hồ Cẩm Ðào. Mô hình Trùng Khánh bắt đầu năm 2007, trùng với khủng hoảng kinh tế thế giới, khác với mô hình Bắc Kinh. Mô hình kinh tế Trùng Khánh nhắm vào sự đầu tư thương mại và phát triển, nhắm vào bình đẳng, cán bộ được khuyến cáo “ăn, sống và làm việc giống như dân”, chống các tội ác có tổ chức, mọi người được khuyến khích phát biểu ở các buổi họp công cộng. Các quan sát viên thế giới công nhận mô hình Trùng Khánh là một cải tổ sâu rộng nhất từ ngày Mao Trạch Ðông chết năm 1978. Mô hình Trùng Khánh luôn luôn thay đổi, nhắm vào công lý, phân chia đất đai, dân được cấp bằng khoán đất, giá nhà chung cư không đắt đỏ, các công ty thương mại nhắm chiều hướng toàn cầu. Ngày 18 tháng 3 năm 2012, ủy ban cải tổ Bắc Kinh do nhóm “tân tả” nhắm vào tư hữu hóa giáo dục, xe hỏa, y tế, truyền thống, điện lực, v.v... đã nhắm vào Trùng Khánh. Với dáng điệu đẹp trai, Bạc Hy Lai là một cái gai cho Bắc Kinh nhất là đối với hai bí thư. Trùng Khánh tiền nhiệm Vương Dương đương kim tỉnh trưởng Quảng Ðông sẽ là 1 trong 9 ông hoàng và Hẹ Quốc Giang giám đốc kỷ luật của đảng cầm đầu cuộc điều tra vợ chồng họ Bạc. Thủ Tướng Ôn Gia Bảo họp báo ngày 14 tháng 3, 2012 sau hai buổi họp ở Quốc Hội và hội nghị chính trị đã công nhận sự thành công của Trùng Khánh nhưng sau đó đổi giọng chỉ trích Bạc Hy Lai dính líu với cách mạng văn hóa. Họ Ôn không cho ký giả đặt câu hỏi. Cùng ngày công an đến Trùng Khánh. Ngày 15 tháng 3, Phó Thủ Tướng Giang đến Trùng Khánh cách chức họ Bạc. Không khí chính trị giống như biến cố Lâm Bưu năm 1971. Tin tức được lựa chọn hay giả tạo được phóng ra cùng lúc, các tin tức của New York Times, Financial Times và Wall Street Journal cũng như Ðại Kỷ Nguyên (Epoch Times của Pháp Luân Công) loan tin không khác các báo và tin mạng lưới của chính quyền Trung Cộng. Ðặc biệt là mạng Weibo bị đóng nhưng mạng tin chống chính quyền vẫn bị cấm của Pháp Luân Công ngày hôm đó lại không bị chận. Có lẽ đảng Cộng Sản Trung Quốc muốn cho thấy bộ mặt xấu của Bạc Hy Lai giết đệ tử Pháp Luân Công nhưng ai cũng hiểu Hồ Cẩm Ðào và Ôn Gia Bảo đối xử độc ác với đối lập không kém Bạc Hy Lai. Các nhà đấu tranh nhân quyền Biến cố Trùng Khánh đưa bộ mặt cướp đất cướp tiền của đảng Cộng Sản Trung Quốc ra ánh sáng chưa hết dư âm thì bộ mặt cướp quyền làm người, cướp quyền sống của đảng Cộng Sản Trung Quốc lại được đưa ra công chúng trước ngày bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton đến Bắc Kinh qua vụ Luật Sư Trần Quang Thành (Chen Guangcheng). Tin tức về Trần Quang Thành rõ hơn vụ Bạc Hy Lai, không phải là tin đồn. Nhà luật sư mù từ nhỏ sau một cơn sốt (có lẽ biến chứng bệnh viêm màng óc) năm nay 41 tuổi, tự học luật sau khi hành nghề Ðông y sĩ, được đảng ca ngợi đưa ra làm gương học tập nhưng đảng trở mặt bỏ tù 4 năm về tội “phá hoại tài sản công“ “tụ tập cản trở lưu thông” năm 2006. Ra khỏi tù, Trần Quang Thành bị giam tại gia từ 2010. Họ Trần làm đảng cộng sản khó chịu khi yêu cầu Thủ Tướng Ôn Gia Bảo phải bảo vệ an ninh cho vợ con ông và cho Ôn Gia Bảo “một cơ hội chót cải tổ hệ thống chính trị độc đảng”. Ngày 22 tháng 4 năm 2012, Trần Quang Thành đợi đến tối lén ra khỏi nhà, leo tường trốn, trước đó ông đào hầm nhưng thất bại. Nhờ nhóm đấu tranh nhân quyền giúp, nhà đấu tranh nhân quyền cho phụ nữ và chống ép phá thai Trần Quang Thành đến tị nạn tại Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh cách 300 dặm.

Trần Quang Thành đã nổi tiếng năm 2007, được giải nhân quyền Ramon Magsaysay thường được gọi là giải Nobel Hòa Bình của Châu Á và là một trong 180 người, được tuần báo Time chọn, thay đổi bộ mặt thế giới. Ngày phát giải vợ của Trần Quang Thành, là Hu Jia bị lấy thông hành, điện thoại di động bị tịch thu. Giống như trường hợp của Lưu Hiểu Ba, không ai đại diện Trần Quang Thành nhận giải, chiếc ghế bị bỏ trống.

Sau 6 ngày thương lượng, Luật Sư Trần Quang Thành được đưa ra khỏi Tòa Ðại Sứ Mỹ đến chữa bệnh tại một bệnh viện ở Bắc Kinh và sẽ đi du học Hoa Kỳ trái với ước muốn của anh nhưng đây là một thất bại của bà Clinton. Thủ Tướng Ôn Gia Bảo được giữ mặt mũi bằng cách chứng minh cho thế giới biết Trần Quang Thành chỉ bị chính quyền địa phương quấy nhiễu, đẩy được những nhà đấu tranh nhân quyền ra khỏi nước là ước muốn của đảng cộng sản. Ra ngoại quốc, theo thời gian tiếng nói các nhà đấu tranh tắt dần như trường hợp Ngụy Kính Sinh, linh hồn bức tường dân chủ, đến Mỹ năm 1997 nay ở trong bóng tối, sống nhờ trợ giúp bạn bè, tiền đọc diễn văn. Ða số những nhà lưu vong vắng tiếng vì thiếu lãnh đạo.

Vương Lập Quân trong cơn khủng hoảng chạy vào tòa lãnh sự, Trần Quang Thành vào tòa đại sứ có tính toán. Con đường vào tòa lãnh sự không phải là con đường tị nạn khỏi Trung Cộng, không chuyến máy bay nào có thể rời khỏi Bắc Kinh qua vòng vây cảnh sát. Trong quá khứ, chỉ có một người trốn vào tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh được đưa ra khỏi nước sau 13 tháng ở căn phòng chung cư dưới hầm tòa đại sứ.

(Có hai khu nhà của tòa đại sứ, một ở bên trong và một vòng ngoài dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh, khi vụ Trần Quang Thành xảy ra người ta không thấy cảnh sát bao vây chung cư bên ngoài nên đã biết Trần Quang Thành ở chung cư dưới hầm.) Giáo Sư Phương Lệ Chi (Fang Lizhi) một ngày sau thảm sát Thiên An Môn, trốn vào tòa đại sứ Mỹ. Sau 13 tháng điều đình, để gỡ mặt mũi cho Ðặng Tiểu Bình, Tiến Sĩ Kissinger yêu cầu giáo sư Fang viết tờ tự khai, bản tự khai của ông không có nghĩa nhận tội, giúp Hoa Kỳ đưa ông qua Anh, từ Anh về Arizona làm giáo sư Vật lý không gian. Giáo Sư Fang gia nhập đảng cộng sản, đảng viên xuất sắc nhưng cũng bị tố trong kỳ cách mạng văn hóa, đi học tập cải tạo ở vùng mỏ than, ông học lý thuyết vật lý không gian sau khi cải tạo vì chỉ có ngành này mới theo đuổi được mà không cần dùng đến vật liệu trong thời kỳ cộng sản. Làm viện trưởng viện kỹ thuật khoa học ở An Huy trong thời Ðặng Tiểu Bình khi ông này chủ trương “Hiện đại hóa với đặc tính Trung Hoa” (có nghĩa là hiện đại với quyền lợi đảng, không chia sẻ đều cho mọi người) ông giáo sư đã nhái hỏi sinh viên: “Liệu các anh có tin Vật lý với đặc tính Trung Hoa?” Vì những câu nói châm chọc như vậy năm 1987 ông bị đuổi ra khỏi đảng, ngược lại ông trở nên nổi tiếng trong giới trí thức khắp nơi trong nước.

Giáo Sư Phương Lệ Chi, Lưu Hiểu Ba, Hồ Bình, Trần Quang Thành thuộc giới trí thức đấu tranh nhân quyền có chung một đặc điểm: Bắt đầu với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, vào đảng cộng sản rồi về sau cảm thấy cay đắng vì lý tưởng bị phản bội, họ chỉ trích chế độ rồi bị ở tù hay bị đày lưu vong nước ngoài. Riêng Giáo Sư Phương Lệ Chi, khoa học đã dẫn ông vào con đường tranh đấu nhân quyền vì năm lý do: 1. Khoa học bắt đầu bằng sự nghi ngờ, nhờ nghi ngờ khoa học tiến bộ trong khi đám đảng viên của Mao Trạch Ðông chỉ có một niềm tin cứng ngắc Marx Lenin lỗi thời. 2. Khoa học dựa vào những phán đoán độc lập không phán xét một cách hồ đồ như những con người cộng sản. 3. Khoa học bình đẳng đưa đến xã hội bình đẳng. 4. Khoa học cần tin tức, cần thông tin dự kiện chính xác đầy đủ không bị giấu nhẹm như tin tức tuyên truyền cộng sản. 5. Khoa học tìm ra sự thật, sự thật được phơi bày, sự thật như nhân quyền, phổ thông ở khắp nơi không thay đổi vì chính trị. Nhờ Giáo Sư Phương Lệ Chi mà từ cuối thập niên 1980 chữ nhân quyền được dân Trung Hoa biết đến và nhân quyền phổ thông từ miệng người dân qua đến mạng lưới thông tin. Sau ngày thảm sát Thiên An Môn 4 tháng 6 năm 1989, Giáo Sư Phương Lệ Chi bị đảng cộng sản Trung Quốc xem là “bàn tay đen” nổi tiếng nhất trong giới trí thức cần phải bịt miệng ngược lại những năm gần đây Luật Sư Trần Quang Thành nổi tiếng trong giới bình dân. Giáo Sư Phương Lệ Chi mất ở Arizona Hoa Kỳ ngày 6 tháng 4 năm 2012, ông vẫn mang trên vai bản án chống phá cách mạng.

Ngày bà Ngoại Trưởng Clinton rời Bắc Kinh, báo chí của chính quyền Trung Cộng hậm hực với ông Gary Locke “chính đại sứ là kẻ gây rối loạn”. Trong vụ Trần Quang Thành, ông đại sứ Hoa Kỳ kín tiếng, nhưng hình ảnh ông tân đại sứ Mỹ gốc Hoa mang ba lô, tự mua ly cà phê Starbucks ở phi trường không cận vệ không người hầu hạ khác hẳn các ông quan cộng sản ở Bắc Kinh, đã in đậm vào lòng dân Trung Hoa thèm khát dân chủ. Ly cà phê Starbucks màu nhiệm đã kéo cựu Chủ Tịch Giang Trạch Dân 85 tuổi ra ánh sáng sau nhiều tin đồn đảng Cộng Sản Trung Quốc dấu tin ông đã chết. Mỗi sáng trước khi đến bệnh viện tôi ghé qua Café Starbucks, nhưng tôi không ngờ ly cà phê trên tay ông đại sứ Gary Locke lại nguy hiểm cho đảng Cộng Sản Trung Quốc hơn là viên thuốc của Bạc phu nhân đầu độc ông Neil Hywood!

Việt Nguyên

Hoa Kỳ chuyển hướng sang châu Á

31 tháng 5, 2012
Hoa Kỳ sẽ triển khai tàu chiến thân cạn tới Singapore
Trước chuyến thăm đầu tháng 6/2012 tới Singapore, Việt Nam và Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta đã nói đến mục tiêu tăng cường quan hệ truyền thống với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Philippines, và xây dựng "đối tác mạnh mẽ" với các nước Đông Nam Á.


Tình hình Biển Đông và Đối tác xuyên Thái Bình Dương là hai chủ đề Hoa Kỳ nêu ra những năm gần đây nhằm thúc đẩy quan hệ với các nước trong vùng, gồm Việt Nam.
BBC Tiếng Việt phỏng vấn Tiến sĩ Ian Story, chuyên gia về Biển Đông tại Singapore và Tiến sĩ Jonathan Chow từ Viện Nghiên cứu Chính sách Asan tại Seoul, Hàn Quốc về hai chủ đề này.

Ian Storey: Chính quyền Obama đã có một chính sách mới mà họ gọi là ‘xoay chiều’, hay cân bằng lại các lực lượng quân sự, chuyển trọng tâm từ Trung Đông, có thể là cả từ châu Âu sang châu Á, và điểm đến chính của Mỹ có thể là Đông Nam Á chứ không phải Đông Bắc Á.
Thực chất, điều này có nghĩa là sự hiện diện của Hoa Kỳ về quân sự tại Đông Nam Á sẽ tăng lên, sẽ có nhiều tàu chiến của Hải quân Mỹ tới đây, và họ cũng tăng cường sự hỗ trợ về năng lực quân sự cho các nước Đông Nam Á như Philippines.
Cả Singaporte và Úc đều là những đối tác trọng yếu của Hoa Kỳ. Úc là đồng minh có hiệp ước quân sự với Mỹ. Singapore không phải đồng minh ở mức có hiệp ước nhưng là một đối tác chiến lược gần gũi. Ngoài ra, Singapore luôn có quyền lợi đặt vào nguyên tắc tự do hàng hải và sự ổn định tại Biển Đông vì họ là quốc gia thương mại. Singapore phụ thuộc nhiều vào nhu cầu đảm bảo tuyến hải hành qua Biển Đông được an toàn.
Hoa Kỳ sẽ triển khai tới bốn tàu chiến thân cạn (littoral combat ship) tới Singapore. Chiếc đầu sẽ đóng ở đó trong 10 tháng của năm 2013. Đây là một phần của chiến lược trấn an các đồng minh của Mỹ tại châu Á rằng Hoa Kỳ sẽ luôn có mặt để duy trì ổn định trong vùng. Tại Úc, đây không phải là một đơn vị đông đảo. Ban đầu chỉ có 250 quân, sau đó đến 2016 sẽ có chừng 2500 thủy quân lục chiến. Mục đích là để thủy quân lục chiến Mỹ luân chuyển qua vùng Đông Nam Á thường xuyên và tham gia vào các đợt tập luyện chung.
Jonathan Chow: Hoa Kỳ bên cạnh thỏa thuận gần đây với Úc để luân chuyển tới 2500 Thủy quân lục chiến tới Darwin là dấu hiệu của quan hệ sâu nặng thêm của hai bên, còn có tập luyện hải quân chung với Việt Nam vào tháng 8/2010 và tháng 7/2011, có tập trận chung với Campuchia hàng năm mà lần đầu xảy ra năm 2010.
Thỏa thuận gần đây giữa Hoa Kỳ và Singapore để cử bốn tàu chiến thân cạn tới Singapore và tăng cường tập trận hai bên, nâng cấp hợp tác quân sự với Malaysia, Indonesia và Brunei đều là những bước tiến triển nhằm thực hiện mục tiêu bổ sung thêm cho các liên minh quân sự đã có rất chặt chẽ của Hoa Kỳ với Philippines và Thailand.

Luật Cưỡng

Xứ định huớng Thiên Đường
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Luật số 1: Chúng mày không được làm Luật. Chúng tao làm luật.
Luật số 2: Chúng mày không được làm chính trị, không được lập đảng lập phái,
                 khi không được phép.
Luật số 3: Chúng mày không được nói, không được viết, 
                 không được blog, khi không được phép.
Luật số 4: Chúng mày phải yêu chúng tao.
Luật số 5: Chúng mày phải lấy lao động là vinh quang.
Chúng mày phải làm việc. Chúng mày phải hy sinh. Chúng mày phải đóng thuế.
Chúng mày phải yêu nước theo kiểu của chúng tao
và chúng mày phải nhớ yêu nước là yêu đảng.
Khi nào chúng mày thấy bực mình vì những Luật trên,
thì phải nhớ đảng chúng tao đã hy sinh biết bao xương máu của chúng mày
để cướp được và xây dựng 1 chính quyền - là Chúng Tao - rất là của Dân do Dân vì Dân.
Do vậy: 
Luật quan trọng nhất: chúng mày phải câm họng.
Chúng mày không được nghĩ.
Không được so sánh, không được chọn lựa, không được biểu tình.
Không được sống trên dất của chúng mày.
Không được tụt... quần, khi không được phép.
Chúng mày chỉ cần lao động cật lực và sống "hạnh phúc" 
trong xã hội "tiên tiến" mà chúng tao muôn năm lãnh đạo.
Chúng ta đang tiến nhanh tiến mạnh,
chắc chắn... mai mốt chúng ta sẽ lên được nước Thiên Đường.
Trích văn bản giải thích Bộ Luật Bất thành Văn 
cập nhật ngày 30-05-2012.
của Ban Lập Pháp-Tư Pháp-Hành Pháp,
Bộ Chính Trị.
***
- yêu nước là yêu tạo, tuân thủ luật của tao;
- luật là cái miệng tao nè !
- theo tao thì sống, chống tao thì chết !
- tụi bây được tự do làm nô lệ;
- tụi bây được tự do ăn chơi, hút sách, trụy lạc thỏa thích;
tự do đứng đường, xuất khẩu lao động, sau khi chêm tiền cho tao, và chêm dài dài;



Hai mẹ con khỏa thân giữ đất ở Cần Thơ Video

30/5/12 http://youtu.be/0AJtVmcogOk

Tôn Giáo và cái ách cộng sản

  1. Tôn Giáo và cái ách cộng sản
  2. Tôn giáo và cái ách cộng sản (2)
  3. Tôn giáo và cái ách cộng sản (3) 
  4. Tôn giáo và cái ách cộng sản (4?)    Cộng sản và đạo thờ ông bà
  5. Tôn giáo và cái ách cộng sản (5) 
  6. Tôn giáo và cái ách cộng sản (6) 

    ***

    - vietnamexodus - Tôn giáo và cái ách cộng sản:
    - http://www.thegioimoionline.com/tm.php?recordID=2612

    ***
    - Có nên lật lại lịch sử ?
    - Đặng Chí Hùng: “Đôi lời tâm sự”
    - Đọc thêm: Thì ra là vậy!
    -

    Giết bạn rồi khoe mẹ: "Con đâm chết nó rồi"

    Wednesday, 30 May 2012 16:41

    Cali Today News – Một vụ án đau lòng không chỉ là vì một thiếu nữ trẻ tuổi bỏ mạng mà còn là giá trị đạo đức của giới trẻ Việt Nam ngày càng xuống cấp. Sự lạnh lùng của cô gái trẻ sau khi giết chết bạn vẫn còn bình tĩnh gọi điện kể cho mẹ nghe thì quả là những tay sát thủ máu lạnh cũng phải nể nang. Sự việc như thế nào? Mời quý vị theo dõi bài viết chúng tôi trích đăng từ PLVN để rõ được sự tình.

    Nửa năm kể từ cái ngày đau buồn ấy, nhiều khi đến trường nhìn lại hành lang lớp học nơi bạn mình đã bị đâm gục chết tại chỗ không lời trăng trối, nhiều nữ sinh Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) bất chợt mắt lại đỏ hoe...

    Bạn học kiêm “bà chủ”
    Gian nhà lá nhỏ, đơn sơ của nạn nhân Lê Thị Thu Thảo (SN 1996) nằm heo hút trong ấp Thân Đức (xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành). Co mình né mưa trò chuyện trong ngôi nhà rộng chưa đầy 10m2 dột nát, chị Võ Thị Hồng Tươi (SN 1978, mẹ của Thảo) rưng rưng nước mắt khi nói về con mình. Dù mới 16 tuổi nhưng là chị cả của 2 người em thơ dại nên từ nhỏ Thảo đã sớm đảm đang, tháo vác; luôn lo lắng, chăm sóc cho em mình trong những khi cha mẹ đi làm vất vả.
    Nữ sinh xấu số Lê Thị Thu Thảo (bên trái)
    Nhà nghèo, dù cha mẹ Thảo đã cố gắng làm việc quần quật suốt ngày cũng không đủ tiền lo cho 3 người con đang tuổi ăn tuổi học nên chị em Thảo thường xuyên phải ăn cơm với muối tiêu hoặc kho khô quẹt qua ngày. Để kiếm thêm tiền phụ giúp gia đình, Thảo xin mẹ mang lá dừa về đan nón vào mỗi tối học bài xong. Tuy thu nhập mỗi ngày chưa được 10 ngàn nhưng có bao nhiêu bé gái đều đưa cho mẹ để dành đóng tiền trường lớp cho chị em mình.

    Mẹ của Thảo xót xa tâm sự: “Con nhỏ giỏi giang, lễ phép lắm nên cả xóm này ai cũng thương. Mỗi ngày nó đều đưa rước em nó đi học rồi nấu cơm cho 3 chị em ăn. Nó sợ tôi đi làm về mệt mỏi nên bao nhiêu công việc nhà đều giành làm hết, từ quét dọn, giặt đồ tới dạy em nó học. Phụ tôi làm việc suốt ngày vậy chứ nó học hành rất đàng hoàng, 9 năm liền đêu đạt thành tích học sinh giỏi”.

    Một trong những người bạn thân học chung cấp 2 của Thảo có Trần Thị Cẩm Thu (SN 1996, ngụ ấp Tân Phú, xã Tân Hương), “con gái rượu” của một chủ trường gà “có máu mặt” tại huyện Châu Thành. Do gia cảnh giàu có, lại được cha mẹ dung dưỡng, cưng chiều nên từ nhỏ Thu đã không xem ai ra gì. Ngày xưa Thu thường đến rước Thảo đi học bằng chiếc xe tay ga mới cáu vốn là niềm ước ao của bao người ở quê nghèo, làm ai nhìn thấy cũng mừng thầm cho Thảo vì “có được cô bạn tốt”.
    Song lợi dụng mình có nhiều tiền nên Thu thường hay khoe khoang và sai vặt Thảo chẳng khác một “nô tì”. Mang tiếng bạn thân mà không được coi trọng, cộng với mặc cảm về gia đình mình nên không bao lâu, Thảo quyết định không chơi với cô bạn kênh kiệu này nữa. Điều này khiến Thu vô cùng tức giận vì “không phải ai cũng có được cái phước để chơi với tao đâu”.

    Án mạng giờ ra chơi
    Vào học cấp 3 tại Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tuy không còn học chung lớp nữa nhưng nỗi ấm ức về “con bạn thân ngu ngốc” vẫn còn sôi sục trong lòng “bà chủ”, cộng với việc càng lớn Thảo càng xinh đẹp, được mọi người hết lời khen và yêu mến nên “nữ quái” quyết định “dạy dỗ con nhỏ một bài học cho biết mặt”.
    Thực hiện kế hoạch này, tối 11/11/2011 Thu đã nhắn tin lại cho Thảo với nội dung giảng hòa, nói dối rằng “mình rất hối hận về những việc làm đã qua và mong muốn tình bạn của hai đứa được trở lại thắm thiết như ngày nào”. "Nữ quái" đã hẹn Thảo sáng mai gặp mặt trước lớp vào giờ ra chơi và “mình cho bạn tát một cái xem như đó là lời xin lỗi của mình”.

    Tưởng bạn mình đã thật sự hối lỗi nên sáng hôm sau như đã hẹn, sau khi chuông ra chơi vừa rung lên, vào lúc 8h45, Thảo hớn hở chạy lên lớp tìm cô “bạn thân”. Thấy bạn đang đứng ngoài hành lang, Thảo bước đến tát nhẹ một cái như bạn đã yêu cầu rồi nở nụ cười. Theo những học sinh chứng kiến tại hiện trường lúc đó, Thảo tát “bà chủ” rất nhẹ rõ ràng là nựng yêu nhưng không hiểu vì sao “nữ quái” bất giác nổi nóng và lớn tiếng với Thảo khiến nữ sinh này rất đỗi ngạc nhiên.

    Sau ít phút lời qua tiếng lại, cả hai nhào vô xô xát. Trong lúc đánh nhau, “bà chủ” cắn tay Thảo rồi rút từ trong người ra một con dao huơ khắp nơi gây ra vết xước trên cổ nạn nhân. Sau đó nữ quái rướn người lên với vẻ mặt hung hãn, vung dao vào đùi trái của bạn. Vết dao oan nghiệt làm đứt động mạch chủ.

    Quá sợ hãi, nạn nhân kêu cứu bạn bè thì nhận được ánh mắt vô hồn hung hãn của Thu. "Nữ quái" này lăm lăm con dao trên tay hăm dọa: “Đứa nào ngon nhảy vô cứu nó”. Lời đe dọa này khiến không ai dám bước đến đưa nạn nhân đi cấp cứu, khiến máu tuôn ra mỗi lúc một nhiều hơn, thấm đẫm cả bộ áo dài trắng tinh tươm. Mãi đến khi các giáo viên phát hiện ra sự việc, lao đến can thiệp thì nạn nhân mới được “giải cứu”.
    Sau khi đám đông được giải tán, hung thủ được thầy cô đưa xuống phòng giám thị. Những tưởng cô nữ sinh 16 tuổi này sẽ lo lắng, sợ sệt sau mọi chuyện mình đã gây ra, đằng này Thu lại thản nhiên cho biết: “Em đâm ở chỗ đó nó không có chết đâu, thầy cô đừng có lo”. Song do mất máu quá nhiều, từ trạm y tế Tân Hiệp, nạn nhân được chuyển gấp xuống bệnh viện tỉnh Tiền Giang và đã tắt thở ngay trên đường đưa đi cấp cứu.

    Tội ác được dung dưỡng
    Rất nhiều nhân chứng có mặt tại hiện trường vụ án kể lại, sau khi đâm bạn xong, Thu tức tốc điện thoại về cho mẹ mình với giọng có vẻ… hết sức phấn khởi: “Mẹ ơi, con đâm chết nó rồi”. Chính thái độ này của Thu khiến mọi người hết sức phẫn nộ, đồng thời đặt ra nghi vấn: Mẹ của hung thủ biết trước được âm mưu trả thù của con mình?.
    Một nữ sinh chung lớp với hung thủ sau này nói lại: “Hôm bữa nó vô lớp khoe với em là mẹ nó sẽ “bảo kê” cho nó. Nó ghét ai thì muốn làm gì cứ làm, dù có ra sao mẹ nó cũng bỏ tiền ra lo được, nếu ở tù thì mẹ nó ở tù giúp”. Phải chăng, chính sự cưng chiều quá mức và sự giáo dục sai lầm này của mẹ Thu đã đẩy con mình thành kẻ sát nhân không biết sợ sệt và gây ra cái chết thương tâm cho cô nữ sinh nghèo tội nghiệp?.
    Một nữ sinh chứng kiến sự việc thuật lại: “Sau khi thầy cô đưa Thảo đi bệnh viện rồi, em vào nhà vệ sinh để giặt tà áo dài dính vết máu thì thấy Thu đang rửa con dao. Sau đó nó ra ngoài hành lang đứng, lấy chính con dao đó gọt trái cây và thản nhiên ăn như không có gì”. Một nữ sinh khác chia sẻ: “Em đứng cách đó chừng 2m nên chứng kiến hết toàn bộ sự việc. Đến cả tuần sau em cũng không thể nào ngủ được vì cứ bị ám ảnh về cảnh tượng đó”.

    Đúng như lời đã hứa với con nên sau khi sự việc xảy ra, mẹ của hung thủ đã bỏ ra 100 triệu đồng để trang trải chi phí mai táng, đền bù cho gia đình nạn nhân và không quên kèm theo điều kiện viết giấy bãi nại cho cô “con gái rượu” của mình.
    Mẹ của nạn nhân nghẹn ngào chia sẻ: “Lúc đầu tôi không chịu nhận tiền và viết giấy bãi nại nên mẹ con Thu cứ điện thoại cho tôi suốt làm sếp tôi la, ảnh hưởng đến công việc. Nói mãi tôi cũng không đồng ý thì bả kêu người đến gây chuyện với tôi suốt ngày, làm cả nhà ăn ngủ không yên nên tôi phải bấm bụng đồng ý để gia đình được yên thân”.
    Ngày 22/3/2012 vừa qua, TAND huyện Châu Thành đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Đứng trước vành móng ngựa, bị cáo Thu tỏ ra không chút hối lỗi và run sợ. Căn cứ vào các tình tiết của vụ án và đơn bãi nại của gia đình bị hại, đối tượng Trần Thị Cẩm Thu bị tuyên mức án 4 năm tù giam về tội “Cố ý gây thương tích”. Khoảng thời gian thụ án này chưa biết rồi có “chữa khỏi” những quan niệm bệnh hoạn của thiếu nữ thiếu giáo dục?.
    Theo PLVN

    “Bệnh lạ” hay cách hành xử lạ? _ BSNgoc

    27 Tháng 5, 2012.
    Y Tế - Sức Khỏe:  

    Chữ “lạ” càng ngày càng xuất hiện với mật độ dày đặc trên báo chí. Khởi đầu là “tàu lạ” nay đến “bệnh lạ”. Như một blogger nói, tàu thì không lạ nhưng sự hèn hạ thì quen. Còn bệnh thì cũng không lạ, lạ chăng là cách hành xử lạ lùng và trình độ còn xa lạ với quốc tế.

    Câu chuyện “bệnh lạ” ở Quảng Ngãi làm tôi liên tưởng đến câu chuyện H5N1. Bệnh lạ xảy ra đã 3 năm nhưng các quan chức y tế và các giáo sư tiến sĩ VN không tìm ra nguyên nhân. Năm 2004, khi H5N1 hoành hành, chỉ trong vòng vài ngày, một nhóm chuyên gia của WHO và Đại học Oxford cùng với vài chuyên gia Việt Nam đã lập tức điều tra và cho ra nguyên nhân. Họ còn công bố kết quả trên tạp chí y khoa toàn cầu để cảnh báo toàn thế giới. So sánh hai sự việc cho thấy trình độ của nền y khoa VN ra sao.

    Nền y khoa trong đó – nói theo một đàn anh – bác sĩ ta không thua kém bất cứ ai trên thế giới càng ngày càng bi hài. Căn bệnh “viêm da dày sừng bàn tay bàn chân” đã xảy ra 3 năm. Hơn 200 người mắc bệnh. 21 người tử vong. Hơn một năm điều tra dịch tễ và lâm sàng. Huy động hàng trăm “chuyên gia hàng đầu” với chức danh giáo sư, tiến sĩ về dịch tễ học, da liễu, hoá sinh. Nhiều đến nổi người dân chán ngán không muốn tiếp thêm một đoàn nào nữa. Tốn biết bao tiền của của người dân, để rồi được kết quả gì? Không được gì cả. Đúng như một tờ báo thất vọng thốt lên: Một năm truy tìm “bệnh lạ” vẫn chưa rõ nguyên nhân. Kết quả đó có xứng đáng với kiểu tự sướng một nền y khoa “tài giỏi” hay không? Tôi nghĩ phải nói là một nền y khoa tồi thì mới đúng. Chỉ có một hệ thống y khoa tồi và bất tài mới tiêu tiền của dân một cách vô tội vạ như thế. Đó là bi.

    Đến hài.  Hiện tượng một em bé “gây cháy” làm nhốn nháo cả hệ thống y khoa. Chưa biết thực hư ra sao, nhưng cả một nhúm giáo sư, tiến sĩ, với những thiết bị điện tử đã “vào cuộc”. Kết quả là … không kết quả.  Không kết quả là phải thôi, vì người ta đem những thiết bị mua ở siêu thị, nhưng có lẽ Made in China, về để đo … điện từ trường. Rồi lại tốn giấy mực của báo chí, nhưng người dân cho đến nay vẫn chưa biết chuyện gì đã xảy ra. Chưa bao giờ sự hài hước lên đến cao độ như thế.

    Hai sự việc nói lên một thực tế hết sức đơn giản, đó là sự bất tài. Sự bất tài thể hiện rõ nét từ các trường y, đến bệnh viện và sau cùng là Bộ Y tế. Chưa bao giờ trong lịch sử VN, chúng ta có nhiều giáo sư tiến sĩ y khoa như hiện nay. Con số giáo sư và tiến sĩ y khoa có thể đã lên đến vài vạn. Nhưng như Gs Tuấn đã nhiều lần phân tích cho thấy mỗi năm họ chỉ cho ra khoảng 300 bài nghiên cứu! Càng nhục hơn khi biết con số đó chỉ bằng 1/4 của Thái Lan. Một sự thật khác càng nhục hơn là trong số đó gần 95% là do các đồng nghiệp ngoài giúp đỡ.  Những con số lạnh lùng đó cho thấy rất rõ ràng và thuyết phục là các giáo sư tiến sĩ VN rất kém cỏi trong nghiên cứu khoa học.

    Phải là người trong cuộc và ở trong nước mới thấy hết sự kém cỏi của các giáo sư tiến sĩ y khoa VN. Đọc qua những “nghiên cứu” của họ trên các tạp chí như Nghiên cứu Y học TPHCM, Y học Thực hành, tôi thật ngán ngẩm cho học thuật thời mạt vận. Tôi phải để hai chữ nghiên cứu trong ngoặc kép vì tôi dám chắc đại đa số những bài đó không phải là nghiên cứu. Đó chỉ là những bài kể chuyện, kể một cách nghèo nàn và linh tinh. Nhưng những bài đó “ngốn” hàng tỷ đồng Việt Nam. Ai chi trả? Xin thưa: người bệnh. Theo tôi, phải nêu vấn đề này trên công luận để công chúng biết rằng họ đang trả tiền cho các bác sĩ vi phạm y đức nhân danh “nghiên cứu khoa học”. Những đồng nghiệp nào từng đi dự hội thảo thường niên của các hội như tim mạch, thần kinh, lão khoa, chấn thương chỉnh hình … sẽ thấy tình trạng khoa học thê thảm đến độ khó cứu vãn. Trong những hội nghị đó chúng ta vẫn thấy những khuôn mặt được xưng tụng là “thầy của những bậc thầy” với những slide quen thuộc. Quen thuộc là vì đều do các công ty thuốc soạn cho họ. Có công ty còn chèn vào logo thuốc của công ty! Tôi mới dự một hội thảo và thấy có một vị “giáo sư” đình đám dùng đến 10 slide của công ty thuốc, phần còn lại là cóp nhặt từ mạng. Họ không có bất cứ một nghiên cứu gì của chính họ cả. Vì nhặt từ mạng và vì dốt tiếng Anh, tiếng Pháp nên có người phát âm thuật ngữ sai be bét. Các vị “giáo sư” lúc đó chỉ là những kẻ bán hàng hay quảng cáo hàng cho công ty thuốc. Thảm hại nhất là họ không nhận ra điều đó. Ngược lại, họ nghĩ rằng họ đang cập nhật hoá kiến thức cho bác sĩ, kể luôn những bác sĩ già như tôi nghe.

    Với một trình độ kém cỏi như thế thì làm sao họ có thể tự mình thực hiện một nghiên cứu khoa học cho hoàn hảo. Bởi thế, tôi không ngạc nhiên khi cả lố đoàn khảo cứu vào Quảng Ngãi mà vẫn không tìm ra căn nguyên của “bệnh lạ”. Trong tương lai, chúng ta cũng không trông chờ gì họ sẽ giải quyết được vấn đề nếu không có sự giúp đỡ của nước ngoài.

    Có thể nói rằng trong hệ thống công quyền ngày nay đầy rẫy các quan chức đang ngồi nhầm chỗ. Họ chẳng những không có đủ trình độ chuyên môn mà còn thiếu nhân cách của một quan chức phục vụ dân. Bằng cấp và chức quyền đều là những món hàng có thể mua và bán. Đó là câu trả lời cho những bất cập hiện nay trong ngành y tế. Là câu trả lời tại sao cả nhúm giáo sư tiến sĩ mà không giải đáp được “bệnh lạ”. Họ là giáo sư dỏm, tiến sĩ dỏm, thì làm sao có đủ khả năng nhận ra bệnh. Hầu như trong bất cứ lĩnh vực nào trong ngành y tế cũng đều lộ diện ra những con người dỏm, bất tài. Không chỉ trong ngành y tế mà còn trong tất cả các ngành khác. Từ trên trung ương xuống dưới địa phương.

    Đã bất tài thì thiếu tự tin và sĩ diện hảo. Trong khi các tổ chức quốc tế như WHO và CDC của Mỹ lên tiếng sẵn sàng giúp đỡ chúng ta điều tra về “bệnh lạ” thì Bộ Y tế khăng khăng nói họ có thể làm được mà không cần đến chuyên gia nước ngoài. Làm được mà trong 3 năm vẫn là bệnh lạ! Trong điều trị lâm sàng, chúng ta vẫn phải tham vấn các chuyên gia ngoại quốc khi gặp các trường hợp bệnh hiếm. Tôi thiết nghĩ trong trường hợp “bệnh lạ” cũng không phải là một ngoại lệ. Vậy tại sao Bộ Y tế và các giáo sư tiến sĩ của VN không tham vấn WHO và CDC? Theo tôi, chỉ có một giải thích duy nhất, đó là do họ thiếu tự tin. Họ sợ rằng khi tiếp xúc với các chuyên gia thứ thiệt ở nước ngoài, họ sẽ lộ cái dỏm, cái dốt của mình ra.

    Trong khi các giáo sư tiến sĩ dấu cái dốt của mình thì cả một làng vẫn sống trong sự rủi ro. Trong khi các giáo sư tiến sĩ sợ mất sĩ diện thì người dân hoặc phải chờ cái chết hoặc phải chịu trận với “bệnh lạ”. Tại sao trong câu chuyện H5N1, các quan chức y tế sẵn sàng nhờ vả chuyên gia nước ngoài, còn trong chuyện bệnh lạ thì họ chậm trễ. Chậm trễ để dẫn đến cái chết cho người dân là một tội ác. Ai đứng ra chịu trách nhiệm cho những cái chết vì bệnh lạ ở Quảng Ngãi?


    bsngoc Blog

    Tái bút: viết xong bài này tôi mới đọc được giả thuyết dioxin và hoá chất của Gs Tuấn.
    http://www.nguyenvantuan.net/health/2-health/1502-benh-la-o-quang-ngai-vai-tro-cua-dioxin

    Những hình ảnh và y văn trong bài mang tính thuyết phục cao. Nhưng nếu đúng là do độc chất thì chúng ta phải làm gì? Di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm? Có lẽ đó là giải pháp thực tế nhất. 


    ***
    - * Sưu tầm các bài viết đáng suy gẫm ..
      

    Hai câu chuyện phụ nữ Việt Nam

    Tuesday, May 29, 2012
    Ngô Nhân Dụng

    Hai bản tin liên quan đến phụ nữ Việt Nam khiến mọi người phải xúc động. Tin ở Mỹ cho biết cô Diane Trần bị một quan tòa ở Texas kết án một ngày tù, sau khi cô đã bỏ học nhiều lần, một bản án khiến nhiều người phẫn nộ, không riêng gì người gốc Việt Nam.
     Nếu theo luật cưỡng bách giáo dục, một học sinh trung học 17 tuổi phạm lỗi nghỉ học thì phải truy tội cha mẹ. Không hiểu sao hệ thống pháp luật không dự trù và quan tòa không nghĩ tới điều đó? Cha mẹ cô đã ly dị và cả hai bỏ đi xa, nhưng tòa án có quyền truy nã họ, trước khi bắt tội cô gái nhỏ.

    Dư luận cả nước Mỹ phải cảm thương hình ảnh Diane Trần lau nước mắt khi được nhà báo phỏng vấn. Họ đã đã bày tỏ lòng cảm phục đối với cô học sinh lớp 11 vốn đã được nhà trường công nhận thuộc hàng xuất sắc. Họ đã ký kiến nghị xin xóa bản án cho cô. Cô đã làm hai công việc để giúp anh em trong lúc thiếu cha mẹ. Cô nghĩ đến người khác trước khi nghĩ đến mình. Diane Trần là tấm gương cần mẫn, hy sinh, cho tất cả các bạn trẻ Việt Nam, ở trong nước hay ngoài nước học theo.

    Bản tin thứ hai cũng khiến mọi người phải xúc động, kể chuyện về hai phụ nữ ở Cần Thơ đã cam chịu nhục nhã để phản đối cường quyền cướp đất. Bà Phạm Thị Lài và con gái là Hồ Nguyên Thủy, ngụ ở phường Hưng Thạnh Quận Cái Răng đã bị cướp đất trắng trợn, không có cách nào khác phải đến mảnh đất của mình ngăn cản việc công ty đầu tư đem máy móc đến san bằng đất. Hai người phụ nữ phải tự khỏa thân để cho thấy tình trạng cùng quẫn của họ, không có phương tiện nào chống cự với cường quyền.

    Bà Phạm Thị Lài, 52 tuổi nói: “Chồng tôi sức yếu thế cô, uất ức quá nên đã một lần uống thuốc sâu tự tử để phản đối. Giờ mẹ con tôi biết làm gì ngoài việc lột đồ, chịu nhục để phản đối.” Khi chiếm đất này, công ty chủ đầu tư CIC 8 chỉ bồi thường cho gia đình bà 500,000 đồng một mét vuông. Hiện CIC 8 đang chào bán đất của bà Lài với giá hơn 5 triệu đồng một mét vuông. Bà cho biết: “Ðất này gia đình tôi bỏ tiền mua để cất nhà sinh sống mấy chục năm. (Công ty) CIC 8 tự đưa giá rồi ép chúng tôi nhận tiền mà không cho chúng tôi quyền được (thảo luận giá cả theo thủ tục) thỏa thuận mua bán. Chính quyền Quận Cái Răng dùng lực lượng công an cưỡng chế đất giao cho CIC 8.”

    Ðảng Cộng Sản hiện đang nhiều phương pháp cướp của cải do người dân tạo ra. Các ngân hàng trả lãi suất rất thấp cho người ký thác, rồi cho các doanh nghiệp nhà nuớc vay mà không biết bao giờ trả được. Ðó là một cách cướp tiền của dân cho các cán bộ cộng sản hưởng. Các xí nghiệp quốc doanh chiếm độc quyền không cho tư doanh cạnh tranh trong nhiều lãnh vực, khiến cho người tiêu thụ phải mua với giá cao hơn trong một thị trường có cạnh tranh. Ðó cũng là một cách cướp tiền của dân nuôi các cán bộ bất tài. Ðó là những phương pháp ăn cướp ẩn hình không phải ai cũng nhìn ra. Nhưng cướp đất của dân, bồi hoàn với giá rẻ mạt, rồi bán lại cho các chủ đầu tư, để các ông chủ này khai thác với giá trị cao gấp hàng chục, hàng trăm lần, đó là phương pháp ăn cướp trắng trợn và dễ thấy nhất. Các nạn nhân bị cướp phải nhìn ra sự thật này mà chống lại.
    Nỗi uất ức của những nông dân bị cướp đất đang bùng lên, biến thành hành động. Ông Ðoàn Văn Vươn chống bọn cướp đất, đã dùng đến chất nổ để phản đối. Nhân dân ở Văn Giang, Dương Nội đang tiếp tục biểu tình phản đối chính sách cướp đất trong hoàn cảnh tuyệt vọng. Ông chồng bà Lài không dám dùng vũ khí, đã tìm cách tự tử để bày tỏ thái độ. Hai mẹ con bà Lài không có cách nào khác là phản đối bằng cách tự mình chịu nhục.
    Một phụ nữ bất đắc dĩ phải khỏa thân trước công chúng là một điều ai cũng thấy đáng hổ thẹn. Hai mẹ con bà Lài, cô Thủy đã nói họ “chịu nhục để phản đối.” Nhưng tất cả mọi người Việt Nam đọc bản tin này phải tự hỏi: Ai là những kẻ đáng bị sỉ nhục? Ký giả Ông Bút, trên mạng lưới “danlambaovn” đã trả lời: “Giá như bộ chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam có một chút liêm sỉ, vâng, một chút thôi, thì sự nhục nhã này thuộc về đảng, không thuộc hai tấm thân lõa lồ này. Ðã đang tâm ăn cướp làm gì biết liêm sỉ?”
    Nhưng liệu đám lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam còn chút liêm sỉ để biết chính họ đang nhục nhã trước hai phụ nữ phẫn uất gặp bước đường cùng hay không? Nguyễn Tấn Dũng khi lên làm thủ tướng đã lập ra cả một ủy ban chống tham nhũng, rồi lớn tiếng thề nguyền nếu không diệt được tham nhũng thì sẽ từ chức. Nhưng cũng chính Nguyễn Tấn Dũng tạo cơ hội cho những vụ tham nhũng lớn nhất trong lịch sử với các công ty Vinashin, rồi Vinalines.
    Tự bản chất, chế độ cộng sản không biết hổ thẹn. Năm 1956, sau vụ Cải Cách Ruộng Ðất giết chết hàng trăm ngàn người oan khuất, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp chỉ biết ngỏ lời xin lỗi. Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường đã nói thẳng trong một phiên họp công khai: “Xin lỗi không phải là một hành động có tính chất pháp lý. Giết người rồi không thể chỉ xin lỗi rồi xí xóa đi được.”
    Nói những lời đanh thép đó, giống như Nguyễn Mạnh Tường đã chỉ thẳng vào mặt Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp và nhóm lãnh đạo cộng sản mà lên án. Giết hàng trăm ngàn người, đâu có thể xin lỗi rồi xí xóa? Nhưng tất cả bọn họ đã lờ đi như không hiểu. Họ không làm gì hết ngoài việc “sửa sai.” Nhà văn Lưu Quang Vũ sau này đã viết: “Có những cái sai không thể sửa được!Một mạng người chết, bị giết trong oan khuất, làm sao sửa sai cho sống lại được? Nếu không đưa thủ phạm ra trước công lý thì còn đâu là luật pháp và tinh thần trách nhiệm?

    Khi nói thẳng đến hành động “xin lỗi” của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, nhắc lại đến hai lần liên tiếp, “Xin lỗi không phải là một hành vi pháp lý. Giết người rồi không thể chỉ xin lỗi mà xí xóa;” hành động của Nguyễn Mạnh Tường giống như “nhổ nước bọt” vào mặt tất cả hàng ngũ lãnh đạo thời đó. Nếu những người này biết hổ thẹn thì họ đã gượng “rửa mặt” bằng cách theo ý kiến của luật sư, bảo Quốc Hội của họ mở một cuộc điều tra, đưa một số người chịu trách nhiệm ra tòa xét xử. Nhưng chính bọn lãnh đạo cộng sản thời 1956 đã không biết xấu hổ. Họ lờ đi như tai điếc; giả bộ ngớ ngẩn không hiểu ý. Ðám con cháu họ ngày nay làm sao biết đến hổ thẹn?

    Báo chí “lề phải” trong nước bây giờ hay dùng chữ “Dân Oan.” Nói theo lối Nguyễn Mạnh Tường, “Dân Oan” cũng không phải là một danh từ pháp lý. Nếu một quốc gia có pháp luật thì chỉ nói đến những nạn nhân đi kiện và những thằng ăn cướp mà thôi! Dân Oan là một danh từ phân biệt dưới là Dân kêu oan còn trên là Quan bệ làm cha dân. Cứ viết Dân Oan, Dân Oan mãi chỉ chứng tỏ thời phong kiến đang sống lại, một cách các nhà báo kín đáo sỉ nhục cả chế độ. Phạm Thị Lài, Ðoàn Văn Vươn, đồng bào Văn Giang, đồng bào Vụ Bản trở thành Dân Oan vì họ không biết kiện cáo vào đâu cả! Luật pháp về đất đai thì do bọn bù nhìn nghị gật và cường hào bầy ra phục vụ quyền lợi của các đại gia. Dùi cui, doi điện nằm trong tay cường quyền. Tòa án cũng do bọn cường quyền sai bảo nốt. Những phụ nữ như Phạm Thị Lài và Hồ Nguyên Thủy biết làm cách nào để tỏ nỗi oan ức? Ngoài cách mà nhà báo mạng Ông Bút gọi là “tụt quần lòi mặt đảng!” Khi cơn giận nổi lên mà tự thấy mình bất lực, người ta còn một cách là “văng tục vào mặt chúng nó!” Các nhà báo biết giận nhưng không dám văng tục đành quay ra “văng tục vào mặt nhau!” Các tờ Sài Gòn Giải Phóng, Phụ Nữ cùng báo Ðời Sống và Pháp Luật ở Sài Gòn đang công kích lẫn nhau, ông này chỉ mặt ông kia gọi là “Báo Lá Cải.” Có báo nào thử suy nghĩ tại sao dân oan lắm thế hay không? Dân còn chịu oan khuất cho đến bao giờ?

    Hai bà Phạm Thị Lài và Hồ Nguyên Thủy cho thấy phản ứng của con người trong lúc “cùng đường,” không có cách gì khác được. Hành động của họ là một cách xỉ mắng nặng nề hơn là văng tục hoặc nhổ nước bọt vào mặt băng đảng cướp đất. Bọn ăn cướp vẫn nín lặng làm thinh. Trước sau họ vẫn học theo lối Lâu Sư Ðức đời Ðường.
    Lâu Sư Ðức làm tể tướng, giống như chức thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng bây giờ. Vào thời nhà Ðường bên Tàu không có những ngân hàng hay xí nghiệp quốc doanh để xếp đặt cho anh em con cháu vào làm chủ tịch. Cũng không có “Ðoàn Thanh Niên Tôn Quân” để đưa con em vào đóng vai lãnh đạo. Con đường làm giầu duy nhất thời đó là làm quan. Sư Ðức đã cử người em trai đi trấn thủ Ðại Châu. Khi tiễn em lên đường, Lâu Sư Ðức nhắc nhở: “Ta vốn không tài cán gì mà làm đến tể tướng. Chú lại sắp sửa đi làm đô đốc Ðại Châu. Nhà mình giầu sang quá, người ta sẽ ghét. Chú nghĩ phải làm thế nào?”
    Người em đáp: “Ðể anh bớt lo lắng, từ nay trở đi nếu có ai nhổ nước bọt lên mặt, em cũng cứ lờ như không biết, tự mình chùi mặt lấy là xong.” Lâu Sư Ðức dạy em: “Chính vì thế mà ta lo đấy. Người ta nhổ nước bọt đầy mặt tức là họ thù oán mình. Nếu chú lại chùi mặt đi thì chỉ khiến người ta tức thêm. Nước bọt nhổ lên mặt thì dù mình không chùi tự nó cũng sẽ khô. Sao không cứ vui vẻ coi như không có gì cả?” Ông em cúi đầu nhận lỗi: “Xin nghe lời chỉ giáo của anh!

    Bao nhiêu đoàn nông dân lớp lớp biểu tình phản kháng bọn ăn cướp đất. Mỗi biểu ngữ, mỗi lời kêu than là một bãi nước bọt nhổ vào mặt đảng Cộng sản. Bao nhiêu bạn trẻ viết lên mạng đã phỉ nhổ, nguyền rủa bọn tham nhũng cướp ngày. Người dân đang nhổ nước bọt vào mặt tất cả hàng ngũ lãnh đạo đảng và nhà nước. Nhưng đám lãnh tụ này không hề có khái niệm nào về danh dự, về trách nhiệm. Họ không hề biết xấu hổ.
    Cô Diane Trần mới 17 tuổi nhưng đã có ý thức về danh dự cho nên cô đã biết chia sẻ cả sự hổ thẹn của gia đình. Khi chuyện cô ra tòa lên báo, lên đài, cô ân hận đã làm xấu mặt cả cha và mẹ; chứng tỏ cô luôn kính yêu cha mẹ. Diane Trần là một phụ nữ Việt Nam đáng kính trọng. Bà Phạm Thị Lài và cô Hồ Nguyên Thủy là những phụ nữ Việt Nam đáng thương xót và cần được mọi người bảo vệ chống lại bạo lực cường quyền. Các bạn sinh viên, học sinh đọc tin tức về những người mẹ, người chị đó, thử nghĩ mình phải làm gì để được hãnh diện làm người Việt Nam.
    NV
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=149487&zoneid=7

    Diane Trần được xóa án

    May 30, 2012 
    Hà Giang/Người Việt

    WESTMINSTER - Thẩm Phán Lanny Moriarty hôm Thứ Tư quyết định xóa “tội khinh miệt” mà ông đã kết án em Diane Trần, 17 tuổi, học sinh gốc Việt, lớp 11, trường Willis High School.

    Diane Tran bật khóc khi nói về gia đình mình, trên đài CBS News. (Hình: CBS News/Người Việt)
    Trả lời phỏng vấn của Người Việt, Luật Sư Brian Wice, đại diện cho em Diane Trần, cho biết ông vừa nhận bào chữa cho Diane sáng Thứ Tư, và “rất hài lòng là Thẩm Phán Moriarty đã xóa tội khinh miệt tòa mà ông đã kết án Diane hôm Thứ Tư tuần trước!”
    “Ðiều này có nghĩa là và vụ án đáng tiếc xem như không bao giờ xảy ra, em Diane sẽ không có lý lịch hình sự, và khi nộp đơn xin vào đại học, em sẽ có một hồ sơ tốt như tất cả những học sinh ngoan khác cùng lứa tuổi.” Luật Sư Wice nhấn mạnh.
    Diane từng bị ra tòa một lần vì tội vắng học quá nhiều. Thẩm Phán Moriarty ra lệnh cấm cô vắng mặt lần nữa, nhưng tới khi cô lại không tới lớp, tòa gọi cô lên và bắt bỏ tù cô ngay tại chỗ.
    Tại tòa, Diane Trần, đã bị tòa án của quận Montgomery, tiểu bang Texas kết án tội khinh miệt tòa, bỏ tù 24 tiếng đồng hồ, và chịu phạt $100 vì tội bỏ học hơn 10 lần trong thời gian 6 tháng, quá ấn định của Texas.
    Trong khi đó, một tổ chức vô vị lợi ở tiểu bang Louisiana quyên góp được hơn $95,000 để giúp đỡ Diane Trần.
    Nói chuyện với phóng viên nhật báo Người Việt, ông Paul Dietzel, sáng lập viên của Anedot, công ty cung ứng dịch vụ gây quỹ qua Internet, cho biết họ đã từng gây quỹ cho nhiều tổ chức, nhưng trong trường hợp của Diane thì kết quả thật “quá sức mong đợi.”
    “Chỉ trong vài hôm, chúng tôi nhận được tiền từ 18 quốc gia và 49 tiểu bang, và mới chỉ hôm qua đến nay, số tiền nhận được đã nhảy từ $50,000 lên hơn $90,000.”
    Ông Dietzel kể rằng sáng Thứ Sáu, tổ chức “Louisiana Children's Education Alliance,” trụ sở tại Baton Rouge, Louisiana liên lạc với công ty Anedot nhờ gây quỹ giúp Diane, và họ nhanh chóng thiết lập website cũng như tận dụng mọi trang mạng xã hội để gây quỹ.
    Theo lời ông Dietzel thì Diane đã trở lại trường, vẫn vừa đi học vừa đi làm, đang ráo riết học thi “final,” và sẽ không trả lời phỏng vấn báo chí cho đến hết ngày Thứ Năm, sau khi em thi xong.
    “Diane vừa tủi thân vừa rất xúc động khi biết em đang được nhiều người tận tình giúp đỡ.” Ông Dietzel nói.
    Rồi giải thích thêm, hiện “Louisiana Children's Education Alliance” đang cùng một trong những người chủ của Diane tìm cách thiết lập quỹ “trust fund,” để chuyển tiền gây quỹ cho Diane ăn học.
    Trước đó, trong thông cáo báo chí gửi đi ngày 29 Tháng Năm, tổ chức “Louisiana Children's Education Alliance” công bố là chiến dịch gây quỹ giúp Diane Trần, qua website www.HelpDianeTran.com và trang mạng www.Facebook.com/HelpDianeTran “rất thành công.”
    Cũng qua thông cáo báo chí, ông Charlie Davis, chủ tịch “Louisiana Children's Education Alliance” nói sở dĩ đứng ra quyên tiền giúp em vì “rất đau lòng khi biết chuyện của Diane” và “cô bé không chỉ là nạn nhân của một hệ thống giáo dục công yếu kém, mà còn là nạn nhân của một hệ thống tư pháp đã dùng cô như một trường hợp ‘điển hình’ cho những người khác!”
    Trên toàn quốc Hoa Kỳ, nhiều người lên án Thẩm Phán Moriarty là “cứng nhắc” và “khắc nghiệt.”
    Tại tòa, Diane khai rằng em học điểm cao, còn lấy thêm 3 lớp AP (lớp trình độ cao, chuẩn bị cho đại học), nhưng vì cha mẹ bỏ nhau bất thình lình, mẹ dọn đi tiểu bang khác, em phải vừa đi học vừa đi làm hai việc, để nuôi chính bản thân và cưu mang một người anh và một người em, nên đôi khi đã phải bỏ học vì kiệt sức.
    Diane làm việc toàn thời gian ở một tiệm giặt ủi, và làm thêm tại “Vineyard of Waverly Manor,” một ngôi nhà cho thuê làm đám cưới, vào cuối tuần. Cô ở nhà với gia đình người chủ Vineyard of Waverly Manor.
    Một người bạn cùng học và cùng làm chung với Diane, Devin Hill, nói: “Cô ấy làm hết việc này đến việc khác, rồi đi học, làm bài, có khi thức tới 7 giờ sáng.”
    Diane nói lý do cô vắng mặt là buổi sáng mệt quá không dậy được. Có khi cô bị vắng nguyên một lớp, có khi vô kịp nhưng sau khi thầy cô đã điểm danh xong.
    Tin Diane bị bỏ tù trong hoàn cảnh đáng thương đã gây xôn xao dư luận khắp thế giới. Nhiều độc giả của nhật báo Người Việt gửi emails và gọi điện thoại vào tòa soạn ngỏ ý muốn giúp đỡ em.
    Ông Trần Dật, một cư dân tại Los Angeles, cho biết sau khi biết tin về Diane Trần, ông cứ băn khoăn chỉ mong ước có một tổ chức nào của người Việt Nam đứng ra nhận giúp đỡ em để ông “được đóng góp.” Ông nói với Người Việt: “Cháu Diane thật can đảm và có lòng hy sinh đáng phục. Cộng đồng Việt Nam chúng ta phải làm sao không nhiều thì ít phải giúp được cho cháu. Ngoài ra câu chuyện này cũng khiến các bậc cha mẹ phải nghĩ nhiều hơn đến con cái khi quyết định ly dị.”
    Trả lời phỏng vấn báo chí ngay sau khi em Diane bị bỏ tù, bà Mary Elliot, chủ nhân của Vineyards of Waverly Manor, nơi Diane làm việc hai ngày cuối tuần, cho biết em là “học sinh toàn điểm A,” và là “một cô gái rất ngoan.”
    “Lẽ ra Thẩm Phán Moriarty phải hiểu hoàn cảnh của Diane mà không bỏ tù em.” Bà nói.
    Nói chuyện với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện thoại, bà Sharon Hill, thuộc phòng giám thị trường Willis High School, chỉ nói vỏn vẹn: “Theo luật của liên bang, bà không thể tiết lộ tin tức gì về Diane Trần” và “muốn biết gì thêm thì hỏi tòa án.”
    Trong khi đó, trang mạng của Willis Independent School District đăng một thông cáo báo chí nói về trường hợp học sinh nghỉ học quá nhiều với thông điệp: “Trong những trường hợp này, sự việc hoàn toàn nằm trong tay tòa án.”
    Vài tiếng đồng hồ trước khi có quyết định xóa án, nói với Người Việt qua điện thoại, thư ký của Thẩm Phán Moriarty cho biết văn phòng thẩm phán sẽ có thông cáo báo chí sau.
    –––
    Liên lạc tác giả: HaGiang@nguoi-viet.com
    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=149528&zoneid=1

    Wednesday 30 May 2012

    Obama đề cử 2 phụ nữ gốc Việt vào ban lãnh đạo Quỹ Giáo dục Việt Mỹ

    Thứ tư 30 Tháng Năm 2012
    Cuộc gặp mặt của các nghiên cứu sinh theo học bổng của Quỹ VEF (theo trang mạng duhoc.com)
    Cuộc gặp mặt của các nghiên cứu sinh theo học bổng của Quỹ VEF (theo trang mạng duhoc.com)
    Trọng Thành
    Trung tuần tháng 5 vừa qua, Chính phủ Hoa Kỳ ra thông cáo báo chí về việc Tổng Thống Obama quyết định đề cử vào Hội đồng quản trị Quỹ Giáo dục Việt Nam hai nhà hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực giáo dục, bà Nguyễn Phúc Anh Lan và bà Vương Ngọc Quyên.

    Quỹ Giáo dục Việt Nam - Vietnam Education Foundation - là một cơ quan do chính phủ liên bang Hoa Kỳ lập ra để hỗ trợ các hợp tác về giáo dục giữa Mỹ và Việt Nam, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2003. Hàng năm Quốc hội Hoa Kỳ dành khoảng 5 triệu đô la cho Quỹ tới năm 2018. Cho đến nay, khoảng 400 nghiên cứu sinh Việt Nam đã và đang du học tại Hoa Kỳ với học bổng của VEF, bên cạnh đó khoảng 30 nhà nghiên cứu Việt Nam đã được sang Mỹ theo chương trình học giả của VEF, và nhiều giáo sư người Mỹ đã sang giảng dạy tại Việt Nam với tài trợ của VEF.

    Các lĩnh vực nổi bật được VEF chú ý đến là các ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn, với mục tiêu giúp cho các sinh viên Việt Nam có thể được đào tạo và nghiên cứu ở trình độ cao, sau khi trở về nước có khả năng đóng góp cho Việt Nam trong sự nghiệp giáo dục và khoa học, cũng như tăng cường các hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong thời gian gần đây, theo thông tin của báo chí, việc tuyển chọn ứng viên sang Mỹ được chú ý điều chỉnh theo hướng chú ý đến nữ giới, các ngành nghề có nhu cầu cao ở Việt Nam, cân đối các vùng miền, và dự kiến sẽ tăng cường hỗ trợ cho các ngành mới và các khoa học xã hội – nhân văn.
    Nhân sự kiện tổng thống Hoa Kỳ đề cử các thành viên mới của Hội đồng quản trị của VEF, tạp chí Cộng đồng của RFI đặt câu hỏi với bà Nguyễn Phúc Anh Lan và bà Vương Ngọc Quyên, hai người vừa được đề cử.

    Một cương vị với nhiều thách thức
    Bà Nguyễn Phúc Anh Lan nổi tiếng với các hoạt động giáo dục trong cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị Hội Văn hóa và Khoa học Việt Nam (Vietnamese Culture and Science Association). Năm 1998, bà Anh Lan thành lập Trại hè phát triển năng lực lãnh đạo trẻ quốc gia (National Youth Leadership Development Camp), nhằm thúc đẩy các hoạt động công dân của người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ. Sau đây là cảm nhận của bà Nguyễn Phúc Anh Lan trước quyết định vừa công bố : 

    Nguyễn Phúc Anh Lan : Chúng tôi rất xúc động nhận được tin tổng thống Obama đề cử cá nhân chúng tôi vào Hội đồng quản trị. Thú thật với anh, là chúng tôi cũng hơi bất ngờ. Những công việc làm mà chúng tôi từ trước đến nay chủ yếu trong Hội Khoa học và Văn hóa Việt Nam, là một hội đoàn có cơ sở ở Texas, nhưng có khoảng 6, 7 phân hội, ở những nơi đông dân cư gốc Việt, như ở Dallas (Texas), ở Washington DC, ở Sandiago (California), … và xa nhất là ở Toronto (Canada).
    Trong quá trình làm việc suốt cả 20 mươi năm, Hội Văn hóa và Khoa học rất chú trọng đến vấn đề giáo dục và huấn luyện kỹ năng lãnh đạo đối với thanh niên, điển hình là chương trình trại hè phát triển kỹ năng cho thanh niên mang tên « Lên đường », mà chúng tôi đã thực hiện được đến nay là năm thứ 15. Tất cả những công việc mà chúng tôi làm việc miệt mài năm nay qua năm kia, có lẽ đã gây được tiếng vang và gây được sự chú ý của giới chức chính quyền Hoa Kỳ. Và chúng tôi cảm thấy rất vinh dự khi được tham dự vào hội đồng quản trị của VEF.
    Chúng tôi cảm thấy có rất nhiều áp lực, vì khả năng của mình thì hạn chế, mà công việc này đòi hỏi có nhận định rất khách quan, mình phải làm sao để có thể nói lên được những suy nghĩ của những công dân Mỹ gốc Việt, sống xa quê hương, về vấn đề giáo dục. Làm sao để mình có thể đóng góp vào việc xây dựng một hệ thống phát các học bổng một cách minh bạch nhất, một cách hữu hiệu nhất, và làm sao để qua chương trình này để giúp nâng cao khả năng, trình độ học thức, cũng như là việc giúp đào tạo nhân tài cho đất nước Việt Nam của chúng ta.

    RFI : Thưa chị, theo hiểu biết thông thường, thì quỹ VEF có mục tiêu phát học bổng và tài trợ cho các sinh viên và các nhà nghiên cứu Việt sang Hoa Kỳ tu nghiệp, không biết ngoài ra tổ chức này có thể có các mục tiêu khác rộng hơn không ?
    Nguyễn Phúc Anh Lan : Cũng xin thú thật với anh là hiểu biết của chúng tôi về Vietnam Education Fondation cũng còn rất là hạn chế, vì chúng tôi cũng chỉ mới nhận được tin tức này, với lại việc bổ nhiệm một người vào hội đồng quản trị này còn phải đi qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Sau khi tổng thống Obama đã có quyết định đề cử, việc này còn phải được Quốc hội thông qua. Cá nhân chúng tôi cũng chưa được biết rõ lắm, mình chỉ biết về tầm ảnh hưởng của quỹ này về vấn đề giáo dục, và nhất là vấn đề đào tạo nhân tài, chuyên gia cho Việt Nam. Trong tương lai, khi làm việc, chúng tôi mới biết rõ là, có những chương trình nào khác hay không.
    Có một điều là, cá nhân chúng tôi sinh hoạt trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại trong suốt cả hai mươi mấy năm vừa qua, thành ra mình hiểu được những thao thức, cũng như là sự mong ước của một người tha hương, nhưng mình cũng rất thông cảm với nhu cầu giáo dục ở quê nhà. Chúng tôi hy vọng mang được ý kiến đó để ảnh hưởng phần nào trong quyết định của chính quyền Hoa Kỳ đối với vấn đề giáo dục ở Việt Nam.

    Tư duy độc lập và ý thức xây dựng cộng đồng : 2 điều còn rất thiếu
    RFI : Chính ở đây, rất mong được chị cho biết về cái điều như chị nói, về cái thao thức, cái mong ước của những người gốc Việt sống tại Hoa Kỳ, thì với bề dày hoạt động hơn hai thập kỷ nay, xin chị chỉ ra một vài cái hướng để cải thiện tình trạng giáo dục và văn hóa tại Việt Nam hiện nay ?
    Nguyễn Phúc Anh Lan : Thưa anh, đề tài này rất rộng, chúng tôi chỉ xin nói về vấn đề phát triển và huấn luyện cá nhân. Tại vì một người dân ở trong nước, nếu mình giỏi, mình có khả năng, mình có tinh thần của một công dân, thì mình sẽ đóng góp được nhiều cho xã hội, phải không anh ?
    Trong sinh hoạt của Hội Khoa học và Văn hóa, chúng tôi có tham dự một số hoạt động của các tổ chức người Mỹ gốc Việt hay có các chương trình giúp về giáo dục ở Việt Nam, chúng tôi thấy nhu cầu về giáo dục ở Việt Nam là quá sức lớn lao. Nhu cầu này lớn về nhiều mặt. Về phía khoa học kỹ thuật, chúng ta có một số tiến bộ, và phải nói là sinh viên Việt Nam học rất giỏi, mình có tinh thần học một biết mười. Các em du học sinh sang đây, chúng tôi biết được, khi vượt qua các trở ngại về ngôn ngữ, thì trong việc học để trở thành một chuyên viên về kỹ thuật các em rất giỏi. Nhưng cái phần hơi thiếu, có thể nói là thiếu nhiều thì đúng hơn, đó là khả năng tư duy độc lập, tiếng Anh gọi là « critical thinhking ». Khi mà mình học ở bên đây, thì thấy không phải là thầy đọc trò chép, mà mình phải học theo kiểu phải biết nhiều nguồn thông tin khác nhau, mình đi làm research (nghiên cứu), rồi mình tổng hợp lại, rồi mình có nhận định của chính mình, dựa trên tất cả các dữ kiện mà mình thu lượm được. Khi làm một bài tập ở cấp đại học, thì tư duy độc lập là rất quan trọng. Nhưng ở trong đất nước mình hiện nay, cái này thiếu rất trầm trọng. Vì cách mình học là « từ chương », mình học theo cái kiểu giáo dục thời trước, từ thời Pháp, sau đó là Việt Nam Cộng hòa, rồi sau này khi thay đổi chính quyền, thì tất cả lối học từ chương đó nó không giúp các em sinh viên có khả năng sáng tạo. Không biết anh có để ý không, những người Mỹ gốc Việt, hoặc những người Việt Nam đi khắp nơi trên thế giới, nhiều người rất giỏi về thừa hành, nhưng có bao nhiêu người làm được các sáng chế, cải tiến ? Cái này mình rất thiếu.

    Cho nên chúng tôi nghĩ rằng, có tư duy độc lập và dạy cho các em có tinh thần của một công dân tốt là những điều cần thiết, tức là mình phải có sự tự trọng, phải có các giá trị căn bản của văn hóa Việt Nam hồi xưa, tuy là nó cũ đấy, nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng, như là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Những cái này có liên hệ với đức dục, nhiều hơn là với khoa học kỹ thuật. Chúng tôi không biết làm sao để mình đưa những chương trình đó vào, nhưng đó là điều mà chúng tôi nhận thấy không chỉ cần ở quê nhà, mà ở đây cũng vậy.

    Mình luôn luôn thao thức để làm sao xây dựng được một thế hệ thanh niên trong tương lai. Các em không chỉ giỏi về kỹ thuật thôi, mà còn cần trở thành những người lãnh đạo, những người biết lo cho người khác, không chỉ biết lo cho mình không, mà phải biết làm việc chung trong tập thể, phải biết tự trọng, phải có tinh thần phân biệt phải trái, và có tinh thần sinh hoạt cộng đồng, để xây dựng một cộng đồng vững mạnh nơi mình sống. Chúng tôi nghĩ rằng, điều này ở Việt Nam rất là cần, nhất là xây dựng được lối tư duy độc lập để mình có thể ngang bằng với những người ở các nước xung quanh mình.

    Học cách giúp trẻ trong 5 năm đầu đời
    Bà Vương Ngọc Quyên là giám đốc điều hành ICAN (International Children Assistance Network) ở San Jose, một tổ chức hoạt động vì trẻ em có uy tín tại Việt Nam và Hoa Kỳ, do bà đồng sáng lập vào năm 2000. Bà còn là thành viên của tổ chức thiện nguyện Vòng tay Thái Bình - Pacific Links Foundation -, một tổ chức do bà đồng sáng lập vào năm 2001.
    Vương Ngọc Quyên : Khi nhận được cái nomination của tổng thống Obama, thì cá nhân chúng tôi rất là vui, và rất là tự hào, tại vì sau bao nhiêu năm hoạt động, thì các thành quả của hội thiện nguyện ICAN cũng đã được ghi nhận, và rồi đây, mình sẽ có thêm các cơ hội đóng góp để giúp cho thế hệ trẻ ở Việt Nam.

    RFI : Thưa chị, xin chị cho biết về các hoạt động của ICAN.
    Vương Ngọc Quyên : Hội ICAN ra đời năm 2000. Đồng sáng lập với chúng tôi có chị Vương Thu Nga và thầy Thích Khát Chơn. Lúc đó, khi mình sáng lập ra hội này thì với mong ước giúp cho trẻ em nghèo và bất hạnh ở Việt Nam. Chúng tôi nghĩ rằng, khi ra nước ngoài, khi mình có điều kiện rồi, thì ai ai cũng mong muốn chung tay giúp đồng bào mình ở Việt Nam. Sau đó, đến khoảng năm 2001-2002, chúng tôi mới giật mình nhìn trở lại, thì té ra là con em ở Hoa Kỳ cũng rất cần sự giúp đỡ của những hội như là ICAN. Thành ra, từ năm 2001-2002, chúng tôi bắt đầu có chương trình ở hai nơi.

    Ở Việt Nam, thì chúng tôi giúp những trẻ em nghèo và mồ côi, thứ nhất là có cơ hội được đi học, là tại vì ở Việt Nam, nhiều trẻ em ở tuối 8 đến 10 là bắt đầu ở nhà coi em cho ba, mẹ đi làm mướn. Mà ba mẹ đi làm mướn, thì năm cọc ba đồng mỗi ngày, chỉ đủ ăn ngày đó thôi, thành ra rất tội nghiệp cho các em đó, nếu phải bỏ học, thì sau này chúng đâu có thể đứng bằng hai chân của mình để tự lập được. Vì vậy, chúng tôi cho các em fellowship để các em có thể tiếp tục đi học. Rồi hội ICAN cũng xây một cơ sở mới cho tịnh xá Tuệ Tĩnh Đường ở Huế, chúng tôi cũng giúp một số máy trợ thở cho trẻ em đẻ non, ngoài ra hàng năm, chúng tôi có tặng quà, tặng sách cho các em đi học, tặng quà cho các nạn nhân thiên tai bão lụt.

    Nói chung, sứ mạng của ICAN là giúp cho trẻ em có điều kiện để phát triển được khả năng, tiềm năng trong con người các em, để sau này các em có thể đóng góp lại cho xã hội. Thì ở Mỹ cũng vậy. Đối với các em ở Việt Nam, chúng tôi thấy các em bị thiếu ăn, thiếu mặc, nhưng các em không bị vấn đề như là các em, con cháu mình lớn lên ở Mỹ, và ở xứ ngoài nói chung, là các em thiếu … nói thiếu tình thương thì không phải, nhưng mà đây là vấn đề « cultural identity » - bản sắc văn hóa. (…) Hội thiện nguyện ICAN mong giúp cho các em trả lời câu hỏi đó, bằng cách trước nhất, giúp cho ông bà cha mẹ hiểu thêm về sự phát triển trí não của con em mình trong những năm đầu đời, 5 năm đầu đời, hay là trong giai đoạn mình gọi là tuổi dậy thì. Giúp cho ông bà cha mẹ hiểu thêm, để làm sao nói chuyện được với con cái mình. Không biết bên Tây thì thế nào, nhưng bên Mỹ này, trẻ em đến tuổi dậy thì có rất nhiều vấn đề với gia đình khủng khiếp.

    RFI : Dạ, đây có lẽ là một phần trong nội dung của chương trình Happy 5, có phải không chị ?
    Vương Ngọc Quyên : Đúng như vậy, cái tên đó là do cháu bé của tôi nó đặt tên như vậy, có nghĩa là năm năm đầu đời. Chương trình như vậy trong tiếng Việt gọi là « Trẻ em vui mạnh ». Ông bà cha mẹ Việt Nam mình rất là thương con, nhưng mà thương con, lo cho con thì thường chỉ theo cái cách là lo cho ăn đầy đủ, mặc đầy đủ, không có té, không có bệnh là tốt rồi, xong đợi đến lúc vô trường để cô giáo dậy cho. Nhưng xin thưa là không phải như vậy, tại vì trí não của con em mình nó phát triển đến 90% trong năm năm đầu đời. Mà nếu mình bỏ qua cơ hội đó, thì tiềm năng của con em mình sau này bị giảm rất là nhiều. Thành ra đó là điều mà chương trình nuôi dạy trẻ vui mạnh (Happy 5) mong mỏi mang đến những hiểu biết cho ông bà cha mẹ phụ huynh gần xa, các phương pháp để dạy con em mình, tiếp xúc với con em mình, chơi với con em mình trong 5 năm đầu đời.

    Cần nhiều bàn tay đóng góp để tạo điều kiện cho trẻ em được đi học
    RFI : Thưa chị, xin chị cho biết suy nghĩ của chị về các đường hướng của VEF ?
    Vương Ngọc Quyên : Sứ mạng của VEF là giúp cho việc củng cố liên hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, thông qua các giao lưu văn hóa và giáo dục, thiên về các ngành khoa học công nghệ. Cho đến nay, hàng năm quỹ gửi khoảng 50 sinh viên ưu tú từ Việt Nam sang học tại Hoa Kỳ.
    Ước nguyện của chúng tôi là làm sao việc cứu xét đơn của những ai được chọn lựa đi qua được hoàn hảo hơn, tốt hơn và công bằng hơn. Chúng tôi muốn làm sao để những sinh viên ở Việt Nam, những người nào xứng đáng, cho dù là giàu hay nghèo, ở thành thị hay nông thôn, đều có cơ hội được nộp đơn và được cứu xét.
    Có một cái câu hỏi mà rất nhiều thành viên trong cộng đồng bên Hoa Kỳ đã hỏi tôi, là làm sao mà biết được những em nộp đơn thật sự có kiến thức trong cái ngành đó hay không, thì tôi có hỏi lại, và xem lại mấy cái report, sau đó tôi nhận thấy họ làm rất là hay. Tức là mỗi một năm như vậy, họ mời khoảng 10 đến 12 người, hoặc là giáo sư các trường đại học, rồi có những người là các nhà khoa học từ các Viện hàn lâm. Những người này về khảo sát các em có vững về ngôn ngữ hay không, và đặc biệt là về kiến thức chuyên môn trong các ngành ấy. Tôi nghĩ rằng, khó mà có thể hối lộ được các khoa học gia và các giáo sư đó.

    RFI : Hiện nay, có những xu hướng mới mở ra, như là thành lập các đại học Hoa Kỳ ngay tại Việt Nam, hay bản thân nhiều tổ chức, trong đó tổ chức của chị góp tiền cho các em để giúp các em có thể được học hành, vậy phải chăng đấy là các hình thức hợp tác giáo dục trong tương lai, hướng đến cộng đồng nhiều hơn ? 

    Vương Ngọc Quyên : Chúng tôi cũng nghe nói có một số nơi muốn thành lập các đại học có đẳng cấp, phẩm chất quốc tế để nhiều người Việt Nam có thể tham gia vào chương trình đó hơn. Theo bản thân chúng tôi nghĩ, đường hướng lâu dài phải là đưa thầy về dạy ở Việt Nam, và lập ra những trường có chất lượng nhất định. Chúng tôi không rành về các trường đại học ở Việt Nam lắm, nhưng nói chung, chúng tôi thấy cơ hội đi học ở Việt Nam còn rất ít, so với cơ hội đi học ở Mỹ (...). Ở đây ai muốn cũng có thể đi học được. Trong khi đó ở Việt Nam, từ cấp 1 lên cấp 2 là đã mất đi một số lượng lớn học sinh, đến cấp 2 lên cấp 3 là số ghế trong trường không còn bao nhiêu nữa.
    Bản thân chúng tôi rất mong là, trong tương lai, có nhiều hội đoàn, nhiều bàn tay đóng góp để tạo thêm cơ hội cho các em ở Việt Nam.

    Vừa rồi là một số cảm nhận và suy nghĩ của hai nhà hoạt động giáo dục gốc Việt, được tổng thống Hoa Kỳ đề cử vào Hội đồng quản trị Quỹ Giáo dục Việt Nam – VEF. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn hai vị khách mời đã giành thời gian cho Tạp chí hôm nay. Xin được chúc hai vị có nhiều thành công trong việc thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trên phương diện giáo dục, văn hóa, khoa học.
    Bài liên quan
    Du học tại Pháp : các trở ngại và những điều cần biết để thành công
     

    Con người và những qui luật tự nhiên

    Nguyễn Văn Thạnh (Danlambao) - Tư tưởng của tôi là thừa nhận tính tất yếu của con người là chủ nghĩa cá nhân: đã là con người thì phải ăn, ngủ... và phải tham lam, ham sống, sợ chết, muốn sống sung sướng, muốn có nhiều tiền bạc, quyền lực... Điều quan trọng là phải đưa ra giải pháp, cơ chế để chủ nghĩa cá nhân phát huy sức mạnh, làm điều tốt đẹp, hạn chế cái tính xấu xa của nó, chứ không phải thần thánh hóa con người, triệt tiêu nó. Dao có sắc mới gọt được quả, dao sắc cũng dễ đứt tay, cốt yếu sử dụng sao không đứt tay chứ không phải đem mài cùn đi. Đã là con người thì đều bị chủ nghĩa cá nhân chi phối từ anh lao động, cu li, đến chị lao công, từ anh trí thức đến các bậc lãnh đạo cao thượng, không có chuyện làm lãnh đạo thì thành thánh, kinh doanh thì xấu xa, tham lam.

    Qui luật tự nhiên:
    Hẳn, ai cũng biết nhà bác học vĩ đại Isaac Newton, từ việc nghiền ngẫm quả táo rơi, đã khám phá ra một qui luật vĩ đại của thiên nhiên, của vũ trụ: định luật vạn vật hấp dẫn. Đây là một định luật lớn của tự nhiên, nhờ có nó mà vũ trụ thực hiện được bản giao ca vĩ đại của mình: các thiên hà, các hành tinh hút nhau, quay quanh nhau, vận động, chuyển hóa không ngừng nghỉ: các ngôi sao cháy sáng dưới sức hút của trọng lực chính mình (trọng lực đã tạo ra sức nén kích hoạt phản ứng hạt nhân), trong hệ mặt trời chúng ta, mặt trời cháy rực soi sáng thiên hà, trái đất quay quanh, các dòng sông cuộc chảy, sự sống sinh sôi, trong đó có thế giới loài người... thật vĩ đại, thật kỳ diệu. Đó là kiến thức khoa học cơ bản, bây giờ thì ai cũng biết. Có người cho rằng Newton đã “tạo” ra lực hấp dẫn. Điều này không đúng, lực hấp dẫn là thuộc tính tự nhiên, nó mặc nhiên có, Newton vĩ đại vì là người thấy nó và tổng kết thành qui luật để con người hiểu biết và vận hành trong cuộc sống.

    Nhà bác học thiên tài Albert Einstein từng nói “tự nhiên thì nó vẫn là nó cho dù có người quan sát hay không”. Con người chỉ phát hiện ra nó, tổng kết thành qui luật và ứng dụng trong cuộc sống. Con người khác con vật ở chỗ: “một con ruồi bò trên bề mặt quả địa cầu, nhưng nó không biết rằng nó đang bò trên đường cong. Còn con người thì biết đó là đường cong”, đã là qui luật thì còn người phải tuân theo để đạt được mục đích của mình (triết học có phạm trù: tự do và tất yếu). Từ biết định luật vạn vật hấp dẫn mà chúng ta biện giải được những hiện tượng xung quanh mình: té ngã, nhà sập, nước chảy, đá lăn... Tuyệt vời hơn nữa là con người biết ứng dụng, lợi dụng qui luật tự nhiên để cải biến cuộc sống của mình: không bao giờ con người bay được trong những chiếc máy bay khổng lồ, an toàn mà không thừa nhận định luật vạn vật hấp dẫn.
    Tự nhiên có rất nhiều “định luật” lớn nhỏ, chi phối các thuộc tính khác nhau, tuy nhiên có những định luật lớn, tổng quát nhất chi phối bản hòa ca của tự nhiên. Định luật vạn vật hấp dẫn là một trong số đó. Một nguyên tắc đơn giản: dưới tác dụng của trọng lực, nước phải chảy chỗ trũng. Đơn giản có vậy mà bao con sông hùng vĩ tuôn trào, mang lại phù sa, nước mát làm trù phú quả địa cầu. Chúng ta không thể ngăn một dòng sông chảy, có chăng "uốn" dòng chảy để nó phục vụ theo ý mình, muốn thế cũng phải tuân theo qui luật tự nhiên: tạo nên chỗ trũng và hai bờ để nó chảy theo ý mà không “tức nước vỡ bờ” chảy tràn lan, không kiểm soát được, nhấn chìm làng mạc, tiêu hủy cuộc sống. Cũng có khi có những “giọt nước” được tia nắng mặt trời làm cho bốc hơi, không cần phải chảy vẫn ra được đến biển. Thấy một con đường đi quá ngắn, quá tuyệt vời để đạt được mục đích, dùng ý chí ao ước, ép buộc, dùng mọi biện pháp để cả dòng sông được thế, chỉ tốn sức, hoài công vô ích. Hiểu qui luật, hành động theo qui luật thì điều tốt đẹp tự đến, dùng ý chí không đếm xỉa qui luật, dù có “quyết tâm cao độ” cũng chỉ gây ra thảm họa! (Kinh tế tập trung, quan liêu thời bao cấp là một minh chứng hùng hồn).
    Con người và những thuộc tính: 

    Con người là một sản phẩm của tự nhiên, cũng có những thuộc tính của tự nhiên, hiển nhiên nó tồn tại, dù có những lúc như giọt nước bốc hơi kia, nhưng ta không thể lấy đó để “làm thước đo” cho cả xã hội. Thuộc tính con người chúng ta cần thừa nhận: con người có thuộc tính ích kỉ, tham lam, tư hữu, tiền của mình thì mới xót, mới lo hết mức, lo cho mình và người thân trong gia đình trước, muốn sống sung sướng, giàu sang, thỏa mãn thuộc tính cá nhân về tình dục, về cái tôi,….. phản ứng tự nhiên là muốn bảo vệ quyền lợi mình đang có... tất cả những thuộc tính đó được tập hợp lại trong cái gọi là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân chi phối con người mạnh mẽ như trọng lực chi phối lên chiếc máy bay và vạn vật. Chúng ta không thể “thần thánh” hóa con người mà bỏ qua chủ nghĩa cá nhân, chúng ta cần thừa nhận, tôn trọng nó như một tất yếu để rồi ứng dụng nó trong quản lý, vận hành xã hội đến mục đích tốt đẹp như thừa nhận trọng lực tác dụng lên máy bay và vận hành đúng để nó bay. Chủ nghĩa cộng sản, giấc mơ vĩ đại của nhân loại, gây cảm hứng mạnh mẽ cho hơn một nửa nhân loại trong suốt thế kỷ 20 và được cố gắng thực hiện bởi nhiều bộ óc được cho là thông minh tầm cỡ, được noi gương đạo đức bởi nhiều vị “thánh tổ”…..nhưng rất tiếc lại là chủ thuyết hành động trái qui luật. Tất yếu nó sụp đổ, phải rơi xuống đất tan nát như chiếc máy bay do một tên lãng mạn tạo ra.
    Phát huy thuộc tính con người trong xã hội:
    Một nguyên tắc đơn giản: dưới tác dụng của trọng lực, nước phải chảy chỗ trũng. Đơn giản có vậy mà bao con sông hùng vĩ tuôn trào, mang lại phù sa, nước mát làm trù phú quả địa cầu. Cũng với chủ nghĩa cá nhân, với mong muốn được sống tốt, được có tài sản, con người đã ra sức lao động, chấp nhận rủi ro, mạo hiểm... làm giàu cho mình, cho gia đình mình. Thấy có lợi cho mình, cho gia đình mình thì làm, thấy thiệt thì né ra, điều này nhiều khi chúng ta gọi là... tham lam, là... hèn. Vâng, nhiều khi là như vậy, nhiều khi cuộc sống cần những con người vì đại nghĩa, vì hảo hớn, nhưng chúng ta không thể lấy nó làm chuẩn để đòi hỏi cả xã hội ai ai cũng phải thế. Cứ cho rằng ông Hồ Chính Minh là người có đạo đức cách mạng sáng người, như lâu nay Đảng Cộng Sản tuyên bố và vận động toàn Đảng, toàn dân ra sức học tập, làm theo đạo đức của ông để đất nước tốt đẹp, thịnh vượng, giàu có. Đây là một hình thức làm việc trái qui luật tự nhiên, phản ảnh sự bế tắc của các giải pháp quản lý xã hội khoa học, không bao giờ có kết quả như mong muốn. Ông Hồ Chí Minh có thể là một giọt nước “bốc hơi” đẹp long lanh, nhưng không thể bắt cả dòng sông cũng “bốc hơi” như ông. Thực tế qua 6 năm làm cái việc vận động, học theo tốn không biết bao nhiêu sức lực, tiền của mồ hôi, nước mắt của dân, tham nhũng ngày càng trầm trọng, kinh tế lụn bại là một minh chứng hùng hồn, không thể chối cãi được. (Hãy xem những tên chóp bu kêu gào học tập và làm theo đã hành động như thế nào? Rất chuẩn theo qui luật tự nhiên: chủ nghĩa cá nhân: gia đình, vợ con, dòng họ sung sướng, giàu sang, đi toàn xe công sang trọng, đẳng cấp,….).
    Làm sao thuộc tính chủ nghĩa cá nhân “xấu xa” lại có thể làm cho cuộc sống xanh tươi, xã hội tốt đẹp?
    Dòng sông chảy về chỗ trũng, không thể chảy tràn lan dù nó có muốn thế cũng không được, vì sao? Vì có đôi bờ ngăn hai bên. Con người thấy lợi thì làm, hại cho mình thì không, luôn cân nhắc được nhiều hơn mất thì sẽ làm, dù người đó là nông dân, anh xe ôm, chị lao công, đến vị thức giả, doanh nhân, đến nhà chính trị bảnh bao, miệng lưỡi hùng hồn cũng vậy. Lợi cho mình, quyền sống cho mình, cho gia đình mình luôn được cân nhắc trước, tự nhiên con người không thể lấy búa mà ghè vào chân.
    Qua hàng ngàn năm tiến hóa, bao thăng trầm, bao cuộc cách mạng đẫm máu, trời long đất lở, bao chủ thuyết được nêu ra, thực hiện, thất bại cay đắng... cho đến hôm nay con người đã tìm ra cho mình hai “bờ” hiệu quả để quản lý chủ nghĩa cá nhân, giúp nó phát huy, cuộn chảy, mang lại tốt tươi cho đời mà không tàn phá “làng mạc”. Hai bờ kỳ diệu đó là gì?
    Bờ thứ nhất là kinh tế thị trường tự do: 

    Như tôi từng nói: Xét về tự nhiên, con người thoát khỏi giới động vật là nhờ lao động, lao động làm ra tài sản, của cải, tiền bạc. Tiền chính là giá trị sức lao động (suy rộng ra là giá trị con người), có tiền (tài sản, của cải) thì sẽ được sống sung sướng, không chỉ cho mình mà cho người thân trong gia đình, không tiền, không tài sản, không của cải thì sống vô cùng khốn khổ không khác gì con thú; tiền của mình thì xót, tiêu dùng, kinh doanh có trách nhiệm, của người khác dù là của bố mẹ thì cũng không thể xót xa, trách nhiệm như của mình, huống gì tiền “chùa”, tiền của "nhân dân", điều này thì rõ ràng, không cần bàn cãi. Do vậy ai cũng muốn có nhiều tiền, nhiều tài sản, nhiều của cải, vì nó là nguồn sống. Kinh tế vẫn là hoạt động chính yếu của con người. Trong xã hội hiện đại, một người, một gia đình không thể làm ra mọi thứ, để có hiệu quả, chỉ làm một thứ và trao đổi với nhau, đồng tiền có vai trò vô cùng to lớn, tiền là tài sản, là của cải, có tiền là có “đủ thứ”, hoạt động kinh tế chính là hoạt động kiếm tiền, suy rộng ra, hoạt động sống gần như là hoạt động kiếm tiền, tiêu tiền. Có người nói, từ khi con người phát minh ra tiền, con người không thể điều khiển thế giới theo ý muốn chủ quan của mình nữa quả không sai. Tất cả xã hội vận động theo qui luật vận động của tiền, hiểu qui luật “chảy” của tiền, mới điều khiển được xã hội loài người, như hiểu trọng lực mới điều khiển được dòng sông. (Cả nước Mỹ to lớn, hùng cường, nên kinh tế đa dạng, qui mô 15.000 tỷ USD, chỉ nắm mỗi một việc duy nhất: lãi suất của FED là điều khiển được (suy rộng ra, không chỉ điều khiển nước Mỹ mà còn là nền kinh tế toàn cầu, với 7 tỷ người, hàng chục ngàn tỷ USD), kỳ diệu như người phi công cầm cái cần điều khiển của chiếc siêu máy bay Air Bus A380, nặng 560 tấn, cao hai tầng, chở đến 900 người, vượt đại dương 16.000 km mới cần tiếp nhiên liệu, thật kì diệu).
    Để hiểu được tiền được làm ra như thế nào trong nền kinh tế thị trường tự do toàn cầu hóa, ta phải nắm được cái tư tưởng chủ đạo của cha đẻ lý thuyết marketing hiện đại: Michael Porter. Ông chỉ ra rằng, trong nền kinh tế tự do, việc gì cũng có nhiều người làm, cạnh tranh nhau rất khốc liệt, để bán được hàng, để có lợi nhuận thì phải nghiên cứu, điều tra thị trường, sản xuất ra đúng cái thị trường cần, với doanh số làm sao bán ra mình có lãi nhiều nhất. Điều này rất phù hợp với thuộc tính cơ bản của con người: làm ít nhất mà có cuộc sống sướng nhất (làm ít tốn sức nhất mà có tiền nhiều nhất), trong cuộc chơi này, nếu ai khù khờ, không hiểu biết, không chơi đúng qui luật thì lãnh phần thiệt về mình. Điều đó giải thích vì sao người nông dân lao động vất vả, đầu tắt, mặt tối mà cuộc sống vô cùng khổ sở. Có câu nói: làm việc thông minh hơn làm việc chăm chỉ, quả không sai.
    Có tiền là có đủ thứ, tìm mọi cách để có tiền, không thể khác hơn được. Xã hội sẽ tốt đẹp nếu muốn có tiền, ta phải làm một điều gì đó có ích: bán sản phẩm tốt, sáng tạo ra điều kì diệu mà dân chúng phải bỏ tiền ra mua (Apple), làm một dịch vụ giúp cuộc sống tốt hơn... Tất nhiên có rất, rất nhiều kiểu cách có tiền đơn giản hơn, không cần phải mất sức nhiều như: trộm cướp, lừa đảo, bán hàng đểu kém chất lượng, chế biến gian dối tạo ra sản phẩm độc hại để có giá thành thấp, bán hàng giá cắt cổ... Tuy nhiên trong cơ chế kinh doanh tự do, có thương hiệu, tôn trọng bản quyền, sở hữu trí tuệ, luật pháp nghiêm minh (luật pháp nghiêm minh nhất chỉ có trong thể chế dân chủ, pháp quyền)... làm như vậy là anh tự cắt cổ mình. Hoặc bị luật pháp trừng trị, hoặc bị người tiêu dùng tẩy chay. Chỉ có một cách duy nhất là tìm hiểu nguyện vọng người tiêu dùng để thỏa mãn họ, bán được hàng, giữ được chữ tin.. khi đó mới có lợi nhuận, có tiền.
    Bờ thứ hai là nền chính trị dân chủ, nhà nước pháp quyền:
    Để biết chính trị có mang lại tiền của, cuộc sống sung sướng không, ta nên tìm hiểu một nhân vật trứ danh trong lịch sử Trung Hoa: Lã Bất Vi với câu nói nổi tiếng: làm ruộng lãi 1, nuôi tằm lãi 10, đi buôn lãi 100, buôn vua lãi hàng vạn, không tính được. Thế mới biết vì sao con người ham mê quyền lực đến thế, chế độ phong kiến có một điều khoản vô cùng khốc liệt: tru di tam tộc, thậm chí là cửu tộc nếu giành quyền của vua, thế mà có ngăn được con người tranh giành quyền lực được đâu.
    Dưới ánh sáng của tư tưởng chính trị hiện đại: quyền lực nhà nước là do nhân dân ủy quyền, lãnh đạo là nghề làm thuê (lời của tổng thống Barack Obama), làm không nên, không thỏa mãn người dân, không mang lại kinh tế thịnh vượng, cơm no áo ấm cho dân thì về vườn, cút xéo, không có chuyện thiên tử, nước của Vua, mang ơn lãnh đạo... câu chuyện lãnh đạo tuyệt đối, duy nhất cũng như vậy. Tư tưởng là vậy, nhưng để làm được điều đó không phải muốn là được, phải tổ chức công việc khoa học, không thể ý muốn lãnh tụ, cha già dân tộc, đạo đức sáng ngời để người làm chính trị, làm lãnh đạo noi gương, làm theo là thành công, không bao giờ, mãi mãi không bao giờ!
    Câu chuyện tự phê bình, nhận khuyết điểm, rửa mặt hàng ngày... là câu chuyện hành động trái luật tự nhiên, chống lại bản ngã con người, không ai lấy búa mà ghè vào chân mình được, có chăng chỉ là chiêu mị dân, hoặc là niềm tin của kẻ lãng mạn, ngây thơ. Nếu tin theo cái ý tưởng đó không khác gì theo cái long lanh của giọt nước bay hơi, việc gì phải thế, giọt nước bay hơi thì tốt nhưng cái chính nó phải theo luật chơi của trọng lực, của dòng chảy, của bề ngăn. Quan trọng là luật, là thiết chế, làm sao có muốn gian dối, tư lợi, lạm quyền, biển thủ... cũng không được. Đó mới là điều quan trọng.
    Loài người đã phát minh ra rất nhiều cơ chế để làm được việc trên, tôi sẽ có bài viết phân tích kỹ hơn, tựu trung lại: cạnh tranh tự do chính trị, tam quyền phân lập, báo chí tự do, kinh tế dân nắm, minh bạch trong công quyền, qui tắc xung đột lợi ích... tất cả được luật hóa, kiểm soát, ràng buộc nhau, có thế và lực để thực thi (điều này vô cùng quan trọng, nó giải thích vì sao nhiều điều luật, nhiều bản hiến pháp được viết ra đẹp như mơ cũng chẳng ích gì, vì nó không đủ thế và lực để thực thi), không làm không được, hoàn toàn không có chuyện mong chờ “đạo đức cách mạng sáng ngời” thực thi. Người nắm quyền hành công phải chấp nhận tất cả các chế tài đó, không chấp nhận thì đi chỗ khác. Ai cũng biết ông Barack Obama, có vợ, hai con gái, thu nhập hàng năm bao nhiêu, đóng thuế bao nhiêu, rất rõ ràng, rất minh bạch. Nhiều lãnh đạo, điển hình như ông Putin, ông Nguyễn Tấn Dũng nhà ta, dấu biến vợ con, gia đình, tài sản, nói rằng bảo vệ cuộc sống riêng tư gia đình, rất là tù mù. Muốn nắm quyền, muốn làm chính trị, phải tuân thủ sự minh bạch, phải chấp nhận cuộc sống cá nhân, gia đình, tài sản bị người ta xăm soi, chịu được vậy thì làm, không chịu được thì xin mời đi chỗ khác, không có ngụy biện, trả treo gì hết. Tôi muốn có việc, muốn có tiền phải đi làm cho người ta, phải đủ ngày tám tiếng, phải làm xong việc, phải tuân thủ kỷ luật công ty, làm gì có chuyện vòng vo, giỡn chơi.
    Thừa nhận bản ngã con người: chủ nghĩa cá nhân, để kiến giải những điều bất ổn trong xã hội Việt Nam hiện nay, đưa ra giải pháp khoa học để làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội phú cường. Xin đón đọc các bài viết tiếp theo.
    Trân trọng