Thursday 28 February 2013

Chết vì đảng ...

2-2013

 Chết vì đảng là cái chết rất lãng!!!



Trang Le Video

PHIM TÀI LIỆU TỐ CÁO CSVN ĐÀN ÁP BLOGGERS

In PDF.





Cuốn phim tài liệu ngắn có tên là 88 – The Repression of Cyber Dissidents (Vietnamese), có tên tác giả thực hiện là nhóm dự án 88. Những người xem qua phần phim tài liệu này đoán rằng đó là sản phẩm của một nhóm bạn trẻ, liên kết trong và ngoài nước. Công an mật vụ CSVN cũng đang ráo riết truy lùng những người thực hiện bộ phim này. Mô tả về công việc của mình, nhóm thực hiện diễn đạt rằng họ muốn thực hiện một phim ngắn tài liệu về các nhà báo và nghệ sĩ Việt Nam đang bị cầm tù bởi sự thể hiện cá nhân về quan điểm chính trị xã hội.


Bản video ngắn này  đúc kết một cách khá rõ ràng bộ mặt của chế độ CSVN hiện nay, ngay sau khi chế độ CSVN có tên trong Danh sách Nguy hiểm các quốc gia có xu hướng đi xuống trong tự do báo chí trong năm 2012 do Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) công bố trong đầu năm nay. Báo cáo của CPJ về Việt Nam liệt kê và phân tích cụ thể từng trường hợp, trong đó ba người bị cầm tù lâu nhất, từ năm 2008 là blogger Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, Phạm Thanh Nghiên và Nguyễn Xuân Nghĩa. Trong danh sách cũng có nhóm công giáo của Paulus Lê Sơn, Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu và Nguyễn Văn Duyệt bị bắt giữ từ tháng 08/2011. Ngoài ra còn có blogger/cựu công an Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn), Nguyễn Văn Duyệt, thầy giáo Đinh Đăng Định, sinh viên Nông Hùng Anh, và cựu quân nhân Lê Thanh Tùng.

CPJ cũng nhắc tới việc bà Đặng thị Kim Liêng, mẹ của blogger Tạ Phong Tần, tự thiêu. Có thể thấy nội dung của video này khá sát với công bố của CPJ, là điểm vào tử huyệt của chế độ độc tài CSVN. Khoảng 2 năm nay, chế độ Hà Nội hết sức tức giận khi nhìn thấy rằng bất chấp các đợt đàn áp và bỏ tù vô cớ, ngày càng nhiều các blogger, nghệ sĩ, trí thức, sinh viên… với độ tuổi rất trẻ quyết định ra mặt bày tỏ chính kiến để tố cáo chế độ. Việc diễn đạt ngôn ngữ phản kháng cũng ngày càng đa dạng từ thi ca, âm nhạc, chính luận… cho đến hành động cụ thể như rải truyền đơn, sinh hoạt giao lưu tập thể… sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt vào cuối năm ngoái cũng là một trường hợp điển hình. Bản video này có thể dễ dàng tìm thấy trên internet, trang youtube với từ khóa là 88 vietnamese. Những người thực hiện cũng kêu gọi phổ biến rộng và chuyền tay nhau bản video này để hợp sức cho phong trào đấu tranh cho  dân chủ trong nước.SBTN




Cộng đồng mạng mạnh mẽ ủng hộ ký giả Nguyễn Đắc Kiên

28-2-13
Phóng viên Nguyễn Đắc Kiên đã bị cho nghỉ việc vì phản đối phát biểu của Tổng Bí thư Ðảng Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Phóng viên Nguyễn Đắc Kiên đã bị cho nghỉ việc vì phản đối phát biểu của Tổng Bí thư Ðảng Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Phóng viên Nguyễn Đắc Kiên đã bị cho nghỉ việc vì phản đối phát biểu của Tổng Bí thư Ðảng Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Phóng viên Nguyễn Đắc Kiên đã bị cho nghỉ việc vì phản đối phát biểu của Tổng Bí thư Ðảng Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
CỠ CHỮ
Cộng đồng những người sinh hoạt net và các blogger Việt Nam đang truyền tay nhau ký tên vào bản Tuyên bố bày tỏ tình đoàn kết và ủng hộ đối với một nhà báo trẻ vừa bị đuổi việc vì chỉ trích lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam.

Ký giả Nguyễn Đắc Kiên của báo Gia đình và Xã hội bị đe dọa truy tố và bị đuổi việc hôm 26/2, chưa đầy 24 giờ đồng hồ sau khi viết bài blog thẳng thắn phản biện trước phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong lời phát biểu được truyền hình toàn quốc hôm 25/2, người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói những kêu gọi thay đổi điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản Việt Nam, đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội là biểu hiện của sự “suy thoái” tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” cần phải xử lý.

Trong bài blog phản hồi, ký giả Kiên viết rằng tuyên bố của ông Trọng chỉ là ý muốn của riêng ông và của đảng cộng sản, chứ không phải của toàn dân. Nhà báo Kiên nói anh mong muốn bỏ điều 4 Hiến pháp, muốn đa đảng, dân chủ tại Việt Nam.

Kêu gọi sự thay đổi cơ chế chính trị của đất nước để đưa đất nước tiến lên, không bị trì trệ nữa. (Chúng tôi) đòi hỏi một thiết chế dân chủ cho đất nước vì bao nhiêu người đã hy sinh để đấu tranh cho điều đó. Ngay cả ông Hồ Chí Minh hồi trước đã nói là đấu tranh cho sự độc lập, tự do, và một chế độ dân chủ, mà từ hồi đó tới giờ vẫn chưa có...
Bản lên tiếng mang tên “Lời Tuyên bố Công dân Tự do” được lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng xã hội ngày 28/2 đã thu hút nhiều người ký tên chỉ vài giờ sau khi xuất hiện.

Bản Tuyên bố lặp lại những nguyện vọng mà ký giả Kiên trình bày trong bài phản biện, bao gồm một thể chế chính trị tam quyền phân lập và phi chính trị hóa quân đội tại Việt Nam.

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, một trong những người tham gia ký tên đầu tiên, nói về thông điệp chính của bản Tuyên bố này:

“Kêu gọi sự thay đổi cơ chế chính trị của đất nước để đưa đất nước tiến lên, không bị trì trệ nữa. (Chúng tôi) đòi hỏi một thiết chế dân chủ cho đất nước vì bao nhiêu người đã hy sinh để đấu tranh cho điều đó. Ngay cả ông Hồ Chí Minh hồi trước đã nói là đấu tranh cho sự độc lập, tự do, và một chế độ dân chủ, mà từ hồi đó tới giờ vẫn chưa có. Tới thế kỷ thứ 21 rồi mà mấy chục năm qua Việt Nam vẫn chưa đạt được một thiết chế dân chủ, chưa có được một nhà nước thật sự ‘do dân, vì dân’. Cho nên, thông điệp của bản Tuyên bố này nói lên điều đó. Anh Kiên, chính anh Kiên nói ra điều đó và đã đồng cảm với tất cả mọi người cho nên được sự hưởng ứng của nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Chuyện này là do các bạn trẻ khởi xướng.”

Một blogger trẻ có bút danh Trầm Tử cho rằng bản Tuyên bố có thể không có tác dụng gì đối với nhà cầm quyền, nhưng là một sự đánh động, kêu gọi quan tâm của mọi người, nhất là giới trẻ, về trách nhiệm với tình hình đất nước:

“Một bản lên tiếng như vậy, mình nghĩ, dù có đến tay những người cầm quyền đi chăng nữa thì họ cũng không có phản ứng gì tích cực đâu. Cái này là một thông điệp cho giới trẻ, nhất là những công dân mạng. Ngoài cuộc sống thực tế, việc lên tiếng rất khó khăn. Cho nên, cộng đồng mạng như một mối dây liên kết mang thông điệp chung đến giới trẻ và thức tỉnh giới trẻ trong điều kiện đất nước đang lâm vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Trong cái khó khăn đó, những sự liên kết như vậy tạo thêm sức mạnh và thêm cơ hội để Việt Nam có thể có một thay đổi tích cực nào đó trong tương lai.”

Những người ký tên khẳng định công dân Việt Nam có quyền tuyên bố đòi hỏi những thay đổi dân chủ vì đó là hành xử quyền cơ bản của con người bao gồm quyền tự do ngôn luận và tự do bày tỏ tư tưởng. Họ nói những quyền này “mỗi người sinh ra tự nhiên đã có”, “không phải do đảng cộng sản ban cho”.

Tôi đã được sự hỗ trợ tinh thần rất to lớn từ phía cộng đồng blogger cũng như những người bạn trên Facebook. Những chia sẻ của họ làm cho tôi vững tin hơn...Nó hơn những gì tôi suy nghĩ về cái ý thức dân chủ-tự do ở Việt Nam. Đó là một trong những điều ngoài sự mong đợi của tôi...
Vẫn theo bản Tuyên bố, những người nào chống lại các quyền này là “phản động”, “đi ngược lại với lợi ích của nhân dân” và “xu hướng tiến bộ của nhân loại”.

Những người ký tên trong Lời Tuyên bố Công dân Tự do nhấn mạnh họ “sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên”.

Phản hồi trước sự ủng hộ này, ký giả Kiên bày tỏ cảm nghĩ:

“Hai hôm nay tôi đã được sự hỗ trợ tinh thần rất to lớn từ phía cộng đồng blogger cũng như những người bạn trên Facebook. Những chia sẻ của họ làm cho tôi vững tin hơn. Tôi thật sự bất ngờ về chuyện đó. Nó hơn những gì tôi suy nghĩ về cái ý thức dân chủ-tự do ở Việt Nam. Đó là một trong những điều ngoài sự mong đợi của tôi.”

Cộng đồng cư dân mạng Việt Nam kêu gọi mọi người biến “Lời Tuyên bố Công dân Tự do” thành cầu nối liên kết người dân Việt đấu tranh vì nền dân chủ cho đất nước.

http://www.voatiengviet.com/content/cong-dong-mang-manh-me-ung-ho-nguyen-dac-kien/1612456.html

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh được đề cử Giải Công dân Mạng 2013

28-2-13

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh.
CỠ CHỮ
Một trong những blogger có nhiều ảnh hưởng tại Việt Nam, ông Huỳnh Ngọc Chênh, được đề cử giải thưởng Công dân Mạng 2013.

Đây là giải thưởng quốc tế do tổ chức bảo vệ nhân quyền mang tên Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp phối hợp với đại công ty internet Google tổ chức hằng năm nhằm đánh động sự quan tâm của mọi người về nhu cầu cần phải bảo vệ quyền tự do bày tỏ quan điểm trên mạng internet qua việc vinh danh những ngòi bút mạng đã bất chấp sự đàn áp, can đảm đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền tại các nước trên thế giới.

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh sinh năm 1952 tại Đà Nẵng, làm việc cho báo Thanh Niên từ năm 1992 đến khi về hưu vào tháng tư năm ngoái.

Ông bắt đầu viết blog từ năm 2008. Các bài blog của ông về dân chủ, nhân quyền, vấn đề Biển Đông, và các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược thu hút đông đảo độc giả trong và ngoài nước.

Tôi là chủ một trang blog mà tôi viết cũng hơi nặng nề, nên cũng có thể tôi ở trong danh sách ‘tế nhị’. Vì vậy, nếu được giải thưởng đó thì vinh dự, nhưng cũng có đôi chút lo lo. Lo không phải vì sợ mình bị này khác, nhưng lo là mình không có điều kiện để được viết lách nữa...
Dù trang blog của ông thường bị nhà nước khóa chặn, nhưng hiện mỗi ngày vẫn có chừng 15.000 người đọc ghé thăm.

Từ hồi còn làm ký giả cho báo Thanh Niên, ông từng bị cảnh cáo về nội dung các bài viết mà ông đăng tải trên nhật ký điện tử cá nhân và các trang blog trước nay của ông đã nhiều lần bị buộc phải đóng cửa. 

Trong phần mô tả về blogger Huỳnh Ngọc Chênh của Việt Nam, tổ chức Phóng viên Không biên giới nói những bài blog trên trang cá nhân của ông Chênh cũng là nguyên nhân của các cuộc sách nhiễu, đe dọa, theo dõi, nghe lén điện thoại từ phía chính quyền đối với chính tác giả.

RSF nói 9 ứng cử viên của Giải Công dân Mạng năm nay trong đó có blogger Huỳnh Ngọc Chênh được đề cử vì những nỗ lực bất chấp rủi ro, góp phần bảo vệ và thăng tiến quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận, và tự do internet của công dân trên toàn cầu.

Chia sẻ cảm nghĩ với VOA Việt ngữ, blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói ông ngạc nhiên khi biết tin mình được đề cử giải thưởng quốc tế này:

“Cũng hơi bất ngờ vì mình cũng không nghĩ là được đề cử như vậy. Cũng cảm thấy vinh dự lắm, nhưng nghĩ rằng nhiều người khác còn xứng đáng hơn. Tôi là chủ một trang blog mà tôi viết cũng hơi nặng nề, nên cũng có thể tôi ở trong danh sách ‘tế nhị’. Vì vậy, nếu được giải thưởng đó thì vinh dự, nhưng cũng có đôi chút lo lo. Lo không phải vì sợ mình bị này khác, nhưng lo là mình không có điều kiện để được viết lách nữa.”

Để khuyến khích sự quan tâm của cộng đồng mạng thế giới, năm nay lần đầu tiên người đoạt Giải Công dân Mạng sẽ do cư dân mạng khắp nơi bình chọn.

Kể từ ngày 27/2 đến hết ngày 5/3, người dùng net trên toàn cầu có thể bỏ phiếu cho các ứng viên được RSF đề cử trên trang web của tổ chức Phóng viên Không biên giới.

Ứng cử viên nhận được nhiều phiếu bình chọn nhất sẽ được công bố vào ngày 7/3, và sau đó được mời sang dự lễ trao giải tại trụ sở của công ty Google ở Paris (Pháp) vào ngày 12/3.

Giải thưởng thường niên khởi sự từ năm 2008 này thường được trao vào 12/3 hằng năm để kỷ niệm Ngày Thế giới Chống lại Sự kiểm duyệt trên mạng.
http://www.voatiengviet.com/content/blogger-huynh-ngoc-chenh-duoc-de-cu-giai-cong-dan-mang/1612576.html

Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do

27-2-2013
Chúng tôi, những người khởi đầu ký tên sau đây, kêu gọi những công dân khác cùng với chúng tôi đồng tuyên bố:
1. Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà chúng tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.
2. Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.

3. Chúng tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.
4. Chúng tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.
5. Chúng tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Chúng tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản ban cho, nên đảng cộng sản không có quyền tước đoạt hay phán xét nó. Vì thế, chúng tôi có thể xem những lời phán xét nào nếu có hướng đến chúng tôi là một sự phỉ báng chúng tôi. Và chúng tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.

Xin hãy chung tay để cho LỜI TUYÊN BỐ CÔNG DÂN TỰ DO này trở thành sợi dây bền vững kết nối hàng triệu triệu trái tim Việt Nam. Xin cùng lên tiếng nói bằng cách đăng ký tham gia ký tên theo địa chỉ email: tuyenbocongdantudo@gmail.com

Ngày 28 tháng 2, 2013

*

Cập nhật: 

3-2013
Theo ý kiến của anh Nguyễn Đắc Kiên:
Cụm từ “sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên”, khiến tôi ngại ngùng khi ký vào bản “Tuyên bố Công dân Tự do”. Tôi sẽ gửi thư đề nghị các bạn khởi xướng bỏ cụm từ đó đi, để tôi được ký tên mình, cùng với hàng nghìn, triệu đồng bào. Tôi nghĩ rằng, mỗi người chúng ta không sát cánh cùng anh Kiên hay bất cứ người nào khác, chúng ta ký tên vì chính chúng ta, vì tổ tiên ngàn đời, vì con cháu tương lai. Vì thế tôi kêu gọi tất cả, không phân biệt trong hay ngoài nước, còn hay không còn quốc tịch Việt Nam, miễn là mang trong mình dòng máu Việt, ký tên vào bản tuyên bố công dân này..." 
Nhóm khởi xướng xin phép quý vị đã ký cũng như sẽ ký vào bản tuyên bố, được đổi câu mở đầu:

Chúng tôi, những người khởi đầu ký tên sau đây, sát cánh bên Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và kêu gọi những công dân khác cùng với chúng tôi đồng tuyên bố...
thành:
Chúng tôi, những người khởi đầu ký tên sau đây, kêu gọi những công dân khác cùng với chúng tôi đồng tuyên bố...
Nhóm khởi xướng thông báo
*
Danh sách những người ký tên:

1. Blogger Nguyễn Hoàng Vi, Sài Gòn 

2. Phạm Thanh Nghiên, Hải Phòng 

3. Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nha Trang 

4. Blogger Gió Lang Thang - Trịnh Anh Tuấn, Đak Lak 
5. Blogger Hành Nhân - Vũ Sỹ Hoàng, Sài Gòn 
6. Blogger Binh Nhì - Nguyễn Tiến Nam, Yên Bái 
7. Ts Hà Sĩ Phu, Đà Lạt 

8. Bs Nguyễn Đan Quế, Sài Gòn

9. Linh Mục Giuse Đinh Hữu Thoại - Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn 

10. Blogger Trịnh Kim Tiến, Sài Gòn
11. Blogger Paulo Thành Nguyễn - Nguyễn Hồ Nhật Thành , Sài Gòn
12. Blogger Nguyễn Chí Tuyến, Hà Nội 
13. Nhà thơ Bùi Chát, Sài Gòn 
14. Blogger Huỳnh Công Thuận, Sài Gòn 
15. Nhà thơ Phan Bá Thọ, Sài Gòn 

16. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, Sài Gòn 
17. Blogger Phạm Bá Hải - Human Right Defender, Sài Gòn 
18. Doanh nhân Lê Quốc Quyết, Sài Gòn 
19. Hoàng Dũng - Phong trào Con Đường Việt Nam, Sài Gòn 
20. Blogger Lê Thiện Nhân, Hà Nội 
21. Đặng Sinh - Phóng viên tự do, Sài Gòn 
22. Facebooker Lê Công Vinh, Vũng Tàu 
23. Facebooker Võ Trường Thiện, Nha Trang 
24. Sinh viên Nguyễn Vũ Hiệp, Hà Nội 
25. Facebooker Lâm Mạnh Di, Vũng Tàu 
26. Blogger SeaFree - Phạm Văn Hải, Nha Trang 
27. Blogger Bùi Thị Minh Hằng, Vũng Tàu
28. Facebooker Miu Mạnh Mẽ - Nguyễn Nữ Phương Dung - Sinh viên, Sài Gòn
29. Facebooker Văn Ngọc Trà - Mai Văn Tuất, Sài Gòn
30. Sinh viên Nguyễn Thành Tiến, Hải Phòng 
31. Nhiếp ảnh gia Lê Hải, Đà Nẵng
32. Nhà thơ Đỗ Trung Quân, Sài Gòn
33. Facebooker Trầm Tử - Lê Khánh Duy, Buôn Hồ, Đăk Lăk
34. Blogger Huỳnh Thục Vy, Buôn Hồ, Đăk Lăk
35. Facebooker Kaiz Az - Trần Xuân Huyền, Nghệ An
36. Facebooker Sao Biển - Đặng Ngọc Sao, Hà Tĩnh
37. Facebooker Michael Ngo - Ngô Tuấn, Sài Gòn
38. Facebooker Dung Dang - Đặng Huy Dung, Sài Gòn
39. Nhà thơ Phan Đắc Lũ, Sài Gòn
40. Facebooker Yêu Nước Việt - Châu Văn Thi, Sài Gòn
41. Facebooker Tran Hien - Trần Hiền, Sài Gòn
42. Blogger / Nhạc sỹ Tô Hải, Sài Gòn 
43. Lê Thăng Long - Phong trào Con đường Việt Nam, Sài Gòn 
44. Nhà báo Hồ Trung Tú, Đà Nẵng 
45. Trần Khuê, người sáng lập Đảng Dân Chủ Thế Kỷ XXI, Sài Gòn 
46. Blogger Phạm Văn Điệp, Sầm sơn - Thanh Hóa 
47. Blogger Nguyễn Lân Thắng - Kỹ sư Xây Dựng, Hà Nội 
48. Blogger Uyên Vũ, Sài Gòn 
49. Facebooker Huỳnh Thái Học, Nha Trang 
50. Blogger Khoai Lang - Nguyễn Tấn Dung, Lộc Thủy - Lệ Thủy, Quảng Bình 
51. Cựu phóng viên Hoàng Thanh Trúc, Đà Lạt 
52. Facebooker Hiếu NTH - Nguyễn Trung Hiếu, Sài Gòn 
53. Phạm Phương Nam - Kỹ sư xây dựng, Đà Nẵng 
54. Trần Tiến Đức - Nhà báo, đạo diễn truyền hình (đã nghỉ hưu), Hà Nội 
55. Ngô Kim Hoa - Nhà báo tự do, Sài Gòn
56. Lương Văn Bình - Sinh viên Đại học Luật, Hà Nội.
57. Nguyễn Văn Ý - Sinh viên năm 2, Trường ĐH Đà Lạt
58. Nguyễn Tiến Dũng - kinh doanh, Vinh, Nghệ An
59. Nguyễn Hoàng Long, Saigon
60. Nguyễn Trúc Sơn, Hiệp Hoà, Đức Hoà, Long An
61. Nguyễn Đức Phổ - Nông dân, F. Đông Hưng Thuận, Q. 12 Sài Gòn 

62. Facebooker Bahung Vo - Võ Bá Hùng, Sài Gòn
63. Đào Tấn Phần, giáo viên THPT Trần Quốc Tuấn, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
64. Nguyễn Trường Sơn - Sinh viên, Bắc Ninh
65. Trịnh Hoàng Thanh, Z176, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội
66. Đặng Vũ Lượng, Hà Nội
67. Facebooker Nguyễn Tiến Hưng, Biên Hoà
68. Blogger Aduku - Nguyễn Văn Dũng, Việt Trì - Phú Thọ

69. Blogger Nguyễn Việt Hùng , Hà Nội
70. Facebooker Anton Lê, Lê Thanh Tùng, Sài Gòn
71. Facebooker Lê Văn Tuynh, Phan Thiết, Bình Thuận
72. Kiến trúc sư Đào Tăng Lực, Sài Gòn
73. Nguyễn Minh Chính, Hà Nội
74. Nguyễn Đức Giang, Hà Nội
75. Kỹ sư Doãn Kiều Anh, Sài Gòn
76. Phạm Tiến Quốc, Sài Gòn
77. Nguyễn Công Thanh, Sài Gòn
78. Facebooker Vũ Ngọc Thắng, Hải Phòng
79. Dương Hoài Châu, Sài Gòn
80. Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Thanh Hóa
81. Kỹ sư Nguyễn Văn Phúc, Bình Định
82. Ngô Văn Hòa, Đà Nẵng
83. Nguyễn Thị Kim Hoa, Đà Nẵng
84. Kỹ sư Trần Quang Hưng, Sài Gòn
85. Nguyễn Hữu Sơn, Cần Thơ
86. Kỹ sư Nguyễn Dương, Sài Gòn
87. Blogger Nguyễn Ngọc Già,
88. Facebooker Canh Le, Lê Cảnh, Sài Gòn
89. Facebooker Từ Anh Tú, Bắc Giang
90. Nguyễn Hùng Cường, Hà Nội
91. Facebooker Bùi Chí Tâm, Quảng Ngãi
92. Nguyễn Hùng Anh, Sài Gòn
93. Facebooker Kbebui - Bùi Duy Diễn, Bình Định
94. Họa sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Hà Nội
95. Nguyễn Bắc Truyển - cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn.
96. Đặng Hữu Ngọc, Long Khánh, Đồng Nai.
97. Nguyễn Thanh Trúc - tín đồ PGHH, Chợ Mới, An Giang
98. Nguyễn Văn Bông - tín đồ PGHH, Lấp Vò, Đồng Tháp.
99. Võ Thị Hồng, Sa-đéc, Đồng Tháp
100. Trần Văn Đức, - cựu tù nhân chính trị, Xuân Lộc, Đồng Nai


101. Huỳnh Trí Đức - tín đồ PGHH, Phú Tân, An Giang.
102. Nguyễn Ngọc Phương - cựu tù nhân chính trị, Nam Vang, Campuchia
103. Kỹ sư Hồ Văn Tích, Sài Gòn
104. Nguyễn Tiến Tuyền, Hà Nội
105. Blogger Lê Dũng, Hà Nội
106. Facebooker Nghiêm Việt Anh, Hà Nội
107. Sinh viên Cao Văn Khánh, Lai Châu

108. Blogger Trần Bùi Trung, Vũng Tàu
109. Trần Văn Tuấn - Chủ tịch UBND xã An Thạch, Tuy An, Phú Yên
110. Trần Xuân Sơn, Hà Nội
111. Kỹ sư Vi Nhân Nghĩa, Quảng Ninh
112. Nguyễn Xuân Liên - Giám đốc bảo tàng Chiến tranh Ngoài trời, Vực Quành, Đồng Hới, Quảng Bình 
113. Nguyễn Hùng Cường, Sài Gòn
114. Nguyễn Đức Cang, Sài Gòn
115. Phan Văn Phong, Hà Nội
116. Lê Gia Khánh, Hà Nội
117. Phùng Thị Châm, Hà Nội
118. Trần Thúy Nga, Hà Nội
119. Trần Dân, Đà Nẵng
120. Lê Xuân Quang, Sài Gòn
121. Hồ Đức Thanh, Hà Nội
122. Trần Văn Nam, Hải Dương
123. Nguyễn Tiến Phong, Sài Gòn
124. Phan Trọng Khang, Tây Hồ, Hà Nội
125. Facebooker Đoàn Khôi Nguyên, Đà Nẵng
126. Đỗ Văn Đông, Nam Định
127. Linh mục Phê-rô Nguyễn Hữu Giải, Tổng giáo phận Huế, Khối 8406
128. Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi, Giáo phận Bắc Ninh, Khối 8406
129. Kiến trúc sư Đoàn Trần Trung, Hà Nội
130. Facebooker Jiraiya Saima - Vũ Quang Huy, Sài Gòn
131. Kỹ sư Dương Văn Minh, Biên Hòa, Đồng Nai
132. Lê Đức Huy - Học sinh, Hà Nội
133. Trương Minh Đức - Nhà báo tự do, Bình Dương
134. Nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, Đà Lạt
135. Huỳnh Nhật Hải - cựu đảng viên, Đà Lạt
136. Huỳnh Nhật Tấn - cựu đảng viên, Đà Lạt
137. Sinh viên Nguyễn Quý Hiếu, Bắc Ninh
138. Trần Quốc Hùng, Sài Gòn
139. Hoàng Đức Trọng, Sài Gòn
140. Dương Sanh - Nhà giáo nghỉ hưu, Vạn Ninh, Khánh Hòa
141. Facebooker Trần Lý Phước Lợi, Bà Rịa – Vũng Tàu
142. Biện Xuân Bộ, Bắc Ninh
143. Trương Đình Tôn, Sài Gòn
144. Lê Hồng Quang, Hà Nội
145. Bùi Tiến Hưng, Long Biên, Hà Nội
146. Kỹ sư Nguyễn Hữu Trung, Hà Nội
147. Nguyễn Văn Sĩ, Bảo Lộc
148. Kỹ sư Nguyễn Phương Anh, Hà Nội
149. Kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh, Hà Nội 
150. Lê Hồng Thủy - Giảng viên ĐH, Quận Tân Bình - Sài Gòn 
151. Phạm Lê Hà Ly - Học sinh Trung học, Quận Tân Bình - Sài Gòn 
152. Facebooker Doxu Nguyen - Nguyễn Thành Trung, Bình Dương 
153. Nguyễn Dương Thành, Hà Nội 
154. Bác Sỹ Trịnh Ngọc Tiến, Hà Nội 
155. Hoàng Cường, Quận Ba Đình - Hà Nội 
156. Facebooker Nguyễn Công Chính, Tân Bình - Sài Gòn 
157. Facebooker Khổng Hy Thiêm -Kỹ sư điện, Cam Lâm, Khánh Hòa. 
158. Blogger Hoa Xương Rồng - Trần Khánh Dương, Phường Bình Trưng Tây Q2, Sài Gòn 
159. Trần Khôi Nguyễn, Kỳ Hợp, Kỳ Anh - Hà Tĩnh 
160. Phạm Trung Kiên, Tây Hồ, Hà Nội 
161. Phạm Văn Biên, Hải Dương 
162. Trần Hoài Nam, Bến Tre 
163. Facebooker Lê Tường Vi, Tân Bình - Sài Gòn 
164. Đinh Văn Nam, Hà Tĩnh 
165. Trần Minh Tân, Research Scientist II ở Georgia, US 
166. Lê Trọng Nghi - Kỹ Sư Điện Tử, Boston, Massachusetts, USA 
167. Nguyễn Quang Minh, San Diego, CA - USA 
168. Nguyễn Quốc Nam, Paris -FRANCE 
169. Đinh Nhật Uy - Kỹ Sư CNTT, Long An 
170. Đinh Văn Chuộn - Thợ Điện 7/7, Long An 
171. Nguyễn Thị Kim Liên - Nội trợ, Long An 
172. Hà Sĩ Phú - Tài Xế, Long An 
173. Nguyễn Hồng Thái - IT, Long An 
174. Hồ Trung Vĩnh - NV Ngân Hàng, Long An 
175. Hoa Thanh Nguyen, New Oleans, Louisiana, USA 
176. Nguyễn Quốc Hùng, Kiểm toán viên, Denmark 
177. Nguyễn Huế, Fort Worth, Texas USA 
178. Lê Văn Tám, Toronto, Canada 
179. Dạ Thảo Phương, Hà Nội, Việt Nam 
180. Facebooker AnhhùngChưanổidanh - Trương Xuân Trường, Thái Bình 
181. Nguyễn Hoàng Hùng, 17a Leeds St, Footscray Victoria 3011 Australia 
182. Nguyễn Lương Thịnh - Chuyên viên tư vấn đầu tư, Bình Thạnh, Sài Gòn 
183. Bùi Quang Trung - Kĩ sư xây dựng, 3 Charles Péguy 77500 Chelles France 
184. Nguyễn Quang, Houston, Texas, USA 
185. Bác sĩ Nguyễn Thường Kính, 44 Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội 
186. Nguyễn Văn Hùng, Philadelphia, PA, USA 
187. Blogger Quỳnh Trâm Việt Nam, Bình Dương 
188. Terry Lee, Sydney, Australia 
189. Đỗ Đình Thọ - Làm nghề tự do, Koblenz, Germany 
190. Huỳnh Hà Hoàng, 3401 Belair rd, Baltimore, Maryland 21213, 
USA 
191. Nguyễn Hoàng Việt - Kinh doanh, Tân Bình, Sài Gòn 
192. Phạm Ngọc Minh - Kiến trúc sư, Hành nghề tự do, Hà Nội
193. Trần Viết Dung, Kỹ sư, Fairfeld - Úc
194. Trần Viết Phúc, Sinh viên, Fairfield - Úc
195. Nguyễn Duy An, Sài Gòn
196. Facebooker Gatre Caolanh - Võ Thanh Hùng, Họa sĩ làm nghề tự do, Sài Gòn
197. Ngô Thị Hồng Lâm - nghiên cứu lịch sử đảng (đã nghỉ hưu), Phường Rạch Dừa, Vũng Tàu.
198. Facebooker Hoangbui - Vũ Huy Hoàng - Kỹ sư, Tân Bình, Sài Gòn
199. Blogger Nguyễn Văn Thạnh - Kỹ sư, Đà Nẵng
200. Lê Thị Hồng Hạnh, Hà Nội

201. Lâm Thị Ngọc - Giáo viên THPT, Huyện Ngọc Lặc, Tỉnh Thanh Hóa
202. Blogger Nguyễn Công Huân - trang web Dân Luận, Aalborg, Đan Mạch 
203. Hồ Trung Thạnh - Thợ điện, Ia grai, Gia Lai 
204. Gs. Lưu Trung Khảo, Newport Beach, California, USA 
205. Đinh Trí Nhật Huy, Sài Gòn 
206. Vũ Quang Thông - Công nhân, Gia tân1, Thống nhất, Đồng Nai. 
207. Blogger Mai Đây Hòa Bình - Nguyễn Huỳnh Mai, Quận 10, Sài Gòn 
208. Nguyễn Thái Hùng - Kỹ sư, Vinh, Nghệ An 
209. Facebooker Bee - Nguyễn Anh Nguyên, - Sài Gòn 
210. Blogger Dã Quỳ - Nguyễn Kim Du Hạ, Houston, Texas, Hoa Kỳ 
211. Nguyễn Văn Nhiên, Nashville, Tennessee, USA 
212. Nguyên Cao Sơn, Cầu Giấy, Hà Nội 
213. Nguyễn Đông Phương - cựu cán bộ biên tập sách văn hóa, bộ VHTTDL, Hà Nội 
214. Nguyễn Duy Hòa, Sài Gòn 
215. La Kim Thi, Nashville, Tennessee, USA 
216. Đinh Vạn Vĩnh Phát, Cử nhân CNTT, Sài Gòn 
217. Vũ Mạnh Hùng – Nguyên giảng viên khoa Quản trị kinh doanh trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương Mại Hà Nội. Hiện là cán bộ quản lý khu nội trú của trường, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Hà Nội. 
218. Hoàng Văn Trung, Yên Ninh, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội 
219. Trương Minh Đức, Warsaw, BaLan 
220. Blogger Ký Tế - Nguyễn Phúc Bảo Long, Huế 
221. Uông Minh Phương, Sài Gòn 
222. Bác sỹ Trần Công Thắng, Kristiansand, Na Uy 
223. Nguyễn Thanh Hải, Québec, Canada 
224. Vương Quốc Tuấn - Kỹ sư công nghệ thông tin, Bình Quới, P27, Bình Thạnh, Sài Gòn 
225. Nguyễn Duy Hòa, Sài Gòn 
226. Võ Quốc Đạt - Tài xế, Cần Thơ 
227. Mai Phúc Anh - Nhạc công, Cần Thơ 
228. Trần Trung Nghĩa - Giáo viên, Cần Thơ 
229. Lê Hoàng Phúc - thợ vẽ, Cần Thơ 
230. Vũ Huy, Toronto, Canada 
231. Trương Đông Sơn, 5245 East Main Street, Stockton, CA 95215 
232. Hoàng Văn Khởi, Hà Nội 
233. Long Nguyen - Accenture, Consulting - Germany 
234. Trương Tấn Phát, Kinh doanh, Melbourne , Australia 
235. Họa sĩ Bùi Lộc, Munich, Germany 
236. Phạm Hùng Vỹ - Doanh nhân, Sài Gòn 
237. Hồ Tấn Vinh, Melbourne, Úc 
238. Hồ Hồng Diễm, An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi. 
239. Tăng Trọng Thức, Sài Gòn 
240. Đỗ Như Phương - Phiên dịch, Budapest, Hungary 
241. Lò Đình Vũ, thôn Lâm Nghĩa, xã Phi Tô, huyện Lâm Hà , tỉnh Lâm Đồng 
242. Blogger YTDCVN - Dovan, Nam Úc Australia 
243. Nguyễn Văn Dũng - Du học sinh tại Nhật, Tokyo, Japan 
244. Trần Thị Hiền Chi - Học sinh cấp 3, Hà Nội 
245. Phạm Ðức Dũng - Kỹ Sư, Euless Texas, USA 
246. Trần Văn Toàn - Sinh viên, Đà Nẵng 
247. Nguyễn Thế Anh - Sinh viên, Hà Nội. 
248. Lê Như, Sydney - Australia 
249. Bùi Minh Thắng, Quảng Ngãi 
250. Facebooker Võ Lâm Viễn, Đà Nẵng
251. Peter Pham 1460 contra costa , Pleasant hill. Ca 94523, USA 
252. Nguyễn Hữu Đức, Mount Pleasant ,Texas, USA 
253. Nguyễn Ngọc Anh - Cử nhân Công nghệ thông tin, Quảng Nam 
254. Nguyễn Vinh Hiển, Portland, Oregon USA 
255. Phạm Hoàn Vũ - doanh nhân, Sài Gòn 
256. Blogger Đỗ Minh Tuyến, Bangkok, Thái Lan 
257. Nguyễn Minh Châu - Thợ mộc, Sài Gòn 
258. Trầm Minh, Paris, Pháp
259. Cao Thị Nhung, Sài Gòn 
260. Phùng Thị Ly, Sài Gòn
261. Phạm Hac Tùng; 2 Broad St West Fotscray Vic 3012 Australia 
262. Lâm Phước Đông, Boston, Massachusetts USA 
263. Cao Minh Đức, Loeningen, Germany 
264. Nguyễn Thị Diễn, Loeningen, Germany 
265. Nguyễn Tấn Tài - Sinh viên, Boston, Massachusetts, USA 
266. Ts Trần Diệu Chân, Sacramento, California, USA
267. Trần Nhân Tâm, München, Bayern, Germany
268. Trần Xuân Chính - Kỹ sư, Garden Grove, California, USAUSA
269. Nhà thơ Trúc-Ty, Facebook: Truc Ty, Đồng Nai
270. Linh Mục Peter Nguyễn Văn Hùng, Đài Loan
271. Lê Trần Vinh - Kỹ sư Công nghệ sinh học, Facebook Vinh Lê Trần, Hà Nội
272. Đặng Đình Tấn Trương - FB Trái Tim Băng Giá, Sinh Viên Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên, Sài Gòn
273. Trần Ngọc Thành, Thành phố Warszawa, CH Balan
274. Trần Mạnh Thắng - Kỹ sư vi tính, Hildesheim, Đức 
275. Nguyễn Thị Thu Liên - Chủ tiệm cắt tóc, Hildesheim, Đức
276. BS Đinh Xuân Dũng - Cựu Dân Biểu Việt Nam Cộng Hòa, San Jose, CA, USA
277. Nguyễn Tuấn, San Jose, California, USA
278. Oanh Nguyen - Orange County, California, USA
279. Luật sư Vũ Đức Khanh, Ottawa, Canada
280. Nguyễn Hồ Nguyễn - Công dân, Sài Gòn
281. Nguyễn Quốc Bảo - Sinh Viên, Quảng Ngãi
282. Sơn Nguyễn, Grand Prairie, hạt Tarrant, Tiểu bang Texas, USA
283. Nguyễn Ngọc Hùng, Boston, Massachusetts, USA

Xin hãy chung tay để cho LỜI TUYÊN BỐ CÔNG DÂN TỰ DO này trở thành sợi dây bền vững kết nối hàng triệu triệu trái tim Việt Nam. Xin cùng lên tiếng nói bằng cách đăng ký tham gia ký tên theo địa chỉ email: tuyenbocongdantudo@gmail.com
Danh sách sẽ được tiếp tục cập nhật.

Tâm tình của ký giả Trương Minh Đức gởi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên

28-2-2013
Hiệu ứng từ Nguyễn Đắc Kiên và Nguyễn Phú Trọng
Ký giả Trương Minh Đức (Danlambao) - ...Tôi là một người viết báo nên cũng có những chia sẻ với anh Nguyễn Đắc Kiên, khi nghe anh bị đuổi việc chỉ vì có đôi lời trên bức thư phản biện đến ông TBT Trọng, đồng thời tôi cũng trân trọng cảm phục lòng dũng cảm của anh dám nói lên “ý thức công dân” của mình trong số đông đảo các nhà báo còn đang làm việc trong chế độ hiện nay...

*

Trong mấy ngày qua trên các trang mạng điện tử trong nước và Quốc Tế xôn xao việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên (báo Gia Đình & Xã Hội) và ông Nguyễn Phú Trọng (TBT đảng CSVN). Sự kiện đã gây tiếng vang lớn, cho thấy đâu là người Chánh, kẻ Tà giữa một nhà báo bình thường trong số hành chục ngàn nhà báo với một người đứng đầu đảng CSVN. 

Ông Nguyễn Phú Trọng tự cho mình là người có quyền phán xét Nhân Dân là “suy thoái tư tưởng, đạo đức...”, một người đứng đầu đảng CSVN có những lời thóa mạ quá thấp kém.

Trong khi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, một công dân bình thường đã can đảm phản bác những điều mà TBT Nguyễn Phú Trọng đã xúc phạm đến, trong số này có những công dân bậc cao niên đáng tuổi Cha, Chú trong nhóm 72 nhân sĩ trí thức kiến nghị bảng góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992. Thậm chí ông Trọng còn dám hàm hồ, lớn lối coi thường ý kiến của đa số nhân Dân Việt Nam.
Tôi là một người viết báo nên cũng có những chia sẻ với anh Nguyễn Đắc Kiên, khi nghe anh bị đuổi việc chỉ vì có đôi lời trên bức thư phản biện đến ông TBT Trọng, đồng thời tôi cũng trân trọng cảm phục lòng dũng cảm của anh dám nói lên “ý thức công dân” của mình trong số đông đảo các nhà báo còn đang làm việc trong chế độ hiện nay.

Ký giả Trương Minh Đức, người từng có nhiều bài viết chống tham nhũng bị nhà cầm quyền CSVN tuyên án 5 năm tù vì tội danh "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước".
Tôi vẫn biết nhiều nhà báo cũng muốn làm những gì mà hiện nay anh đang làm, nhưng trong hoàn cảnh điều kiện hiện nay dưới một chế độ độc tài của CSVN đã làm thui chột ý chí của người cầm bút, vì đã là một nhà báo thì ai cũng ít nhiều phải biết đâu là đúng-sai khi mình đặt bút viết những điều tai nghe mắt thấy, những diễn biến của xã hội, ngoại trừ những bồi bút vì bã danh lợi hay hoàn cảnh cơm áo gạo tiền… phải cam lòng bẻ cong ngòi viết.

Hiện nay hơn 700 cơ quan báo chí trong nước đều dưới sự chỉ đạo của ban tư tưởng văn hoá TW, khi bài báo được phép đăng phải qua nhiều khâu kiểm duyệt từ văn phòng đại diện địa phương, trưởng ban đại diện khu vực, khâu sửa bài rồi qua tay tổng biên tập… Nhiều phóng viên than thở, nếu “vượt rào” thì sẽ bị rút thẻ vì vậy đa số những người cầm bút cho ĐCSVN đành phải cúi đầu phục vụ cho một chế độ mà trong lòng họ không muốn.

Trường hợp anh Nguyễn Đắc Kiên sự bùng phát bởi sự đè nén bấy lâu nay trong giới báo chí lề đảng, anh đã giải tỏa những gì mà những nhà báo khác đang muốn làm khi chữ HÈN còn quá lớn đang vây hãm. Nhưng với tình hình hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin thì điều kiện những Nhà Báo có tâm với đất nước, việc đưa tin ẩn danh hoặc chính thức trên các trang mạng, blogger là điều không khó.

Tôi tin tưởng rằng với khoảng 80% các phóng viên của báo lề đảng đều than phiền và không hài lòng khi tiếp xúc với cơ quan công quyền hiện nay.

Hãy cố vượt qua nỗi sợ hãi bằng nhiều cách đưa tin tức về hiện tình đất Nước nói lên những điều muốn nói như trường hợp anh Nguyễn Đắc Kiên để sớm đưa đất nước Việt Nam ra khỏi vòng cai trị của một nhóm người tự cho mình có cái quyền “đảng CS lãnh đạo duy nhất”.

Sau bức thư của anh Nguyễn Đắc Kiên gởi cho TBT Nguyễn phú Trọng cho thấy sự thật là những người lãnh đạo độc tài đương quyền CSVN hiện nay với chiêu bài góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992đánh lừa Dân tộc Việt Nam, đánh lừa dư luận Quốc Tế bằng cách hợp pháp hóa với cụm từ xảo ngôn “sự đồng thuận của nhân dân”, một trò tự biên tự diễn quá quen thuộc của những kẻ độc tài.

Tiếng nói của anh Nguyễn Đắc Kiên đã và đang được đồng Bào khắp nơi quan tâm giúp đỡ bảo vệ, các kênh truyền thông quốc tế đánh giá cao giá trị của những người viết báo vì lương tâm vì Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam. Tôi mong rằng những nhà Báo còn do dự hãy mạnh dạn mà dùng ngòi bút của mình đóng góp cho thời khắc lịch sử để đưa đất nước Việt Nam đến con đường Dân Chủ thực sự.
Ký giả Trương Minh Đức (Cựu CTV báo Tiền Phong)

CTQH Nguyễn Sinh Hùng tố cáo việc 'lợi dụng chống đảng'

28-2-13

CTV Danlambao - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vừa phát đi những lời đe dọa gay gắt đối với những người lên tiếng góp ý sửa hiến pháp là 'lợi dụng chống đảng'. Ông này còn ra lệnh cho các cơ quan, ban ngành phải 'đấu tranh ngăn chặn tuyệt đối' những hoạt động góp ý không theo chủ trương của đảng.



Ông Nguyễn Sinh Hùng là Chủ tịch quốc hội, đồng thời giữ vai trò Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992. 
Tại buổi làm việc với TP Hà Nội diễn ra hôm 27/2/2013, ông Hùng khẳng định bản dự thảo của Ủy ban mà ông này đang làm chủ tịch mới chính là 'bản dự thảo duy nhất để lấy ý kiến nhân dân'. Phát biểu này hàm ý bác bỏ bản 'Kiến nghị 72' được khởi xướng bởi 15 vị chủ chốt đa số là đảng viên, cựu quan chức. 
Chương trình thời sự tối 27/2/2013 trên VTV đã cho đăng lời tuyên bố đầy sự dọa dẫm của ông Hùng liên quan đến việc 'lợi dụng việc lấy ý kiến hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại đảng, chống lại chính quyền'
Xem kỹ đoạn video phát trên VTV1, ông CTQH Nguyễn Sinh Hùng có phần tỏ ra mất bình tĩnh, đôi chỗ phát biểu lủng củng khi nói về 'bản kiến nghị duy nhất'.

Khi đang luyên thuyên về bản kiến nghị 'đã trình bày trong các cơ quan của trung ương, của Đảng', có lẽ thấy ông CTQH đang bí đề tài nên có tiếng người nhắc 'đã được quốc hội nhất trí'.
Dưới đây là nội dung đoạn video về phát biểu của ông Nguyễn Sinh Hùng: 
Cái người đại biểu ... này lợi dụng việc lấy ý kiến hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại đảng, chống lại chính quyền. Cái đó là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn.

Đây là người ta tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, sinh hoạt chính trị để tham gia vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước bằng cái bản quan trọng này mà anh lại lợi dụng câu chuyện này để anh tuyên truyền vận động làm những cái việc khác thì không được

Thứ hai nữa là, pháp luật quy định là... nghị quyết quốc hội quy định là cái bản lấy ý kiến là cái bản của Ủy ban dự thảo hiến pháp công bố, phải không ạ? Cái bản của Ủy ban dự thảo hiến pháp công bố trên cơ sở tiếp thu ý kiến thảo luận của... của quốc hội (hề) và... Thực ra là chúng ta cũng đã trình bày trong các cơ quan của trung ương, của Đảng... (tiếng ngừoi nhắc: đã được quốc hội nhất trí) đã được quốc hội nhất trí tổ chức lấy ý kiến thì đó là cái bản duy nhất. Còn anh tự tổ chức lấy một cách lấy ý kiến khác của anh là không được.

Đấy là cách làm không đúng quy định, còn tôi chưa nói là vi phạm pháp luật nhưng mà không đúng quy định. Thì chúng ta phải đấu tranh, đấy, chúng ta phải tuân thủ...
Phát biểu của ông Nguyễn Sinh Hùng được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông TBT Nguyễn Phú Trọng gọi những người góp ý không theo chủ trương của đảng là 'suy thoái'.
Đến lúc này, màn kịch 'Góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp' do đảng cộng sản kêu gọi đã chính thức lộ rõ nguyên hình. Trên thực tế, trò lừa bịp của đảng đang ngay từ khi phát động đã bị bể mánh vì không còn lừa được ai.  
CTV Danlambao
 
 http://danlambaovn.blogspot.com/2013/02/ctqh-nguyen-sinh-hung-to-cao-viec-loi.html#more

Wednesday 27 February 2013

Lời khuyên dành cho em Trọng

27-2-13
Tạ Nhất Linh (Danlambao) - Em Trọng mà Tạ Nhất Linh tôi muốn nói ở đây là Nguyễn Phú Trọng, kẻ đang giữ cái chức hờ, tổng bí thư của cái đảng CSVN hiện đang tàn, mà dân gian gọi là Trọng Lú.
Tôi gọi nó là em vì lục lại họ hàng tông tích thì thấy nó là em họ 8 đời của tôi. Nhưng tôi chẳng thấy vinh dự gì vì có một đứa em như vậy! Thậm chí thấy nhục cho dòng họ nhà mình có một kẻ ngu xuẩn, lên đến chức cao chỉ do chịu khó nhai đi nhai lại những luận điệu xú uế và làm được những trò đê tiện.
Bây giờ thì xin hãy để tôi tâm sự một chút với em tôi.
Nhục quá em ơi!
Từ trước đến giờ, mỗi lần nghe em nói, bao nhiêu người đã thấy khó ngửi lắm rồi. Nào “học tập tư tưởng đạo đức Hồ Tập Chương”, nào “chỉnh đốn đảng”,… Đến khi em phải đầu hàng đối thủ X, phải mếu máo giải thích là vì phải “bảo vệ đảng”, những kẻ xu nịnh loại một ở đất nước này cũng thấy không thể ca ngợi em là sáng suốt được nữa. Mỗi lần nghe em nói, người ta đều có cảm giác như phải ngửi thứ gì đó rất khó chịu. Kể cả khi em ra oai, nói về việc mấy nước châu Âu và giáo hoàng Biển Đức mời em tới thăm: Mình có thế nào người ta mới mời mình chứ.” Than ôi, một người thực sự danh giá có cần nói “Mình có thế nào…” để khoe mẽ hay không?
Gần đây nhất, nhân trò hề “Góp ý sửa đổi Hiếp Pháp”, em lại lên tiếng ‘răn đe’ những người đòi bỏ điều 4, đòi tam quyền phân lập, gọi họ là những kẻ ‘suy thoái tư tưởng, đạo đức’. Thối đến mức một nhà báo ‘quốc doanh’ cũng không chịu nổi, đã phải viết bài chửi em. Bài viết đó có khác gì một cú vả vào mồm em: tuy lời lẽ của nó rất trang trọng, lịch sự và đàng hoàng, nhưng nó đã thể hiện hết sự khinh bỉ đối với một kẻ vừa ngu dốt vừa lươn lẹo, định tiếp tục lừa cả một dân tộc theo lối hồ cáo tập chương!
Chẳng lẽ em không thấy nhục khi đọc bài báo đó sao? Chẳng lẽ em không biết nhục vì làm nghề lừa mà bao nhiêu năm cũng không nghĩ ra chiêu lừa nào mới sao? Chẳng lẽ em không biết nhục vì một khi nhà báo quốc doanh mà đã phải tỏ rõ sự khinh miệt đối với em một cách công khai như vậy thì có nghĩa là quảng đại quần chúng đã không còn coi các em ra gì nữa sao? Và chẳng lẽ em không biết nhục vì ở cương vị đảng trưởng mà em không còn có được ảnh hưởng nào ngay trong đảng sao?
Vì vậy, ta khuyên em:

Nếu em còn có được một chút liêm sỉ thì hãy công khai tuyên bố trước toàn dân rằng suốt cuộc đời em đã bị lừa và đi lừa lại người khác, rằng chủ nghĩa cộng sản là ảo tưởng, đảng cộng sản là tập đoàn phản động, thủy tổ CSVN là gián điệp Tàu, và xin toàn dân tha thứ cho em cùng những đảng viên nào biết cải tà quy chính, về với dân tộc!
Còn nếu em vẫn quyết định vác mặt mo đi lừa thì cuối đời em sẽ phải chứng kiến hậu quả đau đớn khôn lường. Cái kết cục của em sẽ còn thảm hại hơn của Saddam, Gaddafi,… Và cả gia đình, con cháu em nữa, cũng sẽ phải chịu những hậu quả khó ai ngờ được...
Đảng của em thực chất đã chia thành mấy bè phái rồi, và sắp tan hẳn, cố giữ điều 4 cho nó làm gì hở Trọng?
Nhân đây, bác cũng muốn nói vài lời với các cháu con em Trọng: Các cháu hiện còn trẻ, biết nhìn nhận xã hội theo góc độ khác với bố các cháu, hãy cố thuyết phục bố các cháu mở mắt ra mà nhìn đời đang chuyển vận. Sắp đến lúc CS tàn rồi. Hãy bảo bố các cháu, nếu không biết tiếc đời mình thì cũng nên thương lấy cháu con, đừng để chúng phải chịu quả báo vì ông cha làm điều ác với nhân dân!
Ngày 27 tháng 2 năm 2013


Từ vụ Tổng biên tập Vũ Kim Hạnh đến nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi việc: 20 năm đảng CSVN vẫn không đổi thay

27-2-13
Vũ Nhật Khuê (Danlambao) - 20 năm đủ để một thế hệ trưởng thành. Một em bé sinh ra ngay thời điểm năm 1992 lúc bà Vũ Kim Hạnh bị cách chức Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ đến tháng 2 năm 2013 nhằm lúc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi khỏi báo Gia Đình & Xã Hội thì em bé ngày xưa ấy giờ là sinh viên đại học năm thứ 3. Có lẽ các sinh viên ngày nay không biết nhiều về chuyện của bà Vũ Kim Hạnh nhưng ít nhiều họ nghe hay biết về vụ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên hiện nay.
Vụ bà Vũ Kim Hạnh và nhà báo Nguyễn Đắc Kiên có những tương đồng và khác nhau. Bà Kim Hạnh thì "hưởng ứng" lời kêu gọi đổi mới nên mới dám đăng bài: "Thư Bác Hồ gởi vợ". Còn nhà báo Nguyễn Đắc Kiên thì "phản ứng" trước thông điệp của Tổng Bí thư về sửa đổi Hiến Pháp. Kết cuộc thì y như nhau là cả hai đều "giả từ dĩ vãng" với cái thẻ nhà báo do đảng cấp cho họ để làm nhà báo "công cụ". Cả 2 vụ thì từ khi bài báo lên khuôn đến lúc "đương sự nhà báo" nhận kỷ luật chưa đầy 48 tiếng đồng hồ.
20 năm qua, bản chất trả thù của đảng cộng sản không thay đổi nhưng thời thế đã đổi thay rất nhiều nên vụ việc của 2 nhà báo có nhiều khác biệt. Bà Vũ Kim Hạnh không lường trước phản ứng của Ban tư tưởng văn hóa nhưng nhà báo Nguyễn Đắc Kiên thì dự đoán những chuyện sẽ xảy đến cho mình. Bà Vũ Kim Hạnh thì khóc hết nước mắt muốn ở lại làm "nhà báo bình thường" cũng không được trong khi nhà báo Nguyễn Đức Kiên chấp nhận nhẹ nhàng. Vụ của bà Vũ Kim Hạnh chỉ có nội bộ Báo Tuổi Trẻ biết nhưng vụ của nhà báo Nguyễn Đức Kiên thì coi như lan đi với tộc độ âm thanh khắp thế giới. Ở đâu có người Việt thì ở đó công đồng nhận tin này. Vụ bà Vũ Kim Hạnh thì chỉ vài cơ quan thông tấn nước ngoài đưa tin chứ vụ của nhà báo Nguyễn Đức Kiên chưa chi đã thấy lan tràn trên các báo từ Đông sang Tây như Dân Làm Báo đã tổng hợp.
Sau này bà Kim Hạnh về làm tờ Sài Gòn Tiếp Thị thì ban đầu đảng cộng sản vẫn không cho. Trong lớp huấn luyện cho các phóng viên của Báo Pháp Luật Thành phố thì bà Kim Hạnh nói cho chúng tôi biết là khi bà nói tờ SGTT chỉ lo ba chuyện tiêu hành ớt tỏi chứ không liên quan gì đến chính trị chính em thì mới được chấp thuận. Do vậy sau này con đường trở thành "nhà báo quốc doanh" của Nguyễn Đắc Kiên sẽ cam go. Sẽ chẳng có chuyện "xử lý hình sự" hai nhà báo nhưng chắc chắn một điều là sau này khi đi đâu thì Nguyễn Đắc Kiên cũng có "vài cái đuôi" theo dõi như bà Vũ Kim Hạnh đã từng có.
Bà Vũ Kim Hạnh nói cho đám phóng viên tập sự chúng tôi biết là chồng của bà là "nhà báo quan chức" của báo Nhân Dân nên bà có cơ hội quay lại "nghiệp làm báo": Bà luôn tự hào mình là một nhà báo và yêu nghề báo. Nhưng vì bận rộn với công việc "Xúc Tiến Thương Mại" với những "Hội Chợ Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao" nên ít viết bài, nhưng công việc của bà liên quan và dính líu rất nhiều đến báo chí. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên vẫn còn đấy một đam mê với nghề báo. Nhưng con đường trở thành một nhà báo tự do (nhà báo không có thẻ của đảng cấp) đang xích lại gần anh hơn bao giờ. 
Bà Vũ Kim Hạnh truyền cho chúng tôi bí quyết "hành nghề" khi đi Cu Ba hay Bắc Triều Tiên trong những ngày còn đỉnh cao "nghiệp báo của đảng". Nhưng để làm Vũ Kim Hạnh của ngày hôm nay là một quá trình dài. Nhưng trong thời đại internet thì nhà báo Nguyễn Đắc kiên đã nhận ra vấn đề từ lâu và chuyện công bố bài viết chỉ là bùng phát khi có cơ hội mà thôi. Một Vũ Kim Hạnh đầy bức xúc và xung đột trở thành chị em thân thuộc với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trong nhóm của tiến sĩ Nguyễn Quang A.
Không chỉ có bà Vũ Kim Hạnh, không chỉ có nhà báo Nguyễn Đắc Kiên mà còn rất nhiều nhà báo khác đang và đang nhận ra bản chất thật của đảng cầm quyền. Họ đã và đang trên con đường quay ngòi bút trở về với nhân dân đúng nghĩa. Một nhà báo của Tuổi Trẻ hiện nay nói với tôi rằng: "Cho dù hiện nay Tổng biên tập của Tuổi Trẻ trở nên nhu nhược nhưng các thế hệ làm báo ở Tuổi Trẻ không bao giờ quên những ân oán mà đảng dành cho họ". Bà Vũ Kim Hạnh không là người lẻ loi ra đi khi đang là TBT của báo Tuổi Trẻ. Mà chén đắng đó ông Lê Văn Nuôi sau đó là ông Lê Hoàng cũng phải "uống cạn" ra đi trong ngậm ngùi.
Ngày xưa thì bà Kim Hạnh có thể khóc nhưng ngày nay chắc bà sẽ mỉm cười với thế hệ làm báo đàn em Nguyễn Đắc Kiên. Trong 1 ngày hơn 2000 người kết bạn với Đắc Kiên trong facebook của anh. Ai cũng ủng hộ và sẵn sàng che chở cho nhà báo này. Hơn ai hết bà Vũ Kim Hạnh đồng cảm cho hoàn cảnh của một người vừa bị thu hồi thẻ nhà báo.
Cách hành xử ti tiện của đảng dành cho các nhà báo dám nói thẳng nói thật không thay đổi trong 20 năm qua. Nhưng điều mà đảng không lường trước là phản ứng của một đứa bé sơ sinh đang bú khác với phản ứng của một cô cậu sinh viên trưởng thành đang lướt web.
Như bao nhiêu người bình thường khác, tôi phải vào facebook của Nguyễn Đắc Kiên để like cho anh một cái ủng hộ anh. Thêm một nhà báo trở về với nhân dân.

Thưa Mẹ, thưa đảng

Thùy Linh - “Con muốn sống thế nào mẹ không can thiệp. Nhưng sống làm sao để nhiều người có thể không ưa con, ghét con, nhưng không ai có thể khinh con”. Đó là kim chỉ nam cho mọi lẽ sống, cư xử, quyết định của con trong suốt cuộc đời, cho đến lúc này. Nhưng nay con quyết định đứng vào hàng ngũ của những “kẻ suy thoái”. Vì lý do gì xin mẹ hãy bình tĩnh nghe con...
*
Thưa Mẹ! 
Con là đứa con gây nhiều phiền muộn cho bố mẹ nhất vì cái tính ngang bướng. Mẹ uốn nắn nhiều mà vẫn luôn sống theo ý mình, nếu cảm thấy điều đó không ảnh hưởng tới ai. Thuần phong mĩ tục, công dung ngôn hạnh mẹ dạy cũng không làm được bao nhiêu... 
Con nhất quyết không làm theo chỉ vì những gì được đám đông thừa nhận, trở thành nếp sống, tín điều. Con muốn được đi con đường mà con cảm thấy tự do, hạnh phúc và có ích dù chỉ cho vài người con yêu thương. Con biết nhiều khi mẹ không muốn con sống như vậy nhưng mẹ vẫn âm thầm chịu đựng để con được sống theo ý mình. Lúc mẹ còn sống, con ít khi chia sẻ lý do tại sao con lại như vậy? Mà có tâm sự với mẹ thì con cũng không thể nói ngọn ngành câu chuyện. 
Có lẽ vì con sinh ra đã là như thế. Con không thể cố tình nhốt mình vào một khuôn đúc sẵn, để khi ra khỏi đó, hình hài con sẽ bị biến dạng tuy điều đó có lợi cho con. Con đã trung thực với cuộc sống của con cho đến lúc này. Nếu con nói điều này chắc mẹ, và bố nữa sẽ hài lòng về con, cho dù con đang làm ngược lại những gì mà bố mẹ nhọc công theo đuổi với một tâm hồn trong sáng nhưng ngây thơ, ảo tưởng...
Có lần mẹ nói với con một câu sau một sai lầm của con: “Con muốn sống thế nào mẹ không can thiệp. Nhưng sống làm sao để nhiều người có thể không ưa con, ghét con, nhưng không ai có thể khinh con”. Đó là kim chỉ nam cho mọi lẽ sống, cư xử, quyết định của con trong suốt cuộc đời, cho đến lúc này. 
Nhưng nay con quyết định đứng vào hàng ngũ của những “kẻ suy thoái”. Vì lý do gì xin mẹ hãy bình tĩnh nghe con...
Thưa Đảng! 
Không biết vì lẽ gì mà chưa khi nào tôi có ý tưởng được đứng trong hàng ngũ của ĐCS, cho dù bố mẹ tôi, rất nhiều bạn bè yêu quí của tôi đều là đảng viên? Từ rất trẻ tôi đã không lấy việc vào đảng để làm mục tiêu phấn đấu, kể cả khi giấy đề nghị học cảm tình đảng đưa về tận bàn làm việc. Và khi công việc đòi hỏi vào đảng như một yêu cầu bắt buộc thì tôi cũng lựa chọn cho mình cách sẵn sàng đứng sang bên để khỏi làm một việc mình không thích. 
Có một lý do rất cụ thể khiến tôi dứt khoát đứng ngoài đảng ngay khi mới ngoài 20 tuổi: lãnh đạo cơ quan nơi tôi làm việc luôn lấy việc vào đảng và tiền lương để làm sức ép với nhân viên, khiến họ phải qui phục ông. Từ đó tôi không thấy việc vào đảng là vinh dự, là sự phục vụ vô tư nữa...Và với tư cách người cầm bút, càng đứng ngoài mọi tổ chức, tôi càng có thế năng khách quan nhìn nhận mọi việc hơn là hòa tan trong nó. Vậy nên việc trở thành một người tự do là lẽ sống của tôi. 
Giờ nghe ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trong phát biểu về những sự thoái hóa trong xã hội Việt Nam hôm nay. Tôi có lời thề như sau để xin được đứng trong hàng ngũ của những “người suy thoái”. Vì: 
- Không muốn đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo vì qua 80 năm đã chứng minh, một mình đảng cộng sản độc chiếm quyền lãnh đạo đã khiến đất nước điêu linh. Việc chia sẻ sự lãnh đạo đất nước của chung hơn 80 triệu dân với các chính đảng khác là cách thoát khủng hoảng hiện nay. 
- Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng vì chỉ có sự giám sát của các đảng đối lập thì mới mong đấu tranh với nạn tham nhũng, độc đoán, lạm quyền... Đối lập và phản biện chưa bao giờ là “mồ chôn chủ nghĩa tư bản” thì càng không thể là “mồ chôn” đất nước này, dân tộc này. Chính sự độc quyền lãnh đạo mới là nguy cơ khiến đất nước tụt hậu vĩnh viễn. 
-Tôi luôn tham gia ký vào tất cả các kiến nghị, kêu gọi của các nhân sỹ, trí thức yêu nước trong mọi lĩnh vực bức thiết của đất nước: boxit; quyền con người, thay đổi Hiến pháp... Vì tôi nghĩ, đó là trách nhiệm công dân cần phải có ở mỗi người trước vận mệnh tồn vong của đất nước. 
… 
Thưa đảng, 
Trước khi có đảng cộng sản thì dân tộc Việt Nam đã từng nhiều lần đánh đuổi quân xâm lược và xây đắp những triều đại có nền văn hiến rực rỡ. Sự diệt vong của các triều đại đã minh chứng: chính sự suy thoái của giới cầm quyền mới khiến vương triều sụp đổ. 
Tới đây tôi nhớ lại Chu Văn An với “thất trảm sớ” trình lên vua Trần Dụ Tông nhưng đã không được Dụ Tông cứu xét. Chu Văn An đề nghị vua cho chém bảy tên đại gian thần là: 
- Mai Thọ Đức, kẻ cai quản phi tần, đã làm dụng chức quyền để bày các trò dâm ô, trác táng dẫn nhà vua vào con đường vô đạo. 
- Trâu Canh, tên ngự y người Hán bày trò giết 21 đứa trẻ lấy mật để vua phục hồi dương khí. Chính y bày trò để vua thông dâm với chị ruột của mình nói là phương thuốc trị bệnh. 
- Bùi Khoan, Chính chưởng phụng ngự – kẻ bày trò cờ bạc, rượu chè dơ dáy ngay trong hoàng cung để y được hưởng lợi. 
- Văn Hiến, can tội gây bè lập đảng khiến các đại thần chia rẽ, nghi ngờ lẫn nhau. Làm vua không phân biệt được người ngay kẻ gian nịnh. 
- Nguyễn Thanh Lương, hành khiến tả ty lang trung, kẻ dẫn vua vào con đường ăn chơi xa xỉ tới cạn kiệt tiền của của quốc dân. 
- Tâm Đức Ngưu, tìm cách tăng thu thuế dân đen, tăng các sắc thuế từ thượng cổ chưa từng có để bòn rút lương dân, chi vào các cuộc ăn chơi của nhà vua. Mặc dân chúng đói kém cũng không tha. 
- Đoàn Nhữ Cẩu, bòn rút khẩu phần ăn của binh lính, các đồ binh khó đã cũ vẫn không thay thế để lấy tiền bỏ túi. Sao nhãng việc luyện quân, để ngỏ biên cương… 
Điều tệ hại là lũ gian thần này mượn danh hoàng thượng để làm những việc mà nhìn bề ngoài cứ ngỡ chúng vì lẽ phải, vì vua, nhưng kỳ thực là để nhét vào túi chúng. 
(Hoàng Quốc Hải – Vương triều sụp đổ) 
Bài học từ cổ nhân chưa bao giờ là cũ. 
Nếu cổ nhân như Chu Văn An là “người suy thoái” trong triều đại Trần Dụ Tông theo cách nói ngày nay, thì tôi tin, không chỉ mình tôi, nhiều người sẽ xin được làm học trò nhỏ của Người. 
Và, sẽ còn nhiều “trảm sớ” được kiến nghị cho đến ngày đất nước được thay đổi, phát triển, tự do, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc...
Sẽ ngày càng càng có nhiều người đứng vào hàng ngũ để được “suy thoái”, thưa đảng.