Monday 16 January 2012

Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên

Nguyễn Văn Lục

Bài viết nhân vụ scandal xách nhiễu tình dục của linh mục Nguyễn Công Thuỷ, giáo xứ Ngọc Quang, Đà Nẵng


Trên thế giới hiện nay, có 2,3 tỉ người theo đạo Kitô giáo, 1,6 tỉ theo Hồi giáo, 950 triệu người theo Ấn Độ giáo, Phật giáo với 465 triệu người, Khổng giáo với 350 triệu người, Shinto của Nhật với 107 triệu người và Lão giáo 20 triệu người. Chưa kể hằng trăm đạo giáo khác rải rác trên thế giới như Do Thái giáo 15 triệu người, hay Cao Đài Giáo, Phật giáo Hòa Hảo, v.v... tại Việt Nam.

Nghĩa là 88% dân số thế giới cách này cách khác gia nhập vào một hình thức tín ngưỡng tôn giáo. (Trích “National Geographic” số tháng 12/2010, trang 36)

Điều đó cho thấy con người bên cạnh cuộc sống vật chất phiền đa và phức tạp vẫn khát vọng một thế giới siêu hình tuyệt đối.

Trong những tôn giáo tín ngưỡng ấy, Kitô giáo có số lượng tín đồ đông nhất (2,3 tỉ người) và đặc biệt mang tính thống nhất và tính toàn cầu với biểu tượng cây Thánh Giá - biểu tượng cho sự chết đi và sự phục sinh.

Thiên Chúa giáo với truyền thống tạo được uy tín toàn cầu, có tầm ảnh hưởng thế giới về nhiều mặt cũng là trung tâm điểm của một số scandal theo nghĩa càng lớn thuyền thì càng lớn sóng.

Nói chung, cho dù là tôn giáo nào đi nữa thì cũng tự thân các tôn giáo ấy mang hai đặc tính xem ra trái chiều và mâu thuẫn nội tại: Đó là tính Siêu nhiên, tính thần bí siêu vượt, tính “Trời” và tính trần gian tại thế, tính thế tục, tính “Người”.

Con người tại thế sống trong cõi đời hằng ngày vẫn phải đối đầu với hai thực tại ấy: một bên là thế giới bên này và một bên là thế giới bên kia. Thế giới Bên này thường được coi nhẹ là “sống gửi” sống tạm. Thế giới bên kia được coi là sống đích thực, “sống về”.

Nhiều văn ảnh tùy theo mỗi tôn giáo muốn diễn tả, nói lên viễn cảnh về hai cái thế giới ấy như: Sống gửi thác về, trần gian là cõi tạm, bên kia là cõi vĩnh hằng, cuộc sống con người là cái tiểu ngã và khi chết đi thì tham dự vào cái đại ngã. Chết đi là về nhà Cha. Về Trời là cách miêu tả về một miền cực lạc mà ở đó không còn khổ đau, phiền muộn.

Cuộc sống con người ở thế giới bên này được biểu tượng qua một thân xác mà người Kitô giáo gọi là “xác phàm”. Xác phàm qua một khung nhìn màu đen được coi là nguồn gốc của xấu xa, của tội lỗi. Nó là nguồn cơn của những mê ăn, mê uống, mê đủ thứ mà đặc biệt xấu xa nhất là mê sắc dục.

Trong khi thế giới bên kia được tượng trưng cho tinh thần, cho sự vươn lên, sự trong sạch - một thế giới trường tồn và bất tử.

Đó cũng là khái niệm khá quen thuộc chẳng những trong tôn giáo mà còn thể hiện bàng bạc trong triết lý cổ Hy Lạp.

Tư tưởng triết ly cổ Hy Lạp coi thân xác con người thuộc thế giới hữu hình, có thể tan rã và mục nát. Trong khi thế giới bên kia thì bất tử.

Descartes, một triết gia Pháp cũng trong dòng suy nghĩ mang tính cực đoan cho rằng tâm hồn thì dễ biết hơn thân xác. Câu nói thời danh của ông là: Tôi suy tưởng, vậy tôi hiện hữu.

(Nguyên văn tiếng Pháp: Je pense, donc je suis trong “Discourse on Method” (1637); Descarte dùng tiếng Latin, “Cogito ergo sum” trong “Principles of Philosophy”(1644); tiếng Anh: I think, therefore I am.)

Vì thế, Thiên Chúa giáo La Mã (Roman Catholics) trong việc tu đức đạt được sự thánh thiện thì chủ yếu phải diệt cho bằng được những kẻ thù như Satan, ma quỷ cám dỗ và xác thịt.

Trong đó kẻ thù nguy hiểm nhất vẫn là quyến rũ xác thịt.

Cho nên bài học vỡ lòng cho người tu đạo trước tiên là phải biết “hành xác”. Những hình thức khác nhau để đạt được cảnh giới thánh thiện là cần phải ăn chay, đánh tội, hãm mình, kiêng thịt ngày thứ sáu, ép xác dĩ chí đến vào rừng ẩn tu. Và nhiều phương tiện khác nhau, nhiều giới răn được ghi lại chính thức trong 10 điều răn như những luật lệ khắt khe vừa để trừng phạt, vừa để răn đe. Rồi cộng thêm phải đọc kinh, phải cầu nguyện để khỏi sa trước cám dỗ. Rồi tùy theo tu hội, tùy theo giới cảnh mỗi nơi, mỗi thời đưa ra những biện pháp phòng bị, canh chừng rất nghiêm ngặt.

Điển hình như thánh Đa Minh (Dominico Guzman) mỗi ngày lấy roi quất vào người nhiều lần. Thánh Bênađô (Bernard of Clairvaux) nhảy xuống hồ nước giá lạnh để quên những ám ảnh cám dỗ về đàn bà.

Đấy là một số quan niệm được kể là quá đáng, nếu không nói là hiểu sai giáo lý và dần dà có những thay đổi.

Đó là một quan niệm nhị nguyên về con người, coi thân xác và tinh thần là hai thực thể cá biệt. Trong khi đích thực tự thân Hồn-Xác làm nên một con người. Thần Linh hay Thần Khí thực sự đến ngự trị trong một thân xác phàm trần.

Quan niệm Nhị nguyên về con người dễ đưa đến tình trạng “quít làm cam chịu”. Mỗi khi có lỗi phạm thì tất cả Lỗi là do thân xác mà ra.

Trong cái tinh thần muốn đạt tới sự thánh thiện thể hiện rõ nét trong nghi thức truyền chức linh mục. Người ta cảm nghiệm được sự tôn nghiêm thần thánh, nhận ra sự cao trọng, nhận ra một vẻ đẹp bên ngoài là khi vị tân linh mục nằm xấp, phủ phục trước cung thánh trước khi được truyền chức.

Đó vừa là một cử chỉ tuân phục, vừa nâng cao đúng tầm lời nguyền tối quan trọng là: phải giữ được suốt đời sự chay tịnh trong trắng (Chasteté/Chastity).

Phải công nhận lời nguyền đó là cao đẹp, cái làm nên một linh mục, cái khác thế gian, thường tình. Nhưng cũng quá khó. Nó không phải chỉ là một lời nguyền xảy ra trong chốc lát mà đeo đuổi suốt đời vị tân linh mục Thiên Chúa giáo.

Và cũng chỉ vì những phẩm chất cao đẹp ấy - như một phẩm vật hiến tế mà người ta kính trọng chức phẩm linh mục vì những điều tuyên hứa mà thế gian thường tình không làm được.

Nhưng sự kính trọng ấy đi đôi với sự đòi hỏi ngầm là linh mục phải sống trọn vẹn biết vâng phục, biết sống khó nghèo, biết phục vụ và nhất là đừng để thân xác “dính bụi trên gian” làm hoen ố tấm áo.

Người ta nghĩ rằng đòi hỏi ấy đối với các vị tu sĩ cũng là chính đáng, công bằng và thuận lý.

Con người ở đời thì mỗi người trong vai trò của mình phải sống xứng đáng với chức vị của mình, sống đúng với cái lý lẽ ở đời. (Cái Raison d'Être).

Nghĩa là cha thì ra cha, sư thì ra sư, quan ra quan, dân ra dân theo đúng chính danh định phận.

Nhưng khái niệm “suốt đời” là một sự thử thách đòi hỏi con người tu sĩ từng giây, từng phút phải “tỉnh thức và cầu nguyện” để khỏi mất ân sủng, khỏi bị vạ tuyệt thông, khỏi bị vứt ra bên lề. Nó có thể trở thành niềm vinh hạnh nếu trung thành với lý tưởng ấy và đôi khi cũng trở thành nỗi nhục, kẻ bị khai trừ, kẻ phản bội, v.v...

Và vì không thể chấp nhận khi bị xa lầy, nhem nhuốc, nhiều tu sĩ đã chọn lựa một lối sống che mặt, sống không thật, sống giả dối mà trong nhiều trường hợp phải sống giả hình suốt đời.

Người tu sĩ ấy chẳng những không đạt được hạnh phúc tự thân trong việc tu trì mà việc tu đạo trở thành một nỗi ám ảnh dằn vặt suốt đời.

Họ chẳng đem lại ích lợi cho chính họ và cũng chẳng ích lợi gì cho cộng đồng do họ đảm trách dẫn đạo.

Họ là cha, nhưng không còn là cha, sư không còn là sư và lúc ấy chiếc áo dòng không làm nên thầy tu. Họ mặc lầm áo hay mặc hai ba thứ áo. Về tâm lý, họ đóng hai ba nhân cách một lúc. Về xã hội họ là những kẻ phỉnh gạt.

Vì khó như thế thử hỏi trong suốt lịch sử giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã đã bao nhiêu người đã đi trọn đoạn đường thương khó này, con đường Emmau với nhiều tiếng thở dài và thất vọng, mất niềm tin?

Không có thống kê chính thức nào cho biết chính xác về điều này.

Chỉ tính nội nước Ý thôi hiện này có hơn 50 chục ngàn linh mục tu sĩ. Bao nhiêu người bền vững trong ơn gọi? Và nếu tính toàn cầu có vài trăm ngàn linh mục, nếu một ngày không có một scandal thì có thể là không bình thường chăng?

Lời thề nguyền ấy quả thật không dễ và đã có bao nhiêu vị đã vi phạm như trường hợp linh mục Nguyễn Công Thuỷ, một linh mục trẻ ở Đà Nẵng? Phải chăng đó là một cuộc “khiêu vũ” với tội lỗi chẳng những vi phạm đến đạo đức cá nhân, vi phạm đến thẩm quyền tinh thần tôn giáo mà còn vi phạm đến trật tự xã hội - một điều mà ngay một người thế tục cũng có thể tránh được những vi phạm hình sự?

Vì đâu nên những chuyện “nói chẳng đặng đừng này”?

Mà vì nó là một vi phạm đến “ân sủng” của Chúa, một vi phạm đến tính cách thiêng liêng, cao quý của chức linh mục và đồng thời động chạm đến “uy tín” của giáo hội!

Và trong quá khứ lịch sử giáo hội Kitô giáo, đã nhiều lần người ta “hy sinh” những cá nhân phạm tội nhân danh uy tín giáo hộ để che đậy, để im lặng. Các sai phạm ấy đã che dấu được trong quá khứ để có được một “tổ chức giáo hội đạt được tính duy nhất và tinh tuyền”, nhưng liệu nay có thể che đậy được mãi không?

Trong cái scandal Nguyễn Công Thuỷ - điều đáng quan tâm không hẳn là tính cách phạm pháp hình sự của cá nhân linh mục Nguyễn Công Thuỷ.

Nhưng là ý đồ lúc đầu muốn ếm nhẹm tội phạm. Sự bao che của GM Châu Ngọc Tri - không phải vì cá nhân linh mục Nguyễn Công Thuỷ - mà vì uy tín giáo hội, và vì thế toà giám mục đã tìm cách mua thời gian và khỏa lấp nội vụ.

Việc đã không thành vì đã được công khai đưa ra trước công luận. Truyền thông báo chí đã làm công việc thấy cần phải làm vì đó là chức năng của giới truyền thông.

Cái thói quen che đậy ấy tự nó đã mục ruỗng từ bên trong và từ nhiều thế kỷ rồi. Vấn đề là giáo hội theo tông huấn của Giáo Hoàng nên có những chỉnh đốn nội bộ vì sức mạnh của truyền thông ngày nay mà ít có thể có điều gì được dấu kín được mãi.

Điều đáng tiếc này cũng đã xảy ra dưới ba triều đại giáo hoàng ở Vatican từ Piô XII, Gioan 23 và Phao Lồ VI cho đến Jean-Paul II.

Vấn đề không phải là tội phạm mà chính yếu là vấn đề che dấu tội phạm.

Linh mục Marcial Maciel Degollado và GH John Paul II (30/11/2004, Vatican)
Nguồn: nybooks.com

Năm 1941, linh mục Marcial Maciel Degollado, gốc người Mexican đã sáng lập ra tu hội những binh đội của Chúa Kitô, Les légionnaires du Christ, và Phong trào Regnum Christi - với 13 thành viên lúc ban đầu. Chẳng bao lâu sau, tu hội này phát triển mạnh và hiện nay đã đào tạo được 800 linh mục, 2500 chủng sinh đang theo học và quản trị 12 đại học. Tu hội cũng đang nắm giữ những số tiền trên 500 triệu tiền euro cho việc điều hành.

Tuy nhiên, linh mục Marcial Maciel Degollado lại phạm đủ thứ tội như ấu dâm, đa thê, sì ke ma túy và lường gạt. Ông xúc phạm tình dục đối với các tu sinh còn nhỏ dưới quyền ông bằng đe dọa, cấm không được tiết lộ ra bên ngoài. Ông có một con rơi ở Madrid, Tây Ban Nha và hai con trai khác ở Mexico.

Vatican dưới thời giáo hoàng Piô 12 đã được bá cáo về những hành vi tội phạm cá nhân của linh mục Marcial Maciel Degollado. Ông mua chuộc được các chức sắc thẩm quyền ở Vatican để họ im tiếng. Vì thế Vatican đã làm ngơ.

Giáo Hoàng Jean-Paul II là con người thánh thiện mà cả thế giới hơn hai tỉ người Kitô giáo ngưỡng mộ và có thể cả những người không đồng tín ngưỡng với ngài đều có chung một lòng ngưỡng mộ ấy. Nhưng khi còn đương thời, chính Jean-Paul II đã không có được một phản ứng kịp thời liên quan đến tội phạm ấu dâm đã được xác nhận của linh mục Marcial Maciel Degollado.

Năm 1978, 8 thành viên chính thức của tu hội tố cáo người sáng lập là Marcial Maciel Degollado.

Vatican vẫn giữ im lặng. Có đến hơn nửa thế kỷ giữ im lặng như thế cho đến lúc cuối đời của vị linh mục này.

Vì Rome là khuôn mặt của giáo hội Thiên Chúa giáo và thánh Phêro. Nó như một cái cửa kính nhìn ra bên ngoài, lúc nào cũng cần được chan hòa ánh sáng.

Cũng may nhờ ảnh hưởng tinh thần trong sáng và sự cứng rắn của Hồng Y Joseph Ratzinger lúc đó (nay là GH Benedict XVI), cái scandal của linh mục Marcial Maciel Degollado được cho điều tra và được chấp nhận là có thực.

Tuy nhiên trong tiến trình phong thánh cho giáo hoàng Jean-Paul II, hồ sơ về vụ scandal này cũng đã làm chậm tiến trình này không ít. Nhưng mặt khác, người ta không thể không nhìn nhận đời sống gương mẫu của vị giáo hoàng này cũng như sự sùng tín và xác tín của ngài.

Và nhất là khả năng lôi cuốn không chối cãi được của hằng triệu triệu người trên thế giới, nhất là giới trẻ và người ta cũng không quên ngay cả những nỗi đau khổ mà ông mang trên vai trong vai trò trách nhiệm người đứng đầu giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã.

Những đau khổ của ông trong vai trò trách nhiệm hẳn có vụ scandal của linh mục Marcial Maciel Degollado.

Vì thế, giáo hoàng Benoit / Benedict XVI đã quyết định việc chọn lựa phong thánh cho người tiền nhiệm mặc dầu có sự đối đầu tranh luận.

Dưới triều đại của Benedict XVI, đường lối của Vatican trong tương lai sẽ là mạnh dạn xử lý nhanh chóng những vi phạm về tính dục liên quan đến các tu sĩ. Đức Ông Charles Scicluna cho rằng Vatican muốn hệ thống hóa các tội ác nghiêm trọng trong giáo hội theo trích dẫn của BBC như sau:



Vatican 'xử nhanh' xâm hại tình dục


Đ.Ô. Charles Scicluna
Nguồn: la-buhardilla-de-jeronimo.blogspot.com

Đức Ông Charles Scicluna nói Vatican muốn hệ thống hóa các tội ác nghiêm trọng trong Giáo Hội

Tòa Thánh Vatican đã công bố các chỉ thị mới nhằm đẩy nhanh việc xử lý các trường hợp linh mục xâm phạm tình dục “cấp bách nhất”, sau khi có một loạt các vụ tai tiếng được phơi bày.
Vatican nói rằng các chỉ thị mới có chứa “các thủ tục nhanh hơn”.

Các linh mục xâm phạm tình dục của một người trưởng thành bị bệnh tâm thần từ nay sẽ được coi như là xâm phạm tình dục với trẻ vị thành niên.

Chỉ thị mới cũng nới rộng khoảng thời gian mà Giáo Hội có thể có hành động với bất cứ ai xâm phạm tình dục đối với một trẻ vị thành niên từ 10 năm lên 20 năm sau khi nạn nhân tròn 18 tuổi.
Vatican nói rằng khoảng thời gian tối đa 20 năm này sẽ được áp dụng trên căn bản từng trường hợp một.

Chỉ dẫn hiện hành cho các giám mục là họ phải báo cáo cho chính quyền dân sự các trường hợp xâm phạm tình dục mà hàng linh mục phạm phải.

Nội quy của Giáo hội về việc xử lý các trường hợp xâm phạm tình dục đã bị các nạn nhân chỉ trích vì đã bị làm ngơ quá lâu.

Chỉ thị mới quy định là ấu dâm cũng là một tội ác chiếu theo luật của Giáo Hội.

Chỉ thị này cũng liệt kê các nỗ lực nhằm thụ phong một phụ nữ làm linh mục là một “trọng tội” mà sẽ được Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin xử lý y như là một trường hợp xâm phạm tình dục.

Đức Ông Charles Scicluna, công tố viên đặc trách việc bài trừ các vụ xâm hại tình dục của Tòa Thánh Vatican, nói rằng đưa hai vấn đề vào trong cùng một văn bản không có nghĩa rằng hai tội này là ngang bằng với nhau, nhưng chủ đích là để hệ thống hóa các tội ác nghiêm trọng của hàng giáo phẩm mà Giáo Hội Công Giáo La Mã xử lý.

Đức Ông nói với thông tấn xã AP hôm thứ Năm: “Các tội này đều nghiêm trọng nhưng ở tầm mức khác nhau.”


Chỉ thị của Vatican là thức thời và cũng là chỉ dẫn cho các giám mục VN tại mỗi địa phương của mình.

Trong tinh thần của chỉ thị này, chúng tôi không trông chờ nhiều về thiện chí của giám mục Châu Ngọc Tri cai quản địa phận Đà Nẵng vốn được xếp chung loại với ba vị Tổng Giám mục Hà Nội, Sài Gòn, Huế và các giám mục khác như Nguyễn Văn Khảm, Nguyễn Thái Hợp, v.v...

Nhưng chắc hẳn do nhu cầu của tình hình hiện nay nói chung bắt buộc Giám mục Đà Nẵng phải có thái độ dứt khoát và công bằng hơn đối với nạn nhân bị xách nhiễu tình dục và gia đình của nạn nhân.

Ngoài việc xin lỗi công khai cũng như thay thế linh mục Nguyễn Công Thuỷ toà giám mục và giáo sứ Ngọc Quang còn cần bảo vệ nạn nhân và gia đình nạn nhân. Chẳng hạn có hình thức trả thù, mạ lỵ cá nhân và gia đình nạn nhân có thể xảy ra ngay trong giáo xứ.

Trường hợp Nguyễn Công Thuỷ có thể là một tiền lệ mở ra cho những trường hợp tương tự khác từng được che đậy.

Tính cách hồi tố trong thông cáo của Vatican về vấn đề vi phạm tính dục cho phép quay ngược lại 20 năm về trước. Điều này cho phép các nạn nhân có thể nhờ đó mở ra những hồ sơ mà trước đây cách này cách khác bị dấu ỉm.

Riêng trường hợp linh mục Nguyễn Công Thuỷ thì cách tốt đẹp nhất là ông nên hoàn tục, cởi bỏ áo nhà tu, tìm một lối sống khác để tránh sự vi phạm vẫn có thể tái diễn trong những tình huống nặng nề hơn.

Việc hoàn tục tốt cho cá nhân ông và cũng tốt cho cộng đoàn giáo dân nữa.

Tôi xin trích dẫn một đoạn thơ của giáo hoàng Benedict XVI gửi cho linh mục Marcial Maciel Degollado như sau vào năm 2006 và cũng nhân đó gửi cho linh mục Nguyễn Công Thuỷ:





  
    Đăng Ý kiến của bạn về bài này?

   Ý kiến Bạn đọc
   (DCVOnline không chịu trách nhiệm về nội dung của những ý kiến đóng góp từ bạn đọc)




Re: Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên
2012-01-11 01:13:34
Tâm Việt



Thấy vậy mà chẳng phải vậy!


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]






Re: Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên
2012-01-11 09:35:34
Dạ Lan


Những niềm tin cố định của các tôn giáo nhiều khi mâu thuẫn lẫn nhau, tạo ra tình trạng phe phái nhiều khi dẫn đến chiến tranh !

CS lại có niềm tin : "tôn giáo là thuốc phiện của tâm hồn" !

Với sự tiến bộ khoa học, kỹ thuật ngày nay, nhân loại đang dần dần thay đổi những niềm tin cố định bằng những niềm tin sống động (croyance dynamique), thay thế thánh kinh bằng những nghiên cứu khoa học v.v...

Dạ Lan


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]






Re: Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên
2012-01-11 12:13:42
Nguyen^~ Bao? Tu*


Tôi đồng ý với tác giả Nguyễn Văn Lục về suy nghĩ " Hội Thánh (Vatican) và mọi tín hữu Công Giáo (Roman Catholic) cần làm sáng tỏ những hành vi sai trái của hàng giáo phẩm " - Điều này sẽ làm trong sạch và bền vững của Giáo Hội .

Nhìn ở một góc cạnh, từ rất lâu, Giáo Hội Thiên Chúa Giáo có cách vận hành độc đoán không thua một triều đình phong kiến . Câu hỏi đặt ra là tại sao đạo Công Giáo vẫn phát triển thay vì tàn lụi như các chế độ độc tài khác ? Theo tôi, đó là vì đạo Công Giáo thoả mãn những "khát vọng siêu nhiên" của con người, mà một trong những khát vọng đó là "Chiến Thắng Sự Dữ" - điều này không được đề cao ở các tôn giáo khác .


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]






Re: Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên
2012-01-11 13:02:13
Dạ Lan


Của trời cho, thề quyết chẳng dùng ;
Dồn nén nhiều, lén lút lung tung ;
Ai đem lễ giáo giam người lại ;
Cứ tưởng là hay, lại hoá khùng

Dạ Lan


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]






Re: Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên
2012-01-11 13:22:47
Trần Ấu


Các bác,

Theo tôi đây là một bài viết khá đạt, luận cứ chặt chẽ và thông tình đạt lí. Tôi xin đứng dậy vỗ tay khen tác giả.

Có bác cho rằng khoa học kĩ thuật tiến bộ sẽ dần dần thay thế tôn giáo tín ngưỡng, theo tôi thì có lẽ không đơn giản như thế, cứ nhìn phản ứng của diễn đàn này đối với bản tin nóng vừa qua thì cho dù khoa học kĩ thuật có thành công đưa ra được một công thức chế tạo con người thì cũng không làm thay đổi đầu óc của tín hữu các tôn giáo là bao nhiêu nhưng tôi tin là cuối cùng tôn giáo sẽ tự tàn lụi dần khi các thế hệ mai sau được trang bị với niềm tin sống động thay vì cố định như có bác đã nói.

Có bác cho rằng Công Giáo vẫn phát triển thì tôi cho rằng thông tin này không đúng theo như các thống kê gần đây về tôn giáo này cho thấy. Thống kê về riêng trong nước Mĩ thì khỏi nói, số linh mục giảm 34% làm cho số giáo xứ không có linh mục tăng lên gấp 5 lần cùng với số người theo đạo giãm 4% so với dân số trong thời kì tứ 1965 cho đến 2011.

Từ 1970 cho đến 2008, thống kê cho toàn thế giới cũng không sáng sủa gì cho lắm, số lượng linh mục, giáo dân cũng giảm đi đáng kể. Không thể nói là phát triển được mà là đang tiệm tiến đi đến chỗ tàn lụi...

thống kê [cara.georgetown.edu]

Ấu.


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]






Re: Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên
2012-01-11 17:21:30
Trần Ấu


Các bác,

Đã có ý bỏ qua ngay từ đầu nhưng mỗi khi vào lại thấy ngứa...mắt nên chẳng đặng đừng mà góp ý như thế này. Số là cái tiêu đề của bài viết phải viết như thế này mới đúng ngữ pháp tiếng Việt (ngôn ngữ nào củng thế thôi), Một cái nhìn sâu lắng về tương quan giữa thế tục và khát vọng siêu nhiên..
Vì nếu nói như trên thì hình như tác giả muốn nói một cái nhìn sâu lắng về "tương quan thế tục" (?) và "khát vọng siêu nhiên".

Chưa kể rải rác trong bài tác giả nhình như sử dụng nhiều thuật ngữ dịch sát nghĩa làm cho chúng tối nghĩa vì không phải là tiếng Việt thông dụng. Giả dụ như cuộc sống vật chất phiền đa hay tôn giáo tín ngưỡng hay văn ảnh....Tôi nghi ngờ ông tác giả này "quên" mất tiếng Việt rồi, tuy vậy tôi vẫn giữ lời khen ngợi về ông như đã nói ờ trên.

Ấu.


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]






Re: Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên
2012-01-11 18:10:38
DA10


Ôi dào, phân tích cao siêu... linh tinh mà làm gì. Cứ rõ ràng và minh bạch trong công bằng...

Nếu ông cha này đã trở thành... "thằng cha" mà không chịu... tự giác, thành khẩn khai báo, xin khoan hồng, thì sếp của anh ta - ông giám mục, phải bợp tai, đá đít, treo chén anh ta thôi, cho về nhà đuổi gà, lấy vợ.

Tổ chức nào cũng có luật chơi. Tự anh thích thì anh chơi, không ai ép uổng gì anh. Khi anh không còn giữ được thì cứ thẳng thắn và... hãnh diện đi ra - anh tu một ngày có thể cũng đã tốt hơn... không tu ngày nào.

Không phải tự nhiên mà người ta hạ mình xuống nhận làm "con" khi xưng hô với anh, nếu anh cũng "chỉ là con người" - khi mà anh còn trẻ măng, kinh nghiệm đời chưa là bao...




[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]






Re: Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên
2012-01-11 18:44:29
Lê Văn


Trước hết phải côn nhận tác giả là người can đảm, luôn luôn sẵn sàng lên tiếng trưoóc những vấn để hóc búa, ngay cả khi nó đụng chạm đến tín ngưỡng của mình. Nhưng đó có lẽ chính là lý do tại sao tôi chú ý đặc biệt đến những bài viết của tác giả, từ đo không thể không có những cảm nghĩ có tính phê phán. Đây là những suy tưởng tự nhiên, không hế có ý nhắm vào cá nhân tác giả.

Vài nhận định:
1. "...88% dân số thế giới cách này cách khác gia nhập vào một hình thức tín ngưỡng tôn giáo [...] cho thấy con người bên cạnh cuộc sống vật chất phiền đa và phức tạp vẫn khát vọng một thế giới siêu hình tuyệt đối."

Theo tôi, về mặt Triết học (Luận lý học) suy luận này không vững, về mặt sử học thiếu thực tế.

Mặt triết học, tín ngưỡng là một đòi hỏi đến tự bên trong con người, không liên hệ nhiều đến "hình thức, tôn giáo". Một người có thể cả đời không theo một tôn giáo nào cả, nhưng đến lúc thập tử nhất sinh (tù cải tạo CS, lênh đênh giữa biển khi vượt biên...) thường cầu nguyện một đấng siêu nhiên (Đức Mẹ, Phật Bà Quan Âm...), không chỉ để cứu sống thân xác mà chủ yếu để giải thoát linh hồn (kinh nghiệm nhà văn PNN).

Về mặt sử học, việc gia nhập giáo hội hay đạo này đạo kia thường có tính bó buộc. Ở Đức, ngày xưa có những hạt toàn là theo CG hay TL, đấy là do vị lãnh chúa bắt buộc dân theo đạo của mình. Nói đâu xa, ở VN từ khi CS nắm quyền sinh sát, đa số người trẻ ngày nay - tôi nghĩ - đều cho rằng tôn giáo là cái gì phù phiếm, thiếu văn mình, có khi có hại (?!).

Luận cứ sai có khi dẫn đến ph�


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]






Re: Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên
2012-01-11 19:09:18
Lê Văn


(tiếp)
2.
Ngoài việc đưa ra thống kê, như trên, tác giả không chứnh mình là loài người vốn có khái vọng siêu nhiên.

3.
Còn v/đ "taị sao con người khác vọng siêu nhiên" luận cứ của tác giả là vì "cuộc sống vật chất phiền đa và phức tạp", như vậy có nghĩa khi còn người thời thượng cổ, đời sống con giản di, không có tín ngưỡng?

4.
Tác giả không thật sự đưa ra luận cứ nào về tương quan giữa việc "hãm mình" (thể xác) và "khát vọng siêu nhiên". Ai bảo rằng ham muốn xác thịt đi ngược lại với tính "siêu nhiên"? Chúa có nói thế không? (Đạo Phật có cái nhìn khác hẳn về chuyện này). Các mục sư Tin Lành có vợ, có con chả lẽ họ theo "tà đạo" chăng? Nói chung tình yêu trai gái có phải là tội lỗi? Hay chỉ yêu nhưng không có "xác thịt trong đó mới là tình yêu "chân chính"...

Tựu trung, tôi có cảm tưởng tác giả hơi "lạm dụng ngòi bút". Trong trường hợp này, người viết không nên "giảng đạo" (theo nghĩa đen) - giản dị là không đúng chỗ và cũng không cần thiết. Cũng thế, việc tác giả đưa ra giải pháp cho "nội vụ" cũng có tính lạm dụng.

LV
TB. Không ít ngưòi cho rằng bàn chuyện gì phải đua ra cách "giải quyết". Một sai lầm tai hại. Thi dụ, khi đức HY NVThuận được hỏi ngài nghĩ gi về việc làm "chính trị" của cha Lý, đức HY không đua ra "giải pháp" nào, thì giáo dân có người thấy vọng, thậm chí chê bai. Đó lá chưa hiểu thấu đáo vần đề!


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]






Re: Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên
2012-01-11 19:56:58
UncleFox


Hàng nghìn năm qua các tôn giáo vẫn điên đầu vì những tu sĩ của họ phá giới để hưởng cái mục thứ ba trong "nhân sinh tứ khoái" .
Muốn triệt tiêu tệ nạn trên, sao không thử đề nghị các vị tu sĩ trước khi nhận giáo vị Linh Mục, Thượng Toạ ... thì phải xin yết kiến Kụ Đỗ Mười để được thiến quách cái của nợ ấy đi ?


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]






Re: Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên
2012-01-11 20:10:31
lt


Một cái nhìn.... khác.

Để túm lại Hồn-Xác là.... giống như Người Lái và Xe. Xe không người lái gây tai nạn. Người lái mà thiếu đích điểm và không bản đồ thì nó đi lung tung lang tang. Có xe, có người lái mà thiếu xăng làm sao nó lăn bánh. Tình yêu là động lực đẩy xe đi nhanh, chậm. Hết xăng xe nằm chết một chổ.

Thành ra con người khát vọng siêu nhiên đơn giản chỉ là vì muốn đến đích điểm. Không có bản đồ, GPS siêu nhiên thì Hồn-Xác cứ đi lung tung lang tang, vất vưởng miết rút cục hết xăng, cháng nản, rồi nằm luôn một chổ rỉ sét theo thời gian.

À nhưng cái xác có một đặc lợi - từ khi ăn trái cấm biết khôn, lại được tự do chọn lựa thì nó tự tạo cho nó một đính điểm như sex, drug, tiền, quyền, và bài trừ những người tín ngưỡng tôn giáo, v.v...

Oh well, đi đến đích điểm nào thì tuỳ, chớ có cố ý tông chết người, cảnh cáo nhất là mấy anh chị lái xe tăng T-54 trang bị đủ hoả lực lý thuyết, chủ nghỉa rồng rắn - thế mới chết thiên hạ.

"There was a young man who said “God,
I find it exceedingly odd,
That the willow oak tree
Continue to be,
When there’s no one about in the Quad.”

“Dear Sir, your astonishment’s odd,
For I’m always about in the Quad;
And that’s why the tree,
Continues to be,”
Signed “Yours faithfully, God.” "


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]






Re: Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên
2012-01-11 20:45:14
lt


Á quên, những người không có xe thì hình ảnh, tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên giống.... giống như .....

Đôi Dép

Tác giả: Nguyễn Trung Kiên

Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau

Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác
Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở thành khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tri khăng khít song hành
Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại
Gắn bó nhau vì một lối đi chung

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia ...


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]






Re: Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên
2012-01-11 21:56:23
HoangLan


TỨC CẢNH

Anh Lục ơi, anh Lục.
Thế tục ...với ...Siêu nhiên.

Cũng bởi cái cơ duyên.
Tương quan....Và.... Khát vọng

"Một cái nhìn sâu lắng"
-Mắt thánh rách vải thưa ?

Dạ Lan phọt ý thơ:
- Cuả trời cho...Thề quyết...

Mỹ Thanh "lồng lộn" tiếp:
- Của trời cho... cứ dùng...

-Thôi thì để xài chung...
Bác Lê Văn... tấp tửng....


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]






Re: Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên
2012-01-12 07:12:35
nguyen manh quoc


Kính chào quí Bạn,
Nhân được đọc một bài hay, nmq cũng có đưọc đọc Kinh thánh, nmq xin góp ý như sau ;
1/ Khi Đức Chúa Trời nặn ra ông Adong, để ông sống một mình với muôn loài, ĐCT sợ ông buồn lòng khi nhìn thấy mấy sinh vật khác có đôi, có bạn, ĐCT bèn lấy cái xưong sưòn cụt bên trái (?).. rồi đắp đất nặn thành bà Eva để sống chung cho vui.. rồi chẳng may bi con rắn xúi dục.. hai ngưòi phạm tội (tổ tông ). Bên đạo (tổ tiên), thì truyền thuyết bảo rằng; khi bà mụ nặn ra hai ngưòi.. đến khi xong ngưòi thứ hai thì dư, thừa ra cuc bột.. và bà mụ gắn ngay vào mà thành ra thằng cu. Còn theo Nhị nguyên, âm dưong.. nếu không có âm dưong kết hợp thì lam sao có nối dõi để truyền đạt, để tiếp nối..
Còn đạo Phật thì không thấy ghi chép sự thành hình của con ngưòi. Coi như là một sự hiện hữu hiển nhiên, và trong kinh, luật.. luận.. cũng nói rằng; có nhị nguyên, tứ đế.. bát chánh đạo và thập nhị nhân duyên. Nhấn mạnh nhiều đến vô minh, khởi đầu cho sự cám dỗ của danh/sắc. Chỉ khi nào phá tan đưọc vô minh thì danh sắc không lam gì đưọc "ngã ". Vô ngã, con ngưòi tan biến trở lại sắc cũng như không, không cũng như sắc..(Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh/ Huyền Trang pháp sư).
Đề tai, và ý kiến về dạo giáo rất là tế nhị, rất dễ bị va chạm, nmq xin lỗi trưóc néu có điều gì mộ phạm.
Mong đưọc đọc những cao kiến của quí Bạn ./. nmq


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]






Re: Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên
2012-01-12 13:49:39
[Cần cập nhật tên]


Thưa tác giả,

Theo tôi hiểu thì trong Đạo Phật, người tu hành muốn đạt đạo về Niết Bàn không nhất thiết phải "hành xác" và càng không xem hình thức ăn chay như một cách tự hành xác bởi:

1. Đức Phật cũng đã học hỏi rất nhiều từ những đạo khác và vì sự "hành xác" đó mà Ngài đã từ bỏ và tu hành riêng để thành Phật.
2. Thời Đức Phật, tăng ni và ngay cả Đức Phật không ăn chay. họ chỉ mang bình bát đi khắp mọi nơi và chúng sanh cho gì ăn náy còn được gọi là mendicants (hình như mình gọi là khất sĩ thì phải.) Do đó, ăn chay chưa bao giờ là một hình thức "hành xác".

còn tu hành thì phải tu phải đối đầu với những gì ràn buộc mình nhất. tình dục là một trong những ràn buộc đó mà người phàm hay tu đều rất dễ vướng phải. cá nhân Trancali thì phải tu uốn bớt diet coke :)


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]






Re: Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên
2012-01-12 22:58:57
Lê A


Thánh Paul đã dạy người hầu việc Chúa nếu không sống độc thân được thì nên lấy vợ nhưng tốt hơn là chọn sống độc thân như Ngài. Tin Lành chọn cách lấy vợ. Công giáo chọn cách như Ngài. Nhưng Kinh thánh phán: Không một ai trong thế gian không phạm tội! Như vậy thì Lm Nguyễn Công Thủy phạm tội là bình thường! Vì thế, không thể lấy cái bình thường nầy để thổi bùng ngọn lửa phê phán Giáo hội. Thiên Chúa giáo đã kinh qua không biết bao nhiêu thăng trầm mà vẫn tồn tại, vẫn phát triển vì cá nhân làm nên giáo hội nhưng giáo hội không thể là cá nhân. Cái ngặt là chức vụ LM “là trọn đời” nên mới nhiều rắc rối! Muốn hết "trọn đời” thì phải có lệnh từ ĐGH! Vì thế dễ nhất là dấm dúi “ăn vụng”. Ăn vụng thường rất ngon. Ngon hơn ăn thiệt! Nhưng đang cơn thèm thì mấy ai cưỡng nổi, “mỡ để miệng mèo” nên mới ra cớ sự!

Siêu nhiên hay tự nhiên? Túi tham vô đáy của con người đâu có giới hạn! Cho nên, đã là con người thì an nhiên mới tốt nhất!


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]






Re: Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên
2012-01-13 16:41:25
nguyen manh quoc


Gởi đến quí Bạn,
trưóc hết nmq phải xin lỗi, sau rồi mới dám gõ những giòng chữ, tuy là (tếu ), nhưng mộ phạm đến nhân cách, câu truyện như sau ;
Trên Dd này, chắc quí bạn cũng đã biết, nmq có " bồ ruột " là " đầm ", nàng lại có đạo gốc, khi còn ở Hà nôi, cũng có nhiều vị bề trên, bắt nmq phải học Catechisme, quyển sách khá dầy. Chăng may cho Yvonne, em bị tai nạn chiến tranh ở Saigon/Cholon, chết cháy trong xe hơi. Sau đó nmq vẫn theo ông bà Viên ngoại mắt xanh về Bordeaux, Ở đất Pháp, nmq đến nhà thờ của giòng họ.. thưòng gặp các vị giám mục quản hạt, đưọc nghe quí Giám muc rao giảng, nmq nghe và cảm thấy những lời giảng này khác lạ so với những lời giảng có vẻ huyền bí ở VN, các lời giảng ở bên Pháp rõ ràng, khoa học hơn và có nhiều triết lý sống hơn. Bây giờ đến phần "dung tục ", joking..
Câu truyện xay ra ở một nhà thơ, một vị tu sĩ và cô nàng ham chơi. Cô này tuy ham chơi nhưng rất chăm đi lễ, xưng tội.. có một lần, chiều mưa, ngày thứ sau....cô đến đọc kinh và xin xưng tội..
Mon seigneur..., thưa cha con pham tội trọng..
Con phạm tội gì, trong 10 điều răn của DCT...và 6 điều răn của hội Thánh ??
_ Thưa cha, tại con ham chơi....
Chơi thì đâu có tội... mà con chơi gì ??
_ Con vui chơi quá mức... với một ngưòi.. một ngưòi đàn ông..!
Đàn ông à.. thế nhưng chơi cái gì ??........... còn tiếp.............


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]






Re: Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên
2012-01-13 16:41:57
nguyen manh quoc


Gởi đến quí Bạn,
trưóc hết nmq phải xin lỗi, sau rồi mới dám gõ những giòng chữ, tuy là (tếu ), nhưng mộ phạm đến nhân cách, câu truyện như sau ;
Trên Dd này, chắc quí bạn cũng đã biết, nmq có " bồ ruột " là " đầm ", nàng lại có đạo gốc, khi còn ở Hà nôi, cũng có nhiều vị bề trên, bắt nmq phải học Catechisme, quyển sách khá dầy. Chăng may cho Yvonne, em bị tai nạn chiến tranh ở Saigon/Cholon, chết cháy trong xe hơi. Sau đó nmq vẫn theo ông bà Viên ngoại mắt xanh về Bordeaux, Ở đất Pháp, nmq đến nhà thờ của giòng họ.. thưòng gặp các vị giám mục quản hạt, đưọc nghe quí Giám muc rao giảng, nmq nghe và cảm thấy những lời giảng này khác lạ so với những lời giảng có vẻ huyền bí ở VN, các lời giảng ở bên Pháp rõ ràng, khoa học hơn và có nhiều triết lý sống hơn. Bây giờ đến phần "dung tục ", joking..
Câu truyện xay ra ở một nhà thơ, một vị tu sĩ và cô nàng ham chơi. Cô này tuy ham chơi nhưng rất chăm đi lễ, xưng tội.. có một lần, chiều mưa, ngày thứ sau....cô đến đọc kinh và xin xưng tội..
Mon seigneur..., thưa cha con pham tội trọng..
Con phạm tội gì, trong 10 điều răn của DCT...và 6 điều răn của hội Thánh ??
_ Thưa cha, tại con ham chơi....
Chơi thì đâu có tội... mà con chơi gì ??
_ Con vui chơi quá mức... với một ngưòi.. một ngưòi đàn ông..!
Đàn ông à.. thế nhưng chơi cái gì ??........... còn tiếp.............


[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]






Re: Một cái nhìn sâu lắng về tương quan thế tục và khát vọng siêu nhiên
2012-01-15 11:20:13
Trung Kiên


Trích bài chủ...

"Riêng trường hợp linh mục Nguyễn Công Thuỷ thì cách tốt đẹp nhất là ông nên hoàn tục, cởi bỏ áo nhà tu, tìm một lối sống khác để tránh sự vi phạm vẫn có thể tái diễn trong những tình huống nặng nề hơn. Việc hoàn tục tốt cho cá nhân ông và cũng tốt cho cộng đoàn giáo dân nữa".

Với khẳng định của bác Nguyễn Văn Lục như trên thì chuyện LM Nguyễn Công Thủy bị tố cáo "Xâm Phạm Tình Dục" mà Đặc phái viên của DCVOnline đưa tin là có thật 100% rồi.

Tuy nhiên cũng không đến nỗi LM Thủy phải "cởi bỏ áo nhà tu" để hoàn tục, mà ông nên suy nghĩ, nếu chỉ vì "trên bảo dưới không nghe" mà lỡ phạm tội "xào khô" (chưa chui vào ống cống như Gaddafi) thì mới chỉ là "mất lòng khiết tịnh" (lòng động lòng lo) nên chưa phạm tội điều răn thứ sáu...

Mà cho dù "đã phạm" thì cũng có thể sám hối ăn năn, nếu ông không muốn hoàn tục, thì nên nghe theo lời giáo hoàng Benedict XVI đã khuyên LM Marcial Maciel Degollado rằng...:

"“Hãy sống cuộc sống rút lui trong cầu nguyện, sám hối và đền tội" ...Xin vào dòng chiêm niệm để đọc kinh cầu nguyện và sống đời tu hành của mình nơi đó...

Lời Chúa Giêsu nói khi xưa vẫn còn văng vọng đâu đây: "Ai là kẻ không có tội thì hãy lấy đá ném người đàn bà này trước đi"

Cầu chúc LM Nguyễn Công Thủy sớm tìm được hướng đi mới phù hợp với mình!

Cám ơn tác giả nguyễn Văn Lục và DCVOnline.

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]


47
DCV

No comments:

Post a Comment