Tuesday 31 July 2012

Đài VNSR Nghe lại âm thanh chọn lọc

http://www.vnsr.net/

Nghe lại chương trình VSR | Nghe lại âm thanh chọn lọc
 13/10/2010  Cựu sĩ quan CSVN, ông Trần Anh Kim, tôn vinh quân đội VNCH là anh hùng vì đã bảo vệ được trọn vẹn đất nước và nguyền rủa đảng CSVN đã bán đất nhượng biển cho giặc phương bắc.  
 22/11/2009  Bác Sỹ Hoàng nói về sự ký kết biên giới Việt Nam và Trung cọng.  
 8/11/2009  Bác Sỹ Hoàng nói về sự sụp đỗ của bức tường Berlin.  
 7/9/2009  Bác Sỹ Hoàng nói về Nông Đức Mạnh và phong trào Dân Chủ Việt Nam.  
 23/8/2009  Bác Sỹ Hoàng nói về sự bán nước dâng biển của CSVN.  
 26/7/2009  Bác Sỹ Hoàng nói về ưu điểm của biểu tình bất bạo động và dân chủ.  
 19/7/2009  Bác Sỹ Hoàng nói về công nhân Trung cộng khai thác Bauxite tại Tây Nguyên Việt Nam.  
 17/5/2009  Bác Sỹ Hoàng nói về sự tự do tôn giáo tại Việt Nam.  
 30/3/2009  Bác Sỹ Hoàng nói về các Nhà Dân Chủ quốc nội.  
 15/3/2009  Bác Sỹ Hoàng nói về HT Thích Quảng Độ.  
 15/2/2009  Bác Sỹ Hoàng nói về vấn đề Bauxite tại Việt Nam.  
 1/2/2009  Bác Sỹ Hoàng nói về sự hạ bệ của tội đồ dân tộc HCM.  
 18/1/2009  Bác Sỹ Hoàng nói về nhân quyền VN.  
 4/1/2009  Bác Sỹ Hoàng nói về kinh tế của CSVN.  
 14/12/2008  Bác Sỹ Hoàng nói về vấn đề CSVN bị TC bắt phải dâng thêm đất Việt.  
 7/12/2008  Bác Sỹ Hoàng nói về sự kiện sinh viên biểu tình đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa.  
 8/11/2008  Bác Sỹ Hoàng nói về khối 1706.  

Đọc lại “Hãy cảnh giác với Bắc Triều” của Lê Chí Quang

31-7-12
Le Nguyen (Danlambao)“Các triều đại phong kiến của ta chưa bao giờ phải mất một tấc đất nào cho Trung Quốc. Ngay cả những kẻ hèn nhác như Mạc Đăng Dung quỳ gối xin hàng giặc hay Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà cũng chưa dám dâng đất cho Trung Quốc. Thế mà giờ đây, khi cộng đồng nhân loại đã văn minh hơn, cá lớn không thể nuốt cá bé dễ dàng như xưa thì ai đó lại cam tâm cúi đầu mãi quốc cầu vinh xin dâng phần lãnh thổ, lãnh hải cho Trung Quốc để mong sự bảo trợ cho quyền lãnh đạo độc tôn của mình!” - Lê Chí Quang
*
Điệp khúc đối phó với tham vọng bành trướng của Trung Cộng trên các phương tiện truyền thông lề đảng ra rả nhiều năm nay “... Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền không thể tranh cãi...” cùng với luận điệu quen thuộc “để cho đảng và nhà nước lo” của các cán bộ, đoàn thể trực thuộc hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của đảng hay nói cách khác trực thuộc các tổ chức ngoại vi, con đẻ của đảng cộng sản Việt Nam chỉ là trò hề rẻ tiền, là những thước phim quá cũ, nhòe nhẹt nhàm chán. Thế cho nên người Việt Nam yêu nước, những ai không thể kiên nhẫn với cách phản đối, phản đối, cực lực phản đối... với khoán trắng cho đảng nhà nước lo được che giấu dưới lớp vỏ bọc của các thế lực thù địch phản động tay sai, việt gian bán nước trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, nên nhiều người con dũng cảm của tổ quốc đứng lên, xuống đường chống quân xâm lược bằng nhiều cách riêng của mình đều bị ngăn chận, hành hung thô bạo thậm chí bị tống tù với các tội danh vớ vẩn. 
Vài năm gần đây, số người can đảm cất tiếng nói chống âm mưu xâm lược Phương Bắc ngày càng nhiều và họ lần lượt bị tống giam rất bất công vô lý được nhiều người trong ngoài nước biết đến gồm có: 
Cựu chiến binh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, người đã đến tận nơi chứng kiến, thu vào ống kính Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Bãi Tục Lãm, Núi Lão Sơn... một phần máu thịt Việt Nam đã bị kẻ thù Phương Bắc cướp mất và kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, chống rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 đi ngang qua lãnh thổ Việt Nam nhằm chuyển tải thông tin đến cộng đồng nhân loại khẳng định Hoàng sa Trường Sa là của Việt nam, để rồi bị tống tù với tội danh trốn thuế! 
Cùng hòa điệu với Điếu Cày lên tiếng khẳng định chủ quyền quốc gia, cô gái đất cảng Phạm Thanh Nghiên, vóc người nhỏ nhưng có trái tim lớn, cô về làng biển nghèo tìm hiểu sự thật và biết rằng ngư trường truyền thống của ông cha ta để lại đã bị giặc thù cưỡng chiếm nên cô biểu lộ tình yêu đồng bào qua các bài viết kể lại thực trạng của các ngư dân làng biển, cùng với hành động biểu tình tại gia bày tỏ tình yêu tổ quốc qua biểu ngữ Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam bị thế lực thù địch của những người yêu nước, giam tù cô với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước! 
Không chỉ người dân bình thường lên tiếng chống bành trướng Bắc Triều, trong lớp người đó, có cả Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ con của một đại công thần của chế độ, một giòng họ có truyền thống yêu nước, yêu cách mạng biểu đạt thái độ qua nhiều bài viết bày tỏ chính kiến trong đó có quan điểm tiến bộ: “Liên minh quân sự với Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam khẳng định, bảo vệ thành công chủ quyền quần đảo Hoàng Sa Trường sa. Đồng hành quân sự với Hoa Kỳ để đối phó với Trung Quốc là mệnh lệnh của thời đại” nên ông bị bắt với hai bao cao su đã qua sử dụng và bị kết tội tuyên truyền chống phá nhà nước! 
Có lẽ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, cô gái đất cảng Phạm Thanh Nghiên và Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ... được nhiều người chú ý, quan tâm nhờ phương tiện truyền thông hiện đại, nhanh nhạy của các báo lề dân hiện nay chuyển tải thông tin kịp thời, cũng như vạch trần những tuyên truyền dối trá, phỉ báng bôi nhọ những người người yêu nước biểu đạt chính kiến ôn hòa nhưng cương quyết, làm tấm gương sáng cho các người yêu nước khác bước qua sợ hãi dấn thân nhập cuộc ngày càng nhiều, nhanh hơn so với mười năm trước đó, lúc luật sư trẻ Lê Chí Quang lên tiếng “Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều” bị tống tù không tạo nên làn sóng phẫn nộ trong dư luận xã hội cũng như không tác động nhiều đến những người yêu nước trong thời báo mạng nở rộ ngày nay. 
Ngược giòng thời gian trở lại thời điểm hơn mười năm trước, lúc quan hệ Việt-Trung được xem là nồng ấm sau lần Trung Cộng dạy cho Việt Cộng một bài học trên toàn tuyến biên giới phía Bắc năm 1979 và hội nghị Thành Đô ở Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 1990 nối lại tình đồng chí môi hở răng lạnh của hai nước xã hội chủ nghĩa anh em? Lúc đó Lê Chí Quang mới 31 tuổi được xem như là một thanh niên trẻ có tâm, có tầm nhìn xa, thấy tham vọng của Trung Cộng từ lúc mới manh nha, dám can đảm chỉ ra dã tâm của Bắc Triều khi nhận định rằng: 
“Ngay cả lúc tình đoàn kết tưởng như keo sơn nhất, Trung Quốc vẫn tìm mọi cách thức để làm suy yếu nhằm mục đích thôn tính Việt Nam và ngay cả khi hai nước bình thường hóa quan hệ thì cũng là lúc Trung Quốc chuyển sang ý đồ thôn tính Việt Nam bằng kinh tế.” 
Để chỉ ra bản chất của nước đàn anh to xác xấu tính Trung Quốc ôm mộng thôn tính Việt Nam mỗi khi có cơ hội lẫn tạo thành cơ hội dù trong thời chiến hay thời bình, Lê Chí Quang khẩn thiết nhắc nhở nhà nước cộng sản và nhân dân Việt nam hãy cẩn thận đừng mất cảnh giác với Bắc Triều như sau: 
“Những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, cũng gần giống với Trung Quốc và với trình độ công nghệ còn thấp, hàm lượng công nghệ chưa cao, chủ yếu là các mặt hàng tập trung nhiều lao động như nông sản, giày dép, dệt may đang là những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt, mang tính chiến lược của Việt Nam. Đây cũng là một trong những mảng mạnh của hàng xuất khẩu Trung Quốc và sau khi gia nhập tổ chức thương mãi quốc tế (WTO) với những lợi thế được ưu đãi về thuế quan, được bình đẳng trong giải quyết tranh chấp thương mại chắc chắn hàng hóa Trung Quốc với giá rẻ hơn nhiều lần, sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh, dễ đánh bật sản phẩm cùng chủng loại của Việt Nam trên thị trường quốc tế.” 
Không chỉ lên án dã tâm của Trung Cộng vô bằng vô chứng giàu trí tưởng tượng như đảng cộng sản Việt Nam thường làm đối với những người tỏ thái độ với bá quyền Trung Quốc và Lê Chí Quang lên tiếng kêu gọi cảnh giác với Bắc triều không do lòng thù hận ganh ghét phát sinh từ chủ nghĩa cực đoan mù quáng, ngu trung nhìn đâu cũng thấy thế lực thù địch. Bằng suy tư, trăn trở có trí tuệ của một thanh niên có lòng với tương lai dân, nước. Lê Chí Quang đưa ra dẫn chứng làm nền tảng lý luận cho nhận định Bắc Triều là hiểm họa của Việt Nam khá thuyết phục: 
“Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới tại đó các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường, buôn bán được ưu đãi với 134 quốc gia cũng như cơ hội đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ rộng lớn hơn và Trung Cộng khi biết được Việt- Mỹ đàm phán hiệp định thương mại, chúng luôn luôn giật dây cho các lực lượng bảo thủ, Việt gian tay sai trong Đảng trì hoãn việc ký kết, thông qua hiệp định thương mãi Mỹ-Việt và hiệp định gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) vì chính quyền Bắc Kinh biết được những lợi ích đó nên họ luôn tìm cách phá hoại sự hội nhập của Việt Nam vào thế giới văn minh. ” 
Đọc bài nhận định “Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều” sẽ thấy nội dung chính, ngoài những nhận định về dã tâm kinh tế của Trung Cộng, Lê Chí Quang còn nhấn mạnh đến hiểm họa bá quyền nước lớn với đám tay chân cài cấm trong đảng cộng sản Việt Nam ở thời điểm hai nước phải dựa dẫm vào nhau để tồn tại trong thế giới nhiều biến động, nhân loại quay lưng với xã hội chủ nghĩa và bạo lực vẫn còn là phương tiện của nhà cầm quyền độc tài tiêu diệt các cá nhân khác chính kiến, dễ bị gán ghép vào tội phỉ báng bôi nhọ quan hệ ngoại giao “răng môi” của hai đảng, hai nhà nước quả là một cố gắng lẫn can đảm vượt bậc của Lê Chí Quang khi chỉ ra rằng: 
“Việt Nam trong con mắt của Trung Quốc là một miếng mồi ngon có vị trí chiến lược về địa lý, chính trị, lại là miếng mồi dễ nuốt nhất vì được sự hậu thuẫn của các thế lực đen tối, bảo thủ và Việt gian tay sai luồn sâu leo cao trong bộ máy nhà nước.” 
Không những dẫn chứng người thật việc thật cụ thể trước mắt hay không qua tưởng tượng vu vơ, Lê Chí Quang còn sử dụng sự kiện nổi bật của lịch sử để lên án thái độ hèn nhược thật chí lý cũng như hành động tay sai bán nước rất “ân tượng” của thế lực đen tối, tay sai nằm trong đảng cộng sản Việt Nam: 
“Các triều đại phong kiến của ta chưa bao giờ phải mất một tấc đất nào cho Trung Quốc. Ngay cả những kẻ hèn nhác như Mạc Đăng Dung quỳ gối xin hàng giặc hay Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà cũng chưa dám dâng đất cho Trung Quốc. Thế mà giờ đây, khi cộng đồng nhân loại đã văn minh hơn, cá lớn không thể nuốt cá bé dễ dàng như xưa thì ai đó lại cam tâm cúi đầu mãi quốc cầu vinh xin dâng phần lãnh thổ, lãnh hải cho Trung Quốc để mong sự bảo trợ cho quyền lãnh đạo độc tôn của mình!” 
Lê Chí Quang biết rất rõ khi bày tỏ thái độ, chính kiến công khai với độc tài toàn trị cộng sản là thách thức lớn, nếu không muốn nói là rất nguy hiểm cho bản thân nhưng qua những gì thể hiện trong bài viết thì nguy hiểm của bản thân không là gì cả so với hiểm họa Bắc triều, với sự tồn vong của tổ quốc nên Lê Chí Quang công bố quan điểm và sẵn lòng đón nhận mọi hậu quả lẫn trả giá cho hành động biểu đạt chính kiến của một công dân có trách nhiệm đối với tổ quốc Việt nam, không phải là tổ quốc xã hội chủ nghĩa: 
“Tôi viết bài này khi đang bị kìm kẹp nghiệt ngã trong vòng vây của các lực lượng bảo thủ và Việt gian tay sai cho Bắc Triều. Dù biết rằng, bài viết không làm cho hào quang trên đầu tôi lấp lánh, trái lại càng đẩy tôi sâu thêm vào nguy hiểm. Ngay như đối với một công thần của cách mạng mà họ còn ngang nhiên tuyên bố xanh rờn “… sẵn sàng hy sinh Hoàng Minh Chính để bảo vệ chế độ...” huống chi tôi chỉ là con tốt đen dễ dàng bị biến thành vật tế thần cho bàn thờ Bắc Triều. Dẫu sao trước hiểm họa khôn lường, vì sự tồn vong đất nước, tôi dám nề hà xả thân bởi tôi tâm niệm câu nói của Hàn Phi Tử: “Nước mất không biết là bất tri; Biết không lo liệu là bất trung; Lo liệu không liều chết là bất dũng.” Chỉ mong sao tấc lòng nhỏ mọn này được lương tri dân tộc trong, ngoài nước soi thấu và hết lòng, hết sức chỉ giáo.” 
Tính đến hôm nay bài nhận định “Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều” ra đời trên mười năm và hiện tượng trong thời gian gần đây của điệp khúc cực lực phản đối, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý chủ quyền không thể tranh cãi hay để đảng, nhà nước lo lải nhải không hề mỏi mệt thì âm mưu cướp nước của giặc ngoại xâm và Việt gian tay sai bán nước dấu mình trong Bắc Bộ Phủ đã công khai là thách thức lớn đối với lòng yêu nước của dân tộc Việt nam. 
Từ việc hai đối tượng chính là giặc ngoại xâm Bắc Triều cấu kết với giặc nội xâm Việt gian tay sai bán nước thậm thụt lén lút trao đổi, buôn bán đất biên giới, vịnh Bắc Bộ, tài nguyên khoáng sản đến công khai chiếm trọn biển đảo, ngư trường truyền thống, thành lập đơn vị hành chánh, quân sự Tam Sa ở Biển Đông, lấn sang chiếm lấy dầu khí kêu gọi đấu thầu trên thềm lục địa Việt Nam, đến việc cho người Trung Quốc lập làng lập phố, tự do đi lại trên khắp lãnh thổ Việt Nam, khai thác bauxite ở vị trí địa chính trị trọng yếu của Việt Nam kể cả vùng Đông Dương, giả dạng lập bè nuôi cá ngoài khơi hải cảng chiến lược bậc nhất của Việt Nam và mượn tay tay sai Việt gian mua đất lập nông trại gần khu có dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam... 
Bên cạnh việc từng bước xâm lăng lãnh thổ qua nhiều thủ đoạn dụ dỗ mua chuộc bằng tiền bằng quyền lực, quyền lợi vật chất đến sử dụng vũ lực răn đe cưỡng chiếm, là những hoạt động mang tính chất xâm lăng văn hóa như tổ chức lễ hội treo đèn lồng mang màu sắc Trung Hoa, sửa ngày lễ kỷ niệm trùng khớp với các sự kiện lịch sử quan trọng của Trung quốc, đưa cờ sáu sao lên kênh truyền hình quốc gia, đưa cờ sáu sao đi đón rước lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và tràn ngập sản phẩm phim ảnh, trò chơi điện tử tuyên truyền mang màu sắc Trung Quốc... 
Thế thì hơn mười năm người thanh niên Lê Chí Quang kêu gọiHãy Cảnh Giác Với Bắc Triều lúc tham vọng của Bắc triều mới manh nha, ngày nay Việt Nam mất dần lãnh thổ lãnh hải vào tay giặc xâm lược Phương Bắc và màu sắc Trung Hoa đã xâm nhập khắp nơi trên nước Việt Nam. Thử hỏi, liệu mươi mười năm nữa Việt Nam có trở thành một tỉnh của Trung Quốc hay là một đặc khu như Tân Cương, Tây tạng nội thuộc Trung Quốc và thân phận dân tộc Việt Nam có như các dân tộc Mông, Mãn, Tạng, Hồi sống trong đất nước man rợ xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Hoa không? 
Kẻ thù đã lộ diện, thù trong giặc ngoài đã lộ diện, xin đừng vô cảm chần chờ trước khi quá muộn và quyết định tương lai Việt Nam là của tất cả người Việt Nam yêu nước, những người Việt còn mang hồn Việt. Hãy dấn thân nhập cuộc, Tổ quốc đang réo gọi ta lên đường viết nên trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. 

Đọc lại “Hãy cảnh giác với Bắc Triều” của Lê Chí Quang

31-7-12
Le Nguyen (Danlambao)Các triều đại phong kiến của ta chưa bao giờ phải mất một tấc đất nào cho Trung Quốc. Ngay cả những kẻ hèn nhác như Mạc Đăng Dung quỳ gối xin hàng giặc hay Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà cũng chưa dám dâng đất cho Trung Quốc. Thế mà giờ đây, khi cộng đồng nhân loại đã văn minh hơn, cá lớn không thể nuốt cá bé dễ dàng như xưa thì ai đó lại cam tâm cúi đầu mãi quốc cầu vinh xin dâng phần lãnh thổ, lãnh hải cho Trung Quốc để mong sự bảo trợ cho quyền lãnh đạo độc tôn của mình!” - Lê Chí Quang
*
Điệp khúc đối phó với tham vọng bành trướng của Trung Cộng trên các phương tiện truyền thông lề đảng ra rả nhiều năm nay ... Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền không thể tranh cãi...” cùng với luận điệu quen thuộc “để cho đảng và nhà nước lo” của các cán bộ, đoàn thể trực thuộc hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của đảng hay nói cách khác trực thuộc các tổ chức ngoại vi, con đẻ của đảng cộng sản Việt Nam chỉ là trò hề rẻ tiền, là những thước phim quá cũ, nhòe nhẹt nhàm chán. Thế cho nên người Việt Nam yêu nước, những ai không thể kiên nhẫn với cách phản đối, phản đối, cực lực phản đối... với khoán trắng cho đảng nhà nước lo được che giấu dưới lớp vỏ bọc của các thế lực thù địch phản động tay sai, việt gian bán nước trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, nên nhiều người con dũng cảm của tổ quốc đứng lên, xuống đường chống quân xâm lược bằng nhiều cách riêng của mình đều bị ngăn chận, hành hung thô bạo thậm chí bị tống tù với các tội danh vớ vẩn. 
Vài năm gần đây, số người can đảm cất tiếng nói chống âm mưu xâm lược Phương Bắc ngày càng nhiều và họ lần lượt bị tống giam rất bất công vô lý được nhiều người trong ngoài nước biết đến gồm có:
Cựu chiến binh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, người đã đến tận nơi chứng kiến, thu vào ống kính Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Bãi Tục Lãm, Núi Lão Sơn... một phần máu thịt Việt Nam đã bị kẻ thù Phương Bắc cướp mất và kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, chống rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 đi ngang qua lãnh thổ Việt Nam nhằm chuyển tải thông tin đến cộng đồng nhân loại khẳng định Hoàng sa Trường Sa là của Việt nam, để rồi bị tống tù với tội danh trốn thuế! 
Cùng hòa điệu với Điếu Cày lên tiếng khẳng định chủ quyền quốc gia, cô gái đất cảng Phạm Thanh Nghiên, vóc người nhỏ nhưng có trái tim lớn, cô về làng biển nghèo tìm hiểu sự thật và biết rằng ngư trường truyền thống của ông cha ta để lại đã bị giặc thù cưỡng chiếm nên cô biểu lộ tình yêu đồng bào qua các bài viết kể lại thực trạng của các ngư dân làng biển, cùng với hành động biểu tình tại gia bày tỏ tình yêu tổ quốc qua biểu ngữ Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam bị thế lực thù địch của những người yêu nước, giam tù cô với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước! 
Không chỉ người dân bình thường lên tiếng chống bành trướng Bắc Triều, trong lớp người đó, có cả Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ con của một đại công thần của chế độ, một giòng họ có truyền thống yêu nước, yêu cách mạng biểu đạt thái độ qua nhiều bài viết bày tỏ chính kiến trong đó có quan điểm tiến bộ: Liên minh quân sự với Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam khẳng định, bảo vệ thành công chủ quyền quần đảo Hoàng Sa Trường sa. Đồng hành quân sự với Hoa Kỳ để đối phó với Trung Quốc là mệnh lệnh của thời đại nên ông bị bắt với hai bao cao su đã qua sử dụng và bị kết tội tuyên truyền chống phá nhà nước!
Có lẽ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, cô gái đất cảng Phạm Thanh Nghiên và Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ... được nhiều người chú ý, quan tâm nhờ phương tiện truyền thông hiện đại, nhanh nhạy của các báo lề dân hiện nay chuyển tải thông tin kịp thời, cũng như vạch trần những tuyên truyền dối trá, phỉ báng bôi nhọ những người người yêu nước biểu đạt chính kiến ôn hòa nhưng cương quyết, làm tấm gương sáng cho các người yêu nước khác bước qua sợ hãi dấn thân nhập cuộc ngày càng nhiều, nhanh hơn so với mười năm trước đó, lúc luật sư trẻ Lê Chí Quang lên tiếng “Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều” bị tống tù không tạo nên làn sóng phẫn nộ trong dư luận xã hội cũng như không tác động nhiều đến những người yêu nước trong thời báo mạng nở rộ ngày nay.
Ngược giòng thời gian trở lại thời điểm hơn mười năm trước, lúc quan hệ Việt-Trung được xem là nồng ấm sau lần Trung Cộng dạy cho Việt Cộng một bài học trên toàn tuyến biên giới phía Bắc năm 1979 và hội nghị Thành Đô ở Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 1990 nối lại tình đồng chí môi hở răng lạnh của hai nước xã hội chủ nghĩa anh em? Lúc đó Lê Chí Quang mới 31 tuổi được xem như là một thanh niên trẻ có tâm, có tầm nhìn xa, thấy tham vọng của Trung Cộng từ lúc mới manh nha, dám can đảm chỉ ra dã tâm của Bắc Triều khi nhận định rằng:
“Ngay cả lúc tình đoàn kết tưởng như keo sơn nhất, Trung Quốc vẫn tìm mọi cách thức để làm suy yếu nhằm mục đích thôn tính Việt Nam và ngay cả khi hai nước bình thường hóa quan hệ thì cũng là lúc Trung Quốc chuyển sang ý đồ thôn tính Việt Nam bằng kinh tế.” 
*
Để chỉ ra bản chất của nước đàn anh to xác xấu tính Trung Quốc ôm mộng thôn tính Việt Nam mỗi khi có cơ hội lẫn tạo thành cơ hội dù trong thời chiến hay thời bình, Lê Chí Quang khẩn thiết nhắc nhở nhà nước cộng sản và nhân dân Việt nam hãy cẩn thận đừng mất cảnh giác với Bắc Triều như sau:

“Những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, cũng gần giống với Trung Quốc và với trình độ công nghệ còn thấp, hàm lượng công nghệ chưa cao, chủ yếu là các mặt hàng tập trung nhiều lao động như nông sản, giày dép, dệt may đang là những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt, mang tính chiến lược của Việt Nam. Đây cũng là một trong những mảng mạnh của hàng xuất khẩu Trung Quốc và sau khi gia nhập tổ chức thương mãi quốc tế (WTO) với những lợi thế được ưu đãi về thuế quan, được bình đẳng trong giải quyết tranh chấp thương mại chắc chắn hàng hóa Trung Quốc với giá rẻ hơn nhiều lần, sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh, dễ đánh bật sản phẩm cùng chủng loại của Việt Nam trên thị trường quốc tế.” 
Không chỉ lên án dã tâm của Trung Cộng vô bằng vô chứng giàu trí tưởng tượng như đảng cộng sản Việt Nam thường làm đối với những người tỏ thái độ với bá quyền Trung Quốc và Lê Chí Quang lên tiếng kêu gọi cảnh giác với Bắc triều không do lòng thù hận ganh ghét phát sinh từ chủ nghĩa cực đoan mù quáng, ngu trung nhìn đâu cũng thấy thế lực thù địch. Bằng suy tư, trăn trở có trí tuệ của một thanh niên có lòng với tương lai dân, nước. Lê Chí Quang đưa ra dẫn chứng làm nền tảng lý luận cho nhận định Bắc Triều là hiểm họa của Việt Nam khá thuyết phục:
“Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới tại đó các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường, buôn bán được ưu đãi với 134 quốc gia cũng như cơ hội đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ rộng lớn hơn và Trung Cộng khi biết được Việt- Mỹ đàm phán hiệp định thương mại, chúng luôn luôn giật dây cho các lực lượng bảo thủ, Việt gian tay sai trong Đảng trì hoãn việc ký kết, thông qua hiệp định thương mãi Mỹ-Việt và hiệp định gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) vì chính quyền Bắc Kinh biết được những lợi ích đó nên họ luôn tìm cách phá hoại sự hội nhập của Việt Nam vào thế giới văn minh. ” 
Đọc bài nhận định “Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều” sẽ thấy nội dung chính, ngoài những nhận định về dã tâm kinh tế của Trung Cộng, Lê Chí Quang còn nhấn mạnh đến hiểm họa bá quyền nước lớn với đám tay chân cài cấm trong đảng cộng sản Việt Nam ở thời điểm hai nước phải dựa dẫm vào nhau để tồn tại trong thế giới nhiều biến động, nhân loại quay lưng với xã hội chủ nghĩa và bạo lực vẫn còn là phương tiện của nhà cầm quyền độc tài tiêu diệt các cá nhân khác chính kiến, dễ bị gán ghép vào tội phỉ báng bôi nhọ quan hệ ngoại giao “răng môi” của hai đảng, hai nhà nước quả là một cố gắng lẫn can đảm vượt bậc của Lê Chí Quang khi chỉ ra rằng:
“Việt Nam trong con mắt của Trung Quốc là một miếng mồi ngon có vị trí chiến lược về địa lý, chính trị, lại là miếng mồi dễ nuốt nhất vì được sự hậu thuẫn của các thế lực đen tối, bảo thủ và Việt gian tay sai luồn sâu leo cao trong bộ máy nhà nước.” 
Không những dẫn chứng người thật việc thật cụ thể trước mắt hay không qua tưởng tượng vu vơ, Lê Chí Quang còn sử dụng sự kiện nổi bật của lịch sử để lên án thái độ hèn nhược thật chí lý cũng như hành động tay sai bán nước rất “ân tượng” của thế lực đen tối, tay sai nằm trong đảng cộng sản Việt Nam:
“Các triều đại phong kiến của ta chưa bao giờ phải mất một tấc đất nào cho Trung Quốc. Ngay cả những kẻ hèn nhác như Mạc Đăng Dung quỳ gối xin hàng giặc hay Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà cũng chưa dám dâng đất cho Trung Quốc. Thế mà giờ đây, khi cộng đồng nhân loại đã văn minh hơn, cá lớn không thể nuốt cá bé dễ dàng như xưa thì ai đó lại cam tâm cúi đầu mãi quốc cầu vinh xin dâng phần lãnh thổ, lãnh hải cho Trung Quốc để mong sự bảo trợ cho quyền lãnh đạo độc tôn của mình!” 
Lê Chí Quang biết rất rõ khi bày tỏ thái độ, chính kiến công khai với độc tài toàn trị cộng sản là thách thức lớn, nếu không muốn nói là rất nguy hiểm cho bản thân nhưng qua những gì thể hiện trong bài viết thì nguy hiểm của bản thân không là gì cả so với hiểm họa Bắc triều, với sự tồn vong của tổ quốc nên Lê Chí Quang công bố quan điểm và sẵn lòng đón nhận mọi hậu quả lẫn trả giá cho hành động biểu đạt chính kiến của một công dân có trách nhiệm đối với tổ quốc Việt nam, không phải là tổ quốc xã hội chủ nghĩa: 
“Tôi viết bài này khi đang bị kìm kẹp nghiệt ngã trong vòng vây của các lực lượng bảo thủ và Việt gian tay sai cho Bắc Triều. Dù biết rằng, bài viết không làm cho hào quang trên đầu tôi lấp lánh, trái lại càng đẩy tôi sâu thêm vào nguy hiểm. Ngay như đối với một công thần của cách mạng mà họ còn ngang nhiên tuyên bố xanh rờn “… sẵn sàng hy sinh Hoàng Minh Chính để bảo vệ chế độ...” huống chi tôi chỉ là con tốt đen dễ dàng bị biến thành vật tế thần cho bàn thờ Bắc Triều. Dẫu sao trước hiểm họa khôn lường, vì sự tồn vong đất nước, tôi dám nề hà xả thân bởi tôi tâm niệm câu nói của Hàn Phi Tử: “Nước mất không biết là bất tri; Biết không lo liệu là bất trung; Lo liệu không liều chết là bất dũng.” Chỉ mong sao tấc lòng nhỏ mọn này được lương tri dân tộc trong, ngoài nước soi thấu và hết lòng, hết sức chỉ giáo.” 
Tính đến hôm nay bài nhận định “Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều” ra đời trên mười năm và hiện tượng trong thời gian gần đây của điệp khúc cực lực phản đối, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý chủ quyền không thể tranh cãi hay để đảng, nhà nước lo lải nhải không hề mỏi mệt thì âm mưu cướp nước của giặc ngoại xâm và Việt gian tay sai bán nước dấu mình trong Bắc Bộ Phủ đã công khai là thách thức lớn đối với lòng yêu nước của dân tộc Việt nam. 
Từ việc hai đối tượng chính là giặc ngoại xâm Bắc Triều cấu kết với giặc nội xâm Việt gian tay sai bán nước thậm thụt lén lút trao đổi, buôn bán đất biên giới, vịnh Bắc Bộ, tài nguyên khoáng sản đến công khai chiếm trọn biển đảo, ngư trường truyền thống, thành lập đơn vị hành chánh, quân sự Tam Sa ở Biển Đông, lấn sang chiếm lấy dầu khí kêu gọi đấu thầu trên thềm lục địa Việt Nam, đến việc cho người Trung Quốc lập làng lập phố, tự do đi lại trên khắp lãnh thổ Việt Nam, khai thác bauxite ở vị trí địa chính trị trọng yếu của Việt Nam kể cả vùng Đông Dương, giả dạng lập bè nuôi cá ngoài khơi hải cảng chiến lược bậc nhất của Việt Nam và mượn tay tay sai Việt gian mua đất lập nông trại gần khu có dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam... 
Bên cạnh việc từng bước xâm lăng lãnh thổ qua nhiều thủ đoạn dụ dỗ mua chuộc bằng tiền bằng quyền lực, quyền lợi vật chất đến sử dụng vũ lực răn đe cưỡng chiếm, là những hoạt động mang tính chất xâm lăng văn hóa như tổ chức lễ hội treo đèn lồng mang màu sắc Trung Hoa, sửa ngày lễ kỷ niệm trùng khớp với các sự kiện lịch sử quan trọng của Trung quốc, đưa cờ sáu sao lên kênh truyền hình quốc gia, đưa cờ sáu sao đi đón rước lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và tràn ngập sản phẩm phim ảnh, trò chơi điện tử tuyên truyền mang màu sắc Trung Quốc... 
Thế thì hơn mười năm người thanh niên Lê Chí Quang kêu gọiHãy Cảnh Giác Với Bắc Triều lúc tham vọng của Bắc triều mới manh nha, ngày nay Việt Nam mất dần lãnh thổ lãnh hải vào tay giặc xâm lược Phương Bắc và màu sắc Trung Hoa đã xâm nhập khắp nơi trên nước Việt Nam. Thử hỏi, liệu mươi mười năm nữa Việt Nam có trở thành một tỉnh của Trung Quốc hay là một đặc khu như Tân Cương, Tây tạng nội thuộc Trung Quốc và thân phận dân tộc Việt Nam có như các dân tộc Mông, Mãn, Tạng, Hồi sống trong đất nước man rợ xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Hoa không?
Kẻ thù đã lộ diện, thù trong giặc ngoài đã lộ diện, xin đừng vô cảm chần chờ trước khi quá muộn và quyết định tương lai Việt Nam là của tất cả người Việt Nam yêu nước, những người Việt còn mang hồn Việt. Hãy dấn thân nhập cuộc, Tổ quốc đang réo gọi ta lên đường viết nên trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. 

http://danlambaovn.blogspot.au/2012/08/oc-lai-hay-canh-giac-voi-bac-trieu-cua.html

***
Đăng vào ngày 01/08/2012 @11:50 Chiều

Thứ tư, ngày 5/9/2001, một ngày đầu thu, trời nắng nhẹ, không khí dịu mát như thể ủng hộ học sinh trong ngày khai giảng năm học mới. Từ các cơ quan bảo vệ pháp luật, từng đoàn xe đặc chủng, ô tô, mô tô, nối đuôi nhau tỏa về từng ngóc ngách của thành phố trong một chiến dịch vây bắt những người dân chủ tại Hà Nội, chỉ vì họ ngây thơ dám “xin thành lập Hội Nhân Dân Việt Nam Ủng Hộ Ðảng và Nhà Nước Chống Tham Nhũng” (Hội này do hai ông Phạm Quế Dương và Trần Khuê xin thành lập, ngày 2/9/2001). 6h30′ sáng, tốp công an đầu tiên ập vào nhà ông Ðại tá Phạm Quế Dương, khi ông còn chưa ngủ dậy. Họ áp giải ông đi lên công an. Và họ còn cho ém khoảng mười công an tại nhà để phục tất cả những người đến chơi nhà ông. Hôm đó 8h15′, ông Trần Khuê và bạn ông là bà Nguyễn Thị Thanh Xuân cũng chung số phận. Sau đó họ bị trục xuất về thành phố Hồ Chí Minh. 9h30,’ Nguyễn Vũ Bình từ nhà tôi đến chơi nhà ông Chính cũng bị triệu tập lên công an. 14h20 chiều cùng ngày đến lượt tôi cũng vinh dự được xe đặc chủng của công an ghé tận cổng đưa lên công an quận Ðống Ða. Tất cả những người trên trong giấy triệu tập của công an đều ghi rõ :”Hỏi việc có hoạt động liên quan đến an ninh quốc gia”.


LS Lê Chí Quang
Cả thảy những người bị triệu tập và được mời lên công an để làm việc trong ngày hôm đó, và những ngày tiếp theo là khoảng 20 người. Những người được mời là người thân trong gia đình hoặc bạn bè đến thăm những người có tên nêu trên. Họ được mời dưới hình thức công an viết giấy ngay tại chỗ, hoặc đến tận nhà, và nếu không đi thì lập tức họ bị áp giải ngay. Cũng trong ngày hôm đó, điện thoại nhà các ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến, Nguyễn Ðắc Kính, Trần Dũng Tiến và Nguyễn Vũ Bình bị cắt. (Ðiện thoại nhà ông Phạm Quế Dương bị cắt trước hàng tháng, khiếu nại không ai trả lời). Ngày 5/9 được gọi là ngày thứ tư đỏ ! ! !

Tại sao cơ quan công an lại phải huy động một chiến dịch rộng lớn nhất từ trước đến nay để câu lưu những người chủ trương thành lập và tham gia “Hội chống tham nhũng”. Việc làm này, trước tiên xét dưới góc độ pháp lý, thì đây là việc làm trắng trợn vi phạm pháp luật Việt Nam, cụ thể là : Xâm phạm quyền tự do lập hội của công dân, theo điều 69 của Hiến pháp, điều 123 và 129 của bộ Luật Hình Sự (Tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân). Và cũng là việc làm vi phạm Công ước về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia ký kết ngày 24/9/1982.

Nếu chống tham nhũng là hợp ý Ðảng, lòng dân, đúng chủ trương của Ðảng và Nhà Nước, thì tại sao cơ quan công an lại cho câu lưu họ ? Hay là vì những người này là những người dân chủ tiến bộ, đã có nhiều bài viết công khai góp ý, phê phán nhiều đường lối sai lầm của Ðảng và Nhà Nước, mà bị công an cho là bọn “diễn biến hòa bình” nên đã liệt kê họ trong sổ đen.. !
Tại sao xin thành lập Hội để “giúp Ðảng và Nhà Nước chống tham nhũng” và “không hoạt động chính trị” mà lại bị công an đàn áp dữ dội như vậy ? Xin hãy nghe ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang trả lời phỏng vấn đài RFI hôm 10/9 ta sẽ thấy rõ :

+ Thứ nhất : Ðây là việc làm của những lực lượng bảo thủ trong nội bộ Ðảng muốn dằn mặt tân Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh, và những gương mặt trẻ trung sáng suốt và tiến bộ trong Bộ Chính trị là chớ có tìm cách thoát ra khỏi ảnh hưởng của họ.
+ Thứ hai : Việc làm này nhằm phá hoại Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, phá hoại quan hệ Việt-Mỹ và làm xấu mặt Việt Nam trên trường quốc tế để thế giới tẩy chay Việt Nam hòng làm Việt Nam chui vào ống tay áo của Trung Quốc.
+ Thứ ba : Họ (tức những người chủ trương thành lập Hội chống tham nhũng) hơi ngây thơ khi xin thành lập Hội. Vì chống tham nhũng là chống ai ? Là chống lại những kẻ lợi dụng Ðảng để tham nhũng và vơ vét. Là chống lại họ, làm quyền lực của họ có thể bị lung lay nên họ phải ra tay một cách hoảng hốt. Ðảng kêu gọi chống tham nhũng là để mỵ dân thôi, một khi, có một tổ chức thực sự muốn chống tham nhũng, thì họ sẽ đàn áp ngay.

Những nhận xét, phân tích trên của Tiến sĩ Thanh Giang là hoàn toàn chính xác. Riêng đối với luận thuyết thứ hai theo suy đoán của tôi là có một thế lực đen tối đứng đằng sau chỉ đạo và giật giây, đó là chính quyền Bắc Kinh. Họ đang chỉ huy các thế lực tay sai được cài sâu trong nội bộ Ðảng, nhằm không chỉ phá hoại quan hệ Việt-Mỹ mà còn là cản trở sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, làm chúng ta khủng hoảng trầm trọng, phá sản về kinh tế, từ đấy Trung Quốc dễ bề nô dịch rồi thôn tính Việt Nam.

Những mưu mô của Trung Quốc
Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam chủ yếu gắn liền với công cuộc chống xâm lăng và mưu đồ đồng hóa của Bắc Triều.

“Nam Quốc Sơn Hà”, Lý Thường Kiệt

Từ hàng nghìn đời nay, không một thế kỷ nào, không một triều đại nào mà Trung Quốc không tìm cách đô hộ Việt Nam. Ngay cả khi mà tình đoàn kết tưởng như keo sơn nhất, Trung Quốc vẫn tìm mọi cách thức để làm suy yếu nhằm mục đích thôn tính Việt Nam. Như chúng ta đều đã biết. Hiệp đinh Giơnevơ làm chia cắt hai miền Nam – Bắc, 1954, là do Chu Ân Lai và Dalles thông đồng với nhau cùng xúi Việt Nam và Pháp ký. Sau đó Trung Quốc lại xúi ta mang quân đội vào Nam, gây nên cuộc nội chiến Nam – Bắc. Họ viện trợ từng viên đạn, gói lương khô, từng bộ quần áo cho ta để anh em một nhà đánh lẫn nhau, trong khi đó họ thu hồi Hồng Kông, Ma Cao họ lại không tốn một viên đạn. Nhân lúc anh em một nhà đánh nhau, lợi dụng lúc miền Nam sơ hở họ chiếm quần đảo Hoàng Sa, tháng 1/1973. Năm 1975, khi quân đội miền Bắc đánh gần đến Sài Gòn thì tại Anh quố,c một vị Ðại sứ Trung Quốc có đến gặp Ðại sứ Việt Nam Cộng Hòa là Vương Văn Bắc hỏi rằng : “Có cần chúng tôi đưa Chí nguyện quân sang đánh Hà Nội để giúp Việt Nam Cộng Hòa không ?” (Hồi ký của Vương Văn Bắc (Từ toà Bạch Ôc đến dinh Ðộc Lập). Tại Cămbốt sau năm 1975 họ xúi Khơme đỏ tàn sát đồng bào mình để một ngày nào đó họ đưa người Trung Quốc sang chiếm Cămbốt. Năm 1978, một quan chức ngoại giao Trung Quốc đã có lời ngỏ ý muốn mở con đường từ Trung Quốc qua Việt Nam sang Cămbốt chính là ý đồ đó. Việc này không thực hiện được khi ngày 15/1/1979, quân đội Việt Nam tiến vào giải phóng Pnômpênh. Trong cơn tức tối, ngày 17/2/1979, Trung Quốc mang quân xâm lược nước ta tại 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Rất may cho ta lúc đó ta được dư luận thế giới ủng hộ, và nhất là Liên Xô. Ông Brêgiơnhép tuyên bố “Nhà cầm quyền Trung Quốc hãy dừng tay lại nếu còn chưa muộn”. Không thực hiện được ý đồ trên bộ, năm 1983 (? 88), lợi dụng lúc ta suy yếu Trung Quốc cho Hải quân chiếm một phần quần đảo Trường Sa. Cũng từ đó quan hệ Việt Nam và Trung Quốc xấu đi. Ðến năm 1991, khi hai nước bình thường hóa quan hệ thì cũng là lúc Trung Quốc chuyển sang ý đồ thôn tính Việt Nam bằng kinh tế.

Lịch sử từ xa xưa hễ cứ lúc nào các triều đại phong kiến Việt Nam yếu là lúc Phương Bắc nhân cơ hội đó xâm chiếm nước ta. Nhưng những lúc đó bao giờ dân tộc ta cũng xuất hiện những anh hùng dân tộc, phất cao ngọn cờ khởi nghĩa, cùng toàn thể dân tộc đánh đuổi ngoại xâm thu hồi non sông về một cõi. Tên tuổi của họ sáng mãi ngọn lửa tranh đấu giải phóng dân tộc. Các triều đại phong kiến của ta chưa bao giờ ta phải mất một tấc đất nào cho Trung Quốc. Ngay cả những kẻ hèn nhát như Mạc Ðăng Dung quỳ gối xin hàng, hay Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà cũng chưa dám dâng đất cho Trung Quốc. Thế mà giờ đây, khi cộng đồng nhân loại đã văn minh hơn “cá lớn không thể nuốt cá bé” dễ dàng như xưa thì ai đó lại cam tâm cúi đầu xin dâng phần lãnh thổ, lãnh hải cho Trung Quốc để mong bán đất cầu vinh, mong sự bảo trợ cho quyền lãnh đạo độc tôn của minh. (Tháng 12/1999 Việt Nam và Trung Quốc thông qua Hiệp định biên giới trên bộ và tháng 12/2000 thông qua Hiệp định Vịnh Bắc Bộ, làm thiệt hại cho nước ta khoảng 720 km2 trên bộ và 10% diện tích Vịnh Bắc Bộ. Những diện tích ta bị mất tại Vịnh Bắc Bộ, đều là những khu vực giầu tài nguyên hải sản, khí đốt và dầu mỏ). Xưa kia họ Mạc, họ Lê đã bị lịch sử lên án thì giờ đây những kẻ đang bán nước, cầu vinh lại đang được tung hô như những anh hùng dân tộc.

Sự tăng cường của Nga trước đây để trở thành cực kia của thế giới và sẵn sàng đối đầu trực tiếp với Mỹ.
Về ngoại giao : Gây sức ép với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới để buộc họ phải công nhận Ðài Loan là một tỉnh của Trung Quốc. Liên minh và viện trợ cho các nước thế giới thứ 3 để gây ảnh hưởng với các nước này. Ðầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển nhất là những nước không có quan hệ thân thiện với Mỹ. Liên minh với các quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô cũ, bằng Hiệp ước Mậu dịch tự do Thượng Hải. Ðầu tư hơn 200 triệu USD vào Cămbốt ; Nam Á và Tây Á như Lào, Cămbốt, Nê Pan, Miến Ðiện. Riêng trong một năm trở lại đây, tất cả các nhân vật hàng đầu của Trung Quốc như : Giang Trạch Dân, Trì Hạo Ðiền, Thạch Quảng Sinh, Lý Bằng đều đã đến thăm Cămbốt.

Về quân sự : Tăng cường khả năng quốc phòng, bằng việc hiện đại hóa lực lượng tên lửa hạt nhân. Phóng vệ tinh nhân tạo phục vụ mục đích do thám. Tự đóng tàu sân bay, tăng số lượng tầu ngầm hạt nhân, hiện đại hóa Hải quân, Không quân, và các hệ thống thông tin liên lạc phục vụ quân đội. Cấm bay tại eo biển Ðài Loan. Củng cố và xây dựng các căn cứ tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã chiếm của Việt Nam, và thường xuyên cho tập trận tại khu vực này. Trong năm 2001, Trung Quốc liên tục xâm phạm vào khu vực lãnh hải của Philipin và Nhật Bản. Và gần đây nhất Trung Quốc đã cho hạ thủy tại Biển Ðông 20 tầu tuần tiểu, nhằm bảo vệ những khu vực mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam.

Về kinh tế : Ðến nay sau 15 năm đấu tranh, tháng 11/2001, Trung Quốc sẽ là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, nó sẽ gây tác động to lớn đối với các nước Ðông Nam A’ trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, cũng gần giống với Trung Quốc. Với trình độ công nghệ còn thấp, hàm lượng công nghệ chưa cao, chủ yếu là các mặt hàng tập trung nhiều lao động, như nông sản, giầy dép, dệt may đang là những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt và mang tính chiến lược của Việt Nam. Thị trường tiêu thụ những mặt hàng này là Nhật Bản, EU và một số nước trong khu vực. Tuy nhiên đây là một trong những mảng mạnh của hàng xuất khẩu Trung Quốc. Sau khi gia nhập tổ chức WTO, với những lợi thế được ưu đãi về thuế quan, được bình đẳng trong giải quyết tranh chấp thương mại chắc chắn hàng hoá Trung Quốc với giá rẻ hơn nhiều lần sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh, dễ đánh bật sản phẩm cùng chủng loại của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Dự tính kim ngạch trao đổi thưong mại của Trung Quốc sẽ tăng mạnh từ 324 tỷ USD năm 1998 lên 600 tỷ USD năm 2005. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng phải mở cửa thị trường với các thành viên của WTO. Hàng rào thuế quan được nới lỏng, hàng nông sản của các nước phát triển với giá thành hạ, chất lượng cao sẽ tràn vào Trung Quốc, tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với hàng nông sản của Việt Nam.

Về vốn đầu tư nước ngoài : Trung Quốc sẽ cải tổ cơ cấu và cải tiến các thể chế tài chính cho phù hợp với quy định của WTO. Phải nới lỏng các quy chế đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, môi trường đầu tư sẽ được cải thiện, ngày càng hấp dẫn và có tính cạnh tranh hơn. Như vậy các dòng vốn quốc tế sẽ chuyển mạnh sang Trung Quốc, thay vì Việt Nam và các nước khác. Dự tính vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ tăng từ 45 tỷ USD năm 1998 lên 100 tỷ USD năm 2005. Các thống kê về đầu tư quốc tế cho thấy, riêng lượng vốn FDI do các nước phát triển đầu tư vào nhau đã nhiều hơn có nghĩa là cơ hội cho Việt Nam ta sẽ ít đi. Ðầu tư vào Việt Nam giảm liên tục trong năm nay cũng vì lý do đó. Khủng hoảng kinh tế tại Ðài Loan và Singapo, Mã Lai, Hàn Quốc hiện nay là bởi các nguồn vốn ồ ạt chảy vào Trung Quốc và hàng hóa của Trung Quốc có sức cạnh tranh mạnh với hàng hóa của hai nước trên.


Một vài dự đoán
Theo dự đoán của Ngân Hàng Thế Giới WB đến năm 2010 Trung Quốc sẽ nuốt hết thặng dư nông nghiệp của toàn Châu Âu. Bởi vậy mục tiêu có tính chiến lược và trước mắt của Trung Quốc là tiến xuống và làm suy yếu các nước ở phía Nam trong số đó có Việt Nam. Việc xâm lấn hai quần đảo của Việt Nam cũng là không ngoài mục đích đó. Năm 1997, đầu tư vào Ðông Nam Á của Trung Quốc chỉ chiếm 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài đến nay đầu tư vào Ðông Nam Á của Trung Quốc đã chiếm 80% tổng vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam trong con mắt của Trung Quốc là một miếng mồi ngon có vị trí chiến lược về địa lý, chính trị, lại là miếng mồi dễ nuốt nhất vì được sự hậu thuẫn của các thế lực đen tối, bảo thủ và tay sai luồn sâu leo cao trong bộ máy nhà nước.
Theo dự tính của tôi, nếu Việt Nam không gia nhập được WTO vào năm 2006 tức là năm Hiệp định AFTA có hiệu lực thì nền kinh tế Việt Nam sẽ phá sản, bởi những lý do sau :

+ Ðầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong mấy năm qua liên tục giảm, vì do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước trong khu vực. (Trung Quốc lại không nằm trong nhóm các nước này nên Trung Quốc không bị ảnh hưởng).
+ Trung Quốc sẽ gia nhập WTO vào tháng 11 này, nên đã thu hút nhiều nguồn vốn hơn.
+ Do sự mất giá của các đồng tiền của các nước trong khu vực, tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với hàng xuất khẩu của các nước đó với Việt Nam.
+ Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là một nền kinh tế bong bóng với những chỉ số giá hàng tiêu dùng liên tục giảm (thiểu phát gia tăng vì cung đã vượt quá cầu), báo hiệu một nền kinh tế đang bị chững lại, cái bong bóng có thể vỡ bất cứ lúc nào. Bởi bất cứ một nền kinh tế nào, có lạm phát thì mới có phát triển (lạm phát ở đây là mức lạm phát thấp, và có kiểm soát được, nó báo hiệu chỉ số cung không đủ cầu).
+ Nông sản, café, gạo, hoa quả xuất khẩu mấy năm nay bị rớt giá liên tục, thậm chí ta phải chặt bỏ 185 nghìn ha café.
Thử dạo qua hàng hóa tại thị trường Việt Nam ta sẽ thấy rõ, hàng hóa Trung Quốc, hoặc của Trung Quốc giả nhãn hiệu của các nước khác chiếm 60-70% tại thị trường Việt Nam từ các đồ gia dụng đến các máy móc công nghiệp. Xe máy Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Văn hóa, phim ảnh Trung Quốc được quảng cáo không công trên các phương tiện thông tin đại chúng từ sáng đến tối.

Ðến năm 2006, Hiệp định AFTA có hiệu lực, hàng hóa của các nước trong khu vực sẽ ùa vào Việt Nam, vì các hàng rào thuế quan đã được rỡ bỏ, sẽ đánh bật các hàng hóa của Việt Nam ngay tại thị trường Việt Nam. Hàng hóa của chúng ta thông thường có giá cao hơn 5% – 40% các mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực. Mà không chỉ hàng hóa của các nước trong khu vực, hàng hóa của các nước thứ ba, nhập cảng vào các nước ASEAN đóng gói và xuất sang Việt Nam miễn là có 40% định lượng được sản xuất tại nước đó cũng được miễn thuế hải quan. Vì đó là quy định của AFTA.
Vào lúc đó hàng hóa của Việt Nam sẽ không xuất khẩu được sang các nước trong khu vực, cũng như sang các nước EU. Hoặc Nhật Bản, với lý do đã nêu trên. Công nhân sẽ mất việc làm, nông dân không bán được nông sản, các khu chế suất sẽ giải thể…, sinh viên ra trường sẽ thất nghiệp.

Ðó chính là lúc Trung Quốc nhảy vào đầu tư, mua lại các công ty, các khu chế suất, các nông trường đồn điền… toàn bộ nền kinh tế của ta sẽ phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Trong xã hội ngày nay, ai nắm quyền lực về kinh tế người đó sẽ nắm luôn quyền lực về chính trị. Theo dự đoán của Ngân Hàng Thế Giới đến năm 2005 lượng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc sẽ đạt 180 tỷ USD, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng khống chế được nền kinh tế nước ta. Lúc đó ta sẽ trở thành một bang hay một tỉnh của Trung Quốc.

Và lực lượng này đang tìm cách cho Trung Quốc tiếp cận thị trường Việt Nam. Gần đây nhất, chúng ta được biết họ đã bật đèn xanh cho nhà thầu HISG trúng thầu sân vận động Mễ Trì. Ðể mỵ dân và báo chí, họ cũng tạo ra một cuộc đấu thầu công khai nhưng tất cả chỉ là một trò hề kệch cỡm, không đánh lừa nổi ai. Một nhà thầu không đủ tư cách pháp nhân, cũng như các thủ tục đấu thầu cần thiết, và thiết kế thì chắp vá, thay đổi đến hàng chục lần mà vẫn không đạt yêu cầu nhưng vẫn được trúng thầu mặc dù báo chí và Hội Kiến Trúc, Hội Xây Dựng đã lên tiếng phản đối. Nhưng chính ông Khải tuyên bố một câu xanh rờn : “… Ðấu thầu lại thì phức tạp lắm, cái nào rẻ thì cho làm…” Ðể xoa dịu báo chí và nhân dân, Bộ Chính Trị và Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương đã cho họp các Tổng Biên Tập các báo và loạn rằng : “Nhà thầu HISG là một công ty của Ban Tài Chính Trung ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc. Ðây là sự hợp tác của hai Ðảng anh em”. Một tên Mafia Trung Quốc lại trở thành đồng chí của Ðảng thì cũng không có gì lạ cả, hẳn nhiều người còn nhớ những kẻ dao búa như Khánh Trắng và chủ chứa Lê Tân Cương cũng từng được giới thiệu là đồng chí rồi còn gì … Gần đây nhân chuyến thăm của Lý Bằng hôm 7/9 họ lại bật đèn xanh cho một công ty của Trung Quốc khai thác quặng nhôm ở Ðắc Lắc, và nhân hội nghị của EMM3 tại Hà Nội họ tìm cách đưa Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc bằng cách nâng kim ngạch buôn bán của hai nước lên 5 tỷ USD vào năm 2005. Và theo nhiều nguồn tin thì Trung Quốc cũng đang mon men đến dự án thuỷ điện Sơn La của Việt Nam. Ðôi khi tôi cũng nghĩ không biết có phải người ta đang ngủ mơ hay không ? Khi xưa, trong cuộc chiến Quốc – Cộng, Trung Quốc đã từng lợi dụng việc giúp Việt Nam xây dựng đường xá và nhiều công trình xây dựng khác họ đã bí mật cho đào hầm bí mật chứa vũ khí để một ngày tìm cách quay lại xâm lược Việt Nam. Giờ đây lại cho Trung Quốc vào những vùng có tính nhạy cảm như Tây Nguyên hay Sơn La, thì không hiểu họ còn nghĩ gì đến an ninh quốc gia hay không ?

Cách tốt nhất để cứu vãn nền kinh tế nước ta hiện nay là đưa Việt Nam sớm hội nhập vào nền kinh tế thế giới và để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc là : Tổng thống Mỹ nhanh chóng thông qua Hiệp Ðịnh Thương Mại Việt – Mỹ. (Xin đưa một ví dụ : chỉ riêng lượng tôm mà Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hàng năm đạt 300 triệu USD) và Việt Nam sớm được gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, vì tại đó các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường buôn bán được ưu đãi với 134 quốc gia, và cơ hội đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ rộng lớn hơn. Và người Việt Nam tại hải ngoại nếu còn yêu dân tộc Việt Nam thì hãy trở về để xây dựng đất nước.

Ðương nhiên chính quyền Bắc Kinh biết được những lợi ích đó nên họ luôn tìm cách phá hoại sự hội nhập của Việt Nam vào thế giới văn minh.
Chính vì những lý do đó, khi biết được Việt Nam và Mỹ đàm phán để thông qua Hiệp Ðịnh Thương Mại Việt – Mỹ, Trung Quốc luôn luôn giật giây cho các lực lượng bảo thủ trong Ðảng trì hoãn việc ký kết và thông qua Hiệp Ðịnh, và ở trong nước họ luôn luôn giật giây cho các thế lực tay sai đàn áp những người dân chủ.

Cuộc vật lộn gay go
Ngay trước chuyến thăm của Tổng thống Clinton tới Việt Nam, 11/2000, trước đó, Chủ tịch Trung Quốc là Giang Trạch Dân có lời mời cấp tốc ông Trần Ðức Lương sang Trung Quốc để thăm dò thái độ của Việt Nam với Mỹ. Tại đây Trung Quốc đề nghị cho Việt Nam vay 53 triệu USD, trong đó chỉ phải trả lãi 1/3. Và Trung Quốc còn hứa sẽ cho Việt Nam vay tiếp 300 triệu USD với lãi suất thấp (một sự tử tế bất ngờ chưa từng xảy ra). Nhưng kèm theo đó, phía Trung Quốc muốn ta ký Hiệp Ðịnh Vịnh Bắc Bộ ngay sau khi Tổng thống Mỹ rời khỏi Việt Nam. Trước và sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ, Ban Tư tưởng Văn Hóa Trung Ương đã cho họp Tổng Biên Tập các báo chí và loan báo rằng phải đăng ảnh của ông Clinton nhỏ hơn ảnh của ông Giang Trạch Dân đã từng được đăng trên báo trong chuyến thăm Việt Nam trước đây.

Trước thềm Ðại hội Ðảng lần thứ IX, một phái đoàn ngoại giao của Trung Quốc đã bí mật sang Việt Nam nhằm để ủng hộ cho ông Phiêu được ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa, vì họ nghĩ rằng họ Lê là đồng minh của mình, nhưng sự việc không đơn giản như vậy :

Lê Khả Phiêu tuy là cánh tay phải của Lê Ðức Anh ở Quân khu 9 và Cămbốt, nhưng trước khi được Lê Ðức Anh đặt vào chiếc ghế Tổng Bí Thư đó, ông Phiêu đã có thời làm trưởng Ban Kiểm Tra Trung Ương. Trong thời gian này ông Phiêu được tiếp xúc với nhiều hồ sơ mật, nên ông Phiêu đã có nhiều nhận thức về nhiều bộ mặt trong Ðảng. Ông đã nhiều lần gặp tướng Trần Ðộ và ông Hoàng Minh Chính. Càng về thời gian cuối sau này, ông Phiêu càng bừng tỉnh và nhận thức được nhiều vấn đề. Nhất là sau khi ông bị các lực lượng tay sai giật giây để đàm phán ký các Hiệp định bán nước đã nêu trên. Cuối cùng trong Hội nghị trù bị ông đã đi nước cờ liều. Ðược sự ủng hộ của cánh quân đội cụ thể là Phạm Thanh Ngân và Phạm Văn Trà, ông đã quyết định tổ chức cuộc họp tại trong thành Hà Nội (phố Lý Nam Ðế) thay vì tại Hội trường Ba Ðình như các kỳ họp trước, và sử dụng Lữ đoàn 144 là lữ đoàn tinh nhuệ để bảo vệ Ðại hội thay vì lực lượng cảnh vệ quốc gia của Bộ Công An như trước đây để hòng gây sức ép với phe bảo thủ và tay sai trong Ðảng. Theo nhiều nguồn tin được tiết lộ từ thâm cung : Trong Hội nghị đã có lúc ông Phiêu chỉ mặt Lê Ðức Anh và Ðỗ Mười mà bảo rằng “Các ông bảo tôi ngu thế lúc các ông đặt tôi vào chiếc ghế này, sao các ông không bảo tôi ngu ?..” Cuộc họp diễn ra rất căng thẳng, mà không đi đến ngã ngũ. Mà cũng bởi ông Phiêu còn non gan nên không dám dùng quân đội để ra tay, nên phải mất 4 kỳ họp trù bị mới đi đến ngã ngũ. Ðến những ngày cuối cùng, không hiểu sao Phạm Văn Trà lại đứng về phe bảo thủ. Mất chỗ dựa vào quân đội, ông Phiêu như hổ mất nanh vuốt, đành đi đến thỏa hiệp. Như chúng ta đã thấy, các vị Cố vấn phải rút lui, ông Phiêu và ông Ngân cũng mất chức.

Ông Nông Ðức Mạnh, một người thuộc phái trung dung, ôn hòa được bầu làm Tổng BíTthư một cách đầy bất ngờ. Sau Ðại hội trù bị, ông Phiêu đã chỉ mặt Phạm Văn Trà mà bảo rằng : “Ðồ phản bội”. Bởi thế Phạm Văn Trà vẫn còn được giữ nguyên chức vụ, mặc dù trước đó đã bị Bộ Chính Trị cảnh cáo vì không làm tròn nhiệm vụ.
Muốn cứu vãn tình thế, trong kỳ Ðại hội Ðảng, đích thân Hồ Cẩm Ðào, một nhân vật quan trọng thứ hai trong Ðảng Cộng Sản Trung Quốc bay sang tận nơi để dự, nhưng sự việc đã ngã ngũ. Cứ nhìn bộ mặt của họ Hồ trong Ðại hội và khi ra về ta cũng thấy rõ.

Trong cuộc họp báo sau Ðại hội Ðảng, khi được hỏi về quan hệ Việt – Trung, ông Nông Ðức Mạnh có nhắc lại 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. Ổn định lâu dài. Hướng tới tương lai”. Sau đó ông Mạnh có lời mới các nhà lãnh đạo Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Lúc đầu phía Trung Quốc từ chối. Họ lấy cớ, khi nào ông Nông Ðức Mạnh sang Trung Quốc trước thì họ mới sang Việt Nam sau (Khi xưa các vua chúa Việt Nam khi lên ngôi đều phải sang Trung Quốc báo công và xin được nhận làm chư hầu, ngày nay họ cũng muốn ông Nông Ðức Mạnh làm như vậy).
Tuy nhiên ông Nông Ðức Mạnh không dễ đầu hàng ngay. Ông Mạnh đã đi nước cờ xuất mã bằng chuyến thăm ủy lạo đồng minh thân cận của Việt Nam là Lào, để củng cố tính đoàn kết. Sau đó ông Mạnh ngồi chờ các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Tuy bị mất những con át chủ bài nhưng lực lượng tay sai còn được cài lại trong Ðảng vẫn còn khá đông. Sau kỳ Ðại hội Ðảng, như muốn làm hài lòng các quan thầy tại Trung Quốc và cũng muốn để ra uy với Tân Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh “ta vẫn kiểm soát được tình hình” chỉ hai ngày sau Ðại hội, họ cho tiến hành ngay việc bắt giam và khám nhà ông Vũ Cao Quận – một con chim đầu đàn trong phong trào dân chủ tại Hải Phòng. Và về phần mình, chính quyền Cộng Sản Trung Quốc tức tốc gửi những thông điệp đón chào Tân Tổng Bí Thư bằng việc cấm tàu đánh cá của ta được hoạt động tại khu vực quanh đảo Hoàng Sa, và cho cấm biển bắn đạn thật, nhằm mục đích ủng hộ lực lượng bảo thủ trong Ðảng và để cảnh cáo ông Nông Ðức Mạnh “chớ có tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của họ”.
Tiếp sau đó là hàng loạt các hành động đàn áp những tiếng nói dân chủ tại Việt Nam, như việc câu lưu Tướng Trần Ðộ lên Công an, tịch thu tập bản thảo của ông, cùng hàng loạt các vụ đàn áp tôn giáo như Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Ðộ, Thích Huyền Quang, Lê Quang Liêm…

Vụ thứ tư đó xảy ra hôm 5/9 cuối cùng đã bóc trần bản chất của họ. Họ làm việc đó ngay khi Hạ Viện Mỹ đang họp để thông qua Hiệp Ðịnh Thương Mại. Họ không cần đến Hiệp Ðịnh Thương Mại Việt – Mỹ nữa vì họ đã có Trung Quốc rồi, và Trung Quốc sẽ giúp cho họ giữ mãi được địa vị thống trị. Họ làm việc đó như thế là để trải tấm thảm đỏ nhân quyền kiểu Trung Quốc để đón quan thầy của họ là Lý Bằng. Họ tưởng rằng làm như vậy là thực hiện được mưu đồ đó.

Như đã nói ở trên, ông Nông Ðức Mạnh là người ôn hòa sáng suốt và không bè phái nên ông không tiến hành thăm Trung Quốc ngay mà ngồi chờ Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Không thể đợi được hơn, nhà cầm quyền Trung Quốc bèn xuống thang cử Chủ tịch Quốc hội Lý Bằng sang thăm Việt Nam, nhưng thực chất họ xuống thang theo kiểu Mao Trạch Ðông “Lùi một bước để tiến ba bước”. Chuyến thăm đó là để củng cố quan hệ kinh tế Việt – Trung, nhưng thực chất là để lên dây cót tinh thần cho cỗ máy tay sai đã rệu rã và già nua phải chạy nhanh hơn nữa trong lòng Trung Quốc, và cũng để hà hơi tiếp sức cho các lực lượng đó chống phá những người yêu dân chủ tiến bộ tại Việt Nam, hòng làm mất uy tín của ông Nông Ðức Mạnh và các gương mặt trẻ trong Bộ Chính Trị, phá hoại khẩu hiệu dân chủ, đoàn kết, đổi mới, phát triển vừa được Ðại hội thông qua. Cùng chuyến thăm này ta thấy có Lưu Bằng – Bộ trưởng Trung Quốc, Lưu Bằng đã họp với Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương để rồi họ cùng đồng ca bản thánh ca đã lạc lõng với thế giới văn minh là ý thức hệ Cộng sản chủ nghĩa và định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Trong nội bộ Ðảng hiện nay đang chia làm hai phe. Phe cấp tiến chủ yếu là những lực lượng trẻ, thông minh và sáng suốt muốn Việt Nam có quan hệ tốt đẹp với tốt đẹp với tất cả các quốc gia kể cả Mỹ, còn phe kia là các lực lượng bảo thủ già nua mà vẫn chưa từ bỏ ý nghĩ “Mỹ là kẻ thù số một, và Mỹ vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm lược Việt Nam”. Lực lượng này lại đang giữ một số vị trí quan trọng trong Ðảng và trong quân đội cho nên họ đã quyết định ngả sang Trung Quốc.

Liệu một lần nữa dân tộc ta có lỗi hẹn với thế giới văn minh không ?
Liệu ông Nông Ðức Mạnh là người không bè phái, vây cánh, không được quân đội ủng hộ, không hiểu ông có đứng vững được trước làn sóng Phương Bắc này không ?

Liệu giờ đây 16 chữ vàng trong quan hệ Việt – Trung có thể trở thành câu thần chú của chiếc vòng kim cô dân chủ mang mầu sắc Thiên An Môn, có thể siết vào đầu hơn 76 triệu đồng bào Việt Nam không ?
Liệu dân tộc ta có phải chịu thêm một tầng áp bức mới mà tầng áp bức này còn tàn khốc hơn tầng áp bức trước không ?

Thế đấy, cuộc vật lộn sẽ còn rất cam go. Chỉ mong sao Ban Chấp Hành Trung Ương mới với nhiều gương mặt trẻ trung hơn, học thức hơn, tỉnh táo hơn, hãy sáng suốt cảnh giác với Bắc Triều, đừng để cái họa nô dịch nghìn năm ngày nào lại oan nghiệt tròng vào cổ nhân dân ta một lần nữa … Hãy thức thời chủ động hội nhập vào thế giới tiên tiến, thực hiện chủ trương đề xuất của nhà trí thức yêu nước Nguyễn Thanh Giang : “Tựa vào sức nâng toàn cầu mà phát huy nội lực”, xây dựng đất nước dân chủ, giàu mạnh đủ sức tự cường dõng dạc tuyên bố :
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Tôi viết bài này khi đang bị kìm kẹp trong vòng nghiệt ngã của các lực lượng bảo thủ và tay sai cho Bắc Triều. Biết rằng, bài viết này không làm cho hào quang lấp lánh trên đầu tôi mà trái lại, càng đẩy tôi sâu thêm vào vòng nguy hiểm. Ngay như đối với một công thần của cách mạng, mà họ còn ngang nhiên tuyên bố xanh rờn : “… Sẵn sàng hy sinh Hoàng Minh Chính để bảo vệ chế độ”. Huống chi tôi chỉ là con tốt đen dễ dàng bị biến thành vật tế thần cho bàn thờ Bắc Triều. Dẫu sao trước hiểm họa khôn lường của tồn vong đất nước, tôi dám nề hà xả thân, bởi tôi tâm niệm câu nói của Hàn Phi Tử : “Nước mất, mà không biết là bất tri ; Biết mà không lo liệu, là bất trung ; Lo liệu, mà không liều chết là bất dũng”. Chỉ mong sao tấc lòng nhỏ mọn này, được lương tri dân tộc trong và ngoài nước soi thấu, và hết lòng, hết sức chỉ giáo.

Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 2001
Lê Chí Quang
Ðịa chỉ : 22 phố Trung Liệt – quận Ðống Ða – Hà Nội
Ðiện thoại : 8.514000
© Lê Chí Quang

Tiểu sử Lê Chí Quang
Sinh ngày : 30 – 6 – 1970 tại Hà Nội
Quê quán : Thường tín – Hà Tây
Địa chỉ : 249 – Tổ 21 – Phường Trung Liệt – Quận Đống Đa – Hà Nội
Hoặc 22 phố Trung Liệt – Quận Đống Đa – Hà Nội.
Tốt nghiệp Đại học Luật năm 1999
Đang cố gắng mở một trung tâm tin học văn phòng cho sinh viên đại học
Năm 1989 sang Tiệp Khắc học cán bộ kỹ thuật nhà máy đường – tại thành phố Brno.
Tham gia phong trào đấu tranh cho dân chủ từ năm 1990 đã viết một số bài trên báo Diễn Đàn Tự Do tại thành phố Brno.
Năm 1991 về nước vì mắc bệnh thận – sau đó vừa chữa bệnh vừa đi học. Bị mất liên lạc với các phong trào dân chủ.
Từ năm 2000, liên lạc được với các nhà đấu tranh cho dân chủ như ông Hoàng Tiến, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Minh Chính .v.v…và bắt đầu viết bài:
- Cải cách thủ tục hành chính (2000)
- Góp ý với Đại hội Đảng CSVN lần thứ IX (2001), phê phán văn kiện đại hội và kêu gọi dân chủ đa nguyên, ngôn luận, tự do báo chí.
(Hai bài viết này đã bị công an thu giữ hiện không còn bản gốc.)
Các bài viết sau:
- Nguyễn Thanh Giang, một chí sĩ yêu nước
- Hiệp định thương mại và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ
- Đối thoại tháng 6 – 2001
- Thư gửi một chiến sĩ cách mạng tôi chưa được gặp mặt
- Cảnh giác với Bắc triều

Ngày 2/9/2001 tham gia thành lập hội chống tham nhũng cùng với Phạm Quế Dương, Trần Khuê, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Vũ Bình.
Kể từ khi tham gia phong trào dân chủ từ đầu năm 2000 đã nhiều lần bị công an triệu tập, hoặc bắt giữ, hàng chục lần công an đến nhà dọa nạt hoặc mua chuộc.
Ngày 5/9/2001 bị công an bắt tại nhà riêng.
Ngày 2/10/2001, các ngày 16, 17, 18/10/2001 bị công an hạch sách tại gia đình và đấu tố tại UBND phường Trung Liệt.
Sau đó 4 lần công an đến nhà khi thì doạ nạt, khi thì mua chuộc.

Dù sức khoẻ yếu và liên tục bị đe doạ, vẫn kiên định con đường tranh đấu cho dân chủ, tự do tại Việt Nam.
Ngày 21/02/2002, hồi 11 giờ 30 tại Hà Nội, Lê Chí Quang bị bắt tại một quán cà phê Internet ngay khi vừa mới gõ được vài dòng một điện thư, do một toán công an mặc thường phục. Lê Chí Quang chống cự nhưng sức yếu nên bị khống chế. Ngay sau đó hơn mười công an mặc sắc phục tới. Lê Chí Quang bị giải về nhà, công an khám nhà, tịch thu nhiều tài liệu và vật dụng cá nhân, rồi giải đi. Không có lệnh bắt vì đây là một vụ bắt bất ngờ không được chuẩn bị trước.
Suốt mấy ngày sau đó cha mẹ Lê Chí Quang bị triệu ra sở công an thẩm vấn liên tục nhưng không được gặp con và cũng không được thông báo chỗ giam giữ. Những cuôc thẩm vấn này hiện vẫn tiếp tục vài ngày một lần. Công an trấn an cha mẹ Lê Chí Quang rằng sức khỏe Lê Chí Quang không nguy ngập và Lê Chí Quang sẽ được trả tự do vì đã tỏ ra biết điều, nhận khuyết điểm và khai báo mọi liên hệ; như vậy gia đình Lê Chí Quang cũng nên hợp tác với công an, khai báo những việc làm và những giao thiệp của Lê Chí Quang.
Những điều này dần dần lộ ra là hoàn tòn dối trá vì một nguồn tin đáng tin cậy từ nội bộ công an cho hay là vụ này phức tạp vì Lê Chí Quang bướng bỉnh không nhận tội và cũng không chịu thú nhận gì cả. Nguồn tin này cũng cho biết Lê Chí Quang đang bị giam tại trại tạm giam B14 của sở công an và sức khỏe rất kém.
Sau cùng chính công an cũng cho gia đình hay là vì Lê Chí Quang không chịu hợp tác nên sẽ bị giải tòa. Sau hơn ba tuần giam giữ và sau nhiều lần yêu cầu gia đình Lê Chí Quang đã được phép gửi thực phẩm, thuốc và 400.000 VNĐ cho Lê Chí Quang.
Do lời hứa hẹn sẽ trả tự do sớm cho Lê Chí Quang của công an, gia đình Lê Chí Quang đã yêu cầu các thân hữu hãy chờ đợi, đừng làm gì cả. Giờ đây họ đã thất vọng và mong mỏi các thân hữu tích cực bảo vệ Lê Chí Quang trước công luận.

Bài Viết khác:
http://vanganh.info/hay-canh-giac-voi-bac-trieu/

Ngọn lửa thiêng cho công lý, tự do

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Vinh danh một bà mẹ ở ngôi cao trong những bà mẹ Việt Nam - Mẹ Đặng Thị Kim Liêng. 
Phong Tần ơi! một ngọn lửa hồng vinh danh Mẹ. 
Ánh đuốc sáng ngời "Công lý Sự thật" rực trời Nam. 
Bốn bức tường ô nhục không thể giam cầm chân lý! 
Bạo lực, hung tàn... Mẹ đốt cháy thành than! 
Phong Tần! Nhà báo Tự Do sao Tự Do trong cũi sắt? 
Mẹ đã châm ngòi... xiềng xích hẳn tiêu tan!!! 
Trước hết tôi xin cúi đầu thắp một nén nhang hướng về cõi hư vô nguyện cầu cho linh hồn bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của Anh thư Tạ Phong Tần, được phiêu diêu ở cõi vĩnh hằng. Hồn thiêng của bà sẽ hộ phù cho tất cả những người con ưu tú mang dòng máu Lạc Hồng đang ngày đêm xả thân vì tiền đồ đất nước, góp phần đưa con thuyền Quốc gia Dân tộc cập bến hạnh phúc tự do. 
Thứ nữa tôi gởi đến cho toàn đảng CSVN một thông điệp rằng ngọn lửa công lý, nhân quyền, dân chủ, tự do đã bừng lên trên bầu trời nước Việt. Giờ phút cáo chung của chủ nghĩa bạo tàn, phi nhân vô đạo đã gần kề. Nếu cùng mang một dòng máu Lạc Hồng thì tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN hãy mau bừng tỉnh mà nhìn lại trên đôi bàn tay và cả thân thể của mình đã nhuộm đầy máu của Đồng Bào mà không thể nào nhuộm thêm được nữa! Hãy ngưng ngay dòng chảy của máu cuồng điên để tội ác không chất chồng thêm cao ngất! 
Đã là con người hẳn phải có lương tri, phải biết quay về với "Đại nghĩa, Chánh tâm" cho dù có lạc lối ngàn lần. Không một chế độ bạo tàn nào sẽ tồn tại mãi mãi. Lịch sử là bằng chứng hùng hồn nhất. Kết thúc của một thời kỳ đen tối của lịch sử vẫn luôn là hình ảnh của những ngọn đuốc của muôn ngàn Anh thư, Tuấn kiệt bừng lên như trẩy hội, như vạn sao trời rực sáng nơi nơi...  Lúc ấy có hối hận thì đã quá muộn màng!
Nhân dân Việt Nam luôn hiếu hòa, vị tha và nhân hậu. Tha thứ là lời nói đầu của bước đường dựng lại non sông. Đứng về phía Nhân Dân là hành trình chuộc tội. Lỗi lầm, tội ác nào cũng được rửa sạch bởi thác nguồn nhân ái của toàn dân. Lòng vị tha, nhân ái sẽ dành cho những ai biết quay về với chính nghĩa, từ bỏ ác độc xấu xa. 
Ngọn đuốc đầu tiên - Ngọn lửa thiêng của bà mẹ Kim Liêng, bà mẹ hiền hòa của miền tây Nam Bộ là một tiếng chuông đầu cảnh tỉnh. Nếu lòng mê không thức dậy mà vẫn tiếp tục đem hận thù chồng chất với máu xương thì Trời sẽ không dung, Đất không tha, Nhân Dân không gánh đỡ, bản thân của các người và con cháu về sau sẽ ngàn đời đắm chìm trong bể khổ lầm than... Bản án cho kẻ phản dân hại nước ngàn thu không xóa được. 
Ngày 31/7/2012 

Để rồi... ai sẽ xử ai!?

31-7-12
Màn tuồng lịch sử 
Ngẫm thấy ngông! 
Ngày 7 tháng 8, mày xử ông 
Còn bao lâu nữa ông xử lại 
Hả bọn chăn dê? 
Lội ngược dòng.
Tao hỏi chúng mày chỉ vài câu 
Lương tâm kẻ sĩ! 
Bây để đâu? 
Gà cùng một mẹ hoài nhau đá 
"Nước lạ" hiếp dâm lại cúi đầu! 
Chúng bây có phải đảng anh hùng? 
Hùng ư? 
Sao hiếp kẻ khốn cùng 
Vận hành đất nước không trí tuệ! 
Cứ sai rồi sửa 
Tựa lũ khùng! 
Chúng bây tụ tập một đảng ma 
Quì dâng bờ cõi bán nước nhà 
Lừa mị toàn dân… bày tranh đấu 
Là để vinh thân, để phì gia. 
Lịch sử ngàn năm thuở vua Hùng 
Giữ gìn bờ cõi bổn phận chung 
Trên đời, ai cấm lòng yêu nước?
Hay bởi lòn trôn, muốn cúc cung!

Chúng bây toa rập với thằng Tàu
Đó là sự thật
Phải nhận mau
Thật sự chúng bây, phường phản quốc
Tư cách chó gì?
Xử anh hào.

Nhà nước đách gì! 
Luôn hiếp dân 
Cướp nhà, cướp đất, ăn cả phân (Fund ) 
Chỉ một dân quèn tay không sắt 
Qui tụ công an đông trăm lần! 
Chiêu hiền đãi sĩ là quốc sách 
Roi điện dùi cui… kế kẻ cùng 
Một bọn tâm hèn… không tư cách 
Sao đủ nhân tâm phán yên hùng. 
Túm lại, côn đồ… thói đã quen 
Cướp giựt hoành hành đám dân đen 
Bước ra đầu ngõ, đầu cúi gục 
Thế giới miệt khinh… chúng bây hèn. 
Đèn Sài thành ngọn xanh ngọn đỏ* 
Tòa Hồ tinh cái mỏ cong cong 
Đem dâng bán cả non sông 
Mồm còn lẻo mép cong cong như "lờ"… 

Trở về cội nguồn văn hóa dân tộc

31-7-12
Việt Thường (Danlambao)Đất nước Việt Nam không cần vĩ đại bằng những công trình hoành tráng, bằng màn diễu võ dương oai rầm rộ trên biển Đông, bằng những tấm huy chương thể thao chói lóa hay một đất nước rộng lớn, với số dân đông đảo và những con số GDP khó ai bắt kịp. Đất nước ta theo đuổi cái chất vĩ đại bằng nền văn hóa đậm đà bản sắc, giàu tình nhân văn, bằng ý chí sắt thép và lòng yêu nước nồng nàn bảo vệ chủ quyền quốc gia, bằng tinh thần thượng võ trong thi đấu thể thao, một đất nước xinh đẹp trong lành với những con người thông minh, cần cù và một xã hội công bằng, tự do, hạnh phúc cho tất cả mọi người...


*

Ngót nghét gần 5000 năm trước, có một tộc người đông đảo sống trên một vùng đất rộng lớn bên bờ Nam sông Dương Tử. Họ là những nhà nông nghiệp của thời đại bấy giờ, khi nhiều dân tộc khác vẫn còn đang sống bằng nghề săn bắt. Dân tộc ấy biết trồng lúa nước, biết làm nhà sàn hình chữ nhật mái cong và sống theo mô hình làng mạc. Họ sống hòa hợp với thiên nhiên sông trời, mây nước, chuộng ca hát, và yêu tự do. Họ thường ngồi bên bờ sông để ngắm những con chim sải cánh bay trên bầu trời cao và trong họ dấy lên một khát vọng được tung cánh bay cao, bay xa như những con chim ấy. Tình yêu của họ dành cho khát vọng được bay cao tự do khiến họ thần thánh hóa những con vật biết bay. Họ sáng tạo ra một con vật thân dài vốn là từ hình tượng con giao long mà họ thường gặp và gán cho nó khả năng bay được mà họ gọi là con Rồng. Rồi chừng như thấy con rồng sao mà thô ráp, họ đã sáng tạo nên con Phượng mỹ miều lấy hình ảnh từ con chim Trĩ để ghép vào một cặp Rồng Phượng biểu trưng cho cái đẹp, sự khôn ngoan và uy quyền. 
Họ cũng biết chăn nuôi gia súc, biết dùng trâu để cấy lúa. Họ sáng tạo ra bộ âm lịch để phục vụ cho nhu cầu trồng lúa nước và lấy hình tượng 12 con gia súc gần gũi trong đời sống hàng ngày của họ mà biểu trưng cho ngày, tháng, năm. Họ có kỹ thuật đúc đồng cao, và thích làm những chiếc trống đồng và các dụng cụ bằng đồng khắc những hình thù tinh xảo. Họ thích nhuộm răng đen, xăm mình, cắt tóc ngắn, thích ăn cơm nấu trong ống tre, uống trà, ăn nhiều rau củ. Họ có khả năng quan sát, hình tượng hóa sự vật, sự việc, họ yêu cái đẹp, khéo tay, sáng tạo và rất lạc quan. 
Cuộc sống của những con người hiền hòa ấy bình lặng trôi qua. Họ sống rải rác dưới một hình thức nhà nước lỏng lẻo nhưng nền văn hóa, ngôn ngữ và quốc hồn quốc túy thì thật sự tương đồng. Họ có một ông tổ chung, trải qua nhiều đời vua chúa, họ đã xây dựng cho mình một nền văn hóa giàu tính nhân văn, một xã hội mà khoảng cách giữa vua và dân là không lớn, trọng sự học, kính thờ tổ tiên và các anh hùng dân tộc. 
Cho đến một ngày, một bộ tộc hung hãn phương Bắc tràn đến trên lưng ngựa và tay lăm lăm những vũ khí sắc bén. Than ôi, những nhà nông phương nam thuần phác ấy không biết lấy gì để chống trả khi trong tay họ chỉ có những cái liềm bằng đồng cắt lúa. Nền văn minh hiền hòa và thấm đậm chất nhân văn của họ đã đại bại trước sức mạnh cơ bắp, tư tưởng tàn nhẫn và bạo lực của đối phương. Vậy là họ thiên di mãi về phía nam, co cụm lại trong một vùng đất bé nhỏ, mang theo những chiếc trống đồng một thời rực rỡ ấy và cuối cùng rơi vào vòng đô hộ của người phương Bắc. 
Giặc phương Bắc tràn đến cõi Giang Nam với một khí thế hừng hực nhưng lại có một nền văn hóa nghèo nàn. Họ nhanh chóng hấp thu tinh hoa văn hóa của người phương Nam và họ hả hê ngồi trên ngai cao mà dạy các dân họ đô hộ rằng, vua của họ là thiên tử, đất nước của họ là trung tâm, và tất cả những ai sống xung quanh cái tâm ấy đều phải quy phục thiên tử. Họ gọi mình là Hoa Hạ, với “Hoa” nghĩa là quý tộc, còn các bộ tộc phương nam bị gọi là Nam man. Người Nam man ấy chính là Việt tộc- chủ nhân một thời của nền văn mình lúa nước rực rỡ bên bờ nam sông Dương Tử. 
Người Việt không hoàn toàn khuất phục trước sức mạnh của người Hoa Hạ. Nền văn minh khác biệt của họ khiến họ không thể sống chung với người Hoa Hạ- Hán. Vậy là những cuộc khởi nghĩa liên tục nổ ra. Những anh thư, tuấn kiệt trong Việt tộc không tiếc thân mình để bảo vệ văn hóa của tiên tổ khiến cho quân giặc khiếp sợ trước ý chí quật cường của giống dân này. Thế là họ một mặt dùng vũ lực dẹp loạn, một mặt ra sức tiêu diệt văn hóa và nguồn gốc của Việt tộc. Nhưng làm sao có thể tiêu diệt nền văn hóa ấy khi nó cũng đã bén rễ trong cộng đồng Hán tộc? Cuối cùng, họ đã thực hiện một cuộc đánh tráo văn hóa ngoạn mục. Họ đóng vai những người khai hóa xuống phương nam. Hàng loạt sách sử được viết ra với nội dung người Hán đã mang văn minh cho các bộ tộc xung quanh. Tất cả những gì các tộc người xung quanh có, đều là do được người Hán khai hóa, rằng nền văn minh Trung Hoa thì rực rỡ, còn văn minh của Việt tộc thì không có gì. 
1000 năm trôi qua, người Việt chưa bao giờ khuất phục. Và cuối cùng họ giành được độc lập trên phần đất nhỏ bé thừa hưởng của tổ tiên. Nhưng những gì họ đã mất thì quá nhiều, không chỉ mất đi phần đất đai mênh mông mà những di tích, những mộ phần của ông bà đành bỏ lại, mà họ còn mất đi hầu hết nguồn gốc văn hóa của mình. Con cháu người Việt sống hơn ngàn năm tiếp theo trong một nỗi mặc cảm khi nghĩ rằng mình phải đi vay mượn văn hóa và chữ viết của Trung Hoa vĩ đại. Những sự tích con rồng cháu tiên thần kỳ hay những chiến công vang dội của tổ tiên trước người láng giềng phương Bắc cũng không đủ để xóa đi nỗi tự ti ấy. 
Sự tự ti trước ánh hào quang rực rỡ của người Trung Quốc đã phần nào kềm hãm sự phát triển của người Việt. Một số người mặc nhiên công nhận sự thấp kém của dân tộc mình, cho rằng cái gì hay cái gì đẹp cũng từ Trung Hoa mà ra. Một số người còn phỉ nhổ vào chính nền văn hóa của mình mà chạy theo những hào quang của các nền văn hóa ngoại lai. Hậu quả của 1000 năm nô lệ còn kéo dài đến tận hôm nay! 
Sẽ có người cho rằng, người Hán chắc chắn phải có một nền văn minh cao hơn, phải thực sự là cái nôi của văn minh nhân loại, mới đủ sức làm nên một đất nước Trung Hoa vĩ đại, không chỉ to về diện tích, mà còn đông về dân số, với những cung vàng điện ngọc, thành quách kiên cố, với bức tường thành còn nhìn thấy được khi đứng ở mặt trăng. Nào chúng ta hãy cùng phân tích về Trung Hoa và làm rõ sự tương phản trong hai nền văn hóa Hoa và Việt. 
Nói đến ông tổ của người Hoa Hạ thì phải nói đến Tần Thủy Hoàng đế- một ông vua có công thống nhất “thiên hạ” và áp đặt một hình thức cai trị sắt máu như đốt sách, chôn nho. Trung Hoa vĩ đại đã được hình thành nên từ một ông tổ như thế. Đế chế Trung Hoa vĩ đại đã thai nghén từ những trận chiến chinh phạt, sát nhập các dân tộc vốn không liên quan gì đến nhau về mặt di truyền lẫn văn hóa. Vạn lý trường thành được dựng nên trên xương và máu của chính người dân Trung Quốc. Và ngày nay Trung Quốc tự hào khoe khoang bức tường đẫm máu ấy để lấy làm tự hào mà chưa một lần thắp những nén nhang tri ân những vong hồn đã khuất dưới chân tường thành. Vạn lý trường thành không đại diện cho nghệ thuật thẩm mỹ như đền Artimis của người Hy Lạp, không đại diện cho kỹ thuật xây dựng như kim tự tháp của người Ai Cập, cũng không đại diện cho tình yêu bất diệt của một ông vua dành cho vợ mình như đền Taj Mahal của Ấn Độ, Vạn Lý Trường Thành đại diện cho một sự “vĩ đại” theo phương châm dài nhất, to nhất, huy động được nhân công nhiều nhất. Và ở đây ta có thể hình dung được định nghĩa về sự “vĩ đại” theo tư tưởng của người Trung Hoa. 
Theo chiều dài của lịch sử, người Trung Hoa đã cố công theo đuổi đến cái đích “vĩ đại” của mình. Họ cho xây dựng những công trình vĩ đại, họ lo chinh chiến sát nhập đất đai để có một đất nước vĩ đại và một số dân đông vĩ đại. Rồi hai từ “vĩ đại” đã ăn sâu vào máu và suy nghĩ của họ nên họ làm việc gì cũng chỉ mong được vĩ đại, cho dù nó khiên cưỡng và trái tự nhiên. Như đại hội Olympic Bắc Kinh, họ đã trình làng một màn khai mạc vĩ đại, ngốn một số tiền vĩ đại, huy động số lượng diễn viên vĩ đại và giành được số lượng huy chương vĩ đại (mà có lẽ những lần thế vận hội sau họ khó có thể lập lại kỳ tích này). Cả thế giới vỗ tay khen họ vĩ đại mà quên đi bên ngoài sân vận động ấy, trong lòng đất nước Trung Hoa vĩ đại ấy, còn tuyệt đại đa số dân nghèo khổ, đang sống thiếu thốn từng ngày. 
Cũng bởi cái tư tưởng hướng đến sự vĩ đại ấy, Đặng Tiểu Bình đã phát biểu đại loại là mèo trắng mèo đen đều được, miễn bắt được chuột. Ta có thể hiểu ý ông là, dù tốt hay xấu, không quan trọng, miễn Trung Hoa được vĩ đại. Mao Trạch Đông không ngần ngại đưa ra danh sách dài dằng dặc những lãnh thổ cần phải chiếm lại, và một ai đó đã mạnh dạn ngoặc một đường cong cong bao hết biển Đông, làm cớ cho những rắc rối mang tính quốc tế sau này. 
Trái ngược với quốc gia Trung Hoa vĩ đại là nước Nam của người Việt- một đất nước nhỏ bé do đã bị chèn ép đến mất hết đất đai. Các vua của chúng ta không có lâu đài to, cũng không có thành dài. Những ai từng đi thăm kinh thành Huế đều lấy làm thảm thương cho những mái nhà xập xệ, cũ kỹ và thực sự giống Tàu. Rồi chúng ta thở dài mà nói sao mà nước mình nghèo thế, hay tại mình không có khả năng xây thành to như Trung Quốc, đã vậy còn nhái y như mẫu nhà của Trung Quốc, kìa cũng nhà vuông vuông, mái cong cong, bốn góc có tượng rồng. Mấy ai biết rằng cái nhà vuông vuông, mái cong cong đã được tổ tiên ta xây dựng từ gần 5000 năm trước. Mấy ai biết được hình tượng con rồng của ta đã có từ thưở khai hoang, lập địa. Nào có biết đâu ông Nguyễn An người Việt là công trình sư trưởng, kiến trúc sư trưởng xây dựng nên Tử Cấm Thành bên Trung Quốc. 
Dân ta không có cung vàng điện ngọc thì không người con đất Việt nào phải bỏ xương bỏ máu để chạy theo hai chữ “vĩ đại”. Vua ta sống trong những ngôi nhà nhỏ nhỏ giữa một khu vườn được thiết kế hòa hợp với thiên nhiên với những rặng cây đa, cây đề, những hồ nước hiền hòa, giữa những tiếng chim hót líu lo và giữa hàng ngàn bông hoa thơm ngát. Chẳng phải tiên tổ ta xưa kia đã sống hòa hợp như thế đó sao? Vua ta không phải là thiên tử, vua ta được nhân dân tôn lên nhờ tài năng và đức độ trị vì hay nhờ công lao chống giặc ngoại xâm. Từ thưở nào dân ta đã có một Hội Nghị Diên Hồng, nơi vua hỏi ý dân nên hàng hay nên đánh. Vua Hùng không truyền ngôi cho con trưởng, vua Hùng đã truyền ngôi cho người con giỏi nhất, đức độ nhất như ta thấy qua sự tích bánh Trưng bánh Dày. 
Dân ta không cần phải thậm xưng mình là dân tộc ưu việt, cũng không tự coi mình là trung tâm nhằm tạo nên lòng tự hào hão huyền để tạo nên khối liên kết trong quốc gia. Dân ta nối kết với nhau bằng chính tư tưởng đồng bào, cùng cha cùng mẹ, cùng văn hóa, cùng lịch sử, cùng sống cùng chết trên đất nước hình chữ S này. Nơi mà con dân đều là anh em của nhau không phân biệt đẳng cấp xã hội, cao thấp sang hèn. Phụ nữ Việt ta không phải bó chân như phụ nữ Hán, mà từ ngàn đời đã là những anh thư như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, biết hi sinh vì đất nước (Huyền Trân Công Chúa), biết phò chồng dạy con (Bà Huyện Thanh Quan, Bà Từ Dũ), biết bảo vệ chồng con, gia đình (chị Dậu). Chẳng phải văn hóa của ta rất đẹp đẽ và khác biệt đó sao? Chẳng phải nền văn hóa đậm chất nhân văn, đề cao tinh thần tự do, bình đẳng, đạo đức của dân tộc ta từ thưở xưa đã đang được chứng minh là ưu việt trong thế kỷ 21 này sao? 
Dân tộc tôi ơi, hãy tỉnh dậy. Đã đến lúc ta phải biết ta là ai và điều gì làm ta nên khác biệt. Giặc phương Bắc một lần nữa lại lăm le bờ cõi. Ngày hôm nay, chúng ta không thể chỉ thụ động chống giặc bằng việc giặc đánh đến đâu thì bảo vệ đến đó. Ta phải chủ động chống giặc bằng nhiều phương thức, trong đó việc biểu dương văn hóa truyền thống dân tộc chính là một phương thức hữu hiệu. Nền văn hóa rực rỡ của tổ tiên ta bên bờ sông Dương Tử phải được làm sống dậy, phải được tách bạch ra khỏi nền văn minh Trung Hoa vĩ đại. Đã đến lúc Trung Quốc phải trả lại cho chúng ta nền văn hóa của Việt tộc, từ bỏ ảo mộng đánh tráo văn hóa và dùng chính văn hóa người Việt “khai hóa” cho người Việt, vơ vét bản sắc của người khác rồi lồng ghép loang lổ vào nền văn hóa của mình. Đã đến lúc chúng ta phải dẹp bỏ đám mây mù “Trung Hoa vĩ đại” ra khỏi tư tưởng và văn hóa của ta. Ta đã đeo cái gông nô lệ văn hóa này quá lâu rồi. Hãy giũ bỏ nó và hùng cường đứng lên khẳng đình mình cho bạn bè năm châu. 
Ta có thể làm được điều đó không? Có thể lắm chứ! Vì người Việt ta đã làm nên không ít những điều thần kỳ. Những chiến thắng oanh liệt trước những đế quốc sừng xỏ là một minh chứng sống động cho ý chí, tài năng và sinh khí của dân Việt. Hà cớ gì sau bao nhiêu những chiến công ấy, đất nước ta vẫn mờ nhạt trong khu vườn đa sắc của thế giới? Vậy là ta chưa hoàn toàn chiến thắng, chưa hoàn toàn độc lập trước người láng giềng phương Bắc khổng lồ. Thế thì hôm nay, khi cục diện đã xoay chiều, ta phải giành lấy một chiến thắng thật sự, hoàn toàn, không chỉ dành lại biển đảo đã mất, mà còn dành lại nền văn hóa của dân tộc ta. Tất nhiên chúng ta không khẳng định mình bằng việc chạy theo sự vĩ đại hoang đường và lòng tự tôn dân tộc mù quáng, ta khẳng định mình qua nền văn hiến lâu đời đậm chất nhân văn, phù hợp với sự phát triển của nhân loại, nương theo những chuẩn mực đạo đức đúng đắn và mỗi con dân đất Việt, bằng khả năng, quyết tâm, sự sáng tạo và lòng yêu nước nồng nàn, ta góp phần tạo nên một hình ảnh đất nước Việt Nam đẹp đẽ và khác biệt trong ánh mắt bè bạn quốc tế. 
Đất nước Việt Nam không cần vĩ đại bằng những công trình hoành tráng, bằng màn diễu võ dương oai rầm rộ trên biển Đông, bằng những tấm huy chương thể thao chói lóa hay một đất nước rộng lớn, với số dân đông đảo và những con số GDP khó ai bắt kịp. Đất nước ta theo đuổi cái chất vĩ đại bằng nền văn hóa đậm đà bản sắc, giàu tình nhân văn, bằng ý chí sắt thép và lòng yêu nước nồng nàn bảo vệ chủ quyền quốc gia, bằng tinh thần thượng võ trong thi đấu thể thao, một đất nước xinh đẹp trong lành với những con người thông minh, cần cù và một xã hội công bằng, tự do, hạnh phúc cho tất cả mọi người. 
Kìa trống đồng thúc vang rền rã
Người dân Việt dâng lên như nước tràn bờ

Núi Thái Sơn, vua Kinh Dương phất tay vẫy gọi
Hồ Động Đình, mẹ Âu Cơ ru lời êm ái à ơi
Ngoài Biển Đông, cha Lạc Long cưỡi rồng đạp sóng
Cõi Lĩnh Nam, tiếng voi Hai Bà chực rống vang trời
Thành Thăng Long, quân Tây Sơn tiếng chân rầm rập
Bạch Đằng giang, ken két cọc sắt cạ đáy thuyền

Nghe giọng ai ngâm bài thơ Nam Quốc
Lời Hịch văn còn in đậm núi sông
Đại cáo Bình Ngô còn rì rào trong gió
Thơ Quang Trung còn khắc tựa trong tim

Nhục nô lệ ngàn năm chưa gột rửa
Tráo văn hóa ta há lại để yên?
Nay sóng biển Đông trào dâng gào thét
Dân Việt nào lại chịu cảnh ngồi yên?

Nào ta cùng hùng cường đứng dậy
Nắm tay nhau tiến bước lên đường
Lấy lòng nhân mà đối đãi bạo tàn
Lấy nghĩa khí làm tấm khiên hộ mạng

Nước Việt ta đời đời kiếp kiếp
Là cùng một bọc mẹ sinh ra
Màu da, mái tóc, ánh mắt rạng ngời
Tổ tiên ta ngày đêm phù hộ

Kìa trống đồng thúc vang rền rã
Lớp lớp người dâng lên như thác lũ tràn bờ!