Tuesday 31 July 2012

Tuyên Truyền Đen Và Xám !

(07/31/2012) (Xem: 407)
Tác giả : Vi Anh
Tuyên truyền trên  hình thức có đen, trắng, xám và qua nội dung có dân vận, địch vận.

CSVN dù thừa tiền, thừa người nhưng chưa hay không ra một tờ báo hay một đài phát thanh, phát hình, cơ quan đặt tại Mỹ để tuyên truyền trắng. CSVN biết với quá đầy đủ thông tin, nghị luận của truyền thông đại chúng hải ngoại rất tự do và  thừa mứa nữa là khác, thì tuyên truyền trắng qua “báo đài” chính thống của CSVN sẽ không ai thèm xem, nghe mà sẽ bị phản ứng khó lường như biểu tình, đốt cơ quan “báo đài” của họ nữa. Đó là chưa nói những trở ngại pháp luật với luật pháp nước sở tại.

Trong khi đó tuyên truyền đen và xám qua việc tung tin qua hình thức rỉ tai, lồng tin bằng nhiều cách trong đó có cách “mua chuộc” bằng nhiều hình thức dưới nhiều dạng mượn tay người khác (tá tha nhân chi thủ), lấy củi đậu nấu đậu, ít tốn mà hiệu ứng hơn. Mập mờ lằn ranh ta-địch vừa đỡ tốn kém, vừa đỡ mang tiếng mà tác dụng nhiều khi cao hơn truyên truyền trắng.

Không phải mới đây CS Hà nội sử dụng tuyên truyền đen và xám trong cộng đồng người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại. Mà đã lâu rồi, CS Hà nội có cả một chiến dịch gọi là chiến dịch “Thông Tin Đối Ngoại”. Chiến dịch đó của CS Hà nội nặng về tuyên truyền đen và xám vì tuyên truyền trắng  chẳng những vô hiệu năng mà còn bị phản tác dụng ở hải ngoại nữa.

Từ năm 2009, CS Hà nội đã mở hội nghị toàn quốc trong nước để  đúc kết và “tăng cường” đẩy mạnh chiến dịch gọi là “Thông Tin Đối Ngoại”(TTĐN). Tin Việt Báo, dựa vào  báo chí trong nước và trang web của CS Hà nội đọc được trên Internet, một hội nghị trung ương vừa kết thúc. Hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng tổ chức và chính đích thân Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Phạm Gia Khiêm, người đứng đầu ngành ngoại giao của Nhà Nước, lúc bấy giờ  đích thân đến tham dự và đọc báo cáo chánh trị. Tổ chức trong 2 ngày 20 và 21 tháng Ba, năm 2009, tại thành phố Hải Phòng. Hội nghị làm rất “bài bản” có ưu khuyết điểm, có đúc kết và chỉ thị thi hành.

Về hình thức đó rõ là  một chiến dịch như chiến dịch hành quân dài hạn có phần quan niệm hành quân, phối hợp lực lượng cơ hữu và bạn để “hợp đồng tác chiến”, có hệ thống chỉ huy, truyền tin và tiếp vận.

Về nội dung đây là chiến dịch chiến tranh tâm lý, chiến tranh chánh trị, chiến tranh lũng đoạn tinh thần địch. Đảng Nhà Nước CS Hà nội từ năm 2009 đã nhận định tình hình như sau. Trích lời Phó Thủ Trướng Phạm gia Khiêm trên trang nhà của CS Hà nội: “Chúng ta chưa có những đề án tuyên truyền TTĐN bài bản, nội dung và hình thức tuyên truyền TTĐN trong thời gian qua cũng còn đơn giản, cứng nhắc, chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước và với các cơ quan báo chí về việc cung cấp thông tin.”

Và từ đó đi đến tăng cường quan niệm hành quân: Tập trung vào các “mặt văn hóa, du lịch  hay đầu tư, kinh doanh.” Cách đánh còn dặn kỹ, “chú trọng đến ngôn ngữ tuyên truyền, phương tiện tuyên truyền, chất lượng thông tin. Còn  đối tượng, mục tiêu tấn công thì “ở trên” ghi rõ ràng, cụ thể: “các nhà lãnh đạo, các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài.”

Phân tích cho thấy đây là một chiến dịch thông tin đối ngoại. Xét theo tự nguyên học (etymology) chiến dịch có nghĩa là cuộc chiến đấu lâu dài hơn cuộc hành quân, liên quan nhiều mặt trận chớ không phải một. Thông tin khác với tin tức mà nhiều người hay lẫn lộn vì cách “dùng từ” của CS hay mập mờ để đánh lận con đen hầu dụng danh đạt quả. Thông tin là information tức tin do một cơ quan hay một nguồn tin đưa một chiều, như tin báo của người tình báo, của cơ quan tuyên truyền. Nó khác với tin tức là news là tin được phối kiểm, thường là do truyền thông độc lập gọi là source làm và đưa ra. Trên truyền thông đại chúng đã có chữ tin tức, news chính xác hơn chữ thông tin, information.

Đây là một hội nghị rút ưu khuyết điểm và đề ra công tác sắp tới. Tức là, từ 2009 CS đã làm trước rồi, chớ không phải công tác mới. CS đã tuyên truyền quốc ngoại từ lâu rồi. Truyền hình VT4 chi nhánh của trung ương ở Hà nội đã được chuyển tải ra hải ngoại khá lâu rồi. Băng, đĩa CD, DVD, sách báo trong nước đem ra hải ngoại bán rẻ như bèo. Thực ra, lên mạng internet thì truyền hình trực tuyến không còn rào cản trong và ngoaì nước. Duy chỉ người trong nước là còn bị tường lửa, ngăn chận.

Thậm chí, nhứt là gần đây phong trào TV Digital nở rộ, phát 24/7, không biết vô tình hay cố ý có đài truyền hình copy, gần như sao y bản chánh  bản tin, ca nhạc kịch, thể thao của truyền hình trong nước... Vô tình hay cố ý quảng cáo, tuyên truyền không công dùm cho truyền hình trong nước. Đó là chưa xét đến mặt đấu tranh chánh trị.

Nỗ lực  của CS Hà nội “tăng cường” và kiện toàn chiến dịch thông tin đối ngoại này vừa là một tâm lý chiến vừa là một chiến tranh chánh trị. Mà tâm lý chiến và đấu tranh chánh trị lúc nào cũng có hai phần, là, dân vận và địch vận;  và ba hình thức, đen, trắng, xám.

Hai mặt giáp công vào đối tượng duy nhứt là cộng đồng người Việt hải ngoại. Dân vận là vận động, tuyên truyền chiêu dụ “quần chúng nhân dân” người Việt hải ngoại, bằng hình ảnh tô lục chuốc hồng cho chế độ chánh trị, kinh tế của CS Hà nội, khai thác tình tự quê hương, thu hút chất xám, chất xanh về cho chế độ.

Địch vận là lũng đoạn, khuynh loát, tạo xì căn đan bôi bẩn những nhà đấu tranh, tập thể người Việt cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, để chia rẽ cộng đồng, đoàn thể trong nội bộ cũng như đối với tổ chức bạn.

Trắng CS làm không ai thèm xem, đọc. Đen là tung tin mà giấu mặt. Xám là lấy tên người này, người nọ hay lấy ý kiến bài viết của những tay sai CS để loan tải, và biện minh chủ trương thông tin nghị luận hai ba chiều và không chịu trách nhiệm. Điều này trái luật pháp và đạo lý truyền thông, vì nhiệm vụ của truyền thông là loan tin trung thực, phối kiểm nguồn tin, sự kiện trước khi đăng, và cơ quan truyên thông phải chịu trách nhiệm, tối thiểu là trách nhiệm tinh thần trước công luận.

Công năng và thẩm quyền phản ứng của quần chúng có và có rất nhiều. Đất nước ông bà VN nói “khôn cũng chết, dại cũng chết, biết mới sống”. Cái gì chớ nói vụ biết CS, thì người Việt hải ngoại đa số là dân quân cán chánh VNCH tỵ nạn CS có rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm học hỏi từ máu, nước mắt, mồ hôi, tù đày, tán gia bại sản, thất quốc sa bang của đời mình, con cháu mình mà.

 Nói chung, truyền thông tiếng Việt hải ngoại của người Việt hải ngoại suốt mấy chục năm qua, đại đa số  đã đưa tin tức, nghị luận khá đầy đủ  và trung thực về tình hình VNCS, khiến đại đa số đều biết bộ mặt thật rất xấu xí của CS Hà nội. Rất ít con dê lạc đàn... Kẻ nào treo đầu dê bán thịt chó đều bị vạch mặt chỉ tên và tẩy chay, sớm hay muộn thôi.

CS Hà nội  thất bại dù  đã mở hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, đã ra hết quyết nghị này đến pháp lịnh khác và tốn tiền tỷ Đô la để dân vận và địch vận ở hải ngoại nhưng thất bại. Kể cả con đường văn nghệ đưa ca nhạc qua để tuyên truyền nhưng cũng thất bại.

Nay CS Hà nội đi dường vòng, tráo bài ba lá. CS Hà nội lợi dụng sự nở rộ của truyền hình digital chuyễn tải rất rẻ. Các đài  phải chia nhau một số quảng cáo chánh yếu là của khách hàng thương mại Việt nên thu hoạch rất yếu. Báo giấy cũng bị hoạ lây. Do vậy phải hạn chế chi phí. It nhân viên làm chương trình nên thường phải vay mượn truyền hình trong nước để đỡ chi phí, đỡ tốn kém tiển bản quyền. Phát 24 giờ 1 ngày, 7 ngày 1 tuần nên chương trình rất nặng mà ít người, ít tiền nên có khi phải copy, paste chương truyền hình của CS trong nước. Do dó vô tinh hay cố ý dễ làm công tác tuyên truyền không công cho CS Hà nội.

Nhưng không ai có quyền hơn khán thính giả. Có nhiều cách để cá nhân và tập thể để phản ứng. Dễ nhứt, cái gì không ưa thì tắt. Kế đến là nhắc nhở, chống đối, bằng nhiều cách. Kể cả quyền phản đối ôn hoà của quần chúng. Trừ những đài có điều kiện ngầm với “bên trong”, cơ quan truyền thông chân chính nào cũng lắng nghe ý kiến của khán thính giả nói riêng và của cộng đồng nói chung.

***


Ghi chú :


 - Tây phương định nghĩa về loại tuyên truyền xám như sau: “Grey propaganda is propaganda without any identifiable source or author. A major application of grey propaganda is making enemies believe falsehoods using straw arguments.” Có thể dịch là: Tuyên truyền xám là loại tuyên truyền không biết nguồn gốc hay không biết ai là tác giả. Tác dụng chính yếu của loại tuyên truyền nầy là làm cho kẻ thù tin vào những lý lẽ sai sự thật. (kể cả lẫn lộn trắng đen, thật giả, thêm bớt, cắt xén, ngụy tạo, "cắt phim" / đánh tráo thứ tự dữ kiện/thời gian làm người nghe như "thầy mù sờ voi" trứơc chuyện "vậy mà không phải vậy" của kẻ tuyên truyền bày ra)

Tuyên truyền đen:  tung tin giấu mặt, "ném đá giấu tay", "ngậm máu phun người / gắp lửa bỏ tay người", xuyên tạc, bôi đen, bôi nhọ, hạ uy tín, nói xấu, chụp mủ, vu oan,  đối phương, nhất là về lãnh vực chính trị, tôn giáo, dân chủ, tự do, nhân quyền.

Tuyên truyền trắng:  tung tin "chính thống" 1 chiều, chính sách / đường lối, nghị quyết, để nhồi sọ, dụ dỗ, gạt gẫm, mua chuộc, đe dọa, mơ hồ, gây hoang mang, nói ngược xuôi, miễn sao có lợi cho người chủ tuyên truyền.


* Cách tuyên truyềnn thường được làm đồng loạt, người tung kẻ hứng.
* Người đọc / nghe mà cả nể cả tin, không có phương pháp kiểm tra / đối chiếu nhiều chiều / phân tích và phán đóan độc lập, khách quan, rồi có thái độ / hành động không phù hợp / sai trái, thì họ cũng có phần trách nhiệm, và vô tình họ có thể TỰ SOI MÒN uy tín của họ nơi người khác.

***
Tuyên truyền là hành động truyền bá thông tin với mục đích đưa đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng có lợi cho một phong trào hay tập đoàn[cần dẫn nguồn], thường lồng sau mục tiêu chính trị[cần dẫn nguồn]. Thông tin tuyên truyền có thể không thực, hoặc có thể có thực nhưng được thổi phồng để làm nổi bật mục đích và đồng thời có thể cố tình che dấu một số dữ kiện liên hệ nhưng phản tác dụng khác (tức là nói láo bằng cách giấu một phần của điều có thực).
Mục tiêu tối hậu của tuyên truyền hiện đại không dừng lại ở thay đổi suy nghĩ hay thái độ của quần chúng, mà cần phải tạo hành động trong quần chúng. Tuyên truyền không chỉ lôi kéo cá nhân ra khỏi sự tin tưởng cũ, mà cần phải làm cá nhân đó tin mù quáng vào suy nghĩ mới và đưa đến hành động có lợi cho thế lực tuyên truyền. Cá nhân bị tuyên truyền sẽ mất khả năng lựa chọn và phản xạ tự nhiên, và từ đó sẽ làm những hành động với sự tin tưởng không cần bằng chứng cụ thể.[1]

***
 
- Ghi chú của người đọc :
Khi tiếp nhận thông tin phải làm gì ?  (nghe kể lại, hay đọc sách báo)

- Khi đọc sách báo, cũng phải biết đối chiéu từ vài nguồn đối nghịch (ít ra giai đoạn đầu) để phân biệt mức độ trung thực / uy tín của tác giả (bối cảnh, áp lực xã hội/CHÍNH TRỊ) để xem phần nào tin / không tin được, với sự phán đóan khách quan, khoa học, nếu muốn tìm hiểu sự thật khách quan, không vì lợi ích cá nhân/bè phái.
- Mặt khác khi tiếp nhận thông tin từ A, thì B cần phải có phương pháp KIỂM TRA thông tin, để tránh bị tuyên truyền (trắng, đen, xám) về C chẳng hạn (hay về một sự kiện/vấn đề nào đó).
Thông tin có trung thực, đầy đủ, khách quan, kịp không ?
B cần có đối chiếu từ nhiều nguồn trái nghịch, tin cậy được hay từ gốc xuất phát thông tin (từ D, mà A nghe D kể lại về C chẳng hạn; hoặc từ C, nếu C bị A chụp mủ nói rằng C nói/làm).;
Nếu chuyện quan trọng, thì B nên sớm tìm cách làm sáng tỏ công khai, để A khỏi tái diễn trò chơi man rợ nữa, và để những người khác biết mà tránh.

- Nếu người tiếp nhận / nghe (B) thông tin mà tin mù quáng, không chịu kiểm tra,  rồi phán đóan / hành xử trên trong tin đó, thì họ (B) cũng phải lấy trách nhiệm về thái độ của họ đối với nạn nhân C. .Họ (B) có thể tự SOI MÒN uy tín họ với nạn nhân C, khi họ nói / hành xử trên thông tin sai trái do tuyên truyền xảo trá của A nhằm bôi nhọ, nói xấu ai đó (C).

Nếu A/B vì quyền lợi, hay gì đó (với A), mà làm lơ, tin theo A, thì lại là chuyện khác, và C sẽ là nạn nhân dài lâu. Đó là trò chơi bẩn của A, "thông đồng" bởi B, hay B bị đầu độc bởi A.
Dù gì, khi sự thật sáng tỏ (đến tai C, và C đính chánh) thì C cũng là nạn nhân suốt thời gian dài, bị nghĩ xấu, nghi oan, bất lợi cho C.
Nếu A / B xin lỗi C, thì B cũng phải tự đính chính lại với tất cả những người mà A / B đã tuyên truyên đến những người khác nữa (chưa kể bồi thường thiệt hại, tinh thần / vật chất, cơ hội / thời gian... nếu là chuyện quan trọng)


Khi tin, và lấy một quyết định gì, cũng cần xác định rõ là vì mục đích gì, đặt lợi ích nào lên trên (cá nhân/bè phái, đảng phái, gia đình, ....), hài hòa, phù hơ, có gây hệ lỵ cho người thân/ai khác không ?
Trách nhiệm sẽ lấy ra sao ?

***

No comments:

Post a Comment