Friday 5 October 2012

Có những cái quên mang trọng tội với lịch sử (cm mùa thu)

8-2012

Từ khi có đảng cộng sản xuất hiện và cướp chính quyền, những người Việt Nam yêu nước và lương thiện hầu như không có chỗ đứng trên đất nước.
Lẽ phải và sự thật lịch sử theo đà phát triển của lực lượng cộng sản ngày càng bị khuynh đảo, bôi xóa, tiếm đoạt để chỉ còn thứ lịch sử của đảng cộng sản làm ra. Thảm hại hơn là trong lúc đó vì ảnh hưởng tuyên truyền của cộng sản và mặt khác, một nhóm người vì muốn đem lại chánh nghĩa cho việc truất phế Vua Bảo Đại với khẩu hiệu ” bài phong đả thực “, đã làm cho những người Việt Nam không cộng sản quên hoặc phủ nhận một số sự kiện lịch sử, điều này dỉ nhiên, đã góp thêm phần củng cố ” tính tất yếu lịch sử ” cho vai trò của cộng sản cướp chánh quyền để làm cộng sản trên cả nước.
Trong những cái quên đó, có thể kể ra hai cái quên hay phủ nhận cực kỳ thảm hại cho lịch sử dân tộc, đó là Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945 và Chiếu Thoái vị ngày 25 tháng 8 năm 1945 tại Ngọ môn đài của Hoàng Đế Bảo Đại. Ý nghĩa của hai văn kiện lịch sử này rất đáng được trân trọng vì giá trị lịch sử to lớn của nó.
Nay, sau khi cái ồn ào rỗng tuếch về ngày “Lễ Độc lập 2 tháng 9 ” ở Hà nội đã lắng đọng, chúng tôi muốn nhắc lại Chiếu Thoái vị của Hoàng Đế Bảo Đại .

Đại Hiến chương Anh
Người ta biết qua “Đại Hiến chương của Anh”, tức “La Grande Charte” hay “Magna Carta Libertatum” như một sự kiện quan trọng về quyền lợi của dân được nhà vua tôn trọng.

Khái niệm khởi đầu cho chế độ pháp trị ở Âu châu. Nhưng thật ra, dân ở đây chưa phải là người dân tay lấm chân bùn, thợ thuyền lao động như ngày nay ta biết, mà là tấng lớp chư hầu của nhà vua. Tức các ông Hoàng bà Chúa, những nhà quí tộc. Những người này mới được gọi là thần dân và mới có tài sản.
Đại Hiến chương là một bản văn gồm 63 điều do tầng lớp chư hầu tranh thủ được ở nhà vua “Jean sans Terre” ngày 15 tháng 6 năm 1215 sau một cuộc nội chiến ngắn, quân phiến loạn chiếm lấy được thành phố Luân-đôn. Các chư hầu bất mãn những đòi hỏi thái quá của nhà vua về nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ tài chánh.
Bản “Đại Hiến chương về những quyền Tự do của Anh” bảo đảm quyền tự do cá nhân. Nó giới hạn sự chuyên quyền của nhà vua và thiết lập quyền an ninh nhân thân thành luật để ngăn cản sự bắt bớ bỏ tù một cách tùy tiện. Bản văn thiết lập sự kiểm soát thuế vụ do Đại Hội đồng của Triều đình đảm trách.
Đại Hiến chương được làm mới lại suốt thời Trung cổ và qua suốt hai thế kỷ XVII và XVIII. Tới đầu thế kỷ XIX, một số điều khoản được hủy bỏ trong luật của Anh.
Ảnh hưởng của Đại Hiến chương ra ngoài nước Anh, có thể nhận thấy ở bản Hiến pháp Huê kỳ và bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền.
Hiến pháp của các quốc gia theo “common law ” đều chịu ảnh hưởng Đại Hiến chương nên bản văn do đó trở thành một tài liệu về luật pháp quan trọng hơn hết trong lịch sử dân chủ ngày nay. Nhứt là nó đánh dấu một Nhà nước chuyên chế bước qua một Nhà nước pháp trị chỉ do quyền hạn của nhà vua bị giới hạn.
Về tầm vóc, bản Đại Hiến chương chỉ giới hạn quyền lực của nhà vua để nhờ đó những quyền lợi của lớp chư hầu được tôn trọng mà trở thành một bản văn lịch sử mở ra chế độ dân chủ Âu châu. Tính vĩ đại của bản văn không ở tự thân của bản văn mà do con người đã biết đánh giá bản văn, biết khai thác giá trị bản văn và biết đề cao và bảo vệ nó, trân quí nó.

Chiếu thoái vị của Hoàng Đế Bảo Đại
Về tầm vóc, có thể nói Chiếu thoái vị của Hoàng Đế Bảo Đại lớn hơn nhiều. Ngài đánh đổi ngai vàng gần 400 năm của Triều Nguyễn với tư cách “Công dân một nước Độc lập”. Và Ngài làm Công dân cho tới ngày cuối đời, kể cả lúc trở lại Chánh quyền thành lập “Quốc gia Việt Nam”.
Có giá trị lớn về sự mất mát và tinh thần chấm dứt chế độ quân chủ để thật sự mở ra một đất nước Độc lập, Dân chủ .
Nhựt đảo chính Pháp tại Đông Dương ngày 9.3.1945. Bảo Đại tiếp thu nền độc lập của Viêt Nam từ Nhựt với nhận định chính đáng: “Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên Bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó mọi việc ” (Le Dragon d’Annam, Plon, Paris, 1980), tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã ký với Pháp trước đây và thành lập Chánh phủ Trần Trọng Kim ngày 16.4.1945 để thể hiện một Việt Nam độc lập.
Nhựt hoàng đầu hàng vô điều kiện ngày 15.8.1945, Thủ tướng Trần Trọng Kim từ chức. Hai hôm sau, ngày 17 tháng 8, Việt Minh biến cuộc biểu tình của 20.000 người được Tổng hội Công chức phát động trước Nhà Hát Lớn Hà Nội để ủng hộ Chính phủ Trần Trọng Kim thành một cuộc biểu tình tuần hành đòi Độc lập. Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện, với vài tên cộng sản cầm súng bắn chí choét chỉ thiên. Thế là ngày 19 tháng 8,Việt Minh huênh hoang tuyên bố cướp chính quyền trong một “cuộc binh biến” mà chúng gọi là “Cách Mạng Tháng Tám”, “Cách mạng mùa Thu” hay “Tổng Khởi Nghĩa”.

Vua Bảo Đại công bố ngày 25 tháng 8 năm 1945 Chiếu thoái vị, chính thức chấm dứt Nhà Nguyễn và chế độ quân chủ ở Việt Nam. Bản Tuyên ngôn được vua Bảo Đại soạn với sự trợ giúp của hoàng thân Vĩnh Cẩn trong đêm 22 tháng 8, 1945 tại điện Kiến Trung, hoàng thành Huế. Sáng hôm sau, khi đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận đến cung điện để tiếp thu bàn giao, lúc đầu Bảo Đại đưa bản Tuyên ngôn cho Trần Huy Liệu. Nhưng Trần Huy Liệu hội ý với Cù Huy Cận và tâu với Bảo Đại rằng:
“Thưa Hoàng thượng, nhân danh dân tộc Việt Nam, chúng tôi nhận bản văn này rất nhẹ nhàng, không câu nệ. Nhưng, chúng tôi kính xin Hoàng thượng cho tổ chức một buổi lễ vắn tắt, trong đó xin Hoàng thượng công khai tuyên bố cho mọi người biết.”
Theo lời yêu cầu của Trần Huy Liệu, Đại diện Chánh phủ Dân chủ Cộng hòa ở Hà Nội, chiều ngày 25 tháng 8, 1945, Bảo Đại mặc trào phục và đọc bản Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp vội vã trước cửa Ngọ Môn (sđd), như sau:


Bảo Đại- Vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam
Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam,
Vì nền độc lập của Việt Nam,
Để đạt hai mục đích ấy, Trẫm tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước mong rằng sự hy sinh của Trẫm đem lại lợi ích cho Tổ quốc.
Nhận định rằng sự đoàn kết của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần thiết cho Tổ quốc chúng ta, ngày 23 tháng 8, Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân dân ta là: Ở giờ phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết.
Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào sau hỗn loạn đau thương, thì chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng.
Trẫm không thể không ngậm ngùi khi nghĩ đến các tiên đế đã chiến đấu trên bốn trăm năm để mở mang bờ cõi từ Thuận Hóa đến Hà Tiên. Trẫm không khỏi tiếc hận là trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm không thể làm gì đem lại lợi ích đáng kể cho đất nước.
Mặc dù vậy, và vững mạnh trong sự tin tưởng của mình, Trẫm đã quyết định thoái vị, và Trẫm trao quyền cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa.
Trước khi từ giã ngai vàng, Trẫm chỉ có ba điều muốn nói:
–Thứ nhứt: Trẫm yêu cầu tân chính phủ phải giữ gìn lăng tẩm và miếu mạo của hoàng gia.
–Thứ hai: Trẫm yêu cầu tân chính phủ lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe nhóm, các đoàn thể đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo cùng đường hướng dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia vào sự kiến thiết đất nước, và chứng tỏ rằng tân chế độ đã được xây dựng trên tình đoàn kết dứt khoát của toàn thể nhân dân.
–Thứ ba: Trẫm yêu cầu tất cả các đảng phái, các phe nhóm, tất cả các tầng lớp xã hội cũng như toàn thể hoàng gia phải đoàn kết chặt chẽ để hậu thuẫn vô điều kiện cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa, hầu củng cố nền độc lập quốc gia.
Riêng về phần Trẫm, trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm đã trải qua bao nhiêu cay đắng. Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị.
Từ nay Trẫm lấy làm sung sướng được là dân tự do, trong một nước độc lập. Trẫm không để cho bất cứ ai được lợi dụng danh nghĩa Trẫm, hay danh nghĩa hoàng gia để gieo rắc sự chia rẽ trong đồng bào của chúng ta.
Việt Nam độc lập muôn năm,
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm,

Huế, điện Kiến Trung ngày 25 tháng 8 năm 1945.

Theo hồi ký của Bảo Đại (sđd), bản tuyên ngôn được đọc trong sự yên lặng hoàn toàn. Mọi người có mặt trong buổi lễ đều ngẩn ngơ, bàng hoàng:
“Tôi quan sát các khán giả hàng đầu. Tất cả các vẻ mặt đều tỏ vẻ ngạc nhiên cùng cực. Nam và nữ đều ngẩn ngơ. Bản tuyên ngôn thoái vị của tôi như tiếng sét đánh xuống ngang đầu họ. Họ lặng người đi.
Trong một bầu không khí bực dọc, tôi trao nhanh ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho Trần Huy Liệu, mà chính ông ta cũng có cảm tưởng như tự trên mây rơi xuống. Trong khi tôi hồi cung, đám đông tan rã, không một tiếng kêu”.
Thế mà Nguyễn Minh Triết trong Lễ 2/9/2010 dám tuyên bố: “Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là thắng lợi của trí tuệ, bản lĩnh và tinh thần đấu tranh quật cường của toàn thể dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng; là sự lựa chọn của chính nhân dân dân Việt Nam của lịch sử dân tộc Việt Nam …”.
Lực lượng võ trang của Hồ Chí Minh lúc đó được mấy ngoe, đánh với ai? Nên nói lại cho rõ ” Hồ Chí Minh chỉ cướp Chánh quyền của Chánh phủ Trần Trọng Kim sau khi Cụ từ nhiệm”. Tức Việt minh vào ngôi nhà, cửa đã mở sẳn mà chụp lấy đồ đạc.
Qua Chiếu thoái vị, ai cũng thấy Hoàng Đế Bảo Đại quả thật là người yêu nước và lương thiện. Suốt thời gian ở ngai vàng và qua làm Quốc trưởng, Ngài giữ được hai bàn tay không dấy máu của dân. Nên Ngài mất thanh thản với tuổi thọ 84, an táng ở Paris.
Phái đoàn Đại diện Chánh phủ Hồ Chí Minh ở Hà Nội, qua cách tiếp nhận Chiếu thoái vị ở Hoàng Đế Bảo Đại, mặc nhiên đã long trọng cam kết chấp hành những yêu cầu của Hoàng Đế. Nhưng họ đã lật lọng. Vì người cộng sản chỉ có mục tiêu, chớ không có vấn đề đạo đức lương thiện. Mục tiêu của họ là cướp giựt Chánh quyền cho bằng được để thực thi chế độ cộng sản mà Hồ Chí Minh đã nhận lãnh vai trò ở Staline và Mao-trạch-đông.
Nhưng người Việt Nam chân chính, lương thiện, tức không cộng sản, phải biết trân quí bản văn thoái vị của Hoàng Đế Bảo Đại vì giá trị to lớn lịch sử dân tộc. Lịch sử không có dối trá. Lịch sử là công bằng.
© Nguyễn Văn Trần
© Đàn Chim Việt


THEO DÒNG SỰ KIỆN:
  1. Những mảng tối trong “Ngôi nhà Việt“
  2. Những ngày tháng không quên
  3. Những nghề nghiệp “kinh dị” nhất trong lịch sử loài người
  4. Những nghịch lý lịch sử của thế kỷ 20 và hành trình đi tìm tính chính thống lịch sử ở thế kỷ 21[2]
  5. Những nghịch lý lịch sử của thế kỷ 20 và hành trình đi tìm tính chính thống lịch sử ở thế kỷ 21[1]
  6. Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử
 http://www.danchimviet.info/archives/66561
***
7-28-2012 Theo Cung Menh Nuoc Noi Troi
http://www.youtube.com/watch?v=jW8n_scawXg&feature=plcp va nhieu video ND Thanh theo cung menh nuoc
http://www.youtube.com/results?search_query=Theo+Cung+Menh+Nuoc+Noi+Troi+voi+Ngoc+Dan+Thanh+&oq=Theo+Cung+Menh+Nuoc+Noi+Troi+voi+Ngoc+Dan+Thanh+&gs_l=youtube-reduced.12..0i19.631642.631642.0.633516.1.1.0.0.0.0.256.256.2-1.1.0...0.0...1ac.BFRQb7kjM3c
search_Theo Cung Menh Nuoc Noi Troi
The chien II den 75
http://www.youtube.com/watch?v=5kF-9vXACmk
- Đập tan các huyền thoại về Chiến tranh Việt Nam
-Tìm hiểu Sự thật lịch sử : 1940-46
- 55 Năm sau nhìn lại: Cách mạng hay cướp chính quyền

Thursday 4 October 2012

Vua ở truồng!

1 Đầu tháng trước có một ông họa sĩ, Bạn sơ sơ, rủ tôi đến Hàng Bài Dự triển lãm tượng tranh ông người ý Mà truyền thông và trong giới ai ai Cũng ngợi khen như tài năng tuyệt mỹ, Người đi đầu của trường phái vị lai. ừ thì đến - và nhìn tranh, ngắm tượng, Tôi cứ thấy buồn buồn, pha chút ngượng. 2 Tôi làm thơ, không am tường hội họa, Tuy cũng không đến nỗi chẳng biết gì, Nhưng xem tranh của rất nhiều tác giả, Tôi, thực tình, không thích lắm. Nhiều khi Còn tự hỏi: Hay mình ngu dốt quá Mà mù mờ không hiểu, lại hoài nghi: Hay không lẽ người ta đang đánh đố, Để che giấu cái bất tài của họ? 3 Đây, trước tôi - những bức tranh đủ cỡ, Đóng trong khung trang trọng, đủ sơn dầu Và thuốc nước, với các tông sặc sỡ, Vẽ đủ hình kỳ dị. Ngắm hồi lâu Mà chẳng hiểu là hình gì, tôi sợ Ông bạn mình cũng chẳng hiểu gì đâu. Thế mà ông, như mọi ngưòi, khen đẹp. Tôi cũng phải gật gù cho phải phép. 4 Đẹp thật ư, những mảng màu nham nhở? Những hình nhân méo mó, những con bò Mà chẳng giống loài bò, trông thật sợ Với bốn sừng, ngậm điếu thuốc rất to? Tên tác phẩm: “Cánh đồng quê rực rỡ”, Nhưng cánh đồng là bãi cát màu tro. Có thể nói là xem thường khán giả, Thế mà khách ai cũng khen, thật lạ. 5 Khen nhiều nhất, tất nhiên, là họa sĩ. Họ vẽ tranh na ná thế, khi bình, Họ viện dẫn nhiều trào lưu, triết lý Bằng những lờỉ rất tối nghĩa, thông minh. Phần lớn khen vì đơn thuần họ nghĩ Nếu không khen, người khác sẽ chê mình. Tôi xin kể, nhân đây, câu chuyện nhỏ, Để bạn biết tôi nghĩ gì lúc đó. 6 Xưa, ngày xưa, có ông vua vĩ đại, Vua ra vua, ai trái lệnh - chém đầu. Giỏi thu thuế, giỏi đánh nhau, trái phải Vua bất cần, và nổi tiếng từ lâu Là thích diện như như đàn bà, con gái, Quên rằng mình là một đấng mày râu. Nghe kể lại, thú vui này vô bổ Ngốn của vua một phần ba ngân khố. 7 Rồi một hôm có hai anh chàng trẻ, Hai đại ca lừa bịp ở nước này, Đến gặp vua, nói rằng mình có thể Dệt “lụa trời”, thứ đẹp nhất xưa nay - Mỏng, rất mịn, rất dịu dàng, rất nhẹ, Nhẹ và mềm như làn gió đang bay. Quan trọng nhất: Nó muôn màu lộng lẫy, Nhưng ai ngốc thì sẽ không nhìn thấy! 8 “Hay, hay lắm! - vua kêu lên . - Thật tuyệt! Đúng khi ta cần áo mới cho mình. Có áo ấy, bây giờ ta sẽ biết Quan trong triều ai ngu ngốc, thông minh!” Hai tên bợm được vua ban phẩm tiết Cùng bạc vàng, được lưu lại trong kinh Để làm việc ngày đêm không mệt mỏi Dệt cho xong chiếc áo kia đã nói. 9 Thế mà chúng, trong ngôi nhà rất rộng, Cửa đóng im, chỉ nằm ngủ suốt ngày. Quan đến hỏi, chúng giả vờ ‘lao động’, Vờ miệt mài kéo tơ sợi luôn tay. Rồi hỏi quan đang nhìn khung cửi trống: “Ngài cho rằng nó đẹp nhất xưa nay?” Quan ngạc nhiên không thấy gì, vẫn nói: “Vâng, đẹp lắm! Đẹp không sao tả nổi!” 10 Đúng ba tháng mười ngày sau, lễ phép, Chúng dâng vua chiếc áo lụa diệu kỳ. Vua lập tức thốt lên: “Chao, thật đẹp!” Tuy nghĩ thầm:”Mình thuộc loại ngu si?” Còn các quan thì tranh nhau, tội nghiệp, Khen hết lời. Một tiến sĩ uy nghi Còn viết cả một công trình đồ sộ Về chiếc áo mà thực ra không có. 11 Hai tên bợm yêu cầu vua mặc thử - Tội ông vua trần như nhộng. Thế là, Vua phơi hết chiếc bụng to đại bự Cùng nốt ruồi chi chít mọc trên da. Quan tể tướng, không một giây lưỡng lự, Vội dẫn đầu đoàn người lớn đi ra, Vì ngài nghĩ: áo của vua đẹp thật, Thì công chúng phải được xem tận mắt. 12 Thế là vua, trên người không mảnh vải Cứ bước đi giữa các phố, tồng ngồng. Dân ngơ ngác nhìn đức vua vĩ đại, Vua mỉm cười, luôn ưỡn bụng. Đám đông Được một bữa thầm cười vua thoải mái. Không người nào dám nói thật, ồ không, Ai cũng khen áo vua, đâu dại dột Nói ngươc lại để bị chê ngu dốt! 13 Và rồi bỗng, giữa biển người lặng lẽ, Do hồn nhiên, một thằng nhóc nhà nào, Thật ngu dốt, không nghe lời bố mẹ, “Vua ở truồng! - nó kêu lớn. - Vui sao! Hãy nhìn kia, vua ở truồng!” Thật tệ, Cả biển người nín lặng, khẽ xôn xao, Rồi tất cả cùng đồng thanh: “Đúng vậy, Vua ở truồng! Vua ở truồng! Thế đấy!” 14 Do không thể đem mọi người chém hết, Vua bắt quan tể tướng cởi áo quần. Các quan khác làm theo vì sợ chết. Và rồi ngài ra lệnh bắt thần dân Nộp thêm thuế, ai không nghe sẽ giết, Thuế ruộng vườn, thuế củi, thuế dầu ăn... Hai tên bợm thì phải đem treo cổ. Nhưng chúng trốn từ rất lâu trước đó. 15 Giờ nói tiếp đề tài tranh, hoạ sĩ. Chúng ta xem, lặng lẽ, chẳng chau mày Trước những hình rất nhố nhăng, quái dị, Ta âm thầm chấp nhận thế xưa nay. Hay ta sợ nói ra không tế nhị, Sẽ bị cười, bị chê ngốc, thơ ngây? Hay phải chờ thằng nhóc con vô lễ Sẽ nói to như chuyện trên tôi kể? Hà Nội, 28 tháng Tư, 2009 Thái Bá Tân http://thaibatan.com/index.php?option=com_content&task=view&id=580&Itemid=33

Nhà vua cởi truồng

Một hôm, có tay thợ may nọ vào hoàng cung dâng lên đức vua một bộ y phục cực kỳ quý giá. Nó không được dát vàng hay đính đầy kim cương đá quý, cũng không được dệt từ thứ tơ lụa cực hiếm chỉ dành riêng cho các tiên nữ nhà trời - mà giá trị ở chỗ - nó có khả năng đo lường lòng trung thành của thần dân đối với nhà vua. Lòng trung thành của ai càng cao thì càng cảm nhận được màu sắc rực rỡ và đường nét tinh xảo của món hàng vô tiền khoáng hậu ấy. Ai nấy đều không giấu nổi sự háo hức để được chiêm ngưỡng bộ y phục kỳ lạ. Khi nhà vua xuất hiện trước sân rồng để ướm thử bộ cánh thần kỳ, hết thảy quan quân lớn bé suýt chút nữa buột miệng: "Ôi! sao bệ hạ lại cởi...", nhưng kinh nghiệm luồn cúi bao nhiêu năm chốn quan trường kịp thời ngăn họ lại, nên không có ai đến nỗi phải rơi đầu. Mỗi người vận dụng óc tưởng tượng của mình theo một cách khác nhau, nên họ thoải mái ca ngợi vẻ đẹp của bộ "ngự bào" mà không sợ bị "đụng hàng". Kẻ ví nó rực rỡ như cầu vồng ngũ sắc, người so bì nó với muôn vạn loài hoa trong vườn thượng uyển chốn thiên cung... Đức vua lấy làm đắc ý lắm, trong người lại cảm thấy thoải mái bội phần vì không vướng bận thứ gì cả, cứ tung tăng đi lại, hàng họ thì lộ cả ra mà nào ai dám hó hé. Thói quen biểu thị quyền uy thúc bước nhà vua quá bộ khỏi cấm cung. Trưởng thôn và quan lại các cấp rất nhạy bén với chuyện thời sự, bèn vận động dân chúng trong hoàng thành đổ xô ra đường nhằm biểu dương tinh thần quán triệt sâu sắc chủ trương dùng ngự bào quý báu để đo lòng trung thành. Họ vung tay hô lớn: - Đức vua vĩ đại quang vinh muôn năm! - Đức vua đời đời sống mãi trong trái tim của các thần dân chúng ta muôn năm! Những tay bồi bút chộp ngay lấy cơ hội tung ra nhiều bài tham luận dài lê thê, hơn mấy chục lần nhấn mạnh: - Phong thái của nhà vua hôm nay thể hiện đỉnh cao trí tuệ tuyệt vời, cao gấp vạn triệu lần bọn kẻ thù! - Vị anh hùng đức vua chúng ta mà rút gươm ra thì các thế lực thù địch chỉ còn đường giãy chết! - Con đường ngài đang đi và sẽ dẫn chúng ta đi theo là chân lý sáng ngời soi sáng cho cả nhân loại!... Tiếng vỗ tay tung hô vang dậy cả một góc trời. Nhà vua ngất ngây trong hạnh phúc, các mạch máu trong người chạy rần rật. Lẽ tự nhiên, các thể hang ở khu vực hàng nhạy cảm cũng nhận được máu bơm về, "cái ấy" ngồng ngộc dựng với phương nằm ngang một góc tầm 45°. Một cô gái trong đám đông có phần mẫn cảm la lên 1 tiếng: -É... rồi kìm ngay lại tức thì. Nhà vua quắt mắt quay ngang, cả biển người xung quanh bỗng lặng ngắt như tờ. Mọi người đang lấm lét chờ đợi kết cục của cô gái xấu số nọ, thì bỗng dưng, tiếng một đứa trẻ con lanh lảnh cất lên: - Cái ông này làm sao lại cởi truồng đi giữa phố? Mọi con mắt lập tức đổ dồn về phía thằng bé chừng 4-5 tuổi. Bà mẹ ở phía sau chen lên quỳ mọp xuống lạy như tế sao: - Muôn tâu thánh thượng, xin ngài mở lượng khoan hồng cho con trẻ dại mồm dại miệng ạ, vợ chồng chúng con cam kết sẽ uốn nắn cháu ngay ạ! Đoạn quay sang thằng bé mắng như té nước: - Mày giết bố mẹ rồi biết không con, nuôi mày tốn bao nhiều cơm gạo áo quần, thức đêm thức hôm, còn chưa kể đến tiền dạy thêm học thêm... Thế mà sao giờ mày lại ăn nói nhảm nhí thế này, giời ơi là giời... Thằng bé ấm ức: - Sao mẹ lại mắng con chứ, con thấy thế nào thì nói thế ấy chứ! - Giời ơi, lại còn cãi cơ à? Mày xem hàng trăm hàng nghìn người xung quanh có ai nói như mày không? - Kệ họ chứ, họ khen vua mặc đẹp là quyền của họ, con thấy ổng không mặc gì thì con bảo ở truồng... - Giời ơi, lại ở truồng với cả ở chuồng, mày có muốn sống nữa không hả con ơi là con giời ơi là giời... Một viên quan đi đến quát lên: - Thôi đừng kêu giời nữa, bà biết con bà phạm trọng tội chưa? - Dạ bẩm nhà cháu biết rồi ạ, mong quan lớn mở lượng hải hà... - Hà bá với cả thổ thần cái gì, muốn thoát tội thì ký xác nhận vào đây! - Thưa tờ giấy gì đấy ạ? - Còn giấy gì nữa hả, đây là giấy ông bà xác nhận thằng con ông bà bị tâm thần phân liệt nên ăn nói lung tung, như thế nhà vua sẽ không bắt tội, rõ chưa? Có ký không thì bảo? - Thưa ký ạ, ký ngay ạ! Quan lệnh cho quân lính cô lập thằng bé lại, quyết liệt không để tin xấu lan ra làm ảnh hưởng đến danh dự của đức vua và uy tín triều đình. Cuộc biểu diễn trang phục nhà vua để đo lòng trung thành dân chúng lại tiếp tục diễu qua phố khác. Trời đã dần về trưa, mấy tay thị nữ phải cầm lọng theo che, thỉnh thoảng lại ngó vu vơ, mặt đỏ bừng mà chẳng dám cười, trông thật tội nghiệp. Đến một góc phố nọ, có tay trung niên ngồi dựa bờ trường đọc sách, làm như không thấy đoàn ngự giá đến nơi, ngoảnh mặt nói bâng quơ: - Thời buổi gì mà nịnh thần đông như quân Nguyên. Thấy tồng ngồng thì cứ cười toẹt nó lên, việc đếch gì cứ phải khen nịnh! Nhục như con cá nục! Tể tướng đưa mắt cho viên quan ban nãy, ý muốn đem chiêu "tâm thần phân liệt" ra dùng lại. - Bẩm tể tướng, không được đâu ạ! - Sao lại không? - Dạ thứ nhất là nhìn điệu bộ thằng này nó nhất định không ký đâu ạ, thứ nữa, nó nguyên là thầy đồ dạy chữ cho cả xóm này, nếu nó ký nhận hóa ra cả xóm đều bị điên sao được ạ? - Thế tra xem nó đã đóng thuế đinh chưa? - Thưa rồi ạ! - Thế nó không có tiền án tiền sự gì à, không trộm cắp cướp giật của ai ư? - Bẩm làm thầy đồ thì đâu làm thế được ạ! - Thế mày không nghĩ cách gì gô cổ nó lại à? Cho người đổ phân vào nhà nó, gây gổ đánh nhau với nó là xong chứ gì! - Bẩm vâng, quả là cao kế! cao kế ạ! - Làm cho khéo đấy, nhất định phải tạo cho được sự đồng thuận tin tưởng của dân chúng với đức vua, với triều đình, rõ chưa! Mặt trời đã lên cao, đoàn ngự giá đang chuẩn bị quay bước về cấm cung thì bỗng thấy từng nhóm người xôn xao, tụ tập chuyền tay nhau những tờ giấy khổ lớn trông giống như khuôn dạng hịch truyền. Một tờ được chuyển đến cho tể tướng, đức vua ngó thấy sắc mặt bần thần khó ở của y bèn hỏi gắt: - Chuyện gì đấy? - Dạ bẩm, dạ bẩm... - Nói! - Bẩm có kẻ tuyên truyền xuyên tạc nói xấu người thợ may áo quần cho bệ hạ. Chúng nói rằng sách lược của người thợ may đã bị phá sản bên trời Tây, dân chúng bên ấy đã giật sập tượng sư tổ thợ may và ném cương lĩnh của ông ta vào sọt rác rồi. Tờ hịch còn cảnh báo nếu cứ tiếp tục tin dùng sách lược của thợ may thì sẽ đưa đất nước đến cảnh điêu linh... - Quân này láo, nói thế hóa ra con đường mà tiên đế ta đã sáng suốt lựa chọn là sai lầm ư? Điều tra ngay nó là thằng nào, bắt gô cổ xử tội ngay! - Bẩm người này xuất thân từ Bộ Hình, lại am tường luật lệ, khó mà bắt bừa được ạ! - Sao lại không được! Luật là trẫm mà trẫm cũng là luật đây, có chuyện gì mà không làm được? Vứt mấy cái yếm cung nữ - loại đã có mùi mồ hôi đàn bà ấy - vào phòng nó rồi lấy cớ thông dâm mà bắt người trước đã. Khi ra pháp đình xét xử nặng nhẹ thế nào là cứ soạn sớ sẵn cho Quan-Bao-Che luận tội, nhớ chửa! - Tâu vâng! Bệ hạ quả đúng là trí tuệ đinh cao ạ! - Về sau hễ có ai nói xấu thợ may hoặc chê trẫm ở truồng thì cứ khép vào tội tuyên truyền phỉ báng triều đình mà xử, rõ chưa? - Tâu vâng! ... - À, mà này trẫm nghe nói gần đây trong bá tánh mới xuất hiện một loại cung tiễn gì thần hiệu lắm hả? - Tâu bệ hạ, đó là phát kiến của người phương Tây. Nhờ đó từ nay dân chúng không cần dùng lừa ngựa đưa thư nữa, ai muốn trao đổi tin tức thư từ với nhau cứ ghi rõ tên họ địa chỉ rồi gắn tin vào đầu mũi tên mà tác xạ, dù ở xa đến vạn dặm cũng đến liền trong nháy mắt, rất chi là lợi hại ạ! - Thế ở ta tình hình tiếp thu như nào? - Bẩm, hiện nay ở ta có rất nhiều hãng cung cấp cung tiễn như là Mặt-Sách, Điểm-Ký, Ấn-Bản-Từ, Nhân-Bội... nhiều không kể xiết ạ! - Quả là thần diệu! Thần diệu!... Ấy chết, mà như thế nhỡ có đứa nào nói xấu thợ may hoặc chê trẫm ở truồng thì chúng phao tin cho nhau cùng biết cả à? - Tâu vâng! - Không được, quyết không thế được! Triều đình ta là vận dụng cơ chế Pháp-Quyền-May-Sẵn, làm sao lại có chuyện tùy tiện đưa tin như thế được. Mở kho lấy ngân khố huấn luyện thật nhiều quân binh chuyên việc nghe trộm xem lén tin tức, thấy hãng nào hay đưa tin xuyên tạc chuyện ngự bào của trẫm thì cứ cấm cửa không cho hoạt động. - Tâu vâng, thần sẽ làm ngay không chậm trễ ạ!... Nhưng như thế e rằng có những người trao đổi tin tức đơn thuần như học thuật, giải trí... sẽ bị vạ lây sao ạ? Vả lại, làm thế sẽ kìm hãm Dân Trí và các quốc gia lân bang lại chê cười triều đình ta bóp nghẹt Tự Do đấy ạ! - Thây kệ mẹ chúng nó chứ! Dân Trí Dân Sinh với cả Tự Do Bình Đẳng là chuyện nhỏ, sự ổn định của triều đình ta mới là chuyện đại sự, nhà ngươi không quán triệt được à? - Tâu thần đã rõ rồi ạ! Từ đấy dân chúng răm rắp nghe theo đường lối sáng suốt của triều đình, nguyện chung tay một lòng một dạ xây đắp con đường mà người thợ may đã lựa chọn giùm. Chẳng mấy chốc dân trí phát triển vượt bậc, đến độ người ta không bận tâm đến chuyện trắng đen phải quấy, ai muốn bảo sao cũng tốt, cốt sao mình được yên phận là được. Đời sống tinh thần nhờ thế mà thăng hoa theo, cảm xúc con người được tôi luyện đến mức coi chuyện tham nhũng hối lộ là thường ngày, đâm chém giết hiếp là vặt vãnh, ăn gian nói dối là đương nhiên, người hiền thì khó kiếm mà kẻ ác như rươi, Thạch Sanh thì ít Lý Thông lại nhiều... Thôi thì tiền đồ đất nước đi về đâu cũng không mấy khó đoán!

Presidential Debate 2012 (Complete) Romney vs.Obama - 10/3/2012 - Elections 2012

Sunday 30 September 2012

Học « Cấp Tốc » 3 Ngày Để Làm Vợ Đàn Ông Nam Hàn

NguoiViet Online , C/N 2012/09/30
Cần Thơ ( NV ) - Chỉ có vỏn vẹn 3 ngày để các cô dâu ở miền Tây của Việt Nam trải qua một « lớp học cấp tốc » trước khi sang làm vợ đàn ông Nam Hàn trong lúc chờ đợi được cấp Visa . Lớp học có 25 học viên là những phụ nữ đã kết hôn với người Nam Hàn ( Hình : VNN ) VietNamNet cho biết : « Lớp học được tổ chức đào tạo rất cấp tốc tại thành phố Cần Thơ , dành riêng cho các cô dâu đã lấy chồng Nam Hàn . Mỗi lớp học có 25 học viên » . « Trong 3 ngày học tập , các kiến thức được giáo viên giảng dạy chủ yếu khái quát về tình hình phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài , điều trăn trở cần biết khi kết hôn và một số điểm lưu ý khi chị em phụ nữ ra nước ngoài sinh sống ... » . Theo VietNamNet : « Tài liệu này do Hội Liên Hiệp Phụ Nữ thành phố Cần Thơ thuyết giảng » . Tin cho biết , « Ngoài ra , những tài liệu khái quát về đất nước , con người xứ Hàn để cô dâu Việt hình dung được cơ bản đất nước mà họ sẽ về làm dâu như kiểu : Văn hoá các món ăn , trang phục , giao tiếp ... đến cách chăm sóc gia đình chồng và con cái » . Các cô dâu được hướng dẫn làm các món ăn của Nam Hàn ( Hình : VNN ) « Tuy nhiên , trình độ học vấn trong nước của rất nhiều cô dâu Việt khi được hỏi chủ yếu mới học hết lớp 9 , lớp 10 , 11 ; rất ít học hết lớp 12 . Ðiều đó cũng gây khó khăn cho những cô dâu khi tiếp cận một nền văn hoá mới » . « Khi được hỏi , họ đều bảo những gì họ biết về đất nước Nam Hàn là một màu hồng , được xem qua phim ảnh » . Lớp học cũng cung cấp những số điện thoại gọi khẩn cấp , dịch vụ hỗ trợ khi gặp tình huống xấu có thể xảy ra đối với cô dâu trẻ mới sang xứ Hàn . « Nhiều cô dâu cho biết , việc gặp gỡ đến kết hôn với người chồng đều thông qua môi giới , thời gian chỉ từ 3-5 ngày . Sau khi các ‘chàng trai’ Hàn cưới vợ xong khoảng 5 ngày thì trở về nước , để vợ ở lại quê nhà chờ làm thủ tục visa và khăn gói sang sau » . VietNamNet dẫn lời cô dâu HTMT ( 20 tuổi ) , tại thành phố Cần Thơ , lấy chồng là Oh To Jin ( 42 tuổi ) chia sẻ , « việc lấy chồng là do em yêu và thích con người Nam Hàn , một đất nước phát triển , giữ gìn được nét đẹp truyền thống trong gia đình nhiều thế hệ » . « Hơn nữa , việc lấy chồng nhiều hơn tuổi mình không thành vấn đề , bởi nhiều tuổi thì có kinh nghiệm sống và biết lo toan cho cuộc sống » . Theo T : « Có tiền họ mới sang nước mình cưới vợ , khi mà đời sống kinh tế đảm bảo thì em nghĩ sẽ có điều kiện chăm sóc gia đình , con cái » . « Không phải mình không muốn lấy chồng trong nước , nhưng khi nhìn nhiều bạn trai cùng trang lứa , cứ sáng cà phê , chiều lại cà phê và tối thì nhậu nhẹt suốt ngày , em thấy chán cảnh đó . Em quyết định lấy chồng nước ngoài , đất nước mà em yêu thích là Nam Hàn . Em nghĩ mình sẽ là người vợ đảm đang bằng cách chịu khó học hỏi » - cô dâu T rất tự tin sau 2 tháng cưới chồng Hàn . Riêng cô dâu NTKT ( 22 tuổi ) , quê ở Hậu Giang , lấy chồng là Lee Kyeong Ho ( 47 tuổi ) , người chồng của T chỉ quen biết nhau 3 ngày là làm đám cưới và ít hơn bố đẻ cô dâu 2 tuổi . Quan điểm của T : « Nghỉ học từ năm lớp 9 , làm thợ may và nuôi giấc mơ lấy chồng Hàn từ lâu . Vấn đề tuổi tác không quan trọng . Em chỉ muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc » . VietNamNet dẫn lời bà Won Sun A , người đại diện đào tạo các cô dâu lấy chồng Nam Hàn , khu vực Ðồng Bằng Sông Cửu Long , tại Cần Thơ cho biết : Hầu hết các cô dâu tại đây lấy chồng đều thông qua công ty môi giới ( bất hợp pháp và phi hợp pháp ) . Ở Nam Hàn có công ty môi giới hôn nhân và mỗi người đàn ông khi lấy vợ phải chi trả cho dịch vụ môi giới từ 10 000 - 15 000 đô la . Ðàn ông Nam Hàn chọn lấy vợ Việt Nam vì có một nền văn hoá ở khu vực Ðông Nam Á khá giống nhau . Những người phụ nữ ở đây đảm đang và đáp ứng được nguyện vọng của nhiều người đàn ông ở Nam Hàn . Theo bà Won Sun A , « Trung tâm hoạt động tại Cần Thơ từ tháng 10/2011 đến nay , đào tạo khoảng hơn 1 000 phụ nữ đã kết hôn lấy chồng Nam Hàn » . Trong khi đó , « Theo Hội Liên Hiệp Phụ Nữ tại TP . Cần Thơ , tính từ năm 1997 đến 2007 , toàn quốc có 180 000 phụ nữ kết hôn với người nước ngoài , ở hơn 50 lãnh thổ quốc gia . Trong đó , 38 % lấy chồng ở TC , 29 % lấy chồng Ðài Loan , 8 % kết hôn với Nam Hàn và 25 các nước còn lại » . Còn tính từ năm 2002 đến 2010 , có khoảng 40 000 phụ nữ Việt kết hôn với người Nam Hàn . Tập trung chủ yếu là các tỉnh Ðồng Tháp , Bạc Liêu , Cần Thơ , Cà Mau , Bến Tre , Hậu Giang ... chiếm 79 % của cả nước ( KN ) . NguoiViet Online , C/N 2012/09/24

'Trung Quốc dùng gái và tiền dụ người Việt Nam làm gián điệp'


Friday, September 28, 2012 9:02:56 PM




Phỏng vấn cựu tù chính trị Nguyễn Văn Đài
Tin tức phòng thủ các đảo Trường Sa với Trung Quốc là 'vô giá”


Nam Phương/Người Việt


'Tại nhà tù Ba Sao thuộc tỉnh Nam Hà giam giữ khoảng 3 ngàn tù nhân thì có khoảng hơn 30 tù gián điệp người Việt Nam hoạt động cho Trung quốc bị bắt và bỏ tù.'

Đây là lời kể của LS Nguyễn Văn Đài về số tù gián điệp tại phân trại 1 khi ông bị giam ở đó với bản án 4 năm “tuyên truyền chống nhà nước...” chỉ vì vận động dân chủ hóa đất nước.
Các vụ án xử tù gián điệp hầu như không được tường thuật trên báo chí chính thống tại Việt Nam nên không ai nghe nói đến lọai tù này cho tới khi báo Người Việt phỏng vấn hai tù nhân chính trị Nguyễn Văn Đài và Phạm Văn Trội.

Ông Đài hết hạn tù đầu Tháng Ba năm 2012 và ông Trội mới ra tù Tháng 9 vừa qua. Những lời kể về lọai tù gián điệp của hai ông có nhiều điều đáng để ý.
Chúng tôi trình bày các cuộc phỏng vấn hai ông với riêng từng người. Bài báo này là các chi tiết về tù gián điệp ở phân trại 1 cùng khu ông Đài bị giam giữ. Cuộc phỏng vấn kế tiếp sẽ là tù gián điệp ở phân trại 3 qua lời kể của ông Trội.


*****

* Nam Phương (Người Việt): Xin được hỏi là trong những ngày ông ở nhà tù Ba Sao, Nam Hà, ông thấy có bao nhiêu tù gián điệp người Việt Nam họat động cho Trung quốc rồi bị bắt?

Cổng vào trại tù Ba Sao ở tỉnh Nam Hà. (Hình tài liệu của Ngừơi Việt)
-Ông Nguyễn Văn Đài (NVĐ): Khi tôi bị giam ở Ba Sao, lúc mới tới thì họ giam tôi ở buồng 1 khu A, ở đó có 4 tù nhân từng làm gián điệp cho Trung Quốc. Ở buồng số 2 bên cạnh thì có 4 tù nhân gián điệp. Cuối năm 2008 họ chuyển tôi sang buồng 6 thì có hơn 20 tù nhân gián điệp.
Trước sau, ở phân trại 1 có khoảng trên 30 tù gián điệp cho Trung quốc. Tới khi tôi rời trại thì còn khoảng 20 người.
NV: Như vậy, họ bị giam chung với các loại tù khác?
-NVĐ: Tù gián điệp Trung Quốc được giam chung với tù chính trị và tôn giáo.

Ở buồng giam số 1 và số 2 thì những tù nhân gián điệp ở đó đều cộng tác với an ninh trại giam để giám sát các tù nhân Tây Nguyên và các tù chính trị khác. Nhiệm vụ của họ là theo dõi phản ứng của các tù nhân Tây Nguyên và chính trị khi theo dõi các tin tức chính trị qua truyền hình, báo chí. Phản ứng của các tù nhân khi bị trại giam cưỡng bức lao động với mức khoán cao, đôi khi cắt điện, cắt nước, tiêu chuẩn cơm không đủ,…

Những tù nhân gián điệp sẽ theo dõi xem ai kích động, cầm đầu. Sau đó báo cáo với an ninh trại giam. An ninh trại giam sẽ căn cứ vào đó để kỷ luật biệt giam.

Nổi tiếng nhất là Phạm Văn Viết là buồng trưởng của buồng giam số 1, rồi một người tên Hái, quê Cao Bằng, trước đây ở cùng để theo dõi và giám sát anh Nguyễn Vũ Bình, sau này là Cha Lý. Ở buồng số 6 có ông Trung chuyên theo dõi tôi và những người khác.

Nói chung trong buồng giam thì anh em tù người Tây Nguyên và tù chính trị đều biết ai là người cộng tác với an ninh trại giam. Khi tôi vừa tới đó, những anh em Tây Nguyên đã nói nhỏ là phải cẩn thận khi nói chuyện với những người đó. Do vậy bọn tôi rất cẩn thận khi nói chuyện hay tranh luận với họ.

* NV: Bằng cách nào ông biết và phân biệt được họ là tù gián điệp?
-NVĐ: Thường thường những tù gián điệp Trung Quốc thì tự họ thừa nhận là họ đã từng bị Trung Quốc mua chuộc, rồi trở thành gián điệp lúc nào không biết. Có người thì thừa nhận rằng họ ý thức làm gián điệp cho Trung Quốc ngay từ lúc được tuyển mộ. Đa số là làm gián điệp vì tiền, chỉ có 1 hoặc 2 người làm gián điệp vì bất mãn.
* NV: Ông có thể kể tên tuổi về những người tù gián điệp và nếu có thể nhớ được về từng người không?
- NVĐ: Người có chức vụ cao nhất là ông Bản, năm nay ngoài 60 tuổi, nguyên là trưởng phòng tình báo của công an tỉnh Lạng Sơn, ông Hái, khoảng 70 tuổi cũng là trưởng phòng tỉnh báo của tỉnh Cao Bằng.
* NV: Ông được nghe kể gì về các câu chuyện, hay việc họ từng làm để bị bắt không?
-NVĐ: Thông thường những người bị Trung Quốc tuyển mộ thì trước đó họ thường trong vai những người làm ăn, buôn bán sang Trung Quốc để thị sát tình hình. Nhưng không rõ làm sao Cơ quan Phản gián Trung Quốc biết được, sau đó họ bắt giữ và tiến hành đe dọa, mua chuộc bằng tiền và gái đẹp. Kết quả cuối cùng là bị khống chế và trở thành gián điệp.

Những tù gián điệp cho biết rằng, khi cơ quan phản gián Trung Quốc mà mua chuộc thì không ai có thể cưỡng lại được. Bao nhiêu tiền cũng được chấp nhận, gái Trung Quốc cực xinh để cho những tù gián điệp thỏa mãn. Sau khi những người này được 'đánh' trở lại Việt Nam, họ có nhiệm vụ thu thập tất cả các thông tin về kinh tế, chính trị nội bộ của đảng CSVN từ trung ương đến địa phương, thông tin tôn giáo.

Thông tin về quan điểm đối ngoại của VN với các nước như với Mỹ, Nga, Nhật, EU, đặc biệt là Đài loan. Các thông tin về quân sự, đặc biệt là kế hoạch tác chiến, trang thiết bị, quân số phòng thủ của quần đảo Trường Sa với Trung Quốc là vô giá.
Họ cung cấp tiền và hướng dẫn những gián điệp này là cũng sử dụng tiền và gái đẹp để mua chuộc những người có chức vụ trong các cơ quan nhà nước để thu thập thông tin.

Một gián điệp tên là Tuấn kể chuyện anh ta đã dùng tiền, gái đẹp mua chuộc một số sĩ quan ở Học viên quân sự để mua các tài liệu giảng dạy của nhà trường. Kết quả là 3 sĩ quan cùng với nhóm gián điệp của anh bị bắt. Ngoài việc làm gián điệp, cơ quan phản gián Trung Quốc còn cung cấp tiền Việt Nam giả cho những người này mang về Việt Nam sử dụng. Vụ của Tuấn bị phát hiện do hành vi tiêu tiền giả rồi mới đến hành vi gián điệp.
* NV: Họ có kể cho ông nghe là được trang bị máy móc gì không (Máy quay phim, máy chụp hình, điện thoại, súng, điện đài truyền tin bí mật) khi làm gián điệp?
-NVĐ: Họ chỉ được trang bị máy chụp ảnh và máy quay đặc biệt.
* NV: Theo nhận xét của ông thì những người đó bị kết án nặng hay nhẹ?
-NVĐ:Theo tôi thấy, làm gián điệp cho Trung Quốc thường bị kết án khá nặng. Những người càng có chức vụ và làm việc ở các tỉnh biên giới thì mức án càng nặng. Tôi thấy có 5 gián điệp bị án chung thân, 1 người 26 năm, 2 người 19 năm, số còn lại từ 10 đến 18 năm.
Mỗi người bị bắt trong những hoàn cảnh khác nhau. Nhưng thông thường họ đã bị an ninh Việt Nam theo dõi trong một thời gian dài trước khi bị bắt. Phần lớn họ đều bị bất ngờ. Tôi không được nghe kể chi tiết về các vụ bắt giữ.
NV: Thưa ông, có ai trong số đó kể cho ông biết họ được Trung Quốc huấn luyện thế nào và trả tiền bao nhiêu không? Hay họ tự nguyện làm gián điệp cho Trung Quốc để đổi lấy quyền lợi nào khác?
-NVĐ:Rất ít người được Trung Quốc huấn luyện bài bản. Nhưng TQ đều hứa hẹn nếu bị bắt thì TQ sẽ can thiệp và mức án sẽ rất nhẹ. Khi bị lộ có thể chạy sang Trung Quốc và sẽ được đãi ngộ. Có một vài người họ biết bị lộ và biết sẽ bị bắt, nhưng họ cũng ko dám chạy sang Trung Quốc vì sợ bị thủ tiêu. Trung Quốc chỉ dạy họ cách dùng tiền và gái đẹp để mua chuộc quan chức thôi.
Như trên đã nói, đa số vì tiền, một số bị mua chuộc rồi bị ép buộc. Một số ít thì tình nguyện làm do có người thân lấy chồng hay lấy vợ bên Trung Quốc.
* NV: Ông thấy họ có thân nhân tiếp tế không?
-NVĐ: Phần lớn tù gián điệp có người thân tiếp tế, chỉ có vài người bị gia đình bỏ rơi do án tù quá dài, gia đình không có điều kiện. Có một số tù chính trị thương cho hoàn cảnh của họ nên mời họ ăn uống và sinh hoạt cùng.
* NV: Chúng tôi nghe ông kể là có tù gián điệp được cử làm trưởng buồng. Vai trò của trưởng buồng là gì? Có phải là theo dõi và báo cáo với quản giáo?
-NVĐ: Trại giam chỉ lựa chọn tù gián điệp và chỉ những người chấp nhận làm mật vụ cho an ninh trại giam mới được làm trưởng buồng. Hàng năm trại giam có tổ chức bầu cử trưởng buồng, nhưng khi tù nhân chính trị và tôn giáo lựa chọn người thường bảo vệ cho quyền lợi của họ thì không bao giờ trại giam đồng ý. Nên việc bỏ phiếu không có ý nghĩa gì.
* NV: Khi tù gián điệp được quản giáo dùng để trị tù chính trị, chắc là họ phải nhử bằng một quyền lợi nào đó (hứa hẹn thả sớm, được ưu đãi gì đó v.v…)?
-NVĐ: Tù gián điệp thường được được giảm án gấp đôi tù chính trị, những người làm mật vụ thì còn được giảm nhiều hơn. Nhưng những tù gián điệp mà quan hệ thân thiết với tù chính trị thì cũng bị giảm án ít hơn người khác. Tù gián điệp làm mật vụ có thể được giảm mỗi lần đến 12 tháng, những tù gián điệp khác thì từ 8-10 tháng. Còn tù chính trị cao nhất chỉ là 5 tháng.

* NV:Xin cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn này!

Dân Làm Báo tiếp tục bị chính quyền Việt Nam đấu tố

30-9-12
Dân Làm Báo tiếp tục bị chính quyền Việt Nam đấu tố


Bản tin thời sự lúc 19 giờ tối, 30/09/2012 trên đài Truyền Hình Quốc Gia Việt Nam tiếp tục đấu tố Dân Làm Báo và các trang blog chính trị. (Youtube: DongHaiLongVuong)
http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/dan-lam-bao-tiep-tuc-bi-chinh-quyen.html

Ngày tận thế của kinh tế Việt Nam đang tới gần

30-9-12

Dự Đoán Kinh Tế - Ngày 28/09/2012, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s tuyên bố đánh sụt hạng tín dụng 8 Ngân hàng TMCP của Việt Nam xuống hạng Caa1 và mức tín nhiệm quốc gia Việt Nam xuống mức B2.
Theo hãng Moody’s thì hạng Caa1 dành cho các NH TMCP nghĩa là ngân hàng đó có rủi ro tín dụng rất cao và suy đoán xếp hạng kém. (Cafef, 28/09/2012*)
Còn mức tín nhiệm quốc gia hạng B2 có nghĩa là có nguy cơ rủi ro tín dụng cao và chỉ suy đoán. (Cafef, 28/09/2012**)
Đó đồng thời cũng là thứ hạng thấp nhất dành cho Việt Nam từ trước tới nay. Đó cũng là thông điệp hãng Moody’s phát ra cho các nhà đầu tư vào Việt Nam: chỉ có ngu dại mới đi đầu tư vào xứ này để mất trắng.
Hơn nữa, vấn đề chính không phải là VN bị đánh sụt tín dụng. Cái này xưa rồi, nhàm chán.
Điều “mới” đây là 8 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI LỚN NHẤT VIỆT NAM, cùng lúc TÍN DỤNG QUỐC GIA BỊ XUỐNG ĐỊA NGỤC.
Như Mỹ từ AAA xuống AAA-, so what, who cares. Như anh học sinh từ 100 điểm xuống 99 điểm.
Nhưng VN bị xuống B2, tức là thua Angola (Ba3), Bangladesh (Ba3), Mông cổ (B1), Senegal (B1), Sri Lanka (B1), Trinidad (Baa1), Tunisia (Baa1). (Wikipedia)
Có tin mừng: bằng Cambodia!
Tại Á châu, VN thua Bangladesh, Mông cổ, Sri Lanka, thì coi như đội sổ, may là còn anh Cambodia đứng chung cho đỡ buồn.
VN ta hay chê các nước Phi châu là “mọi đen”.
Nay, TÍN DỤNG, tức mức độ tin cậy của đồng tiền, của nền KT, tài chánh, TRÁI PHIẾU, VN đều thua xa lắc các nước này!
BIG SHOW
Thứ 4 tuần sau (03/10/2012), 1:30 trưa giờ VN, Moody’s sẽ họp báo quốc tế, tuyên bố lý do vì sao họ đánh sụt tín dụng quốc gia Việt Nam.
Cuộc hội thảo quốc tế sẽ có hàng ngàn nhân vật quan trọng từ nhiều quốc gia tham gia, trong đó có Anh quốc, Mỹ, Singapore, Nhật, Ấn độ, TQ, Úc, Phi, Thái lan, Đài loan, Nam Hàn, v.v…
Đó chỉ tính các quốc gia Moody’s mở dây điện thoại miễn phí (tại Mỹ gọi miễn phí 1-877-941-8269, đánh password 4567420, lúc 2:30 sáng thứ 4, giờ miền Đông).
Người từ các quốc gia khác vẫn có thể gọi điện thoại vào, dùng Skype, Yahoo, v.v…
Vài lời Moody’s nói ra thì sẽ chấn động thị trường. WSJ sẽ chạy tin trang nhất ngay sáng thứ 4 giờ Mỹ.
Bloomberg sẽ không chịu kém, còn anh Ben Bland của Financial Times chắc chắn sẽ lẹ tay đánh máy ngay 1 bài phân tích thật hay, cho đăng lên FT kịp số báo sáng thứ 4, US Edition.
Wall Street sẽ nói rùm, hàng chục ngàn người đi máy bay sáng hôm đó sẽ với tay lấy tờ FT trên các chuyến bay quốc tế khắp 5 châu.
Ngồi trên máy bay, buồn, họ sẽ đọc thấy hết! Và chứng khoán Việt Nam sẽ sụt giá còn thê thảm hơn cả bây giờ.
PHẢI CỨU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
Lý do Moody’s sẽ công bố thực ra không mới với bạn đọc tại đây đã theo dõi bài viết của chúng tôi trong thời gian qua.
Thứ tư tới đây, trong buổi họp báo quốc tế công bố kết quả phân tích tài chánh và lý do tại sao họ đánh sụt tín dụng VN, và 8 ngân hàng lớn, họ sẽ nói về việc “very high likelihood” CP VN sẽ phải cứu hệ thống ngân hàng, cụ thể là 8 ngân hàng trên.
Nếu các bạn còn nhớ, chúng tôi đã từng ghi rất rõ về việc này trước cả Moody’s RẤT LÂU.
Bây giờ chúng tôi sẽ tua lại những lý luận mà chúng tôi đã nói ra rả cả năm qua.
Hãy lấy con số được công bố: Dư nợ toàn quốc 3 triệu tỉ đồng, tiền lời 15%. (VnExpress, 21/06/2012)
Thật ra con số nợ cao hơn nhiều, và đố ai đi mượn với tiền lời 15%!
Nhưng TẠM cho là như vậy đi, thì hàng năm ngân hàng phải thu về 450 ngàn tỉ đồng tiền lời, tức 22 tỉ USD.
Đây là trọn 20% Tổng sản lượng quốc gia, do chính Việt Nam công bố (106 tỉ USD/ năm).
Cho dù số người, cty, tập đoàn mắc nợ đang làm ra 100% Tổng sản lượng quốc gia, thì cũng làm sao mà lời 20% để trả TIỀN LỜI cho số nợ, sau khi trả thuế, lương công nhân, mọi chi phí khác?
Tổng số các Con nợ, do đó, không thể nào trả nổi, và “ai đó” phải quỵt nợ mà thôi, rồi ngân hàng cộng tiền lời không thu được vào tiền vốn.
Do đó mà Tổng dư nợ tăng mạnh, cho dù nay hầu như không ngân hàng nào cho vay các số tiền lớn nữa. (Cafef, 28/09/2012***)
——————–
Và thật ra ngân hàng đã KHÔNG THỂ thu lại tiền lời cho đúng từ nhiều năm trước.
Khi đó, lẽ ra phải có LUẬT nghiêm minh cho phép:
(1) thu hồi nợ cho dù con nợ là cty, tập đoàn quốc doanh;
(2) nếu đã thu hồi nhưng vẫn bị insolvent, thì chính ngân hàng đó PHẢI bị dẹp.
Nhưng do CP Việt Nam bao che cho các cty, tập đoàn quốc doanh, nhiều số nợ xấu không thể được thu hồi, ví dụ tại VINASHIN.
Báo Quân đội Nhân dân, báo Nhân Dân, còn bênh tập đoàn này mạnh mẽ chỉ 1 tháng trước khi có vụ “bể nợ” với bên ngoại quốc. (QDND, 29/08/2010)
Khi đó, ai chỉ trích VINASHIN, thì dễ bị gán ghép vào điều 88 hình sự: Nói xấu nhà nước XHCN.
——————–
Trong nước, không 1 ngân hàng nào có thể đòi nợ VINASHIN. Họ chây lỳ không trả, cho dù hồi còn tiền bạc dư dã. Và làm gì có việc tịch thu tài sản phát mãi, vì đó là “tài sản XHCN”, ai dám đụng vào? (Vietstock, 27/08/2010)
Thế là ngân hàng đành cộng tiền lời vô tiền vốn, làm “sạch” sổ sách, và chính họ tự trả lương cho họ rất cao, vì họ vẫn tính như thu được số tiền lời không đòi được.
Các ngân hàng cho VINASHIN vay gần 100 ngàn tỉ đồng, tiền lời hàng năm có lúc 25 ngàn tỉ đồng, các ngân hàng tha hồ “chia lợi tức” trên số tiền lời này, cho dù không thu về 1 xu!
Quan chức ngân hàng giàu sụ, họ tự trả lương cho họ hàng tỉ đồng hàng tháng, chưa kể biết bao áp phe, tiền lót tay, các mánh mung làm ăn khác.
Và thế là nợ toàn quốc chồng chất lên nhau như núi, mỗi năm tăng mấy chục %, cho đến nay hơn Tổng sản lượng quốc gia đến 50%, tiền lời chiếm 20% GDP – theo con số chính thức.
——————–
Moody’s tính ra, làm như mới và hay lắm, gởi cho các top investors các tài liệu này.
Con số tôi có còn chính xác hơn Moody’s nhiều, do họ chỉ dùng các con số chính thức.
Con số tôi có, là nợ toàn quốc nay đã lên tới 3,75 triệu tỉ đồng, tức 187 tỉ USD. Thật ra KHÔNG do nợ mới, mà do tiền lời nợ cũ chồng chất lên.
Tiền lời THỰC TẾ không thể dưới 20% – báo đăng cho vay tiêu dùng nay 60% – tức là hàng năm 750 ngàn tỉ đồng, hoặc 37,5 tỉ USD, tiền lời, chiếm 45% GDP. (VTV, 27/09/2012)
GDP tôi có, chỉ khoảng 80-85 tỉ USD hàng năm mà thôi, làm gì trên 106 tỉ USD như công bố.
Và làm gì mà “tăng GDP 5%” trong năm nay. Giảm 10-20% thì có.
——————–
Nhưng cho dù dùng con tính của Moody’s, thì chắc chắn CP Việt Nam sẽ PHẢI in ra ít nhất 1 triệu tỉ đồng trả giùm cho các cty, tập đoàn quốc doanh, cứu ngân hàng.
Đó chỉ là cứu lửa gần, giúp ngân hàng khỏi sập ngay.
Sau đó sẽ tạo ra biết bao nhiêu hệ lụy kinh hoàng khác, LẠM PHÁT có thể lên tới mấy trăm %/ năm như hồi 1985.
Và trả giúp 1 triệu tỉ đồng, vẫn còn 2 triệu tỉ đồng (con số chính thức), tiền lời 15% tức 300 ngàn tỉ đồng, bằng khoảng 15 tỉ USD, tức 14% GDP chính thức.
Làm sao mà ngân hàng thu về số này đây?
Không thu về được, thì lại “đảo nợ”, tiền lời nợ cũng cộng vào vốn, thành nợ mới, LỚN HƠN.
Nợ cũ trả không nổi, làm sao trả nợ mới còn lớn hơn như vậy?
Nay đã QUÁ TRỄ để siết nợ, vì siết cái gì, chứng khoán, bất động sản?
Chứng khoán thì giá rẻ mạt, nếu siết chứng khoán, bán giải chấp, thì lại càng đè giá xuống vực sâu tối tăm.
Bất động sản không khá gì hơn, ngân hàng thu về các khu đất đang trồng cỏ, mất công thuê bảo vệ đừng cho đám xì ke vào chích choác, người mua bán dâm vào đó “hành sự”.
SIÊU LẠM PHÁT
Như vậy, chúng tôi đi trước mấy nước cờ, nhìn thấy tương lai KT Việt Nam.
CP Việt Nam sẽ PHẢI in tiền ra cứu ngân hàng, khoảng 1 triệu tỉ đồng, gây SIÊU LẠM PHÁT, dân chúng cực kỳ khổ sở.
Tổng dư nợ toàn quốc được ép xuống còn 2/3, tức 2 triệu tỉ đồng.
Rồi sau đó lại phải in tiền cực khủng đợt 2, do tổng dư nợ được ép xuống 2 triệu tỉ đồng vẫn còn quá cao, nợ xấu vẫn gia tăng – nhất là sau vụ in tiền khủng đợt 1 gây SIÊU LẠM PHÁT, kinh doanh càng khó khăn gấp bội.
Đợt 2, sẽ phải in ra thêm ít nhất 1,5 triệu tỉ đồng, do lúc đó nợ toàn xã hội đã lên lại, khoảng 2,5 triệu tỉ đồng.
Sau đó, tổng dư nợ toàn quốc còn 1 triệu tỉ đồng, coi như tạm cứu được ngân hàng, do số này thì có thể tịch thu tài sản, bán giải chấp, v.v… có thể thu hồi cho là 500 ngàn tỉ đồng.
Sau 2 đợt in tiền cực khủng như trên, LẠM PHÁT tại VN sẽ lên tới mấy trăm %/ năm.
Chỉ còn cách ĐỔI TIỀN, xóa sạch tiền cũ, in ra tiền mới. Ngoại quốc bỏ chạy hết – thật ra sau kỳ in ra cực khủng lần 1, họ đã bỏ chạy gần hết.
KT Việt Nam sau đó dù muốn dù không cũng sẽ phải khép kín như Bắc Hàn, vì cho dù có trải thảm bằng vàng thì cũng chẳng ai thèm vào đầu tư lấy 1 xu.
CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG
Số người, cty, tập đoàn đang mắc nợ chỉ sản xuất khoảng 1/2 hoặc ít hơn Tổng sản lượng quốc gia.
Trên 70% dân VN đang sống tại nông thôn. Đại đa số nhóm người này chưa từng bước chân vô “ngân hàng”. Họ chẳng biết gì về mượn tiền ngân hàng, trả lãi suất, v.v…
Đa số tại thành phố cũng không mượn được tiền trong ngân hàng, và VN hầu như không có “credit card”.
——————–
Do đó, số người, cty, tập đoàn, đang mắc nợ không làm sao trả nổi số 20% Tổng sản lượng quốc gia (GDP) chỉ cho TIỀN LỜI mà thôi.
Nếu họ làm ra 50% GDP, thì phải lời 4 đồng cho mỗi 10 đồng bán ra, chỉ để trả tiền lời!
Trừ có VINAMILK, còn lại hầu như không cty, tập đoàn, người kinh doanh, nào lời cỡ này.
Do đó, tính toàn hệ thống, thì hệ thống này BUỘC phải sập, không còn cách gì khác.
——————–
Ông Bùi Kiến Thành đưa ra ý kiến rất lạ: “CP cho vay lãi suất thấp, để ép giá lãi suất xuống”. (Vietstock, 27/09/2012)
Chiêu này hại chết KT Việt Nam, nhưng họ không mắc bẫy dễ dàng vậy.
CP lấy tiền đâu ra cho vay lãi suất thấp, vì lập tức sẽ có đơn xin vay, tổng cộng hàng chục triệu tỉ đồng!
Cụ thể, ít nhất là 3 triệu tỷ đồng cho tất cả những ai, cty, tập đoàn nào đang mượn nợ, vì họ đang trả hơn 15% tiền lời.
Mà 1 khi ấn định tiêu chuẩn cho vay tiền lời giá rẻ, thì lập tức có lo lót, hối lộ, do VN không có các cty định giá tín dụng độc lập (kiểu như Fitch, Moody’s, S&P), nên không có tiêu chuẩn độc lập nào.
Và nói nhỏ thế này, nếu lãi suất xuống thấp, thì dân rút tiền ra khỏi ngân hàng để làm việc khác, hoặc mua vàng, mua USD, khi đó lại gây thiếu vàng, thiếu USD, làm tăng giá USD.
Và dân rút tiền ra hàng loạt – do khi đó các cty mượn CP với tiền lời rẻ đi, các ngân hàng cho vay không được, phải hạ giá tiền lời xuống – thì đồng nghĩa với bank run, với ngân hàng mất thanh khoản, khi đó CP lại phải cứu, do các ngân hàng không đủ tiền trả lại cho dân rút ra hàng loạt.
Do đó, nhất là trong tình hình LẠM PHÁT trở lại (như Batman vậy, đi chút trở lại hoài), thì bắt buộc tiền lời phải CAO để tránh bank run.
Mà tiền lời cao thì như chúng ta thấy, gây nợ xấu, đình trệ sản xuất.
———————–
Tôi đã nói từ cách đây mấy năm: Bác sĩ giỏi là bác sĩ biết khi nào phải treo ống nghe, khuyên bệnh nhân về nhà từ giã gia đình, rồi chuẩn bị ra đi, lo hậu sự cho tốt.
Chứ không như câu chuyện kia, bệnh nhân gần chết rồi, ông bác sĩ còn cho toa mua 20 loại thuốc, chích mỗi giờ cả lít thuốc.
Con bệnh Kinh tế Việt Nam chắc chắn chết, vấn đề là khó coi thế nào?
Tin “CP Việt Nam in ra 1 triệu tỉ đồng cứu ngân hàng” mà tung ra, thì cả thế giới bò lăn ra cười nhạo Đảng Cộng sản Việt Nam, cười chê ông Dũng.
——————–
Jay Leno, David Letterman, dám soạn ra chương trình chọc cười trên TV dành riêng cho vụ này. Họ có thể đố thế này “1 triệu tỉ đồng có bao nhiêu số zero?” rồi hỏi khán giả. Sẽ cho người ra đường phố New York hỏi người đi đường – do diễn viên họ dàn dựng – làm trò cười lăn lóc cho dân Mỹ.
Mà cho dù Việt Cộng có ráng làm mặt dày giả bộ không nghe thấy, rồi thì sao?
BÀN TAY VÔ HÌNH của thị trường vẫn lạnh lùng làm việc, số tiền tung ra quá lớn, sẽ gây lạm phát cực khủng.
Nay đang có khoảng 130 tỉ USD bằng VND đang lưu hành, tức khoảng 2,6 triệu tỉ đồng. Nếu tung ra 1 triệu tỉ đồng cứu 1/3 tổng dư nợ, thì số tiền lưu hành sẽ tăng lên gần 1/3, giá trị VND sẽ rẻ đi 1/3.
USD sẽ tăng lên 27 ngàn VND, hàng hóa tăng từ 1/3 đến 2/3, do giá nguyên nhiên vật liệu, nhân công, đều phải tăng giá. Giá nhân công tăng ít nhất.
Thế giới lại có dịp cười bò lăn khi từ lúc đặt hàng đến giao hàng, giá khác đi rồi. Ví dụ xe chạy từ Nam ra Bắc chịu giá 10 triệu đồng, khi ra tới Bắc thì giá lên 13 triệu, bên thuê phải trả thêm 3 triệu, do chủ xe đổ xăng dọc đường đều bị lên giá.
Chưa tới mức “uống xong ly cà phê, giá tăng rồi” như bên nước bạn Hungary thuở nào, nhưng sau kỳ in tiền đại quy mô lần 2 (xem bài trên đây), thì có thể lắm.
Giá lên như vậy, làm mọi người không yên tâm, ai cũng muốn nâng giá hàng mình lên “cho chắc ăn, vì bên ngoài ai cũng lên giá”, vì sợ bán rồi mua lại không được giá bán.
Thế là do SPECULATION, giá lên hơn tỉ lệ tiền tung ra, ví dụ giá VND rẻ đi 1/3, nhưng giá hàng hóa lại tăng lên 2/3 hoặc 3/3 tức 100%.
KHÔNG LỰC NÀO CẢN NỔI GIÁ LÊN, một khi CP VN bị buộc phải in tiền ra cứu ngân hàng, như Moody’s đã cho biết và sẽ cho biết rõ hơn vào thứ 4 tới đây, lúc 2:30 trưa giờ VN, tức 1:30 sáng thứ 4 giờ Đông bộ Hoa kỳ.
————————–
Danh sách 8 ngân hàng TMCP Việt Nam bị đánh sụt hạng tín dụng là ACB, BIDV, Sacombank, Techcombank, Vietinbank, VIB, Quân đội (MB) và SHB.
Cafef, Moody’s hạ bậc xếp hạng năng lực tín dụng của 8 ngân hàng TMCP, 28/09/2012*,http://cafef.vn/20120928022026379CA34/moodys-ha-bac-xep-hang-nang-luc-tin-dung-cua-8-ngan-hang-tmcp.chn
Cafef, Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam xuống mức B2, 28/09/2012**, http://cafef.vn/20120928014310986CA34/moodys-ha-xep-hang-tin-nhiem-cua-viet-nam-xuong-muc-b2.chn
Wikipedia, List of countries by credit rating – Moody’s, http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_credit_rating#Moody.27s
Dự đoán kinh tế Việt Nam, Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đã phá sản, 11/09/2011,http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/09/11/h%E1%BA%A7u-h%E1%BA%BFt-cac-ngan-hang-t%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87t-nam-da-pha-s%E1%BA%A3n/
Dự đoán kinh tế Việt Nam, Bơm tiền nuôi những cục cưng ốm yếu, 16/02/2012, http://dudoankinhte.wordpress.com/2012/02/16/bom-tien-nuoi-nhung-cuc-cung-om-yeu/
Dự đoán kinh tế Việt Nam, Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phá sản, 17/02/2012, http://dudoankinhte.wordpress.com/2012/02/17/he-thong-ngan-hang-vn-da-pha-san/
Dự đoán kinh tế Việt Nam, Dân Việt Nam sắp thành tỉ phú, 20/06/2012, http://dudoankinhte.wordpress.com/2012/06/20/dan-vn-sap-thanh-ti-phu/
VnExpress, 151.000 tỷ đồng vốn ngân hàng cho bất động sản, 21/06/2012, http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/tin-tuc/2012/06/151-000-ty-dong-von-ngan-hang-cho-bat-dong-san/
Cafef, Tiền đang chảy đi đâu, 28/09/2012***, http://cafef.vn/20120928112323476CA34/tien-dang-chay-di-dau.chn
Quân đội nhân dân, Không thể phủ nhận vai trò kinh tế Nhà nước, 29/08/2010, http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/5/5/5/122323/Default.aspx
Vietstock, Khoanh và giãn nợ cho Vinashin đến hết năm 2011, 27/08/2010, http://vietstock.vn/2010/08/khoanh-va-gian-no-cho-vinashin-den-het-nam-2011-768-164519.htm
Vietstock, TS Bùi Kiến Thành: NHNN có thể chỉ đạo cho vay với lãi suất 6-7%, 27/09/2012, http://vietstock.vn/2012/09/ts-bui-kien-thanh-nhnn-co-the-chi-dao-cho-vay-voi-lai-suat-6-7-757-241028.htm
VTV, Lãi suất vay tiêu dùng tới … 60%/năm, 27/09/2012, http://www.vtv.vn/Article/Get/Lai-suat-vay-tieu-dung-toi-60nam—-b58895042b.html
Dự Đoán Kinh Tế

Đã là giáo dục, không thể mập mờ.

09/28/2012 - 01:19 — canhco Câu chuyện giáo dục tại Việt Nam càng nghĩ càng buồn, càng nghĩ càng bế tắc và tuyệt vọng. Từ bậc đại học cho tới những ê a vỡ lòng, nơi nào cũng xuất hiện những khó khăn khiến ai có lòng tốt cách mấy đối với tiền đồ giáo dục cũng phải xuôi tay mặc cho dòng nước đục bẩn của hệ thống kéo theo cơ man là rác rưởi của một nền giáo dục ăn xổi ở thì, chụp gấu vá vai từ con chữ tới lời thầy cô giảng bài trong từng tiết học. Tình trạng hấp hối của chính sách giáo dục kéo dài đã rất lâu và ông Bộ trưởng nào mới lên ngồi trên chiếc ghế lỏng lẻo và đầy rệp này cũng phải nhảy dựng lên. Trước là kêu gọi cải cách, sau là nói không với cái này, cái khác. Rồi cũng có ông yêu cầu xã hội hóa như một cục đá dằn phía sau chiếc bánh xe khi nó đang tụt dần về phía sau. Xã hội hóa không làm nó tiến lên dù là một phân tây. Nhưng nói như Khổng Tử thì: "Sự học như con thuyền trên gióng nước ngược, không tiến ắt lùi". Tiến chắc chắn là không, còn lùi thì đã và đang từng chút một tuột trên con dốc đầy sỏi đá. Cũng may là con đường chứa quá nhiều ổ gà lẫn sạn sỏi nên cổ xe được chúng trì kéo giảm bớt độ tuột. Những ổ gà mua ghế, mua chỗ đứng lớp, những viên sạn dạy thêm học thêm đã ghì chặt lấy nhau để sống còn trên cơ thể hấp hối của một nền giáo dục lấy chỉ tiêu làm lý tưởng và bất cứ kêu rêu đóng góp nào của xã hội đều được nhìn dưới lăng kính nghi ngờ, khó chịu. Khi phản biện ngày càng nhiều về nguyên nhân dẫn đến tình trạng kiệt quệ của giáo dục hiện nay xuất phát từ đồng lương trả cho người trực tiếp đứng lớp không tương xứng thì Bộ Giáo dục giả lơ, Sở Giáo dục các thành phố vì gần dân nên phải đối phó. Biện pháp đối phó được đưa ra rất nhiều nhưng nhìn chung chỉ toàn là..."đối phó" nên giáo viên các trường công lập tiếp tục tự tìm cho mình con đường sống còn trên cái nền nhà giáo dục ấy. Có một điều rất bất thường khi phụ huynh học sinh càng than phiền về chất lượng giảng dạy cũng như đổ ập lên đầu con em họ quá nhiều bài học vô bổ thì không ít trường đối phó theo chiều ngược lại: Yêu cầu phụ huynh đóng góp tiền cho sự nghiệp giáo dục lẽ ra phải được nhà nước chu toàn này. Các loại phí nếu thẳng thừng tính ra thì danh sách có thể dài hơn một trang giấy. Danh sách này lại chứa không ít các khoảng tiền vô lý đến độ nhiều phụ huynh học sinh muốn cho con em mình nghĩ học luôn để chống đối. Ức thì nói vậy nhưng tâm lý xã hội Việt Nam có cha mẹ nào muốn con mình dang dở việc học ngoại trừ quá nghèo. Tâm lý ấy được nhiều ông bà hiệu trưởng nắm rõ và khai thác nên mặc dù có thu thêm bao nhiều thì con số học sinh theo học không bao giờ giảm xuống. Làm ăn mà biết chắc khách hàng không thể bỏ mình để đi chỗ khác là nét ưu việt của Xã hội chủ nghĩa mà trong doanh trường người ta nói đó là thủ đoạn độc quyền. Cái thủ đoạn này lại được cơ quan đầu não là Bộ Giáo dục ủng hộ một cách rất..."thủ đoạn"! Trên nguyên tắc Bộ không cho phép nhà trường thu tiền thêm của học sinh bất cứ dưới hình thức nào ngoại trừ họ..."tự nguyện". Sở Giáo dục và Đào tạo các thành phố công khai cho biết việc huy động và tiếp nhận các khoản đóng góp đều được dựa trên nguyên tắc tự nguyện của hai bên… Để vở tuồng "tự nguyện" xem có vẻ thật hơn, hiệu trưởng các trường thi nhau nghĩ ra những cách thức để dẫn dắt các khoản thu hết sức hợp lý nhằm thuyết phục những ai còn nghi ngờ thiện chí của nhà trường trong vần đề chi thu. Và một điều đau lòng nhất là các hiệu trưởng này không do dự khi giao trách nhiệm thu ..."hụi chết" này cho các giáo viên chủ nhiệm. Số tiền phụ thu "tự nguyện" được hiệu trưởng toàn quyền chi vào những mục tiêu mà ông hay bà ta thấy cần thiết. Thường là sửa chữa lại cơ sở thiết bị và các tay trúng thầu không nói ai cũng biết là đồng minh của họ để hóa đơn có thể tăng lên đột biến các khoản mua sắm. Vấn đề tiền lương của giáo viên nếu được hỏi thì họ đã có sẵn hàng trăm câu trả lời và thường thấy nhất là Bộ không cho phép lấy tiền tự nguyện để góp vào lương cho giáo viên. "Lợi ích nhóm trong giáo dục" không phải khó thấy. Bắt đầu từ sự tập quyền cuả hiệu trưởng sau đó được phân phát rất công bình cho các đương sự trách nhiệm của Sở Giáo dục cũng như thanh tra...bộ máy chạy đều từ năm này sang năm khác mà chưa bao giờ gặp trục trặc kỹ thuật nào. Lạm thu trong nhà trường không bao giờ được Bộ giáo dục chú ý vì đây là bổng lộc mà Bộ muốn các trường tự trang trải cho mình. Im lặng thì trái đạo lý, vậy thì cứ lên tiếng "tự nguyện hóa" những đóng góp bắt buộc này cho hợp với lòng...hiệu trưởng... Thế mới thấy tại sao trong khi giáo viên cứ một mực than thở lương không đủ sống thì giá tiền mua một chiếc ghế hiệu trưởng lại không bao giờ "khuyến mãi". Cha mẹ học sinh cứ trằn trọc với túi tiền ngày một teo lại theo tỷ lệ lùn kiến thức của con mình và Bộ Giáo Dục vẫn lạc quan về tương lai sáng lạn của một nền giáo dục xã hội chủ nghĩa toàn bích. Những trớ trêu nghịch lý này vẫn ngày ngày nện những câu hỏi lên lương tâm của một người tỉnh táo. Không lẽ cả nước đều mất trí trước sự thật này chăng? Thế mới thấy sự kinh khủng của hệ thống giáo dục định hướng theo quyền sinh sát của những ông bà hiệu trưởng được nuôi dưỡng, bảo kê bởi Bộ Giáo dục nhưng bộ này lại rất phản lại nguyên lý giáo dục phổ cập trên toàn thế giới. * canhco's blog http://www.rfavietnam.com/node/1350

Trách nhiệm toàn dân

9-2012
Chủ nghĩa xã hội đề cao sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể do đó "trách nhiệm" cũng không ngoại lệ. (Facebook Nhật Ký Yêu Nước)

Saturday 29 September 2012

Chuyện 16 tấn vàng của VNCH và nỗi oan 30 năm của ông Thiệu

Chuyện 16 tấn vàng của VNCH và nỗi oan 30 năm của ông Thiệu

16 tấn vàng là ngân khoản dự trữ của chính phủ Việt Nam Cộng hòa cất trong Ngân hàng Quốc gia vào thời điểm tháng 4 năm 1975, khoảnh khắc cuối cùng của sự tồn tại của nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Số vàng này gồm 1.234 thôi, trị giá 220 triệu đô-la Mỹ theo tỷ giá vào thời điểm đó.

Ảnh minh họa. Nguồn Vtm.vn
16 tấn vàng này gắn liền với tên tuổi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong giai đoạn cuối cùng của chế độ, người đã phải chịu một tin đồn tai tiếng kéo dài suốt hơn 30 năm.
Bối cảnh
Vào tháng 3 và tháng 4 năm 1975, các tuyến phòng thủ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa liên tục sụp đổ trước cuộc tổng tấn công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong khi đó, Quốc hội Mỹ từ chối đề nghị của Chính phủ Mỹ về việc viện trợ quân sự khẩn cấp cho Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền này đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.
Kế hoạch đem 16 tấn vàng ra nước ngoài
Để cứu vãn sự sụp đổ hoàn toàn hay ít ra cũng làm chậm nó, từ đầu tháng 4, khi hy vọng được Mỹ viện trợ khẩn cấp đã gần như không còn, Nguyễn Văn Thiệu đã lập một kế hoạch khác để vay tiền cho Việt Nam Cộng hòa. Ông cử ngoại trưởng Vương Văn Bắc bay sang Saudi Arabia, đề nghị quốc vương Haled tiếp tục đồng ý cho Việt Nam Cộng hòa vay tiền như phụ vương của ông ta (vua Faisal) đã hứa trước khi bị hạ sát. Nhưng để đạt được giải pháp tài chính nhanh hơn nữa, Nguyễn Văn Thiệu cử tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng ngày 15 tháng 4 bay sang Mỹ để cùng ngoại trưởng Vương Văn Bắc xúc tiến vận động hành lang để vay 3 tỉ USD từ chính phủ Mỹ, với 4 khoản thế chấp là tài nguyên dầu hỏa và nông nghiệp của Việt Nam Cộng hòa, số tiền mấy trăm triệu USD mà quốc vương Haled hứa cho vay, và 16 tấn vàng dự trữ đang nằm trong hầm của Ngân hàng Quốc gia ở bến Chương Dương. [1] Theo ông Nguyễn Tiến Hưng, thư ông Thiệu gửi Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ có đoạn: “Tôi trân trọng thỉnh cầu Ngài kêu gọi Quốc hội cho Việt Nam Cộng hòa vay dài hạn 3 tỷ đô la, chia làm ba năm, lãi suất do Quốc hội ấn định, và xin triển hạn 10 năm trước khi trả vốn và lời. Tài nguyên dầu hoả và canh nông của Việt Nam Cộng hòa sẽ dùng làm tiền thế chân cho món nợ này. Món nợ giúp chúng tôi chống xâm lăng và cho chúng tôi cơ hội để tồn tại như một quốc gia tự do. [2]
Cũng từ đầu tháng 4, ông Nguyễn Tiến Hưng đã đề nghị giải pháp dùng vàng dự trữ để mua vũ khí cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa như là “nỗ lực phòng thủ cuối cùng” và đề xuất các phương pháp chuyển tiền ra nước ngoài. Số vàng dự trữ lúc đó còn 16 tấn, trị giá khoảng 220 triệu USD (theo giá vàng lúc đó)[3] được giao cho Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia Lê Quang Uyển phụ trách chuyển ra ngoại quốc để thế chấp. Ông Uyển lập tức liên lạc với các hãng hàng không TWA, Pan Am và Hãng bảo hiểm Lloyd’s ở London. Nhưng thông tin bị lộ ra ngoài. Ngày 5 tháng 4, một số tờ báo nước ngoài đã bắt đầu đăng tải những bản tin sốt dẻo đó, với sự ám chỉ về một âm mưu chiếm đoạt của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. [4] Các tờ báo lớn có phóng viên thường trú tại Sài Gòn đưa tin “tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chuẩn bị mang 16 tấn vàng ra khỏi Việt Nam”. Không chỉ BBC, AP, mà nhiều tờ báo khác như Los Angeles Times lúc đó cũng đăng tin. Báo chí Việt Nam Cộng hòa cũng đưa tin về sự kiện này. Tờ Chính Luận ngày 16-4 đăng tuyên bố của phát ngôn viên chính phủ: “Hoàn toàn là tin thất thiệt, đầy ác ý, cố ý bôi lọ”. và: “Tình trạng loan tin thất thiệt và cố ý bôi lọ của các hãng thông tấn và báo chí ngoại quốc loan đi không phải mới xảy ra mà đã kéo dài từ lâu”[5].
Kế hoạch chuyển vàng đi Thụy Sĩ vì thế đã bị vỡ. Các hãng hàng không và bảo hiểm quốc tế từ chối phi vụ này vì sợ bị dư luận chỉ trích.
Đại sứ Mỹ Martin can thiệp để giúp chuyển vàng đi. Để hy vọng làm tan đi mối nghi ngờ xung quanh vụ việc, Martin thuyết phục Nguyễn Văn Thiệu gửi vàng vào Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại New York (Federal Reserve Bank of New York), nơi nhiều nước khác cũng gửi tài sản. Nguyễn Văn Thiệu đồng ý.
Ngày 16 tháng 4, đại sứ Martin đã điện về Washington xin một chuyến bay quân sự đặc biệt được bảo hiểm để chở số vàng đó đi New York. Nhưng không quân Mỹ và Ngân hàng dự trữ liên bang New York đã không dễ dàng tìm được hợp đồng bảo hiểm cho một khối tài sản lớn như thế từ một nước đang có chiến tranh. Cuối cùng thì vấn đề bảo hiểm cũng được dàn xếp xong. [3]. Sáng ngày 25 tháng 4, một chiếc máy bay quân sự từ căn cứ Clark (Philippines) đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất tại Sài Gòn, sẵn sàng bốc 16 tấn vàng ra khỏi Việt Nam.
Kế hoạch bất thành
Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của Xuân Lộc – tuyến phòng thủ cuối cùng cho Sài Gòn, người đưa ra quyết định chuyển vàng ra nước ngoài là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã phải từ chức do sức ép lớn từ Mỹ, Pháp khi họ muốn tìm kiếm một giải pháp cứu vãn Việt Nam Cộng hòa bằng thương lượng. Dù ông Thiệu đã từ chức không còn quyền hành gì, nhưng nhiều người vẫn không muốn sự có mặt của ông tại Sài Gòn trong những ngày căng thẳng đó. Tân tổng thống Trần Văn Hương khuyên ông nên sớm rời khỏi Việt Nam.
Đêm 25 tháng 4, với sự hộ vệ của các nhân viên CIA Mỹ[6], cùng với cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Văn Thiệu ra đi với tư cách là đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch (qua đời ngày 5 tháng 4). Ông không còn quyền lực gì đối với 16 tấn vàng khi đó vẫn nằm nguyên trong hầm chứa của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Còn dư luận thì vẫn bán tín bán nghi về tin đồn tổng thống mang vàng đi, dù đã có tuyên bố cải chính của chính phủ Việt Nam Cộng hòa ngày 16 tháng 4. [5]
Khi Nguyễn Văn Thiệu hết quyền Tổng thống, những người có thẩm quyền lúc đó đã không chịu làm theo ý ông Thiệu nữa. Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Văn Hảo, cựu phó thủ tướng đặc trách sản xuất kiêm tổng trưởng canh nông và kỹ nghệ thời chính phủ Nguyễn Bá Cẩn, lúc đó là người giữ liên lạc giữa chính quyền Sài Gòn và sứ quán Mỹ, hoàn toàn không muốn chuyển 16 tấn vàng ra khỏi Việt Nam[7].
Trong Hồ sơ mật dinh Độc Lập, tác giả Nguyễn Tiến Hưng viết: Nguyễn Văn Hảo vào gặp tổng thống Trần Văn Hương và dọa rằng: “Nếu tổng thống cho phép chuyển số vàng ấy ra ngoại quốc thì trong trường hợp tướng Minh (tức ông Dương Văn Minh) lên thay, tổng thống sẽ bị lên án là phản quốc!”. Ông Hương đồng ý giữ vàng lại. Sáng ngày 24 tháng 4 (một ngày trước khi ông Thiệu rời Việt Nam), ông Hảo điện cho cố vấn kinh tế đại sứ quán Mỹ Denny Ellerman, nói rằng: tổng thống Trần Văn Hương đã quyết định hoãn vô thời hạn việc chuyển vàng ra khỏi Việt Nam, cho đến khi một chính phủ mới được thành lập.[8]
Đại sứ Martin bất ngờ trước tin này, nhưng ông không cố gắng thuyết phục tổng thống Hương hủy bỏ lệnh ấy mà quyết định tạm để vàng ở lại vì nó có thể nâng cao vị thế của chính phủ Việt Nam Cộng hòa khi thương lượng với phe Cộng sản. Ông lệnh cho chiếc máy bay tiếp tục đợi cho đến nửa đêm ngày 27 tháng 4.[8] Trả lời phỏng vấn TS Nguyễn Tiến Hưng ngày 27 tháng 3 năm 1985, Martin kể: “Vào lúc chót, tôi có nghĩ đến việc liên lạc với người bạn cũ ở Thái Lan là tư lệnh không quân Dhawee Chulasapaya. Sau đó, kêu gọi thêm một số thủy quân lục chiến Thái Lan bay qua Sài Gòn để giải phóng số vàng, mang nó đi. Nhưng chỉ nghĩ thế thôi… Vàng vẫn còn lại ở đó”.
Ngày 27 tháng 1 năm 1976, cựu đại sứ Martin đã giải trình trước Quốc hội Mỹ về chuyện 16 tấn vàng:
…Những sắp xếp tạm thời đã được thực hiện để chuyển số vàng dự trữ của VN cộng hòa sang Ngân hàng Bank of International Settlement (BIS) ở Basel bên Thụy Sĩ nhằm có thể làm thế chấp cho một khoản vay mua đạn dược tại châu Âu. Khi tin này lộ ra thì không có cách nào chở vàng đi bằng đường hàng không thương mại được nữa.
Bởi vậy đã có những sắp xếp tiếp theo để chuyển nó sang tài khoản (của VN cộng hòa – NV) tại Ngân hàng Dự trữ liên bang New York.
Chẳng may, đang khi có sự chậm trễ về phía Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm nguồn bảo hiểm (cho việc chuyên chở số vàng) thì tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra đi. Ông phó thủ tướng (Nguyễn Văn Hảo) và tổng trưởng tài chính đã không xin được phép của tân tổng thống (Trần Văn Hương) để chuyển số vàng này đi…“. [2]
Tiếp quản sau sự kiện 30 tháng 4
Theo phóng sự điều tra của báo Tuổi Trẻ [9], ngày 2 tháng 5, cựu Phó Thủ tướng VNCH Nguyễn Văn Hảo gặp lãnh đạo Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định, ông trình bày chi tiết về câu chuyện liên quan đến 16 tấn vàng và đề nghị Ủy ban quân quản tiến hành tiếp quản và kiểm kê ngay.[10]
Cũng theo báo Tuổi Trẻ [9], ông Hoàng Minh Duyệt, chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia, nói về những nhân viên bảo vệ ngân hàng của chế độ cũ “đã không rời vị trí vì nhiệm vụ của họ là bảo vệ an toàn kho tiền và vàng dự trữ, không để nó bị xâm nhập, cướp phá giống như nhiều tòa nhà và trụ sở lân cận. Họ giữ vị trí cho đến khi những người lính giải phóng xuất hiện”.
Cũng theo báo Tuổi trẻ, các ông Huỳnh Bửu Sơn, Lê Minh Kiêm là các nhân chứng trực tiếp bàn giao vàng cho chính quyền mới. Đầu tháng 6 năm 1975, Huỳnh Bửu Sơn, người giữ chìa khóa kho vàng, và Lê Minh Kiêm, người giữ mã số của các hầm bạc được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia cùng đơn vị tiếp quản tiến hành kiểm kê các kho tiền và vàng của chế độ cũ. Số tiền và vàng nằm trong kho khớp đúng với sổ sách từng chi tiết nhỏ.
Ông Huỳnh Bửu Sơn kể về cuộc kiểm kê kho vàng lần cuối cùng khi bàn giao cho chính quyền mới:[11] Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng 12-14kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng năm, sáu thoi vàng. Nhưng qua năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi.
Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau… Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó. Tất cả số vàng thoi và tiền vàng cổ đều được theo dõi chi tiết từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng, số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận điện toán của ngân hàng theo dõi định kỳ hằng tháng và hằng năm, hoặc bất cứ khi nào có thay đổi xuất nhập tồn kho.
Tai tiếng của Nguyễn Văn Thiệu

Từ đầu tháng 4 năm 1975, khi Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn tại vị, một số tờ báo nước ngoài đã bắt đầu đăng tải tin về kế hoạch chuyển 16 tấn vàng ra nước ngoài với sự ám chỉ về một âm mưu chiếm đoạt của ông. Báo chí Việt Nam Cộng hòa cũng đưa tin về sự kiện này. Tuy có báo đăng tuyên bố cải chính của chính phủ Việt Nam Cộng hòa, nhưng sau khi ông Thiệu đã ra đi, ngày 28 tháng 4, báo Độc Lập khác của Việt Nam Cộng hòa đăng một bản tin về chuyến ra đi của ông Nguyễn Văn Thiệu với chi tiết: “Tin Reuters ghi nhận liền sau khi đoàn người Nguyễn Văn Thiệu cùng tùy tùng xuống phi cơ và được đưa vào phòng khách danh dự, một số hàng hơn 10 tấn cũng đã được cất xuống theo”.[5] Các báo chí viết tường thuật nói ông Thiệu đã bỏ trốn với một số lượng vàng lớn lấy đi từ ngân khố của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. [12].
Trong hồi ký “Đại thắng mùa xuân”, Đại tướng Văn Tiến Dũng khẳng định Nguyễn Văn Thiệu đã mang 16 tấn vàng ra khỏi Việt Nam[13].
Theo Việt Báo [14], trong suốt 26 năm từ năm 1975 cho đến khi ông Thiệu qua đời, Hà Nội vẫn “rêu rao dựng đứng tin tổng thống Thiệu ra đi mang theo 16 tấn vàng ông đã vơ vét”. Ngay cả khi tổng thống Nguyễn Văn Thiệu qua đời, báo Thanh Niên, báo Nhân Dân, và các cơ quan truyền thông của Việt Nam “vẫn công nhiên lôi chuyện 16 tấn vàng để bôi nhọ tổng thống Thiệu”.
Còn theo báo Tuổi Trẻ, “có quá ít tài liệu trong nước đề cập một cách chính xác và đầy đủ về chuyện này sau năm 1975″, cũng theo tờ báo này, “Trong một cuốn sách khá nổi tiếng[15] đã được tái bản khá nhiều lần trong hơn 20 năm qua (ở Việt Nam), người ta đọc được một đoạn “có vẻ chắc chắn” như sau: “Thiệu và Khiêm đáp máy bay rời Sài Gòn sang Đài Loan, nơi anh ruột của Thiệu đang còn làm đại sứ (tức ông Nguyễn Văn Kiểu). Thiệu mang theo năm vali chứa đầy đôla. Trước đó, Thiệu đã mướn một chiếc máy bay chở hành khách cỡ lớn của Mỹ, đưa khỏi Việt Nam 17 tấn vàng bạc, châu báu, tài sản quí mà gia đình y đã vơ vét được sau hai nhiệm kỳ làm tổng thống””[5].
Theo Luật sư Lê Công Định[16], từ sau năm 1975, “rất nhiều ấn phẩm trong nước đã thay nhau đổ tội và kết án ông trong “vụ án” bịa đặt này với những “bằng chứng” chắc chắn như thể chính các tác giả đều tận mắt trông thấy”.
Mọi nguồn thông tin đều không bênh vực cho ông Thiệu, ông ra đi mang theo một cái án là kẻ ăn cắp tài sản quốc gia.
Trong nhiều năm sau chiến tranh, những người biết rõ số phận của 16 tấn vàng tại các cơ quan chức năng nhà nước đã không đính chính tin đồn. Sau này, khi thông tin đã được phổ biến rộng rãi qua loạt phóng sự điều tra của báo Tuổi Trẻ. Khi được hỏi tại sao lâu nay Nhà nước Việt Nam không đính chính, ông Lữ Minh Châu, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trả lời: “Mình biết rất rõ là số vàng đó vẫn còn, đã được kiểm kê cẩn thận và đưa vào tài sản quốc gia, nhưng không đính chính vì đó là tin đồn đăng trên báo chí, có ai đặt câu hỏi chính thức với Nhà nước đâu”. [17]
Giải oan
Sau hơn 30 năm, tháng 12 năm 2005 hồ sơ mật được phép giải mã, chính phủ Anh công bố Hồ sơ Bộ Ngoại giao trong đó có phần nói về chuyện vị lãnh đạo của chính quyền Việt Nam Cộng hoà chuyển sang sống tại khu ngoại ô của London như thế nào. Tuy nhiên, hồ sơ này không nói đến số vàng nào được ông Thiệu mang tới Anh.[12]
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 29 Tháng 12 năm 2005[12], Cựu Tổng trưởng Kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng nói rằng số tiền vàng này chưa mang ra khỏi Việt Nam, nhưng ông không phải là nhân chứng của vụ việc.
Dư luận nhân dân đặt câu hỏi về việc ông Thiệu có mang vàng ra ngoài hay không và nếu không thì giờ ở đâu.[5]
Trong loạt phóng sự điều tra được đăng từ ngày 26 tháng 04 năm 2006, báo Tuổi Trẻ đã phỏng vấn các nhân chứng trực tiếp liên quan đến 16 tấn vàng, làm rõ rằng cựu Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu không “đánh cắp” số vàng này. Tuy nhiên, ông đã qua đời từ trước đó, vào năm 2001.
Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, số lượng tiền vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách từng chi tiết nhỏ.[1]
Về tai tiếng của Nguyễn Văn Thiệu, Luật sư Lê Công Định viết: “tìm ra tận cùng của sự thật, báo Tuổi Trẻ đã làm được một việc thiện xét từ góc độ lương tri”.[16]
Thông tin thêm
Theo Báo Tuổi Trẻ, Wikipedia (không nêu rõ phiên bản nào của Wikipedia ngôn ngữ nào) đã viết những thông tin “giật gân” rằng :
Martin (đại sứ Mỹ tại Sài Gòn – NV) giúp gia đình Thiệu ra đi, nhưng chỉ cho mang theo đồ vật cá nhân nhỏ. Thế là tay cựu tổng thống và bà vợ phải tính đến cách khác. Mai Anh (vợ Thiệu) đã xoay xở lấy được 16 tấn vàng ra khỏi ngân hàng quốc gia bằng cách ép dọa thuộc cấp. Bà ta cho chuyển phần lớn số vàng thỏi ấy lên một chiếc máy bay thuê của Hãng hàng không Thụy Sĩ. Nhưng các phi công, sau khi khám phá ra đó là vàng, đã hỏi sứ quán Thụy Sĩ và cuối cùng từ chối không chở nữa. Lý Long Thân (chồng em nuôi vợ Thiệu) nhảy vào cứu nguy. Thân ra lệnh chở vàng bằng tàu Trương Tinh đi Pháp, để sau này Thiệu nhận lại ở đó“. [5]
Bảng kê thoi vàng đựng trong các tủ sắt
Hầm số 3
Tủ số 40: 80 thoi
Tủ số 41: 80 thoi
Tủ số 42: 80 thoi
Tủ số 43: 80 thoi
Tủ số 44: 80 thoi
Tủ số 45: 80 thoi
Tủ số 46: 80 thoi
Tủ số 47: 73 thoi
633 thoi
Hầm số 6
Tủ số 202: 35 thoi
Tủ số 203: 80 thoi
Tủ số 204: 80 thoi
Tủ số 205: 80 thoi
Tủ số 206: 79 thoi
Tủ số 207: 89 thoi
Tủ số 215: 88 thoi
Tủ số 216: 70 thoi
601 thoi
Tổng cộng: 1.234 thoi vàng
(Nguồn: Nha Phát hành, tháng 4-1975)[11]
________________________________________________________________________________________
  1. ^ Báo Tuổi Trẻ, Kỳ 3: Không có ánh sáng cuối đường hầm
  2. ^ a b Nguyễn Tiến Hưng – nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch của chế độ VNCH, Khi đồng minh tháo chạy, chương 12,13
  3. ^ a b Frank Snepp, Decent Interval, Penguin Books Ltd. 1980, tr. 298
  4. ^ Báo Tuổi Trẻ, Kỳ 4: Kế hoạch bí mật từ dinh tổng thống, 29/04/2006 truy cập được đến ngày 7/12/2007
  5. ^ a b c d e f Báo Tuổi Trẻ, Ông Thiệu đã chuyển 16 tấn vàng sang Mỹ?, 26/04/2006 truy cập được đến ngày 7/12/2007
  6. ^ Frank Snepp, Decent Interval, Penguin Books Ltd. 1980, tr. 342-343.
  7. ^ Sau khi Sài Gòn sụp đổ, CIA nhận được tin tình báo rằng từ đầu tháng 4, phe Cộng sản đã liên lạc với Nguyễn Văn Hảo, đề nghị ông tìm cách giữ không để 16 tấn vàng bị đem ra khỏi Việt Nam,
    Frank Snepp, tr. 334
  8. ^ a b Frank Snepp, Decent Interval, Penguin Books Ltd. 1980, tr. 334.
  9. ^ a b Báo Tuổi Trẻ Vàng đổi chủ, 30/04/2006
  10. ^ Tuy nhiên, chưa tìm thấy tài liệu do ông viết hoặc nói gì về sự thật này trong suốt hơn 30 năm trong khi ông Thiệu bị tiếng là chiếm của công, mang vàng ra nước ngoài.
  11. ^ a b Báo Tuổi Trẻ, Kỳ cuối: Người giữ chìa khóa kho vàng, 01/05/2006
  12. ^ a b c BBC Việt ngữ, Anh ra hồ sơ về ông Nguyễn Văn Thiệu, 29/12/2005.
  13. ^ Văn Tiến Dũng, Đại thắng mùa xuân, Chương 15: Giờ tàn của địch.
    Trích: “Cho đến ngày 26 tháng 4, khi Thiệu và gia đình hắn đem 16 tấn vàng bạc, đô la, của cải vội vã chạy sang Đài Loan…
  14. ^ Việt Báo Thứ Bảy, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu & Công Lao Của Một Vị Tướng, 10/6/2001
  15. ^ Tên và tác giả cuốn sách không được nói đến trong nội dung bài báo.
  16. ^ a b Lê Công Định, Câu chuyện Nguyễn Văn Thiệu “đánh cắp” 16 tấn vàng đã kết thúc, BBC Việt ngữ, 30/5/2006
  17. ^ Báo Thanh niên, Người “buôn tiền” thành bộ trưởng – Kỳ 1: Trở lại câu chuyện 16 tấn vàng ngày 30/4/1975


Nguồn: Wikipedia
THEO DÒNG SỰ KIỆN:
  1. Hoàng Sa, Trường Sa thời VNCH
  2. Chuyện một người Chiến binh trong cuộc chiến Bắc Nam: Thiếu Tá Nguyễn Văn Sơn
  3. Những kỷ niệm với lá cờ vàng.
  4. Đi qua thời vàng, đỏ
  5. Từ thời cơ vàng đến thảm họa đen
  6. Chuyện con gà trống ưa gáy vang
http://www.danchimviet.info/archives/7778

***
THEO DÒNG SỰ KIỆN:
  1. 37 năm bị “bịt miệng” trên “xứ sở tự do”[2]
  2. 37 năm bị “bịt miệng” trên “xứ sở tự do”[1]
  3. Mồm ngang miệng dọc, thâm độc vô cùng
  4. Miệng như… loài Sản
  5. Báo An Ninh Thế Giới: Bịa đặt dối trá để đàn áp bịt miệng?
  6. Miệng quan đã vậy, thế còn miệng vua?