Từ khi có đảng cộng sản xuất hiện và cướp chính quyền, những người Việt Nam yêu nước và lương thiện hầu như không có chỗ đứng trên đất nước.
Lẽ phải và sự thật lịch sử theo đà phát triển của lực lượng cộng sản ngày càng bị khuynh đảo, bôi xóa, tiếm đoạt để chỉ còn thứ lịch sử của đảng cộng sản làm ra. Thảm hại hơn là trong lúc đó vì ảnh hưởng tuyên truyền của cộng sản và mặt khác, một nhóm người vì muốn đem lại chánh nghĩa cho việc truất phế Vua Bảo Đại với khẩu hiệu ” bài phong đả thực “, đã làm cho những người Việt Nam không cộng sản quên hoặc phủ nhận một số sự kiện lịch sử, điều này dỉ nhiên, đã góp thêm phần củng cố ” tính tất yếu lịch sử ” cho vai trò của cộng sản cướp chánh quyền để làm cộng sản trên cả nước.
Trong những cái quên đó, có thể kể ra hai cái quên hay phủ nhận cực kỳ thảm hại cho lịch sử dân tộc, đó là Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 11 tháng 3 năm 1945 và Chiếu Thoái vị ngày 25 tháng 8 năm 1945 tại Ngọ môn đài của Hoàng Đế Bảo Đại. Ý nghĩa của hai văn kiện lịch sử này rất đáng được trân trọng vì giá trị lịch sử to lớn của nó.
Nay, sau khi cái ồn ào rỗng tuếch về ngày “Lễ Độc lập 2 tháng 9 ” ở Hà nội đã lắng đọng, chúng tôi muốn nhắc lại Chiếu Thoái vị của Hoàng Đế Bảo Đại .
Đại Hiến chương Anh
Người ta biết qua “Đại Hiến chương của Anh”, tức “La Grande Charte” hay “Magna Carta Libertatum” như một sự kiện quan trọng về quyền lợi của dân được nhà vua tôn trọng.
Khái niệm khởi đầu cho chế độ pháp trị ở Âu châu. Nhưng thật ra, dân ở đây chưa phải là người dân tay lấm chân bùn, thợ thuyền lao động như ngày nay ta biết, mà là tấng lớp chư hầu của nhà vua. Tức các ông Hoàng bà Chúa, những nhà quí tộc. Những người này mới được gọi là thần dân và mới có tài sản.
Đại Hiến chương là một bản văn gồm 63 điều do tầng lớp chư hầu tranh thủ được ở nhà vua “Jean sans Terre” ngày 15 tháng 6 năm 1215 sau một cuộc nội chiến ngắn, quân phiến loạn chiếm lấy được thành phố Luân-đôn. Các chư hầu bất mãn những đòi hỏi thái quá của nhà vua về nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ tài chánh.
Bản “Đại Hiến chương về những quyền Tự do của Anh” bảo đảm quyền tự do cá nhân. Nó giới hạn sự chuyên quyền của nhà vua và thiết lập quyền an ninh nhân thân thành luật để ngăn cản sự bắt bớ bỏ tù một cách tùy tiện. Bản văn thiết lập sự kiểm soát thuế vụ do Đại Hội đồng của Triều đình đảm trách.
Đại Hiến chương được làm mới lại suốt thời Trung cổ và qua suốt hai thế kỷ XVII và XVIII. Tới đầu thế kỷ XIX, một số điều khoản được hủy bỏ trong luật của Anh.
Ảnh hưởng của Đại Hiến chương ra ngoài nước Anh, có thể nhận thấy ở bản Hiến pháp Huê kỳ và bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền.
Hiến pháp của các quốc gia theo “common law ” đều chịu ảnh hưởng Đại Hiến chương nên bản văn do đó trở thành một tài liệu về luật pháp quan trọng hơn hết trong lịch sử dân chủ ngày nay. Nhứt là nó đánh dấu một Nhà nước chuyên chế bước qua một Nhà nước pháp trị chỉ do quyền hạn của nhà vua bị giới hạn.
Về tầm vóc, bản Đại Hiến chương chỉ giới hạn quyền lực của nhà vua để nhờ đó những quyền lợi của lớp chư hầu được tôn trọng mà trở thành một bản văn lịch sử mở ra chế độ dân chủ Âu châu. Tính vĩ đại của bản văn không ở tự thân của bản văn mà do con người đã biết đánh giá bản văn, biết khai thác giá trị bản văn và biết đề cao và bảo vệ nó, trân quí nó.
Chiếu thoái vị của Hoàng Đế Bảo Đại
Về tầm vóc, có thể nói Chiếu thoái vị của Hoàng Đế Bảo Đại lớn hơn nhiều. Ngài đánh đổi ngai vàng gần 400 năm của Triều Nguyễn với tư cách “Công dân một nước Độc lập”. Và Ngài làm Công dân cho tới ngày cuối đời, kể cả lúc trở lại Chánh quyền thành lập “Quốc gia Việt Nam”.
Có giá trị lớn về sự mất mát và tinh thần chấm dứt chế độ quân chủ để thật sự mở ra một đất nước Độc lập, Dân chủ .
Nhựt đảo chính Pháp tại Đông Dương ngày 9.3.1945. Bảo Đại tiếp thu nền độc lập của Viêt Nam từ Nhựt với nhận định chính đáng: “Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên Bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó mọi việc ” (Le Dragon d’Annam, Plon, Paris, 1980), tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã ký với Pháp trước đây và thành lập Chánh phủ Trần Trọng Kim ngày 16.4.1945 để thể hiện một Việt Nam độc lập.
Nhựt hoàng đầu hàng vô điều kiện ngày 15.8.1945, Thủ tướng Trần Trọng Kim từ chức. Hai hôm sau, ngày 17 tháng 8, Việt Minh biến cuộc biểu tình của 20.000 người được Tổng hội Công chức phát động trước Nhà Hát Lớn Hà Nội để ủng hộ Chính phủ Trần Trọng Kim thành một cuộc biểu tình tuần hành đòi Độc lập. Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện, với vài tên cộng sản cầm súng bắn chí choét chỉ thiên. Thế là ngày 19 tháng 8,Việt Minh huênh hoang tuyên bố cướp chính quyền trong một “cuộc binh biến” mà chúng gọi là “Cách Mạng Tháng Tám”, “Cách mạng mùa Thu” hay “Tổng Khởi Nghĩa”.
Vua Bảo Đại công bố ngày 25 tháng 8 năm 1945 Chiếu thoái vị, chính thức chấm dứt Nhà Nguyễn và chế độ quân chủ ở Việt Nam. Bản Tuyên ngôn được vua Bảo Đại soạn với sự trợ giúp của hoàng thân Vĩnh Cẩn trong đêm 22 tháng 8, 1945 tại điện Kiến Trung, hoàng thành Huế. Sáng hôm sau, khi đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận đến cung điện để tiếp thu bàn giao, lúc đầu Bảo Đại đưa bản Tuyên ngôn cho Trần Huy Liệu. Nhưng Trần Huy Liệu hội ý với Cù Huy Cận và tâu với Bảo Đại rằng:
“Thưa Hoàng thượng, nhân danh dân tộc Việt Nam, chúng tôi nhận bản văn này rất nhẹ nhàng, không câu nệ. Nhưng, chúng tôi kính xin Hoàng thượng cho tổ chức một buổi lễ vắn tắt, trong đó xin Hoàng thượng công khai tuyên bố cho mọi người biết.”
Theo lời yêu cầu của Trần Huy Liệu, Đại diện Chánh phủ Dân chủ Cộng hòa ở Hà Nội, chiều ngày 25 tháng 8, 1945, Bảo Đại mặc trào phục và đọc bản Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp vội vã trước cửa Ngọ Môn (sđd), như sau:
Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam,
Vì nền độc lập của Việt Nam,
Để đạt hai mục đích ấy, Trẫm tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước mong rằng sự hy sinh của Trẫm đem lại lợi ích cho Tổ quốc.
Nhận định rằng sự đoàn kết của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần thiết cho Tổ quốc chúng ta, ngày 23 tháng 8, Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân dân ta là: Ở giờ phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết.
Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào sau hỗn loạn đau thương, thì chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng.
Trẫm không thể không ngậm ngùi khi nghĩ đến các tiên đế đã chiến đấu trên bốn trăm năm để mở mang bờ cõi từ Thuận Hóa đến Hà Tiên. Trẫm không khỏi tiếc hận là trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm không thể làm gì đem lại lợi ích đáng kể cho đất nước.
Mặc dù vậy, và vững mạnh trong sự tin tưởng của mình, Trẫm đã quyết định thoái vị, và Trẫm trao quyền cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa.
Trước khi từ giã ngai vàng, Trẫm chỉ có ba điều muốn nói:
–Thứ nhứt: Trẫm yêu cầu tân chính phủ phải giữ gìn lăng tẩm và miếu mạo của hoàng gia.
–Thứ hai: Trẫm yêu cầu tân chính phủ lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe nhóm, các đoàn thể đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo cùng đường hướng dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia vào sự kiến thiết đất nước, và chứng tỏ rằng tân chế độ đã được xây dựng trên tình đoàn kết dứt khoát của toàn thể nhân dân.
–Thứ ba: Trẫm yêu cầu tất cả các đảng phái, các phe nhóm, tất cả các tầng lớp xã hội cũng như toàn thể hoàng gia phải đoàn kết chặt chẽ để hậu thuẫn vô điều kiện cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa, hầu củng cố nền độc lập quốc gia.
Riêng về phần Trẫm, trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm đã trải qua bao nhiêu cay đắng. Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị.
Từ nay Trẫm lấy làm sung sướng được là dân tự do, trong một nước độc lập. Trẫm không để cho bất cứ ai được lợi dụng danh nghĩa Trẫm, hay danh nghĩa hoàng gia để gieo rắc sự chia rẽ trong đồng bào của chúng ta.
Việt Nam độc lập muôn năm,
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm,
Huế, điện Kiến Trung ngày 25 tháng 8 năm 1945.
Theo hồi ký của Bảo Đại (sđd), bản tuyên ngôn được đọc trong sự yên lặng hoàn toàn. Mọi người có mặt trong buổi lễ đều ngẩn ngơ, bàng hoàng:
“Tôi quan sát các khán giả hàng đầu. Tất cả các vẻ mặt đều tỏ vẻ ngạc nhiên cùng cực. Nam và nữ đều ngẩn ngơ. Bản tuyên ngôn thoái vị của tôi như tiếng sét đánh xuống ngang đầu họ. Họ lặng người đi.
Trong một bầu không khí bực dọc, tôi trao nhanh ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho Trần Huy Liệu, mà chính ông ta cũng có cảm tưởng như tự trên mây rơi xuống. Trong khi tôi hồi cung, đám đông tan rã, không một tiếng kêu”.
Thế mà Nguyễn Minh Triết trong Lễ 2/9/2010 dám tuyên bố: “Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là thắng lợi của trí tuệ, bản lĩnh và tinh thần đấu tranh quật cường của toàn thể dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng; là sự lựa chọn của chính nhân dân dân Việt Nam của lịch sử dân tộc Việt Nam …”.
Lực lượng võ trang của Hồ Chí Minh lúc đó được mấy ngoe, đánh với ai? Nên nói lại cho rõ ” Hồ Chí Minh chỉ cướp Chánh quyền của Chánh phủ Trần Trọng Kim sau khi Cụ từ nhiệm”. Tức Việt minh vào ngôi nhà, cửa đã mở sẳn mà chụp lấy đồ đạc.
Qua Chiếu thoái vị, ai cũng thấy Hoàng Đế Bảo Đại quả thật là người yêu nước và lương thiện. Suốt thời gian ở ngai vàng và qua làm Quốc trưởng, Ngài giữ được hai bàn tay không dấy máu của dân. Nên Ngài mất thanh thản với tuổi thọ 84, an táng ở Paris.
Phái đoàn Đại diện Chánh phủ Hồ Chí Minh ở Hà Nội, qua cách tiếp nhận Chiếu thoái vị ở Hoàng Đế Bảo Đại, mặc nhiên đã long trọng cam kết chấp hành những yêu cầu của Hoàng Đế. Nhưng họ đã lật lọng. Vì người cộng sản chỉ có mục tiêu, chớ không có vấn đề đạo đức lương thiện. Mục tiêu của họ là cướp giựt Chánh quyền cho bằng được để thực thi chế độ cộng sản mà Hồ Chí Minh đã nhận lãnh vai trò ở Staline và Mao-trạch-đông.
Nhưng người Việt Nam chân chính, lương thiện, tức không cộng sản, phải biết trân quí bản văn thoái vị của Hoàng Đế Bảo Đại vì giá trị to lớn lịch sử dân tộc. Lịch sử không có dối trá. Lịch sử là công bằng.
© Nguyễn Văn Trần
© Đàn Chim Việt
THEO DÒNG SỰ KIỆN:
- Những mảng tối trong “Ngôi nhà Việt“
- Những ngày tháng không quên
- Những nghề nghiệp “kinh dị” nhất trong lịch sử loài người
- Những nghịch lý lịch sử của thế kỷ 20 và hành trình đi tìm tính chính thống lịch sử ở thế kỷ 21[2]
- Những nghịch lý lịch sử của thế kỷ 20 và hành trình đi tìm tính chính thống lịch sử ở thế kỷ 21[1]
- Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử
***
7-28-2012 Theo Cung Menh Nuoc Noi Troi
http://www.youtube.com/watch?v=jW8n_scawXg&feature=plcp va nhieu video ND Thanh theo cung menh nuoc
http://www.youtube.com/results?search_query=Theo+Cung+Menh+Nuoc+Noi+Troi+voi+Ngoc+Dan+Thanh+&oq=Theo+Cung+Menh+Nuoc+Noi+Troi+voi+Ngoc+Dan+Thanh+&gs_l=youtube-reduced.12..0i19.631642.631642.0.633516.1.1.0.0.0.0.256.256.2-1.1.0...0.0...1ac.BFRQb7kjM3c
search_Theo Cung Menh Nuoc Noi Troi
The chien II den 75
http://www.youtube.com/watch?v=5kF-9vXACmk
- Đập tan các huyền thoại về Chiến tranh Việt Nam
-Tìm hiểu Sự thật lịch sử : 1940-46
- 55 Năm sau nhìn lại: Cách mạng hay cướp chính quyền