Saturday, 1 September 2012

Du học sinh Việt Nam - Một thế hệ “vượt biên” thời hiện đại

1-9-12
Paulo Thành NguyễnSau “hiệp định Geneve” hàng triệu người, đa số là người Công giáo, rời khỏi miền Bắc VN năm 1954 theo chương trình Passage to Freedom (Con đường đến Tự Do). Tính đến giữa năm 1954 và 1956, trên 1 triệu người đã di cư từ Bắc vào Nam, trong đó có khoảng 800.000 người Công giáo, tức khoảng 2/3 số người Công giáo ở miền Bắc đã bỏ vào miền Nam.
Theo tuần báo Time, những người di cư vào miền Nam, đặc biệt những người Công giáo Việt Nam, cho rằng họ đã bị đàn áp tôn giáo dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều người thật sự ra đi vì lý do kinh tế và chính trị: họ là những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản không có cảm tình với chính phủ Cộng sản. Một số người là nạn nhân của cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, bị lấy mất tài sản nên phải bỏ ra đi. 
Biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến hai miền Bắc-Nam chấm dứt. Chế độ Việt Nam Cộng hòa thua trận với hậu quả hai đợt di dân lớn từ Việt Nam đến Hoa Kỳ và các nước Tây phương.
Năm 1977 bắt đầu đợt thứ hai khi phong trào vượt biển tỵ nạn kéo dài cho đến giữa thập niên 1980.
Tiếp đến vào năm 1990 các chương trình đoàn tụ đón tù cải tạo, con lai, tái định cư cho đến nay.
Tổng cộng các đợt di dân lịch sử này tính riêng tại Mỹ hiện là 1.223.736 người. (theo Wikimedia)
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đi lịch sử này bắt đầu từ việc người dân miền nam lo sợ chính quyền Cộng sản trả thù sau ngày 30/4/1975. Một phần vì đời sống kinh tế khó khăn và phần lớn bởi chính sách hà khắc của chính phủ lúc bấy giờ đã đẩy số lượng lớn con người rời bỏ quê hương.
Nhưng đến hôm nay, sự ra đi đó vẫn tiếp diễn…
Theo thống kê của Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD&ĐT), nước ta hiện có trên 100.000 du học sinh (DHS) theo học tại 49 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều nhất là Úc (khoảng 25.000 người). Xếp thứ nhì là Mỹ (14.888 người), kế tiếp là Trung Quốc (12.500), Singapore (7.000), Anh (6.000), Pháp (5.540), Nga (5.000), Nhật Bản (3.500). Trong đó khoảng 90% đi học bằng kinh phí tự túc.
Đa số DHS sau khi tốt nghiệp đều tìm cách định cư tại nước sở tại vì điều kiện làm việc và môi trường sống ở nước ngoài. Nhiều DHS không muốn về Việt Nam vì không có cơ hội phát triển và xã hội ẩn chứa quá nhiều rủi ro về các vấn nạn xã hội, một phần vì thích môi trường sống tự do ở các nước Tư bản.
Nếu vượt biên chính thức ngày trước bằng cách “mua bãi” với 6 lượng vàng thì du học ngày nay cần chứng minh tài chính và khả năng chi trả học phí, ăn ở trung bình khoảng 30,000 USD/ năm.
Nếu sự ra đi ngày trước vì lo sợ trả thù, vì cái đói của thể xác thì sự ra đi của một bộ phận thế hệ hôm nay là sự chạy trốn cái nghèo đói về kiến thức và vươn đến sự tự do trong tư tưởng, tự do sáng tạo.
Việc chấp nhận cho con cái du học đồng nghĩa với việc chấp nhận xa lìa con cái như cảnh ly tán ngày trước của rất nhiều gia đình. Chỉ khác là điều kiện liên lạc và phương tiện đi lại hôm nay thuận tiện hơn, nhưng rõ ràng sự chia ly là không ai muốn và càng không muốn làm một người tha hương...
Tuy sự so sánh trên có phần khập khểnh nhưng nhìn chung sự ra đi cũng bởi hy vọng tìm một nguồn kiến thức tốt hơn, môi trường làm việc tốt hơn, môi trường sống thông thoáng hơn hay đơn giản chỉ để tự do hơn...
Một vị giáo người Nga trong một giai thoại về cuộc triễn lãm nghệ thuật “con cá” nói :
"Con cá là một sinh vật. Là một sinh vật, nó chỉ có thể sống trong môi trường nước, chứ không thể sống bằng khái niệm "nước". Người Nga chúng ta cũng như vậy. Là những con người, chúng ta chỉ có thể sống được trong một môi trường với các mối quan hệ xã hội và tự nhiên cụ thể, chứ không thể sống được bằng khái niệm "chủ nghĩa xã hội". (FB Nguyên Hưng)
Người Việt Nam chúng ta cũng như con cá đó!
Chúng ta không thể "hòa hợp dân tộc" bằng khái niệm khi luôn tồn tại bóng ma “thế lực thù địch”.
Chúng ta không thể phát triển khả năng sáng tạo trong khái niệm tư duy một chiều.
Chúng ta không thể phát triển nhân trí khi bỏ mặc tình hình đất nước cho khái niệm " Đảng và nhà nước lo".
Chúng ta không thể phát triển đạo đức khi chỉ dựa theo khái niệm "tấm gương đạo đức" của người khác.
Và rõ ràng chúng ta đã không thể sống đúng nghĩa là một con người bằng khái niệm “ xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Sự rời bỏ của thế hệ trước từ năm 1954 cho đến hôm nay là minh chứng rõ nhất cho sự sống trong cái khái niệm gọi là "thiên đường xã hội chủ nghĩa". Xa hơn, nó còn là dấu hiệu cái chết của một dân tộc...
Thuyền nhân vượt biên
29.8.2012
http://danlambaovn.blogspot.com/2012/08/du-hoc-sinh-viet-nam-mot-he-vuot-bien.html#more 

***
  • Tomlee204
    viet cho "kevodanh"
    Lịch sử sắp sang trang, kẻ ác cũng đã bắt đầu xâu xé nhau rồi đấy. Hãy đứng thẳng vươn vai Phù Đổng diệt kẻ nội thù,ngoại xâm xây dựng một Việt Nam mới Tự Do  Công Bằng- Đừng bi quan,chán nản. Hăng hái lên em.

  • Hồ Y HánG!!!
    wow, bạn kiếm đâu ra được hình chiếc thuyền giống chiếc thuyền minh đi vượt biên thế, chiếc thuyền mình đi cách mặt nước hơn một gang tay từ lỗ nước chảy ra, thuyền của mình đi hơn 5 ngày đêm, và bị bảo hơn 2 ngày thì được tàu Mỹ vớt đưa vào dàn khoan của Indonesia, lúc gặp bão cũng may thuyền của mình được tính toán trước nếu bị hư máy thì căng buồm lên đi tiếp nên thuyền ngụy trang 2 càng đi te để làm cột buồm dài từ đầu ra gần cuối và ở giữa thuyền đã làm sẵn lỗ và cáp lắp cho cột buồm đứng chắc chắn, khi gặp bão thì lấy buồm cột kín từ đầu phủ xuống nguyên cabin và cột chặt vào những lỗ cho nước chảy ra trên khoang của thuyền, thuyền lúc ấy chạy trên biển như đi lên núi và xuống núi của những con sóng bạc trắng, lúc ấy chỉ biết đóng theo sóng mà chạy vì nếu không thì thuyền sẽ lật và chìm, và thuyền đã nhiều lần chui thẳng qua nhừng con sóng to mà chạy, những lúc như vậy ai cũng tưởng là chết rồi, và trên thuyền mình đi đa số là người công giáo và ai cũng đọc kinh cầu nguyện, còn mình thì ban đêm nghe được tiếng em bé khóc và mình đi tìm khắp cả thuyền thì không có em bé nào cả, lúc ấy mình có nghe một bà trong thuyền ngồi trong cabin cầu nguyền cả đêm và mình có hỏi có biết tiếng em bé khóc ở đâu không thì bà ấy nghe và chỉ cầu nguyện và không nói gì nhiều sợ sẽ làm cho mọi người thêm hoảng loạn. mình xuống cầm thùng vuông có quai ngang đứng tát nước khi cái máy bơm nước ra bị hư mà cũng phải chết lịm người không còn biết mệt là gì nữa khi nước đứng gần tới đầu gối mà vẫn phải đi qua cơn bão và khoang máy thì càng nhìn vào ban đêm càng sợ vì nó đỏ lên nhìn sợ lắm, chỉ sợ máy bị hư là coi như mọi người sẽ chết ngay, hành trình đi vượt biên của mình còn nhiều chuyện để kể lắm, để kể lắm, lúc ấy mình chỉ mới 13 tuổi đi trên biển có mình không bị say sóng nên việc trên thuyền mình được giao công từ lái cho tới phân phát đồ ăn cho tới nước uống và xuống khoang máy đổ dầu là lúc mình nhìn cái máy chạy liên tục không ngừng mà sợ không dám lên nói cho ai nghe chỉ nói cho người thuyền trưởng và người thợ máy nghe thôi, vị họ cũng bị say sóng nằm hết, cái hải bàn cũng lạ lắm khi có bão nó nổi bọt bên trong làm tưởng nó bị hư hay bị vấn đề mất định hướng
    hiển thị ít hơn

  • Hồ Y HánG!!!
    thuyền của mình mà được chụp hình thì chắc nhìn sợ lắm người thì kín hết từ trên khoang cho tới trên cabin và bên trong tới sau khoang máy luôn, không ai được đi lại nhiều nếu có chuyện gì phải nói cho biết trước không được tự ý đi để giữ cho thuyền được thăng bằng không bị nghiêng bất ngờ sẽ bị lật ngay nếu bị hoảng loạn, mình nhớ nhiều trạng thái nguy hiểm nhất không biết diễn tả sao cho đúng khi lúc mới rời bến và nguy hiểm nhất là quyết định của chủ tàu và thuyến trưởng. vì lúc đó là mọi người cùng chung 1 số phận sống chết đều như nhau và nhìn cảnh hoảng loạn tâm thần và những tiếng khóc không hiểu được, chỉ những ai có đi qua những giây phút sống quyết liệt với tử thần luôn nhìn ngó không buông tha và cảm nghĩ của người sẽ bị tội phản quốc và có thể bị bắn bất cứ lúc nào

  • BGM
    Trước đây vài năm rồi, ai đó đã sử dụng cụm từ "tị nạn du học"

  • Tony Nguyen
    Prof. Vo Tong Xuan (rice expert) used the word "ti nan giao duc" (similar to yours) in an interview by BBC Vietnamese 2009.

  • Tử Bình
     Thưa Bác yes ,
    Prof. Vo Tong Xuan (rice expert) used the word "ti nan giao duc" (similar to yours) in an interview by BBC Vietnamese 2009.
     
    đó là tị nạn kinh tế ấy . Bác có đọc tờ nhật trình Guardian chưa . Trường đại học Metropolitan bị phạt vì lấy sinh viên ngoại vào Anh quốc vì tiền học , các sinh viên ngoại không đi học mà đi làm Cu Li ấy.

  • Le Quoc Trinh

    Làn sóng di cư đầu
    tiên 1954

    Ít ai thử ngồi lại tính nhẩm một bài toán tỷ lệ thuận như
    sau:

    "Nếu dựa trên yêu cầu của khối Cộng Sản quốc tế (Liên
    Xô và TQ) năm 1954: rằng chính quyền CS Hà Nội phải thực thi chiến dịch CCRĐ
    thủ tiêu ít nhất 5% số người dân miền Bắc, liệt vào thành phần tiểu tư sản Trí,
    Phú, Địa, Hào ...thì có ít nhất 50000 người Bắc di cư đã bị thanh toán trong số
    một triệu người di cư vào Nam 1954. Có nghĩa rằng chính phủ Ngô Đình Diệm và
    hải quân Hoa Kỳ đã có công cứu mạng hàng chục ngàn người dân miền Bắc thời
    đó".

    Có ai lên tiếng cám on ông Diệm và HK chưa ?

  • Tử Bình
     Thưa Bác Le Quoc Trinh ,
    dạ thưa Bác zồi ạ , ông tướng bự đả mời ông Diệm và ông Nhu về đất Chúa, mấy ông tướng còn được thưởng mấy bó đô la đấy.


  • Le Quoc Trinh
     Nghe giọng lưỡi ông bạn tử Bình, tôi đoán chừng đây là một loại CAM đặc biệt đưoc cử vào Diễn Đàn để bảo vệ Đảng và Nhà Nước XHCN đây.
    Ông bạn có can đảm hãy trả lời những câu hỏi sau:
    1)- Trong lịch sử thời đại phong kiến 4000 năm văn hiến, có triều đại nào đã nhẫn tâm ra tay thanh toán, thủ tiêu hàng trăm ngàn thường dân vô tội như thời CCRD 1953-1956 không ?
    2)- Có triều đại phong kiến nào mà vua quan đồng lòng ký công hàm bán nước nhượng chủ quyền biển đảo cho giặc ngoại xâm không, mà chẳng hề qua đấu tranh kháng chiến nào cả, xem công hàm bán nước PVD 1958 ?
    3)- Có triều đại nào nhẫn tâm xua đuổi hàng triệu người dân lên đênh trên biển cả, di tản để tránh hoạ Cộng Sản không (1975-1985)?
    4)- Có vị vua nào nhắm mắt, bịt tai ngồi nhìn ngư dân VN bị quân giặc phương Bắc uy hiếp, cướp tàu, bắn giết trong hải phận VN (HS-TS,1974-2012)?

  • Tử Bình
     Thưa Bác Le Quoc Trinh ,
    Bác viết thì cứ viết nhá , đừng chụp mủ nhá . Bác học nghề chụp mủ của ai vậy. Bác chụp mủ cháu không được đâu nhá vì trên đầu cháu đả có nón cối , mủ tai bèo , nón lá, nón ushanka . Hết chổ cho Bác chụp rồi .
    Cháu trả nhời cho Bác như sau :
    1)  Cải cách ruộng đất 1953-1956 : số dân chết nhiều . So với nạn đói ất dậu 1944-1945 thì có đến  400.000 đến 2 triệu người dân chết đói.
    2) Năm 1956 đài loan chiếm đảo Ba đình , sao không nghe chính phủ đệ nhất và đệ nhị cộng hòa nhắc gì cả .
    3) Chương trình bài trừ người Hoa tại Việt Nam . Ngày cả miền Bắc cháu , người Hoa Hải Phòng , Nam định , Hà Nội bị đuổi . Chúng qua Hải Nam rồi tới Hồng Không tị nạn .
    4) Bác có đọc Tôn Tẩn Binh Thư chưa ạ , tiếng ngoại gọi là The Art of War của Sun Tzu . Cháu mạn phép lập lại cho Bác nghe : " Biết người biết ta trăm trận thắng ", đứng ra gào thét có ai nghe . Nước nào trên thế giới củng buôn bán với TQ . Mỷ là con nợ của TQ . Bác gào thét với củ khoa à . Bác chưởi có ai nghe không ạ.
    hiển thị ít hơn

  • Guest
    Bạn đừng trả lời những người như vậy, họ chỉ có 1 câu trong đầu: ăn cây nào rào cây đó bất chấp thủ đoạn, đạo đức, liêm sỹ. bạn cứ hỏi cái giáo dục cơ bản của họ từ đâu mà có, cơ sở nhân sinh quan là gì thì họ trả lời không được và nói loanh quanh thôi

  • GAC
    Bác TB này được nhồi bao nhiêu thì ho ra bấy nhiêu thôi bác ạ. hỏi nữa bác ấy lại bảo ông Thiệu ăn cắp 16 tấn vàng bây giờ.

  • Tử Bình
     Thưa Bác ,
    chúa khắng định rằng ông NVT không có lấy vàng đem theo . Nhưng
    - Cái cập da của ông Diệm và ông Nhu lúc bị bắt ở nhà thờ cha Tam , ai lấy vậy . Bác biết không .

  • Khach
    Làn sóng thứ 4 : Sinh viên du học sau khi có quốc tịch Mỹ ,Úc sẽ bảo lãnh gia đình .
    SVDH ngày nay không còn khổ sở như ngày trước , cũng không còn dựa vào tài chính gia đình như ngày trước mà họ dựa vào cộng đồng Việt Nam tại các nước sở tại .
    Đối với những sinh viên không có thân nhân tại các nước mà họ muốn đến thì họ cần phải cố gắng nhiều hơn . Sau đây là một số lời khuyên cho các bạn muốn du học mà không có thân nhân :
    1./ Bạn cần để dành bên VN tối thiểu 3 ngàn đô .
    2./ Bạn cần vào google để tìm học " bằng viết lái xe"( Ví dụ : Texas Drivers Handbook ) ở tiểu bang mà bạn muốn đến du học . Hãy học trước handbook này bên VN Vì đây là điều quan trọng hàng đầu đối với bạn . Bạn cần phải đi thi và có ngay " bằng viết lái xe" thì Người ta mới có thể giúp cho bạn tập lái xe được . Việc học lái xe chỉ mất đúng một tuần - Tập vào ban đêm ở các bãi parking rộng ,đèn sáng là đủ ; bạn không nên đạp chân ga ,chỉ giữ chân thắng và tập bẻ lái trong 2 ngày đầu tập .
    3./ Bạn nên tìm một ngôi chùa Việt Nam ,nơi cộng đồng VN sinh hoạt rất mạnh để xin được tá túc 1 tuần đến 10 ngày . Những ngày đầu tiên bạn sẽ đi xe bus đến đại học , vào ĐH bạn sẽ gặp rất Đông sinh viên VN ,họ sẽ giúp bạn tìm một chỗ share phòng khoảng 200-300 đô / tháng .
    4./ Bạn vào trang craigslist ở thành phố bạn học ( Ví dụ : www.houston.craigslist.org/cta... ) để tìm mua mọt chiếc xe cũ khoảng 1500-2000 đô là chạy được . Các hiệu xe cũ nên mua là Subaru , Camry , Corolla , Civic , Acura integra , Nissan maxima . Khi mua xe ,bạn nên chạy thử xe ít nhất 50 miles để xem xe có bị " nổi đèn vàng " trong lúc đang chạy không , nếu có bạn ghé vào cửa tiệm bán phụ Tùng xe có tên là Autozone hoặc Oreilly ... Họ sẽ kiểm tra xe miễn phí cho bạn và nói cho bạn biết xe bị lỗi gì .
    5./ Sau 2 tuần đầu tiên theo chỉ dẫn trên ,bạn sẽ có được bằng lái và một chiếc xe để chạy .tiếp theo là bạn nên vào các chợ ,nhà hàng Việt tìm một công việc phụ giúp sau giờ học để nhận tiền mặt ....
    Một tin vui cho bạn là : sinh viên ở Mỹ có người 40-50 tuổi là chuyện rất bình thường .
    Nói chung là tôi ủng hộ SV Việt Nam du học .
    hiển thị ít hơn

  • Khach
    Tôi quên tính tiền học phí cầm cự mấy tháng đầu học ESOL . => Bạn cần tối thiểu 10 ngàn đô để du học .

  • Henkinhthien
    Thật thú vị, em đang muốn du học, nhưng gia cảnh không thoải mái, có lẽ cần cố gắng nhiều, cảm ơn tiền bối!

  • Khach
    Nếu bạn quá 22 tuổi bạn sẽ phải du học thạc sỹ ,tôi khuyên bạn nên chọn ngành quản trị kinh doanh . Một dịch vụ du học tốt bên VN sẽ tư vấn cho bạn . Đừng hỏi tôi tại sao phải chọn ngành này , tôi đi trước nên tôi hiểu con đường dẫn đến thành công một cách ngắn nhất và chắc chắn nhất .Bạn bắt buộc phải học lại tiếng Anh ở ĐH gọi là 5 lớp ESL mất tổng cộng 2 năm rưỡi ,bạn bắt buộc phải học lại từ level 1 dù tiếng Anh bên VN của bạn là rất khá . Vừa học xong semester đầu tiên ở ĐH bạn phải chuyển sang các trường cao đẳng để tiếp tục học ESL nhằm giảm học phí rất đáng kể , lại vừa có chỗ đậu xe thoải mái cho bạn . Muốn được điều mày bạn Cần 1 người Việt đứng ra bảo trợ bạn về Tài chính . Bạn hãy viết lên một tờ giấy dán ở các chợ VN để nhận dạy kèm tư gia miễn phí . Bạn dạy con cái người ta học mỗi ngày 1 tiếng , tuần 3 ngày thì tôi nghĩ ai cũng sẽ vui lòng bảo trợ cho bạn và sẽ hơn thế nữa .
    Một điều bạn Cần biết là tất cả các khu thương mại trên khắp nước Mỹ đều có tiệm Nail của người Việt nơi mà bạn có thể hỏi về chợ , nhà hàng , chùa Việt ở đâu ; và đặc biệt là các chủ tiệm Nail người Việt rất muốn một người dạy kèm cho con cái của họ vì họ không có thời gian .
    Một điều quan trọng khác như đã nhắc ở trên là chiếc xe là cái chân của bạn cho nên bạn phải tự biết sửa và bảo trì , việc này không có gì khó khăn ! Quan trọng là bạn vào google tìm free service manuals download của nó xuống laptop , xong bạn ra tiệm Autozone mua 1 cây torque wrench (khoảng 20 đô)để siết ốc cho đúng lực
    và đừng quên mua thêm chai xịt mấy con ốc sét trước khi mở gọi là chai wd-40 rust spray ...Tôi và các bạn cùng phòng đã tự thay timing belt , head gasket , thắng .... Cho các loại xe tôi list bên trên trước đây , vì lúc ấy chúng tôi không có đủ tiền mang xe ta tiệm .
    hiển thị ít hơn

  • Henkinhthien
    Dạ cảm ơn anh, tôi sẽ ghi nhớ và làm theo, hi vọng sẽ sớm
    đi  được.

  • Khach
    Mục tiêu nhỏ nhoi của tôi là mở một hãng phay tiện nơi tôi đã sinh ra nhưng để thực hiện được nó tôi phải đánh một vòng khá dài qua con đường du học nhưng tôi thấy có ý nghĩa vì kiến thức và kinh nghiệm mà mình học và tích lũy dần ....đặc biệt là mạng lưới bạn bè kỹ thuật của mình ngày một trưởng thành và mở rộng .
    Gì thì gì , không dẹp được cộng sản thì mọi mơ ước của Người Việt đều vô nghĩa .
    Tạm biệt các bạn nhé .Xin chúc mọi người cuối tuần an lành .

  • Phuonguyen

    Sự rời bỏ của thế hệ trước từ năm 1954 cho đến hôm nay là minh chứng rõ nhất cho sự sống trong cái khái niệm gọi là "thiên đường xã hội chủ nghĩa". Xa hơn, nó còn là dấu hiệu cái chết của một dân tộc...Tác giả Paulo Thành Nguyễn đã dừng lại tại điểm này khiến cho người đọc có phần "cụt hứng" vì xem ra tác giả còn có thể khai triển thêm nhiều chi tiết nữa liên quan tới sự "vượt biên có chiếu khán" này. Mong tác giả post thêm các luận đìểm mới.

  • Guest
     Ác quỷ đội lốt người ở VN

  • Tử Bình
     Kính thưa  Bác  Paulo Thành Nguyễn ,
    cháu hỏi Bác Paulo nhá :
    - Bác có phải đạo dòng không
    - Người công giáo Việt chiếm bao nhiêu phần trăm dân số Việt Nam
    - Từ năm 1956 đến năm 1974 có bao nhiêu sinh viên miền Nam đi du học rồi sau đó ở lại nước mình học vì lý do gì .

  • HỒ CHÍNH MI
    Người ta dù có bị mù thì cũng chỉ là mù mắt . Ông bạn đã mù mắt mà trí cũng bị mù luôn nữa , rỏ khổ cho ông bạn

  • Dân Mỹ gốc Việt
    trả lời cho cháu Tử Bình: Trước năm 1975 sinh viên miền Nam đi du học rồi ở lại nước họ học vì lý do cá nhân và đa số họ muốn trở về VN NHƯNG ngày 30-4-1975 ĐÃ CẢN HỌ VỀ LẠI VN không phải trong đầu óc của họ có tính toán như số du học hiện này của nước chxhcn VN. Gia đình tôi có 4 người chị bên Ngoại và 5 người chị bên Nội đều du học bằng tiền túi của Cha Mẹ họ, do họ tằn tiện và do gia tài dòng tộc để lại chớ không phải vơ vét tham nhũng nhé cháu. Họ học ra trường và đinh trở về NHƯNG ngày khốn nạn 30-4-1975 đã CẢN ĐƯỜNG đấy cháu ạ. Đã nói là cháu còn "non dạ" lắm nên không biết gì đừng làm việc "bới móc" bài chủ nửa nhé.

  • Tử Bình
     Cụ Dân Mỹ gốc Việt ơi,
    thế là Bác giàu đấy , Bác có ăn có mặc đấy. Mấy đứa cháu của cháu , chúng đi bằng học bổng của ngoại ra trường , nghe nói là trường Po ở Ba Lê rồi ở luôn ở ngoại , không về .
    đi năm sáu ra trường năm bảy ngăm , 19 năm , sau mà học nhang thế .
    cháu cám ơn Cụ

  • Lục Bình
     cùng Dân Mỹ gốc Việt.
    bỡi "không biết gì " như bạn nói nên Tử Bình mới hỏi, nếu biết ai hỏi làm gì phải không? Chỉ có điều là hỏi NGU hay hỏi KHÔN (vặt) mà thôi.

  • Ke_vodanh989
    ước gì mình cũng một lần dược ra di dược hít thỡ không khí tự do 1 ngày rồi chết cũng dược ở dất nước này chướng tai gai mắt quá mà không làm gì dược chót sinh lầm trên 1 dất nước cộng sản thì xem như dã uỗng phí cuộc dời rồi tiếc là dời người chĩ có 1 lần không thễ làm lại  dược .....tôi hận

  • Viet1232
    Mất đi một ngày trên mãnh đất Miền Nam tự do là nuối tiếc thiên thu,
    Chưa bao giờ được thở  một luồng không khí của thế giới tự do là uổng phí cả cuộc đờiTự do là một thứ quyền thiêng liêng mà tạo hóa ban tặng cho con ngườiNó không phải vàng bạc....nhưng quý hơn vạn lần, NHƯNG  -Tự do không cho không.- Tự do phải đấu tranh để giữ lấy.

  • 9xSaigon Thu gọn lại
     " Đừng tiếc nữa , can chi mà khóc mãi ! Dậy mà đi , núi sông đang chờ !!! "
    Tặng bạn bài hát :
    DẬY MÀ ĐI - FREEDOM FOR VIETNAM

    http://www.youtube.com/watch?v...

No comments:

Post a Comment