Wednesday, 5 September 2012

Hồi ký của GS Nguyễn Đăng Mạnh và nhận xét về đất và người xứ Nghệ

Nguyen Luan
28-02-2009, 12:16 PM
Tôi có đọc toàn bộ 302 trang hồi ký gồm: 26 chương và phần kết luận của GS Nguyễn Đăng Mạnh. Tôi nêu trích dẫn của GS viết về người và đất Nghệ an để các bạn cùng diễn đàn tham khảo.

Trích dẫn.

...Tôi ở Nghệ An khá lâu, từ 1960 đến 1968. Có một điều lạ là, một mặt tôi thấy người Nghệ Tĩnh có nhiều đức tính rất quý. Ở nhà dân nhiều, tôi thấy họ thật thà, trung thực, cần cù. Tôn sư trọng đạo có lẽ là một truyền thống của Nghệ Tĩnh ( tôi không nói truyền thống của dân tộc Việt Nam). Vì đây là đất Nho giáo rất thịnh. Họ rất quý các thầy giáo.

Chúng tôi ăn cơm ở bếp tập thể, nhưng thường lấy về nhà ăn. Nhà chủ thường cung kính đem lên cho thầy giáo vài món ăn thêm, đặt vào khay, bưng tới thày. Mở ra thì là mấy con dế mèn rán hoặc đĩa nhút thế thôi. Nhưng tôi hiểu tấm lòng của họ rất quý thầy. Tôi cũng có mấy người bạn thân quê Nghệ Tĩnh, như Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Duy Bình, …

Tuy vậy tôi vẫn không sao có cảm tình đối với người Nghệ Tĩnh nói chung, nhất là loại cán bộ. Hoàng Ngọc Hiến quê Hà Tĩnh, nhưng từ nhỏ sống ở Nam Định. Có lẽ vì thế mà anh có cái nhìn khách quan đối với quê hương mình chăng? Anh định nghĩa:

“ Người Nghệ Tĩnh cái gì cũng biết, trừ hạnh phúc.”

Tôi thì cho rằng dân Nghệ Tĩnh sống quá khắc khổ và có một ý chí rất quyết liệt. Họ đã muốn gì thì phải tranh đoạt bằng được. Và quá tự hào, tự phụ về quê hương mình. Cãi nhau với người Nghệ Tĩnh là dại. Vì họ tự cho là đúng nhất, giỏi giang nhất và vì thế cãi đến cùng, lý sự đến cùng, căng thẳng, quyết liệt đến cùng, khiến đối phương mệt quá, đành phải bỏ cuộc.

Dân Nghệ Tĩnh nói chung có tật hay khoe khoang. Khoe tài, khoe giỏi, khoe quê hương cái gì cũng nhất, từ chính trị đến văn hoá nghệ thuật. Ở đâu, trên xe lửa, trong ôtô bus, hay ở những cuộc gặp mặt đông người nào đó, tiếng Nghệ Tĩnh cứ oang oang như muốn lấn át tất cả … Nghe nói Vũ Ngọc Khánh có in một cuốn sách tập hợp những bài viết về mình, đặt tên là “ Sao Khuê ngàn Hống”. Đúng là một biểu hiện lộ liễu của tính cách huênh hoang Nghệ Tĩnh.

Nghệ Tĩnh xem ra là vùng đất độc tôn của đạo Nho. Phật giáo không sao phát triển được. Tôi để ý, ở đây có rất nhiều đền miếu nhưng rất ít chùa. Cả thành phố Vinh chỉ có một ngôi chùa Sư nữ và chùa này không được địa phương coi trọng. Các nhà sư trụ trì chùa Sư nữ đã phàn nàn với tôi như vậy.

Có một lần, khi tôi đã chuyển ra Hà Nội rồi, nhưng được trường Đại học sư phạm Vinh mời vào dạy giúp. Tôi nhớ lúc ấy đang mùa hè và ở sân động Vinh có cuộc đấu bóng giữa Việt Nam và Cu ba, gọi là đá bóng quốc tế. Một học sinh cũ mua cho tôi một vé vào xem. Anh nói, trận đấu bắt đầu từ một giờ rưỡi chiều, nhưng phải đến từ 11 giờ trưa mới có chỗ ngồi. Đến muộn chỗ đứng cũng không có. Tôi không nghe, vì biết sân vận động Vinh hồi ấy rất thô sơ, mái che không có, chỗ đi toalét cũng không. Mà trời nắng nóng thế này! Anh học trò đành nhân nhượng, nhưng anh nói, dù sao cũng phải đến sớm. Chúng tôi đến vào khoảng 1 giờ chiều. Quả là chỗ đứng cũng phải chen chúc nhau rất chật vật. Vì người ta cứ bán vé bừa bãi. Gần đến giờ đấu, thấy người vào quá đông, anh gác cửa sân vận động bèn đóng cửa lại. Thế là hò hét,gào thét. Nguy hiểm nhất là từ ngoài cứ ném đá vào. Công an phải ra sức dẹp mới yên. Vào đến sân vận động, tôi thấy có một điều rất lạ là nhiều đàn bà, con gái đã chiếm được chỗ ngồi hẳn hoi. Chắc là họ đến sớm lắm. Nhưng trông bộ dạng không có gì là văn minh cả. Hình như phần lớn lại là dân lao động hay buôn bán rau cỏ gì đó. Vì có người đem theo cả thúng mủng, quang gánh. Chẳng lẽ đàn bà Nghệ An lại văn minh hơn cả phụ nữ phương Tây ? Đàn bà phương Tây cũng không ham xem đá bóng đến thế. Tôi nghĩ bụng thế và lấy làm khó hiểu.
Nhưng tôi đã nhầm. Trận đấu diễn ra được độ mười phút thì thấy họ lục tục kéo ra. Phải nói đi ra còn khó hơn đi vào. Vì phải chen lấn quyết liệt. Nhưng đã quyết thì phải ra bằng được, dù có phải bước qua đầu, qua vai người ta. Và thế là chửi nhau, đánh nhau, không ai chịu ai. Tưởng đá bóng quốc tế hay ho thế nào nên phải vào sớm để chiếm chỗ, té ra chẳng ra quái gì, chỉ là tranh giành nhau trái bóng! Thế là phải ra thôi và họ quyết ra bằng được. Đấy, dân Nghệ Tĩnh là như thế đấy.

Ở Đại học sư phạm Hà Nội có hai ngôi nhà năm tầng dành cho các gia đình cán bộ công nhân viên, gọi là nhà B2, B3, gần kề sân vận động. Sáng sớm các thầy giáo thường ra đó tập thể dục. Tập thì ít mà nói chuyện thì nhiều. Tôi bèn đem câu chuyện trên kia ra kể. Nhiều anh người Nghệ Tĩnh lấy làm khó chịu. Có anh nói với tôi nửa đùa nửa thật:

“ Này Nghệ Tĩnh là quê cụ Hồ đấy, đừng có láo!”

Tôi trả miếng ngay: “ Ông có biết vì sao cụ Hồ vĩ đại không? Vì cụ đã bỏ Nghệ Tĩnh mà đi, đi rất xa và rất lâu. Nếu ở lại Nghệ Tĩnh có khi chỉ trở thành một ông đồ gàn. Đấy bà chị, ông anh của cụ Hồ là thế đấy! Các danh nhân Việt Nam quê Nghệ Tĩnh xưa nay đều thế cả, như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…”

Năm 1961, vợ tôi cùng vào Vinh với tôi, dạy ở trường cấp III Huỳnh Thúc Kháng. Đến năm 1965 thì đựơc ra Hà Nội bổ túc thêm về chuyên môn một năm. Nhân giặc Mỹ đánh phá miền Bắc, các tỉnh miền Trung thành túi bom, vợ tôi bèn xin ở lại Bắc, không trở lại Vinh nữa. Từ đó tôi luôn phải ra ra vào vào, đạp xe mỗi lần hơn ba trăm cây số ( xe cà tàng, đang đi có lần tụt cả pêđan, phải dắt bộ hàng chục cây số đến chỗ chữa), phần để đọc sách, phần để thăm gia đình. Nói chung làm khoa học mà ở tỉnh nhỏ rất khó phát huy khả năng. Đã thế chính sách cán bộ của Vinh lại hẹp hòi, nghiệt ngã kiểu “ cá gỗ”. Vì thế ngay những cán bộ quê Nghệ Tĩnh cũng chả muốn gắn bó với trường Vinh. Văn Như Cương, người nghệ An, có làm một bài nhại thơ cụ Hồ:

Thân thể ở trong Vinh
Tinh thần ở ngoài Vinh;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Thì phải chuồn cho nhanh.

Hoàng Ngọc Hiến xui tôi:

“ Muốn thoát khỏi Đại học sư phạm Vinh thì phải quậy phá. Cậu cứ đòi đi học tiếng Nga ở Hà Nội ( Đại học sư phạm ngoại ngữ) trước đã, sau đó sẽ hay. Năm 1968 tôi theo lời Hiến xin đi học. Năm sau (1969) thì Đại học sư phạm Vinh cho chuyển ra Hà Nội. Không biết có phải là do mẹo của Hiến không ?...
Nguyen Luan
28-02-2009, 12:25 PM
Theo tôi, đoạn viết này không phải không đúng hết, nhưng GS quá khắt khe và đòi hỏi cao đối với các vùng đất khắc nghiệt và địa linh nhân kiệt này.
fankien
28-02-2009, 12:43 PM
Đọc xong hơi lộn ruột nhưng không dám nói gì vì Giáo sư Mạnh nói đúng bản chất người mình. Nhiều khi mình tự tôn quá mà quên để ý xem người mình có những tật xấu gì. Có thể có những điều không đúng với tất cả người Nghệ, nhưng đúng với bản chất gốc Nghệ. Có những điều không chỉ có ở người Nghệ mà nó là tính cách Việt nói chung.

Nhưng mà tóm lại, thằng chả nói đúng! Nhưng đọc xong vẫn cứ thấy nổ đom đóm. Thế hệ ta nhận ra được mình thì sửa dần đi cho đỡ mang tiếng anh em nhỉ!
chan_doi_online
28-02-2009, 03:57 PM
ôi trời.dân nào mà chả có cái xấu cái tốt.cứ làm như mỗi dân mình xấu,nhưng cũng đúng xấu thật.
hachau
28-02-2009, 04:35 PM
Chê thì nghe, cái gì đúng thì tiếp thu cho tiến bộ. Người ta chê mình chứng tỏ người ta còn ưu ái và để ý đến mình. Nhưng chê và mỉa mai nó khác nhau. Hình như đây không chỉ chê mà còn mỉa mai nữa.
Sao người Nghệ không được oang oang nói giọng quê mình? Nguồn nước và khí hậu quyết định nhiều đến giọng nói mỗi vùng. Bản chất giọng Nghệ là oang oang, là khó nghe. Cứ thử sống ở đó vài đời xem giọng nói có còn ngọt ngào tế nhị nữa hay không?
Để ý thì thấy, dân vùng nào người ta cũng nói tiếng mẹ đẻ, có chỉnh cũng chỉnh một ít thôi. Đâu như dân Nghệ, nhiều người phải đổi hẳn giọng nói cho người nghe khỏi phải hỏi lại, khỏi phải nhăn mặt lắng nghe. Khổ chứ sung sướng gì đâu.
Người dân quê thì ở đâu mà chẳng thế. Đọc văn Nam Cao là thấy. Các O, các bà người Nghệ là cứ chất phác, không biết thì cứ bảo thẳng không biết. Đâu thể lặng lẽ chuồn về.
Còn chuyện đi xa đi ngái, chuyện vĩ đại hay không, cái đó không thể một câu là kết luận được. Cái chính là đất Nghệ khô cằn khắc nghiệt như thế, giọng nói Nghệ khó nghe như thế, người dân Nghệ căn tính tiểu nông là thế mà vẫn sinh ra và nuôi dưỡng được những người con có trí tuệ, có bản lĩnh để mà đi xa, mà làm nên sự nghiệp. Tự hào là nhìn từ góc độ đó, chứ dân nơi nào mà chẳng đi ra, chẳng vươn xa các thành phố lớn. Thế giới còn thế nữa là mình.
fankien
28-02-2009, 05:25 PM
Chê thì nghe, cái gì đúng thì tiếp thu cho tiến bộ. Người ta chê mình chứng tỏ người ta còn ưu ái và để ý đến mình. Nhưng chê và mỉa mai nó khác nhau. Hình như đây không chỉ chê mà còn mỉa mai nữa.
Sao người Nghệ không được oang oang nói giọng quê mình? Nguồn nước và khí hậu quyết định nhiều đến giọng nói mỗi vùng. Bản chất giọng Nghệ là oang oang, là khó nghe. Cứ thử sống ở đó vài đời xem giọng nói có còn ngọt ngào tế nhị nữa hay không?
Để ý thì thấy, dân vùng nào người ta cũng nói tiếng mẹ đẻ, có chỉnh cũng chỉnh một ít thôi. Đâu như dân Nghệ, nhiều người phải đổi hẳn giọng nói cho người nghe khỏi phải hỏi lại, khỏi phải nhăn mặt lắng nghe. Khổ chứ sung sướng gì đâu.


Cái câu nói của ông Mạnh khi nhắc đến các cô các bà người Nghệ ở trên ô tô cứ oang oang không phải là muốn chê cái giọng Nghệ nặng. Nếu thế thì đã không phải là trình của ông Mạnh. Cái chi tiết đó là một hỉnh ảnh ví von cho cái tính cách thích ồn ào và khoe khoang của người Nghệ mà ông í đang đề cập.

Còn tớ thì tớ đồng ý với ông Mạnh ở 1 điểm: Đất Nghệ sinh ra lắm người tài nhưng khó nuôi dưỡng được nhân tài. Có mấy người sinh ra ở đất Nghệ rồi nổi tiếng được trên chính đất Nghệ đâu. Toàn đi ra các nơi hết.

Đó là một đặc điểm của cái vùng đất khắc nghiệt và nghèo đói đã đành. Nhưng xét về chính sách, chế độ và cách đối xử với người tài thì đúng là đất Nghệ, người Nghệ cần xem xét lại chính mình.

Tớ thì thích nhìn mọi việc trong tính duy lý của nó. Cho nên tớ tự hào mình là người Nghệ. Tự hào được sinh ra ở đất Nghệ. Nhưng không vì thế mà tớ bỏ ngoài tai một cách bảo thủ những góp ý của người khác (thậm chí là mỉa mai, khích bác) về những thói xấu của người mình. Tất nhiên là những góp ý, mỉa mai đó phải trên tinh thần của cái sự đúng!
ABCD
28-02-2009, 05:45 PM
Phóng viên Thụy Khê có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Đăng Mạnh.

PV: Ông quan niệm thế nào về viết hồi ký?
"Tôi quan niệm viết hồi là một cái cách giải tỏa cho mình, mình có những hiểu biết, ý nghĩ và mình có trải nghiệm trong mình cả một đời nó chứa chấp trong lòng đến một lúc nào đấy tôi muốn trút nó ra, và tôi cho rằng đó cũng là nhu cầu tự thân của mình và đó cũng là một khoái thú, tôi cho rằng mọi cái khoái thú trên đời này là tự trút ra khỏi mình một gánh nặng nào đó... và trong thời điểm hiện nay tôi không muốn công bố"
Nguyen Luan
02-03-2009, 05:43 PM
đọc xong hơi lộn ruột nhưng không dám nói gì vì giáo sư Mạnh nói đúng bản chất người mình. Nhiều khi mình tự tôn quá mà quên để ý xem người mình có những tật xấu gì. Có thể có những điều không đúng với tất cả người nghệ, nhưng đúng với bản chất gốc nghệ. Có những điều không chỉ có ở người nghệ mà nó là tính cách việt nói chung.

Nhưng mà tóm lại, thằng chả nói đúng! Nhưng đọc xong vẫn cứ thấy nổ đom đóm. Thế hệ ta nhận ra được mình thì sửa dần đi cho đỡ mang tiếng anh em nhỉ!

Tôi thích nhận xét của Fankien.
vietnc
03-03-2009, 12:23 AM
Để em thêm mắm, thêm muối và thêm tí ớt vào cho nó xôm tụ. :nn:

----------------

Các ý kiến của GS Mạnh về người Nghệ bản thân em thấy vị GS này nói không có gì là sai cả. Câu nào cũng đúng. Mà hình như còn thiếu nhiều lắm. Nhất là những cái thói xấu. Tất nhiên đó chỉ là ý kiến của cá nhân ông ấy. Khen hay chê là quyền của ông ta. Thời gian ông ấy ở Nghệ cũng khá lâu, nên biết được nhiều và rõ về bản chất của người Nghệ.
Có lẽ chúng ta cần những người như ông ấy nhận xét sẽ khách quan hơn. Chúng ta xem, soi và ngẫm nghĩ, sửa được gì thì sửa. Nhưng có lẽ theo em thì rất khó sửa, vì chúng ta đã tôi luyện trong cái môi trường đó và thành bản chất rồi, những cái gì mà đã là bản chất thì khó thay đổi. Nói thì dễ, nhưng làm thì khó lắm lắm.

May ra chỉ khi chúng ta đi ra và có thế hệ F1, F1 có lẽ thay đổi được. Thật ra F1 lúc này không còn chảy trong huyết quản tính cách Nghệ như cha anh chúng nó nữa. Ặc ặc ! (Bớt đi một số cái xấu, nhưng không biết có thừa hưởng được tí mặt tốt nào của cha ông chúng nó không nhỉ ? Về mặt lý thuyết, con lai F1 chúng nó có thừa hưởng chứ ! he he !)

Thực ra ở đâu cũng có cái lý của nó. Đều là cái lý có chân cả

Đơn giản dễ hiểu thì chúng ta cứ coi tỉ dụ như món thịt chó.

Bắc kì thì cho rằng: bọn Nghệ nấu cái món chó như dở hơi, chó gì mà chó, chè chó chứ chẳng phải thịt chó.
Còn Nghệ thì cho rằng: Chó Bắc, chó gì mà chó dở hơi, ăn thì nhạt thếch nhạt phèo, chó của choa mới là chó ngon, chó đậm chó đà.

Thế đấy ! Đâu chẳng có cái lý, chỗ nào cái lý cũng đều có chân ! :gv:

----------
Nói về việc Nghệ Tĩnh là nơi độc tôn của Nho giáo, và Phật giáo rất khó mà phát triển được. Em xin có một số ngu ý như sau:

Để ý rằng thời phong kiến: Lý - Trần, đất Nghệ còn là đất chưa chịu nhiều giáo hóa của luật pháp triều đình trung ương. Là miền biên ải, giặc giã, loạn lạc và chiến tranh xảy ra liên miên. Người Nghệ lúc đó nhiều lúc còn theo cả Champa chống lại cả triều Lý Trần. Đến thời kì sau này thì Nghệ An, lại còn là chiến trường của nhiều cuộc nội chiến đẫm máu.

Một thực tế là: Người Nghệ chỉ tôn thờ những con người mà họ cho là anh hùng trong mắt họ - những con người xả thân vì đại nghĩa, bảo vệ biên cương tổ quốc, bảo vệ xóm làng, đem lại hạnh phúc và yên bình cho dân, thì chính những con người đó được thờ phụng. Các bác không tin cứ đi mà xem ở Nghệ An, những nơi thờ phụng đa số chỉ thờ các vị nhân thần. Những con người được nếu tên trong lịch sử.

Người Nghệ chỉ tôn thờ những con người thật, việc thật, tôn thờ và thờ phụng những con người xả thân vì cuộc sống của họ, chứ không tôn thờ những con người ở chỗ khác hay những con người không có thật. Tôn giáo của họ đó là thờ phụng tổ tiên và những người anh hùng xả thân vì cuộc sống của họ.

Thứ nữa, khi con người ta sống cái nơi mà thiên nhiên khắc nghiệt, thì con đường tiến thân và lập nghiệp không có con đường nào khác là học hành. Em cho rằng từ xưa với người Nghệ, học hành - đó là cái cứu cánh duy nhất nếu muốn thoát khỏi đói nghèo. Đó cũng là một yếu tố quan trọng giải thích cho ta biết vì sao mà Nho giáo phát triển.
vietnc
03-03-2009, 12:25 AM
Trước đây khi có những biến cuộc lớn của một vương triều nào đó, hay những cuộc xâm lăng từ phương Bắc tới, những vị quan lại, thân vương, những học giả thường tìm đường đi vào miền xa xôi, biên viễn của quốc gia Đại Việt để tìm cách hưng quốc, hưng triều. Khi họ đi vào chắc chắn đem theo cả bên mình tri thức. Tri thức đó không chỉ được truyền lại cho con cháu trong gia đình họ mà còn truyền cho cả những con người ưu tú bản xứ mà họ nhận làm môn đồ.

Phần lớn người Nghệ ngày nay nếu truy về gốc tích của tổ tiên và gia phả, đều thấy rằng, tổ tiên của chúng ta phần lớn là những vị quan lại, tướng tá của các vương triều vì biến cố của lịch sử mà chạy loạn vào miền trong (Nghệ). Đồ rằng khi mà quá nửa cuộc đời họ không phục hưng được cái mà họ cả đời nguyện đi theo thì thể nào họ cũng để lại cho con cháu một gia phong, một nền giáo dục tốt. Trong tâm khảm của họ, của tùy tùng và con cháu có lẽ con đường học hành là con đường tốt nhất để quay trở lại đồng bằng sông Hồng để lấy lại những vị thế mà họ đã mất. Chả thế mà ngày nay vẫn thường nghe những câu tếu táo của dân ta rằng:

“Ai vô xứ Nghệ thì vô
Còn choa thì cứ thủ đô choa ngồi “

Có lẽ đó cũng là một trong những lý do để Nho giáo phát triển. !


Còn Phật giáo ?

Theo ngu ý của em, thờ Phật thì chỉ thích hợp với những vùng miền lắm nghi lễ, nghi thức với những quy tắc mô phạm như Bắc Kì. Những nơi mà chịu sự cương tỏa và bị kiềm chế mạnh bởi luật lệ của triều đình trung ương. Mà luật lệ của triều đình trung ương thời đó là gì, đó là làm sao mà giáo hóa nhân dân, chế ngự được nhân dân thôi. Rứa thì cứ tôn giáo mà dùng. Phật pháp hướng cho con người ta tới điều thiện, làm những việc thiện, không nổi loạn. Ôi ! Cái này mà sử dụng vào việc cai trị dân gian thì chẳng còn gì bằng. Mị dân là một công cụ rất tốt cho việc cai trị !

Nhưng mà khổ lắm, người xứ trong ta, xưa nay vẫn nổi tiếng là dân cứng đấu ương ngạnh. Những thành phần chống, bất mãn với triều đình, những con người khởi đầu cho cuộc nổi loạn quy mô lớn, bạo loạn chống lại triều đình, hoặc chống ngoại xâm, đều thấy đây là miền đất thánh để lập căn cứ ! rứa thì quên đi cái việc giáo hóa các thành phần này nhé !
Ngoài ra những cái gọi là ơn mưa móc của triều đình mấy khi được phân phát đến cái miền biên viễn của Đại Việt xưa. Luật pháp của triều đình do vậy cũng lỏng lẻo hơn ở cái xứ chó ăn đá gà ăn sỏi này.

Một mảnh đất mà suốt ngày giặc giã, chiến tranh liên miên. Những cái thành phần ương ngạnh, cứng cổ cứng đầu, lắm chữ chạy vào đây hết. Cái gọi là Phật pháp đó khó mà có đất sống trong tâm tưởng của các thành phần này.

Phật pháp không phục hưng được một vương triều, phật pháp không giúp họ chống lại được kẻ địch, phật pháp không bảo vệ và đem lại lợi ích cho họ. Rứa thì đừng có nói đến Phật giáo ở nơi đây. !
vietnc
03-03-2009, 12:26 AM
Có một lần em xem chương trình “Chiếc nón kì diệu” cách đây độ mấy năm rồi, hồi đấy đồng chí Long Vũ môi trều đang dẫn chương trình có đưa ra một câu hỏi cho những người chơi rằng:

- Tứ Bất Tử của người Việt là những ai ?

Và câu trả lời là: Tản Viên, Liễu Hạnh, Chử Đồng Tử - Tiên Dung, Phù Đổng.

Em thì em cho rằng: Khái niệm Tứ Bất Tử là của người Bắc Kì chứ chẳng mấy khi có trong tiềm thức của người miền trong (cụ thể ở đây là xứ Nghệ). Em không có ý gì phỉ báng các vị Tứ Bất Tử cả, nhưng rõ ràng khái niệm Tứ Bất Tử không có trong tiềm thức của người xứ Nghệ ! Tất nhiên là khi nói đến Tản Viên, Phù Đổng thì người Việt có ai là không biết. Có những khái niệm nghe có vẻ văn hoa, và tưởng chừng như là đã tồn tại lâu đời lắm rồi, người ta áp đặt cái khái niệm đó cho một vùng miền mà trong tiềm thức người xứ đó không có thì cũng là tự huyễn hoặc.!
Cứ cho là đối với người Nghệ có biết về khái niệm Tứ Bất Tử đi, thì đối với họ Tứ Bất Tử không quan trọng lắm và cũng không đến mức tôn sùng như ở Bắc Kì ! Vì thế ít khi họ thờ phụng Tứ Bất Tử cũng như đạo Phật.

Giả dụ đạo Phật có thời phát triển ở vùng này đi nữa thì chỉ là thời xa xưa, xưa lắm lắm rồi. Ngày nay cũng không còn tồn tại nữa, vì một vài lý do như đã nói như trên.
Ngoài ra, theo em biết thời xưa ở vùng Đô Lương, triều Lý có vương tử Lý Nhật Quang đi đánh dẹp Champa, khi ông ở lại trấn thủ và lập hành dinh ở đó, vùng này có rất nhiều đền chùa miếu mạo được lập nên. Nhưng cho đến ngày nay, chỉ còn là các địa danh và rất ít di tích. Tất nhiên một phần sự mất mát và lụi tàn này ngoài yếu tố không khoái Phật của người Nghệ còn phải kể đến chiến tranh liên miên, thời gian và một phần là ý thức của con người nữa.

Phú quý thì người ta sinh ra lễ nghĩa. Cái vùng chó ăn đá gà ăn sỏi, thiên nhiên khắc nghiệt này, miếng ăn còn phải chạy bữa, chiến tranh giặc giã liên miên không lo bảo vệ lấy cái thân thì còn đâu thời gian mà nghĩ đến mấy cái việc đó.

Cái vùng đất như quê em. Phật pháp không giúp cho chúng em tránh được loạn lạc, phật pháp không giúp chúng em mùa màng bội thu, phật pháp không giúp cho chúng em mưa thuận gió hòa, phật pháp không giúp chúng em tránh được giặc giã.

Khi nào chúng em no, chúng em đủ, chúng em giàu có, lúc đó chúng em sẽ có Phật pháp!

Chúng em cần chủ nghĩa hiện thực ! He he !

Quê em nằm giữa 2 con sông, mùa mưa nước ngập trắng đồng, lũ lụt thì cứ gọi là cơm bữa. Phật chẳng giúp gì cho dân làng quê em cả. Thôi thì chúng em cố mà kiếm đi dăm ba chữ.

Kinh đô trời mới có đái vài trộ, ngập cho vài bữa, dân tình, quan lại triều đình đã điêu dứng la oai oái như bị thiến mất chim. Còn quê em chúng em, chỉ là cái chuyện cơm bữa ở huyện. Nước ngập nóc nhà, người ngợm, trâu bò quê em lội bum bủm, bĩ bõm dãi dầu cả tháng trời. Phải tự lo lấy cái thân, chứ đợi ơn mưa móc ban xuống có mà bọn em chết phình nang trướng cổ ra rồi.

“Học cho giỏi mau cút khỏi đất này “ nhiều lúc nghe có vẻ chua chát và nó ăn cháo đá bát đối với quê hương làm sao ấy, nhưng chẳng có con đường nào khác để mà ngoi lên.

Nho giáo đập chết Phật giáo ở đất này là đúng thôi. He he !


Vote 5* cho Nho giáo, khi nào em giàu, em sẽ vote thêm 5* nữa cho Phật giáo. Khà khà !
-----------
Ngu ý ! ngu ý ! Rông dài vài chữ, các bác đừng chém em ! hix !
Tuy nhiên có chém thì em cũng chả sợ. Đợi khi nào rảnh em lại vác bàn phím vô đây chém gió tiếp về các ý khác của bác Đăng Mạnh. :smk:

Không ai viết thì để em vô viết, gọi là tào lao ấy mà.
Bác Luân chủ topic, và người nào mê văn thơ của em :th3:thì phải vote cho em để em còn có hứng gõ tiếp bàn phím. Đa tạ ! Đa tạ ! :gh:
fankien
03-03-2009, 12:55 AM
Thì vốt cho lão sướng!

Về cơ bản thì là có lý. Tuy nhiên một số diễn giải mới chỉ xuất phát từ quan điểm và cách nhìn nhận của cá nhân. Một vài chỗ còn hơi nặng về suy diễn. Tuy nhiên cái công phu tỉ mỉ ngồi gõ được chừng ấy chữ thì em phục. Coi như là một tấm lòng mênh mang trời biển với quê hương zị!

Vốt! Vốt!
hachau
03-03-2009, 10:39 AM
Bác vietnc gửi bài viết trên đến ông Mạnh được đấy. Đạo Nho lấn đạo Phật thì đó là đặc trưng của vùng, sao cứ phải ngược lại. Với người Nghệ, Phật là phật ở trong tâm(điều này ai cho là ngụy biện cũng được, nhưng ai bảo người Nghệ không thương người- điểm cốt yếu của đạo Phật).
Mà còn nữa, ông ấy ghét nhất là "loại cán bộ", vậy mà đưa ra ví dụ điển hình toàn là "dân đen". Thực ra lòng tự tôn đối với quê hương chỉ thái quá khi cứ bám vào quê mà vênh mặt lên cãi cùn, mà huênh hoang với thiên hạ. Chỉ loại mà ông ấy ghét mới đúng là tự tôn thái quá, chứ người dân thì cùng lắm "ừ, bà tui quê Bác Hồ đó" chứ đấu khẩu sao được với các ông ấy. Vậy mà ông ấy cứ nói từ các bà các o nhà mình mà thương.
Đã nói thẳng thì sao không nói thẳng luôn.
Ai cũng cho rằng chính sách Nghệ Tĩnh ko giữ chân và phát triển được người tài, từ thời Nguyễn Du , Bác Hồ rồi, vậy mà đến thế hệ chúng ta vẫn phải nói lại. Đó là lí do chính đáng để "bỏ xứ ra đi", rồi thế hệ sau chúng ta cũng thế.
Em thì em phục cái tài và dám của bác Trương Đình Tuyển. Ở Nghệ hay ngoài Nghệ bác ấy cũng làm nên chuyện.
Nguyen Luan
03-03-2009, 01:36 PM
Không biết GS Mạnh có đọc được các ý kiến của các "học sĩ" quê Nhút mình không. Có khi ông đọc được các ý kiến này trình độ văn hóa về vùng miền và lý luận phê bình văn học của GS được tăng điểm.
Tuy nhiên phải nói cụ Mạnh thật xuất sắc và nhận xét dí dỏm. Thế hệ trẻ chúng ta không nên buồn bực vì những ý đó.
Hàng ngàn năm nữa dân Nghệ vẫn là dân Nghệ. Vẫn oang oang, vẫn quyết tâm ra đi và chỉ trở lại quê khi thành "danh" và vẫn là những "Sao Khuê Ngàn hống" mới. Không thể thay đổi được khí chất con người do khí hậu và địa lý tạo ra. Có chăng chỉ là sự hiệu chỉnh cá thể, cục bộ để hòa nhập và tồn tại tại một vùng đất khác. Có phải không các bạn?
vietnc
04-03-2009, 01:44 PM
Bác nào muốn xem đầy đủ thì vô đây down ạ:

http://www.mediafire.com/?mmmwms3ggoz

Về nhận xét người Nghệ thì đọc từ trang 47.
vietnc
04-03-2009, 04:32 PM
Em đọc cái cuốn hồi kí của GS Mạnh.

Nói chung là cũng tự tâng bôc bản thân nhiều, với lại cũng hay chê bai đồng nghiệp. Mần chi thì mần chứ mà chê bai đồng nghiệp là nỏ có ổn tí mô :cl:

Thứ nữa, ông này thuộc lớp sĩ phu Bắc Hà, mà cái bọn sĩ phu Bắc Hà không ưa kẻ sĩ miền trong thì đúng thôi.

Nói gì thì nói, cái phần nhận xét về người Nghệ, tính cách Nghệ nhiều hơn hẳn (dài hơn) so với người xứ Thanh. Có lẽ trong tâm trí cụ GS này, phải có một cái ấn tượng và suy nghĩ nào đó thì ông ấy mới bỏ thời gian công sức ra để viết về dân mình như thế. Còn nếu dân mình mà đều là ba cái loại ba lăng nhăng đầu trộm đuôi cướp thì ổng chả để ý nhận xét làm gì cho nhiều như vậy ! :cl:

Em cứ tỷ dụ như là có khi cụ ấy nghĩ: Để tao tìm hiểu xem cái bọn Nghệ này xem nó như thế nào, mà người ta cứ rùm beng như thế nhỉ ?!.

Tìm hiểu nhiều thì tất nhiên cụ ấy viết ra như thế thôi. Mà chắc cụ này bị cụ nào trong mình chơi khăm nên mới nghiệt ngã như thế. Chứ thực ra cụ Mạnh vẫn có bạn thân là người Nghệ cơ mà. Hè he ! :nn:

Ông ấy càng nhận xét nhiều về dân mình (dù tốt hay xấu đi) thì càng tốt. Phải có một cái gì đó đặc biệt thì người ta mới bỏ công tìm hiểu và nhận xét về mình như vậy chứ nhỉ !:smk:

Già rồi, các cụ không biết mần chi thì ngẫm nghĩ lại cuộc đời, viết lách tí cho nói xôm tụ.
fankien
04-03-2009, 04:54 PM
Thứ nhất là nếu không tranh thủ dịp mà chưởi cho sướng mồm thì lão đã không dùng cái thể loại hồi ký ni để mà thể hiện (xin nhớ cái vụ con mẹ Lê Vân dùng hồi ký để bôi tro trát trấu vào mặt bố mẹ).

Thứ hai, thày Vịt cứ ngồi đó mà tự sướng đi.

Thứ ba, để lý giải được cái ni thì phải có một chút hiểu biết về tình hình làng văn (cụ thể là giới nghiên cứu,phê bình văn học). Lão Mạnh nói riêng và trong nghiên cứu phê bình nói chung, luôn có hai phe. Một phe là các nhà nghiên cứu chủ yếu là người Nghệ. Một phe là các vị khác. Hai phe này luôn kỳ thị nhau, có dịp là chưởi nhau, dìm nhau tận bùn thì thôi. Bản chất của người Việt nó thế. Một thằng tài thì lừng lẫy, tung hoành. Nhưng hai thằng tài mà ở gần nhau là chắc chắn đánh nhau to.

Nói tóm lại là hai phe ni không ưa chi chắc! Mà trong làng nghiên cứu phê bình văn học, thì người Nghệ lại chiếm phần đa (ngay như cái khoa Văn của trường Tổng Hợp lừng lẫy ngày xưa - nay là khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ của trường Nhân văn- thì người Nghệ vẫn chiếm phần đa. Đến nỗi mà trong trường phong cho khoa đó là khoa Văn... Nghệ).

Có lẽ đó là lý do quan trọng nhất để lão Mạnh vừa có phần ghét cay ghét đắng người Nghệ, vừa có cái chi đó ấm ức, hằn học bấy lâu nên giờ có dịp bung ra, tung ra cho sướng mồm (khi còn làm việc thì lão không thể chưởi như thế, vì nếu đi chưởi đổng kiểu đó thì lão thành con mệ hàng cá).

Dừ hỏi chuyện một số người nghiên cứu phê bình văn học có tiếng, trong câu chuyện mà nhắc đến vài người trong số những "kẻ thù" của họ là họ sửng cồ lên liền.

Còn nhớ cách đây gần 1 năm, một thằng bạn nhờ tui làm 1 đôi câu đối để mừng thọ cụ Hà Minh Đức, mình làm xong thì bảo hắn là gọi điện cho một cụ ở khoa Văn học hỏi xem sửa thế đã ổn chưa. Thằng chả lọ mọ bấm điện thoại gọi cho cụ này, vừa nghe xong, cụ hỏi tặng ai, hắn bảo tặng Giáo sư Hà Minh Đức, cụ kia vặc ngay: Câu đối của anh thì chỉnh rồi, nhưng xin đừng nhắc tên thằng khốn nạn Hà Minh Đức trước mặt tôi.

Nhắc lại chuyện này để chứng minh thêm cho cái ý trên của tui, rằng trong giới nghiên cứu và phê bình văn học, có hai phe vốn không ưa chi nhau. Và một trong hai phe đó là của những nhà nghiên cứu phê bình người Nghệ.(Ở miền Bắc, các nhà nghiên cứu phê bình văn học nổi tiếng và có tài tập trung hầu hết ở hai nơi: Khoa Ngữ văn của ĐH Sư Phạm HN và Khoa Ngôn ngữ và khoa Văn học của ĐHKHXH&NV HN).

Cho nên cái sự ghét cay ghét đắng người Nghệ để mà vạch lá tìm sâu, để mà bêu cho hết cái xấu hòng thống khoái cái miệng của giáo sư Mạnh có phần hiểu được.

Mà suy cho cùng thì ở bất kỳ môi trường nào, ở bất kỳ công việc và chuyên ngành nào, bao giờ cũng có hai phe đối lập nhau, đấu đá, "đánh nhau", thậm chí ganh ghét nhau. (cái nơi tôi đang nghiên cứu và làm việc là 1 ví dụ điển hình - hic, chỉ khổ thân trẻ con).
Nguyen Luan
05-03-2009, 10:44 AM
Các bạn phân tích thật chí lý. Mình muốn bổ sung 1 chút: Nếu còn 59 tuổi chắc GS chẳng viết hồi ký, nay cụ gần 80 rồi nên chả cheo cho vui. Hình như có ông "Cá gỘ" nào đó chơi cho cụ một cái đau nên ...dai, phải tội cụ phê bình hay, dí dỏm song chưa phải toàn tài, cụ chỉ là FANXIFAN nhưng còn nhiều HIMALAYA khác nên quyết không công bố (bị ai chơi xỏ công bố trộm). Nếu GS công bố chắc không yên được với vong hồn các cụ tiền bối được cụ nêu danh trong hồi ký. Như Fankien viết: Hồi ký của một ông nổi đình nổi đám như GS Mạnh viết về đất và người xứ Nghệ nhiều như vậy (dù tốt hay xấu) thì mình cũng tự hào, một tự hào tưởng chừng dở hơi nhưng có lý. Theo tôi GS là người được anh em mình nhớ đến nhiều và mong Cụ phân tích bổ sung thêm khí chất, tính cách "khác người" khác của dân Nghệ để trở thành nhà "Nghệ học"
ABCD
05-03-2009, 01:57 PM
Thôi các bác ạ, trong năm nay cánh nhà báo lại có đề tài để viết về Giáo Sư Mạnh thôi mà, ít nhứt là viết về 1 Cây đa, cây Đề, cây sầu đâu... trong làng văn học hưởng thọ, an táng tại nghĩa trang... híc híc
Âu cũnglà cái liễn. Thôi, mình ăn cây nào thì nên rào cây đấy.
Hôn nay xem lại trên Wikipedia không còn "Thương hiệu" Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh
ThanhDinh
27-03-2009, 11:26 PM
Tui đã gặp GS Mạnh cả trước và sau khi hồi ký đưa lên mạng. Những gì GS nói đến không phải là không có (nếu không muốn nói là thật rất nhiều). Và nói là những thói xấu hay sai lầm thì đó không phải là của một người nên thạt khó phân xử. Phần lớn trí thức tiến bộ thì chấp nhận đó là một hạn chế mang tính thời đại, chưa xuất hiện những nhân vật có thể thay đổi. Và dẫn đến vấn đề đó cả một thế hệ trí thức đều có phần trách nhiệm. Họ đã góp phần xây dựng nên xã hội đó cơ mà. Ông Mạnh cũng vậy, ông đã góp phần đào tạo một lượng không ít các trí thức đang ra sức đi tiếp những sai lầm đó thôi. Nhiều trí thức không ủng hộ nhưng không phản đối GS Mạnh vì họ thấy đó là một phần sự thật. Nhưng nói ra để giải quyết vấn đề gì trong khi đang có quá nhiều vấn đề cần giải quyết hơn.....
Nguyen Luan
01-06-2009, 07:38 AM
Thuợng đế mới bắt các cán bộ các địa phuơng bỏ vào vạc dầu để trị tội tham nhũng, sau một thời gian, thuợng đế sai thiên lôi lại kiểm tra thì còn đúng 03 sếp của Nghệ an. Thiên Lôi thấy thế tuởng quân Nghệ quân tử không thèm lên nên đứng lại nhìn và thấy:

- Các Sếp Nghệ an, bất kỳ ai bò lên gần miệng lỗ lại bị nguời ở dưới lôi xuống, cứ lần luợt như thế nên cuối cùng không ai lên đuợc.

Hoá ra dân các tỉnh đã nguời này đỡ nguời kia, rồi nguời kia lại kéo nguòi này nên lên hết rồi
Sông Giăng
04-07-2009, 10:18 PM
Thôi các bác ạ, trong năm nay cánh nhà báo lại có đề tài để viết về Giáo Sư Mạnh thôi mà, ít nhứt là viết về 1 Cây đa, cây Đề, cây sầu đâu... trong làng văn học hưởng thọ, an táng tại nghĩa trang... híc híc
Âu cũnglà cái liễn. Thôi, mình ăn cây nào thì nên rào cây đấy.
Hôn nay xem lại trên Wikipedia không còn "Thương hiệu" Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh

Bạn ABCD nói như vậy là không có tinh thần xây dựng. Bạn xác định lại chủ điểm của cuộc trao đổi này rồi lại phát ngôn câu đó
GS Mạnh là một người rất giỏi trong làng Văn, rất tài hoa và say mê nghiên cứu. Việc GS nói về người Nghệ nhà ta trong hồi ký vì nhiều lẽ, một mặt quan trọng trong đó là vì "Thương hiệu" và ảnh hưởng người Nghệ nhà ta quá lớn. mặt khác có lẽ do có một sự "ám ảnh" nào đó người Nghệ đối với GS khiến cho GS không thể không đưa vào hồi ký của mình.
Mình rất ấn tượng với một câu nói của GS Nhã Bản-ĐHV "Nếu như Lâm Đồng là khu kinh tế mới của người Hà Nội thì Hà Nội là Khu kinh tế mới của người Nghệ An". Tự hào không các bạn.
vietnc
04-07-2009, 10:30 PM
Bạn ABCD nói như vậy là không có tinh thần xây dựng. Bạn xác định lại chủ điểm của cuộc trao đổi này rồi lại phát ngôn câu đó
GS Mạnh là một người rất giỏi trong làng Văn, rất tài hoa và say mê nghiên cứu. Việc GS nói về người Nghệ nhà ta trong hồi ký vì nhiều lẽ, một mặt quan trọng trong đó là vì "Thương hiệu" và ảnh hưởng người Nghệ nhà ta quá lớn. mặt khác có lẽ do có một sự "ám ảnh" nào đó người Nghệ đối với GS khiến cho GS không thể không đưa vào hồi ký của mình.
Mình rất ấn tượng với một câu nói của GS Nhã Bản-ĐHV "Nếu như Lâm Đồng là khu kinh tế mới của người Hà Nội thì Hà Nội là Khu kinh tế mới của người Nghệ An". Tự hào không các bạn.

Thực ra GS. Mạnh nói gì thì nói, đó là quyền của ông. Bản chất, vai trò lịch sử và tính cách của người Nghệ đã có thương hiệu đặc biệt hẳn hoi rồi bác sông Giăng nhỉ.

Cái câu đỏ đỏ đó bác, em nhớ có một lần ngồi tào lao với mấy thằng bạn dân Bắc Kì, tếu táo một hồi với nhau. Chúng nó có thắc mắc hỏi răng dân Nghệ bay giờ ở HN nhiều thế. Em nói:

Hồi xưa chống giặc phương Bắc, dân choa thực ra đa số là gốc Bắc vì kiên cường nên bọn tao không chịu mất nước, không chịu mần nô lệ nên chạy vào khu Bốn để tìm đường cứu nước. Còn cái quân bay ở lại Bắc Kì là vì không chịu được khổ cực nên ở lại, có khi mần tay sai cụng nên.

Thời đại ni, dân choa quay trở lại Thang Long - Bắc Kì là để lấy lại những gì mà choa đáng được tưởng thưởng từ sự hi sinh của cha ông bọn choa :gr:
bay ko chịu được khổ thì còn kêu cấy chi ! :gr:
fankien
04-07-2009, 10:37 PM
Thực ra GS. Mạnh nói gì thì nói, đó là quyền của ông. Bản chất, vai trò lịch sử và tính cách của người Nghệ đã có thương hiệu hẳn đặc biệt hẳn hoi rồi bác sông Giăng nhỉ.

Cái câu đỏ đỏ đó bác, em nhớ có một lần ngồi tào lao với mấy thằng bạn dân Bắc Kì, tếu táo một hồi với nhau. Chúng nó có thắc mắc hỏi răng dân Nghệ bay giờ ở HN nhiều thế. Em nói:

Hồi xưa chống giặc phương Bắc, dân choa thực ra đa số là gốc Bắc vì kiên cường nên bọn tao không chịu mất nước, không chịu mần nô lệ nên chạy vào khu Bốn để tìm đường cứu nước. Còn cái quân bay ở lại Bắc Kì là vì không chịu được khổ cực nên ở lại, có khi mần tay sai cụng nên.

Thời đại ni, dân choa quay trở lại Thang Long - Bắc Kì là để lấy lại những gì mà choa đáng được tưởng thưởng từ sự hi sinh của cha ông bọn choa :gr:
bay ko chịu được khổ thì còn kêu cấy chi ! :gr:


Nà, lão Vịt lại cực đoan rồi.

Tính cách Nghệ, bản chất Nghệ nói chung thì đáng tự hào thật. Đi mô em cụng tự hào nói mình là ngài Nghệ.

Na mà không nên cực đoan đến mức coi đó là một "thương hiệu" tuyệt đối. Vì ngay trong cái bản chất của ngài Nghệ nhà ta còn có nhiều điều phải coi lại (nhiều người nghĩ đến ngài Nghệ với những đặc tính không tốt chứ không phải là cứ chịu thương chịu khó, kiên trì, quyết tâm, thông minh...).

Cho nên em nghĩ là nói đi thì cũng phải nói lại cho công bằng. Vì mình là ngài Nghệ nên càng cần phải nhận thấy cái đó để mà khắc phục dần, sửa chữa dần để cái tính cách Nghệ thực sự là một từ chỉ có nghĩa tốt. Hy vọng thế nhưng cũng khó vì dân ta vốn... bảo thủ!

Em thì dốt và ghét sử, nhưng mà những thông tin về chuyện người miền Trung vốn là người miền Bắc kiên cường di cư vào để chống giặc thì em chưa được sách vở mô chứng minh cả. Mới chỉ nghe bác nói chuyện một lần kiểu như là một giả thuyết thôi. Cho nên cũng không nên nói thế, dân Bắc nó lại bảo mình là hợm mình và láo toét!
vietnc
04-07-2009, 10:46 PM
Nà, lão Vịt lại cực đoan rồi.

Tính cách Nghệ, bản chất Nghệ nói chung thì đáng tự hào thật. Đi mô em cụng tự hào nói mình là ngài Nghệ.

Na mà không nên cực đoan đến mức coi đó là một "thương hiệu" tuyệt đối. Vì ngay trong cái bản chất của ngài Nghệ nhà ta còn có nhiều điều phải coi lại (nhiều người nghĩ đến ngài Nghệ với những đặc tính không tốt chứ không phải là cứ chịu thương chịu khó, kiên trì, quyết tâm, thông minh...).

Cho nên em nghĩ là nói đi thì cũng phải nói lại cho công bằng. Vì mình là ngài Nghệ nên càng cần phải nhận thấy cái đó để mà khắc phục dần, sửa chữa dần để cái tính cách Nghệ thực sự là một từ chỉ có nghĩa tốt. Hy vọng thế nhưng cũng khó vì dân ta vốn... bảo thủ!


Hẻ hẻ !Tùy chú thôi, nhưng thực sự đoạn ni chẳng hiểu chú phê bình hay phân tích hay bình luận !! :smk:

Chú biết không ? Nhút hình như cụng là thương hiệu của Thanh Chương đó. Nhưng mà đôi khi mùi Nhút ấy, rất chi là khó ngửi, đúng không nhỉ ?!


thông tin về chuyện người miền Trung vốn là người miền Bắc kiên cường di cư vào để chống giặc thì em chưa được sách vở mô chứng minh cả. Mới chỉ nghe bác nói chuyện một lần kiểu như là một giả thuyết thôi. Cho nên cũng không nên nói thế, dân Bắc nó lại bảo mình là hợm mình và láo toét!


Cấy đỏ đỏ ấy mà! đúng là chú về nên mua thêm sách lịch sử :smk:

Cấy xanh xanh ấy chú ! Đây là cái diễn đàn chứ có phải là trung tâm học thuật gì đâu mà hợm mình ! GS Mạnh còn có ý kiến riêng của ông ấy cơ mà. Có chú miền Bắc mô lọt vô đây tranh luận lại càng xôm tụ chứ răng. Mô hại !
fankien
04-07-2009, 10:57 PM
Cấy xanh xanh ấy chú ! Đây là cái diễn đàn chứ có phải là trung tâm học thuật gì đâu mà hợm mình ! GS Mạnh còn có ý kiến riêng của ông ấy cơ mà. Có chú miền Bắc mô lọt vô đây tranh luận lại càng xôm tụ chứ răng. Mô hại !


Ặc, thì bác bẩu là có lần bác nói chuyện với mấy thằng bạn miền Bắc như thế còn gì. Chứ bác nói đây thì em có họa là... ngá họng! :a9:

Keke. Em bẩu là em dốt và ghét sử mà. Cho nên em mới nói nếu như đó không phải là sự thật mà mình nói thế thì nó không những đếch tin mình mà còn cho mình là láo toét thật đó chơ! Cò cại hay phân tích chi mô!
Sông Giăng
04-07-2009, 11:19 PM
Các bác lại cại nhau rồi!
Tui thì thấy hân ri nầy:
Người Nghệ giỏi là không phải bàn nữa nà. Cái đó được khẳng định nhiều rồi, cũng tốn không ít giấy mực rồi. Bên cạnh đó cũng có một số nét phải xem lại, hạn chế của người Nghệ, tự thân mỗi người nhận ra.
Tuy nhiên trong Hồi ký của mình GS Mạnh ít nhiều có ít nhiều đề cập đến chuyện " đồ gàn" thì bản thân tui nỏ ưng mô nà.
kux
04-07-2009, 11:28 PM
Đọc xong hơi lộn ruột nhưng không dám nói gì vì Giáo sư Mạnh nói đúng bản chất người mình. Nhiều khi mình tự tôn quá mà quên để ý xem người mình có những tật xấu gì. Có thể có những điều không đúng với tất cả người Nghệ, nhưng đúng với bản chất gốc Nghệ. Có những điều không chỉ có ở người Nghệ mà nó là tính cách Việt nói chung.

Nhưng mà tóm lại, thằng chả nói đúng! Nhưng đọc xong vẫn cứ thấy nổ đom đóm. Thế hệ ta nhận ra được mình thì sửa dần đi cho đỡ mang tiếng anh em nhỉ!

tui thik nhất la fankien nói câu ni.đúng là phải nhìn nhận vào bên trong của sự vật thì mới nhật xét đc chẳng phải là người quê mình rất bảo thủ sao.thực ra thì thế hệ sau còn đỡ hơn thế hệ trước nhà tui nh lão thành giỏi thì giỏi thật nhưng bảo thủ thì vô đối.
Sông Giăng
04-07-2009, 11:40 PM
Ở Đại học sư phạm Hà Nội có hai ngôi nhà năm tầng dành cho các gia đình cán bộ công nhân viên, gọi là nhà B2, B3, gần kề sân vận động. Sáng sớm các thầy giáo thường ra đó tập thể dục. Tập thì ít mà nói chuyện thì nhiều. Tôi bèn đem câu chuyện trên kia ra kể. Nhiều anh người Nghệ Tĩnh lấy làm khó chịu. Có anh nói với tôi nửa đùa nửa thật:

“ Này Nghệ Tĩnh là quê cụ Hồ đấy, đừng có láo!”

Tôi trả miếng ngay: “ Ông có biết vì sao cụ Hồ vĩ đại không? Vì cụ đã bỏ Nghệ Tĩnh mà đi, đi rất xa và rất lâu. Nếu ở lại Nghệ Tĩnh có khi chỉ trở thành một ông đồ gàn. Đấy bà chị, ông anh của cụ Hồ là thế đấy! Các danh nhân Việt Nam quê Nghệ Tĩnh xưa nay đều thế cả, như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…”
...


Các bạn xem cách nhận xét như vậy xem có thấu đáo không? Tôi đọc xong cũng nghĩ nhiều,thấy GS Mạnh nhận xét vậy có phần hơi cực đoan.
Nguyen Luan
10-04-2010, 01:04 PM
Bài: "Nghệ: Nho giáo và Phật giáo" của Vietnc: hay và sâu sắc nhất là đoạn:

Phú quý thì người ta sinh ra lễ nghĩa. Cái vùng chó ăn đá gà ăn sỏi, thiên nhiên khắc nghiệt này, miếng ăn còn phải chạy bữa, chiến tranh giặc giã liên miên không lo bảo vệ lấy cái thân thì còn đâu thời gian mà nghĩ đến mấy cái việc đó.

Cái vùng đất như quê em. Phật pháp không giúp cho chúng em tránh được loạn lạc, phật pháp không giúp chúng em mùa màng bội thu, phật pháp không giúp cho chúng em mưa thuận gió hòa, phật pháp không giúp chúng em tránh được giặc giã.

Khi nào chúng em no, chúng em đủ, chúng em giàu có, lúc đó chúng em sẽ có Phật pháp!

Chúng em cần chủ nghĩa hiện thực ! He he !

Rất sát thực tế:xhd:
quanlenh
10-04-2010, 02:45 PM
Trên diễn đàn ta chưa có Mục Nhân chủng học ghi chép lịch sử di cư của người Việt Cổ (và các tộc người khác) từ cái nôi người Việt Cổ vùng Trung du Bắc Bộ (và các nơi khác) tới Nghệ Tĩnh.
Một số dâu ân còn lại trong Gia phả của các dòng họ từ các nơi di cư tới, như là làm quan được cử vô trân thủ rồi sinh cơ lập nghiệp, các binh lính không có điều kiện trở về, những kẻ giang hồ tứ chiếng mai danh ẩn tích, v.v... sinh sôi phát triển rộng ra đến tận bây giờ.
Như thế tính cách được hình thành bởi điều kiện thổ nhượng của vùng đất kết hợp điều kiện nhập cư mà ra.
Có ai thử tính xem đất Hà Thành hiện nay có bao nhiêu những cư dân các vùng khác, trong đó có Nghễ Tĩnh, đã kéo về định cư từ hàng ngàn năm nay? Và tính cách người Hà Nội có bị các tộc người nơi khác tới làm cho thay đổi không?
Tính cách Nghệ theo tôi là tồn tại khách quan, chỉ có thể thay đổi khi điều kiện thổ nhượng có những thay đổi do tác động khách quan hoặc bởi thành tựu khoa học của loài người gây ra.
Những gì GS NĐM nêu ra là thực tế phải chấp nhận. Hi vọng rằng Lớp người mới và thành tựu Xã hội trong thời đại mới sẽ làm thay đổi những nhận xét cay đắng đó.
lamdat
13-04-2010, 09:25 AM
TLTS:Trong thời gian qua, trên mạng internet có đăng tải Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh. Hồi ký này đã làm xôn xao cư dân mạng và có nhiều ý kiến phản hồi với tác giả hồi ký.

Để rộng đường dư luận, xin trích đăng bài viết của Tiến sĩ mỹ học Đỗ Văn Khang

http://skds.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2008/12/17/20081217153716106/2008/12/nguyendangmanh_200.JPG
Ông Nguyễn Đăng Mạnh.

Khả năng đánh giá văn chương trong thời kì đổi mới.

Trước đây tôi cứ đinh ninh Nguyễn Đăng Mạnh là người thận trọng trong nghiên cứu văn chương; té ra đó chỉ là người chăm chỉ ghi chép đủ thứ trên đời. Bằng chứng là Nguyễn Đăng Mạnh đã biến tác phẩm của mình "thành phòng trưng bày các chi tiết", cứ khái quát lên là không ổn; xin dẫn chứng trường hợp nghiên cứu thơ Bác:

Nguyễn Đăng Mạnh viết: "Nhiều thằng ngu hoặc cố tình không hiểu đã phê phán tôi về sự phân biệt" trong thơ Bác có hai loại: "Một loại là thơ tuyên truyền thường dùng lối ca vè, cốt minh họa đường lối chính trị. Những bài thơ Chúc Tết, Mừng xuân cũng thuộc loại này. Thơ này không sáng tác theo quy luật nghệ thuật. Hai là loại thơ nghệ thuật diễn đạt tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ. Loại này (Bác Hồ) cốt làm để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng, hoặc ở trong nhà tù, khi hoàn toàn không có cách gì để làm việc cho Cách mạng" (tr 127).

Nguyễn Đăng Mạnh hồn nhiên dẫn bài:

Ngâm thơ ta vốn không ham/ Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây/ Ngày dài ngâm ngợi cho khuây/ Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.

Để chứng minh: Đấy Cụ Hồ đã tự nhận mình làm thơ trong tù để giải trí là gì? "Cụ làm thơ y như nằm đếm ngói trên mái nhà tù" cho qua ngày là gì!

Cứ theo cái logic của Nguyễn Đăng Mạnh thì Hải Thượng Lãn Ông là một Ông "Lười", vì Hải Thượng tự nhận mình là Lãn Ông rồi còn gì!

Như thế về phương pháp, (Nguyễn Đăng Mạnh hay nói sai về phương pháp luận vì ông không phải chuyên gia triết học) ngay ở đây, Nguyễn Đăng Mạnh không chú ý rằng: Một sự vật, một hiện tượng, một bài thơ, thậm chí chỉ một câu thơ chí ít có hai nội dung: nội dung bên ngoài và nội dung bên trong.

Bài thơ Nguyễn Đăng Mạnh dẫn ra để làm căn cứ chia thơ Bác Hồ là thơ giải trí, đó mới là "ngôn ngoại"; còn bên trong liệu Bác Hồ ở trong tù chỉ có "ngâm ngợi" hay còn nung nấu:

Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao/ Muốn nên sự nghiệp lớn/ Tinh thần cần phải cao.

Bác Hồ có một quan niệm thơ rất mới ghi ngay trong tập Ngục trung nhật ký, đó là quan niệm của nhà thơ chiến sĩ:

Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp/ Mây gió trăng hoa tuyết núi sông/ Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

Một nhà thơ chiến sĩ mà lại chịu bó tay trong nhà tù, chỉ có ngâm ngợi giải trí thì lạ thật. Tôi chưa từng thấy một chiến sĩ cộng sản nào lại chịu bó tay trong nhà tù cả.

Hơn thế, thơ "Ngục trung" của Bác trước hết còn là thơ phản ánh hiện thực: Nào ghẻ lở, răng gãy, gầy nhom, chỉ có một chậu nước con. Thơ Bác còn là thơ chia sẻ với bạn tù; nhỏ lệ thương cảm cảnh em bé cũng bị đi tù trong bài Oa oa. Bé khóc to như vậy mà Nguyễn Đăng Mạnh vẫn không nghe thấy thì phải xem lại cảm xúc.

Làm văn mắt phải tinh, tai phải thính, chọn câu chữ phải dùng cân tiểu ly, y như cân vàng mười; đằng này Nguyễn Đăng Mạnh lại mang đấu để đong chữ như đong thóc. Lại nữa, trong khoa học phải cẩn trọng, phải lắng nghe và học hỏi lẫn nhau, phải coi người khác như "mảnh thiên tài của nhân loại; hãy nhặt những mảnh mà góp nên tài năng của mình".

Nguyễn Đăng Mạnh đưa ra ý kiến phản đối ông Trường Chinh về "Mối quan hệ giữa nghệ thuật và tuyên truyền". Được thôi! Nhưng sẽ có hai trường hợp:

Một là: Nêu lại vấn đề nghệ thuật đã được giải quyết cách ta đến 40 năm (từ thời kháng chiến chống Pháp) lại do hai nhà văn hóa lớn là Trường Chinh và Tô Ngọc Vân luận bàn và đã được thuyết phục, nay Nguyễn Đăng Mạnh nêu lại mà nêu đúng thì Nguyễn Đăng Mạnh có tầm cỡ lý luận đấy!

Hai là: Ngược lại, Nguyễn Đăng Mạnh sẽ tự coi mình là người "điếc không sợ súng"; lại tự phơi bày cái vốn của mình như bà Nguyễn Thị Lộ nói trong bài "Đoản Thiên...": "Kẻ này chữ nghĩa chỉ có lưng đấu mà cứ đem vung tán tàn ra" (Hà Nội mới Chủ nhật, số 83, ngày 28/10/1990). Rõ là:

Nguyễn Đăng Mạnh đã không chú ý (hoặc không biết đến) lý thuyết Giải tần nghệ thuật, lý thuyết này có trong Mỹ học của Hêghen (từ trang 568 đến trang 644 phần nói về Sử thi, tập II, NXB Văn học 1999). Nguyễn Đăng Mạnh quả quyết: "Văn tuyên truyền cao vẫn là tuyên truyền" không thể thành nghệ thuật được (trang 101). Trong khi đó Hêghen cho thơ đề trên mộ tuy chỉ để đánh dấu mộ chí nhưng nó mà cao, người nằm trong mộ cũng cao thì được xếp vào nghệ thuật Sử thi. Nguyễn Đăng Mạnh còn nói: "Giống như tranh áp phích - cao hay thấp vẫn là áp phích" (trang 101). Chỗ này Nguyễn Đăng Mạnh không biết rằng tranh cổ động (áp phích) đã được liệt vào phạm vi hoạt động nghệ thuật rồi.

Vậy luận điểm của ông Trường Chinh: "Tuyên truyền cao đến mức nào (đó) thì tuyên truyền trở thành nghệ thuật, nghệ thuật thiết thực đến mức nào (đó) thì nghệ thuật đó có tính rõ rệt là tuyên truyền". Ý kiến này đúng cả về hai phương diện:

Về lý luận, ông Trường Chinh bắt gặp Hêghen ở thuyết Giải tần nghệ thuật.

Về thực tiễn, chính họa sĩ Tô Ngọc Vân đã chứng minh luận điểm đó là đúng trong tác phẩm Con trâu quả thực. Hiện tác phẩm này được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Xem thế, cầm chắc là Nguyễn Đăng Mạnh còn xa mới tiếp cận nổi câu nói của danh họa Egieni Delacroa: "Hãy cho tôi một mảng bùn, tôi sẽ biến nó thành thần Vệ nữ", nghĩa là Nguyễn Đăng Mạnh không biết đến quy luật chuyển hóa giá trị của nghệ thuật qua tài năng nghệ thuật. Xem ra lý luận nghệ thuật của Nguyễn Đăng Mạnh còn nhiều chỗ lõm bõm lắm.

Khả năng bình giá văn chương thời đổi mới

Nguyễn Đăng Mạnh tự nhận mình thuộc phái cấp tiến. Ta phải xem Nguyễn Đăng Mạnh có cấp tiến thật hay cấp lùi. Cấp tiến thật phải có quan điểm thẩm mỹ mới, phải phát hiện được nhân vật thời đại mới bằng không chỉ là "nói đại", là cơ hội.

Nguyễn Đăng Mạnh đánh giá bản chất của phê bình văn học thời cách mạng và kháng chiến là thứ "phê bình gác cổng, thổi còi". Như vậy là "nói đại", vừa thiếu kiến thức, vừa không nghiêm túc.

Không có khả năng đánh giá văn chương, đổi mới của Nguyễn Đăng Mạnh thể hiện ở sự loạn chuẩn trong cách bênh Nguyễn Huy Thiệp.

Nguyễn Đăng Mạnh viết: "Khi Huy Thiệp viết Phẩm tiết, bị quy là xúc phạm Quang Trung, nhiều tay xúm vào đả kích, chửi bới" (tr. 291). Nguyễn Đăng Mạnh còn khen truyện Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp (toàn cứt với đái) là hay quá! Dân gian quá! Nguyễn Đăng Mạnh tán: "Tả sự thật mà dùng chữ tục thì sự thật được phơi bày đến triệt để" (Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn hóa Thông tin 2001, tr. 463). Ở đây, Nguyễn Đăng Mạnh đã không phân biệt hai sự thật. Sự thật ngoài đời và sự thật nghệ thuật. Sự thật ngoài đời mới chỉ là nguyên liệu. Nhà văn muốn biến nó thành sự thật nghệ thuật thì phải khử trùng, chống ô nhiễm; đến vàng còn phải luyện nữa là văn. Hơn nữa, chửi tục viết trong văn, nhà văn còn phải "cấp phép" cho nhân vật nào được nói tục; nói tục ở hoàn cảnh nào, môi trường nào; nhân vật nói tục cho ai? Vì sao? Để làm gì?

Chí Phèo trước khi bị Bá Kiến lập mẹo cho đi tù, Chí là người tử tế, không nói tục. Chí chỉ nói tục khi ra tù, khi bị nhà tù tha hóa thành tên nát rượu. Nhà văn Nam Cao dùng cách nói tục của Chí để lên án cái xã hội phi nhân thời thực dân phong kiến.

Nguyễn Đăng Mạnh chẳng nghiên cứu kỹ quy luật nói tục của nghệ thuật, hóa ra ông ủng hộ phản văn hóa, phản thẩm mỹ; "muốn sự thật được phơi bày triệt để, nhà văn cứ dùng nhiều chữ tục vào". Đó mới là lý luận văn học cấp tiến của Nguyễn Đăng Mạnh.

Về nhân tình thế thái trong Bút ký Nguyễn Đăng Mạnh

Trước hết là tình người: Nguyễn Đăng Mạnh kể có lần sáng tác bài thơ được đăng báo, một nhạc sĩ thấy thích đem phổ nhạc. Chương trình phát sóng được báo trước cho cả gia đình Nguyễn Đăng Mạnh. Nghe xong, con trai Nguyễn Đăng Mạnh lăn ra chổng bốn vó lên trời cười hô hố diễu bản nhạc đó.

Có hai điều nên tránh trong câu chuyện này: thứ nhất, tất cả mọi cái đều qua đi, chỉ còn lại có tình người. Tình người nơi Nguyễn Đăng Mạnh sao ít quá. Hay dở là do khả năng, nhưng tâm huyết của người phổ nhạc lại đầy ắp tình bạn. Ai lại đem ra diễu bao giờ. Thứ hai, Nguyễn Đăng Mạnh vẽ con mình chổng vó như vậy chỉ làm người ta hiểu sai về cậu bé.
lamdat
13-04-2010, 09:26 AM
Về tình thầy trò:

Nguyễn Đăng Mạnh kể có một trò cũ là Lê Tuấn Anh đã là thầy giáo của Đại học Sư phạm Hà Nội I viết liền hai bài báo đăng trên Quân đội Nhân dân tháng 4/1995 nhận xét thầy Nguyễn Đăng Mạnh: "Trước công cuộc đổi mới, viết về thơ Bác rất tốt, nhưng từ khi đổi mới đã chạy theo phong trào hạ bệ Hồ Chí Minh" (tr 95).

Căn cứ vào lời thuật của Nguyễn Đăng Mạnh thì rõ là Lê Tuấn Anh đã nói thẳng, nói thật, nói đúng. Nguyễn Đăng Mạnh còn khen văn của Lê Tuấn Anh sắc sảo. Tôi cũng thấy Tuấn Anh nói giỏi, nhưng tại sao thầy Nguyễn Đăng Mạnh lại căm thù trò như thế kể cả khi Lê Tuấn Anh lâm bệnh qua đời còn bị Nguyễn Đăng Mạnh lôi ra mắng mỏ, còn mang cả bố người ta ra rủa là "Xuân tóc đỏ".

Ôi! nhân tình thế thái, làm như vậy chỉ tự bộc lộ là lòng dạ hẹp quá vì trong khoa học mọi người đều bình đẳng về chân lý.

Về chính trị:

Nguyễn Đăng Mạnh tâm đắc với Nguyên Ngọc khẳng định: "Chế độ này thế nào cũng sụp đổ. Nhưng không biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào" (trang 266 dòng thứ 10 từ dưới lên), các chữ này đều in nghiêng gây ấn tượng.

Thế là rõ tâm đen của Nguyễn Đăng Mạnh. Về văn nghệ, "đưa tên dắt gái Nguyễn Huy Thiệp" lên làm thần tượng văn học thời đổi mới (Nguyễn Đăng Mạnh thừa nhận tr 291).

Nguyễn Đăng Mạnh còn vô chính phủ ngay trong nhận xét về con người và các miền quê Việt.

Sau khi nói xấu người Nghệ An là "cá gỗ", là tham vọng, là tự khổ sở không biết sự sung sướng là gì. Sau đó quay ra chê dân xứ Thanh là "thẩm mỹ phó cạo", rồi còn nói ai người Thanh Hoá làm văn nghệ thì hoa hoè hoa sói không có nội dung gì sâu sắc.

Nguyễn Đăng Mạnh còn tự nhận mình không ưa gì người Huế, rồi dẫn bốn câu tếu táo chê phong cảnh và con người Huế đến cạn tình, cạn nghĩa:

"Sơn bất cao/ Thủy bất thâm/ Nam đa trá/ Nữ đa dâm" (tr. 58).

Nguyễn Đăng Mạnh tự nhận mình là vô đạo (tr.10). Mạnh còn lếu láo với cả xứ Nghệ và xứ Thanh, cả sông Hương, núi Ngự và người xứ Huế, Mạnh đã vô lễ. Mạnh cầu mong cho Tổ quốc mình sụp đổ, Mạnh là vô nhân.

TSKH. Đỗ Văn Khang
fankien
14-04-2010, 10:35 AM
Thực ra thì quan điểm cụ Mạnh là đáng trách. Nhưng "Lưỡng quốc tiến sĩ" nói rứa thì cụng hơi quá. Nhiều quan điểm chê cụ Mạnh của cụ Khang cũng tủn mủn và ngụy biện lắm.
Nên có cái nhìn công bằng và đa diện trong mọi vấn đề. Như rứa thì cũng đỡ quá đáng với nhau và đỡ mếch lòng nhau!
quanlenh
14-04-2010, 11:25 AM
Thực ra thì quan điểm cụ Mạnh là đáng trách. Nhưng "Lưỡng quốc tiến sĩ" nói rứa thì cụng hơi quá. Nhiều quan điểm chê cụ Mạnh của cụ Khang cũng tủn mủn và ngụy biện lắm.
Nên có cái nhìn công bằng và đa diện trong mọi vấn đề. Như rứa thì cũng đỡ quá đáng với nhau và đỡ mếch lòng nhau!

Tui đã có ý kiến hôm trước, nay nhắc lại để nhìn sự việc có khoảng cách và không vì tình cảm mà lấn át sự thật :

Trên diễn đàn ta chưa có Mục Nhân chủng học ghi chép lịch sử di cư của người Việt Cổ (và các tộc người khác) từ cái nôi người Việt Cổ vùng Trung du Bắc Bộ (và các nơi khác) tới Nghệ Tĩnh.
Một số dâu ân còn lại trong Gia phả của các dòng họ từ các nơi di cư tới, như là làm quan được cử vô trân thủ rồi sinh cơ lập nghiệp, các binh lính không có điều kiện trở về, những kẻ giang hồ tứ chiếng mai danh ẩn tích, v.v... sinh sôi phát triển rộng ra đến tận bây giờ.
Như thế tính cách được hình thành bởi điều kiện thổ nhượng của vùng đất kết hợp điều kiện nhập cư mà ra.
Có ai thử tính xem đất Hà Thành hiện nay có bao nhiêu những cư dân các vùng khác, trong đó có Nghễ Tĩnh, đã kéo về định cư từ hàng ngàn năm nay? Và tính cách người Hà Nội có bị các tộc người nơi khác tới làm cho thay đổi không?
Tính cách Nghệ theo tôi là tồn tại khách quan, chỉ có thể thay đổi khi điều kiện thổ nhượng có những thay đổi do tác động khách quan hoặc bởi thành tựu khoa học của loài người gây ra.
Những gì GS NĐM nêu ra là thực tế phải chấp nhận. Hi vọng rằng Lớp người mới và thành tựu Xã hội trong thời đại mới sẽ làm thay đổi những nhận xét cay đắng đó.
lamdat
14-04-2010, 06:55 PM
Bác ơi! Rứa cí ung giáo sư Đăng Mạnh nói dân ta là hà tiện, keo kiệt "cá gỗ", là tham vọng, là không biết hưởng hạnh phúc. Rồi "Dân Nghệ Tĩnh cái gì cũng biết, trừ hạnh phúc.."... Rứa là đúng, rứa là phải chấp nhận để tiến bộ hả bác.
Còn nựa, ông còn nói con người Huế.
"Sơn bất cao/ Thủy bất thâm/ Nam đa trá/ Nữ đa dâm"
Không biết ông ni tư tưởng có bị ai chèn ép hay là răng mà "điện dại a ri biết".

À bác ơi! Bây chừ ở HN tìm ra người nói đúng giọng gốc Hà Thành mô phải là chuyện dễ bác. Khó hơn mò kim đáy biển. Mô phải cứ đi xe 29, 31 là nói chuẩn giọng Hà Lội.
quanlenh
15-04-2010, 09:17 AM
Bác ơi! Rứa cí ung giáo sư Đăng Mạnh nói dân ta là hà tiện, keo kiệt "cá gỗ", là tham vọng, là không biết hưởng hạnh phúc. Rồi "Dân Nghệ Tĩnh cái gì cũng biết, trừ hạnh phúc.."... Rứa là đúng, rứa là phải chấp nhận để tiến bộ hả bác.
Còn nựa, ông còn nói con người Huế.
"Sơn bất cao/ Thủy bất thâm/ Nam đa trá/ Nữ đa dâm"
Không biết ông ni tư tưởng có bị ai chèn ép hay là răng mà "điện dại a ri biết".

À bác ơi! Bây chừ ở HN tìm ra người nói đúng giọng gốc Hà Thành mô phải là chuyện dễ bác. Khó hơn mò kim đáy biển. Mô phải cứ đi xe 29, 31 là nói chuẩn giọng Hà Lội.

Những gì GS NDM nói có thể là số ít ỏi trong lớp ngưới của thế hệ ông ấy. Mình hậu sinh không biết hết được.
Có điều không dưng ai lại đặt bày vô cớ mần chi, phải có lửa mới có khói.
Ông cha nói "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Có chuyện chi xẩy ra, trước hết hãy xem xét chính mình trươc khi nói về người !
Lịch sử sẽ phán xét đích đáng mọi hành vi của mình, GS NDM cũng vậy thôi.
Có một điều chắc chắn rằng, lớp người mới của Nghệ Tĩnh sẽ không cho phép ai dám nói như GS NDM trong tương lai nữa.
Hãy nhìn về tương lai.
trailoctu
15-04-2010, 04:30 PM
Như các thành viên khác đã thảo luận sôi nôi; những gì Ông Mạnh nói không phải là không có, nhưng rõ ràng, những gì ông Mạnh cung cấp không phải mang tính chất là truyền tải thông tin hoặc tường thuật mà là phê phán, bài xích đến mức cay nghiệt. Là một giáo sư, Ông ấy thừa hiểu mỗi vùng miền có một đặc trưng riêng và vì vậy dưới góc nhìn của mỗi người, sự vật, hiện tượng và bản chất của con người cũng sẽ được nhìn nhận khác nhau, người không có ấn tượng sẽ đi vào nói cái xù xì, cái mặt trái. Người có thiện cảm thì sẽ nhìn dưới góc nhìn mà người khác thấy dễ nghe hơn.
Với ý kiến ông mạnh, ông ta là nhà phê bình, nhà nghiên cứu văn học nên nhận xét con người ông ta mang cái giọng văn vào để nhận xét. Ông ta có thể là người ở Nghệ Tĩnh lâu, nhưng lại chẳng có thiện cảm với đất và người xứ Nghệ cả nên dù nói ngược, nói xuôi dù có cho ông ấy cơ hội nói lại, ông ấy cũng chỉ nói thế. Nói đến điều này làm tui liên tưởng đến những người làm cảnh sát, thanh tra chỉ chăm chăm bắt lỗi người khác rồi phạt, phạt và phạt, đi đâu cũng chú ý tới lỗi của người khác!
Còn với Đất và Người xứ Nghệ từ ngàn đời nay đã vậy thì nó vẫn mãi là vậy, bản chất chẳng bao giờ thay đổi mà cũng đừng đòi hỏi con người xứ Nghệ phải thay đổi, mà nếu có thay đổi thì làm gì có thương hiệu Nghệ nổi tiếng như bây giờ.
Tất nhiên, thời đại mở cửa xã hội cùng vận động, thay đổi từng ngày, người Nghệ mình cũng phải thay đổi nhưng chỉ thay đổi theo phương châm: Hòa nhập nhưng không hòa tan.
Nguyen Luan
15-04-2010, 05:19 PM
Cụ Mạnh đã có những bình luận chát chúa về văn học, về con người và có một số nội dung thì tếu táo khi nói về vùng miền nào đó. Cũng chẳng ai để ý nhiều vì nó không được đăng đàn chính thống, còn nói xấu nhau thì cũng dễ mà. Nhưng dù sao khi Cụ nhận xét về dân Nghệ thì cũng là 1 dịp may để chúng ta trao đổi. Theo tôi cái chát chúa của Gs Mạnh cũng không bằng những nhát búa có phần "bạo lực" của TSKH. Đỗ Văn Khang, có lẽ các cụ đã quá hiểu về nhau nên cứ thình thịch nghe mà khoái.

Tôi thấy trong diễn đàn mình có nhiều ý kiến hay
trailoctu
15-04-2010, 08:52 PM
Nói thật, ngày xưa mình là lớp chuyên văn của TC1, đã đọc và sử dụng các tài liệu tham khảo do Ông Mạnh viết, nhưng bây giờ chẳng nhớ nổi các tác phẩm của ông ni viết. Mà cấy nghề viết văn mình cụng nỏ ưa cho lắm, giới văn nghệ sỹ cũng hay phởn lắm, hứng là nói, đú là mần thôi, linh ta linh tinh, một vài ông còn đăng đàn nói như đúng rồi. Tất nhiên, không phải vì đây là topic bàn về cuốn hồi ký của Ông Mạnh có những nhận xét không hay về đất và con người xứ Nghệ để mình nói lên điều này.

Còn nói về Đất và Người Xứ Nghệ, chúng ta không phải thờ ơ với những nhận xét của mọi người xung quanh đặc biệt là những nhận xét không mấy thiện cảm. Số không có thiện cảm tui nghị rằng là ít mà chủ yếu là sự cảm phục, yêu quý và mong muốn được bạn bè, thân hữu với người Nghệ chúng ta.
Bạn bè, đồng nghiệp, đối tác của tui đủ các thành phần, lứa tuổi hầu như đều yêu quý và đặc biệt rất thích nghe tiếng Nghệ cũng như nhận xét rất tốt về người xứ Nghệ: chung thuỷ, nhiệt tình, năng động, cần cù, chịu khó, dễ cảm thông, bản lĩnh, có tài, hết lòng vì bạn bè,...
Còn về cái tật xấu, tui nghị không riêng gì người Xứ Nghệ mà ở đâu cụng có, cái chính là cái tật xấu đó nó có là cái đại diện cho hình ảnh của con người nơi đó hay không mà thôi.
hoasua163
15-04-2010, 08:56 PM
Kính các bác!
Em đọc đi đọc lại mấy bài trao đổi của các bác rùi. Hay quá! Trân trọng quá!
Em biết đưa Clip vào cái mục ni là chưa đúng lắm nhưng em cũng xin mạo muội.
Cảm ơn các bác đã dành thời gian cho em.

Uwuku08CNEk&feature=related
Nguyen Luan
14-03-2011, 12:38 PM
Nhân "giáo sư của các giáo sư" Hoàng Ngọc Hiến qua đời tôi cop bài trích trong blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập.
Bài viết là 1 chương trong hồi ký của GS Nguyễn Đăng Mạnh viết về thầy Hoàng Ngọc Hiến.

“ Thầy Hoàng Ngọc Hiến đã mất lúc 23h ngày 24.1.2011″ Từ nửa đêm qua cho đến sáng hôm nay tôi nhận được rất nhiều tin nhắn như vậy từ những người đã học với ông và những người chưa từng học với ông một giờ nào, cho thấy hầu hết anh em nhà văn thế hệ sau ông đều coi ông như người thầy,” một nhà sư phạm đúng nghĩa, một kho tri thức”.

Tôi cũng vậy, dù không được học ông một giờ nào, nhưng cũng như với Hoàng Phủ Ngọc Tường, với ông tôi cũng luôn coi là người thầy. Cứ một lần ngồi với ông bao giờ tôi cũng học khôn từ ông một điều gì đó. Giờ ông đã về trời, văn hoá Việt từ nay có một khoảng trống lớn không có gì và không ai có thể bù đắp nổi. Tôi định viết về ông đôi dòng, nhưng suốt đêm qua ngồi thừ không sao viết được. Có lẽ vì tôi không xứng là bạn ông, ngay cả học trò của ông cũng không xứng. Người viết về ông hay nhất, đúng nhất chắc chắn đó là Nguyễn Đăng Mạnh, người bạn chí thiết của ông, cũng là một nhà văn hoá đáng nể. Vì thế tôi post lên những gì Nguyễn Đăng Mạnh viết vể ông, như một nén hương thành kính, cầu cho ông được bình an nơi chín suối.

Sau đây là bài viết của bác Nguyễn Đăng Mạnh:

Hoàng Ngọc Hiến là một trong hai người bạn đồng tuế thân nhất của tôi (người thứ hai là Phạm Luận, cán bộ giảng dạy ở Đại học Việt Bắc). Có thể gọi là tri âm tri kỉ, hiểu nhau từ cái hay đến cái dở, chỗ mạnh và chỗ yếu, hoàn toàn tin cậy nhau, luôn quan tâm bảo vệ nhau.

Tôi với Hoàng Ngọc Hiến như có duyên trời xe kết vậy.

Anh ở tận Nghệ Tĩnh, tôi ở Việt Bắc. Thế mà tình cờ gặp nhau. Tôi cùng gia đình tản cư từ Bắc Ninh lên Thái Nguyên hồi kháng chiến chống Pháp, anh thì chạy cải cách ruộng đất cũng vọt lên đấy. Anh có một người học trò tên là Lới, trong đoàn uỷ cải cách ruộng đất, báo cho biết phải chạy ngay lên Việt Bắc vì lý lịch xấu, có thể nguy. Và anh ta lấy quyền đoàn uỷ viên giải quyết ngay cho Hiến (Trong cải cách, bố Hoàng Ngọc Hiến bị quy địa chủ và bị tù). Lên Thái Nguyên, anh dạy văn ở trường Lương Ngọc Quyến. Còn tôi lúc đó là cán bộ Sở giáo dục Việt Bắc thường đến Lương Ngọc Quyến là trường trọng điểm của Sở, để kiểm tra, theo dõi về chuyên môn.

Dạy ở Lương Ngọc Quyến ít lâu, anh được gọi về trường Đại học Hà Nội. Thầy Nguyễn lương Ngọc cho Hiến có hiểu biết về triết học, bố trí làm trợ lý cho Trần ĐứcThảo. TRần Đức Thảo thấy Hiến là đảng viên, không nhận. Vì thế Hiến phải chuyển sang làm trợ lý cho Hoàng Xuân Nhị dạy văn học Nga Xô viết.

Từ Đại học Sư phạm Hà Nội, Hiến được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh. Tôi thì chả đi đâu cả, chỉ quanh quẩn ở trong nước. Nhưng rồi tình cờ tôi và Hiến lại gặp nhau ở Đại học Sư phạm Vinh. Tôi thì bị điều từ Hà Nội vào. Hiến lẽ ra được ở Hà Nội, vì Đại học Hà Nội cử đi học, nay đỗ phó Tiến sĩ trở về, phải được ở Hà Nội. Nhưng Đỗ Đức Uyên bí thư đảng uỷ và Hoàng Dung bí thư liên chi cho Hiến mắc chủ nghĩa xét lại Khrútxốp, không nhận lại nữa, tống anh vào Vinh.

Từ Vinh, tôi được chuyển ra Hà Nội trước. Hiến ra sau. Nhưng rồi lại gặp nhau ở trường Viết văn Nguyễn Du. Anh phụ trách trường này, còn tôi được mời đến dạy. Rồi nhờ có Phan Ngọc Thu, một học trò cũ của tôi, lúc đầu ở Đại học Sư phạm Huế, sau ở Đại học Đà Nẵng, tổ chức đào tạo giáo viên cấp II lên trình độ đại học và bồi dưỡng giáo viên chuyên văn, thường mời tôi và Hiến vào giúp. Thế là lại gặp nhau luôn, khi ở Huế, khi ở Đà Nẵng, khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tôi thích đi, Hiến cũng thế. Tôi là thằng ham chơi, vui đâu chầu đấy, Hiến cũng vậy, cứ ới là đi, để tán chuyện, để đánh chén. Ngoài ra tôi hay mời anh đến làm phản biện cho nghiên cứu sinh của mình. Mời là anh đến ngay…

Tuy nhiên tôi và Hiến có những chỗ không giống nhau. Anh dạy văn học nước ngoài, thích lý luận, thiên về tư duy trừu tượng, say mê triết học Đông Tây. Tôi chỉ dạy văn học Việt Nam và thiên về nghiên cứu văn học sử và phêbình văn học. Hiến rất thích nhận xét khái quát, đúc thành những mệnh đề chắc nịch, tuy có phần cực đoan, chẳng hạn:

- Đặc điểm người Nghệ Tĩnh: “Cái gì cũng biết, trừ hạnh phúc.”

- Phân loại cán bộ giảng dạy đại học: “Có hai loại động vật và thực vật. Loại động vật, suốt ngày lăng xăng, chạy từ đề tài này sang đề tài khác, không nghiên cứu được cái gì nên hồn, dù thông minh, cũng chỉ có những ý kiến loe loé thế thôi, chẳng làm nên sự nghiệp gì. Loại thực vật, ngồi yên kiên trì suy nghĩ, như cái cây cắm rễ xuống đất thật sâu, có thế mới làm khoa học được.”

- ý kiến sinh viên nhận xét thầy: “Nói chung chê thì đúng, khen thì thường sai…”

Hiến cái gì cũng muốn giải thích, cũng tìm quy luật. Thí dụ: Anh nói: ” Lê Hoài Nam nếu cao hơn 5 phân, số phận khác hẳn“. Lê Hoài Nam là chủ nhiệm khoa Văn Đại học Sư phạm Vinh, sau là bí thư đảng uỷ trường và Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Quy Nhơn. Anh người thấp lùn, hơi dị dạng. Hiến cho rằng vì đặc điểm cơ thể như vậy nên Lê Hoài Nam rất ngại xuất hiện ở chỗ đông người, nơi thành phố lớn, nên cứ lùi dần, lùi dần vào nơi hẻo lánh: Vinh, rồi Quy Nhơn.

Có lần tôi nhận xét, các danh nhân thế giới thường là người ở các tỉnh nhỏ, nhưng về Thủ đô thì thành danh nhân. Danh nhân người gốc ở Thủ đô rất ít. Như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh, như Marx, Tolstoi, Lomonosov, Napoléon… Hiến giải thích luôn: “Vì ở Thủ đô lắm cái hấp dẫn làm cho con người ở đây phung phí hết tinh lực, Người các địa phương tinh lực không mất, về Thủ đô được phát huy lên“.

...

Hiến thường có những nhận xét rất gọn và rất ác về người này người khác trong giới đại học. Hồi ở Đại học Sư phạm Vinh, tôi với Hiến thường đạp xe đi về cùng đường với nhau (Hà Nội – Vinh hay Hà Nội – Thanh Hoá) dọc đường, thường “luận anh hùng” trong thiên hạ. Thường tôi hỏi, Hiến trả lời. Thí dụ:

- NĐN (một giáo sư tiến sĩ được đánh giá rất cao ở Đại học Sư phạm Hà Nội) chỉ là một giáo viên cấp III giỏi.

- Không nên đánh giá ĐVK (giáo sư tiến sĩ của Đại học tổng hợp Hà Nội) là giỏi hay dốt. Anh ta là người không có trí khôn.

- HL (cán bộ dạy sử của Đại học Sư phạm Vinh) kết tinh mọi cặn bã của dân Nghệ Tĩnh.

- Có một giáo sư văn học, trước khi dự lớp, anh đánh giá là một con sư tử (về chuyên môn, khoa học), khi dự lớp về, anh nói: chỉ là một giáo viên phổ thông.

- Một vị giáo sư văn học khác, anh cho chẳng hiểu văn là gì cả.

- Anh nhận xét ĐT, một cây bút phê bình khá tài hoa ở hải ngoại, chỉ là một ông chánh tổng Annam ở Paris.

- PTL (giáo sư trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Hiến nói: “Một điều nhục nhã của mình là đồng hương với PTL. Thậm chí chỉ quen biết PTL thôi cũng đã là một sai lầm, một sai lầm không thể sửa chữa được“.

Hiến có những nhận xét rất cảm tính, nghĩa là chưa có căn cứ đầy đủ. Nhưng anh rất tin ở trực cảm của mình.

Trường Đại học Sư phạm Vinh có chủ trương cán bộ giảng dạy phải theo sát thực tế phổ thông. Ai đã đi hướng dẫn thực tập sư phạm thì không nói làm gì, những những người không hướng dẫn thực tập cũng phải về ở một đoàn thực tập nào đấy khoảng một tuần lễ, gọi là tham quan thực tập. Hiến cũng phải về một đoàn, anh chọn một đoàn ở gần chỗ khoa Văn sơ tán, do LBH phụ trách. Đêm ấy, LBH và Hiến cùng ngủ trong một căn phòng kê hai cái giường song song. LBH hỏi Hiến một cách trịnh trọng: “Anh là người sâu sắc, từ ngày anh về trường này, anh nhận xét tôi là người thế nào?”. Hiến trả lời luôn: “Cậu là người thiếu nhân cách“. LBH ắng đi một lúc vì nhận xét quá bất ngờ của Hiến. Nhưng rồi gặng hỏi Hiến: “Anh cho dẫn chứng?“. Hiến bí không tìm ra dẫn chứng. Mãi sau cũng cố đưa ra một ví dụ: “Chẳng hạn, cậu không biết tiếng Pháp mà cứ làm như biết“.

Trong quan hệ hàng ngày với tập thể cán bộ, sinh viên, Hiến rất hồn nhiên, chân thật, dễ tính, nên được anh em mến. Nhưng hình như anh có máu phiến loạn, thích gây sự với lãnh đạo. Hồi những năm 60 của thế kỷ trước, tôi nhớ Phạm Văn Đồng có viết một bài về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Bài ấy, người khác có thể coi là thường, không hay hoặc chưa đúng chỗ này chỗ khác. Nhưng Hoàng ngọc Hiến thì phải nói: “Phạm Văn Đồng viết bài ấy là thiếu văn hoá“. Ở Đại học Sư phạm Vinh, Hiến bị lãnh đạo quy tội thiếu quan điểm giáo dục, vì không chịu đi thực tế, luôn luôn bỏ ra Hà Nội, lẩn tránh việc hướng dẫn sinh viên thực tập sư phạm. Hôm ấy, chi bộ họp kiểm thảo Hiến về khuyết điểm này, có Lê Hoài Nam là đảng uỷ viên của trường xuống dự. Hiến nói: “Tôi cho rằng không đi thực tế mà nắm được thực tế mới giỏi. Tôi kém, nên còn phải đi thực tế một lần. Anh Lê Hoài Nam không đi lần nào mà nắm được thực tế mới giỏi chứ!” Những câu nói như thế, tôi chắc Hiến đều có nghiền ngẫm cẩn thận. Phóng ra những đòn như thế, Hiến bao giờ cũng chuẩn bị rất chu đáo. Tôi biết rõ điều này. Vì cùng được mời đi nói chuyện với anh nhiều lần, tôi thấy anh bao giờ cũng chuẩn bị bài bản rất cẩn thận.
Nguyen Luan
14-03-2011, 12:44 PM
Trở lại tính thích gây sự của Hiến đối với lãnh đạo. Như đã nói, Hiến ít ở khoa (Đại học sư phạm Vinh), hay ra Hà Nội. Có lần anh vắng mặt đúng vào dịp công đoàn khoa văn xếp loại cán bộ theo ba mức A, B, C. Tiêu chuẩn cũng nhẹ nhàng thôi. Loại A chỉ là không có khuyết điểm gì đáng kể thôi. Hầu như cả khoa không có trường hợp nào phải xếp loại B cả. Tổ công đoàn, được sự chỉ đạo của chi bộ Đảng, lập kế hoạch: khi Hiến ở Hà Nội vào thì họp xếp loại. Chủ trương của Chi bộ là phải, nhân cuộc xếp loại này, nghiêm khắc kiểm điểm Hiến về tư tưởng. Trình tự cuộc xếp loại được dự kiến như sau: người được xếp loại tự xếp loại trước. Anh em trong tổ có ý kiến sau. Người ta đoán chắc Hiến sẽ tự nhận loại A. Lúc đó anh tổ trưởng sẽ điều khiển tổ viên phân tích thiếu sót của Hiến, đại khái như sau: Anh Hiến chỉ đáng xếp loại B thôi, vì khuyết điểm này, khuyết điểm khác… Nhưng gần đây anh đã tỏ ra có tiến bộ, thí dụ như gánh nước uống cho anh em tập tự vệ, vậy ta chiếu cố xếp lên loại A… Nhưng, bất ngờ, Hiến chỉ tự xếp loại B. Bài bản đã dự kiến thế là bị phá sản. Tuy thế, tổ trưởng là tay khá thông minh, anh ta vẫn tìm được cách thực hiện phương án cũ: “Đúng, anh Hiến tự xếp mình loại B là đúng (Phân tích khuyết điểm của Hiến một chập). Nhưng vì gần đây có một vài tiến bộ nên ta chiếu cố xếp lên loại A“. Hiến nhất định không nghe, chỉ nhận loại B thôi. Anh nói: “Đối với tôi A hay B cũng thế thôi. Và tôi chẳng tiến bộ gì cả. Còn nếu các anh muốn tìm chỗ tiến bộ thật sự của tôi thì tôi xin mách: tôi rất tiến bộ về chuyên môn, soạn bài rất kỹ”. Mà đúng như vậy thật. Tôi đã dự giờ Hiến dạy một lần. Anh soạn bài rất nghiêm túc. Anh muốn ý tưởng của mình phải được trình bầy thật sáng rõ, rành mạch, gây ấn tượng và có sức thuyết phục.

Hoàng Ngọc Hiến có một phản ứng khá dữ dội, chung quanh vụ “hiện thực phải đạo” (Hoàng Ngọc Hiến viết bài Về một đặc điểm của văn học nghệ thuật ở ta trong giai đoạn vừa qua đăng Văn nghệ số 23 (9.6.1979) có luận điểm nổi tiếng “hiện thực phải đạo“). Hồi ấy anh còn ở Triệu Việt Vương. Tôi đến anh một buổi chiều. Anh kể một câu chuyện vừa xẩy ra với anh: sau bài “hiện thực phải đạo”, anh bị đánh rất mạnh. Trên tạp chí cộng sản, Hà Xuân Trường có bài đả Hiến. Hiến viết bài tranh luận lại. Tạp chí cộng sản không đăng, cho người đến mời anh lại toà soạn để nói chuyện. Tay phái viên đến mời anh, nói xong, lấy cái điếu cầy định làm một hơi. Hiến quát ngay: “Thôi, không hút. Đi ngay, không hút sách gì cả!”. Đến toà soạn tạp chí, mấy biên tập viên đã chờ sẵn: “Nào mời anh lên gác. Chuyện văn chương phải nói nơi kín đáo“. Hiến lại bác lại ngay: “Chuyện văn chương không việc gì phải kín đáo!”. Hiến giải thích với tôi: “ấy đối với bọn này cứ phải tấn công như thế, tấn công ngay từ thằng đến mời”. Ban biên tập tạp chí Cộng sản giải thích với Hiến: “Hiện nay bọn Tàu đang gây sự ở biên giới. Tạp chí phải dành giấy để đăng bài phê phán chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh, không đăng bài của anh được“. Hiến phản ứng ngay: “Tại sao ta thừa giấy để đánh bọn cường bạo nước ngoài, lại thiếu giấy để đánh bọn cường bạo trong nước!”.

Năm 1980, người ta tổ chức một cuộc hội nghị khoa học đặt ở Viện bảo tàng cách mạng xế xế Nhà hát lớn Hà Nội. Hội nghị toàn quốc, rất đông. Tôi có gặp một số bạn quen ở Vinh, Huế ra họp. Hoàng Ngọc Hiến hôm ấy nói buông mà rất rành mạch, hấp dẫn. anh nhắc lại cái câu đã nói ở trụ sở tạp chí cộng sản: “Tại sao ta thừa giấy để đánh bọn cường bạo nước ngoài, mà lại thiếu giấy để đánh bọn cường bạo trong nước!“. Đến giờ nghỉ. Mọi người, hoặc tản ra dạo chơi ngoài vườn hoa, hoặc ngồi trò chuyện với nhau trong hội trường. Tôi cũng ngồi lại trong hội trường nói chuyện với mấy anh bạn cũ ở Vinh, ở Huế. Hiến cũng ở lại hội trường, nhưng ngồi một mình cách vài hàng ghế, trước mặt chúng tôi. Hà Xuân Trường lững thững từ hàng ghế đầu đi xuống chỗ Hiến, vỗ vai anh thân mật. Hiến gạt phắt tay Trường ra: “Tôi không phải hạng người cho anh vỗ vai nhé!”. Trông Hiến lúc ấy rất dữ. Hà Xuân Trường sững người và hơi ngượng. Anh phân bua với chúng tôi: “Đấy, các anh xem, anh Hiến anh ấy như thế đấy!”.

Buổi trưa hôm ấy, Hiến rủ tôi về nhà ăn cơm. Trong bữa cơm, Hiến hỏi tôi: “Sao, cậu thấy mình nói có được không?”. Tôi khen: “Khá lắm!”. Chị Tố Nga, vợ Hiến, mách luôn: “Lẩm bẩm suốt đêm làm gì mà không khá!”. Thì ra Hiến không phải chỉ chuẩn bị ý, mà còn luyện nói nữa. Hiến thế mà cũng là một tay đấu khẩu khá nhanh trí và đáo để.

Cũng vào khoảng trước sau năm 1980, khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội có tổ chức một cuộc hội thảo khoa học, đề tài: giáo dục tư tưởng qua giảng dạy văn học. Hiến lúc đó vẫn còn ở Đại học Sư phạm Vinh. Anh ra dự hội nghị. Không biết bản báo cáo viết của anh gửi ra như thế nào, nhưng anh trình bầy miệng thì khá gai góc, và hình như anh lại cố tình diễn đạt cho thật ấn tượng về cái ý rất gai góc của mình. Anh cứ thủng thẳng nói đi nói lại: “Những gì chi bộ Đảng, đoàn thanh niên, đài phát thanh, báo Đảng đã nói hay viết, thì trong lớp ta không nói. Ta chỉ nói những điều chi bộ Đảng, đoàn thanh niên, đài phát thanh, báo Đảng không nói, không viết“. Ý kiến của Hoàng Ngọc Hiến đã gây chấn động hội nghị. Những người lãnh đạo hội nghị rất lo ngại (lãnh đạo hội nghị là Nguyễn Văn Hạnh quyền chủ nhiệm khoa và Trần Thanh Đạm phó chủ nhiệm khoa). Đạm thấy nhất thiết phải uốn nắn lại. Anh động viên Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thị Hoàng lúc đó là đảng viên dự bị hay cảm tình đảng gì đó lên phê phán Hiến. Tôi không nhớ ý kiến của cô Hoàng thế nào, chỉ nhớ một câu mỉa mai của Châu: “Đứa trẻ con ngồi trên vai bố, cứ tưởng mình cao hơn bố“. Hoàng Ngọc Hiến giơ tay xin phát biểu. Anh cố tình tự khoe: “Tôi đã góp phần làm cho hội nghị thành công. Vì một hội nghị khoa học có tranh luận học thuật thì mới là một hội nghị có kết quả. Tôi đã gây được cuộc tranh luận cho hội nghị. Ngoài ra tôi rất sướng vì đã được ngồi trên vai anh Đỗ Hữu Châu”.

Sau hội nghị này, Trần Thanh Đạm gửi giấy cho chi bộ Đảng của khoa Văn Đại học Sư phạm Vinh phản ánh về sự “lệch lạc tư tưởng” của Hiến. ít ngày sau, tôi đến chơi Hiến – Anh vẫn ở Triệu Việt Vương. Một căn phòng rất hẹp, chỉ độ 16 mét vuông. Kê được hai cái ghế salon và một cái bàn nước nhỏ. Tôi và Hiến ngồi ở salon. Chị Tố Nga, vợ Hiến giải chiếu ngồi trên nền nhà. Chị cứ chỉ tay vào mặt Hiến mà nói đi nói lại xa xả: “Tôi không thấy có ai ngu như anh Hiến!”. Nói mãi chán, chị bỏ ra đi. Hiến thủng thẳng nói với tôi: “Hắn nói thế mà đúng. Như ta vẫn nói đế quốc Mỹ là ngu ấy mà!”. Té ra, anh lại ngẫm nghĩ về lời nói của vợ, như một đối tượng nghiên cứu.

Chị Tố Nga, vợ Hiến, là một người cũng khá đặc biệt: chuyên môn mạt sát chồng trước mặt khách khứa bạn bè, thậm chí trước cả học trò của chồng. Nhưng đám học trò của anh đã có kinh nghiệm: bà ấy nói thầy Hiến thì được, chứ người khác tưởng bở, cũng phụ hoạ theo, nói theo, là chết với bà ấy. Còn Hoàng Ngọc Hiến thì coi thường, bỏ ngoài tai, xem như nói ai đó, chẳng dính dáng gì đến mình.

Hoàng Ngọc Hiến, tư duy khoa học thì tỏ ra sâu sắc, nhưng trong đời sống thực tế, nhiều khi rất nhẹ dạ, cả tin. Vào khoảng 1987, Hội văn nghệ Quảng Nam- Đà Nẵng có mời tôi và Hiến vào nói chuyện với giới văn nghệ trong ấy. Chúng tôi ở với nhau độ một tuần lễ, sau đó, Hiến vào Sài Gòn, tôi ra Hà Nội. ít ngày sau, tôi đang ngồi ở nhà (tại Đồng Xa) thì thấy Hiến đạp xe tới. Lúc đó mới độ 8 giờ sáng. Tôi hỏi ra bao giờ. Anh nói ra sáng nay, tàu 7 giờ sáng tới Hà Nội. Tôi ngạc nhiên: vừa về Hà Nội đã vội đến tôi làm gì! Hoá ra anh vừa tham gia một đảng gọi là đảng “Nhân dân hành động” và ra Hà Nội để phát triển Đảng. Người đầu tiên anh định kết nạp là tôi. Anh nói, không sợ gì cả. Tay thủ lĩnh là một tay tiến sỹ ở Mỹ về. Rất trí thức. Đảng này đã thống nhất với cộng sản chuẩn bị ra đa đảng. Trong đảng này có một uỷ viên bộ chính trị và một thiếu tá công an cộng sản. Đảng phát triển chủ yếu vào trí thức. Anh lại hỏi, thằng Thanh nhà ông vào Sài Gòn đã có việc làm và nhà cửa gì chưa, để anh lo giải quyết cho.Tôi không tin, từ chối: “Cậu định làm chính trị à? Không sợ công an à?” Hiến có vẻ xem thường, cho tôi là thằng nhát. ít lâu sau tôi được biết đảng này phát triển mạnh ở vùng Vĩnh Long, vừa bị bắt một loạt. Tôi vào Cần Thơ, Dạ Ngân bảo thế.

Một thời gian sau, tôi gặp lại Hiến ở trụ sở văn nghệ. Tôi hỏi Hiến: “Biết gì chưa?” Hiến: “Biết rồi! Biết rồi!” Tôi lại hỏi: “Có sao không?” Hiến: “Không sao, không sao – Nhưng này, đừng nói với ai nhé!”

Dương Thu Hương khi biết chuyện này, nói với tôi: “Ông Hiến mà là đàn bà thì chửa hoang hàng tỉ lần“.
Nguyen Luan
14-03-2011, 12:49 PM
Tôi cho rằng Hoàng Ngọc Hiến có số “quý nhân phù trợ”. Nghĩa là luôn gặp may. Tôi ví anh với nhân vật Pie Bêdukhốp trong Chiến tranh và hoà bình của L.Tolstoi. Người to lớn, ra trận cứ trương ngực ra mà đi giữa chiến trường, nhưng tên đạn cứ tránh không dính. Đấu súng tuy không biết bắn súng, mà lại thắng một tay thiện xạ… Hiến cũng thế. Ăn nói táo tợn với người có chức có quyền, hành động nhiều khi dại dột. Nhưng chẳng sao cả. Vẫn đi Pháp, đi Mỹ đều đều. Anh kể tôi nghe cái vụ “phải đạo” của anh hồi 1980, anh có một cú thoát hiểm rất ngoạn mục. Người ta tổ chức hẳn một cuộc hội nghị để đánh anh. Lê Đức Thọ trực tiếp chỉ đạo. Loại có vấn đề như tôi, không được mời. Hơn 50 người được mời có chọn lọc để nhằm phê phán Hiến. Hiến là người thứ 50 (avant dernier) được phép phát biểu. Người cuối cùng là Chế Lan Viên (thứ 51) . Người ta bố trí một tay sắc sảo như thế để có thể đập tan ý kiến của Hiến vàhội nghị kết thúc luôn. Giờ nghỉ, Lê Đức Thọ trò chuyện với Hiến mới biết Hiến là người đồng hương với mình. Cùng quê Đức Thọ, Hà Tĩnh (Lê Đức Thọ ở Nam Định, nhưng quê gốc ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, anh em Lê Đức Thọ đều lấy biệt danh có chữ Đức hoặc chữ Thọ: Đinh Đức Thiện, Mai Chí Thọ, Lê Đức Thọ) Thế là Hiến gặp may. Vì tình đồng hương, Lê Đức Thọ đã cứu anh. Ai đó trong hội nghị nói Hiến chịu ảnh hưởng tư tưởng mỹ học của Kant. Thọ dõng dạc khẳng định trước hội nghị: “Hoàng Ngọc Hiến chẳng kăng kiếc gì hết, Hoàng Ngọc Hiến là Mác Lênin“. Tình thế thành ra đảo ngược. Chế Lan Viên chót đánh Hiến, thấy thế, đâm hoảng, bèn lảng qua chỗ Hiến đang ngồi với Lê Đức Thọ, nói khẽ với anh: “Lúc nãy tôi có nói điều gì quá, anh bỏ qua đi cho nhé!”. Sau này, Chế Lan Viên còn nhờ tôi nhắn lại với Hiến hai lần như thế. Lại còn nói phách “Tôi có trọng anh Hiến thì tôi mới tranh luận với anh ấy chứ!”.
Có lẽ vì hay gặp may mà Hiến luôn luôn lạc quan.
Lại vẫn cái vụ “hiện thực phải đạo“. Tôi nhớ giáp Tết âm lịch năm ấy, Khái Vinh có mời tôi, Hiến và Xuân Diệu ăn thịt chó ở Hàng Lược. Lúc đó, dân Nhật Tân đã lục tục đem đào tới bán. Khái Vinh nói, anh Hiến là người có tài mà khổ, bị đánh dữ quá!. Xuân Diệu nói: “Con người ta có trải qua đau khổ thì mới nên người“. Nhưng Hiến lại phát biểu một cách đắc ý: “Những điều tôi được nhiều hơn những điều tôi mất“. Và anh dẫn chứng: “Đứa con gái tôi vào Sài Gòn, giáp Tết bị mắc kẹt ở đấy không ra được vì giao thông khó khăn. Có một anh phi công cho lên ngồi ghé phụ bay ra không mất tiền, vì biết là con ông “hiện thực phải đạo“. Cũng con bé ấy học đến lớp cuối cấp, sắp thi đại học, rất cần có người luyện cho môn toán. Rất may, có một cô giáo tự nguyện đến luyện giúp miễn phí vì biết là con ông “hiện thực phải đạo”. Đó là chưa kể nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đến tận nhà Hiến tặng hoa. Và bài “hiện thực phải đạo” đã làm cho anh nổi tiếng một thời và được nể trọng trong giới trí thức cấp tiến.

Đúng là Hoàng Ngọc Hiến có quý nhân phù trợ thật.

Hồi Hiến sang Mỹ, có một bọn Việt kiều chống cộng quá khích định hành hung anh. May sao lại có một thượng nghị sĩ Mỹ phái một vệ sĩ của ông ta tới bảo vệ – Mới đây Hiến kể với tôi như vậy.

* * *

Tôi rất tin cậy Hoàng Ngọc Hiến. Nên chịu ảnh hưởng Hiến về nhiều mặt, đặc biệt là trong việc dùng thuốc. Thuốc huyết áp, thuốc bổ, thuốc loãng xương… Tất nhiên tôi có chịu ảnh hưởng anh cả về tư duy khoa học. Hiến có tài liệu nào anh cho là hay hoặc nghĩ ra điều gì có vẻ tâm đắc, đều trao đổi với tôi. Trò chuyện với Hiến bao giờ cũng có ích, dù ít dù nhiều, đối với cái nghĩ của mình. “Dữ quân nhất dạ thoại, thắng độc thập niên thư“. Người xưa nói thế, vận dụng vào trường hợp Hoàng Ngọc Hiến e có hơi quá. Nhưng quả là trò chuyện với Hiến bao giờ cũng thu lượm được một cái gì đó có ích. Hiến rất ghét giáo điều và nghĩ cái gì thì nghĩ đến nơi đến chốn. Tôi cho rằng, mấy phát biểu sau đây của Hiến là những ý kiến nghe được:

Nghiên cứu khoa học, quan trọng nhất là nghĩ bằng cái đầu của mình và viết bằng lời văn của mình. Đọc người khác rất cần, song phải thấm thế nào đó để trở thành của mình, để khi nghĩ là nghĩ bằng cái đầu của mình và viết bằng lời văn của mình.
.....

Khoa học trước hết là đặt vấn đề đích đáng. Tìm ra cái mới hoàn toàn rất khó. Thường chỉ chỉnh lại một tý. Vấn đề đặt ra đúng, nhưng chưa đúng hẳn. Chỉnh lại một tý như chỉnh ti vi cho hình nét hơn, âm rõ hơn. Thí dụ, nói Đam Săn anh hùng dũng cảm là đúng. Nhưng thực ra tính cách Đam Săn phong phú hơn: hồn nhiên, trung thực, lãng mạn, ngỗ nghịch… đặc biệt là một cá tính tự do.
....
Hiến khẳng định vai trò quan trọng của cảm hứng và trực giác. Tôi cho rất đúng. Anh nói, cảm hứng lay động toàn bộ năng lực tinh thần của người nghiên cứu. Trong giây phút ấy, con người, cùng một lúc, có vô số liên tưởng, kể cả liên tưởng vô thức. Do đó rất sáng suốt. Nhưng phải băn khoăn nhức nhối về nhân sinh, về văn học mới có cảm hứng dẫn tới tìm tòi phát hiện. Cảm hứng làm cho câu, chữ có hồn. Cảm hứng phát huy trực giác, khiến cảm nhận được cái mới. Mọi tìm tòi đều bắt đầu bằng trực giác. Sau đó mới dùng suy lý lôgic chỉnh lại (vì thế Hiến rất phục những phán đoán trực giác của ai đó, chỉ ra chính xác bản chất một đối tượng nào đấy, không cần lý lẽ chứng minh gì hết).

Phân tích tác phẩm gay nhất là đọc hết cuốn sách mà chẳng thấy có ý gì cả. ý là một ý nghĩa mới đích đáng trả lời một câu hỏi ta đang tìm tòi, đang suy nghĩ để giải đáp. Tác phẩm chẳng giải đáp được một câu hỏi nào cần thiết, là vô nghĩa.

Phân tích tác phẩm là phân tích chi tiết. Phải chọn chi tiét có vấn đề. Phân tích một chi tiết mà mở ra cả một vấn đề về đạo lý, về triết lý. Phân tích một chi tiết như thế có sức thuyết phục và sang trọng hơn là phân tích tràn lan.

Cuối cùng phải tìm từ, tìm chữ đích đáng để diễn đạt. Một bài viết hay là có được một hai từ đích đáng kết tinh được cái hiểu, cái ý của mình. Đó là cái thần của bài viết.

Hiến nghĩ thế nên rất chăm chỉ học chữ, học từ. Có khi học ở dân gian. Thí dụ, anh rất khoái vì học được chữ “bõ hờn” của một ông người Mường tên là Cò Lửa, chủ nhà chúng tôi ở nhờ hồi kháng chiến chống Mỹ tại Thạch Thành, Thanh Hoá. Phần nhiều học ở sách vở. Thí dụ chữ “hương nguyện“, “phường hương nguyện” anh học được của Mạnh Tử khi nghiên cứu triết học cổ phương Đông. Có lẽ tương đương với chữ philistin chăng?

Có những chữ thông thường nhưng anh đem đến cho nó một nghĩa mới nào đấy. Như “kể lại nội dung” và “viết nội dung”. (Bài “Kể lại nội dung và viết nội dung” (Văn học gần …và xa. NXB giáo dục 2003). Hay như chữ “trí thức bình dân” trong bài anh giới thiệu Tuyển tập Nguyễn đăng Mạnh (NXB Giáo dục 2006)… Có thể gọi trường hợp này là sáng tạo từ mới.

Gần đây Hoàng Ngọc Hiến say mê đọc Nho, Phật, Đạo qua sách của Francois Fulien. Anh lấy làm khoái chí học được ở F.Julien, sự phân biệt giữa tư duy Đông và Tây. Tây là chân lý (Vérité). Đông là dịch lý (transformation). Một đằng cứ cãi nhau về chân lý, về đúng hay sai. Một đằng chủ trương “cùng” hay “thông“. Đúng sai không quan trọng, quan trọng là không bế tắc, là thông, là được việc, là có hiệu quả thực tế…

* * *

Như đã nói, Hoàng Ngọc Hiến sống rất hồn nhiên, tự nhiên.

Hồi chống Mỹ, sơ tán ở Thạch Thành, Thanh Hoá, không mấy khi có được miếng thịt mà ăn. Hôm ấy, anh em kiếm được một đĩa thịt. Hiến vừa ăn, vừa xụt xịt mũi, vừa gật gù: “Ăn thịt ngon thật!”.

Tối tối, anh rất chịu khó cùng với tôi xách đèn đi bắt ốc sên về cải thiện, tin rằng ba con ốc sên bằng một quả trứng vịt (Hồi ấy có kẻ phao lên như vậy).

Hiến hay nghĩ ra những chuyện kỳ cục và buồn cười để đùa vui. Thí dụ như chuyện phân loại cán bộ khoa văn trường Đại học Sư phạm Vinh thành ăn cướp và ăn cắp. Hình như tư duy khoa học mãi, nghĩ mãi những điều có nghĩa lý, người ta phải thư giãn đầu óc bằng những chuyện vô nghĩa lý.

Hiến đúng là vui đâu chầu đấy.

Có một lần Ngô Thảo nhân quen một Việt kiều về nước, mời tôi, Hiến và Hoàng Cầm đến đánh chén ở một nhà hàng. Xe đón tôi trước, đón Hiến sau. Trên xe, tôi gọi điện cho Hiến chuẩn bị ra ngõ để đón xe. Chị Tố Nga, vợ Hiến, cầm máy trả lời: “Lão ấy mời đi họp thì đến chậm, nhưng mời đi ăn thì đúng giờ lắm!”.

Một lần khác, mới năm ngoái đấy thôi, anh Vũ Văn Viết ở Việt Trì mời chúng tôi lên dự lễ khai trương ngôi trường phổ thông dân lập do anh vừa xây dựng. Anh cần nhiều người ở Hà Nội lên dự cho thật long trọng. Nhưng hôm ấy nhiều người trong danh sách mời không đi được vì bận việc hay đang đi công tác xa. Ngồi trên xe thấy vắng vẻ quá, tôi nẩy ra ý mời Hiến, tuy Hiến chẳng quen biết gì Vũ Văn Viết cả. Và Viết cũng không mời Hiến.Tôi gọi điện. Hiến nhận lời ngay, và lập tức đáp xe ôm đến chỗ hẹn.

Cái giống nghệ sĩ thật sự bao giờ cũng rất tự nhiên – nói như Lưu Công Nhân, “tự nhiên như ruồi“. Họ rất khó tính trong sáng tạo, nhưng rất dễ tính trong sinh hoạt đời thường. Khoa học cũng là một hoạt động sáng tạo, nhà khoa học cũng là một loại nghệ sĩ, nhất là khoa học về văn chương.Vì thế Hoàng Ngọc Hiến cũng rất hồn nhiên, tự nhiên, “tự nhiên như ruồi“. Hiến là dân Nghệ Tĩnh nhưng lại chê dân Nghệ “cái gì cũng biết, trừ hạnh phúc“. Nhưng chính Hiến cũng rất Nghệ. Một tay đầy nghị lực. Tập thể dục rất kiên trì. Nghiện cả thuốc lá, thuốc lào mà bỏ hẳn (Bỏ mà vẫn cho hút thuốc lá là thích nhất. Anh nói “Khi nào sắp chết sẽ hút lại“). Gần 80 tuổi vẫn cả ngày ôm cái máy vi tính để lấy thông tin và luyện ngoại ngữ. Rồi đọc sách, dịch sách, viết sách… Tôi là dân Bắc Kỳ, kém xa Hiến về mặt này.

Hiến đích thực là dân Nghệ, đúng thế, nhưng là một tay Nghệ “cái gì cũng biết, kể cả hạnh phúc“. Vì tôi biết chưa bao giờ anh từ chối một lạc thú trần thế, trần tục nào. ( Rút từ hồi kí của Nguyễn Đăng Mạnh)
Ý kiến cá nhân: Người làm văn chương thật hóm hỉnh, đa tài người Nghệ cũng đa tính cách trân trọng, trân trọng.
quanlenh
14-03-2011, 03:57 PM
Trăn trở một đời trang hồi ký
Mảnh đất khô cằn Xứ Nghệ thương
Mãi ông Đồ "gàn" truyền máu học
Mãi những cuộc đời nặng văn chương.

Dẫu là trích dẫn dài văn nghĩa
Tâm tư người dẫn thật nặng tình
Tâm trí dành nguyên trang hồi tưởng
Tình quê ghi tạc nhớ đinh ninh
menyeufuong
14-03-2011, 09:52 PM
Ông Mạnh dẫu sao cũng là dân văn - đọc đoạn hồi ký của ông tôi chỉ cho rằng ông nhìn nhận và xoáy sâu vào một điểm chung nào đó của dân ta thôi - từ điểm đó ông cố khoét cố phát triển cái xấu nhất rồi tha hồ lên án (giáo sư văn mà).
Tôi cho rằng những cái ông nêu ra trên không hẳn là xấu - cái gì thuộc tính cách của cả một khu vực ai cũng như ai thì chúng ta phải tự hào và phát huy nó chứ.Cữ mới nghe mấy anh Nho hủ phê phán vài câu mà ta đã quay lưng lại với chính mình và quê hương mình thi có hay chăng?. Ông Mạnh viết hồi ký - đó cũng chỉ là suy nghĩ nhiều phần cảm tính của cá nhân ông thôi.Cho dù ông là giáo sư hay... giáo sĩ gì thì ông ấy cũng chỉ là một con người với cái TÔI to tướng của mình.
tung_rhm
14-03-2011, 11:26 PM
cảm ơn bác nguyen luan. Không có thời gian để đọc hết hồi kí ông Đăng Mạnh nhưng rất thích cách nói của ổng. Có một linh cảm rất lạ là nếu bỏ qua những phần ông tự nói về mình thì ông nói thật. Ngoài ra cái cách viết không sợ "trời cao đất dày" nghĩ cho cùng cũng là cần thiết, nên phát huy. Chán lắm rồi cái kiểu hát hay, ca cẩm...
http://forum.tcnao.net/archive/index.php/t-307.html 

No comments:

Post a Comment