Ngoại trưởng Clinton và đồng nhiệm Indonesia Natalegawa ngày 03/09/2012 tại Jakarta.
Reuters
Hôm nay, 03/09/2012, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tới thăm Indonesia, sau khi công du quần đảo Cook và trước khi sang Trung Quốc vào ngày mai. Qua chuyến công du của Ngoại trưởng Clinton, Hoa Kỳ muốn khẳng định lại ảnh hưởng của mình trong khu vực, trước các tham vọng của Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến nay, chính quyền Jakarta vẫn chủ trương giữ cân bằng trong quan hệ với Washington và Bắc Kinh.
Từ thủ đô Indonesia, thông tín viên Vincent Souriau tường trình :
« Indonesia luôn luôn chủ trương chính sách cân bằng năng động. Ngoại trưởng Indonesia đã định nghĩa chính sách đối ngoại của nước này như vậy. Đó là một chính sách vừa thận trọng, vừa tranh thủ các cơ hội mà tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono tóm tắt như sau : Indonesia không muốn có kẻ thù nào và có hàng triệu bạn bè.
Kể từ sau Hội nghị Bandung, năm 1955, đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành Phong trào Không Liên kết, chính quyền Jakarta chưa bao giờ từ bỏ học thuyết này. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh đối đầu Đông-Tây, Indonesia quyết định không ngả về bên nào cả. Giờ đây, lại càng không có chuyện dính líu vào sự ganh đua giữa Mỹ và Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương.
Trong những năm gần đây, ý thức được vai trò và sức mạnh của mình tại Đông Nam Á, Indonesia đã tỏ ra năng động trong quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc. Được Washington và Bắc Kinh ve vãn, chính quyền Jakarta tranh thủ, lúc thì mua máy bay của Mỹ, lúc thì mua tên lửa của Trung Quốc, qua đó, củng cố khả năng quân sự của mình, nhưng không hề tỏ thái độ nghiêng về bên nào.
Từ năm 2010, Indonesia ký thỏa thuận quan hệ đối tác ưu tiên với Hoa Kỳ, nhưng từ năm 2005, nước này cũng đã có quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc. Việc giữ nguyên trạng này rất phù hợp với chính sách đối ngoại của Indonesia ».
« Indonesia luôn luôn chủ trương chính sách cân bằng năng động. Ngoại trưởng Indonesia đã định nghĩa chính sách đối ngoại của nước này như vậy. Đó là một chính sách vừa thận trọng, vừa tranh thủ các cơ hội mà tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono tóm tắt như sau : Indonesia không muốn có kẻ thù nào và có hàng triệu bạn bè.
Kể từ sau Hội nghị Bandung, năm 1955, đặt nền móng đầu tiên cho việc hình thành Phong trào Không Liên kết, chính quyền Jakarta chưa bao giờ từ bỏ học thuyết này. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh đối đầu Đông-Tây, Indonesia quyết định không ngả về bên nào cả. Giờ đây, lại càng không có chuyện dính líu vào sự ganh đua giữa Mỹ và Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương.
Trong những năm gần đây, ý thức được vai trò và sức mạnh của mình tại Đông Nam Á, Indonesia đã tỏ ra năng động trong quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc. Được Washington và Bắc Kinh ve vãn, chính quyền Jakarta tranh thủ, lúc thì mua máy bay của Mỹ, lúc thì mua tên lửa của Trung Quốc, qua đó, củng cố khả năng quân sự của mình, nhưng không hề tỏ thái độ nghiêng về bên nào.
Từ năm 2010, Indonesia ký thỏa thuận quan hệ đối tác ưu tiên với Hoa Kỳ, nhưng từ năm 2005, nước này cũng đã có quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc. Việc giữ nguyên trạng này rất phù hợp với chính sách đối ngoại của Indonesia ».
No comments:
Post a Comment