Trung Quốc vừa tuyên bố từ chối đề nghị của Philippines về việc đưa tranh chấp chủ quyền biển Đông ra phân xử trước Liên Hợp Quốc .
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói, ông Mã Khắc Khanh, đại sứ Trung Quốc ở Philippines đã có thông báo chính thức trong cuộc gặp với quan chức ngoại giao về động thái của nước này.Theo lời ông Hồng Lỗi, câu trả lời chính thức hôm thứ Ba 19/02 “biểu lộ rõ lời từ chối của Trung Quốc”.
Những gì phía Philippines đưa ra “không chỉ vi phạm tình đồng thuận thiêng liêng trong bản Tuyên bố về Ứng xử trên Biển Đông (DOC) giữa các bên liên quan, mà còn bóp méo sự thật và có những cáo buộc sai lầm,” ông Hồng Lỗi nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh.
Hồi tháng trước, Philippines chính thức thông báo tới Trung Quốc về kế hoạch đưa mâu thuẫn biển đảo Bấm ra trước tòa án theo Công ước Liên Hợp Quốc 1982 về Luật biển.
Nước này mong muốn hội đồng xét xử sẽ đưa ra tuyên bố về các động thái của Bắc Kinh ở vùng biển giàu tài nguyên là trái luật.
Còn Trung Quốc nói mong muốn giải quyết vấn đề này bằng đối thoại song phương, theo ông Hồng Lỗi, và trích dẫn quy định trong DOC rằng mâu thuẫn phải được giải quyết bằng đối thoại giữa các quốc gia có liên quan trực tiếp.
“Trung Quốc hy vọng rằng Philippines sẽ trân trọng chính cam kết của mình bằng việc không có bất kỳ hành động nào khiến tình hình thêm rắc rối, và đáp lại đề nghị của Trung Quốc một cách tích cực để thiết lập đối thoại song phương về các vấn đề hàng hải, và cùng giải quyết mọi vấn đề qua thỏa thuận song phương,” ông Hồng Lỗi nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nhắc lại điều ông gọi là "Trung Quốc có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý làm cơ sở cho tuyên bố chủ quyền vùng đảo Nam Sa và vùng biển xung quanh đảo".
'Giải pháp hòa bình'
Hôm thứ Sáu 15/02, người đứng đầu phái đoàn của Liên minh châu Âu đang thăm Manila nói EU "ủng hộ" lập trường của quốc gia Đông Nam Á đưa các tranh chấp biển đảo ra tòa án quốc tế.
"EU đứng về phía của Philippines," chủ tịch phái đoàn Werner Langen được hãng thông tấn Philippines dẫn lời nói, liên quan đề xuất của Manila.
Mặc dù EU được cho là "không thiên vị" về bất cứ phía nào trong cuộc tranh chấp biển đảo liên quan Philippines, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan ở khu vực Biển Đông, hãng tin của Philippines nói:
"Các nghị viên quốc hội EU nói họ tin rằng hành động pháp lý của Philippines là một "động thái tốt" nhằm đảm bảo một giải pháp hòa bình cho các xung đột."
Hãng tin của Philippines hôm 15/2/2013 tiếp tục dẫn lời trưởng phái đoàn lập pháp EU, Werner Langen, nói:
"Trung Quốc hy vọng rằng Philippines sẽ trân trọng chính cam kết của mình bằng việc không có bất kỳ hành động nào khiến tình hình thêm rắc rối, và đáp lại đề nghị của Trung Quốc một cách tích cực để thiết lập đối thoại song phương về các vấn đề hàng hải, và cùng giải quyết mọi vấn đề qua thỏa thuận song phương"
Hồng Lỗi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ
Được cho là hậu thuẫn đề xuất của Manila đưa việc giải quyết tranh chấp đi theo các khuôn khổ pháp lý quốc tế như Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS), vị trưởng đoàn được trích lời nói thêm: "Con đường được lựa chọn... thông qua trọng tài quốc tế là cách thức để đạt điều đó.
"Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ chấp nhận điều này vì nó đưa cả hai bên tới... một giải pháp."
Cũng hôm thứ Sáu, nhiều báo của Philippines đăng tải ý kiến của tân ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry "ủng hộ" lập trường của Manila.
Hãng tin của Philippines dẫn lời ngoại trưởng nước này, Albert Del Rosario, nói về quan điểm của tân Ngoại trưởng Kerry:
"Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hậu thuẫn quyết định của chính phủ Philippines vào tháng trước đưa các tranh cãi với Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn ở Biển Hoa Nam ra trước tòa án của LHQ, nhấn mạnh nhu cầu giải quyết các xung đột nóng lâu dài một cách hòa bình dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế."
BBC
*
en fr
No comments:
Post a Comment