Tâm 8x (Danlambao) - Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã chọn con đường cất lên tiếng nói, nơi mà anh đã viết ra những dòng “hoàn toàn do mệnh lệnh đạo đức”. Anh là điển hình của sự phá vỡ cơn bĩ cực của người làm báo, sự bộc phá bên trong của mệnh đề “tự do là không im lặng”, là một tiếng sóng nhỏ báo hiệu cho một cơn đại sóng thần sắp tới!...
Im lặng dường như là số phận mà đảng muốn đội lên đầu người dân Việt Nam hiện nay. Và bản thân những người làm báo nói riêng... Thử nhìn nhận ở hai nhân vật là ông TBT Nguyễn Phú Trọng và nhà báo Nguyễn Đắc Kiên:
Im lặng dường như là số phận mà đảng muốn đội lên đầu người dân Việt Nam hiện nay. Và bản thân những người làm báo nói riêng... Thử nhìn nhận ở hai nhân vật là ông TBT Nguyễn Phú Trọng và nhà báo Nguyễn Đắc Kiên:
Nhân vật đầu tiên là ông Tổng bí thư ĐCSVN - Nguyễn Phú Trọng, người đã có một câu phát biểu (trong nhiều câu của mình) để đời về thái độ ươn hèn, đốn mạt cũng như lột tả toàn bộ bản chất của chính ông và cái ĐCS đang ngày càng mục nát... Một đảng cầm quyền đang tìm mọi cách o bế về mặt quyền lực, một ông Tổng đang tìm mọi cách để giữ bằng được cái ghế của ông và cho con cháu ông. Khi ông ra sức quan ngại, răn đe về sự “nhận thức về quyền chính trị”, dẫn đến việc hình thành xu hướng, phong trào tham gia chính trị, cụ thể ở đây là tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi hiến pháp. Vì thế, ngay khi xu hướng này đang lan tỏa thì ông đã chỉ đạo ngay cho bộ máy an ninh và nhà tù (những người đồng chí của ông): “phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp”.
Nghĩa “lãnh đạo” được xem xét như việc định hướng theo chủ trương của đảng cầm quyền (đảng cộng sản). Nôm na, nó sẽ hoàn toàn hợp pháp nếu như đặt trong hàng ngũ đảng viên ĐCS và hoàn toàn bất hợp pháp khi đặt trong mệnh đề nhân dân. Và vì thế, nếu ông Tổng và bộ chính trị đã xác định “lãnh đạo” việc góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp thì ông Tổng nên mạnh tay rút ngắn thời gian lấy ý kiến sửa đổi Hiến Pháp, mở rộng nhà tù để chứa 72 người chủ xướng và hơn 4.000 người ký tên; nhanh chóng tuyển sinh nóng một số lượng lớn an ninh, công an để truy tìm từng người, đe dọa và nhốt tất cả những ai lỡ phạm húy vào các khái niệm như: tam quyền phân lập; phi chính trị hóa quân đội; bỏ điều 4... Hãy biến một làng xã trở thành một ổ chứa an ninh; cả nước là một nhà tù lớn về... tư tưởng.
Chỉ có như vậy, thì ông mới có thể bảo vệ được chế độ hiện thời thêm một thời gian nữa, nhưng cũng theo đó, cái “vinh quang, trí tuệ, thiên tài” cả quá khứ ngày xưa (vốn là thứ để chế độ dựa vào tồn tại) sẽ bị chôn vùi nhanh chóng, bị phỉ nhổ một cách không thương tiếc. Toàn bộ "công lao" của ĐCS đã làm được trong quá khứ đã bị chính những người đứng đầu ĐCS như ông Tổng bắn vào bắn vào bằng một khẩu súng lục... Lạnh lùng nhưng đầy ngu dốt. Là điển hình của sự điển hình makeno ngày nay và sống chết mặc bay ngày xưa.
Nhân vật thứ hai là nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, một người đã bị tước đi “tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội” ngay sau khi ông cất lên tiếng nói (quyền được nói) của mình đối với “ý kiến” của người đứng đầu ĐCS. Nó làm cho nhiều người nhớ về ông tổng biên tập Từ Hoài Khiêm của phụ trương Trái Đất thuộc Nhân Dân Nhật Báo bên Trung Quốc, người đã phải nhảy lầu tự tử (22/8/2012) chỉ vì “do dám nghĩ không dám nói, dám nói không dám viết, dám viết không dám công bố”. Một cái vòng luẩn quẩn về mặt tư tưởng đã xâm hại toàn bộ đạo đức nhà báo và cái “sự thật, sự trung thực” đáng có trong bất kỳ một bài viết nào.
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã không chọn cách tự tử, anh đã chọn con đường cất lên tiếng nói, nơi mà anh đã viết ra những dòng “hoàn toàn do mệnh lệnh đạo đức”. Anh là điển hình của điển hình sự phá vỡ cơn bĩ cực của người làm báo, sự bộc phá bên trong của mệnh đề “tự do là không im lặng”, là một tiếng sóng nhỏ báo hiệu cho một cơn đại sóng thần sắp tới!
Tôi không ngây thơ chính trị! Tôi tin vấn đề chỉ còn là thời gian! Nhưng sẽ không quá 10 năm nữa! Nếu chúng ta tiếp tục lan tỏa tinh thần “không im lặng” như nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, trước sự đe dọa cường quyền – Nguyễn Phú Trọng.
No comments:
Post a Comment