Tuesday 22 May 2012

Bắc Triều Tiên: chạy trốn nạn dối trá quá liều lượng

23/05/2012

Bài của Valérie SIMARD (báo La Presse)
clip_image002
Valérie SIMARD
La Presse
Phạm Toàn dịch
clip_image003
Kim Jong-un (bên phải) ngày 15 thángTư vừa rồi trong lễ kỷ niệm một trăm năm sinh Kim Il-Sung, người sáng lập Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên). Đứng bên nhà lãnh đạo trẻ của Bắc Triều Tiên là Phó Nguyên soái Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Ảnh tư liệu của hãng AP

(Séoul) Choi Song-min rời bỏ Bắc Triều Tiên để qua ở Nam Triều Tiên đã gần một năm. Tự cho là mình đã bị chế độ Bình Nhưỡng phản bội, cựu quân nhân này hiện đang tìm cách làm cho thế giới biết rõ chuyện gì đang xảy ra ở bên trong «Vương quốc nhà tu kín» này. Phóng viên báo La Presse đã gặp ông tại văn phòng của ông ở Séoul.
«Khi nhìn các hình ảnh phát tán trên truyền hình Trung Quốc, tôi thấy đầu óc mình quay cuồng lên. Tôi thấy muốn nôn ọe. Tôi nhận ra rằng mọi điều chính quyền cho chúng tôi biết về thế giới bên ngoài chỉ rặt là dối trá».

Cho đến tận bây giờ Choi Song-min vẫn thấy xúc động khi ông nhắc nhớ lại những giây phút trước khi ông đào thoát. Trái ngược với rất nhiều đồng bào của mình, con người 56 tuổi này đã không bỏ đất nước ra đi vì bị đói. Ông bỏ đi vì đã chán ngấy những điều dối trá.

Sau 22 năm phục vụ trong quân ngũ Bắc Triều Tiên, trở thành quản đốc xí nghiệp ở thành phố Chongjin, ông Choi Song-min là người trong tầng lớp trung lưu có cuộc sống dễ chịu. Nhân một chuyến công tác sang Trung Hoa mấy năm trước đây, ông bắt đầu nhận thấy công việc tuyên truyền mà chế độ Bắc Triều Tiên tiến hành có quy mô vô cùng to lớn.

Rồi đến năm 2010, vụ đánh ngư lôi làm chìm một con tàu Nam Triều Tiên đã như là chiếc đanh đóng vào cỗ quan tài đang giữ lại đôi chút niềm tin của ông vào Đảng Lao động Triều Tiên. «Tôi ở trong bộ đội nên tôi biết rất rõ rằng cuộc tiến công đã do Bắc Triều Tiên thực hiện trước, ông nói. Thế nhưng, trên báo chí, chính phủ Bắc Triều Tiên lại nói vụ việc do Nam Triều Tiên thực hiện trước. Người ta vẫn dạy chúng tôi từ khi còn đi học rằng chính phủ bao giờ cũng lương thiện và chính phủ làm gì thì cũng chỉ để bảo vệ nhân dân mà thôi. Nói láo».
Vào hồi đó, hai con trai ông đã đào tẩu rồi. Người con trai trưởng bỏ trốn vì muốn tránh cái án tám năm tù ngồi vì đã bị bắt khi đang đọc một tờ báo Nam Triều Tiên đăng truyện dài kỳ. Choi Song-min, rồi vợ ông và cậu con trai thứ ba đã lần lượt trốn sang Trung Hoa. Tất cả bây giờ đang sống ở ngoại ô Séoul.

Ông muốn thông tin cho cả thế giới biết về tình hình bên trong Bắc Triều Tiên, và ông đã trở thành nhà báo. Ông là một trong sáu người Bắc Triều Tiên đào tẩu đang làm việc cho trang mạng Daily NK, một trang thông tin chuyên về thời sự Bắc Triều Tiên chống Bình Nhưỡng ra mặt. Tháng Giêng vừa rồi, nhờ các thông tin nhận được từ một nguồn nằm bên trong Bắc Triều Tiên, Choi Song-min cho biết những ai không tham gia các cuộc tụ tập tổ chức sau khi Kim Jong-il qua đời (tháng Chạp 2011) hoặc những ai tham dự nhưng không khóc đều bị tống ít nhất là sáu tháng vào trại lao động cải tạo. Tin này sau đó đã được truyền đi rất rộng trên các trang mạng.

Choi Song-min tin chắc rằng đại đa số dân Bắc Triều Tiên chỉ giả vờ trung thành với chế độ này thôi. «Tỷ lệ trung thành đã sụt thảm hại những năm vừa rồi, ông nhận xét vậy. Nguyên nhân chủ yếu là do cuộc cải cách tiền tệ». Tiếp sau cuộc đổi tiền theo tỷ giá mới của đồng won hồi năm 2009, rất nhiều công dân tầng lớp trung lưu trong đó có Choi Song-min đã bị mất phần lớn những gì họ dành dụm được.
Theo Tổng biên tập trang Daily NK Nam Triều Tiên - Shin Ju-hyun, chỉ có 30% dân Bình nhưỡng và khoảng 10% đến 20% những người sống bên ngoài thủ đô Bắc Triều Tiên là thực sự trung thành với chế độ. «Còn những người khác thì chỉ giả vờ trung thành để khỏi bị trừng trị», ông khẳng định.
***
BẮC TRIỀU TIÊN XIẾT CHẶT KIỂM SOÁT
Năm tháng sau khi Kim Jong-un lên nắm quyền lực, đất nước Bắc Triều Tiên trong suốt 64 năm dưới bàn tay sắt của triều đại họ Kim đã chẳng thay đổi gì mấy. Rất nhiều nhà quan sát đã trông chờ mở cửa mạnh hơn. Nhưng nhà lãnh đạo trẻ tuổi này đã xiết chặt kiểm soát để quyền lãnh đạo của mình được củng cố yên vị, Tổng biên tập Daily NK ông Shin Ju-hyun nhận xét.

«Bình Nhưỡng tiến hành kiểm soát nhân dân ngặt nghèo hơn để ngăn chặn những vụ đào thoát, Shin Ju-hyun nhận xét dựa theo những thông tin nhận được từ những nguồn khác nhau đang sống ở Bắc Triều Tiên mà ông cùng các đồng nghiệp vẫn liên hệ được qua hệ thống điện thoại di động của Trung Hoa. Chính phủ cảnh báo dân Bắc Triều Tiên rằng nếu họ bỏ trốn thì cả gia đình họ sẽ bị giết».

Nhà báo ban tiếng Anh của trang Daily NK, ông Chris Green, tin chắc rằng thế nào rồi Kim Jong-un cũng phải mở cửa mạnh vì chẳng có lựa chọn nào khác cho ông ta hết. «Kim Jong-un mới chỉ trên dưới 29 tuổi (tuổi thật của ông ta chẳng ai biết cả, Biên tập La Presse chú thích), ông nhấn mạnh. Khó mà tin nổi rằng ông ta có thể tại vị thêm 50 năm nữa mà lại chẳng thay đổi gì cả».

Shin Ju-hyun thuộc loại người tin rằng Kim Jong-un sẽ còn cầm quyền rất lâu. Theo ông, khả năng tới 60% hay 70% chính quyền hiện thời của Bắc Triều Tiên sẽ sụp đổ trong vòng năm mười năm nữa. «Nhưng điều đó không có nghĩa là Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên sẽ trở thành một quốc gia dân chủ, ông nói thêm cho rõ ý. Nhưng điều chắc chắn là nếu Kim Jong-un bị đổ thì đất nước này sẽ thay đổi rất nhanh chóng».

***
23.100 là con số người Bắc Triều Tiên trốn khỏi nước này và sinh sống ở Nam Triều Tiên tính đến 31 tháng 12 năm 2011, con số do Bộ Thống nhất đất nước của Nam Triều Tiên cung cấp.
V.S.
Nguồn: báo La Presse (Canada) ngày 21 tháng 5-2012: lapresse.ca

http://boxitvn.blogspot.fr/2012/05/bac-trieu-tien-chay-tron-nan-doi-tra.html#more
***

Publié le 21 mai 2012 à 07h34 | Mis à jour le 21 mai 2012 à 09h21

Corée du Nord: fuir la surdose de mensonges

Kim Jong-un (à droite) le 15 avril dernier... (Photo: archives AP)
Kim Jong-un (à droite) le 15 avril dernier lors des célébrations du centenaire de la naissance de Kim Il-Sung, fondateur de la République populaire de Corée du Nord. Le jeune leader nord-coréen est accompagné de Choe Ryong-hae, vice-maréchal de l'Armée populaire de Corée.
Photo: archives AP

Valérie Simard
La Presse

(Séoul) Il y a un an à peine, Choi Song-min quittait la Corée du Nord pour s'installer au sud. Se disant trahi par le régime de Pyongyang, cet ancien soldat travaille aujourd'hui à informer le reste du monde sur ce qui se passe à l'intérieur du «Royaume ermite». La Presse l'a rencontré dans ses bureaux de Séoul.
«Quand j'ai vu les images diffusées à la télévision chinoise, ma tête s'est mise à tourner. J'avais la nausée. J'ai réalisé que tout ce que le gouvernement nous avait appris sur le monde extérieur était des mensonges.»
Encore aujourd'hui, Choi Song-min est ému lorsqu'il se rappelle les moments qui ont précédé sa défection. Contrairement à plusieurs de ses compatriotes, l'homme de 56 ans n'a pas fui son pays parce qu'il avait faim. Il l'a quitté parce qu'il en avait assez des mensonges.
Devenu directeur d'usine dans la ville de Chongjin après 22 ans passés au service de l'armée nord-coréenne, Choi Song-min faisait partie de la classe moyenne aisée. Il a commencé à prendre connaissance de l'ampleur de la propagande à laquelle s'adonnait le régime lors d'un voyage d'affaires en Chine réalisé il y a quelques années.
Puis, en 2010, l'épisode du torpillage d'un navire de guerre sud-coréen a mis le clou dans le cercueil du peu de confiance qu'il avait encore envers le Parti des travailleurs. «Parce que j'ai servi dans l'armée, je savais très bien que l'attaque avait été initiée par la Corée du Nord, expose-t-il. Mais, dans les journaux, le gouvernement décrivait la chose comme une initiative de la Corée du Sud. On nous a enseigné à l'école que le gouvernement est honnête et qu'il fait de son mieux pour protéger la population. C'est faux.»
À cette époque, deux de ses fils avaient déjà fait défection. L'aîné voulait échapper à la peine de huit ans de prison qu'il risquait pour avoir été arrêté après avoir visionné un feuilleton sud-coréen. Choi Song-min, sa femme et leur troisième fils ont par la suite fui, un à un, en Chine. Tous vivent aujourd'hui en banlieue de Séoul.

Voulant informer le monde sur la situation à l'intérieur de l'un des pays les plus hermétiques au monde, Choi Song-min est devenu journaliste. Il est l'un des six Nord-Coréens, qui ont fui leur pays, employés par le Daily NK, un site d'information consacré à l'actualité nord-coréenne qui ne cache pas sa position anti-Pyongyang. En janvier dernier, grâce à des informations obtenues auprès d'une source en Corée du Nord, Choi Song-min a révélé que ceux qui n'avaient pas participé aux rassemblements organisés après la mort de Kim Jong-il (en décembre 2011) ou ceux qui y ont participé, mais n'ont pas pleuré ou n'ont pas semblé sincères seraient condamnés à passer au moins six mois dans un camp de travail. La nouvelle avait alors été abondamment relayée sur le web.

Choi Song-min croit qu'une grande majorité de Nord-Coréens font preuve d'une fausse loyauté envers le régime. «Le taux de fidélité a chuté dramatiquement au cours des dernières années, remarque-t-il. Cela est dû principalement à la réforme monétaire.» À la suite de la réévaluation du won en 2009, plusieurs citoyens de la classe moyenne, dont Choi Song-min, ont perdu une grande partie de leurs économies.
Selon le rédacteur en chef sud-coréen du Daily NK, Shin Ju-hyun, seulement 30% de la population à Pyongyang et entre 10% et 20% des gens vivant à l'extérieur de la capitale sont vraiment loyaux au régime. «Les autres prétendent l'être juste pour ne pas être punis», affirme-t-il.
***

LA CORÉE DU NORD RESSERRE LES CONTRÔLES



Cinq mois après l'arrivée au pouvoir de Kim Jong-un, peu de choses ont changé en Corée du Nord, pays dirigé d'une main de fer depuis 64 ans par la dynastie des Kim. Plusieurs observateurs s'attendaient à plus d'ouverture. Le jeune leader a plutôt resserré les contrôles afin d'asseoir son leadership, note le rédacteur en chef du Daily NK, Shin Ju-hyun.
«Pyongyang exerce un contrôle plus sévère sur la population afin de contrer les défections, remarque Shin Ju-hyun en regard d'informations reçues de divers contacts vivant en Corée du Nord et avec qui lui et ses collègues communiquent par le biais du réseau cellulaire chinois. Le gouvernement a mis en garde les Nord-Coréens en leur disant que s'ils quittaient le pays, leur famille serait tuée.»
Chris Green, journaliste à la section anglaise du Daily NK, croit que Kim Jong-un n'aura, un jour, pas d'autres choix que de faire preuve de plus d'ouverture. «Kim Jong-un a seulement 29 ans ou environ (NDLR: son âge exact est inconnu), souligne-t-il. Difficile de croire qu'il peut rester au pouvoir pour encore 50 ans sans apporter aucun changement.»
Shin Ju-hyun est de ceux qui croient que Kim Jong-un ne restera pas au pouvoir très longtemps. Selon lui, les chances que le régime actuel tombe d'ici cinq à 10 ans sont de l'ordre de 60% à 70%. «Ça ne veut pas dire que la Corée du Nord deviendra un pays démocratique, précise-t-il. Mais, une chose est sûre, si Kim Jong-un tombe, le pays entier changera très rapidement.»

***

23 100 Le nombre de personnes qui ont fui la Corée du Nord et se sont établies en Corée du Sud, au 31 décembre 2011, selon des données du ministère sud-coréen de l'Unification.

***

 


No comments:

Post a Comment