Thursday 24 May 2012

Tác Phẩm « Boat People » Đoạt Giải Thưởng IPPY

Hà Giang / Người Việt 2012/05/09 
Westminster - Hơn một năm sau ngày ra mắt sách ở Nam California , cuốn « Boat People : Personal Stories from the Vietnamese Exodus 1975-1996 » ( « Thuyền Nhân : Những câu chuyện cá nhân trong hành trình tỵ nạn 1975 đến 1996 » ) do bà Carina Hoàng chủ biên , được trao huy chương Bạc - « 2012 Independent Publisher Book Awards » - dành cho tác phẩm về « người thật việc thật » hay nhất trong khu vực Úc Châu và Tân Tây Lan năm 2012 .
Chủ biên Carina Hoàng và tác phẩm « Boat People » tại nhật báo Người Việt ( Hình : Dân Huỳnh / Người Việt ) .
Giải thưởng hàng năm của « Independent Publisher Book Awards » ( tên hiệu là « IPPY » ) do tập đoàn « Jenkins Group » phát động vào năm 1996 , là giải thưởng sách độc lập đầu tiên dành cho những người tự xuất bản , với tiêu chí « tưởng thưởng cho những người biểu lộ sự can đảm , đổi mới và óc sáng tạo trong việc mang lại sự thay đổi cho ngành xuất bản » .
Nói chuyện với Người Việt , chủ biên Carina Hoàng cho biết cuốn sách của bà phải « cạnh tranh với 5200 cuốn sách khác được tác giả khắp nơi gửi về , mong giành được một trong ba giải của 71 tiết mục , trong đó có Nhiếp ảnh , Hồi ký , Chuyện chiến tranh , Lịch sử , Khoa học , Văn chương ... » .
Trong số 5200 tác phẩm được chấm điểm , « Boat People » cùng 371 tác phẩm khác từ 44 tiểu bang ở Hoa Kỳ , 7 tỉnh ở Canada , và 10 quốc gia khác sẽ được trao giải thưởng tại New York , vào ngày 04/06/2012 tới đây .
Theo bà Carina Hoàng , ba yếu tố chính khiến tác phẩm Boat People được thắng giải là : « Nội dung , cách trình bày , và hình thức độc đáo » .
Hơn 250 trang , viết bằng Anh ngữ , « Thuyền Nhân » không chỉ là một cuốn sách ghi nhận sự kiện , mà còn là một tài liệu lịch sử , ở một khía cạnh khác , lại là một tác phẩm nghệ thuật . « Thuyền Nhân » chứa đựng hơn 200 hình ảnh , đa số hình màu , chưa bao giờ được phổ biến . « Thuyền Nhân » còn là một pho tài liệu , thủ bút , nhật ký , thư từ , điện tín và chuyện kể của 38 người trực tiếp tham dự vào cuộc di tản khổng lồ diễn ra cách đây gần 30 năm .
Không phải tự nhiên mà « Boat People » được ban tổ chức của « Independent Publisher Book Awards » chú ý , rồi liên lạc đề nghị tham dự tranh giải .
Là một người tự xuất bản , để cổ động cho cuốn sách của mình , tác giả Carina Hoàng đã phải đi khắp nơi , tổ chức hay tham gia những cuộc nói chuyện về đề tài thuyền nhân , cũng như không ngừng tìm tất cả mọi cơ hội và « tự tạo mọi cơ hội » để giới thiệu sách . Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ này mà Boat People được IPPY chú ý .
Về kinh nghiệm tự xuất bản của mình , Carina chia sẻ , tự xuất bản là nỗ lực « team-work , » cần phải có « sự hỗ trợ của nhiều người , » vì « mỗi cá nhân có một khả năng riêng » .
« Ngoài ra , cần trí tưởng tượng không hạn chế tác phẩm của mình vào một khuôn khổ nào , phải có can đảm và dám thay đổi và làm lại từ đầu , nếu cần thiết ! » Vì từ lúc có ý tưởng viết sách cho đến khi sách thành hình , « giống như một con nhộng , » phải « qua chu trình lột xác mới trở thành một con bươm bướm rực rỡ , xinh đẹp » .
Sự thành công của « Boat People » ngay sau khi ra đời đã thúc đẩy Carina Hoàng bắt tay vào một số tác phẩm mới .
Tác giả Carina Hoàng hy vọng cuối năm nay công ty Carina Hoang Communication sẽ xuất bản tác phẩm Boat People bằng Việt Ngữ , và tiểu sử ( biography ) của một nhà kinh doanh thành công trên nước Úc , xuất thân là một thuyền nhân đi tìm cha lúc mới lên 7 tuổi .
Liên lạc tác giả : HaGiang@nguoi-viet.com
Hà Giang / Người Việt 2012/05/09
***

“Boat People: Personal Stories from the Vietnamese Exodus 1975-1996”
Tuesday, January 25, 2011 3:49:52 PM 

Toàn bộ giấy láng, trình bày mỹ thuật
Trong tiểu bang California: $46 - $10 = $36
Trong nước Mỹ (ngoài California): $50.50 - $10.00 = $40.50
Canada: $54 - $10 = $44
Các nước khác: $66.50 - $10.00 = $56.50

  Hơn 250 trang, Anh ngữ, 200 hình ảnh, tài liệu gốc, chưa từng công bố.
Tác phẩm có sự góp mặt của:
Talbot Bashall: Từng làm việc tại Trung Tâm Kiểm Sóat Tị Nạn Hong Kong.
Hazel Kassebaum: Cựu chuyên viên Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, làm việc tại một trại tị nạn ở Palawan, Phi Luật Tân.
Cary Kassebaum: Một thuyền nhân ... Hoa Kỳ, kẹt lại Việt Nam sau 1975, và vượt biên sang Phi Luật Tân.
Stane Salobir: Cựu nhân viên Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, làm việc tại đảo Galang từ 1991 đến 1993.
David Tanner và Norman Aisbett: Nhiếp ảnh gia và phóng viên làm việc cho tờ “The West Australia.” Từng làm phóng sự về tàu Cap Anamur năm 1982.
Henry Ku: Làm việc tại Trung Tâm Kiểm Soát Tị Nạn ở Hồng Kông, nơi ông thu thập “những kinh nghiệm làm thay đổi cả cuộc đời.”
Xem Video

Phần 1
Phần 2


Hồi Ức Ngày Tháng Cũ:



“[Đối với tôi, có 3 sự kiện không thể quên]: Vụ thảm sát tại World Trade Center, New York; phi hành gia Mỹ đặt chân lên mặt trăng năm 1969, và cuộc tị nạn trốn chạy cộng sản của người Việt Nam.” (David Tanner, nhiếp ảnh gia)

“Điều chúng tôi lo nhất đã xảy ra: Hết nước! Tôi lén để dành nước tiểu của mình vào một cái lon nhỏ, lúc hai đứa con không để ý, và bắt chúng uống cho khỏi khát. Đứa con trai nhỏ của tôi nổi đóa: “Tại sao ba bắt con đi lên chuyến thuyền này làm gì, sao không để con ở nhà với má?” Tôi không thể trả lời, chỉ lặng lẽ nghĩ, nếu tôi không bảo vệ đựơc con, tôi sẽ chết cùng chúng nó.” (Shern Nguyễn)

“Trong 5 ngày dài, họ [cướp biển] liên tục hãm hiếp những cô gái và phụ nữ đáng thương đó. Sự việc xảy ra ngay trước đôi mắt kinh hoàng của bé trai 5 tuổi, và người em gái 3 tuổi của cậu, bị bọn hải tặc kéo lên tàu theo mẹ.” (Mai Lộc)


“Tôi cho mỗi đứa con một nắm cơm nếp, và lặng lẽ từ giã chúng. Rồi chúng đi theo chân một người đàn ông lạ, còn tôi đứng đó trông theo. Nhìn chúng nhỏ bé và mong manh quá. Tôi cố gắng nghĩ là mình đã quyết định đúng, nhưng đầu gối tôi run rẩy. Tôi muốn qụy xuống. Bụng tôi đau nhói, như có ai cầm dao đâm vào.” (Thu Minh Nguyễn)
















 
  

No comments:

Post a Comment