Saturday, 31 March 2012

Tục "bắt chồng" và chuyện "ăn trái cấm" nam nữ K’ho

25 March 2012 19:49


Tre Online
Với người K’ho dưới chân núi LangBiang ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, để chính thức trở thành vợ chồng bắt buộc họ phải có với nhau một vài mặt con. Lúc này, nhà gái mới giết heo, mổ trâu tổ chức đám cưới mời phía nhà trai, anh em họ hàng, buôn làng tới ăn mừng. Từ nay đôi lứa mới chính thức  thành vợ chồng.

alt

Tình yêu của thiếu nữ K’ho (*1)

Cuộc đấu trí trong đám hỏi

Người K’ho dưới chân núi LangBiang, phụ nữ luôn là trụ cột chính trong gia đình gần như quyết định mọi vấn đề hệ trọng. Và ngay cả trong hôn nhân, họ cũng sẽ là người chủ động đi bắt chồng về nhà ăn nằm với mình.

Đến tuổi cập kê, người con gái bắt đầu làm đẹp, chỉnh trang thân hình, trang phục và đi chơi cùng nhóm bạn trong buôn. Sau một vài bận hẹn hò ở bờ này, bụi nọ, khi đã ưng bụng một người con trai nào đó, người con gái sẽ chủ động đòi cha mẹ đến nhà người mình yêu đặt vấn đề bắt chồng dù người con gái đó có thể chỉ mới ở tuổi 14, 15.

Trong lễ gặp mặt hai gia đình bắt buộc phải có bà mối, người này sẽ đứng ra làm các nghi thức, tạo thành chiếc cầu nối giữa đôi trai gái và gia đình hai bên. Thủ tục đi ăn hỏi của người K’ho rất đơn giản, chỉ một vòng đeo tay và một dây nhòng bằng đồng hoặc bạc. Lễ đi hỏi của nhà gái thường bắt đầu vào lúc 17 giờ khi mặt trời đã khuất dưới dãy núi Langbiang, lúc này tất cả những thành viên trong gia đình nhà trai ở trên rẫy đã trở về nhà, mọi công việc trong ngày của nhà trai hoàn tất. Khi đã đầy đủ những thành viên trong gia đình nhà trai có mặt, nhà gái đặt vấn đề xin bắt chàng trai về ở rể nhà mình. Cùng lúc này, bà mối đeo nhòng vào cổ chàng trai.

Thông thường phía nhà trai sẽ “làm cao” từ chối việc xin bắt chồng của phía nhà gái bằng cách trả lời là: “Con trai tôi còn trẻ, đang ăn bám bố mẹ, chưa có kinh nghiệm trong gia đình đâu. Anh chị thông cảm”.

Không như nhiều dân tộc khác khi bị từ chối cầu hôn người đi hỏi sẽ tự ái bỏ về hoặc không còn thiết tha đi cầu hôn người này cho con mình nữa. Nhưng với người K’ho, lễ cầu hôn thực chất là một cuộc đấu trí giữa gia đình hai bên mà bên nào thua lý, yếu lẽ sẽ bị thất bại. Khi nhà trai từ chối gả con, phía nhà gái sẽ tiếp tục thuyết phục: “Con anh chị hôm nay còn trẻ, không có kinh nghiệm, ngày mai nó sẽ lớn. Người ta có sức đi làm được mười ngày con anh chị cũng sẽ làm được bảy, tám ngày đó thôi”.

Nếu người con trai thật sự không bằng lòng để người con gái bắt mình về nhà họ sẽ trả lời: “Hôm nay con không lấy, ngày mai con cũng không lấy. Con đâu ở dưới nước mà sợ”, sau đó tháo nhòng vừa được nhà gái đeo vào cổ bỏ xuống bàn.

Việc từ chối cầu hôn này sẽ làm tổn thương danh dự của phía nhà gái, buộc nhà trai phải bồi thường danh dự bằng tiền hoặc sản vật trị giá từ 500.000 – 1.000.000 đồng. Nhà gái chỉ cầm vòng tay và nhòng về toàn bộ số tiền trên sẽ dành cho mai mối.

Khoảng một tuần sau, nhà gái cùng mai mối lại đến nhà trai đặt vấn đề bắt chồng cho con. Những lý lẽ thuyết phục nhất sẽ tiếp tục được hai bên đưa ra để đấu trí. Nếu nhà gái vẫn thua, nhà trai chưa chịu cho bắt chồng thì nhà trai lại phải nộp tiền bồi thường danh dự, trả lại vòng tay và nhòng về cho nhà gái.

Theo luật tục của người K’ho, đối với con trai đang trong thời gian có người con gái săn hỏi bắt về làm chồng sẽ không được để ý đến người con gái khác. Và cũng không cho phép bất cứ người con gái nào đến đặt vấn đề bắt người con trai này về làm chồng.

Ông K’Breo Cil, người chuyên nghiên cứu về luật tục của người K’ho dưới chân núi Lang Biang cho biết, tại địa phương có những đám hỏi kéo dài đến hai, ba tháng mà vẫn chưa thành công. Không thể bắt được chồng người con gái buộc phải đi tìm người con trai khác, riêng gia đình nhà trai tuy không bị mất con nhưng cũng thiệt hại nặng nề về tiền bạc và thời gian.   

“Ăn trái cấm” không chịu làm chồng thì...

alt

Ảnh minh hoạ (Á hậu Hoàng My chụp trong bộ ảnh Thiên tình sử Labiang)

Với người K’ho ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, gia đình thường không cấm đôi lứa yêu nhau. Khi đã ưng cái bụng của nhau, nếu thích hai người có thể được tự do chung sống như vợ chồng mặc dù phía nhà gái chưa chính thức đi hỏi.

Thông thường những đôi lứa “ăn cơm trước kẻng”, đã chung sống với nhau như vợ chồng việc hoàn tất các thủ tục để tiến tới hôn nhân không mấy khó khăn và phần lớn là thành công. Tuy nhiên, không phải đôi trai gái nào “ăn trái cấm” trước khi có lời cầu hôn từ phía nhà gái cùng thành vợ chồng.

Khi hai người đã ở với nhau như vợ chồng, nhà gái vẫn sẽ lựa chọn ngày lành tháng tốt sắm vòng tay và nhòng đến nhà trai hỏi xin bắt chồng về cho con.

alt

Người phụ nữ K’ho chỉ cưới chồng khi đã có con

Trong trường hợp này, nếu chàng trai vẫn chưa chịu về nhà vợ làm chồng bà mai mối sẽ hỏi người con gái: “Chúng mày yêu nhau sao giờ nó không chịu nhận làm chồng mày”. Người con gái sẽ trả lời: “Dạ chúng con yêu nhau như vợ chồng”. Mai mối tiếp tục dồn phía nhà trai vào thế yếu lý, thiếu lẽ: “Chúng mày yêu nhau da đã chạm da, thịt đã chạm thịt rồi phải không”.

Chỉ chờ cho có câu hỏi này của người mai mối, người con gái sẽ kể lại toàn bộ việc làm chuyện “vợ chồng” từ khi nào cho gia đình hai bên nghe nhằm mục đích buộc chàng trai phải có trách nhiệm làm chồng của mình.

Thế nhưng, cũng có những chàng trai K’ho vốn “cứng đầu” không chịu nhận trách nhiệm làm chồng mặc dù trước đó đã ăn nằm với người con gái từ lâu. Những người con trai “dám làm không dám chịu” này thường bị nhà gái phạt vạ rất nặng. Vật nộp phạt có thể là một con trâu mộng hoặc tiền tương đương với con trâu (ngày nay khoảng 20 triệu đồng).

Nếu gia đình nhà trai nộp phạt thỏa đáng nhà gái mới cảm thấy danh dự không bị xúc phạm. Nếu nộp phạt ít, nhà gái có thể tự ái bỏ về mà không cần bất cứ vật phẩm phạt vạ nào từ phía nhà trai. Những người con trai này sẽ bị nhà gái xem là đĩ đực, coi thường và khinh rẻ vô cùng. Đối với tộc người K’ho ở chân núi Lang Biang, ai bị xem là đĩ đực và bị coi thường thì rất khó có người xin bắt về làm chồng.

Khi nhà gái đã xin bắt được chồng, ngay trong đêm đó, người con trai có thể theo về nhà gái chung sống. Tuy nhiên, để chính thức trở thành vợ chồng và tổ chức đám cưới buộc họ phải có với nhau một vài mặt con. Nếu không có con thì dứt khoát không thể tổ chức đám cưới.

(*1, 2: Ảnh minh hoạ -  Á hậu Hoàng My chụp trong bộ ảnh Thiên tình sử Labiang)

(Theo Xã luận)
http://baotreonline.com/Doc-bao-gium-ban/viet-nam/tuc-qbat-chongq-va-chuyen-qan-trai-camq-nam-nu-kho.html

10 trường đại học tốt nhất thế giới 2012

Tạp chí The Times (Anh) vừa công bố Bảng xếp hạng những trường đại học tốt nhất thế giới năm 2012.

Đứng đầu Bảng xếp hạng những trường đại học tốt nhất thế giới năm 2012 vẫn là Đại học Harvard (Harvard University) của Mỹ.

alt

Đại học Harvard

Bảng xếp hạng này cũng đồng thời ghi dấu trong hai năm liên tiếp top 100 trường đại học tốt nhất thế giới có 44 trường đại học của Mỹ, 10 trường đại học của Anh và 5 trường đại học của Nhật Bản.

Theo tạp chí The Times (Anh), bảng xếp hạng này đã trưng cầu ý kiến của 17.000 học giả trên khắp thế giới.

Dưới đây là 10 trường đại học đứng đầu bảng xếp hạng danh giá này.

1. Đại học Harvard (Harvard University) của Mỹ

2. Học viện Công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology) của Mỹ

3. Đại học Cambridge (University of Cambridge) của Anh

4. Đại học Stanford (Stanford University) của Anh,

5. Đại học California - Berkeley  (University of California Berkeley) của Mỹ

alt

6. Đại học Oxford (University of Oxford) của Anh

7. Đại học Princeton (Princeton University) của Mỹ

8. Đại học Tokyo (University of Tokyo) của Nhật Bản

9. Đại học California - Los Angeles (University of California Los Angeles) của Mỹ

10. Yale University (Yale University) của Mỹ

Từ Bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất thế giới năm 2012 có thể thấy, thứ hạng của các trường đại học tại Châu Á có xu hướng tăng lên. Đại học Thanh Hoa (Tsinghua University) - trường đại học tốt nhất Trung Quốc - từ vị trí 35 vào năm ngoái lên vị trí 30, Đại học Bắc Kinh (Peking University) của Trung Quốc từ vị trí 43 vào năm ngoái lên vị trí 38, Đại học Hồng Kông (University of Hong Kong) từ vị trí 42 vào năm ngoái lên vị trí 39.

alt

Đại học Thanh Hoa (Tsinghua University) của Trung Quốc

Trường Đại học Tokyo của Nhật Bản là trường đại học Châu Á được đánh giá cao nhất trong bảng xếp hạng danh giá này.

Lý giải về hiện tượng thứ hạng các trường đại học tại Châu Á có xu hướng tăng lên, giới chuyên gia nhận định, việc suy thoái kinh tế buộc các nước phương Tây cắt giảm kinh phí đầu tư vào giáo dục đã dẫn đến thứ hạng các trường đại học tại phương tây giảm xuống; trong khi đó, các nước Châu Á lại tăng cường đầu từ vào giáo dục.

Giới chuyên gia đồng thời chỉ ra, từ bảng xếp hạng này có thể dự đoán, tương lai của các trường đại học trên thế giới sẽ chuyển dần từ phương tây sang phương đông.

(Theo VTC)
http://baotreonline.com/Doc-bao-gium-ban/quoc-te/10-truong-dai-hoc-tot-nhat-the-gioi-2012.html

Giật mình với thu nhập của người Việt Nam so với khu vực

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. Thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so với các nước trong ASEAN và Trung Quốc, dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở cửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ.
 
Một góc vùng quê Bạc Liêu 
Trong khi đó, cơ hội để Việt Nam đuổi kịp Trung Quốc và các nền kinh tế ASEAN sẽ vẫn là viễn cảnh xa vời, nếu thiếu đi những động lực cải cách hơn nữa. 
Đây là cảnh báo của một đề tài khoa học cấp nhà nước mang tên “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020: từ nhận thức với hành động” do ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện. Báo cáo này, thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, trích dẫn số liệu về thu nhập của Việt Nam và các quốc gia khu vực do Quỹ Tiền tệ Quốc tế thực hiện năm 2010. 
Theo đó, tính theo tỷ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 114 USD năm 1991 lên 1.061 USD năm 2010. Trong khi đó, GDP đầu người của Trung Quốc tăng từ 353 USD lên 3.915 USD trong khoảng thời gian trên. 
Như vậy, thu nhập đầu người của Việt Nam tương đương 32% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 27% năm 2010. 
Mặt khác, tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 706 USD năm 1991 và lên tới 2.948 USD năm 2010. Trong khoảng thời gian đó, con số này của Trung Quốc tăng từ 888 USD lên 6.786 USD. 
Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam bằng 80% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 43% năm 2010. 
Bên cạnh đó, so với các quốc gia ASEAN khác, dù thu nhập của người Việt Nam đã dần được thu hẹp trong 20 năm qua, khoảng cách vẫn còn rất lớn ở vào thời điểm hiện tại. 
Tiến sĩ Phạm Hồng Chương và các đồng sự ở ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chưa bằng 1/2 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/10 của Malaysia năm 1991. 
Con số này đã vượt qua mức 3/4, 1/3 và 1/5 của các nước trên sau gần 20 năm. 
Tóm lại, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2010 đạt 1.061 USD tính theo tỷ giá hối đoái, và 2.948 USD theo PPP. 
Tiến sĩ Phạm Hồng Chương nhận xét: “Đây là những chỉ số còn thấp xa so với mức bình quân chung của khu vực, của châu Á và thế giới”. Ông nhận xét, sau hơn một phần tư thế kỷ đổi mới và mở của, Việt Nam đã chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm thu nhập trung bình, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới. 
Tuy nhiên, theo ông Chương, xét về nhiều mặt, động thái tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa thể hiện rõ quyết tâm và khả năng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu phát triển. Trong khi đó, trong một vài năm gần đây, nền kinh tế còn bộc lộ nhiều rủi ro tiềm ẩn về tính bền vững của quá trình tăng trưởng. 
Báo cáo của ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ ra thêm về thực trạng thất nghiệp ở mức 4,6% ở thành thị và 20% lao động ở nông thôn chưa được sử dụng; báo cáo nhận xét: “Như vậy, tỷ lệ trên tương đương với trên 10 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn ở Việt Nam”. 
Thu nhập của người Việt Nam bị bỏ lại quá xa bởi các nước trong khu vực không phải là vấn đề mới. 
Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. 
Báo cáo này căn cứ vào tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính theo giá cố định trong giai đoạn 2001 – 2007 của các quốc gia và kết luận “thực tế là Việt Nam sẽ phải rất lâu mới theo kịp được”. 
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Trại trồng người "Hồng hơn chuyên"

Le Nguyen (Danlambao) - Người xưa có nói: "gieo nhân nào gặt quả nấy" nhằm trao truyền kinh nghiệm sống cho đời sau, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả và tác động, chuyển động của sự vật để khẳng định rằng kết quả, hệ quả của ngày hôm nay là do việc làm, hành động của ngày hôm qua, không có việc chi là không có nguyên nhân của nó. Từ đó, giúp cho chúng ta nghiệm ra rằng tất cả hậu quả tồi tệ, hiện hữu trên quê hương thân yêu ngày hôm nay cũng không là ngoại lệ, nó đã "bị" kẻ lạ gieo trồng trong nhiều chục năm về trước với các ý tưởng: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người"; "muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người mới xã hội chủ nghĩa"; trong chuổi ý tưởng đó còn có "hồng hơn chuyên"... 

Có thể nói ý tưởng độc quyền trồng người hay sản xuất con người mới của ai đó khởi xướng đến ngày hôm nay đã đủ độ chín, đã được thu hoạch nhiều đợt và được đưa vào sử dụng từ lâu nhưng thành quả gặt hái từ các sản phẩm con người, không khỏi khiến cho cho nhân loại chau mày, lắc đầu ngao ngán lẫn kinh sợ. Vậy, con người mới như thế nào khiến cho nhân loại phải thất vọng về nó? Con người mới này như thế nào, chắc không cần phải diễn giải ra ở đây, vì không hiếm người trong chúng ta đã từng ít nhất một lần trong đời đối mặt với nó, biết phẩm chất của nó ra sao – con người mới xã hội chủ nghĩa


Ở đây, chúng ta sẽ không bàn đến cách gieo trồng hay phương pháp sản xuất con người mới mà chỉ bàn đến cách lựa chọn hạt giống của chủ nhân gây giống trồng người. Như chúng ta thấy, chủ trang trại nuôi trồng này rất lạ. Lạ ở chỗ không ưu tiên cho hạt giống tốt, có tài năng trí tuệ với chuyên môn cao hay tiêu chuẩn đạo đức thông thường theo truyền thống, chuẩn mực văn minh nhân loại. Ông ta chỉ chọn các hạt giống ngu trung, càng dốt nát lưu manh càng tốt, với quan điểm duy ý chí "hồng hơn chuyên" tức không cần chuyên môn chỉ cần say máu, đỏ máu, ngập mùi tanh của máu là đủ chuẩn. 


Chính cách chọn lựa "hồng hơn chuyên" cùng với phương pháp nhồi nhét các bài bản phi dân tộc, phi nhân bản, phi đạo đức, phản tiến hóa với vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc đã sản sinh ra con người mới, đặc biệt "lùn" về văn hóa trí tuệ nhưng hung bạo độc ác, gian manh dối trá cực kỳ cao. Thế cho nên, phương pháp sản xuất, nuôi trồng con người trên nền tảng hồng hơn chuyên đã cho ra những sản phẩm có chất lượng "trời ơi đất hỡi" làm ô nhiễm môi trường trầm trọng dẫn đến ung thư di căn lây lan ra toàn xã hội, xé nát nền tảng đạo đức của con người nhiều ngàn năm gây dựng. 


Ngày nay hậu quả hồng hơn chuyên thực hiện trong quá trình nuôi trồng con người cho ra sản phẩm con người mới "lùn" về văn hóa trí tuệ, "cao" về độc ác dối trá nên đất nước Việt Nam hiện tại như một bãi rác "vĩ đại", vĩ đại hơn cả "bác Hồ" vĩ đại, nó hỗn độn vô tổ chức, vô nguyên tắc nhìn đâu cũng thấy giòi bọ nhung nhúc, đứng đâu cũng bị mùi hôi thối tra tấn và hiện trạng này gần như vô phương tẩy uế, chỉnh sửa. Thiết nghĩ, chỉ còn cách duy nhất là đuổi cổ chủ trang trại thiêu cháy toàn bộ hệ thống tổ chức nuôi trồng hiện hữu, may ra còn kịp cứu vãn tình thế vô cùng nguy ngập bế tắc, để xây lại từ đầu như chuẩn mực chung của loài người văn minh. 


Hình ảnh do hậu quả "nhân quả" của thành phẩm con người mới theo tư duy, quy trình nuôi trồng hồng hơn chuyên của chủ trang trại trồng người, là tham nhũng tràn lan, kiêu binh lộng hành, nền tảng kinh tế mong manh dễ vỡ, các cơ cấu hạ tầng căn bản phục vụ dân sinh như giáo dục, y tế, giao thông... đã bị phá sản toàn diện, qua đó nó thể hiện sự kém cỏi trong tư duy, hạn chế trong nhận thức, dốt nát trong hành động của con người mới hồng hơn chuyên và tiếp diễn từ thế hệ hồng hơn chuyên này đến thế hệ hồng hơn chuyên khác, năm sau tồi tệ hơn năm trước, cứ thế kéo dài ra chừng như không có điểm dừng cho một khởi điểm tốt hơn! 


Có thể thấy từ gốc, từ khởi điểm không mấy sáng sủa đó nên trong giáo dục nạn chạy điểm chạy trường, bán đề thi thi hộ, bằng thật học giả, trò hành hung thầy, thầy gạ trò đổi tình lấy điểm, dụ dỗ cưỡng hiếp tràn lan trong môi trường giáo dục, không còn là chuyện cá biệt...; trong y tế y đức là cái gì đó lạ lẩm rất quý hiếm, với lời tâm niệm của người thầy thuốc, lương y như từ mẫu đã lạc hậu, đã biến thành lương y như đồ tể từ lâu, bệnh nhân muốn được phục vụ chữa trị tốt phải có phong bì lót tay và chuyện nhiều bệnh nhân nằm chung giường, nằm dưới đất, tràn ra cả hành lang là chuyện bình thường, nói theo lời dạy của "bác"là không có gì... phải ầm ỉ, hoàn toàn độc lập tự do!... Trong giao thông, bộ phận thực thi luật pháp, nói thẳng ra là công an giao thông, những con người mới hồng hơn chuyên, thản nhiên thu tiền mãi lộ, nhận chung chi xe tải dư trọng, xe khách thừa người, bằng lái xe giả "vô tư" tham gia giao thông là một trong nhiều nguyên nhân gây nạn ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và trở thành con bệnh bất trị... 

Nói đúng hơn, trước vấn nạn của ngành, các ông bà bộ trưởng của các bộ giáo dục, y tế, giao thông có vẻ hơi "bị" quan tâm... nên phải đăng đàn lên gân hò hét, đề ra giải pháp phòng chống tiêu cực này nọ, giải quyết nạn quá tải của bệnh viện, vấn nạn ùn tắc, tai nạn giao thông gây chết người hơn cả thời chiến tranh khốc liệt nhất, nhưng qua quan sát tất cả mọi hò hét, mọi biện pháp của các ông bà "trưởng" này gặp phải rào cản kiến thức chuyên môn có vấn đề, chính nó chỉ ra sự yếu kém năng lực và trí tuệ dưới tầm của người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp giải quyết sự việc do hậu quả của hạt giống hồng hơn chuyên được gieo trồng từ nhiều chục năm về trước đã cho ra sản phẩm "độc" chỉ Việt Nam mới có. 


Tuy thế, nếu đổ tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" lên đầu các ông bà trưởng dưới trướng chủ trang trại sản xuất con người mới là không công bằng, là thiếu khách quan, bởi xét cho cùng mọi nguồn gốc phát sinh đều từ trang trại nuôi trồng giống đỏ mà ra, nếu không có chủ trang trại bao che, nuôi dưỡng thì không có con người mới hồng hơn chuyên đưa vào sử dụng vô trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng như hiện nay. Do đó, muốn truy tìm nguyên nhân hay truy ra thủ phạm chính, thay vì lên án tòng phạm cho thật khách quan, hẳn sẽ thấy thủ phạm chính là chủ trang trại nuôi trồng hồng hơn chuyên chứ không phải là sản phẩm con người mới đã được đưa vào sử dụng gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. 


Lẽ khác, những hư hỏng, biến chất, vô đạo thiếu năng lực của con người mới hồng hơn chuyên gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội không chỉ trước mắt hiện tại, tại chỗ mà nó còn tiềm ẩn có nguy cơ khủng khiếp hơn nhiều. Nguy cơ của nó có thể khủng khiếp đến mức đất nước mãi chìm trong triền miên tăm tối, trong lạc hậu đói nghèo, ngay cả nguy cơ làm thân nô lệ ngoại bang nhiều ngàn năm nữa do học tập làm theo chủ trương vô tổ quốc của chủ trang trại trồng người hồng hơn chuyên vốn lưu manh và ngu tối. 


Có thể thấy, tất cả hậu quả hiển lộ trên đất nước Việt Nam ngày hôm nay khiến cho những người may mắn không nằm trong quy trình nuôi trồng của trang trại trồng người không khỏi ngán ngẩm, bức xúc, bất bình, căm giận đến tím ruột bầm gan và chuyện gạ đổi tình lấy điểm của thầy giáo với "lương sư hưng quốc!", chuyện nhiều bệnh nhân nằm chung giường, tràn ra cả hành lang bệnh viện với "lương y như từ mẫu!", chuyện cảnh sát thu tiền mãi lộ, nhận chung chi bảo kê cho tệ nạn mãi dâm mà "lương tâm không bằng lương tháng!" và chuyện một bộ phận không nhỏ quan chức đảng viên suy thoái đạo đức lối sống, không phải ngủ một đêm sớm mai thức dậy là nó bày ra khắp chốn nhìn đâu cũng thấy kinh sợ cho sản phẩm con người mới hồng hơn chuyên. 

Thành thật mà nói, những chuyện vô đạo, bất nhân, ngu tối tàn dân hại nước kinh khiếp như thế hiện ra trước mắt ngày hôm nay không phải là chuyện một ngày một bữa mà nó đã được hình thành qua quá trình dài bởi tiêu chuẩn hồng hơn chuyên trong quy trình nuôi trồng vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, yêu cái quỷ quái gì đó!... Cách nuôi trồng này rất gần với công thức dân gian thường nói, thiện chí cộng với ngu dốt thành ra phá hoại, công thức này chính xác với sản phẩm con người mới hồng hơn chuyên của trang trại trồng người, vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc. 


Vì thế, sản phẩm con người mới này khi đưa vào sử dụng đã trở thành chuyên viên phá hoại thuộc loại thượng thừa do gian tham cộng ngu dốt, do tàn ác cộng lưu manh, không có kiến thức tối thiểu nên tầm nhìn giới hạn, không nhìn xa trông rộng, dễ bị gian thương, tài phiệt lừa, dụ dỗ với miếng mồi ngon trước mắt cận kề lợi danh, nhục dục thấp hèn và những con người mới này được tuyển chọn từ hạt giống đỏ lưu manh giật dọc, đầu trộm đuôi cướp, không có ý chí thiện căn cưỡng lại cám dỗ cho nên chỉ biết vun vén cho bản thân. Với loại người mới này được nuôi dưỡng bằng tư tưởng: vô gia đình nên sẵn sàng đấu tố mẹ cha, anh em, giòng tộc; vô tôn giáo không biết trên đầu có trời đất thánh thần, không tin có quả báo nên hung dữ độc ác giết người không gớm tay; vô tổ quốc nên sẵn sàng trù dập đồng bào, làm tay sai ngoại bang, thậm chí bán nước vẫn không cảm thấy xấu hổ, có tội với tiền nhân! 


Qua quan sát con người mới được sản xuất từ trại trồng người hồng hơn chuyên trong thực tiễn đời sống, có thể kết luận rằng kế hoạch chọn hạt giống "đỏ" hồng hơn chuyên đưa vào quy trình nuôi trồng, sản xuất con người mới đã thất bại, đã trở thành thảm họa cho nhân loại bởi nó sản sinh ra những thằng người có đuôi với đầu tôm đít tép nhưng lại mang chứng bệnh vĩ cuồng, hoang tưởng nhai đi nhai lại những thứ, những tư tưởng đã chết, đã thành phân và loài người tiến bộ đã chôn nó từ lâu, rất lâu rồi. Thế nhưng, thật sự không hiểu nổi các tên chủ trang trại trồng người nghĩ sao mà cứ tiếp tục nuôi trồng, cứ sản xuất con người mới có chất lượng "vô đạo, gian manh, hung tàn, tráo trở" đưa vào sử dụng bất chấp hậu quả, bất chấp khách hàng "vái lạy" tẩy chay, chúng vẫn như kẻ đứt dây thần kinh xấu hổ, cứ huênh hoang tuyên truyền, quảng cáo sai sự thật, trơ trẻn đến độ chính họ cũng biết khách hàng biết những điều họ quảng cáo, hô khẩu hiệu "sản phẩm chất lượng thằng người có đuôi" của họ là gian manh dối trá nhưng họ vẫn cứ nói láo, nói láo... nói láo tuốt tuồn tuột?


Cách ngâm tỏi trị bệnh thấp khớp


Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Tỏi không chỉ là loại gia vị thông thường mà còn có công dụng chữa bệnh. Tỏi thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đỉnh độc, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, rắn cắn...
Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau, như ăn sống, chế biến thức ăn, ngâm với rượu hoặc giấm. Mỗi ngày ăn 10 gr tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể. Tỏi có tác dụng gần giống với thuốc kháng sinh; tăng sức đề kháng của cơ thể; giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn, vi rút xâm nhập; là chất xúc tác giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm; chống lại các bệnh tim mạch; phòng và trị chứng cảm lạnh và cảm cúm rất hay.
 
Ảnh: Thái Nguyên 
Tỏi còn được dùng trong bệnh thấp khớp. Có thể làm như sau: dùng độ 40 gr tỏi (đã bóc sạch vỏ), cắt nhỏ cho vào lọ ngâm cùng với 100 ml rượu trắng (45 độ), ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc lọ, ban đầu chỉ có màu trắng, sau chuyển sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ. Ngày dùng 2 lần (sáng 40 giọt trước khi ăn sáng, và tối 40 giọt trước khi đi ngủ). Do lượng uống mỗi lần như thế rất ít, nên cần thêm nước chín để nguội vào để uống.
Lưu ý, không dùng tỏi trong trường hợp đang dùng thuốc trị bệnh đái tháo đường, hoặc đang dùng thuốc điều trị chứng máu loãng.
Lương y Phạm Như Tá

Cựu chủ tịch tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình đã tự sát trong trại giam

Saturday, 31 March 2012 07:49

Cali Today News – Sáng nay, thứ bảy, ký giả Nghê Lữ đã báo cho chúng tôi biết là Cựu chủ tịch tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình đã tự sát trong trại giam và gửi cho chúng tôi bản tin này đang lan truyền trên mạng. Chúng tôi trao đổi với anh Thái Hóa Lộc, chủ nhiệm báo Người Việt Dallas và anh Mai Văn Đức, chủ bút báo Bút Việt Dallas, thì hai anh cũng cho biết là vừa nhận tin này, và như thế thì… vụ án Vinashin có thể bị chìm xuồng, vì mọi phức tạp sẽ đổ lên đầu người đã khuất. Đây là một vụ tự sát hay thủ tiêu? Dư luận vẫn ngờ vực về cái chết này…
“Bị cáo Phạm Thanh Bình vừa nói vậy tối hôm trước mà không biết vì sao bị cáo Phạm Thanh Bình lại thắt cổ tự tử ngay trong đêm đó? Không biết cái chết của bị cáo Phạm Thanh Bình có uẩn khúc gì hay không?”

Theo tin của TTXVN cho biết, sau 4 ngày xét xử công khai tại Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng, chiều 30/3, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã kết thúc với bản án thích đáng dành cho 9 bị cáo. Ông Phạm Thanh Bình, nguyên là chủ tịch tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin bị Tòa án Nhân dân Hải phòng trong phiên xử sơ thẩm kéo dài 4 ngày (.03.2012) kết án 20 năm tù giam. Tuy nhiên vụ án này chỉ liên quan đến số tiền thất thoát 43 triệu đô la trên tổng số hơn 4 tỷ đôla mà Tập đoàn Vinashin gây thiệt hại do quản lý yếu kém.

Ông Phạm Thanh Bình trước ngày ra tòa sơ thẩm

Ngoài thiệt hại về tiền, tài sản của Nhà nước đặc biệt lớn, hành vi phạm tội của các bị cáo còn làm đình trệ sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư đối với ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam; gây dư luận xấu, bất bình trong xã hội, ảnh hưởng đến đời sống hàng chục ngàn lao động…

Trong vụ án này, bị cáo Phạm Thanh Bình là người được giao trọng trách đứng đầu tập đoàn nhưng đã không làm tròn nhiệm vụ được Nhà nước và nhân dân giao phó; có nhiều hành vi sai phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần. Mặc dù có ba tình tiết giảm nhẹ nhưng do tính chất nghiêm trọng của vụ án, Hội đồng xét xử quyết định cần xử phạt nghiêm đối với bị cáo để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, đồng thời có tác dụng giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung.

Ngay sau khi phiên tòa xét xử kết thúc chiều ngày 30.03.2012, các bị cáo được lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Tổng Cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp (TC VIII) áp giải lên xe đặc chủng và lập tức đưa về trại T14 thuộc địa bàn Hà nội. Tin cho biết sau khi kết thúc phiên Tòa các bị cáo có nhiều biểu hiện thái độ khác nhau tùy theo mức độ hình phạt do tòa án phán quyết, đặc biệt bị cáo Phạm Thanh Bình, nguyên là chủ tịch tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin người bị kết án 20 năm tù giam thì trạng thái tinh thần suy sụp biểu hiện rõ trên sắc mặt xám ngoét cùng với cặp mắt đờ đẫn. Khác với vẻ tự tin như người ta thấy trên khuôn mặt ông Phạm Thanh Bình xuất hiện tại Tòa án ngày đầu tiên, hay những ngày trước phiên xét xử, mà điều này được nhiều người đánh giá do ông tin tưởng vào thế lực chống lưng cho ông sẽ buộc tòa án phải có sự chiếu cố.

Sau khi được dẫn giải và bàn giao cho Trại T14 quản lý, ông Phạm Thanh Bình được đưa về buồng biệt giam cùng bị cáo Nguyễn Tuấn Dương, kẻ đồng phạm bị kết án 3 năm tù giam về tội “Sử dụng trái phép tài sản” theo quy định tại Khoản 3, Điều 142 Bộ luật Hình sự. Sáng sớm ngày 31.03.2012 khi ngủ dậy bị cáo Nguyễn Tuấn Dương phát hiện ông Phạm Thanh Bình đã chết trong tư thế treo cổ bằng một sợi dây màu đen buộc vào chấn song cửa sổ phòng giam, trong tư thế chân của nạn nhân cách mặt đất vào khoảng 5 – 7 cm. Thấy vậy bị cáo Nguyễn Tuấn Dương hốt hoảng, liền hô hoán kêu cứu và báo cho lực lượng bảo vệ trại giam T14 vào cấp cứu, xong không kịp vì ông Phạm Thanh Bình tim đã ngừng đập. Lập tức lực lượng khám nghiệm tử thi của PC.45 Công an Hà nội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C.45) và Viện Khoa học Hình sự (C54) phối hợp cùng Cục Tham mưu An ninh II (A82) tiến hành làm rõ và xác định nguyên nhân cái chết bất ngờ và bí ẩn của bị cáo Phạm Thanh Bình. Sơ bộ ban chuyên án cho biết ông Phạm Thanh Bình đã ngừng thở trước đó từ 3 – 4 giờ đồng hồ.

Cũng theo lời khai của bị cáo Nguyễn Tuấn Dương cho biết, tối hôm qua, trước lúc đi ngủ bị cáo để ý thấy ông Phạm Thanh Bình có biểu hiện căng thẳng và có tâm sự với bị cáo rằng ông sẽ chống án đến cùng, ông Phạm Thanh Bình có phàn nàn răng “Khi ăn thì cùng ăn, nó còn ăn nhiều hơn tôi nhiều lần. Giờ thì nó bỏ mặc tôi chịu một mình với án tột khung, không có tình tiết giảm nhẹ. Đã vậy tôi sẽ đạp đổ tất cả, sẽ khai đúng sự thật để chết thì cho chết hết như nhau”.

Bị cáo Phạm Thanh Bình vừa nói vậy tối hôm trước mà không biết vì sao bị cáo Phạm Thanh Bình lại thắt cổ tự tử ngay trong đêm đó? Không biết cái chết của bị cáo Phạm Thanh Bình có uẩn khúc gì hay không?

http://www.baocalitoday.com/index.php?option=com_content&view=article&id=5360:cu-ch-tch-tp-oan-vinashin-phm-thanh-binh-a-t-sat-trong-tri-giam&catid=16:im-nong-thi-s&Itemid=57

audio : Ký giả Nghê Lữ phỏng vấn Vũ Phương Anh sau khi mẹ của cô bị cấp cứu vì bị đâm trọng thương

Sunday, 25 March 2012 21:34

Cali Today News - Ký giả Nghê Lữ phỏng vấn Vũ Phương Anh sau khi mẹ của cô bị cấp cứu vì bị đâm trọng thương tại Việt Nam

Ký giả Nghê Lữ phỏng vấn Vũ Phương Anh sau khi mẹ của cô bị cấp cứu vì bị đâm trọng thương tại Việt Nam