(…) Trí thức phải là người phản kháng hoặc sẵn sàng phản kháng. Không thể khác, chức năng của trí thức là cải thiện và đổi mới, nghĩa là phản bác cái hiện có để cổ võ cho cái phải có hoặc nên có.
Cuộc thảo luận về trí thức Việt Nam gần đây khá sôi nổi.
Đó là một điều đáng mừng vì nó có thể báo hiệu sự xuất hiện của một lớp người phải có nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa có: trí thức. Nguyên nhân của sự thiếu vắng này chính là vì chúng ta thiếu thảo luận nghiêm chỉnh về trí thức. Cuộc thảo luận này, dù có những sai lầm trong một số phát biểu, cũng rất có ích. Một sai lầm được trình bày ra công luận sẽ được chỉnh sửa thay vì được giữ nguyên và tiếp tục truyền bá theo quan hệ, uy tín và ảnh hưởng của người hiểu lầm. Một trong những ngộ nhận lớn vừa được bộc lộ là nhiều người vẫn chưa hiểu rằng trí thức là một khái niệm chính trị. Trước hết thế nào là một trí thức? Có bao nhiêu nhà tư tưởng đặt ra câu hỏi này thì có bấy nhiêu câu trả lời. Cũng tương tự như từ "triết học" mà nó có quan hệ khá gần gũi, khái niệm "người trí thức" không có một định nghĩa được mọi người chấp nhận. Tuy nhiên ngay cả người bình thường cũng có thể nhận định khá đúng ai là trí thức ai không phải là trí thức trong những trường hợp cụ thể. Thí dụ như một người dân thường cũng có thể đánh giá một người có học vị và địa vị cao nhưng qụy lụy chạy theo danh lợi là không phải trí thức. Ở đây trí thức là một thái độ. Trong một trường hợp khác trí thức có thể là một trình độ; người ta có thể nói "như thế cũng được rồi, ông ta không phải là một trí thức" để bào chữa cho một phát biểu thiếu sáng sủa và chính xác.
Triết gia và nhà trí thức lớn Baruch Spinoza
Baruch Spinoza (1632–1677) là một triết gia và một trí thức lớn. Ông bị cộng đồng người Do Thái tại Hòa Lan khai trừ và cô lập vì phản bác một số tín điều của đạo Do Thái. Ông cũng không được những người Công Giáo và Tin Lành chấp nhận vì bị coi là vô thần. Ông bị ruồng bỏ bởi cả cộng đồng người Do Thái lẫn xã hội Hòa Lan. Ông sống cô đơn và nghèo khổ tại Amsterdam bằng nghề thợ mài kính. Có lúc bị bạo hành. Spinoza hiền lành và nhẫn nhục nhưng vẫn quyết tâm giữ lập trường của mình bằng mọi giá. Ngoài công việc nghề nghiệp bắt buộc Spinoza dành trọn cuộc đời cho học hỏi, suy nghĩ và viết. Cuốn "Đạo Đức" được coi là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất về đạo đức học. Ông cũng viết về nhiều đề tài triết học khác. Do nghề mài kính Spinoza hít phải nhiều bụi kính và chết vì bệnh phổi. Ông chết an nhiên, không hối tiếc, không sợ hãi cũng không hờn giận. Cả thế kỷ sau khi ông qua đời người ta mới đánh giá đúng tư tưởng của ông và tôn vinh ông. Đồng ý hay không với ông, không ai phủ nhận Spinoza là một nhân cách và một trí thức lớn.
Spinoza được coi là một trí thức lớn vì ông là người không những có kiến thức lớn và những tư tưởng đặc sắc - nếu chỉ có thế thì ông chỉ là một triết gia - mà còn có can đảm phản bác những tín điều thời thượng được áp đặt trong môi trường của ông như những chân lý tuyệt đối và chấp nhận trả giá cho niềm tin của mình. Ngược lại ít ai coi Galileo (1564–1642) là một trí thức dù ông là một nhà bác học rất lớn vì Galileo đã run sợ trước quyền lực của giáo hội công giáo La Mã và phủ nhận khám phá lớn của chính ông, đó là trái đất xoay quanh mặt trời chứ không phải mặt trời xoay quanh trái đất như mọi người tin vào lúc đó. Đặc tính khiến Spinoza, khác với Galileo, được coi là trí thức là ở chỗ ông đã dám phát biểu những điều mình nghĩ là đúng dù trái ngược với lập trường chính thống và chấp nhận trả giá cho ý kiến của mình.
Spinoza được coi là một trí thức lớn vì ông là người không những có kiến thức lớn và những tư tưởng đặc sắc mà còn có can đảm phản bác những tín điều thời thượng được áp đặt trong môi trường của ông như những chân lý tuyệt đối và chấp nhận trả giá cho niềm tin của mình. …
Một trong những trí thức vĩ đại đầu tiên của thế giới là Socrates sống vào cuối thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên. Socrates đả kích gay gắt chế độ dân chủ vừa được tái lập tại Athens và bị chế độ dân chủ này xử án tử hình. Socrates đã lầm về tư tưởng chính trị. Ông phê phán rất đúng những thiếu sót của chế độ dân chủ Athens lúc đó nhưng ông đã không nhận định được một điều là các chế độ dân chủ có khả năng sửa chữa những thiếu sót và tự cải tiến trong khi chế độ độc tài sáng suốt của những "vua hiền triết" mà ông chủ xướng vừa không thể có vừa độc hại nếu vạn nhất được thiết lập. Nhưng Socrates đã lý luận một cách lương thiện, đã dám phản bác quyền lực chính trị nhân danh những lý luận đó và đã chấp nhận thà chết chứ không bỏ lập trường của mình. Theo truyền thuyết ông đã tuyên bố khi phiên tòa kết thúc rằng: "bây giờ chúng ta chia tay, quí vị để tiếp tục sống còn tôi để chết. Ai đúng chỉ có Trời biết, nhưng một cuộc đời không suy luận là một cuộc đời không đáng sống". Hậu thế đã tôn vinh Socrates, dù ông nghĩ sai về chế độ chính trị tốt nhất, vì ông đã dám chết để giữ ý kiến của mình. Ngược lại chế độ dân chủ Athens đã hoàn toàn sai khi bách hại Socrates vì ý kiến của ông. Phẩm cách trí thức và triết gia của Socrates còn thể hiện một cách cao cả trong câu "ai đúng chỉ có Trời biết"; Socrates không quả quyết là mình chắc chắn đúng, nhưng vẫn chấp nhận chết cho ý kiến của mình.
Hai mẫu mực trí thức trên đây cho phép nhận ra một số nét đậm của một trí thức. Cả hai đều là những người có trình độ hiểu biết và lý luận cao, dù cả hai đều không có bằng cấp nào cả. Đó cũng là những người suy nghĩ và lý luận một cách lương thiện, nghĩa là lý luận để tìm đến một kết luận hợp lý chứ không lý luận để biện minh cho một kết luận đã có sẵn, bị áp đặt hoặc tự áp đặt. Và, quan trọng hơn, dám sống trung thực với lập trường của mình bằng mọi giá. Hai nét đậm cần được đặc biết lưu ý: cả hai đều dấn thân về mặt chính trị nhân danh cái đúng và cả hai đều phản kháng luồng tư tưởng chính thống. Trường hợp Socrates đã rõ ràng nhưng trường hợp Spinoza cũng không khác. Ở vào thời đại của ông tôn giáo và chính trị chỉ là một; trong cộng đồng Do Thái giáo lý Do Thái là luật, trong xã hội Hòa Lan, và Châu Âu nói chung, thánh kinh Thiên Chúa Giáo là hiến pháp. Họ đi đến tư tưởng phản kháng vì biết tự đặt cho mình những câu hỏi và tìm câu trả lời cá nhân của mình cho những câu hỏi đó; họ suy tư một cách độc lập, bằng cái đầu của chính mình.
Trung Tá Alfred Dreyfus khi đã 75 tuổi
Dấn thân chính trị và phản biện là cốt lõi và cũng là định nghĩa của người trí thức. Thực vậy, nếu khái niệm trí thức và những con người trí thức đã có từ rất lâu thì danh từ "người trí thức" – l'intellectuel - chỉ thực sự xuất hiện trong tiếng Pháp vào cuối thế kỷ 19 cùng với vụ án Dreyfus. Dreyfus là tên một sĩ quan Pháp gốc Do Thái bị buộc tội phản quốc một cách oan ức vì tinh thần bài Do Thái lúc đó. Một số nhân vật tên tuổi, trong đó có văn hào Emile Zola, đã bất bình và lên tiếng bênh vực Dreyfus nhân danh công lý. Họ bị phe chống Dreyfus gọi một cách mỉa mai là những trí thức, les intellectuels, hàm ý là ưa cãi lý. Họ đã thản nhiên chấp nhận danh xưng này và tiếp tục bênh vực Dreyfus. Cuộc tranh luận gay go đã kéo dài gần mười năm và cuối cùng họ đã thắng. Từ một thiểu số không đáng kể chống lại cả một chế độ lúc ban đầu họ đã dần dần được hưởng ứng và thuyết phục được dư luận, buộc chính quyền Pháp phải hủy bỏ bản án và phục hồi danh dự cho Dreyfus. Các từ để chỉ người trí thức trong các ngôn ngữ khác đều dịch từ tiếng Pháp, kể cả từ "trí thức" trong tiếng Việt. Từ đó "trí thức" luôn luôn gắn liền với phản biện chính trị, hoặc để chống lại một chính quyền hoặc để chống lại một ý thức hệ thời thượng. Trong tiếng Anh từ intellectual có nghĩa khác nhau tùy theo được dùng như tính từ hay danh từ. Tính từ intellectual khá phổ biến và có nghĩa là trí tuệ, để chỉ những gì do trí óc mà có, thí dụ như intellectual property có nghĩa là quyền sở hữu trí tuệ. Danh từ intellectual ít được sử dụng và thường có nghĩa là những người không lao động tay chân, những non-manual workers; trong giới hiểu biết nó vẫn giữ ý nghĩa và nguồn gốc Pháp của nó. Tại Việt Nam do sự kiện từ "trí thức" được du nhập trong khi chưa có những người trí thức đúng nghĩa nó dần dần biến chất và thường được dùng để chỉ những người có bằng cấp tương đối cao.
Đừng nên quên rằng đã có một thời mà khẩu hiệu của các chế độ cộng sản (không riêng gì tại Việt Nam) là "trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ". Họ chủ trương tiêu diệt trí thức để tiêu diệt mọi mầm mống chống đối. Đối với họ chỉ có những người lao động, lao động chân tay và lao động trí óc.
Vì xuất phát từ Pháp nên cuộc tranh luận "thế nào là một người trí thức?" đã sôi nổi nhất tại Pháp. Các nhà tư tưởng của Pháp đã đưa ra nhiều định nghĩa cho người trí thức. Các định nghĩa này không mâu thuẫn với nhau, chúng chỉ nhấn mạnh những điểm khác nhau. Theo J.P. Sartre người trí thức trước hết là người quan tâm đến những chuyện của xã hội, ngay cả khi cá nhân mình không bị đụng chạm, hàm ý là người dấn thân chính trị. Raymond Aron định nghĩa người trí thức là người sáng tạo ra những ý kiến mới đồng thời cũng là một "khán giả nhập cuộc". Chúng ta sẽ bàn sau về nhận định này. Nhiều người dùng lại định nghĩa con người công chính của Diderot theo đó trí thức là người từ chối sự im lặng đồng lõa và lên tiếng tố giác bất công và tội ác. Albert Camus, giải Nobel văn chương năm 1957, định nghĩa trí thức như là người đứng về phía những người bị trị thay vì những người thống trị. Nói chung, có một đồng thuận là trí thức phải là người phản kháng hoặc sẵn sàng phản kháng. Không thể khác, chức năng của trí thức là cải thiện và đổi mới, nghĩa là phản bác cái hiện có để cổ võ cho cái phải có hoặc nên có.
Không nên lẫn lộn "trí thức" với những vai trò khác trong xã hội, như học giả, nhà văn, chuyên gia, nhà khoa học v.v. Những người này là trí thức hay không tùy theo họ có hiểu biết về những vấn đề chính trị xã hội và có sẵn sàng lên tiếng hay không. Tư cách trí thức chỉ đặt ra đối với những người có quan tâm chính trị và xã hội. Càng không nên lẫn lộn trí thức với cụm từ Mác-Lênin "lao động trí óc". Hai danh xưng này không chỉ khác nhau mà còn đối chọi với nhau. Người trí thức chủ yếu là trí thức ngoài công việc "lao động" hàng ngày, có thể đã nghỉ hưu, thậm chí có thể là trí thức trên giường bệnh hay trong nhà tù. Tôi biết chuyện một sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong trại cải tạo sau chiến thắng cộng sản 1975 vẫn tiếp tục tranh luận rằng chủ nghĩa cộng sản là sai cho đến khi bị xử bắn. Anh ta là một trí thức. Một người là trí thức khi quan tâm tới những vấn đề chính trị và xã hội và sẵn sàng phản bác những bất công và vô lý để cổ võ cho lẽ phải và công lý. Các chế độ cộng sản toàn trị không chấp nhận sự phản kháng, do đó chúng phủ nhận vai trò trí thức. Đừng nên quên rằng đã có một thời mà khẩu hiệu của các chế độ cộng sản (không riêng gì tại Việt Nam) là "trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ". Họ chủ trương tiêu diệt trí thức để tiêu diệt mọi mầm mống chống đối. Đối với họ chỉ có những người lao động, lao động chân tay và lao động trí óc. Chỉ gần đây thôi họ mới thừa nhận sự hiện hữu của các trí thức, nhưng lại đồng hóa trí thức với thành phần lao động trí óc chứ vẫn không nhìn nhận trí thức như một thành phần chính trị và xã hội. (Cũng nên lưu ý một điều là nghị quyết 27 NQ/TW năm 2008 của ĐCSVN định nghĩa trí thức là những người lao động trí óc "có năng lực tư duy độc lập", như vậy cũng gián tiếp nhìn nhận đặc tính phản biện của trí thức). Nhưng cụm từ "lao động trí óc" tự nó đã trở thành vô nghĩa. Ngày nay trong các nước phát triển tuyệt đại đa số công nhân không còn làm việc bằng chân tay. Một nhân viên sở thuế, một thư ký tòa án, một chuyên viên chế tạo các trò chơi điện tử, một tài xế đường sắt cao tốc v.v.. đều "lao động trí óc" cả, nhưng không phải vì thế mà họ là những trí thức. Trí thức là một khái niệm chính trị.
Tóm lại nếu phải định nghĩa người trí thức thì ta có thể nói: trí thức là những người do được đào tạo hay tự học đã đạt tới một trình độ hiểu biết và lý luận trên trung bình, quan tâm tới những vấn đề chính trị và xã hội, suy nghĩ một cách lương thiện, biết tự đặt cho mình những câu hỏi và tìm câu trả lời của mình cho những câu hỏi đó và sẵn sàng thách thức mọi thế lực để bảo vệ quan điểm của mình. Người trí thức phải suy nghĩ một cách độc lập và do đó không thể chấp nhân một sự chỉ đạo tư tưởng nào cả.
Còn lại vấn đề mà Raymond Aron nêu ra khi ông định nghĩa trí thức như những "khán giả nhập cuộc". Tại sao không là tác nhân, hay diễn viên, mà lại là khán giả? Đó là vì trong hành động người ta bắt buộc phải thỏa hiệp với thực tế, điều mà trên nguyên tắc người trí thức không thể làm. Các chế độ Bắc Cao Ly và Syria hiện nay là những chế độ tội ác gớm ghiếc nhưng chúng có sức mạnh quân sự và cũng được Nga và Trung Quốc che chở, không thể xóa bỏ chúng một cách dứt khoát và tức khắc. Những người dân chủ Việt Nam và Trung Quốc cũng phải đối đầu các chính quyền hung bạo nhưng đầy phương tiện và được thế giới nhìn nhận. Trừ khi chọn giải pháp bạo lực vừa điên rồ vừa vô vọng họ cũng phải chấp nhận rằng lộ trình dân chủ hóa sẽ phải đi qua những thỏa hiệp giai đoạn. Tuy vậy, thỏa hiệp cũng là hy sinh, dù chỉ là một phần và tạm thời, những đòi hỏi chính đáng, do đó mâu thuẫn với thái độ trí thức. Người trí thức có hai chọn lựa. Hoặc không hành động để khỏi phải thỏa hiệp và phát biểu trọn vẹn lập trường của mình, nghĩa là làm một khán giả, nhưng một khán giả nhập cuộc vì dứt khoát ủng hộ cuộc vận động dân chủ. Hoặc là tham gia vào một tổ chức dân chủ và chấp nhận những thỏa hiệp mà tổ chức bắt buộc phải làm, trong trường hợp này người trí thức nhập cuộc và hành động chỉ là khán giả của những thỏa hiệp. Điều quan trọng là phải ý thức rằng chỉ có tổ chức mới bị bắt buộc và mới có quyền thỏa hiệp; đối với một cá nhân thỏa hiệp là từ bỏ cương vị trí thức và tự đánh mất mình.
Việt Nam có trí thức không?
Chúng ta đang đứng trước sự thách đố xấc xược của một chính quyền tham nhũng trắng trợn chà đạp nhân quyền và xã hội dân sự. Trên thực tế đảng cộng sản cư xử như một lực lượng chiếm đóng áp đặt sự thống trị của họ lên nhân dân Việt Nam. Dấn thân đấu tranh cho dân chủ là mệnh lệnh của lương tâm và phẩm giá, điều này không cần và cũng không thể bàn cãi. Người trí thức Việt Nam chỉ có thể là người phản kháng, theo một trong hai chọn lựa vừa trình bày. Nếu hiểu như thế thì dù nhân nhượng coi trí thức là người trong phần lớn các trường hợp, chứ không cần mọi lúc và mọi nơi, hành xử đúng theo tiêu chuẩn trí thức trên đây, chúng ta vẫn phải nhìn nhận rằng Việt Nam có rất ít trí thức, quá ít để có thể nói tới một tầng lớp trí thức. Người trí thức phải là người dấn thân chính trị nhưng những người dấn thân chính trị quá ít, và trong số những người hoạt động chính trị một tỷ lệ khá lớn cũng không phải là trí thức. Đa số những người mà chúng ta gọi là trí thức thực ra chỉ là những "chuẩn trí thức", nghĩa là những người có kiến thức và khả năng lý luận. Với một cố gắng học hỏi vừa phải họ có thể hiểu biết về chính trị và, nếu dám sống thực nói thẳng, có thể trở thành những người trí thức. Nhưng cố gắng này họ không chịu làm vì họ có thành kiến là chính trị không cần phải học. Bất cứ ai hễ có quyền lực hoặc có bằng cấp cũng cảm thấy có đủ tư cách để nói về chính trị một cách đầy tự tin.
Truyền thống chính trị của chúng ta coi làm chính trị chỉ là để làm quan và làm quan không cần kiến thức chính trị vì chỉ có quyền trên người dân chứ không có trách nhiệm với người dân. Chỉ có "chức quyền" chứ không có "chức trách".
Thái độ vô lễ với kiến thức chính trị này là một di sản văn hóa và lịch sử. Trong hàng nghìn năm, giai cấp sĩ, tiền thân của những người được coi hoặc tự coi là trí thức hiện nay, là một loại người vừa vô học vừa vô đạo về mặt chính trị. Họ không phải là trí thức mà còn là cái ngược lại của trí thức. Nghị luận đối với họ chỉ là tìm mọi lý lẽ để biện hộ cho trật tự chính trị sẵn có. Đó là những người mà mộng đời là được làm tay sai không điều kiện cho các bạo quyền để hà hiếp và bóc lột những người dân cùng khổ. Họ dành cả cuộc đời để học những kinh điển cũ kỹ không liên quan gì tới thực tế và được bổ nhiệm làm quan cai trị sau khi đậu những khóa thi thơ phú. Trình độ hiểu biết về sinh hoạt xã hội của họ còn thấp hơn quần chúng. Sau đó là chế độ cộng sản trong đó "tư tưởng chính trị" duy nhất được giảng dạy là chủ nghĩa Mác-Lênin, một chủ nghĩa khủng bố, và trong đó những người có chút kiến thức chỉ có vai trò "lao động trí óc", nghĩa là làm những dụng cụ ngoan ngoãn cho chính quyền. Chúng ta không có văn hóa chính trị. Truyền thống chính trị của chúng ta coi làm chính trị chỉ là để làm quan và làm quan không cần kiến thức chính trị vì chỉ có quyền trên người dân chứ không có trách nhiệm với người dân. Chỉ có "chức quyền" chứ không có "chức trách".
Di sản đó còn để lại một tật nguyền trí tuệ lớn khác. Đó là phần lớn những người có học vị và địa vị không lý luận một cách lành mạnh. Họ không lý luận để tìm một kết luận đúng mà thường chỉ lý luận để biện hộ cho một kết luận có sẵn. Một nhà khoa học lớn nói rằng người trí thức là người lao động trí óc, không liên hệ gì với phản biện. Phát biểu này chứng tỏ rằng ông không hề bỏ thời
“Trí thức” Dương Trung Quốc: Người Việt hải ngoại không còn lấn cấn về vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản!!!
giờ tìm hiểu thế nào là người trí thức. Ông nói như thế chỉ vì ông có những lý do khác để không muốn phản biện. Một nhân sĩ có tên tuổi khác tuyên bố rằng không cần phải bỏ vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản đối với trí thức mà chỉ cần nới lỏng. Nhưng làm sao có thể suy nghĩ một cách độc lập và sáng tạo nếu bị "lãnh đạo"? Hơn nữa lý do để phải bỏ sợi dây xích tròng vào cổ trí thức đâu phải vì nó xiết quá chặt làm đau cổ! Sợi dây xích làm nhục, và làm thui chột trí tuệ, trước khi làm đau. Vị nhân sĩ này nói như thế vì không muốn bị coi là "chống đảng" với những hậu quả bất lợi. Một vị khác nói rằng người Việt hải ngoại không còn thắc mắc về chế độ chính trị tại Việt Nam nữa. Cũng là một phát biểu thực dụng để làm vừa lòng chính quyền dù hoàn toàn sai. Tác giả bài này đã nhiều lần nhận định rằng chúng ta thiếu một tầng lớp trí thức chính trị. Đó là một cách nói để tránh đụng chạm. Thực ra phải nói một cách ngắn gọn là chúng ta thiếu trí thức bởi vì trí thức là một khái niệm chính trị. Không có trí thức phi chính trị.
Tại sao Việt Nam lại là Việt Nam như hiện nay?
Chúng ta là một dân tộc cần mẫn với một địa lý thuận lợi, nhưng tại sao thu nhập trung bình của một người Việt Nam lại chỉ bằng một phần mười mức trung bình thế giới? Chúng ta tự hào có bốn nghìn năm lịch sử nhưng tại sao Việt Nam lại nằm trong danh sách ít ỏi của các dân tộc chưa có tự do? Tại sao chúng ta phải trải qua ba mươi năm chiến tranh đẫm máu để chỉ chuốc lấy kết quả là nghèo khổ, lạc hậu và độc tài? Cùng một lý do: chúng ta đã không có lãnh đạo thông minh, và chúng ta không có lãnh đạo thông minh vì chúng ta thiếu những trí thức đúng nghĩa, trí thức chính trị.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi: “Đã là trí thức thì phải là người có tầm, có trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội. Cho nên tôi nghĩ phản biện xã hội là chức năng của trí thức, chứ không phải là chức năng của ai hết"
Và tại sao hiện nay Việt Nam vẫn chưa chuyển động trong khi các dân tộc Trung Đông, Châu Phi, Châu Á dũng cảm đứng lên đòi dân chủ? Đó là vì cuộc đấu tranh đổi đời nào cũng phải do trí thức chủ xướng và lãnh đạo. Nhưng chúng ta quá thiếu trí thức. Chúng ta thiếu cái mà một dân tộc không thể thiếu. Trong mọi nước và mọi thời trí thức luôn luôn là đầu tầu của xã hội, và điều này càng đúng trong kỷ nguyên tri thức này.
Giải thích thế nào sự thiếu vắng này? Chắc chắn không phải vì chúng ta thiếu trí tuệ. Rất nhiều người Việt Nam thừa sức học hỏi để biết dân chủ là gì và phải đấu tranh cho dân chủ như thế nào nếu thực sự muốn. Cũng không phải vì chế độ cộng sản đàn áp quá hung bạo. Thành trì của chế độ hiện nay đã đủ rệu rã và các phương tiện truyền thông đã đủ mạnh để người trí thức có thể nói hết những điều mình cần nói. Với một chút thận trọng và khôn ngoan họ cũng có thể kết hợp với nhau thành lực lượng. Vấn đề thực sự chỉ là họ có muốn hay không, nói cách khác họ có phải là những trí thức đúng nghĩa hay không. Vả lại tại hải ngoại có hàng trăm ngàn người tốt nghiệp đại học không hề bị chính quyền cộng sản khống chế nhưng cũng vẫn không có nổi một lực luợng dân chủ có tầm vóc.
Muốn hay không muốn không phải là một vấn đề của lý luận mà là một vấn đề của tình cảm và ý chí. Thực tế phũ phàng là đại đa số những người Việt Nam được gọi là trí thức không mấy quan tâm đến đất nước và đồng bào họ. Khó có lý luận nào thuyết phục được họ từ bỏ sự vô cảm này, trừ tiếng nói nội tâm của chính họ.
Nguyễn Gia Kiểng
(tháng 3/2012)
No comments:
Post a Comment