Mai Sỹ Xuân Lâm (danlambao) - Trước khi đặt tay lên bàn phím để gõ những tiếng lóc cóc, viết tiếp “Đầu năm, mạn đàm về ‘trí thức’” giữa một đêm thanh tịnh đầu năm mới, tôi cũng có nhiều đắn đo. Cái đắn đo, suy nghĩ của tôi nó nằm ở việc… Như thế nào thì được phong hàm “trí thức” như lời ông Ngô Bảo Châu đã trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ.?
Giáo sư Ngô Bảo Châu: “Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. Đến bao giờ chúng ta mới thôi thi đua để được phong hàm “trí thức”? Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.”, trích dẫn từ buổi phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ.
Có lẽ đây sẽ là những câu nói bất hũ của ông Ngô Bảo Châu đầu năm 2012, một người được phong học hàm giáo sư. Bởi vì chính những câu nói này của ông Châu đã làm nên một làn sóng tranh luận thế nào là một người trí thức khi một ai đó tham gia phản biện xã hội.
Một ai đó được xã hội gọi là nhà trí thức, hoặc là người hùng đều xuất phát từ những hành động của người đó đã đóng góp và cống hiến cho xã hội như thế nào, người đó có trách nhiệm và nghĩa vụ với lợi ích chung của cộng đồng và xã hội ra sao. Những con người đã sử dụng tư duy của họ góp phần vào phản biện xã hội, họ đóng góp sức lực, sự đóng góp sáng suốt và hiệu quả của họ mang đến lợi ích chung cho cộng đồng và xã hội chính là thước đo để xã hội chấp nhận và phong tặng họ là người trí thức, hoặc người hùng. Tuyệt nhiên không thể thi đua để trở nên trí thức, hoặc thi thố để trở thành người hùng của xã hội.
Tại sao có sự liên đới giữa người hùng & người trí thức.? Vì giữa người hùng & người trí thức có điểm chung đó chính là danh hiệu mà xã hội đã ghi nhận những giá trị đóng góp của họ, trách nhiệm của họ với cộng đồng và xã hội. Đó là một danh hiệu chứ không phải là một hình thái xét tặng phong hàm qua việc thi đua. Ở đây ta cần phần biệt 2 giá trị: Giá trị lợi ích cho xã hội và giá trị lợi ích cho cá nhân. Việc thi đua, thi thố để giành giựt danh hiệu, đó chỉ là hành động giành giựt giá trị cho lợi ích cá nhân mà không mang lại giá trị lợi ích cho xã hội.
Tôi cũng xin được nhắc lại vụ scandal rất nổi tiếng của khoa học Hàn Quốc vào năm 2005, giáo sư Hwang Woo Suk, một nhà khoa học nổi tiếng thế giới về nhân bản vô tính và tế bào gốc, đã làm giả kết quả khoa học. Nếu không có vụ Scandal này, có lẽ ông giáo sư Hwang Woo Suk đã trở thành một người hùng của khoa học Hàn Quốc. Điều này cho ta thấy, ranh giới giữa người hùng và kẻ lừa đảo rất mong manh. Và ranh giới mong manh này đều được xã hội vinh danh và tước lấy.
Nhắc lại scandal của ông giáo sư Hwang Woo Suk ở bên Hàn Quốc, khi nhìn trở về Việt Nam với ông Nguyễn Phúc Giác Hải, một nhà nghiên cứu về tâm linh, vong hồn có kiến thức về Vật Lý, nhưng lại làm giả kết quả khoa học. Ông Giác Hải đã chụp hình một cái mạng nhện rồi hô hoán lên là vong hồn giăng ngang dọc, chuyển động có quỹ đạo. Điều đáng ngạc nhiên hơn là với hơn 1000 bức hình chụp hiện tượng quang học, đề tài: “Các vòng tròn ánh sáng liên quan đến tâm linh” do nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải làm chủ nhiệm, được Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người xếp loại xuất sắc. Trung Tâm này lại chính là nơi được điều hành bởi rất nhiều con người ưu tứu với học hàm học vị là giáo sư tiến sĩ. Những thành phần mà nếu không phát hiện ra sự dối trá trong khoa học, thì ở một khía cạnh nào đó họ nghiễm nhiên trở thành những nhà trí thức. Vì họ có học hàm và học vị dựa trên giá trị của sản phẩm xuất sắc mà họ làm ra.!
Điều này nhắc lại cho chúng ta nhớ đến lời của ông Ngô Bảo Châu: “Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra”
Vậy, những nhận định bên trên của ông Châu về ‘giá trị của trí thức’ đã đúng chưa với trường hợp của ông Nguyễn Phúc Giác Hải và với một số thành viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người.? Ngân sách nhà nước, tiền thuế của nhân dân, các ông giáo sư-tiến sĩ này đã sử dụng ngân sách ra sao từ việc dùng để lập đề tài nghiên cứu, đến ngân sách nghiệm thu đánh giá một công trình giả mạo khoa học trở thành một đề tài nghiên cứu xuất sắc.?
Người trí thức là người sử dụng tư duy của mình để giải quyết vấn đề sáng suốt và hiệu quả, giúp ích cho xã hội. Thế nhưng với ông Nguyễn Phúc Giác Hải khi nghiên cứu những đốm sáng quang học lại đi hô hoán là những vong hồn người âm, đã gây nên sự xáo trộn, bấn loạn trật tự xã hội. Bất kỳ ai tin vào kết quả nghiên cứu của ông Giác Hải khi chụp hình thấy những đốm sáng trên thì tâm thần đều bất an,… chỉ vì sợ ma. Vậy liệu rằng, với những người được phong học hàm, học vị, giá trị sản phẩm của họ làm ra thông qua các đề tài nghiên cứu giả mạo, có đáng giá để được xã hội phong tặng danh hiệu là một nhà trí thức hay không.? Họ gây hoan mang trong xã hội để tôn vinh giá trị của họ, hay họ đã tham gia phản biện xã hội, giúp xã hội tốt đẹp hơn…
Chính những minh chứng trên đã giúp tôi có thể kết luận, và có lẽ rất nhiều người sẽ đồng tình cùng với tôi. Người trí thức không được đánh giá cao qua giá trị học hàm học vị của họ. Mà danh hiệu người trí thức chỉ được phong tặng khi người đó có đóng góp sáng suốt và hiệu quả cho xã hội, mang lại lợi ích chung cho xã hội. Danh hiệu người trí thức là giá trị do xã hội đánh giá và phong tặng, chứ không dựa trên giá trị học hàm, học vị. Vì xã hội còn phải xét đến giá trị học hàm và học vị ấy phục vụ cho lợi ích cá nhân người được phong hàm, hay giá trị đó đóng góp cho lợi ích của xã hội. Danh hiệu 'trí thức' Không phải do thi đua mà có như lời ông Ngô Bảo Châu nhận định.
Ở một khía cạnh khác riêng về góc nhìn cá nhân của tôi. Tôi vẫn nhớ hoài câu nói của ông Ngô Bảo Châu sau khi ông đoạt giải thưởng Fields: "bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do". Và hôm nay, giải thưởng Fields về toán học, đó là một sản phẩm giá trị do ông Ngô Bảo Châu lao động trí óc mà có, là giá trị của trí thức. Thế nên những phản biện xã hội đối với ông Châu không còn là giá trị của trí thức. Cái đắng đo mà tôi đã phải suy nghĩ hoài về nó: Giải thưởng Fields dùng để vinh danh đóng góp của một ai đó cho nền toán học, hay đó là cơ sở để xét duyệt quyền được làm người tự do và giá trị của một người trí thức.???. Nếu giải thưởng Fields giúp cho mọi phát biểu của ông Ngô Bảo Châu trở nên mặc nhiên đúng và có giá trị, thì.... thật là nguy hiểm cho xã hội.!
http://danlambaovn.blogspot.com/2012/01/nguoi-tri-thuc-nguoi-hung-gia-tri-do-xa.html#more
__________________
Trí thức – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trí thức là một khái niệm để chỉ những người làm việc bằng trí óc.
Trí thức không phải là một giai cấp, không chỉ là những người có bằng cấp, càng không phải chỉ gồm những người làm quan. Trí thức trước hết là một con người bình thường, có học, có hiểu biết, có sáng tạo phát minh và đem truyền hiểu biết ấy cho mọi người.
Do cách thức đem truyền tâm huyết của mình mà có nhiều dạng trí thức, thông thường họ rất say mê, đầy nhiệt huyết và cũng đầy trách nhiệm với cộng đồng. Họ thường nhanh nhạy tiếp thu mọi biến đổi, chọn lọc và phát triển thành hiểu biết của mình, đến một lúc nào đó khi tiêu hoá tốt những vấn đề tiếp thu chính họ lại là người sáng tạo, phát minh ra những cái mới chưa từng có và khi đó họ phải đối mặt với những bước tiến của xã hội. Nếu xã hội đồng thuận tiến thì họ được ghi công , nếu xã hội chưa đến mức độ tiếp thu được, nhiều khi họ bị quật ngã thậm chí phải thế cả sinh mạng của mình. Thời gian trôi qua, khi xã hội hiểu được thì công lao họ lại được ghi bia, cuộc đời trí thức là thế.
Nhưng rất tiếc Gs Ngô Bảo Châu lại phát biểu: “Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc… Giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội”.
Giáo sư Châu cũng cảnh báo: “Những người có học, có tri thức thật ra cần phải rất tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội”. Ông cho rằng “Trước khi lên tiếng về một vấn đề nào đó, người trí thức hơn ai hết cần phải hết sức ý thức về ảnh hưởng của nó”.
Như vậy quan điểm của Gs Châu có mâu thuẫn với định nghĩa ở trên? Điều gì đã làm Gs Châu thay đổi và tỏ ra dè dặt (sợ hãi) như vậy? Khác hẳn những lời phát biểu của ông về Bauxit Tây nguyên và phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ trước đây! Nếu đúng thực Gs Châu là một con người trí thức thuần tuý, Gs nên trở ra Hoa Kỳ hay Âu châu để dạy. Nếu cứ ở lại trong nước, thì không phải chỉ Gs mà cả các thành phần khác trong đó có các học trò của Gs sau này cũng chỉ trở nên những “CON CỪU THÔNG THÁI” vì cái gì đó nên chịu để chế độ khống chế, lợi dụng để lòe (che mắt) thiên hạ…mà thôi
__________________
__________________
Trí thức – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trí thức là một khái niệm để chỉ những người làm việc bằng trí óc.
Trí thức không phải là một giai cấp, không chỉ là những người có bằng cấp, càng không phải chỉ gồm những người làm quan. Trí thức trước hết là một con người bình thường, có học, có hiểu biết, có sáng tạo phát minh và đem truyền hiểu biết ấy cho mọi người.
Do cách thức đem truyền tâm huyết của mình mà có nhiều dạng trí thức, thông thường họ rất say mê, đầy nhiệt huyết và cũng đầy trách nhiệm với cộng đồng. Họ thường nhanh nhạy tiếp thu mọi biến đổi, chọn lọc và phát triển thành hiểu biết của mình, đến một lúc nào đó khi tiêu hoá tốt những vấn đề tiếp thu chính họ lại là người sáng tạo, phát minh ra những cái mới chưa từng có và khi đó họ phải đối mặt với những bước tiến của xã hội. Nếu xã hội đồng thuận tiến thì họ được ghi công , nếu xã hội chưa đến mức độ tiếp thu được, nhiều khi họ bị quật ngã thậm chí phải thế cả sinh mạng của mình. Thời gian trôi qua, khi xã hội hiểu được thì công lao họ lại được ghi bia, cuộc đời trí thức là thế.
Nhưng rất tiếc Gs Ngô Bảo Châu lại phát biểu: “Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc… Giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội”.
Giáo sư Châu cũng cảnh báo: “Những người có học, có tri thức thật ra cần phải rất tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội”. Ông cho rằng “Trước khi lên tiếng về một vấn đề nào đó, người trí thức hơn ai hết cần phải hết sức ý thức về ảnh hưởng của nó”.
Như vậy quan điểm của Gs Châu có mâu thuẫn với định nghĩa ở trên? Điều gì đã làm Gs Châu thay đổi và tỏ ra dè dặt (sợ hãi) như vậy? Khác hẳn những lời phát biểu của ông về Bauxit Tây nguyên và phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ trước đây! Nếu đúng thực Gs Châu là một con người trí thức thuần tuý, Gs nên trở ra Hoa Kỳ hay Âu châu để dạy. Nếu cứ ở lại trong nước, thì không phải chỉ Gs mà cả các thành phần khác trong đó có các học trò của Gs sau này cũng chỉ trở nên những “CON CỪU THÔNG THÁI” vì cái gì đó nên chịu để chế độ khống chế, lợi dụng để lòe (che mắt) thiên hạ…mà thôi
__________________
No comments:
Post a Comment