Trong cuộc sống hằng ngày, người dân khi gặp những sự cố, tai ương đều rất cần đến sự có mặt, giúp đỡ kịp thời của các lực lượng chức năng, nhưng thực tế thì...
1.001 chuyện dân cần
Kể về các lần bị cướp vé số, chị Đào (quê Phú Yên) nhăn mặt: “Làm sao nhớ nổi. Gặp mấy thằng nghiện là coi như mất một tháng đi bán để bù lại cho đại lý”. Ngồi trên chiếc xe lăn hoen gỉ, chị Đào nhớ lại, chiều hôm đó, chị đang hì hục lăn xe trên đường Đinh Tiên Hoàng (Q.1, TP.HCM) thì có hai thanh niên ăn mặc lịch sự hỏi mua. “Trong lúc tôi đang loay hoay chỉnh lại chiếc xe, hai tên cướp rồ ga bỏ chạy cùng tập vé số. Tôi la hét thất thanh, nhưng người đi đường chỉ quay lại nhìn và bỏ đi”, chị Đào kể. “Chị có đi báo công an?”. Chị thở dài: “Có biết công an phường nằm ở đâu mà báo. Mà có báo thì cũng chưa chắc được gì, vừa mất công và phiền phức. Ai mà quan tâm đến số tài sản nhỏ nhoi đó”.
Nhiều người qua lại cầu Băng Ky (đường Nơ Trăng Long, Q.Bình Thạnh) quen với cảnh ông Nguyễn Văn Từ (49 tuổi, bị mù) ngồi bên thành cầu, đeo tấm bảng “bán vé số” thay vì cầm vé số trên tay. Hỏi ra mới biết vì nhiều lần bị lừa nên ông phải làm như vậy. Cứ mỗi lần bị lừa, bị cướp vé số như thế, ông lại thui thủi mò mẫm tìm người vay mượn đền tiền cho đại lý. Nghe chúng tôi nhắc tới ba từ “báo công an”, ông lắc đầu: “Tui đui mù, biết đâu mà báo”.
Một lần, chúng tôi ngạc nhiên trước chiếc xe bán đĩa dạo được quấn lưới mắt cáo chằng chịt. Chị Hoàng Thị Liên (quê Hà Tây) nhanh nhảu: “Em mà không làm thế này thì cứ bị cướp suốt. Ấy vậy, nhưng nhiều khi cũng còn bó tay với tụi nó đấy”. Chị Liên kể, mới hôm đầu năm, chị đẩy xe bán trên đường Chánh Hưng (Q.8) thì có hai thanh niên đi xe đạp hỏi mua, chị vừa tháo tấm lưới, ngay lập tức vị khách chụp luôn đống đĩa bỏ chạy. Chị đuổi theo giằng lại phía trước thì phía sau hai thanh niên khác trờ tới ôm luôn mấy trăm đĩa còn lại. “Em chỉ biết khóc, kêu trời vì tri hô rát cổ mà chẳng ai giúp, dù đường đông người qua lại. Em từng báo công an phường rồi nhưng cũng chỉ viết bản tường trình, còn sau đó chẳng thấy hồi âm gì”, chị Liên ngao ngán.
Là nạn nhân của “hố tử thần”, tài xế Nguyễn Văn Tính (hãng taxi Vinasun, 32 tuổi, ngụ Q.3) bần thần nhớ lại: Khoảng 16 giờ ngày 14.9.2010, khi đang lưu thông trên đường Lê Văn Sỹ (P.14, Q.3), xe taxi của anh bất ngờ bị sụp xuống hố sâu. Rất may, anh Tính thoát chết. Trong lúc gặp nạn, anh hoàn toàn không biết gọi cho cơ quan chức năng nào nhờ can thiệp. Anh Tính kể: “Tôi chỉ biết đứng nhìn chiếc xe bị “nhấn” sâu xuống hố trước sự hoảng sợ và bất lực. Tôi loay hoay gọi cho người nhà, đồng nghiệp... để tìm sự giúp đỡ. Tuy nhiên, khi có mặt họ cũng “chào thua”. Sau khi gọi cho một số cơ quan chức năng mà không nhận được hỗ trợ, mọi người bàn nhau gọi xe cứu hộ tư nhân đến cẩu xe taxi lên nhưng không được. Mãi đến 20 giờ cùng ngày, lực lượng thanh tra giao thông công chánh mới có mặt và đến 21 giờ cùng ngày, chiếc xe bị nạn mới được đưa lên khỏi mặt đất. Việc phản ứng, hỗ trợ rất chậm của cơ quan chức năng đã khiến khu vực kẹt xe kéo dài”.
Anh Tính nói nhiều lúc chạy taxi gặp phụ nữ mang bầu chuyển dạ thì nhiều tài xế khác cũng bó tay, không biết nhờ lực lượng chức năng nào giúp đỡ trong những tình huống khẩn cấp này.
Có thể tránh kết cục buồn
Cách đây chưa lâu, TAND TP.HCM đưa ra xét xử Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Phi, Nguyễn Phi Khanh đánh ông Phạm Văn Bình trọng thương chỉ vì... bịch rác. Nhà ông Bình bên này đường, đối diện bên kia đường là nhà của bà H. (chị của 3 bị cáo). Thấy bà H. đem bịch rác sang để ngay cạnh nhà mình, ông Bình và vợ liền lên tiếng, dẫn đến hai bên cãi vã nhau. Đứa cháu trai của ông Bình, sau một hồi chứng kiến vụ cãi vã liền vồ lấy ấm nước đang sôi sùng sục trên bếp định đem ra "tưới" những người phía bên kia nhưng được ngăn lại kịp thời, tuy nhiên cuộc hỗn chiến vẫn xảy ra. Hùng vừa đi làm về, thấy ẩu đả liền nhờ người gọi Cảnh sát 113 và công an phường. Chờ mãi không thấy công an xuống, trong khi các bên lao vào hỗn chiến, nóng ruột, Hùng tông thẳng chiếc xe Cub 81 vào người ông Bình để bênh các em. Bào chữa cho Hùng, luật sư đặt vấn đề: "Nếu công an, chính quyền can thiệp kịp thời, liệu có hậu quả đau lòng đến thế không?”.
Tương tự, năm 2011, TAND TP.HCM đưa ra xét xử một vụ án giết người mà nhiều người dự khán phải chạnh lòng. Trương Văn Trung có vợ là Hồ Thị Ngọc Loan bán bún mắm ở khu vực chợ Bàn Cờ (Q.3). Chị Loan có người bạn tên T.N; vợ chồng T.N cũng bán bún vịt ngay cạnh. Chuyện buôn bán dẫn đến xích mích. Trong một lá đơn xin chính quyền can thiệp, mẹ chị Loan trình bày: “Vợ chồng T.N thường xuyên chửi rủa, tranh giành khách; thậm chí còn thay nhau chặn khách từ đầu hẻm. Nếu khách vẫn vào quán của Loan thì vợ chồng T.N tìm cách đuổi…”. Ấy vậy mà những lá đơn này không được chính quyền can thiệp kịp thời nên mâu thuẫn nhỏ đã thành án mạng. Một đêm cuối tháng 9.2009, trong lúc cãi nhau, T.N vác dao ném trúng lưng Trung gây rách da. Trung lại làm đơn nhờ cơ quan công an và đề nghị chính quyền địa phương can thiệp. Công an không xử lý triệt để, còn chính quyền chỉ mời hai bên lên hòa giải… Rạng sáng 17.10.2010, trong lúc Trung đang trực bảo vệ cho một khách sạn gần đó thì nghe tin vợ bị T.N đánh. Đêm đó, Trung cầm dao lao tới đâm liên tiếp nhiều nhát khiến chồng T.N thiệt mạng.
Luật sư bào chữa cho Trung bức xúc: “Chính vì sự nín nhịn đến đỉnh điểm trong khi chính quyền, công an không giải quyết được mới là nguyên nhân gây ra vụ án”.
Nhiều người có mặt tại phiên tòa cho rằng, nếu có sự can thiệp, giải quyết đến tận cùng sự việc thì chắc hẳn những vụ án đau lòng như trên đã không xảy ra.
1.001 chuyện dân cần
Kể về các lần bị cướp vé số, chị Đào (quê Phú Yên) nhăn mặt: “Làm sao nhớ nổi. Gặp mấy thằng nghiện là coi như mất một tháng đi bán để bù lại cho đại lý”. Ngồi trên chiếc xe lăn hoen gỉ, chị Đào nhớ lại, chiều hôm đó, chị đang hì hục lăn xe trên đường Đinh Tiên Hoàng (Q.1, TP.HCM) thì có hai thanh niên ăn mặc lịch sự hỏi mua. “Trong lúc tôi đang loay hoay chỉnh lại chiếc xe, hai tên cướp rồ ga bỏ chạy cùng tập vé số. Tôi la hét thất thanh, nhưng người đi đường chỉ quay lại nhìn và bỏ đi”, chị Đào kể. “Chị có đi báo công an?”. Chị thở dài: “Có biết công an phường nằm ở đâu mà báo. Mà có báo thì cũng chưa chắc được gì, vừa mất công và phiền phức. Ai mà quan tâm đến số tài sản nhỏ nhoi đó”.
Những va chạm trên đường phố như thế này rất cần sự có mặt kịp thời của lực lượng phản ứng nhanh - Ảnh: Minh Nam |
Một lần, chúng tôi ngạc nhiên trước chiếc xe bán đĩa dạo được quấn lưới mắt cáo chằng chịt. Chị Hoàng Thị Liên (quê Hà Tây) nhanh nhảu: “Em mà không làm thế này thì cứ bị cướp suốt. Ấy vậy, nhưng nhiều khi cũng còn bó tay với tụi nó đấy”. Chị Liên kể, mới hôm đầu năm, chị đẩy xe bán trên đường Chánh Hưng (Q.8) thì có hai thanh niên đi xe đạp hỏi mua, chị vừa tháo tấm lưới, ngay lập tức vị khách chụp luôn đống đĩa bỏ chạy. Chị đuổi theo giằng lại phía trước thì phía sau hai thanh niên khác trờ tới ôm luôn mấy trăm đĩa còn lại. “Em chỉ biết khóc, kêu trời vì tri hô rát cổ mà chẳng ai giúp, dù đường đông người qua lại. Em từng báo công an phường rồi nhưng cũng chỉ viết bản tường trình, còn sau đó chẳng thấy hồi âm gì”, chị Liên ngao ngán.
Là nạn nhân của “hố tử thần”, tài xế Nguyễn Văn Tính (hãng taxi Vinasun, 32 tuổi, ngụ Q.3) bần thần nhớ lại: Khoảng 16 giờ ngày 14.9.2010, khi đang lưu thông trên đường Lê Văn Sỹ (P.14, Q.3), xe taxi của anh bất ngờ bị sụp xuống hố sâu. Rất may, anh Tính thoát chết. Trong lúc gặp nạn, anh hoàn toàn không biết gọi cho cơ quan chức năng nào nhờ can thiệp. Anh Tính kể: “Tôi chỉ biết đứng nhìn chiếc xe bị “nhấn” sâu xuống hố trước sự hoảng sợ và bất lực. Tôi loay hoay gọi cho người nhà, đồng nghiệp... để tìm sự giúp đỡ. Tuy nhiên, khi có mặt họ cũng “chào thua”. Sau khi gọi cho một số cơ quan chức năng mà không nhận được hỗ trợ, mọi người bàn nhau gọi xe cứu hộ tư nhân đến cẩu xe taxi lên nhưng không được. Mãi đến 20 giờ cùng ngày, lực lượng thanh tra giao thông công chánh mới có mặt và đến 21 giờ cùng ngày, chiếc xe bị nạn mới được đưa lên khỏi mặt đất. Việc phản ứng, hỗ trợ rất chậm của cơ quan chức năng đã khiến khu vực kẹt xe kéo dài”.
Anh Tính nói nhiều lúc chạy taxi gặp phụ nữ mang bầu chuyển dạ thì nhiều tài xế khác cũng bó tay, không biết nhờ lực lượng chức năng nào giúp đỡ trong những tình huống khẩn cấp này.
Tài xế Nguyễn Văn Tính bất lực khi chiếc taxi bị sụp “hố tử thần” vào chiều 14.9.2010 - Ảnh: Minh Nam |
Cách đây chưa lâu, TAND TP.HCM đưa ra xét xử Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Phi, Nguyễn Phi Khanh đánh ông Phạm Văn Bình trọng thương chỉ vì... bịch rác. Nhà ông Bình bên này đường, đối diện bên kia đường là nhà của bà H. (chị của 3 bị cáo). Thấy bà H. đem bịch rác sang để ngay cạnh nhà mình, ông Bình và vợ liền lên tiếng, dẫn đến hai bên cãi vã nhau. Đứa cháu trai của ông Bình, sau một hồi chứng kiến vụ cãi vã liền vồ lấy ấm nước đang sôi sùng sục trên bếp định đem ra "tưới" những người phía bên kia nhưng được ngăn lại kịp thời, tuy nhiên cuộc hỗn chiến vẫn xảy ra. Hùng vừa đi làm về, thấy ẩu đả liền nhờ người gọi Cảnh sát 113 và công an phường. Chờ mãi không thấy công an xuống, trong khi các bên lao vào hỗn chiến, nóng ruột, Hùng tông thẳng chiếc xe Cub 81 vào người ông Bình để bênh các em. Bào chữa cho Hùng, luật sư đặt vấn đề: "Nếu công an, chính quyền can thiệp kịp thời, liệu có hậu quả đau lòng đến thế không?”.
Tương tự, năm 2011, TAND TP.HCM đưa ra xét xử một vụ án giết người mà nhiều người dự khán phải chạnh lòng. Trương Văn Trung có vợ là Hồ Thị Ngọc Loan bán bún mắm ở khu vực chợ Bàn Cờ (Q.3). Chị Loan có người bạn tên T.N; vợ chồng T.N cũng bán bún vịt ngay cạnh. Chuyện buôn bán dẫn đến xích mích. Trong một lá đơn xin chính quyền can thiệp, mẹ chị Loan trình bày: “Vợ chồng T.N thường xuyên chửi rủa, tranh giành khách; thậm chí còn thay nhau chặn khách từ đầu hẻm. Nếu khách vẫn vào quán của Loan thì vợ chồng T.N tìm cách đuổi…”. Ấy vậy mà những lá đơn này không được chính quyền can thiệp kịp thời nên mâu thuẫn nhỏ đã thành án mạng. Một đêm cuối tháng 9.2009, trong lúc cãi nhau, T.N vác dao ném trúng lưng Trung gây rách da. Trung lại làm đơn nhờ cơ quan công an và đề nghị chính quyền địa phương can thiệp. Công an không xử lý triệt để, còn chính quyền chỉ mời hai bên lên hòa giải… Rạng sáng 17.10.2010, trong lúc Trung đang trực bảo vệ cho một khách sạn gần đó thì nghe tin vợ bị T.N đánh. Đêm đó, Trung cầm dao lao tới đâm liên tiếp nhiều nhát khiến chồng T.N thiệt mạng.
Luật sư bào chữa cho Trung bức xúc: “Chính vì sự nín nhịn đến đỉnh điểm trong khi chính quyền, công an không giải quyết được mới là nguyên nhân gây ra vụ án”.
Nhiều người có mặt tại phiên tòa cho rằng, nếu có sự can thiệp, giải quyết đến tận cùng sự việc thì chắc hẳn những vụ án đau lòng như trên đã không xảy ra.
Gọi 113 cũng như không! Ngày 11.2.2012, chị Diệu chở một cô bạn (đang nghe điện thoại) bằng xe máy biển số 70K1-0767, lưu thông trên đường Nguyễn Tri Phương (Q.10). Bất ngờ, chiếc điện thoại iPhone 4 của cô bạn bay theo chiếc xe Air Blade màu đỏ-đen chạy xẹt ngang. Diệu và cô bạn vừa tri hô, vừa phóng xe đuổi theo, đến trước số 368 Nguyễn Tri Phương thì cả hai té ngã. Đi ngang qua, thấy hai cô gặp nạn, chúng tôi liền dừng xe lại tìm cách hỗ trợ. Trong tình huống khẩn cấp ấy, chúng tôi chỉ nhớ số đường dây nóng 113 nên liền lấy điện thoại bấm số nhờ hỗ trợ. Đầu dây bên kia, người trực ban đề nghị chúng tôi hướng dẫn nạn nhân đến công an phường trình báo rồi cúp máy mà không hề cho địa chỉ nơi trình báo. Nghe chúng tôi thuật lại, hai cô gái nhìn nhau ra vẻ bất lực. Không biết kêu ai, Diệu gọi điện thoại cho mấy người bạn. Lát sau, 3, 4 người bạn đến đưa Diệu và cô bạn với nhiều vết thương đi mà không đến công an phường vì họ nghĩ rằng: có đến cũng chẳng được gì. |
Thanh Niên
No comments:
Post a Comment