Bài viết đây nói lên tâm tư của một người bạn trẻ lớn lên trên bước đường lưu vong trước ngày Quốc Hận 30-4, căn nguyên gây ra mất mát cho hàng triệu con người Việt Nam, trong nước lẫn ngoài nước, không giống như một số người lệch lạc tại hải ngoại vẫn luôn cố tình vùi lấp ngày Quốc Hận, biến thành ngày Thuyền Nhân.
Có ai trong chúng ta, những người bỏ nước ra đi và những người ở lại tự cho rằng mình không còn nhớ gì về ngày 30 tháng 4 năm 1975? Tôi trả lời ngay là một trăm phần trăm không ai quên cái ngày này, nhưng cách nhớ trong mỗi người có khác. Có người nhớ để mà nhớ (vô cảm). Có người nhớ để luyến tiếc thời vàng son của mình xưa kia, tiếp tục củng cố cho cái tôi riêng lẽ hiện tại. Thậm chí, có kẻ như cố tình muốn quên để rồi quay lưng tiếp tay cho cho một tập đoàn gây tang thương thảm khốc, gây ra tiếng khóc chia lìa, gây cho đất nước 38 năm quằn quại chuyển mình trong bóng tối…
Tiếng khóc chào đời trong mỗi chúng ta vừa khi lọt lòng mẹ, có phải tiếng khóc đầu tiên ngầm báo hiệu sẽ còn tiếng khóc kế tiếp? Phải, đó là tiếng khóc cho ngày 30 tháng 4 năm 1975, tiếng khóc của toàn dân Miền Nam, tiếng khóc len lỏi tận hang cùng đến thành thị, tiếng khóc chia lìa bi thiết từ rừng sâu núi cao, nơi biển cả lênh đênh trên sóng nước, tiếng khóc lạc loài nơi xứ lạ …
Hôm qua, tôi có xem một slide show ghi lại hình ảnh chiếc tàu vượt biển. Khi đến gần bãi, chiếc tàu như kiệt sức ngả nghiêng, được đồng bào cứu vớt từng người lên bờ. Tôi trợn tròn đôi mắt khi chứng kiến mọi người hầu như kiệt sức, nhưng lạ thay họ vẫn còn đủ lực để phát ra tiếng khóc. Già khóc, trẻ thơ khóc, phụ nữ khóc, ngay cả những vị ân nhân vừa bồng bế, vừa dắt dìu họ cũng khóc. Một người đàn ông trung niên có lẽ còn sức để đứng vững, diễn đạt trạng thái cám ơn vừa thoát nạn. Ông ta chắp tay bái lạy bốn phương, lạy liên hồi, lạy ân nhân, lạy biển khơi dậy sóng, lại đất liền, ngay cả ông ta còn quỳ bái lạy chiếc thuyền đang ngả nghiêng, một người bạn đã tận hết nhân lực đưa người đến bến bờ rồi gục ngã sau đó.
Lịch sử trải dài 38 năm kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 nhưng vết đau trong tim mỗi người khi xưa nay giờ trở thành nỗi đau chung của cả dân tộc. Nỗi đau này như căn bệnh ung thư vô phương cứu chữa. Nó lan tỏa, lớn dần, rút cạn kiệt mọi nguồn sinh lực có thể. Tham nhũng, hối lộ, bán nước, v.v…, không thể chữa bằng “chỉnh đốn”, mà phải bằng hủy hoại, giải trừ ngay tận gốc. Chế độ tạo ra nó, phải mọi giá lật đổ chế độ!
Ngày nay, giặc nội xâm Việt Cộng không còn đổ thừa, đổ lỗi những kẻ bại trận uất hận vì tư thù. Nay, chính là uất hận của hồn thiêng sông núi đang trỗi dậy, đánh thức cả một dân tộc bừng tỉnh. Từng dòng thế hệ sẽ nối đuôi nhau, hun đúc thêm lòng uất hận. Đảng cướp Việt Cộng ngang nhiên bán rẻ dân tộc, bán rẻ đất nước cho ngoại bang. Chúng trắng trợn cướp đất, cướp ruộng vườn, cướp trên mồ hôi và nước mắt của người dân. Dã thú hơn, chúng đã san bằng mọi mồ mã nằm trong “quy hoạch”, bất kể mồ mã đó là gì, ngay cả mồ mã các chiến sĩ từng một thời “đồng chí” với chúng. Tiếng nói người dân trong nước như tiếng kêu giữa bãi sa mạc, bị dẹp tắt bằng chế độ nhà tù và nhục hình là công cụ đắc lực của luật pháp. Trong khi đó, rừng từ đầu nguồn cho đến miền đất Tây nguyên đều đã được giao khoán cho giặc Tàu qua “4 tốt và 16 chữ vàng.” Liền khi đó, các dãy phố Tàu mọc lên như nấm. Biển đảo tổ quốc được biến thành biển đảo của của kẻ xâm lăng. Chỉ còn đây, những tên thái thú đội lốt ngự trị, hèn với giặc, ác với dân, hầu bóp nghẹt mọi trái tim yêu nước chân chính. Không những thế, chúng còn định đem cả mầm non tương lai bán cho Tàu Cộng qua việc âm mưu đem tiếng Tàu vào trong học đường mới đây.
Các bạn ơi…! hãy cùng gạt lệ, và ngồi lại với nhau, để ôn lại những gì gây ra tiếng khóc ngày hôm qua trong mỗi chúng ta . Chúng ta hãy xiết chặt tay nhau, hứa với nhau chúng ta sẽ làm điều gì đó cho công cuộc đánh đổ tà quyền Việt Cộng. Không có ngày Quốc Hận 30 tháng 4 năm 1975, đất nước ta không rơi vào thảm trạng như hôm nay, và nhất là không có những con người như chúng ta vẫn mãi mang trên ngực tấm bảng thuyền nhân.
Giang Le
No comments:
Post a Comment