Monday 9 April 2012

Cặp đôi hoàn hảo

Mây Trắng (Danlambao) - Sáng nay (Thứ bảy, ngày 7/4) trời bỗng nhiên đổ mưa. Gọi một ly cà phê đen đang nhâm nhi tránh mưa thì một người bán báo tiến đến mời chào hơi bị nhiệt tình. Lâu lắm không sờ đến một tờ báo lề đảng, nay quyết định thử sờ xem làm sao. Bèn chọn mua đúng tờ “An ninh thế giới” đọc giết thời gian. Lục mãi vẫn chỉ thấy “lừa – cướp – hiếp – giết ” như thường lệ nay có thêm chuyện “bổ ích và lý thú" là một "sao" ca nhạc nọ từ chối đứa con trong bụng cô gái kia… Và đây rồi, mãi mới có một bài không thuộc chủng loại đó, đó là bài thông luận “Nói thẳng – nói thật" của nhà báo Khương Hữu Dụng. Đọc rồi cứ thấy nó vương vướng sao đó. Tối chủ nhật về vào trang Dân Làm Báo lại thấy ngay “Một nghìn lẻ một cách nói dối" của bác Tô Hải. Thật thú vị, trộm nghĩ nếu đem hai bài báo này đặt cạnh nhau chắc sẽ xứng là một “Cặp đôi hoàn hảo”, thế là mình mạo muội trích dẫn từng đoạn của hai bài báo trình bà con ngự lãm. Thỉnh thoảng có ngứa miệng chen vào một đôi câu thì cũng mong bà con đại xá.
“Nói thẳng, nói thật" viết “Đó là linh hồn (nói thẳng – nói thật), là phương châm hành động trong công tác xây dựng đảng. Chả thế mà ngay từ ngày đảng cộng sản Việt Nam ra đời, cho tới những thập niên gần đây, từ nghị quyết đại hội lần thứ VI, Nghị quyết hội nghị trung ương 6 (lần 2), khóa VIII tới Nghị quyết hội nghị Trung ương 4 lần này đều nhiều lần nhác đến cụm từ NÓI THẲNG – NÓI THẬT" 
Và đây là lời bác Tô Từ ngàn đời nay, có lẽ trên đất nước Việt Nam này, không có một một gia đình nào, một chế độ nào lại giáo dục cho con em, cho công dân mình đừng có sống trung thực và phải biết…nói dối! giỏi nói dối! nói dối tỉnh bơ! nói dối không biết ngượng! nói dối càng nhiều thành tích càng cao! 

Là một chuyên gia… “nói dối có tổ chức, có chỉ đạo” suốt gần 30 năm trời, mình quá rành 1001 kiểu nói dối mà chính bản thân mình và bạn bè mình đã lấy nói dối lem lẻm (by Nguyễn Khải), nói dối “cứ như không” làm nhiệm vụ hàng ngày, ngay cả khi biết mình đang nói dối đồng bào nhưng vẫn cứ phải nói dối vì không nói dối mà nói thật thì… mất miếng cơm, mất chiếc ghế và có khi mất cái mạng như chơi!”… 
…“ Mình cũng có nhiều thời giờ để suy nghĩ về cả nửa thế kỷ sống chung với nói dối, để “ngửi” thấy ngay sự nói dối dù chỉ ở một từ, một cụm từ thậm chí một tính từ, trạng từ “mới lạ”, nó báo hiệu cho một loạt sự nói dối mới sẽ ra đời mà các học viện báo chí còn phải bổ sung để giảng dạy cho sinh viên… mệt nghỉ! 

Chính mình cũng có lúc nuôi hoài bão làm một cái “luận án về sự nói dối” để lại cho đời sau, một “hệ thống lý luận” về sự “nói dối có tổ chức” độc nhất vô nhị trên thế giới này! Nhưng… xét thấy khả năng hạn chế và nghĩ ra thì… muộn quá mất rồi! Quỹ thời gian và sức khỏe không cho phép nữa!..."
Nhà báo K. H. D  "Nói thẳng – nói thật còn là biểu hiện tự nhiên của những người tử tế, lương thiện". Quá đúng thưa Khương tiên sinh. Tất cả nhứng kẻ nói dối, lừa đảo, bịa ra những chuyện như “Tay không bắt giặc” kể lại rằng có một bà Nguyễn Thị Chiên nào đó chỉ hai tay không cũng nhảy lên cướp lấy khẩu súng trong tay người phi công Mỹ, bắt sống được hắn. Khiến cho “Tay không bắt giặc" đã trở thành một thành ngữ chuyên dùng để chỉ những người chả có gì cũng làm nên chuyện và được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Hay như chuyện có một em bé có tên là Lê Văn Tám tự đốt mình để đốt cháy kho xăng năm xưa. Coi những người lính canh giữ kho xăng như những ông phỗng đất gác cửa miếu. Còn cha mẹ bé Lê là ai? Sao không truy phong danh hiệu anh hùng hay chí ít cũng là liệt sỹ cho cậu bé – người mà cái tên đã được đặt cho một công viên trên đất Sài Gòn? Vâng, những kẻ dối trá đó là những kẻ bất lương, những kẻ đểu cáng
Tiếp đến là một đoạn nữa cũng nghe đượcNói thẳng – nói thật. Nói thì vậy chứ thực hiện theo đúng nghĩa của nó đâu có dễ dàng… . Bởi thế mới dẫn đến hiện tượng “Thật thà – thẳng thắn – thường thua thiệt. Lỗi lầm – lươn lẹo – lại lên lương""
Còn đây là lời bác Tô “Mình cứ nghĩ đến cái thời phải chứng kiến thảm họa cải cách ruộng đất chấn chỉnh tổ chức mà… xấu hổ cho cái thân thằng văn nghệ sĩ gọi là “cách mạng” ở xứ Bắc Kỳ! Hàng ngày bao nhiêu đồng bào, đồng đội và cả gia đình vợ mình bị đấu tố láo, bị treo lên cây, bị đánh, bị chôn sống, bị bắn ngay tại chỗ ngay trước mắt mình! Ấy vậy mà, sau khi có chủ trương vận động sáng tác, anh nào anh ấy cũng cố “rặn” cho ra một bài thơ, một bản nhạc thậm chí cả một cuốn tiểu thuyết để ca ngợi cuộc “cách mạng long trời lở đất” đáng nguyền rủa đó! (để khỏi bị coi là không có lập trường giai cấp và có thể bị lôi ra đấu tố bất cứ lúc nào)”. 
Tiếp nữa Khương tiên sinh viết “Chúng ta vô cùng cảm thông với những băn khoăn, day dứt của Tổng Bí thư Nguyến Phú Trọng và những ý kiến tâm huyết của ông thể hiện trong một số bài nói , bài viết gần đây, đặc biệt là cuộc gặp gỡ với các vị “ bô lão” ngày 26- 3 triển khai quán triệt Nghị Quyết Hội nghị Trung ương 4 “ Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay “, với tinh thần “ những tồn tại yếu kém, hiện tượng phai mờ lý tưởng, sự tha hóa, biến chất của không ít cán bộ , đảng viên, nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của đảng và sự tồn vong của chế độ” 
Đoạn này thì phải thưa lại với tiên sinh mấy điều. Trước hết ngài đã lạm dụng đại từ nhân xưng rồi. Từ “chúng ta" là không dùng được. Chỉ có ngài và các đồng chí của ngài là cảm thông thôi chứ chúng tôi thì không. Chúng tôi chỉ quan tâm sự mất còn của Tổ Quốc Việt Nam thôi. Còn ông Trọng muốn giáo huấn đảng viên của ông ta thì trước hết ông ta phải làm gương đã. “Tại minh minh đức, tại tân dân" phải không thưa tiên sinh. Hay như sách “ Đại học" viết Nghiêu, Thuấn suất thiên hạ dĩ nhân, nhi dân tùng chi. Kiệt , Trụ suất thiên hạ dĩ bạo, nhi dân tùng chi. Kỳ sở lệnh phản kỳ sở háo, nhi dân bất tùng. Cố quân tử hữu chư kỷ, nhi dân cầu chi nhân; vô chư kỷ, nhi hậu phi chư nhân. Sở tàng hồ bất thứ, nhi năng dụ chư nhân giả, vi hữu chi dã" . Quốc Trung dịch Nghiêu, Thuấn dùng nhân ái để trị lý thiên hạ, dân chúng cũng học theo để thi hành lòng nhân ái. Kiệt Trụ dùng bạo lực để cai trị thiên hạ, dân chúng cũng học theo để thực hành bạo lực. Bậc quân vương ra lệnh cho dân chúng thực hành lòng nhân ái nhưng bản thân lại thích sự hung bạo thì dân chúng sẽ không tuân theo. Cho nên bậc vua chúa trước hết phải hoàn chỉnh đạo đức tốt đẹp của mình, sau đó mới có thể sai khiến người khác được. Trước hết phải yêu cầu bản thân mình không có thói quen xấu, sau đó mới có thể cấm người khác được. Nêu như bản thân có hành vi không phù hợp với đạo tha thứ mà lại yêu cầu ngưới khác thực hành đạo tha thứ, đó là điều không thể” 
Thôi mà, nếu biết mình chỉ có sở trường về "Cướp – giết – hiếp" thì mình cũng chỉ nên đi cướp, đi giết, đi hiếp thôi. Viết những bài như thế này thì chính tiên sinh cũng lại đang không nói thẳng – nói thật rồi đấy. 


No comments:

Post a Comment