Wednesday, 13 March 2013

DÂN CHỦ LÀ GÌ?

ỦY BAN NHÂN QUYỀN VIỆT NAM TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU
TÓM LƯỢC DÂN CHỦ
Ấn phẩm của Chương trình thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
 
Năm 1215, các nhà quý tộc Anh gây áp lực buộc Vua nước Anh John phải ký một văn kiện gọi là Magna Carta (Hiến chương), một bước quan trọng trên còn đường tiến tới nền dân chủ hợp hiến. Làm như vậy nghĩa là nhà vua đã thừa nhận ông phải tuân thủ luật pháp giống những người khác (© Bettmann/CORBIS)
NỘI DUNG
1/ Dân chủ là gì?
2/ Những đặc điểm của dân chủ
3/ Các quyền và nghĩa vụ
4/ Bầu cử dân chủ
5/ Pháp Quyền
6/ Chủ nghĩa hợp hiến
7/ Ba trụ cột của chính phủ
8/ Giới truyền thông độc lập và tự do
9/ Các đảng phái chính trị, nhóm lợi ích, các tổ chức phi chính phủ
10/ Quan hệ quân sự và dân sự
11/ Nền văn hóa dân chủ
 Ni dung tiếng Anh ca n phm này có trên Internet ti đa ch:
 DÂN CHLÀ GÌ?
Dân chủ là một thuật ngữ mà ai cũng biết nhưng vẫn bị hiểu và dùng sai ở thời điểm mà các nhà độc tài, các chế độ độc đảng và lãnh đạo các cuộc đảo chính quân sự đòi dân chúng ủng hộ vì tự cho rằng mình bảo vệ dân chủ. Tuy nhiên, sức mạnh của ý tưởng dân chủ vẫn phát triển trong suốt chiều dài lịch sử với nhiều biến cố. Các chính phủ dân chủ dù phải đối mặt với nhiều thách thức, vẫn tiếp tục tiến bộ và lan rộng trên toàn thế giới.
Dân chủ – theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “nhân dân” – về cơ bản được định nghĩa là một hình thức chính phủ trong đó quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Dân chủ có thể do người dân trực tiếp thực thi. Ở các xã hội lớn hơn, dân chủ được thực thi bởi các quan chức do nhân dân bầu ra. Hay theo như câu nói nổi tiếng của Tổng thống Abraham Lincoln, dân chủ là chính phủ “của nhân dân, do dân và vì dân”.
Tự do và dân chủ thường được dùng thay thế cho nhau. Thực ra hai khái niệm này không đồng nghĩa. Dân chủ không chỉ là một loạt ý tưởng và các nguyên tắc về tự do, mà còn bao hàm cả những thực tiễn và các tiến trình đã được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử vốn phức tạp. Dân chủ là sự thể chế hóa tự do.
Cuối cùng, người dân sống trong một xã hội dân chủ phải phục vụ với tư cách là người bảo vệ chính quyền tự do của họ và hướng tới những lý tưởng được đưa ra trong lời nói đầu của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu của Liên Hợp Quốc, đó là “thừa nhận phẩm giá vốn có và những quyền bình đẳng bất khả xâm phạm của mọi thành viên trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới”.

NHNG ĐC ĐIM CA DÂN CH
Dân chủ không chỉ đơn thuần là một loạt thể chế quản lý cụ thể. Dân chủ dựa trên nhóm giá trị, quan điểm và thực tiễn đã được nhận thức rõ. Tất cả các giá trị, quan điểm và thực tiễn đó được thể hiện dưới những hình thức khác nhau tùy theo nền văn hóa và các xã hội trên thế giới. Các nền dân chủ phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản chứ không phải những thực tiễn thống nhất.
Nhng đc đim dân ch cơ bn
  • • Dân chủ là hình thức chính phủ trong đó quyền lực và trách nhiệm công dân do công dân trưởng thành trực tiếp thực hiện hoặc thông qua các đại diện của họ được bầu lên một cách tự do.
  • • Dân chủ dựa trên các nguyên tắc đa số cai trị và các quyền cá nhân. Các nền dân chủ chống lại các chính phủ trung ương tập quyền và phi tập trung hóa chính quyền ở cấp khu vực và địa phương, với nhận thức rằng tất cả các cấp độ chính quyền đều phải được tiếp cận và phải đáp ứng người dân khi có thể.
  • • Các nền dân chủ nhận thức rằng một trong những chức năng chính của họ là bảo vệ các quyền con người cơ bản như tự do ngôn luận và tự do tôn giáo; quyền được pháp luật bảo vệ bình đẳng và cơ hội được tổ chức và tham gia đầy đủ vào đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của xã hội.
  • • Các nền dân chủ thường xuyên tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng cho công dân ở độ tuổi bầu cử tham gia.
  • • Công dân ở một nền dân chủ không chỉ có các quyền, mà còn có trách nhiệm tham gia hệ
    Các cuộc bầu cử công bằng, thường xuyên và được tổ chức quy củ là thiết yếu đối với một nền dân chủ. Trong ảnh, các quan chức bầu cử bố trí nhân viên tại một địa điểm bỏ phiếu ở Paraguay (Javier Medina/ AP Images)
    thống chính trị. Đổi lại, hệ thống chính trị đó bảo vệ các quyền lợi và sự tự do của họ.
• Các xã hội dân chủ cam kết với các giá trị khoan dung, hợp tác và thỏa hiệp. Theo lời của Mahatma Gandhi: “Không khoan dung là biểu hiện của tình trạng bạo lực và cản trở phát triển tinh thần dân chủ thực sự”.
Hai hình thc dân ch
Có hai loại hình dân chủ cơ bản, đó là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Trong nền dân chủ trực tiếp, công dân có thể tham gia quyết định công việc chung mà không có sự can thiệp của các quan chức
được bầu lên hoặc được bổ nhiệm. Hình thức dân chủ trực tiếp thực tế nhất nếu áp dụng cho một nhóm ít người như một tổ chức cộng đồng, hội đồng bộ lạc, hoặc đơn vị địa phương của một liên đoàn lao động. Thành viên các nhóm này có thể gặp gỡ nhau để bàn bạc các vấn đề và đi đến quyết định bằng sự đồng thuận hoặc biểu quyết đa số. Bên cạnh đó, một số bang ở Mỹ cho phép đưa ra trên phiếu bầu “đề xuất” và “trưng cầu dân ý” – yêu cầu thay đổi luật – hoặc yêu cầu bầu lại các quan chức đã được bầu
trong các cuộc bầu cử bang. Những hoạt động này là biểu hiện của hình thức dân chủ trực tiếp, tức là bày tỏ ý chí của đại bộ phận dân chúng. Có nhiều thực tiễn khác mang yếu tố của nền dân chủ trực tiếp. Ở Thụy Sĩ, nhiều quyết định chính trị quan trọng về các vấn đề, trong đó có y tế, năng lượng và việc làm, là những vấn đề lấy biểu quyết của dân chúng cả nước. Một số người có thể cho rằng Internet đang tạo ra những hình tức dân chủ trực tiếp mới, vì nó cho phép các nhóm chính trị gây quỹ cho sự nghiệp của họ bằng cách trực tiếp lôi cuốn những người cùng chung chí hướng.
Tuy nhiên, ngày nay cũng như trong quá khứ, hình thức phổ biến nhất của dân chủ – dù là của một hành phố với 50.000 dân hay một quốc gia 50 triệu dân – là hình thức dân chủ đại diện. Công dân bầu lên các quan chức để đưa ra các quyết định chính trị, xây dựng luật và điều hành các chương trình vì lợi ích chung.
Nguyên tc đa s và quyn thiu s
Tất cả các nền dân chủ đều là những hệ thống trong đó công dân tự do đưa ra các quyết định chính trị theo nguyên tắc đa số. Theo lời của nhà văn Mỹ E.B. White: “Dân chủ là một niềm tin rằng đa số mọi người đều đúng trong hầu hết các trường hợp”. Bản thân nguyên tắc đa số không tự động mang tính dân chủ. Ví dụ, không thể nói một hệ thống là công bằng nếu nó cho phép 51% dân số đàn áp 49% dân số còn lại nhân danh đa số. Trong một xã hội dân chủ, nguyên tắc đa số phải gắn với việc đảm bảo các quyền của cá nhân con người. Đổi lại, các quyền của người thiểu số và những người bất đồng sẽ được bảo vệ – dù đó là những người thiểu số, tôn giáo hay đơn giản là những người thua trong các cuộc tranh luận chính trị. Quyền của các nhóm thiểu số không phụ thuộc vào thiện chí của đa số và cũng không bị tước bỏ bởi nguyên tắc đa số. Quyền của các nhóm thiểu số được bảo vệ bởi vì luật pháp và các thể chế dân chủ bảo vệ quyền của mọi công dân. Các nhóm thiểu số phải tin tưởng chính phủ bảo vệ các quyền và sự an toàn của họ. Một khi điều này được thực hiện, các nhóm đó có thể tham gia và đóng góp vào việc xây dựng các thể chế dân chủ của đất nước. Nguyên tắc đa số và quyền thiểu số là đặc trưng của tất cả các nền dân chủ. Những khác biệt về lịch sử, văn hóa, dân số và kinh tế không ảnh hưởng đến những đặc trưng này.
Đa nguyên và xã hi dân ch
Trong một nền dân chủ, chính phủ chỉ là một đầu mối trong mạng lưới xã hội gồm rất nhiều thể chế công và tư, các cơ quan luật pháp, các đảng phái chính trị, các tổ chức và các hiệp hội. Sự đa dạng này gọi là đa nguyên. Điều này có nghĩa là các nhóm và các thể thế trong một xã hội dân chủ không phải phụ thuộc vào chính phủ mới được tồn tại, mới mang tính hợp pháp hoặc mới có quyền lực. Hầu hết các xã hội dân chủ đều có hàng ngàn
Công dân được giáo dục là sự đảm bảo tốt nhất đối với một nền dân chủ đang phát triển (© John
Berry/Syracuse Newspapers/The Image Works)
các tổ chức tư nhân ở cấp địa phương và cấp bang. Nhiều tổ chức trong số này có vai trò trung gian giữa các cá nhân và các thể chế xã hội và chính phủ phức tạp của xã hội, thực hiện những vai trò không phải của chính phủ và mang đến cho cá nhân cơ hội để trở thành một phần trong xã hội mà không cần phải tham gia vào chính phủ.
Trong một xã hội độc tài, hầu hết những tổ chức như vậy sẽ bị kiểm soát, kiểm duyệt, theo dõi và nếu không thì phải chịu trách nhiệm trước chính phủ. Ở một nền dân chủ, theo luật pháp quy định, quyền lực của chính phủ được xác định rõ và rất hạn chế. Do vậy, các tổ chức tư nhân về cơ bản không chịu sự kiểm soát của chính phủ. Trong khu vực tư nhân bận rộn này của xã hội dân chủ, công dân có thể tìm kiếm khả năng tự hoàn thành ước nguyện của mình và thực hiện trách nhiệm đối với một cộng đồng mà
không chịu sự kiểm soát có thể rất mạnh từ phía nhà nước hoặc phải tuân theo ý chí của những người có ảnh hưởng, quyền lực hoặc tuân theo đa số.
Khoan dung và hợp tác giúp xây dựng nền dân chủ
(© Greg Friedler/Jupiterimages)
CÁC QUYN VÀ NGHĨA V
Các nền dân chủ dựa trên nguyên tắc: chính phủ tồn tại để phục vụ nhân dân. Nói cách khác, người dân là những công dân của nhà nước dân chủ, chứ không phải là những người bị giám sát. Do nhà nước bảo vệ các quyền của công dân, nên đổi lại công dân trung thành với nhà nước. Ngược lại, trong hệ thống chuyên quyền, nhà nước yêu cầu dân chúng phải trung thành và phục vụ nhà nước mà không có nghĩa vụ có đi có lại nào để đảm bảo người dân thuận theo những hành động của nhà nước.

Các quyn cơ bn
Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân là nhân tố cơ bản của nền dân chủ. Theo Tuyên ngôn Độc lập Mỹ của Thomas Jefferson năm 1776:
Sự thật hiển nhiên là mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Để đảm bảo những quyền này, các chính phủ phải do dân bầu ra, quyền lực là quyền lực của nhân dân.
Trong ảnh, Benjamin Franklin, John Adams và Thomas Jefferson soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Tuyên ngôn này tạo nền tảng cho nền dân chủ Mỹ khi khẳng định “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…”
(Thư viện Quốc hội, LCUSZC4- 9904).
Quan trọng hơn, ở các nền dân chủ, các quyền cơ bản hay bất khả xâm phạm này bao gồm quyền tự do ngôn luận và bày tỏ, quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do hội họp và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Đây không phải là một danh sách toàn diện các quyền mà công dân được hưởng ở một nền dân chủ, mà là một tập hợp các quyền chủ yếu và không thể thiếu mà mỗi chính phủ dân chủ phải tôn trọng nếu muốn xứng đáng được gọi là chính phủ dân chủ. Do các quyền này tồn tại độc lập với chính phủ, nên theo quan điểm của Jefferson, chúng phải được xây dựng thành luật và không bị chi phối bởi ý muốn nhất thời của đa số cử tri.
T do ngôn lun, hi hp và biu tình
Tự do ngôn luận và bày tỏ, đặc biệt về các vấn đề chính trị và xã hội, là nguồn sinh khí của bất cứ nền dân chủ nào. Các chính phủ dân chủ không kiểm soát nội dung các phát biểu nói hoặc viết. Do vậy, ở các nền dân chủ luôn tồn tại những quan điểm khác nhau, những ý kiến và ý tưởng trái ngược nhau. Các nền dân chủ có xu hướng phức tạp.
Dân chủ phụ thuộc vào việc công dân cần có tri thức, hiểu biết và việc tiếp cận thông tin cho phép họ tham gia đầy đủ nhất có thể vào đời sống chung của xã hội và chỉ trích các quan chức chính phủ hay các chính sách bất hợp lý và mang tính áp bức. Công dân và các đại diện của họ công nhận rằng nền dân chủ phụ thuộc vào sự tiếp cận một cách rộng rãi nhất có thể đối với các ý tưởng, dữ liệu và quan điểm không bị kiểm duyệt. Để người dân tự do quản lý bản thân, họ phải được tự do bày tỏ chính kiến một cách cởi mở, công khai và liên tục – cả nói lẫn viết.
Bảo vệ quyền tự do ngôn luận là cái được gọi là “quyền phủ định”, theo đó chính phủ không được hạn chế quyền tự do ngôn luận. Giới chức ở một nền dân chủ không can thiệp vào nội dung phát biểu dù nói hay viết.
Dân chủ là hy vọng: Năm 2006, 20.000 người tuần hành ở Hồng Kông mang theo biểu ngữ “Công lý, bình đẳng, dân chủ và hy vọng” (© Paul Hilton/epa/CORBIS)
Sự phản kháng là thước đo đối với mỗi nền dân chủ. Do vậy quyền hội họp hòa bình là thiết yếu và là một phần thống nhất trong việc thúc đẩy tự do ngôn luận. Xã hội dân sự cho phép những người bất đồng về các vấn đề được tranh luận sôi nổi. Ở nước Mỹ hiện đại, ngay cả những vấn đề cơ bản như an ninh quốc gia, chiến tranh và hòa bình đều được thảo luận tự do trên báo chí và trên các phương tiện phát thanh truyền hình. Qua đó, người những người phản đối chính sách đối ngoại của chính quyền dễ dàng công khai quan điểm của mình.
Tự do ngôn luận là một quyền cơ bản, nhưng không phải là tuyệt đối và không thể viện dẫn để kích động bạo lực. Tội vu khống và phỉ báng nếu được chứng minh sẽ do tòa án xử lý. Ở các nền dân chủ, nếu muốn cấm phát ngôn hay các buổi tụ họp được cho là có thể kích động bạo lực, làm tổn hại danh tiếng người khác hoặc nhằm lật đổ một chính phủ hợp hiến, thì phải chứng minh được mức độ đe dọa lớn của những hành động đó.
Nhiều nền dân chủ cấm phát ngôn gây phân biệt chủng tộc hoặc hiềm thù sắc tộc. Tuy nhiên, thách thức với tất cả các nền dân chủ là làm sao để cân bằng giữa việc bảo vệ tự do ngôn luận và hội họp, đồng thời phải xử lý những phát biểu thực sự kích động bạo lực, đe dọa, hoặc lật đổ các thể chế dân chủ. Người dân có thể phản ứng trước hành vi của một quan chức một cách công khai và mạnh mẽ; nhưng việc kêu gọi ám sát quan chức đó lại là phạm tội.
T do tôn giáo và khoan dung
Mọi công dân phải được tự do tín ngưỡng. Tự do tôn giáo bao gồm quyền hành đạo một mình hoặc với những người khác, ở nơi công cộng hoặc riêng tư, hoặc cả quyền không theo tôn giáo nào cả và tham gia vào các buổi lễ tôn giáo, hành đạo và giảng dạy tôn giáo mà không sợ bị chính phủ hoặc các nhóm khác trong xã hội ngược đãi. Mọi người đều có quyền hành đạo hoặc hội họp với một tôn giáo hoặc tín ngưỡng, có quyền xây dựng và duy trì các địa điểm dành riêng cho những hoạt động này.
Giống với các quyền con người cơ bản khác, tự do tôn giáo không phải do nhà nước tạo ra hay ban cho, nhưng nhà nước dân chủ nào cũng phải bảo vệ quyền tự do đó. Mặc dù nhiều nền dân chủ công nhận có sự tách biệt chính thức giữa nhà thờ và nhà nước, nhưng những giá trị của chính phủ và tôn giáo không vì thế mà xung đột căn bản. Chính phủ nào bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho mọi công dân thì chắc chắn bảo vệ được các quyền khác cần thiết để có tự do tôn giáo, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp. Các thuộc địa Mỹ và hầu hết các nhà nước chính trị thần quyền thế kỷ XVII và XVIII, đã phát triển các thuyết về khoan dung tôn giáo và thuyết dân chủ thế tục. Ngược lại, một số chế độ độc tài thế kỷ XX lại nỗ lực xóa bỏ tôn giáo, coi đó là hình thức tự biểu hiện tín ngưỡng của cá nhân, giống với ngôn luận chính trị. Các nền dân chủ thực sự nhận thức rằng những khác biệt về tôn giáo của mỗi cá nhân phải được tôn trọng và vai trò chủ chốt của chính phủ là bảo vệ lựa chọn tôn giáo, ngay cả trong những trường hợp nhà nước cấm một tín ngưỡng tôn giáo cụ thể. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bản thân tôn giáo có thể là cái cớ để biện minh cho bạo lực chống lại các tôn giáo khác hoặc chống lại cả xã hội. Tôn giáo được thực thi trong bối cảnh một xã hội dân chủ nhưng không thể vượt lên trên xã hội.
Trách nhim ca công dân
Tư cách công dân trong một nền dân chủ đòi hỏi sự tham gia, phép lịch sự và sự kiên nhẫn, tức là đòi hỏi cả quyền lẫn trách nhiệm. Nhà khoa học chính trị Benjamin Barber đã khẳng định: “Dân chủ thường được hiểu là nguyên tắc đa số và các quyền ngày càng được hiểu là sự sở hữu tư nhân của mỗi cá nhân… Nhưng như thế là đã hiểu sai về cả các quyền và về dân chủ”. Để một nền dân chủ thành công, công dân phải chủ động, chứ không bị động, bởi vì họ biết rằng sự thành công hay thất bại của chính phủ là trách nhiệm của họ chứ không phải của ai khác.
Tất nhiên là cá nhân thực hiện các quyền cơ bản như tự do ngôn luận, hội họp và tự do tôn giáo. Nhưng mặt khác, các quyền – cũng giống như các cá nhân – không tự hoạt động một cách biệt lập. Các quyền được thực hiện trong khuôn khổ xã hội, chính vì vậy mà quyền và nghĩa vụ luôn đi liền với nhau.
Chính phủ dân chủ – do dân bầu ra và có trách nhiệm trước nhân dân – bảo vệ các quyền cá nhân, từ đó công dân trong một nền dân chủ có thể thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm công dân của mình, góp phần củng cố xã hội.
Ít nhất thì công dân cũng phải tự nhận thức về những vấn đề quan trọng mà xã hội đang phải đối mặt. Chỉ có vậy họ mới có thể biểu quyết một cách sáng suốt. Một số nghĩa vụ như tham gia vào bồi thẩm đoàn tại các tòa án dân sự, hình sự hoặc tòa án quân đội, có thể do luật pháp quy định, nhưng cũng có thể là tự nguyện.
Bản chất của hành động dân chủ là sự tham gia của công dân vào đời sống chính trị của cộng đồng và đất nước họ một cách tự do, chủ động và hòa bình. Theo học giả Diane Ravitch, “Dân chủ là một tiến trình, là cách sống và làm việc. Dân chủ tiến hóa, chứ không phải bất biến. Dân chủ đòi hỏi công dân phải hợp tác, thỏa hiệp và khoan dung. Làm sao để dân chủ vận hành là công việc không hề dễ dàng. Tự do có nghĩa là trách nhiệm, không phải không có trách nhiệm”. Thực thi trách nhiệm này nghĩa là can dự tích cực vào các tổ chức hoặc theo đuổi những mục tiêu cụ thể của cộng đồng.
Trên tất cả, thực thi trách nhiệm trong một nền dân chủ liên quan đến một quan điểm nhất định, tức là sẵn sàng tin rằng những người khác cũng có quyền giống như bạn.
 BU CDÂN CH
Các cuộc bầu cử tự do và công bằng là yếu tố cơ bản đảm bảo sự đồng thuận của nhân dân, là trụ cột của nền chính trị dân chủ. Các cuộc bầu cử là cơ chế chủ yếu để chuyển hóa sự đồng thuận đó thành quyền lực của chính phủ.
Nhng thành t ca bu c dân ch
Jeane Kirkpatrick từng là học giả và cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa như sau: “Bầu cử dân chủ không chỉ đơn thuần là hình thức… Chúng là những cuộc bầu cử cạnh tranh, theo định kỳ, với thành phần tham gia mở và mang tính quyết định, qua đó các nhà hoạch định chính sách của một chính phủ được nhân dân bầu lên. Nhân dân có quyền tự do chỉ trích chính phủ, công khai phê phán và đề xuất các chính sách thay thế.
Bầu cử dân chủ mang tính cạnh tranh. Các đảng phái chính trị và các ứng cử viên đối lập phải có quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và đi lại để công khai chỉ trích chính phủ và đưa ra trước cử tri các chính sách và các ứng cử viên thay thế. Nếu chỉ cho phép phe đối lập tiếp cận lá phiếu thì chưa đủ. Đảng cầm quyền có thể có lợi thế vì đang nắm quyền, nhưng các nguyên tắc và thủ tục tranh cử phải công bằng. Mặt khác, quyền tự do hội họp dành cho các đảng đối lập không ám chỉ tình trạng lộn xộn hay bạo lực. Đó là tranh luận.
Các cuộc bầu cử dân chủ diễn ra định kỳ. Các nền dân chủ không bầu lên các nhà độc tài hay các tổng thống suốt đời. Các quan chức được bầu lên phải có trách nhiệm trước nhân dân. Nếu muốn tiếp tục được ủy nhiệm nắm quyền, họ phải quay trở lại với cử tri tại các cuộc bầu cử giữa kỳ và phải đối diện với khả năng không được bầu.
Các cuộc bầu cử dân chủ có tính mở. Khái niệm tư cách công dân và cử tri phải đủ rộng để bao gồm tất cả dân chúng trưởng thành. Một chính phủ được bầu lên bởi một nhóm nhỏ, không nhiều thành phần tham gia, thì không phải là một nền dân chủ – dù công việc trong nước vận hành dân chủ đến mức nào đi nữa. Một trong những đặc điểm quan trọng của dân chủ trong lịch sử là cuộc đấu tranh của các nhóm bị đẩy ra ngoài lề – các nhóm sắc tộc, chủng tộc hoặc các nhóm tôn giáo thiểu số, phụ nữ – nhằm giành quyền công dân đầy đủ và cùng với đó là quyền được bầu cử, nắm giữ các chức vụ và tham gia đầy đủ vào đời sống xã hội.
Tự do lựa chọn là nhân tố cơ bản trong các cuộc bầu cử. Trong ảnh, các cử tri ở Cộng hòa Dân chủ Công-gô đang đưa ra lựa chọn trong năm 2006 (© Schalk Van Zuydam/ AP Images)
Các cuộc bầu cử có tính quyết định. Chúng quyết định giới lãnh đạo của chính phủ trong một thời gian nhất định. Những quan chức được bầu lên bằng phổ thông đầu phiếu nắm giữ quyền lực, chứ không đơn thuần chỉ là các nhà lãnh đạo bù nhìn.
Các nền dân chủ, phát triển dựa trên sự cởi mở và tính trách nhiệm, với một ngoại lệ quan trọng nhất: bản than việc bầu cử. Để hạn chế tối đa khả năng bị trả thù, các cử tri ở một nền dân chủ phải được bỏ phiếu kín. Đồng thời, việc bảo vệ thùng phiếu và kiểm phiếu phải được tiến hành công khai nhất có thể, để công dân tin tưởng rằng kết quả là chính xác và chính phủ thực sự đã dựa vào “sự đồng thuận” của họ.
Tôn trng đi th
Một trong những khái niệm khó chấp nhận nhất đối với một số người, đặc biệt là ở những quốc gia mà việc chuyển giao quyền lực thường diễn ra bằng bạo lực, đó là “chấp nhận đối thủ”. Tuy nhiên, đây là một ý tưởng quan trọng. Nó có nghĩa là về cơ bản tất cả các bên trong một nền dân chủ đều có chung cam kết đối với những giá trị cơ bản. Các đối thủ chính trị không nhất thiết phải thích người khác, nhưng họ phải có thái độ khoan dung với họ và thừa nhận rằng mỗi người đều có một vai trò quan trọng và hợp pháp. Hơn thế nữa, các nguyên tắc cơ bản của xã hội phải khuyến khích sự khoan dung và phép lịch sự trong các cuộc tranh luận công khai.
Trong nền dân chủ, người thắng, kẻ thua phát động cuộc chính chiến thông qua quốc hội. Trogn ảnh là Quốc hội Nhật Bản, Tô-ky-ô (© AFP/Getty Images)
Khi các cuộc bầu cử đã xong, người thua phải chấp nhận quyết định của cử tri. Nếu đảng cầm quyền thất bại, đảng đó phải chuyển giao quyền lực hòa bình. Bất chấp người thắng là ai, cả hai bên phải nhất trí hợp tác trong việc giải quyết những vấn đề chung của xã hội. Phe đối lập tiếp tục tham gia vào đời sống chung với sự thừa nhận rằng họ đóng vai trò quan trọng ở bất cứ nền dân chủ nào. Phe đối lập không phải trung thành với những chính sách cụ thể của chính phủ mà là trung thành với tính hợp pháp cơ bản của nhà nước và tiến trình dân chủ. Rốt cuộc thì các cuộc bầu cử dân chủ không phải là một cuộc đấu tranh sinh tồn mà là một cuộc cạnh tranh để phục vụ.
Qun lý bu c
Ở mỗi nền dân chủ, cách thức các quan chức được bầu lên rất khác nhau. Ví dụ, ở cấp độ quốc gia, các nghị sĩ có thể do các các khu vực bầu cử bầu ra – trong đó mỗi khu vực bầu một đại diện. Quy định này được gọi là hệ thống bầu cử “người thắng được tất”. Một cách khác, theo hệ thống tỷ lệ đại diện, số đại diện của mỗi đảng ở cơ quan lập pháp tính theo tổng phiếu bầu trên toàn quốc. Các cuộc bầu cử cấp tỉnh và địa phương có thể theo mô hình ở cấp quốc gia này.
Dù theo hệ thống nào đi nữa, các tiến trình bầu cử phải được đánh giá là công bằng và cởi mở để kết quả bầu cử được công nhận là hợp pháp. Các quan chức phải đảm bảo quyền tự do rộng mở cho người tham gia đăng ký cử tri hoặc chạy đua vào một chức vụ; điều hành hệ thống công bằng nhằm đảm bảo việc bỏ phiếu kín nhưng kiểm phiếu mở, công khai; ngăn chặn gian lận phiếu bầu và nếu cần thiết kiểm lại phiếu và giải quyết tranh chấp bầu cử.
PHÁP QUYỀN
Trong phần lớn lịch sử nhân loại, luật pháp đơn giản là ý chí của tầng lớp cai trị. Ngược lại, các nền dân chủ đã định ra nguyên tắc pháp trị đối với cả kẻ cai trị lẫn người bị trị.
Bình đng trước pháp lut
Pháp quyền bảo vệ các quyền kinh tế, chính trị và xã hội cơ bản, đồng thời bảo vệ nhân dân trước mối đe dọa của chế độ chuyên chế và tình trạng không luật pháp. Pháp quyền có nghĩa là không một cá nhân nào, cả tổng thống lẫn người dân, được đứng trên luật pháp. Các chính phủ dân chủ sử dụng quyền lực theo pháp quyền và bản thân họ chịu những giới hạn mà luật pháp quy định.
Công dân sống ở các nền dân chủ sẵn sàng tuân theo luật pháp của xã hội bởi vì họ đang tuân thủ chính những nguyên tắc và quy định của bản thân.
Công lý được thực hiện tốt nhất khi luật pháp được người dân xây dựng nên và chính họ phải tuân theo luật pháp đó. Dù giàu hay nghèo, dù là người thuộc phe đa số hay phe thiểu số, dù là đồng minh chính trị của nhà nước hay là những người đối lập hòa bình, tất cả đều phải tuân thủ luật pháp.
Công dân của một nền dân chủ tuân thủ luật pháp bởi vì họ nhận thức rằng, mặc dù gián tiếp, nhưng họ đang tuân theo chính họ với tư cách là những người làm luật. Khi luật pháp do nhân dân xây dựng nên và sau đó bản thân họ phải tuân theo luật pháp đó, thì cả luật lẫn nền dân chủ đều được phục vụ.
 Tiến trình xét x đúng lut
Trong một nền dân chủ, xét xử phải mở công khai cho dân chúng theo dõi. Trong ảnh một nhóm thanh niên Mỹ học về quyền lợi và bổn phận công dân và đưa ra lựa chọn mang tính hình thức (© Matt Rainey/Star Ledger/CORBIS)
Ở mọi xã hội trong lịch sử, những người điều hành hệ thống tư pháp nắm giữ quyền lực có khả năng lạm dụng quyền lực và trở nên chuyên quyền. Dưới danh nghĩa nhà nước, các cá nhân bị bỏ tù, bị tịch thu tài sản, bị tra tấn, trục xuất và hành quyết nhưng không được chứng minh là có tội và thường không bị buộc tội danh chính thức nào cả. Không một xã hội dân chủ nào cho phép xảy ra tình trạng lạm dụng như vậy.
Các nhà nước phải có quyền lực để duy trì trật tự và trừng phạt những hành vi phạm tội, nhưng thủ tục tố tục theo đó nhà nước thực thi luật phải công khai và rõ rang – không được xử kín, tùy tiện hoặc bị chính trị hóa – và phải được áp dụng như nhau đối với tất cả mọi người. Đó chính là quy trình xét xử đúng luật. Để thực hiện tiến trình xét xử đúng luật, dưới đây là các nguyên tắc đã phát triển ở các nền dân chủ theo hợp hiến • Cảnh sát không được vào nhà dân lục soát nếu không có lệnh của tòa án cho thấy có lý do chính đáng để tiến hành lục soát. Ở một nền dân chủ không có việc cảnh sát mật được gõ cửa các gia đình vào lúc nửa đêm.
  • • Không ai bị giam giữ nếu không có những cáo buộc rõ ràng, bằng văn bản nêu rõ vi phạm. Hơn thế nữa, theo quy định về lệnh đình quyền giam giữ, tất cả những ai bị bắt đều có quyền được đưa ra tòa xử và phải được thả nếu tòa thấy việc bắt giữ là không có cơ sở.
  • • Trước khi xét xử, không được giam giữ những người bị cáo buộc tội lâu trong tù. Họ có quyền được xét xử công khai, nhanh chóng và đối chất với nguyên đơn.
  • • Các nhà chức trách phải cho bảo lãnh hoặc thả có điều kiện bị cáo đang chờ xét xử nếu thấy nghi phạm khó có thể trốn chạy hoặc vi phạm các tội khác.
  • • Người dân không bị ép buộc làm chứng chống lại bản thân. Quy định nhằm ngăn chặn tình trạng tự  phân biệt đối xử miễn cưỡng này phải là quy định dứt khoát. Do vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào cảnh sát cũng không được tra tấn hoặc xâm phạm về thể chất lẫn tâm lý đối với nghi phạm.
  • • Người dân không bị kết án hai lần, có nghĩa là không thể bị cáo buộc hai lần cùng một tội danh nếu họ đã thụ án tại một tòa án.
  • • Do có khả năng bị các nhà chức trách lạm dụng nên cái gọi là luật hồi tố cũng được xây dựng. Đây là những điều luật đưa ra sau khi xảy ra sự việc, tức là một người vẫn có thể bị cáo buộc tội danh ngay cả khi hành vi của anh ta ở thời điểm xảy ra chưa được quy định là phạm tội.
  • • Cấm các hình thức trừng phạt dã man hoặc bất bình thường. Không quy định nào trong số những quy định này có nghĩa là nhà nước thiếu quyền lực cần thiết để thực thi luật và trừng phạt người vi phạm. Trái lại, hệ thống tư pháp ở một nền dân chủ sẽ hiệu quả nếu việc điều hành hệ thống đó được nhân dân đánh giá là công bằng và bảo vệ được an toàn cá nhân, cũng như phục vụ lợi ích công cộng.
 CHNGHĨA HP HIN
Hiến pháp – văn kiện khẳng định những nghĩa vụ cơ bản của chính phủ và những hạn chế đối với quyền lực của nhà nước – là một thiết chế quan trọng đối với bất cứ nền dân chủ nào.
Các hiến pháp: Siêu lut
Hiến pháp quy định những mục đích và khát vọng cơ bản của một xã hội vì lợi ích chung của người dân. Mọi công dân, kể cả các lãnh đạo nhà nước, phải tuân thủ hiến pháp quốc gia. Hiến pháp là bộ luật cao nhất của quốc gia.
Hiến pháp – thường được pháp điển hóa thành một văn kiện riêng biệt – quy định quyền lực của chính phủ quốc gia, quy định bảo vệ các quyền con người cơ bản và quy định trình tự hoạt động cơ bản của chính phủ. Các hiến pháp thường được dựa trên những thực tiễn và tiền lệ chưa được pháp điển hóa trước đó nhưng đã được chấp nhận rộng rãi. Ví dụ, Hiến pháp Mỹ được dựa trên những khái niệm xuất phát từ thông luật của Anh, cũng như nỗ lực của các triết gia thế kỷ XVIII nhằm định nghĩa các quyền con người.
Ký thông qua Hiến pháp Mỹ, Philadelphia, 1787 (© Bettmann/CORBIS)
Chủ nghĩa hợp hiến công nhận rằng chính phủ dân chủ và có trách nhiệm phải chịu những giới hạn rõ ràng. Bởi vậy, mọi bộ luật phải được soạn thảo phù hợp với hiến pháp. Ở một nền dân chủ, cơ quan tư pháp độc lập về chính trị cho phép công dân có quyền đòi thay đổi những bộ luật mà họ cho là không hợp hiến và yêu cầu tòa án ra phán quyết đối với những hành vi bất hợp pháp của chính phủ hoặc của các quan chức chính phủ.
Dù bản chất hiến pháp là lâu dài và có ý nghĩa rất lớn, nhưng vẫn phải có khả năng thay đổi và thích nghi nếu chúng không muốn trở thành thứ đồ cổ chỉ để ngắm mà thôi. Hiến pháp lâu đời nhất trên thế giới – Hiến pháp Mỹ – bao gồm 7 điều khoản ngắn gọn và 27 điều sửa đổi bổ sung. 10 điều sửa đổi bổ sung đầu tiên của Hiến pháp Mỹ được gọi là Tuyên ngôn Nhân quyền. Tuy nhiên, văn kiện này cũng là nền tảng của cấu trúc mang tính “hiến pháp” rộng lớn gồm các quyết định pháp lý, bộ luật, hành động của tổng thống và những thông lệ đã được phát triển trong 200 năm qua, góp phần giữ cho Hiến pháp Mỹ phù hợp đến hôm nay.
Nhìn chung, có hai trường phái liên quan đến tiến trình sửa đổi, hoặc thay đổi hiến pháp của một quốc gia. Một trường phái cho rằng tốt nhất là đưa ra một quy trình khó khăn, yêu cầu phải qua nhiều bước và phải có sự chấp thuận của đa số lớn nếu muốn sửa đổi. Như vậy, hiến pháp sẽ thay đổi không thường xuyên và chỉ khi nào có những lý do thật bức xúc thì việc thay đổi hiến pháp mới nhận được sự ủng hộ lớn của dân chúng. Đó là trường phái Mỹ.
Phương pháp thay đổi hiến pháp đơn giản hơn, mà nhiều nước sử dụng là quy định rằng bất cứ điều sửa đổi nào đều có thể đưa ra để quốc hội chấp thuận và sau đó cử tri thông qua tại cuộc bầu cử tiếp theo. Những hiến pháp được sửa đổi theo kiểu này có thể sẽ rất dài.
Ch nghĩa liên bang: Phân tán quyn lc
Khi người dân tự do chọn sống theo một khuôn khổ hiến pháp được nhất trí, khuôn khổ đó có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Một số nền dân chủ có các cơ quan quản lý đơn nhất. Những nền dân chủ khác 0theo hệ thống chính phủ liên bang – tức là quyền lực được chia sẻ ở cấp độ địa phương, khu vực và quốc gia.
Ví dụ, Mỹ là một nền cộng hòa liên bang trong đó các bang có vị trí pháp lý của riêng họ và quyền lực độc lập với chính phủ liên bang. Không giống với sự phân chia chính trị ở các quốc gia như Anh và Pháp – những nước có cấu trúc chính trị đơn nhất – ở Mỹ chính quyền liên bang không có quyền xóa bỏ hay thay đổi các bang. Ở Mỹ, mặc dù quyền lực ở cấp liên bang ngày càng gia tăng đáng kể, nhưng các bang vẫn có những trách nhiệm quan trọng trong những lĩnh vực như giáo dục, y tế, giao thông và thực thi luật. Đổi lại, các bang ngày càng đi theo mô hình liên bang khi trao bớt chức năng cho cộng đồng địa phương, chẳng hạn như quản lý các trường học và cảnh sát.
Sự phân chia quyền lực trong hệ thống liên bang không bao giờ là rõ ràng. Các cơ quan liên bang, bang và địa phương, tất cả đều có các chương trình nghị sự chồng chéo nhau và thậm chí là xung đột trong những lĩnh vực như giáo dục và luật hình sự. Tuy nhiên, hình thức liên bang có thể tối đa hóa cơ hội tham gia của người dân – nhân tố vô cùng quan trọng đối với sự vận hành của xã hội dân chủ. Người Mỹ cho rằng cấu trúc liên bang của họ bảo vệ được quyền tự trị của cá nhân.
BA TRCT CA CHÍNH PH
Như đã trình bày, thông qua các cuộc bầu cử tự do, công dân của một nền dân chủ chuyển giao quyền lực cho các nhà lãnh đạo của họ theo quy định của luật pháp. Trong một nền dân chủ hợp hiến, quyền lực của chính phủ được phân chia để nhánh lập pháp ban hành luật, nhánh hành pháp thi hành luật và nhánh tư pháp hoạt động độc lập ngang với hai nhánh trên. Những quy định này đôi khi được gọi là “chia sẻ quyền lực”. Tuy nhiên trên thực tế, sự phân chia đó hiếm khi rõ ràng và ở hầu hết các nhà nước dân chủ hiện đại, những quyền này vẫn bị chồng chéo và được chia sẻ như chúng đã được tách ra. Các cơ quan lập pháp có thể muốn quản lý các chương trình bằng những quy định chi tiết; các cơ quan hành pháp thường xuyên tham gia vào hoạt động làm luật chi tiết; cả các nghị sĩ lẫn các quan chức chính phủ đều tiến hành điều trần theo kiểu tư pháp về hàng loạt vấn đề.
Hành pháp
Ở các nền dân chủ hợp hiến, quyền hành pháp nhìn chung bị giới hạn ở ba phương diện:
(i) Sự phân chia quyền lực giữa ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp như đã trình bày ở trên trong đó ngành lập pháp và tư pháp có thể kiểm soát quyền lực của ngành hành pháp;
(ii) Các quy định của hiến pháp về việc bảo vệ các quyền cơ bản và
(iii) Các cuộc bầu cử theo định kỳ.
Những người chuyên quyền và những người chỉ trích khác đều hiểu sai khi cho rằng các nền dân chủ thiếu quyền lực để trấn áp, đồng thời cũng thiếu quyền lực để cai trị. Quan điểm này hoàn toàn sai lạc: Các nền dân chủ đòi phải giới hạn quyền lực của chính phủ, chứ không phải họ yếu kém. Quyền hành pháp ở các nền dân chủ hiện đại nhìn chung được tổ chức theo một trong hai cách sau: hệ thống nghị viện hoặc tổng thống.
Trong hệ thống nghị viện, đảng đa số (hoặc liên minh các đảng sẵn sàng cùng nhau nắm quyền) trong cơ quan lập pháp sẽ thành lập chính phủ, đứng đầu là một thủ tướng. Ngành lập pháp và hành pháp không hoàn toàn khác biệt với nhau trong hệ thống nghị viện, do thủ tướng và các thành viên nội các đều là người của quốc hội; dù vậy nhưng thủ tướng là nguyên thủ quốc gia.
Ngược lại, trong hệ thống tổng thống, tổng thống thường được bầu lên riêng rẽ từ các thành viên của cơ quan lập pháp. Cả tổng thống lẫn cơ quan lập pháp đều có cơ sở quyền lực và các khu vực cử tri riêng, chúng kiểm soát và cân bằng lẫn nhau.
Mỗi hệ thống đều có những điểm mạnh, điểm yếu về thể chế. Đặc trưng cơ bản của hệ thống nghị viện mà cho đến nay tạo nên đa số các nền dân chủ chính là khả năng ứng phó và linh hoạt của chúng. Các chính phủ trong hệ thống nghị viện, đặc biệt là nếu được bầu lên thông qua tỉ lệ đại diện, có xu hướng hình thành các hệ thống đa đảng, trong đó ngay cả những đảng nhỏ cũng có đại diện tại cơ quan lập pháp. Do vậy, các nhóm thiểu số vẫn có thể tham gia vào tiến trình chính trị ở cấp cao nhất của chính phủ. Nếu như liên minh cầm quyền sụp đổ hoặc đảng mạnh nhất thất bại, thủ tướng từ chức và một chính phủ mới sẽ được hình thành hoặc các cuộc bầu cử mới sẽ diễn ra – tất cả điều diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.
Hạ viện Anh là một trong những thiết chế dân chủ thành công nhất và lâu đời nhất trên thế giới (© Deryc Sands/UK Parliament Copyright)
Điểm yếu cơ bản đối với hệ thống nghị viện chính là mặt trái của sự linh hoạt và chia sẻ quyền lực, đó là tính bất ổn định. Các liên minh đa đảng có thể lỏng lẻo và sụp đổ ngay khi nổ ra khủng hoảng chính trị, khiến cho các chính phủ cầm quyền chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không có khả năng giải quyết các vấn đề chính trị khó khăn. Nói cách khác, các hệ thống nghị viện khác sẽ ổn định nhờ có các đảng chiếm đa số mạnh.
Đối với hệ thống tổng thống, điểm mạnh chủ yếu là trách nhiệm trực tiếp, tính liên tục và sức mạnh. Các tổng thống – được dân bầu lên trong một nhiệm kỳ cố định – có thể khẳng định quyền lực từ các cuộc bầu cử trực tiếp, bất chấp vị thế của đảng họ tại quốc hội. Bằng việc xây dựng các nhánh chính quyền riêng rẽ và bình đẳng về mặt lý thuyết, hệ thống tổng thống muốn xây dựng các thể chế hành pháp và lập pháp mạnh, mỗi thể chế đều được nhân dân uỷ quyền và có khả năng kiểm soát và cân bằng lẫn nhau.
Điểm yếu của các tổng thống và cơ quan lập pháp được bầu lên riêng rẽ là khả năng dẫn đến bế tắc. Các tổng thống có thể không lôi kéo đủ đồng minh chính trị trong cơ quan lập pháp để bỏ phiếu thông qua các chính sách mà họ muốn. Tuy nhiên, với việc sử dụng quyền phủ quyết (trong các trường hợp nhất định đây là quyền được bác bỏ các luật do quốc hội thông qua), tổng thống có thể ngăn không cho cơ quan lập pháp ban hành các chương trình làm luật riêng của họ. Nhà khoa học chính trị Richard Neustadt
đã mô tả quyền lực của tổng thống Mỹ là “không phải quyền ra lệnh, mà là quyền thuyết phục”. Neustadt muốn nói rằng tổng thống Mỹ nào muốn Quốc hội ban hành chương trình nghị sự pháp luật mà được tổng thống ưa thích – hoặc ít nhất là tránh ban hành những luật mà tổng thống không nhất trí vì được các đối thủ chính trị thông qua – đều phải có được sự ủng hộ chính trị của dân chúng và có khả năng lôi kéo liên minh hiệu quả tại Quốc hội.
Lp pháp
Các cơ quan lập pháp được bầu lên – dù là theo hệ thống nghị viện hay tổng thống – đều là diễn đàn chủ yếu để soạn thảo, tranh luận và thông qua luật trong một nền dân chủ đại diện. Những cơ quan này không phải là cái gọi là những quốc hội bù nhìn, chỉ có việc thông qua những quyết định của một lãnh đạo chuyên quyền.
Khi không nắm quyền, phe đối lập chỉ trích và kiểm soát chính phủ. Lãnh tụ đảng đối lập Tây Ban Nha phát biểu trước báo giới (© Bru Garcia/ AFP/Getty Images)
Các nghị sĩ có thể chất vấn các quan chức chính phủ về những hành động và quyết định của họ, phê chuẩn ngân sách quốc gia và thông qua thành viên chính phủ bổ nhiệm vào tòa án và các bộ. Ở một số nền dân chủ, các ủy ban lập pháp là diễn đàn cho các nhà làm luật công khai xem xét các vấn đề quốc gia. Các nghị sĩ có thể ủng hộ chính phủ đang nắm quyền hoặc họ có thể là lực lượng chính trị đối lập đề xuất những chính sách hoặc các chương trình thay thế.
Các nghị sĩ có trách nhiệm giải thích quan điểm của họ một cách hiệu quả nhất có thể. Tuy nhiên, họ phải làm việc trong khuôn khổ đạo đức dân chủ với sự khoan dung, tôn trọng và thỏa hiệp để có được sự nhất trí có lợi vì lợi ích chung của người dân, chứ không chỉ vì những người ủng hộ họ về mặt chính trị. Mỗi nghị sĩ phải tự mình quyết định cách cân bằng giữa lợi ích chung và nhu cầu của bộ phận cử tri địa phương.
Do thiếu đặc điểm phân chia quyền lực của hệ thống tổng thống, nên hệ thống nghị viện phải dựa nhiều hơn vào động lực chính trị bên trong của hệ thống này để kiểm soát và cân bằng quyền lực của chính phủ. Những động lực này thường là phe đối lập được tổ chức riêng rẽ “bao vây” chính phủ hoặc cạnh tranh giữa các đảng đối lập.
Ngành tư pháp đc lp
Các thẩm phán có chuyên môn và độc lập là nền tảng của một hệ thống tòa án công bằng, vô tư và được hiến pháp bảo vệ. Sự độc lập này không có nghĩa là các thẩm phán có thể đưa ra những quyết định dựa trên ý muốn cá nhân họ. Họ phải được tự do đưa ra các quyết định pháp lý – ngay cả khi những quyết định đó mâu thuẫn với chính phủ hoặc các đảng có quyền lực khác có liên quan tới vụ việc.
Ở các nền dân chủ, cấu trúc hiến pháp mang tính bảo vệ và uy tín của ngành tư pháp bảo đảm sự độc lập trước áp lực chính trị. Do vậy, các phán quyết của ngành tư pháp mới vô tư, dựa trên thực tiễn vụ việc, các lập luận pháp lý và các luật liên quan, không bị chính phủ hoặc cơ quan lập pháp áp đặt hạn chế hoặc gây áp lực. Những nguyên tắc này đảm bảo mọi người đều được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật.
Quyền của các thẩm phán được xem xét lại các bộ luật và tuyên bố các luật đó vi phạm hiến pháp là hình thức kiểm soát cơ bản khả năng chính phủ lạm dụng quyền lực – ngay cả khi chính phủ đó được bầu lên bằng đa số. Tuy nhiên, quyền này đòi hỏi các tòa án phải được nhìn nhận là độc lập và phi đảng phái và có khả năng đưa ra quyết định dựa trên luật pháp chứ không phải các tính toán chính trị.
Dù được bầu lên hay được chỉ định, các thẩm phán đều phải được an toàn trong nghề nghiệp hoặc nhiệm kỳ theo quy định của luật pháp, để họ có thể đưa ra những quyết định mà không phải lo ngại những người có quyền lực gây áp lực hoặc tấn công. Để đảm bảo sự vô tư, không thiên vị của họ, đạo đức tư pháp đòi hỏi các thẩm phán phải đứng bên ngoài (hoặc náu mình) không được ra quyết định trong các vụ việc mà họ có xung đột lợi ích cá nhân. Tin tưởng vào sự vô tư, không thiên vị của hệ thống tòa án – tin tưởng vào việc nó được đánh giá là một nhánh chính quyền “phi chính trị” – là nhân tố cơ bản quyết định sức mạnh và tính hợp pháp của ngành tư pháp.
Thẩm phán ở một nền dân chủ không thể bị bãi nhiệm vì những khiếu nại nhỏ nhặt, hoặc chỉ là đáp ứng sự chỉ trích chính trị. Thay vào đó, họ chỉ có thể bị bãi nhiệm nếu vi phạm những tội ác nghiêm trọng hoặc vi phạm luật thông qua thủ tục luận tội và xét xử kéo dài và nhiều bước (để đưa ra các cáo buộc) tại cơ quan lập pháp hoặc trước một hội đồng tòa án riêng rẽ.
GII TRUYN THÔNG ĐC LP VÀ TDO
Khi các xã hội hiện đại phát triển cả về quy mô lẫn tính phức tạp, lĩnh vực thông tin, liên lạc và tranh luận công khai ngày càng bị các phương tiện truyền thông đã chi phối, trong đó có phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí, đặc biệt là những phương tiện truyền thông mới như Internet và truyền hình vệ tinh.
Dù là nhật ký điện tử hay sách in thì trong xã hội dân chủ chức năng của truyền thông vẫn có sự chồng chéo, nhưng những chức năng riêng vốn có của nó về cơ bản vẫn giữ nguyên, đó là tính thông tin và tính giáo dục. Để đưa ra những quyết sách đúng đắn về chính sách công, người ta cần thông tin chính xác, kịp thời và công bằng. Tuy nhiên, một chức năng khác nữa của truyền thông là cổ xúy, ngay cả khi tỏ ra thiếu khách quan. Khán giả của các phương tiện truyền thông có thể tiếp cận những ý kiến khác nhau, thậm chí xung đột nhau, từ đó nắm bắt nhiều loại quan điểm khác nhau. Vai trò này của truyền thông đặc biệt quan trọng trong các chiến dịch vận động tranh cử, vì rất ít cử tri chỉ có cơ hội nhìn thấy các ứng cử viên, nói gì đến việc trò chuyện với họ.
Chức năng thứ hai của truyền thông là giám sát hoạt động của Chính phủ và các thể chế quyền lực trong xã hội. Nhờ có sự khách quan và độc lập – mặc dù chưa hoàn hảo – truyền thông đã giúp phơi bày sự thật đằng sau những tuyên bố của chính phủ và buộc các quan chức chính phủ phải có trách nhiệm về những hành động của họ.
Muốn có tự do bày tỏ quan điểm phải có các dịch vụ thông tin – báo chí mạnh mẽ và đa diện (© Romeo Gacad/AFP/Getty Images)
Truyền thông cũng có thể đóng một vai trò tích cực hơn trong cuộc tranh luận công khai thông qua các bài xã luận hoặc báo cáo điều tra. Đồng thời, nó là một diễn đàn để các cá nhân và các nhóm bày tỏ quan điểm qua thư và bài viết và những thông tin đưa lên mạng, với rất nhiều quan điểm khác nhau.
Các nhà bình luận còn chỉ ra một vai trò ngày càng quan trọng nữa của truyền thông là “xây dựng chương trình nghị sự”. Do không thể thông tin về tất cả, nên các phương tiện truyền thông phải chọn vấn đề nào cần nhấn mạnh và vấn đề nào nên bỏ qua. Tóm lại, họ có xu hướng phải quyết định cái gì là tin tức và cái gì không. Đổi lại, những quyết định này sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của công chúng về vấn đề quan trọng nhất. Tuy nhiên, không giống với các nước mà ở đó truyền thông bị chính phủ quản lý, truyền thông ở một nền dân chủ không thể đơn giản cứ theo ý muốn mà xuyên tạc hay làm ngơ trước các vấn đề. Vì rút cục thì các đối thủ cạnh tranh được tự do kêu gọi sự quan tâm, chú ý đối với  danh sách những vấn đề quan trọng của họ.
Công dân ở một nền dân chủ tin tưởng rằng với sự trao đổi cởi mở các ý tưởng và quan điểm, cuối
Tự do bày tỏ quan điểm cũng thể hiện dưới hình thức hội họp và biểu tình hòa bình. Trong ảnh là tập hợp lực lượng chính trị ở Zanzibar, 2005 (© Karel Prinsloo – Ảnh AP)
cùng sự thật sẽ chiến thắng, giá trị của những người khác sẽ được hiểu rõ hơn, những lĩnh vực thỏa hiệp sẽ được xác định rõ hơn và con đường tiến bộ sẽ mở ra. Mức độ trao đổi càng lớn càng tốt.
Nhà văn E.B. White nhận xét: “Giới báo chí ở đất nước tự do của chúng ta là đáng tin cậy và hữu ích không phải bởi đặc điểm tốt của nó mà bởi chính tính đa dạng của nó. Chừng nào còn nhiều người sở hữu các phương tiện truyền thông, mà mỗi người đều theo đuổi lĩnh vực tìm kiếm sự thật riêng của mình, khi đó chúng ta còn cơ hội đến với sự thật và sống trong sự thật… đông người thì không sợ gì cả”.
C ĐNG PHÁI CHÍNH TR, NHÓM LI  ÍCH, TCHC PHI CHÍNH PH
Không thể yêu cầu công dân tham gia vào tiến trình chính trị, nhưng nếu không có hành động của công dân, nền dân chủ sẽ bị suy yếu. Công dân có quyền tự do hội họp và thành lập những tổ chức của riêng mình nếu thấy phù hợp. Đó là nhân tố cơ bản của dân chủ.
Các đng phái chính tr
Các đảng phái chính trị thu nạp, chỉ định và vận động tranh cử để bầu lên các quan chức; xây dựng các đường lối chính sách cho chính phủ nếu họ là đảng nắm đa số; chỉ trích hoặc đề xuất các chính sách thay thế nếu họ là đảng đối lập; huy động các nhóm lợi ích ủng hộ các chính sách chung; giải thích cho công chúng về những vấn đề công; xây dựng cơ cấu và nguyên tắc tiến hành tranh luận chính trị trong xã hội. Trong một số hệ thống chính trị, ý thức hệ có thể là một nhân tố quan trọng trong việc thu nạp và khuyến khích các thành viên trong đảng. Ở các hệ thống chính trị khác, lợi ích kinh tế hoặc tình hình xã hội có thể quan trọng hơn cam kết về ý thức hệ.
Các tổ chức đảng và những thủ tục hoạt động trong các đảng phái rất khác nhau. Ở một góc độ, hệ  thống nghị viện đa đảng là tổ chức được quy định chặt chẽ nhất, hoàn toàn do các nhà chuyên môn điều hành. Ở góc độ khác là nước Mỹ nơi có Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa là những tổ chức phi tập trung hóa hoạt động phần lớn tại Quốc hội và cấp bang. Rồi cứ bốn năm một lần các tổ chức này lại tập hợp lại ở cấp quốc gia để khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống. Các chiến dịch bầu cử ở một nền dân chủ thường phức tạp, tốn nhiều thời gian và đôi khi rất ngớ ngẩn, nhưng vai trò của chúng rất quan trọng. Bầu cử là phương pháp hòa bình và công bằng, theo đó người dân có thể lựa chọn các nhà lãnh đạo và quyết định chính sách công.
Các nhóm li ích và t chc phi chính ph
Chất vấn mạnh mẽ các quan chức chính trị đặc điểm của các xã hội tự do. Trong ảnh là một nhà báo phỏng vấn một ứng cử viên tổng thống Pháp (© Owen Franken/CORBIS)
Công dân ở một nền dân chủ có thể tham gia các tổ chức cá nhân hoặc tình nguyện, trong đó có các nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích cố gắng bằng cách nào đó gây ảnh hưởng đối với chính sách công và thuyết phục các quan chức ủng hộ những quan điểm của họ. Chỉ trích có thể làm giảm ảnh hưởng của những “lợi ích đặc biệt” nhưng nó giúp người dân nhận ra rằng nền dân chủ bảo vệ quyền của những nhóm lợi ích như vậy để tổ chức và đấu tranh cho những quyền lợi của họ.
Nhiều nhóm lợi ích truyền thống đã được tổ chức xuất phát từ các vần đề kinh tế; các nhóm kinh doanh và nông nghiệp; các liên đoàn lao động tiếp tục có ảnh hưởng lớn trong hầu hết các hệ thống dân chủ. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, các nhóm lợi ích đã lớn mạnh cả chất lượng lẫn số lượng, bao quát hầu hết các lĩnh vực như xã hội, văn hóa, chính trị và thậm chí cả các hoạt động tôn giáo. Các tổ chức chuyên môn cũng lớn mạnh cùng các nhóm lợi ích công ủng hộ sự nghiệp của họ từ cải thiện việc chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo đến bảo vệ môi trường – những vấn đề có thể không trực tiếp đem lại lợi ích cho thành viên các nhóm. Bản thân các chính phủ có thể cũng hoạt động giống các nhóm lợi ích. Ở Mỹ, các hiệp hội thống đốc bang, thị trưởng những thành phố lớn và các cơ quan lập pháp bang thường xuyên vận động quốc hội Mỹ thông qua những vấn đề mà họ quan tâm. Động lực của nền chính trị nhóm lợi ích khá phức tạp. Quy mô của các nhóm có vai trò quan trọng, các nhóm với số lượng lớn thành viên trên cả nước sẽ tự động lôi kéo được sự quan tâm chú ý của các quan chức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những nhóm có quy mô nhỏ, được tổ chức chặt chẽ và cam kết mạnh mẽ đối với những vấn đề của họ cũng có thể gây ảnh hưởng lớn so với số lượng thành viên của họ. Một
Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trên khắp thế giới. Trong ảnh một nhân viên cứu trợ của Uganda đang sử dụng một máy tính năng lượng mặt trời do một tổ chức phi chính phủ Mỹ cấp (Euan Deholm/ Reuters – Kamal Kishore/Reuters)
trong những phát triển đáng kinh ngạc nhất trong vài thập kỷ gần đây là sự xuất hiện các tổ chức phi chính phủ trên quy mô toàn cầu. Với nỗ lực phục vụ nhu cầu của cộng đồng, quốc gia hay vì một sự nghiệp được xác định là những vấn đề toàn cầu, các tổ chức phi chính phủ này cố gắng hỗ trợ, thậm chí thách thức sự điều hành của chính phủ bằng cách ủng hộ, tuyên truyền và thu hút sự chú ý đối với những vấn đề chủ yếu và giám sát hoạt động của chính phủ và khu vực tư nhân. Các chính phủ và tổ chức phi chính phủ luôn là đối tác của nhau. Các tổ chức phi chính phủ cung cấp chuyên gia và hướng dẫn chuyên môn nhằm thực hiện những dự án do chính phủ tài trợ. Các tổ chức phi chính phủ có thể không có liên kết về chính trị hoặc có thể hoạt động trên lý tưởng đảng phái và tìm cách thúc đẩy một sự nghiệp cụ thể hoặc một loạt sự nghiệp nào đó vì lợi ích của nhân dân. Dù hoạt động theo hướng nào thì vấn đề mấu chốt là ở chỗ nhà nước kiểm soát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ở mức thấp nhất.
QUAN HQUÂN S DÂN S
Vấn đề chiến tranh và hòa bình là vấn đề trọng yếu nhất mà bất cứ quốc gia nào cũng có thể phải đối mặt, đặc biệt ở những thời điểm khủng hoảng. Nhiều quốc gia phải đưa quân đội lên nắm quyền lãnh đạo. Điều đó không xảy ra ở các nền dân chủ.
Ở các nền dân chủ, vấn đề quốc phòng và mối đe dọa đối với an ninh quốc gia phải do nhân dân quyết định thông qua các đại diện mà họ bầu lên. Quân đội ở một nền dân chủ phải phục vụ đất nước chứ không lãnh đạo đất nước. Các lãnh đạo quân đội cố vấn cho các nhà lãnh đạo được bầu lên và thực hiện những quyết định của họ. Chỉ có những người được dân bầu lên mới có trách nhiệm và quyền lực tối cao trong việc quyết định vận mệnh của dân tộc. Nguyên tắc kiểm soát dân sự đối với quân đội là nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ.
Các lãnh đạo dân sự cần lãnh đạo quân đội quốc gia và quyết định những vấn đề quốc phòng không phải bởi vì họ giỏi hơn các chuyên gia quân sự mà bởi vì họ là đại diện của nhân dân và do vậy họ có trách nhiệm đưa ra những quyết sách và chịu trách nhiệm về những quyết định đó.
Binh lính Ucraina kiểm tra phiếu bầu ở Ki-ép năm 2002 (© Reuters/CORBIS)
Ở một nền dân chủ, quân đội tồn tại để bảo vệ đất nước và các quyền tự do của nhân dân. Quân đội không được đại diện hay ủng hộ bất cứ quan điểm chính trị nào, không được ủng hộ các nhóm sắc tộc hoặc nhóm xã hội nào. Quân đội phải trung thành với những lý tưởng lớn hơn của dân tộc, trung thành với pháp quyền và nguyên tắc dân chủ. Mục tiêu của quân đội là bảo vệ xã hội chứ không phải định hình xã hội.
Bất cứ một chính phủ dân chủ nào cũng coi trọng chuyên môn và tư vấn của các chuyên gia quân sự trong việc thực hiện các quyết sách về quốc phòng và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, chỉ có lãnh đạo dân sự được bầu ra mới có quyền đưa ra những quyết sách cuối cùng về phòng thủ quốc gia và quân đội sau đó sẽ thực hiện những quyết định đó.
Tất nhiên các tướng lĩnh quân đội cũng tham gia vào đời sống chính trị với tư cách cá nhân như các công dân khác. Nhân viên quân sự có thể tham gia bỏ phiếu bầu cử. Tuy nhiên, tất cả nhân viên quân sự phải ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu mới có thể tham gia chính trị. Nghĩa vụ quân sự phải tách biệt với chính trị. Quân đội là đầy tớ trung lập của nhà nước và là người bảo vệ xã hội.
NN VĂN HÓA DÂN CH
Đôi khi con người có những mong muốn mâu thuẫn nhau. Họ muốn an toàn nhưng lại thích thú mạo hiểm; họ muốn có tự do cá nhân, nhưng cũng đòi bình đẳng xã hội. Nền dân chủ cũng vậy. Nhưng điều quan trọng là phải nhận thức được rằng nhiều mâu thuẫn này, thậm chí cả nghịch lý, đều hiển hiện ở mọi xã hội dân chủ.
Xung đt và đng thun
Theo Larry Diamond – học giả đồng thời là nhà văn – giữa xung đột và đồng thuận tồn tại một nghịch lý cơ bản. Ở nhiều phương diện, dân chủ chỉ là một tập hợp những quy định quản lý xung đột. Đồng thời, mâu thuẫn này phải được quản lý trong những giới hạn nhất định và dẫn đến sự thỏa hiệp, đồng thuận hay những hình thức nhất trí khác được tất cả các bên chấp nhận là hợp pháp. Bất cứ sự thiên vị nào đều có thể đe dọa sự cân bằng. Nếu như các nhóm coi dân chủ chỉ là một diễn đàn để họ bày tỏ nhu cầu thì xã hội có thể đổ vỡ từ bên trong. Nếu chính phủ gây sức ép lớn nhằm đạt được sự đồng thuận, bất chấp ý kiến của nhân dân thì xã hội có thể bị đổ vỡ từ bên trên.
Dân chủ cần cả xung đột và đồng thuận. Trong ảnh là những đàn ông ở Sierra Leone đang thảo luận về luật pháp (© L.Lartigue/USAID)
Không có giải pháp đơn giản nào để cân bằng xung đột và đồng thuận. Dân chủ không phải là một cỗ máy có thể tự vận hành được khi những các nguyên tắc hợp lý được đưa vào. Một xã hội dân chủ cần phải có sự cam kết của người dân, theo đó chấp nhận xung đột chính trị và tri thức là điều tất yếu và điều cần thiết là phải có sự khoan dung. Từ góc độ này, chúng ta phải nhận thức được rằng nhiều xung đột trong xã hội dân chủ không phải là sự xung đột giữa “đúng” hay “sai”, mà là xung đột về cách diễn giải thế nào là quyền dân chủ và ưu tiên xã hội.
Giáo dc và dân ch
Giáo dục là một phần thiết yếu của bất cứ xã hội nào, đặc biệt quan trọng đối với một nền dân chủ. Thomas Jeferson viết: “Nếu một quốc gia muốn được ngu dốt và tự do trong một nền văn minh hóa có nghĩa là họ mong muốn những gì chưa bao giờ xảy ra và sẽ không bao giờ xảy ra”.
Có sự gắn kết trực tiếp giữa giáo dục và các giá trị dân chủ. Trong các xã hội dân chủ, nội dung và thực tiễn giáo dục hỗ trợ cho những thực tiễn trong quản lý dân chủ. Quá trình truyền bá giáo dục này cực kỳ quan trọng ở một nền dân chủ bởi vì các nền dân chủ hiệu quả đều năng động, xây dựng những mô hình quản lý yêu cầu người dân phải tư duy một cách độc lập. Cơ hội tạo ra những thay đổi tích cực về chính trị – xã hội nằm trong tay của người dân. Chính phủ không được
Công dân có giáo dục là công dân tự do (© Ted Spiegel/CORBIS)
coi hệ thống giáo dục là phương tiện truyền bá cho học sinh mà cần dành nguồn lực cho giáo dục giống như nỗ lực đảm bảo những nhu cầu cơ bản khác của người dân. Đối lập với các xã hội chuyên chế tìm cách áp đặt thái độ tiếp thu bị động, mục tiêu của nền giáo dục dân chủ là đào tạo ra những công dân độc lập, biết đặt vấn đề và thực sự quen với những quan niệm và thực tiễn dân chủ. Chester.E. Finn Jr., nghiên cứu viên cao cấp của Viện Chính sách Giáo dục Hoover nói: “mọi người sinh ra vốn đã có ham muốn tự do cá nhân, nhưng lại không biết về những dàn xếp chính trị và xã hội giúp mang lại tự do lâu dài cho bản thân và con cái họ…Cần phải có những dàn xếp đó. Họ cần phải biết về chúng”. Tìm hiểu về dân chủ bắt đầu từ trường học và tiếp tục khi chúng ta tham gia vào đời sống công dân, đồng thời xuất phát từ sự tò mò muốn biết những loại thông tin có thể tiếp cận được trong một xã hội tự do.
Xã hi và dân ch
Chủ nghĩa hợp hiến dân chủ về cơ bản là nền tảng theo đó các xã hội đạt đến sự thật – dù không hoàn thiện – thông qua xung đột và thỏa hiệp các ý tưởng, các thể chế và cá nhân. Dân chủ là thực dụng. Ý tưởng và giải pháp cho các vấn đề không được kiểm nghiệm trên nền tảng một hệ tư tưởng cứng nhắc mà được kiểm nghiệm trong một thế giới thực, ở đó người ta tranh luận, trao đổi, chấp nhận hay loại bỏ chúng. Như học giả Diane Ravitch nhận xét: “xây dựng liên minh là bản chất của hành động dân chủ. Xây dựng liên minh là chỉ cách cho các nhóm lợi ích thương lượng với nhau, thỏa hiệp và vận hành trong hệ thống hiến pháp. Bằng việc thiết lập liên minh, các nhóm có quan điểm khác nhau tìm hiểu cách tranh luận một cách hòa bình, theo đuổi mục tiêu của họ một cách dân chủ và cuối cùng để tồn tại trong một thế giới đa dạng”.
Chính phủ tự quản không phải lúc nào cũng tránh được sai lầm, chấm dứt được xung đột dân tộc, đảm bảo phát triển kinh tế hoặc giữ vững hạnh phúc. Tuy nhiên, nó cho phép tranh luận công khai để xác định và sửa chữa những sai lầm; cho phép các nhóm gặp gỡ và giải quyết những khác biệt; mang đến cơ hội phát triển kinh tế và giúp nâng cao tiến bộ xã hội và sự bày tỏ của cá nhân.
Khai thác hết năng lượng của một người vì những mục tiêu của người đó sẽ làm tăng bản sắc cá nhân (© Jupiterimages)
Josef Brodsky, cố thi sĩ người Nga và là người đoạt giải Nobel viết: “Một người tự do khi thất bại anh ta sẽ không đổ lỗi cho ai”. Điều này hoàn toàn đúng đối với công dân ở các nền dân chủ. Họ phải chịu trách nhiệm về vận mệnh của xã hội nơi họ sinh sống. Bản thân dân chủ không đảm bảo điều gì. Thay vào đó, nó đưa đến những cơ hội thành công và cả nguy cơ thất bại. Trong lời khẳng định mang tính cảnh báo nhưng đầy triết lý của Thomas Jeferson, dân chủ hứa hẹn “cuộc sống, sự tự do và mưu cầu hạnh phúc”.
Dân chủ khi đó vừa là sự hứa hẹn và là một thách thức. Dân chủ hứa hẹn loài người tự do, hợp tác với nhau, tự quản lý theo cách hướng tới thực hiện những khát vọng về tự do cá nhân, cơ hội kinh tế và công bằng xã hội. Dân chủ là thách thức bởi vì sự thành công của nền dân chủ phụ thuộc vào chính các công dân chứ không phải ai khác.
Tự do cho phép con người một cuộc sống riêng tư và hòa bình (© Robert Crandell/The Image Works)
Trung tâm Hoa Kỳ
Phòng Thông tin-Văn hóa, Đại sứ quán Hoa Kỳ
Tầng 1, Rose Garden Tower, 170 Ngọc Khánh, Hà Nội
Tel: (04) 3850-5000; Fax: (04) 3850-5048; Email: HanoiAC@state.gov__


No comments:

Post a Comment