Charlie Nguyễn (Danlambao) - Khi được hỏi bí quyết gì đã giúp cuộc đấu tranh bất bạo động được thành công, Mahatma Gandhi trả lời "Để đem lại sự thay đổi mà chúng ta muốn trên Thế giới này, chính chúng ta phải là nhân tố của thay đổi đó." Đúng
thế, để đem lại tự do dân chủ cho Việt Nam, chúng ta phải là nhân tố
của tự do dân chủ - nghĩa là chúng ta cần sống và hành động như
những Con người Tự Do; chúng ta cần thể hiện quyền dân chủ của mình ở
mọi lúc mọi nơi. Nhìn thoáng qua thì lời nói của Gandhi thật đơn giản,
nhưng đem vô thực hành thì khó lắm. Để thực hiện lời nói đó, mỗi người
chúng ta phải là một Nguyễn Văn Lý, Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần,
Nguyễn Đức Kiên... những con người ưu tú của sự hy sinh và can đảm.
*
Khi nói đến niềm tin chúng ta thường liên tưởng đến niềm tin Tôn giáo.
Thực tế niềm tin có ý nghĩa bao quát hơn nhiều. Trước hết là niềm tin
nơi chính mình. Không ai trong chúng ta không có niềm tin, kể cả những
người vô thần CS. Mình mà không tin chính mình thì còn lý do gì để sống?
Niềm tin nơi chính mình là điều kiện rất cần thiết cho một cuộc sống ý
nghĩa; nó là động lực đưa chúng ta đi tới; là kích thích tố của mơ ước;
là sức mạnh biến ước mơ thành sự thật.
Để có một cuộc sống lành mạnh tốt đẹp, niềm tin nơi chính mình thôi chưa
đủ, mình cần cả niềm tin nơi người khác nữa - niềm tin vào gia đình,
cộng đồng xã hội; và lớn hơn, quan trọng hơn là niền tin nơi Chính quyền
vì Chính quyền là cơ cấu tổ chức và quản lý xã hội để đời sống người
dân được đầy đủ, tự do, và thăng tiến. Sự gì sẽ đến nếu người dân không
còn niềm tin nơi Chính quyền? Lịch sử đã chứng minh "con người làm nên
Lịch sử." Khi người dân mất niềm tin nơi Chính phủ, họ sẽ đấu tranh để
làm nên trang sử mới. Điển hình là các cuộc cách mạng Châu Âu 1848. Khởi
đầu từ Pháp rồi lan ra các nước ở Châu Âu và nhiều nơi ở Châu Mỹ
La-tinh.
Cũng thế, ở Việt Nam cuộc cách mạng tháng 8, 1945 chống phong kiến,
chống thực dân Pháp nổi lên vì nhân dân đã mất niềm tin nơi Triều đại
Bảo Đại và đòi quyền tự trị từ thực dân Pháp. Trong cuộc cách mạng này,
nhân dân VN đã đặt niềm tin vào Việt Minh (sau lộ nguyên hình là đảng
CSVN); và chính vì sự hỗ trợ của toàn dân, cuộc cách mạng đã thành công.
Nhìn lại, chẳng cần phải dẫn giải phân tích chứng minh, nhân dân VN đều
nhận ra rằng đảng CSVN đã cho toàn dân ăn "bánh vẽ" - những cái bánh vẽ
đủ thứ mầu mè hình thể khác nhau; niềm tin của nhân dân nơi đảng hoàn
toàn sụp đổ. Trong bài viết Đảng Đang Sợ, phóng viên Thanh Quang của RFA đã trích lời GS Trần Khuê: "Nhân
dân ta có điểm đặc biệt như thế này, là khi "gần chết" mới nổi giận, mà
khi nổi giận thì phong kiến, thực dân, đế quốc đều "bay" hết; đám độc
tài, tham nhũng trong nước hiện giờ cũng bay thôi. Vấn đề là thời gian
thôi." Đúng vậy, trong suốt dòng lịch sử cha ông chúng ta đã có
nhiều cuộc cách mạng, viết lên bao trang sử mới. Lịch sử đã cho chúng ta
niềm tin son sắt vào một cuộc nổi dậy của toàn dân, chúng ta sẽ viết
lên trang sử mới vì quyền được sống tự do dân chủ, vì quyền được sống
những giá trị nhân phẩm con người.
Trong khi đảng có quân đội và đội ngũ công an hùng hậu, nhân dân ta
không có vũ khí trong tay, liệu chúng ta có thể thực hiện một cuộc cách
mạng không đổ máu? Đất nước ta đã bị giày xéo vì chiến tranh, không nơi
nào không có dấu vết bom đạn. Cả triệu con người đã đổ máu rồi, chúng ta
không nên đổ máu nữa, chúng ta cần một cuộc cách mạng ôn hòa, bất bạo
động. Lịch sử cũng đã chứng minh - một cuộc cách mạng không đổ máu là
chuyện rất thực. Mahatma Gandhi, nhà lãnh đạo tinh thần của dân Ấn-Độ,
người đã khởi xướng và lãnh đạo cuộc đấu tranh bất bạo động bất hợp tác
dành lại chủ quyền độc lập cho Ấn-Độ từ thực dân Anh. Lịch sử đấu tranh
bất bạo động không dừng ở đấy. Trong thập niên 1960 Martin Luther King
đã học từ Gandhi, ông lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh dành quyền sống
bình đẳng cho người Mỹ Da Đen. Không có lý do gì cản trở chúng ta khởi
động cuộc đấu tranh bất bạo động bất hợp tác như các vị lãnh đạo tinh
thần này đã làm cho dân tộc của họ.
Vũ khí hoàn thiện của nhân dân cho cuộc chiến bất bạo động là ý chí kiên
cường của toàn dân Việt Nam, là sự hợp nhất chống lại bất công xã hội,
là sự can đảm đương đầu với sợ hãi. Đảng CSVN sẽ bó tay nếu toàn dân VN
đồng loạt nói không; không hợp tác - không nghe, không làm. Cả triệu
triệu công việc hằng ngày cần đến những giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, công
nhân, những chuyên gia kỹ thuật... để giữ cho guồng máy Chính quyền hoạt
động; đảng sẽ bó tay nếu tất cả đều đình công, bất hợp tác.
Khi được hỏi bí quyết gì đã giúp cuộc đấu tranh bất bạo động được thành công, Mahatma Gandhi trả lời "Để đem lại sự thay đổi mà chúng ta muốn trên Thế giới này, chính chúng ta phải là nhân tố của thay đổi đó."
Đúng thế, để đem lại tự do dân chủ cho Việt Nam, chúng ta phải là nhân
tố của tự do dân chủ - nghĩa là chúng ta cần sống và hành động như những
Con người Tự Do; chúng ta cần thể hiện quyền dân chủ của mình ở
mọi lúc mọi nơi. Nhìn thoáng qua thì lời nói của Gandhi thật đơn giản,
nhưng đem vô thực hành thì khó lắm. Để thực hiện lời nói đó, mỗi người
chúng ta phải là một Nguyễn Văn Lý, Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần,
Nguyễn Đức Kiên... những con người ưu tú của sự hy sinh và can đảm.
Một ngày không xa, chim Bồ câu lại bay rợp trời Việt Nam.
No comments:
Post a Comment