Thursday 14 March 2013

GS.TS. Nguyễn Đăng Dung: CHÚNG TA CÓ QUYỀN CON NGƯỜI TỪ BẨM SINH, CHỨ KHÔNG PHẢI NHỜ ƠN CHÍNH QUYỀN BAN PHÁT

3-2013
GS.TS. Nguyễn Đăng Dung: CHÚNG TA CÓ QUYỀN CON NGƯỜI TỪ BẨM SINH, CHỨ KHÔNG PHẢI NHỜ ƠN CHÍNH QUYỀN BAN PHÁT !

Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đăng Dung, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Hành chính - Hiến pháp, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội phát biểu:

"...Cách qui định về quyền con người trong Hiến pháp của Việt Nam gây cảm tưởng rằng quyền con người không phải là quyền vốn có do Tạo hóa ban cho con người với tư cách là con người, mà là do nhà nước ban cho người dân. Quy định về quyền công dân thì phải đặt công dân ở vị trí chủ thể, nhưng nhiều qui định về dân quyền trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành đa phần đặt nhà nước ở vị trí chủ thể, còn công dân thì như là đối tượng được ban cho quyền chứ không phải được thừa nhận quyền...

Điều 51, Hiến pháp năm 1992 quy định: "Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật qui định". Cách qui định này hoàn toàn khác với Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 của Hồ Chủ tịch, theo đó, quyền con người thuộc về tạo hóa ban cho con người, không ai có thể vi phạm.

Trong 33 Điều của Chương V về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thuật ngữ "nhà nước với tư cách là chủ thể lại xuất hiện khá nhiều. Những công thức thường được áp dụng là: "Nhà nước bảo đảm..."; "Nhà nước... có kế hoạch..."; "Nhà nước ban hành..."; "Nhà nước qui định..."; "Nhà nước giao..."; "Nhà nước có chính sách..."; "Nhà nước tạo điều kiện..."; "Nhà nước bảo hộ...". 

Theo những công thức như vậy, nhà nước giống như là chủ thể "sáng tạo" ra quyền con người, chứ không phải là chủ thể "tôn trọng" quyền con người. Ở đây cần hiểu rằng nhà nước không chỉ có nghĩa vụ bảo đảm, thực hiện, thúc đẩy quyền con người, mà đầu tiên phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền con người. Nghĩa vụ tôn trọng đòi hỏi nhà nước phải hạn chế không can thiệp vào việc thụ hưởng các quyền của cá nhân.

Muốn cho quyền hiến định của Công Dân có thể thực hiện được trên thực tiễn và được Công Dân sử dụng để bảo vệ mình, thì việc qui định về Dân quyền phải theo nguyên tắc xác định Dân quyền là khu vực cấm đối với công quyền, công quyền phải thừa nhận Dân quyền, chứ không phải ban phát cho Công Dân các quyền cơ bản".

-- GS.TS. Nguyễn Đăng Dung

viết trong bài "CẢI CÁCH CHẾ ĐỊNH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP 1992 THEO NGUYÊN TRÁC TÔN TRỌNG QUYỀN CON NGƯỜI"
________________________________

.
GS.TS. Nguyễn Đăng Dung: CHÚNG TA CÓ QUYỀN CON NGƯỜI TỪ BẨM SINH, CHỨ KHÔNG PHẢI NHỜ ƠN CHÍNH QUYỀN BAN PHÁT !

Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đăng Dung, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Hành chính - Hiến pháp, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội phát biểu:

"...Cách qui định về quyền con người trong Hiến pháp của Việt Nam gây cảm tưởng rằng quyền con người không phải là quyền vốn có do Tạo hóa ban cho con người với tư cách là con người, mà là do nhà nước ban cho người dân. Quy định về quyền công dân thì phải đặt công dân ở vị trí chủ thể, nhưng nhiều qui định về dân quyền trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành đa phần đặt nhà nước ở vị trí chủ thể, còn công dân thì như là đối tượng được ban cho quyền chứ không phải được thừa nhận quyền...

Điều 51, Hiến pháp năm 1992 quy định: "Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật qui định". Cách qui định này hoàn toàn khác với Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 của Hồ Chủ tịch, theo đó, quyền con người thuộc về tạo hóa ban cho con người, không ai có thể vi phạm.

Trong 33 Điều của Chương V về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thuật ngữ "nhà nước với tư cách là chủ thể lại xuất hiện khá nhiều. Những công thức thường được áp dụng là: "Nhà nước bảo đảm..."; "Nhà nước... có kế hoạch..."; "Nhà nước ban hành..."; "Nhà nước qui định..."; "Nhà nước giao..."; "Nhà nước có chính sách..."; "Nhà nước tạo điều kiện..."; "Nhà nước bảo hộ...".

Theo những công thức như vậy, nhà nước giống như là chủ thể "sáng tạo" ra quyền con người, chứ không phải là chủ thể "tôn trọng" quyền con người. Ở đây cần hiểu rằng nhà nước không chỉ có nghĩa vụ bảo đảm, thực hiện, thúc đẩy quyền con người, mà đầu tiên phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền con người. Nghĩa vụ tôn trọng đòi hỏi nhà nước phải hạn chế không can thiệp vào việc thụ hưởng các quyền của cá nhân.

Muốn cho quyền hiến định của Công Dân có thể thực hiện được trên thực tiễn và được Công Dân sử dụng để bảo vệ mình, thì việc qui định về Dân quyền phải theo nguyên tắc xác định Dân quyền là khu vực cấm đối với công quyền, công quyền phải thừa nhận Dân quyền, chứ không phải ban phát cho Công Dân các quyền cơ bản".

-- GS.TS. Nguyễn Đăng Dung

viết trong bài "CẢI CÁCH CHẾ ĐỊNH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP 1992 THEO NGUYÊN TRÁC TÔN TRỌNG QUYỀN CON NGƯỜI"
 
http://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1?ref=stream

No comments:

Post a Comment