Friday 29 June 2012

Xạo Hết Chỗ Nói

Nắng mưa là bệnh của trời, Ba hoa là bệnh của người Vê-Em (VM). Quả vậy, cán bộ Vẹm đã nổi tiếng xạo nhất thế giới, bắt đầu từ chuyện máy lạnh chạy đầy đường của những năm sau 75, cho tới câu chuyện sau đây...
        Tôn Nữ Thị Ninh hất mặt hỏi tài xế Limousine khi xe chạy ngang qua Tower of London, dáng điệu rất là hoàng phái:
        - Cái gì rứa hè?
        Tài xế giải thích:
        - Thưa bà, đó là tháp Luân đôn khởi xây từ năm 1346 và hoàn-tất năm 1412. 
        Tôn Nữ Thị Ninh lôi máy tính ra bấm bấm một lúc rồi cười khỉnh:
        - Sáu mươi sáu năm! Mần răng mà lâu rứa! Ở Việt Nam, nhà nuớc xây 2 năm là xong rồi!
        Đi ngang qua House of Parliament, Tôn Nữ Thị Ninh lại hỏi:
        - Còn cái nhà kia?
        Tài xế:
        - Thưa bà, đó là Nhà Quốc Hội, xây từ năm 1544, xong năm 1618.
        Tôn Nữ Thị Ninh lại lôi máy tính ra bấm bấm một lúc thật lâu rồi lại cười khỉnh:
        - Lâu rứa! Bảy mươi bốn năm! Cái này thì Nhà Nước Việt Nam xây chừng một năm là xong rồi!
        Tài xế Limousine bắt đầu hầm trong bụng, nhưng không nói gì. Lát sau, xe chạy ngang Hoàng cung của Anh quốc, Tôn Nữ Thị Ninh buột miệng:
        - Còn cái kia? Xây mất mấy trăm năm?
        Tài xế Limousine trả miếng:
        - Ồ, cái đó hả? Mới hôm qua đi ngang, người ta đang .. đổ móng!
____________
        Ghi chú: Chuyện này Thủy Tạ cóp nhặt được trên các báo. Không biết Tôn Nữ Thị Ninh là ai. Gởi i-meo hỏi BS Tôn Thất Sơn, ổng nhất định thà chết không chịu nói. 


***

Ngoại Giao XHCN: Xạo Hết Chổ Nói

Ngoại giao Việt Nam thời đánh Mỹ
Lê Mai

Tôi không có ý định và lại càng không đủ khả năng để có thể viết một luận văn đầy đủ về ngoại giao Việt Nam thời đánh Mỹ. Nhưng, điểm qua một vài sự kiện ngoại giao thời đánh Mỹ tiêu biểu, cũng là điều thú vị để chúng ta cùng suy ngẫm.

Không phải ngẫu nhiên mà ngày ấy, nhiều người trên thế giới, sau một đêm ngủ dậy, ước mơ mình biến thành người Việt Nam. Việt Nam đã trở thành biểu tượng, thành lương tri nhân loại.


Thế nhưng, gần đây thôi, kỷ niệm 60 năm chiến thắng chủ nghĩa phát xít tại Moscow, người ta không thấy đại diện Việt Nam tham dự. Dân tộc VN không phải đã góp phần đánh bại chủ nghĩa đế quốc đấy ư? Vậy sự kiện (không tham dự) đó nói lên điều gì? Phải chăng, đó là vị thế của VN trên trường quốc tế đã khác xưa?


Nói về ngoại giao của VN. Gần đây, khi có sự kiện cần thể hiện quan điểm trước thế giới, người ta chỉ thấy sự xuất hiện của người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN. Thời gian trước đây là bà Phan Thúy Thanh – nữ phát ngôn viên “đanh đá” như báo chí phương Tây bình luận. Và bây giờ là ông Lê Dũng quá “nổi tiếng” với câu “VN có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Trăm lần như một, ta không hiểu nổi đó là phong cách ngoại giao gì? Rất ít thấy Thứ trưởng (Bộ Ngoại giao) họp báo, không thấy Bộ trưởng họp báo, không thấy Phó Thủ tướng họp báo, càng không bao giờ thấy Thủ tướng và Tổng bí thư họp báo quốc tế…Người ta dùng những ngôn từ ngoại giao lạ lùng. Đây, một mẩu tin ngắn của TTXVN: “Ngày 7.6, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc, đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết:


“Ngày 4.6 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã giao thiệp với Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường, lưu ý việc phía Trung Quốc gần đây thực hiện lệnh cấm đánh cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông và tăng cường tàu tuần tra, bắt, phạt tàu cá tại những vùng biển này”…


Ngoại giao phải nâng cao vị thế của đất nước – nhất là đối với nước nhỏ. Khi cần cứng rắn thì phải cứng rắn. Mềm yếu không cần thiết sẽ dẫn đến sự coi thường của thế giới.


Thời đại anh hùng đã sản sinh ra những nhà ngoại giao kiệt xuất. Khó có thể kể hết tài ngoại giao thiên tài của Hồ Chí Minh trong những năm sau ngày lập nước. Khi tướng Ra-un Xa-lăng mời “Ngài Hồ Chí Minh” uống nước, Hồ Chí Minh đã ngắt lời và nói “tôi đã mời tướng quân Xa-lăng, chứ không mời Ngài Xa-lăng”, đã làm ông ta bối rối. Ý định của ông ta là không công nhận chức Chủ tịch của Hồ Chí Minh, tức cũng là không công nhận nước VNDCCH.


Giáo sư Hoàng Xuân Hãn kể lại, trong một phiên họp của Hội nghị Đà Lạt năm 1946 (chuẩn bị cho Hội nghị Phongtennoblo), phản đối thái độ của phái đoàn Pháp, Võ Nguyên Giáp đã đứng phắt dậy bỏ ra ngoài, sau đó ông đóng cửa phòng họp cái “sầm”. Tôi đã thấy bản lãnh đặc biệt của nhà cách mạng trẻ tuổi này – GS Hoàng Xuân Hãn viết.


Tại Hội nghị Phongtennoblo năm 1946, Phạm Văn Đồng đã đọc một bài phát biểu đánh thép làm người Pháp phải nể phục.


Lúc bấy giờ, nước VNDCCH vừa ra đời, nhưng chúng ta thấy tư thế các nhà ngoại giao VN thật đàng hoàng, hiên ngang.


Lại nói, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, trong diễn văn từ chức, đánh giá“thằng cộng sản 1968 đánh không được thì đàm, rồi 72 đánh không được thì đàm và bây giờ cộng sản nghĩ rằng còn quân Mỹ ở đây, còn B52 thì cộng sản không thể nào thắng, thay bằng ký cái Hiệp định Pari, Mỹ đi về, còn thằng miền Nam Việt Nam ta sẽ làm thịt nó”, “…đánh đánh đàm đàm, cộng sản áp dụng cái chiến thuật của chúng rất chi là khéo léo có thể nói gạ gẫm được thế giới và đồng minh Hoa Kỳ”.


Xem ra, lời lẽ ông Thiệu không được ngoại giao cho lắm, song ông ta đánh giá khá cao nền ngoại giao của Bắc VN và đánh giá đúng ý định của các nhà lãnh đạo Bắc Việt khi ký Hiệp định Pa ri.


Năm 1997, Mc Namara, một trong những bộ óc điện tử của nước Mỹ, dẫn đầu một phái đoàn các học giả, các tướng lĩnh, các nhà sử học Mỹ sang VN hội thảo, mục đích xem có cơ hội hòa bình nào đã bị hai bên bỏ lỡ hay không. Chúng ta biết, cuộc tấn công ngoại giao của Hoa Kỳ những năm đó thật đa dạng, lý thú. Các nhà lãnh đạo Bắc VN rất nhanh chóng đã nhận ra một cái bẫy. Mỹ nói hòa bình, song là hòa bình theo kiểu Mỹ, bắt VN nhân nhượng. Họ nói hòa bình, song tay họ lại ký các lệnh điều quân đến Nam VN. Mc Namara lại đối mặt với ông Giáp và một lần nữa, ông ta nói với ông Giáp – lần này Ngài cũng lại thắng về thời gian. Ông Giáp làm chủ cuộc nói chuyện. “Các Ngài là người thua trận, các Ngài nên lắng nghe nhiều” – ông Giáp điềm tĩnh nói. Ông Giáp đã chứng minh với Mc Namara không có một cơ hội hòa bình nào bị bỏ lỡ cả. Nói như thế này không biết có phải can thiệp vào nội bộ của các Ngài không, nhưng phải nói rằng, có nhiều Đề án đã chỉ rõ các mục tiêu Bắc VN cần ném bom trước khi có các cuộc tấn công ngoại giao xẩy ra – ông Giáp nói.


Phạm Văn Đồng, nhà ngoại giao lão luyện – người phụ trách lĩnh vực ngoại giao của Bắc VN đã tiếp Đại sứ Canada trong Ủy ban Quốc tế, sau khi Mỹ đã ném bom Bắc VN.


Khi nghe Đại sứ trình bày xong, ông nói ngay:


- Tôi rất tiếc đã tiếp ông, vì những lời nói của ông không đáng nghe. Tôi tiếp ông là tiếp một Đại sứ trong Ủy ban Quốc tế, chứ không phải để nghe những lời giả dối và bịa đặt.




Tình hình đang nguy kịch, đáng lẽ phải cộng tác với nhau để làm được một cái gì. Hòa bình đang bị đe dọa. Mỹ có hành động xâm lược đối với miền Bắc là điều nhất định sẽ xẩy ra.


Thấy Thủ tướng ngừng lời giây lát, ông Đại sứ nói ngay:


- Tôi xin lỗi phải làm nhiệm vụ theo chỉ thị của Chính phủ chúng tôi. Vai trò trung gian nhiều khi bạc bẽo vì phải nói những lời khó lọt tai người nghe, nhưng đã là người lính thì phải làm đúng chỉ thị. Thưa Thủ tướng, không nên bắn vào người đưa thư!


Câu trả lời của Đại sứ Seaborn rất hay, ông quả là một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm. Chúng ta biết, khi đó Canada là đồng minh thân cận của Mỹ và dĩ nhiên, Phạm Văn Đồng không chỉ nói với cá nhân ông ta.



Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng đã tiếp La Pira, giáo sư luật người Italia, cùng đi với ông là nhà toán học Mario Primicheri một cách thân tình. Ông cho rằng, vấn đề sẽ được giải quyết khi người ta cùng ngồi uống trà với nhau. Đó là việc lớn, là hữu nghị, tại sao lại giết nhau? Vấn đề khó nhất là bước đi đầu tiên. Việt Nam được hòa bình, thế giới sẽ hòa bình.


Hồ Chí Minh:


- Như ông nói, vấn đề quan trọng là bước đầu. Vậy thì bước đầu chúng tôi có đánh vào Washington đâu. Chính Mỹ đã ném bom bắn phá và hiện nay đang hằng ngày đánh chúng tôi. Vậy ai vi phạm luật lệ của Chúa?


- Và ai vi phạm luật lệ của người? Phạm Văn Đồng hỏi tiếp. Ông cho ai là kẻ có tội?


La Pira:


- Nhưng cũng có vấn đề kỹ thuật trong việc rút quân Mỹ. Tôi là giáo sư luật La Mã. Luật La Mã nói rằng, khi có một cuộc tranh chấp thì nên chia làm hai giai đoạn: bước đầu là hai bên ngừng lại, bước sau là vận dụng luật La Mã để phân xử. Vì vậy tôi nghĩ, trước tiên phải ngừng ngay bạo lực lại, sau đó sẽ đem đối chiếu luật pháp và thực tế.


Phạm Văn Đồng:


- Như vậy, phải cho bọn kẻ cướp vào tù rồi đem xử sau.


Thật là những mẩu đối thoại thú vị, tài tình, chứng tỏ những người nói chuyện có một tầm hiểu biết sâu rộng, cách sử dụng ngôn ngữ tinh tế, tài hoa.


Phạm Văn Đồng và sau đó là Hồ Chí Minh đã có một cuộc nói chuyện thẳng thắn, có lúc căng thẳng với Mikhalowski, đại diện Ba Lan, một nước trong Ủy ban Quốc tế và là thành viên của phe XHCN.


Mikhalowski:


- Chúng tôi cho rằng trong tình hình hiện nay cũng cần thăm dò xem chúng ta có thể đàm phàn theo những điều kiện nào, có thể buộc Mỹ phải trả giá nào đó để có đàm phán hòa bình. Nếu các đồng chí bác bỏ mọi thăm dò, mọi tiếp xúc thì đó sẽ là thất bại to lớn của các đồng chí.


Hồ Chí Minh:


- Hơn ai hết, chúng tôi mong muốn hòa bình. Thế thì tại sao chúng tôi phải tiếp tục chiến đấu? Chỉ vì một lý do: chúng tôi phải tự vệ, chúng tôi buộc phải đấu tranh vũ trang. Chỉ có đấu tranh hoặc hạ vũ khí.


Chúng tôi không bác bỏ gì hết, nhưng nhân dân chúng tôi phải được yên ổn. Chúng tôi không muốn trở thành người chiến thắng. Chúng tôi chỉ muốn Mỹ cút đi. Gút bai (Good bye).


Mikhalowski:


- Mỹ là kẻ xâm lược mạnh. Nó muốn thống trị nước các đồng chí. Nó không muốn cuốn gói đi, vì nó mạnh. Trong cuộc chiến đấu này, các đồng chí khó mà đạt được chiến thắng quân sự. Phe XHCN của chúng ta không thống nhất, chỉ có các đồng chí là đổ máu, giá phải trả sẽ rất cao. Nếu chiến tranh cứ kéo dài thì không còn ai để giải phóng.


Hồ Chí Minh:


- Đồng chí thật là sai lầm. Dù Mỹ có tăng thêm bao nhiêu quân cũng không làm gì được chúng tôi.


- Nhưng chúng tôi nên nói với Mỹ như thế nào?


- Các đồng chí cứ nói với Mỹ rằng Mỹ hãy cút khỏi Việt Nam.


Phải thừa nhận là Mikhalowski đưa ra nhiều quan điểm đáng chú ý, nhưng ông ta không hiểu hết tình hình VN lúc bấy giờ. Ba Lan là một nước tương đối nhỏ, song là cường quốc về ngoại giao – kể cả đến thời điểm hiện nay.


Rốt cuộc, các cuộc tiếp xúc và thăm dò đã đưa VNDCCH và Hoa Kỳ đến Hội nghị Pari, kéo dài 5 năm, từ 1968 đến 1973, là một trong những cuộc đàm phán lâu nhất trong lịch sử ngoại giao.


Đến đây, chúng ta nói một chút về các nhà đàm phán Bắc VN tại Hội nghị Pari về Việt Nam. Trước hết, nói về các ông Lê Đức Thọ là Cố vấn đặc biệt và Xuân Thủy là Trưởng đoàn. Dĩ nhiên, quyền quyết định tối cao tại Pari là Lê Đức Thọ.


Việc chọn Xuân Thủy làm Trưởng đoàn đàm phán tại Hội nghị Pari là một nước cờ độc đáo nữa của các nhà lãnh đạo Bắc VN. Lúc bấy giờ, Trung Quốc cũng không muốn Bắc VN nói chuyện với Mỹ. Trước khi đến Pari, Xuân Thủy bao giờ cũng ghé Bắc Kinh, song chưa được lãnh đạo cao cấp nhất của TQ tiếp. Theo lãnh đạo TQ, thời cơ cho một cuộc nói chuyện với Mỹ chưa chín muồi.


Thế nên mới có chuyện họp mấy tháng để bàn về hình dáng cái bàn họp. Không bên nào vội vàng cả!


Trường Chinh (Sóng Hồng) đã có những vần thơ rất thú vị về cuộc đàm phán tại Pari:


Ngẫm nghĩ Việt Nam cũng lạ kỳ,


Lôi trùm đế quốc đến Pari.


Hàng tuần chỉ mặt : “Mi xâm lược,


Muốn tốt khôn hồn hãy cút đi!”


Các cuộc thăm dò và tiếp xúc bí mật đã đưa VNDCCH và Hoa Kỳ đến Hội nghị Pari. Có thể nói, cuộc đàm phán Pari về Việt Nam là một trong những trọng tâm của ngoại giao VNDCCH thời đánh Mỹ.


Năm 1968, cuộc tấn công Tết đồng loạt diễn ra khắp các đô thị miền Nam, mới đầu làm choáng váng quân Mỹ và VNCH. Ngay sau đó, Mỹ và VNCH phản công và như lịch sử cho thấy, tổn thất của hai bên đều rất lớn. Riêng tổn thất của Bắc VN và Mặt trận GPMNVN là lớn hơn bất cứ thời kỳ nào của chiến tranh.


Sau Tết Mậu Thân, Lê Đức Thọ được điều vào Nam tăng cường cho Trung ương Cục để phát huy kết quả của đợt tiến công Tết. Cuối đợt hai của cuộc tổng tiến công, Hồ Chí Minh gọi ông ra Hà Nội và cử ông làm cố vấn đặc biệt cho Xuân Thủy.


Hồ Chí Minh gửi thư cho Bộ Chính trị:


“Bác và anh Tô đã bàn và đồng ý đề nghị BCT điện cho anh Sáu: “những công việc cần phải thảo luận thì anh Sáu nên bàn ngay với anh Bảy và các đồng chí phụ trách. Thảo luận xong, anh Sáu nên về ngay độ trước tháng 5 để tham gia phái đoàn ta đi gặp đại biểu Mỹ”.


Ngày 3.6.1968, Lê Đức Thọ đến Pari. Lê Đức Thọ là Cố vấn đặc biệt cho Xuân Thuỷ, song thực chất là người lãnh đạo cao nhất của phái đoàn VNDCCH. Ông ta đặc trách các cuộc gặp bí mật với phái đoàn Mỹ, công tác nghiên cứu. Còn Xuân Thuỷ phụ trách các cuộc họp công khai.


Có nhiều câu chuyện lý thú về cuộc đàm phán Pari, nói chung, chúng ta đều đã biết. Một điều khá đặc biệt là có một sự liên hệ giữa ngoại giao và thơ ca của những nhân vật lãnh đạo và tham gia Hội nghị Pari.


Không cần phải là nhà quan sát cũng có thể thấy, lãnh đạo hiện nay hầu như không quan tâm (am hiểu?) mấy về văn học, nghệ thuật, càng không bao giờ làm thơ, viết sách, viết báo, trả lời phỏng vấn. Tài năng của họ chỉ bộc lộ khi họ phát biểu công khai về một vấn đề bức xúc của xã hội hoặc một đại dự án nào đấy – mới đây nhất là phát biểu của ông Phó Thủ tướng. Đó là dịp hiếm có để người dân trong nước và thế giới có thể “ngây ngất” chiêm ngưỡng tài năng họ!


Còn các nhà lãnh đạo thời đó, mặc dù không được đào tạo cơ bản, song họ rất am hiểu văn hoá, văn nghệ và thường hay làm thơ. Họ cũng đã làm nhiều bài thơ, câu thơ khá hay, vừa là những chỉ dẫn quan trọng, lại vừa là những xúc cảm riêng tư trong cuộc đấu tranh ngoại giao với Hoa Kỳ.


Năm Kỷ Dậu – 1969, Hồ Chí Minh gửi thư cho phái đoàn đàm phán Pari:


Xuân gà túc tác đến nơi


Gửi người thân thiết mấy lời mừng Xuân


Gà Xuân túc tác rạng đông,


Được tin thắng lợi cờ hồng bay cao


Tại Pari, Lê Đức Thọ và Xuân Thuỷ đều là những hồn thơ giàu cảm xúc. Xuân Thuỷ có vẻ làm nhiều thơ hơn – hình như sự việc nào cũng làm ông xúc cảm. Sau một cuộc gặp với Hariman, Trưởng đoàn đàm phán của Hoa Kỳ, trên đường về, Lê Đức Thọ nói:”Trời, cái thằng Harriman sao mà chán thế! Chẳng có lý luận gì. Cãi lăng nhăng. Mình đúng là ở thế thắng, thế tấn công. Mình có chính nghĩa có khác!”.


Hariman bị điếc một bên tai, phải dùng ống nghe. Điều lý thú là khi không muốn nghe, ông ta lại gỡ ống nghe ra. Cuộc tranh luận về chấm dứt ném bom Bắc VN giữa hai đoàn rất căng thẳng. Rồi cũng đến lúc Hariman trở về Mỹ. Xuân Thuỷ viết:


À nhỉ, ra ông điếc một tai


Thế là mấy tháng mất công toi


Tôi đòi chấm dứt bom miền Bắc


Ông chẳng nghe ra hỏi lại hoài!


Xem ra, những câu thơ trên cũng không nhiều chất thơ lắm, nghe vui vậy thôi. Nhưng khi từ Pari về nước, thăm Quảng Bình, Xuân Thủy có những câu thơ đầy chất trữ tình, chơi chữ khéo léo:


Chiều nay Xuân Thủy thăm Ngư Thủy


Trời biển mênh mông đất Quảng Bình


Giặc Mỹ hay đâu cồn cát trắng


Anh hùng toàn những gái xuân xanh!


Ông không thể biết, Tiểu đội pháo binh Ngư Thuỷ nổi tiếng, từng bắn cháy tàu chiến Mỹ ngoài khơi Quảng Bình ngày ấy, sau chiến tranh, họ sống nghèo xơ xác trên vùng cát mênh mông, ngay quê hương họ. Tôi đã nhiều lần đến vùng đất ấy. Mãi sau này, nhiều cuộc vận động quyên góp, ủng hộ mới giúp cuộc sống họ khá lên một chút.


Một bà đại sứ nói chuyện với Xuân Thuỷ:


- Phụ nữ Việt Nam mặc kín cả cổ, cả tay, cả đùi, đến tận gót chân cũng kín. Vậy mệt nhà thơ lắm mới hình dung được người phu nữ.


- Nhà thơ thường giàu óc tưởng tượng. Càng tưởng tượng nhiều thì thơ càng hay. Xuân Thuỷ đáp lại.


- Thế thì nhà thơ không hiện thực.


- Nhà thơ thường tả cái dáng dấp bên ngoài của người phụ nữ, chứ ít khi tả cái bên trong vì nhìn những cái bên trong có khi hết thơ. Cố nhiên, phụ nữ bao giờ cũng đẹp.


- Ô, bên trong nhiều cái đẹp lắm chứ. Tại nhà thơ chưa khám phá hết đó thôi.


Lê Đức Thọ cũng dẫn Kiều, khi đến làm việc với phái đoàn bà Nguyễn Thị Bình, có người hỏi về triển vọng của cuộc đàm phán. Ngoại giao VN, “tuy hai mà một, tuy một mà hai” – đó là nét “đặc sắc” về hai đoàn đàm phán VNDCCH và Chính phủ Lâm thời CHMNVN tại cuộc hoà đàm Pari:


Dằn lòng chờ đợi ít lâu


Chầy ra thì cũng năm sau vội gì


Sau khi Hiệp định được ký, có một phụ nữ trong đoàn miền Nam nhắc lại câu trên và nói anh Sáu tài thật, biết là mình dù phải đánh đến “trầy da, tróc vảy” thì vẫn cứ thắng và thắng lợi đã đến gần. Chị ấy không hiểu, hay hiểu nhầm, “chầy ra” và “trầy da”, khác hẳn nhau về nghĩa!


Một buổi sáng, có người đưa đến cho Xuân Thuỷ một bức thư. Mở ra, là mấy câu thơ của Trường Chinh:


Đấu lý bao giờ cũng thế thôi


Nói đi nói lại vẫn chưa rồi


Chiến trường ta diệt thêm nhiều địch


Đế quốc rồi đây sẽ hết đời


Kết quả trên bàn đàm phán bao giờ cũng phản ảnh thực tế trên chiến trường. Nếu trên chiến trường không giành thắng lợi, trên bàn đàm phán cũng không thể giành thắng lợi. Trường Chinh đã chỉ rõ điều đó: “Chiến trường ta diệt thêm nhiều địch. Đế quốc rồi đây sẽ hết đời”.


Ngoài các cuộc họp chính, VNDCCH và Mỹ còn có các cuộc gặp riêng, bí mật. Đây mới là diễn đàn quan trọng đưa đến kết quả cuộc hoà đàm Pari.


Những cuộc họp công khai ít kết quả và đó là điều kiện tốt để VNDCCH làm tuyên truyền. “Chúng ta phải chọn một trong hai điều: một là chúng ta vẫn tiếp tục nhưng chúng ta cứ trốn đằng sau những phức tạp của vấn đề. Cả hai bên chúng ta đều có đủ thông minh, đặc biệt là các ông có tài về biện chứng, để kéo dài mãi mãi cũng được. Đó là một sự tập dượt về lý luận không dẫn tới đâu cả mà không cần sự tham gia của tôi” – Tiến sỹ Kissinger nói.


Vẫn lời thơ của Trường Chinh:


Một tuần một trận đấu gay go


Mấy tháng chưa xong một ván cờ


Nắm vững phương châm giành thắng lợi


Ung dung anh vẫn dạo vườn thơ


Thế phương châm giành thắng lợi của VNDCCH là gì? Ta hãy xem nhận định của Tiến sỹ Kissinger:


- “Nếu tôi hiểu đúng thì chiến lược của các ngài là làm sao đạt được hai kết quả: muốn quân đội chúng tôi rút càng nhanh càng tốt và khi chúng tôi rút đi thì lật đổ cơ cấu chính trị hiện nay ở Nam Việt Nam. Đòi hỏi của các ngài đề ra không phải là để nhân nhượng mà để đòi chúng tôi dâng cho Hà Nội các mục tiêu mà các ngài muốn đạt được. Nếu các ngài đạt được thì chúng tôi tôn trọng nhưng chắc rằng các ngài không đạt được trong đàm phán này”.


Tiến sỹ Kissinger không nhầm lắm đâu. Lần cuối đi Pari, Lê Duẩn đã nói với Lê Đức Thọ, vấn đề quan trọng chủ yếu là quân Mỹ phải ra đi, còn quân Bắc VN thì ở lại (miền Nam Việt Nam). Những vấn đề khác là thứ yếu.


Rồi cũng đến lúc Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được bốn bên ký kết.


Vấn đề quan trọng tiếp theo là việc thực thi Hiệp định. Liệu các bên có vi phạm không? Điều khoản ngừng bắn tại chỗ được hiểu như thế nào?


Và đây là một đoạn trong bài thuyết trình của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, một ngày sau khi ký Hiệp định Pari:


” Ngưng bắn tại chỗ không có nghĩa là mai mốt cái thằng cộng sản đi về chợ Sài Gòn, ngồi đó mà ăn phở, hay là thằng cộng sản nói rằng bây giờ ngưng bắn rồi tôi đi về Ấp thăm vợ tôi, thăm cha mẹ tôi, tôi thăm em tôi. Kỳ thực nó không có thăm gì hết. Nó chường cái mặt của nó ra, nó đưa cái súng lục của nó ra, nó ló ló cái dao găm của nó ra, nó ló ló cái trái lựu đạn của nó ra để đi tuyền truyền chủ nghĩa cộng sản, xúi dục đồng bào đi biểu tình, đi phá đồn phá bót, đi phá hoại. Rồi nó nói không phải là nó, mà đồng bào tự động làm…”


Và ông ta nhận định:


“nói tới Cộng sản là phải nói tới tội ác, nói tới Cộng sản là phải nói hiếu chiến, nói tới ngoan cố, nói tới lì lợm, nói tới tàn nhẫn, nói tới điêu ngoa, nói tới lừa phỉnh, nói tới phản bội, nói tới lật lọng, nói tới gian lận. Nói Cộng sản, là tất cả những cái đó gắn liền với Cộng sản, gắn từ đầu óc của nó, chủ nghĩa của nó…”


Xem ra, ấn tượng của ông Thiệu đối với cộng sản thật nặng nề và bây giờ nhìn lại, nhiều người không khỏi giật mình!


Ta trở lại với bài thơ Tố Hữu tặng Lê Đức Thọ và Xuân Thủy:


Đánh đàm Nam – Bắc hai tay


Anh đi muôn dặm trời Tây gập gềnh


Chúc Anh bền sức đấu tranh


Ngày về kết quả đôi cành Bắc – Nam


Tháng 3.1975, Lê Đức Thọ, người từng được giải thưởng Nobel hoà bình cùng với Kissinger tại cuộc đàm phán Pari (nhưng ông ta không nhận?) đã vào Nam chuẩn bị cho cuộc chiến cuối cùng. Lê Duẩn dặn Lê Đức Thọ, lần này vào phải giải phóng miền Nam xong mới trở về. Lê Đức Thọ đã đọc bài thơ dưới đây trong một cuộc họp chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công:


Anh dặn ra đi thắng mới về


Phút giây cảm động nói năng chi


Lời Anh là cả lời non nước


Ngàn dặm Trường Sơn há ngại gì?


Ta tạm kết thúc với ý nghĩ, sao “Lời Anh là cả lời non nước” nhỉ? Từ trước đến nay, chỉ có lời Hồ Chí Minh mới được coi là “lời non nước” kia mà!  

http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=21465

***

Ngoại Giao XHCN: Xạo Hết Chổ Nói
Nghệ thuật “đánh” và “đàm” của Việt Nam

Lê Mai



Lịch sử giữ nước của dân tộc VN ta gắn liền với nghệ thuật “đánh” và “đàm” – tức là kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao với kẻ thù. Trải qua hàng ngàn năm ấy, kẻ thù trực tiếp nhất, nguy hiểm nhất, tàn bạo nhất đối với VN chính là người láng giềng khổng lồ phương Bắc. VN ta, “tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau” nhưng cuối cùng, bằng những đòn đánh sấm sét, đã đập tan ý chí xâm lược của chúng, buộc quân xâm lược phải đền tội, đem lại hòa bình cho đất nước.

Song, thực tế VN là một nước nhỏ, nằm sát nách TQ là một nước lớn, lại nhiều dã tâm. Điều này – như một định mệnh, không thể thay đổi được. Do đó, trong lịch sử, VN đã sáng tạo ra nhiều phương thức để tồn tại trong điều kiện bên cạnh là một kẻ thù thường trực. Phải rất thông minh, sáng suốt, biết mình, biết người – ngay cả khi chúng ta đang rất mạnh. Nghệ thuật “đánh” và “đàm” của VN đã thể hiện một cách rực rỡ trong chiến tranh giữ nước mà ngày nay nhìn lại, chúng ta càng thấy tự hào.


Phải thừa nhận, ngoại giao có vai trò cực kỳ to lớn, song rất khó có thể thắng địch chỉ bằng lời nói. Ngoại giao chỉ phát huy tác dụng khi mặt trận quân sự giành được những thắng lợi quyết định. Hồ Chí Minh đã tổng kết: “thực lực như cái chiêng, ngoại giao như tiếng chiêng, chiêng có to tiếng mới lớn”. Phải đánh thắng thì ngoại giao mới có kết quả, đó là chân lý.


Đối mặt với kẻ thù hung bạo, con đường duy nhất đúng đắn mà ông cha ta lựa chọn chính là đứng lên cầm vũ khí chiến đấu quyết liệt một mất một còn với địch. Chừng nào độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước chưa được thực hiện, chừng đó nhân dân ta còn cầm chắc vũ khí, quyết đánh và quyết thắng. “Đánh” nhưng kết hợp với “đàm”, đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa tính cứng rắn về nguyên tắc và tính mềm dẻo về sách lược. Nghệ thuật “đánh” và “đàm” nằm trong tổng thể chiến lược giữ nước, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, đòi hỏi phải được vận dụng một cách khôn khéo, linh hoạt.


Lịch sử VN cũng cho thấy, phải có những chiến thắng oanh liệt, những trận đánh tiêu diệt vang dội, làm cho địch suy sụp, không thể không chịu thua, chính khi đó mới tạo ra thời cơ để chúng ta tiến hành ngoại giao với kẻ địch. Không có chuyện yếu mới “đàm”, vì yếu mà “đàm” thì làm sao có thể giành được thắng lợi. Tùy thuộc vào ý định, mưu kế, vào so sánh lực lượng giữa ta và địch mà VN thường áp dụng các phương thức như đàm trước, vừa đánh vừa đàm, hoặc đánh xong rồi đàm.


Sau trận phản công thắng lợi trên phòng tuyến sông Cầu, tiêu diệt phần lớn chủ lực quân Tống, Lý Thường Kiệt đã chủ động phái người sang gặp Quách Quỳ để đặt điều kiện lập lại hòa bình. Ta chỉ rõ cho chúng chỉ có một trong hai con đường: hoặc nhận điều kiện của ta để rút quân hoặc tiếp tục đánh thì sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, Quách Quỳ buộc phải chọn con đường rút quân, trước khi có lệnh bãi binh của triều đình nhà Tống.


Nghệ thuật “đánh” và “đàm” được Lê Lợi và Nguyễn Trãi vận dụng rất tài tình. Trong mười năm kháng chiến, đã có nhiều lần quân ta vừa đánh vừa đàm với giặc. Sau lần đánh bại cuộc càn quét của quân Minh ở Khôi huyện, nhằm tranh thủ thời gian củng cố lực lượng, thế là ta và giặc đi đến hòa hoãn trong hai năm. Đặc biệt, chiến thắng vang dội Chi Lăng – Xương Giang đã đập tan những cố gắng phản kích cuối cùng của quân Minh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi lại tiếp tục đàm phán với Vương Thông, buộc mười vạn quân giặc phải đầu hàng và rút quân về nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.


Vì sao lại chủ trương “đàm” với giặc trong khi quân ta đang rất mạnh, hoàn toàn có thể tiến công tiêu diệt chúng? Hãy nghe lời của Nguyễn Trãi:


“Tình hình quân giặc trong lúc này, mình phá vào sào huyệt ăn gan uống máu để rửa mối thù sâu không phải là một sự khó khăn. Nhưng thần trộm nghĩ, như vậy sẽ kết mối thù với nhà Minh quá sâu. Vì sự trả thù, vì sự vớt lấy thể diện của một nước lớn, Minh chúa tất lại phái binh sang, như thế cái vạ của binh đao biết đến bao giờ cho dứt được. Chi bằng ta nên thừa lúc này, kẻ thù lâm vào thế cùng mà cùng họ hòa hiếu để tạo phúc cho cả sinh linh hai nước”.


Quả là “mưu kế kỳ diệu, cũng là chưa thấy xưa nay”. Sử dụng phương thức ngoại giao dưới nhiều hình thức để buộc quân xâm lược phải chịu thua mà không “mất mặt”, tạo điều kiện cho quân giặc rút về, chịu nhận phong vương, chịu triều cống, trao trả tù binh… để đặt lại quan hệ bình thường giữa hai nước. Nghệ thuật “đánh” và “đàm” càng thể hiện truyền thống nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc ta. Như vậy, ông cha ta biết khởi đầu chiến tranh và biết cách kết thúc chiến tranh, biết đấu tranh quân sự, cũng biết đấu tranh ngoại giao, tất cả nhằm mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc.


Đến thời Quang Trung – Nguyễn Huệ, sau trận đại phá hai mươi vạn quân Thanh mới chủ động tiến hành ngoại giao với triều đình nhà Thanh. Rõ ràng, chúng ta “đàm” hoàn toàn trên thế mạnh. Cho nên, dẫn đầu phái đoàn đi sứ sang TQ là vua Quang Trung giả, dù Càn Long có biết cũng buộc phải làm ngơ !


Trong cuộc chiến với người Pháp, VN chủ động hòa hoãn nhằm kéo dài thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà Hồ Chí Minh biết là không thể tránh khỏi. So sánh lực lượng lúc này cho thấy người Pháp mạnh hơn hẳn VN. Kết quả tất yếu xẩy ra, Hội nghị trù bị Đà Lạt rồi tiếp đó là Hội nghị Phôngtennơblô đều tan vỡ. Hiệp định mồng 6 tháng 3, Tạm ước 14 tháng 9 là những sáng tạo thiên tài của Hồ Chí Minh, kéo dài thời gian quý báu cho VN. Song, người Pháp không dễ dàng từ bỏ Đông Dương và ngày 19 tháng 12 năm 1946, cuộc chiến Việt – Pháp bùng nổ. Một vài cuộc tiếp xúc trong cuộc chiến nhằm đình chỉ xung đột đều không đưa đến kết quả, do thái độ ngạo mạn của người Pháp. Thế nhưng, sau trận Điện Biên Phủ, người Pháp phải cay đắng chịu thất bại và ngoại giao VN khi đó thực sự phát huy tác dụng. Hiệp định Geneve được ký kết, mang lại hòa bình cho nửa nước VN.


Bài học lịch sử mà chúng ta đều nhận thấy, đó là, ngoại giao không phải được thực hiện với sự sợ hãi nước lớn, sợ họ quân nhiều, tướng mạnh, vũ khí tối tân, mà phải được thực hiện với tư thế của người chiến thắng, đã và sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu đen tối của quân xâm lược, bất kể từ đâu đến. Đó chính là nghệ thuật “đánh” và “đàm” – nghệ thuật giữ nước VN. 

***

XHCN: Xạo Hết Chỗ Nói - Báo ơi là báo!

Báo Nhân Dân “chế biến” phỏng vấn CNN? (*)

Những bàn luận trên mạng internet vẫn tiếp diễn về khác biệt giữa bản ghi phỏng vấn Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết của chính hãng CNN và bản đăng lại của báo Nhân Dân và sau đó được các báo khác đăng nguyên văn.

Đứa nào nói láo trời đập tan đảng của nó!

Một số người theo dõi sát tin tức nói cả câu hỏi của CNN và câu trả lời của ông Nguyễn Minh Triết đều được sửa đổi.

Báo Nhân Dân không chỉ cắt gọt câu hỏi của nhà báo Wolf Blitzer (lược bỏ đi chữ ''Cha'' trong câu hỏi của phóng viên, các phần nói về ''nhân quyền'', ''tù chính trị''), sai chi tiết (như bài phát biểu của ông Bush tại Praha chứ không phải ở Pháp), mà phần về vụ Linh mục Nguyễn Văn Lý sai hoàn toàn'' - một người theo dõi phỏng vấn trên CNN và đọc lại bản ghi của Nhân Dân cho biết.

''Cùng câu trả lời nhưng câu hỏi khác hẳn''.

Câu hỏi mà báo Nhân Dân đưa ra là: ''Tôi không biết trong lúc xử, ông Lý có lời lẽ thô bạo hay không?'', và để trong ngoặc đoạn “Phóng viên vừa hỏi vừa đưa tấm ảnh Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng tại tòa và hỏi Chủ tịch nước có biết tấm ảnh này không?”.

Câu hỏi của phóng viên trên thực tế là: “Bây giờ tôi sẽ đưa cho ông xem một bức ảnh đã được truyền đi khắp nơi trên thế giới và gây ra quan ngại, nhất là ở Hoa Kỳ. Có lẽ ông biết bức ảnh này?”.

Thêm thắt

Ngoài ra trong bản ghi của CNN cũng không có câu mà báo Nhân Dân thuật lại là ''Có báo báo nói rằng Nguyễn Văn Lý la lên tại tòa?''.

Vẫn người theo dõi sát tin tức nói thêm: ''Câu trả lời cũng bị thêm vào mấy đoạn (ít nhất là so với script của CNN), như việc Vatican đồng ý bắt Linh mục Nguyễn Văn Lý, rồi Nguyễn Cao Kỳ về thăm Việt Nam, tuyên bố ''nước Việt Nam có luật Việt Nam''.

''Nói chung trình độ của người ''chế biến'' có vẻ kém hơn so với tầm của ông Triết một bậc, nhưng lại hung hăng hơn một bậc.

''Đây là điều đáng ngạc nhiên và cũng thật buồn cười trong kỷ nguyên internet''.

Một số sự khác biệt khác giữa bản ghi của CNN và báo Nhân Dân và phiên bản tương tự trên Tuổi trẻ, VietnamNet (DCVOnline, dưới bài của nhà báo Bùi Tín, 11/07/2007 – DCV) và cũng đã được đưa lên diễn đàn X-cafe.

Người đưa vấn đề lên X-cafe nói rằng hai câu cuối cùng trong bản của báo Nhân Dân cũng không có trong bản ghi lại phỏng vấn của CNN.

Cuộc phỏng vấn với Chủ tịch Triết do nhà báo kỳ cựu Wolf Blitzer thực hiện được chiếu trên đài CNN hôm Chủ Nhật 24/06 lúc 11 giờ trưa giờ miền Đông Hoa Kỳ.

(*): Bài của BBC, ngảy 10/07/2007.

 

No comments:

Post a Comment