DR
Nếu ngân sách liên bang của Hoa Kỳ bị tự động cắt giảm 85 tỷ đôla kể từ hôm nay, việc này sẽ ảnh hưởng không chỉ đến nền kinh tế Mỹ, mà còn đến toàn thế giới, đặc biệt là châu Âu, đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ.
Vào lúc mà nền kinh tế Mỹ đang gượng dậy, những cắt giảm chi tiêu của các cơ quan chính phủ sẽ khiến tăng trưởng của Hoa Kỳ giảm bớt 0,5%, theo như thẩm định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.
Hôm qua 28/02/2013, một phát ngôn viên của IMF đã cảnh báo , tình trạng này sẽ tác động lên tăng trưởng kinh tế toàn thế giới. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất chính là những nước có quan hệ thương mại nhiều nhất với Hoa Kỳ.
Như vậy, châu Âu sẽ là nạn nhân đầu tiên của khủng hoảng chính trị-ngân sách tại Mỹ, bởi vì với trao đổi mậu dịch lên tới 645 tỷ đôla năm 2012, Liên hiệp châu Âu là đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ, vượt xa Trung Quốc. Thậm chí, trong trao đổi mậu dịch với nền kinh tế hàng đầu thế giới, Liên hiệp châu Âu được thăng dư.
Vào lúc mà kinh tế khu vực đồng euro vẫn bị suy thoái, nếu tăng trưởng của Mỹ chậm lại, châu Âu sẽ càng khó mà vượt qua khủng hoảng. Vào cuối năm 2012, ngay giữa lúc chính trường Hoa Kỳ đang vật vả với « bức tường ngân sách », ủy viên châu Âu đặc trách các vấn đề kinh tế Olli Rehn đã từng thúc giục Washington giải quyết « kịp thời » các vấn đề ngân sách, tránh để ảnh hưởng đến kinh tế thế giới và đặc biệt là đến châu Âu.
Tình hình sẽ diễn tiến như thế nào, điều đó tùy thuộc vào các cuộc mặc cả trong tương lai giữa Nhà Trắng với phe Cộng hòa ở Quốc hội. Nhưng trước mắt, các cơ quan chính phủ đặc trách ngoại thương có nguy cơ bị cắt giảm ngân sách đúng vào thời điểm quan trọng.
Hoa Kỳ vừa khởi động các cuộc thương lượng về một hiệp định tự do mậu dịch với châu Âu và dự kiến cuối năm nay sẽ hoàn tất các cuộc đàm phán về khối Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP ) với các nước Nam Mỹ và châu Á. Chưa kể là Washington đang muốn thảo luận về trao đổi toàn cầu trong lĩnh vực dịch vụ tại Genève.
Một phát ngôn viên của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ thừa nhận với AFP là những cắt giảm ngân sách có thể sẽ ảnh hưởng đến các hồ sơ nói trên và ảnh hưởng đến các nỗ lực của Mỹ mở cửa các thị trường.
Các cắt giảm ngân sách ở Mỹ cũng có thể sẽ dẫn đến việc giảm số nhân viên hải quan và như thế sẽ làm chậm lại các trao đổi mậu dịch, đặc biệt là từ các nước châu Âu.
RFI
Hôm qua 28/02/2013, một phát ngôn viên của IMF đã cảnh báo , tình trạng này sẽ tác động lên tăng trưởng kinh tế toàn thế giới. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất chính là những nước có quan hệ thương mại nhiều nhất với Hoa Kỳ.
Như vậy, châu Âu sẽ là nạn nhân đầu tiên của khủng hoảng chính trị-ngân sách tại Mỹ, bởi vì với trao đổi mậu dịch lên tới 645 tỷ đôla năm 2012, Liên hiệp châu Âu là đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ, vượt xa Trung Quốc. Thậm chí, trong trao đổi mậu dịch với nền kinh tế hàng đầu thế giới, Liên hiệp châu Âu được thăng dư.
Vào lúc mà kinh tế khu vực đồng euro vẫn bị suy thoái, nếu tăng trưởng của Mỹ chậm lại, châu Âu sẽ càng khó mà vượt qua khủng hoảng. Vào cuối năm 2012, ngay giữa lúc chính trường Hoa Kỳ đang vật vả với « bức tường ngân sách », ủy viên châu Âu đặc trách các vấn đề kinh tế Olli Rehn đã từng thúc giục Washington giải quyết « kịp thời » các vấn đề ngân sách, tránh để ảnh hưởng đến kinh tế thế giới và đặc biệt là đến châu Âu.
Tình hình sẽ diễn tiến như thế nào, điều đó tùy thuộc vào các cuộc mặc cả trong tương lai giữa Nhà Trắng với phe Cộng hòa ở Quốc hội. Nhưng trước mắt, các cơ quan chính phủ đặc trách ngoại thương có nguy cơ bị cắt giảm ngân sách đúng vào thời điểm quan trọng.
Hoa Kỳ vừa khởi động các cuộc thương lượng về một hiệp định tự do mậu dịch với châu Âu và dự kiến cuối năm nay sẽ hoàn tất các cuộc đàm phán về khối Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP ) với các nước Nam Mỹ và châu Á. Chưa kể là Washington đang muốn thảo luận về trao đổi toàn cầu trong lĩnh vực dịch vụ tại Genève.
Một phát ngôn viên của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ thừa nhận với AFP là những cắt giảm ngân sách có thể sẽ ảnh hưởng đến các hồ sơ nói trên và ảnh hưởng đến các nỗ lực của Mỹ mở cửa các thị trường.
Các cắt giảm ngân sách ở Mỹ cũng có thể sẽ dẫn đến việc giảm số nhân viên hải quan và như thế sẽ làm chậm lại các trao đổi mậu dịch, đặc biệt là từ các nước châu Âu.
RFI
No comments:
Post a Comment