Tân bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (REUTERS /K. Lamarque)
Sắc lệnh cắt giảm ngân sách Mỹ có hiệu lực kể từ 01/03/2013 vì hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa kiên định lập đường đối nghịch. Lầu năm góc bị mất 46 tỷ đôla, có thể làm giảm phần nào hoạt động quân sự tại châu Á - Thái Bình dương vào lúc Washington cần trấn an các đồng minh trước đe dọa của Bắc Kinh.
Là một vị lãnh lúc nào cũng tìm giải pháp bằng thỏa hiệp với đối thủ Cộng Hòa khi bị cản trở trong suốt nhiệm kỳ một, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã dứt khoát thay đổi chiến thuật trong nhiệm kỳ hai. Do đối thủ không nhượng bộ tăng thuế người giàu ông ký sắc lệnh cắt giảm ngân sách với lời cảnh cáo về hệ lụy cho kinh tế quốc gia và công ăn việc làm cho dân chúng.
Trong con số 85 tỷ đô la cắt giảm, Bộ Quốc phòng bị thiệt thòi nhất với 46 tỷ đôla tương đương với 8% của ngân sách 2012-2013 được dự trù là 614 tỷ đô la.
Do đã được chuẩn bị tinh thần từ trước, Lầu năm góc vẫn duy trì được sức mạnh cốt lõi gồm toàn bộ quân nhân dưới cờ, lương bỗng và thụ đắc xã hội. Tuy nhiên, do thiếu ngân sách, Bộ Quốc phòng cắt giảm chi phí nơi khác : một là giảm chương trình thực tập tác chiến, giảm ngân sách bảo trì vũ khí, quân cụ nhất là kể từ tháng tư tới, 800.000 nhân viên dân sự sẽ bị thất nghiệp bán phần.
Đối với không quân, 200 ngàn giờ bay tan theo mây khói. Đối với lục quân, 80% đơn vị tác chiến mất phần lớn chương trình huấn luyện thường niên.
Về phần hải quân , số ngày hoạt động trên biển giảm ít nhất 30% và trên tổng số 285 chiến hạm, khoảng 30 chiếc không có ngân sách bảo trì. Tân bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã cảnh báo « tình trạng bấp bênh này đe dọa hiệu năng thi hành nhiệm vụ của quân đội ». Tuy nhiên ông hy vọng là hành pháp và lập pháp sẽ không để xảy ra « tai họa » cho an ninh quốc gia.
Giới chuyên gia Mỹ cũng vẫn tỏ ra lạc quan. Ông Todd Harrison thuộc Trung tâm Chiến lược và Thẩm định Ngân sách (Center for Strategic and Budgetary Assessements) nhận xét tuy quyết định « khá thô bạo và thiếu co giãn » nhưng sự kiện Bộ Quốc phòng Mỹ bị cắt ngân sách « không phải là một thảm họa ».
Đối với những người lo sợ quân đội Mỹ bị suy yếu thì giáo sư Lawrence Korb, đại học Georgetown trả lời rằng với ngân sách bị cắt xén, quân đội Mỹ đủ khả năng đương đầu với mọi đe dọa ».
Bản tin của hãng AP hôm nay cũng cho rằng trong bối cảnh Hoa Kỳ cần trấn an các quốc gia đồng minh trong vùng châu Á - Thái Bình Dương trước mối đe dọa của Trung Quốc, thông tin ngân sách quốc phòng Mỹ bị cắt giảm rơi xuống không đúng lúc.
Tuy nhiên, hãng AP xác định ngay là sẽ không có tác hại « nặng nề và rõ nét » đến chính sách « xoay trục » của Mỹ tại Châu Á : Quân đội Mỹ sẽ không rút khỏi Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngân sách quốc phòng vẫn duy trì ở mức độ trên 500 tỷ đô la mỗi năm từ nay đến 2020, cao gấp ba lần hơn nỗ lực tài chính được thẩm định của Trung Quốc, trong khuôn khổ chiến lược « tái định vị » hiện vẫn còn ở giai đoạn khiêm tốn.
Washington vẫn tiến hành chiến lược thắt chặt quan hệ ngoại giao, kinh tế, thương mại với châu Á song song với hợp tác quân sự. Kế hoạch đưa Thủy Quân Lục Chiến sang Úc sẽ tiếp diễn. Kể từ tháng 4 sắp đến, Singapore sẽ tiếp đón lực lượng hải thuyền tác chiến cận duyên của Hoa Kỳ và càng ngày sẽ có nhiều đơn vị Mỹ luân chuyển đến Philippines.
Tuy vậy, theo AP, quân đội Mỹ rất có thể sẽ phải giảm bớt chương trình tập trận chung, các phi vụ và hải vụ trong vùng châu Á dù cho giải kết một phần lớn phương tiện và nhân lực ở Afghanistan.
Vấn đề còn lại là hệ quả chính trị. Những xung khắc không vượt qua nổi trong nội bộ Hoa Kỳ đưa đến « vực thẳm ngân sách » sẽ làm uy tín của Washington tại châu Á thiệt hại đến mức độ nào ?
Trong con số 85 tỷ đô la cắt giảm, Bộ Quốc phòng bị thiệt thòi nhất với 46 tỷ đôla tương đương với 8% của ngân sách 2012-2013 được dự trù là 614 tỷ đô la.
Do đã được chuẩn bị tinh thần từ trước, Lầu năm góc vẫn duy trì được sức mạnh cốt lõi gồm toàn bộ quân nhân dưới cờ, lương bỗng và thụ đắc xã hội. Tuy nhiên, do thiếu ngân sách, Bộ Quốc phòng cắt giảm chi phí nơi khác : một là giảm chương trình thực tập tác chiến, giảm ngân sách bảo trì vũ khí, quân cụ nhất là kể từ tháng tư tới, 800.000 nhân viên dân sự sẽ bị thất nghiệp bán phần.
Đối với không quân, 200 ngàn giờ bay tan theo mây khói. Đối với lục quân, 80% đơn vị tác chiến mất phần lớn chương trình huấn luyện thường niên.
Về phần hải quân , số ngày hoạt động trên biển giảm ít nhất 30% và trên tổng số 285 chiến hạm, khoảng 30 chiếc không có ngân sách bảo trì. Tân bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã cảnh báo « tình trạng bấp bênh này đe dọa hiệu năng thi hành nhiệm vụ của quân đội ». Tuy nhiên ông hy vọng là hành pháp và lập pháp sẽ không để xảy ra « tai họa » cho an ninh quốc gia.
Giới chuyên gia Mỹ cũng vẫn tỏ ra lạc quan. Ông Todd Harrison thuộc Trung tâm Chiến lược và Thẩm định Ngân sách (Center for Strategic and Budgetary Assessements) nhận xét tuy quyết định « khá thô bạo và thiếu co giãn » nhưng sự kiện Bộ Quốc phòng Mỹ bị cắt ngân sách « không phải là một thảm họa ».
Đối với những người lo sợ quân đội Mỹ bị suy yếu thì giáo sư Lawrence Korb, đại học Georgetown trả lời rằng với ngân sách bị cắt xén, quân đội Mỹ đủ khả năng đương đầu với mọi đe dọa ».
Bản tin của hãng AP hôm nay cũng cho rằng trong bối cảnh Hoa Kỳ cần trấn an các quốc gia đồng minh trong vùng châu Á - Thái Bình Dương trước mối đe dọa của Trung Quốc, thông tin ngân sách quốc phòng Mỹ bị cắt giảm rơi xuống không đúng lúc.
Tuy nhiên, hãng AP xác định ngay là sẽ không có tác hại « nặng nề và rõ nét » đến chính sách « xoay trục » của Mỹ tại Châu Á : Quân đội Mỹ sẽ không rút khỏi Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngân sách quốc phòng vẫn duy trì ở mức độ trên 500 tỷ đô la mỗi năm từ nay đến 2020, cao gấp ba lần hơn nỗ lực tài chính được thẩm định của Trung Quốc, trong khuôn khổ chiến lược « tái định vị » hiện vẫn còn ở giai đoạn khiêm tốn.
Washington vẫn tiến hành chiến lược thắt chặt quan hệ ngoại giao, kinh tế, thương mại với châu Á song song với hợp tác quân sự. Kế hoạch đưa Thủy Quân Lục Chiến sang Úc sẽ tiếp diễn. Kể từ tháng 4 sắp đến, Singapore sẽ tiếp đón lực lượng hải thuyền tác chiến cận duyên của Hoa Kỳ và càng ngày sẽ có nhiều đơn vị Mỹ luân chuyển đến Philippines.
Tuy vậy, theo AP, quân đội Mỹ rất có thể sẽ phải giảm bớt chương trình tập trận chung, các phi vụ và hải vụ trong vùng châu Á dù cho giải kết một phần lớn phương tiện và nhân lực ở Afghanistan.
Vấn đề còn lại là hệ quả chính trị. Những xung khắc không vượt qua nổi trong nội bộ Hoa Kỳ đưa đến « vực thẳm ngân sách » sẽ làm uy tín của Washington tại châu Á thiệt hại đến mức độ nào ?
RFI
No comments:
Post a Comment