Friday 8 June 2012

* Các loại ngụy biện -1 (8/6/12)

* Các loại ngụy biện -1  (8/6/12)

 BTĐ - Thói ngụy biện ở người Việt

Thực ra là không chỉ có người Việt mới ngụy biện mà ai cũng thế cả. Họ ngụy biện để ra vẻ mình giỏi hơn, để giành phần thắng, để uy hiếp kẻ khác và để tự lừa dối chính mình. Để phát hiện ra sự ngụy biện (vô ý hay cố ý) là điều không mấy dễ dàng. Phải có kiến thức cơ bản về lô gíc học và đặc biệt nhất là phải vượt qua được sự cảm tính của chính mình và phát hiện thấy sự cảm tính của người khác. Phát hiện được sự ngụy biện của người khác là rất quan trọng nhưng phát hiện ra chính mình đang ngụy biện thì khó khăn hơn nhiều vì "dao bén không gọt được cán".
Bài viết sau đây tuy hơi khó đọc nhưng là thể loại hiếm vì ít người viết và viết theo lối văn giản dị nên rất cần để chúng ta suy ngẫm.

Bài đăng trên Blog GS Nguyễn Văn Tuấn, nhưng đề tên tác giả viết tắt là BTĐ, chưa rõ là ai cả. Có lẽ chỉ mình GS Nguyễn Văn Tuấn biết mà thôi :)
Anhbasg
********************


Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong một xã hội văn minh. Ở nhiều nước, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Ở các nước phương Tây, hầu như ngày nào báo chí cũng có những bài của những cây bỉnh bút tranh luận về một vấn đề nóng nào đó. Trên tivi cũng có những cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai hay nhiều người về những chủ đề từ “đại sự” đến những vấn đề tưởng như nhỏ nhất. Trong các hội nghị khoa học, trước một vấn đề còn trong vòng nghi vấn, người ta cũng có những chuyên gia tranh luận dưới dạng những bài giảng khoa học.


Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi.


Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải tập trung vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, phải sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không công kích vào cá nhân và nhân thân của người tham gia tranh luận.

Đó là những đòi hỏi khó khăn cho một cuộc tranh luận nghiêm túc có ý nghĩa, và không phải ai cũng có khả năng đạt được những yêu cầu này, nhất là đối với người Việt vốn chưa quen với văn hóa tranh luận. Do đó, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều trường hợp chất lượng của những cuộc tranh luận giữa người Việt rất thấp. Chỉ cần xem qua những cái-gọi-là “tranh luận” trên các diễn đàn báo chí (và nhất là các “chat room” hay blog), người ta có thể thấy đó không phải là tranh luận, mà là những cuộc đụng độ giũa các cá nhân tham gia tranh luận, những cuộc chửi bới, chẳng có lí luận của người tranh luận. Ngoài ra, đối với một số người tham gia bình luận về một câu chuyện nào đó là một cuộc dàn xếp, một sự đóng kịch, nhằm tung hỏa mù hoặc lên lớp, hoặc a dua theo đám đông. Đó là những kịch bản ngớ ngẩn đến tội nghiệp. Ngớ ngẩn là vì người xuất hiện chẳng nói được gì cho đầy đủ, mà cũng chẳng phân tích một vấn đề gì cho đến nơi đến chốn.

Thật vậy, rất nhiều trường hợp, những cuộc tranh luận giữa người Việt chỉ là những cuộc chửi lộn, mà trong đó người ta tha hồ vung vít, ném liệng vốn liếng chữ nghĩa qua lại một cách hỗn độn, mà chẳng cần để ý đến logic hay các nguyên tắc của tranh luận là gì. Hơn nữa, rất dễ dàng nhận thấy rằng trong các cuộc tranh luận đó người ta nhắm vào mục tiêu là nhân thân, cá nhân của người tranh luận chứ không nhắm vào quan điểm và lí lẽ của người đó. Thay vì tranh luận thẳng vào vấn đề, người ta tìm cách gắn cho đối phương một nhãn hiệu, và từ đó làm lu mờ đi quan điểm của họ. Trong hầu như những tranh luận, nhiều người cố tìm hay tạo cho mình một vị trí đạo cao đức trọng cả bằng cách gắn cho đối phương những danh từ và tính từ mang tính miệt thị, một thủ đoạn có khả năng làm cho một cuộc tranh luận trở nên một cuộc ẩu đã ngôn từ đinh tai nhức óc thay vì là một trao đổi khoa học.

Thực ra, đó là một hình thức ngụy biện, một lỗi lầm cơ bản nhưng nghiêm trọng trong tranh luận. Nói một cách đơn giản, ngụy biện là những nhầm lẫn trong lí luận và suy luận. Ngụy biện khác với logic. Logic, nói một cách ngắn gọn trong trường hợp này, là những qui ước quản lí tính nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ. Giới triết học Tây phương đã bỏ khá nhiều công sức để phân biệt thế nào là logic và thế nào là ngụy biện. Aristotle có lẽ là một nhà logic học đầu tiên có công phát triển các qui tắc và hệ thống suy luận. Trong quá trình làm việc, ông phát hiện ra nhiều lỗi lầm mà sau này người ta quen gọi là những “ngụy biện.” Mặc dù Aristotle là một nhà nhà logic học đầu tiên có công liệt kê và phân loại những loại ngụy biện, thầy của ông (Plato) mới xứng đáng được vinh danh như là một nhà triết học đầu tiên đã có công sưu tầm những ví dụ về ngụy biện. Kể từ khi Plato và Aristotle, đã có khá nhiều nhà triết học và logic học như John Locke, John Stuart Mill, Jeremy Bentham, và Arthur Schopenhauer cũng có nhiều cống hiến quan trọng trong việc nghiên cứu về ngụy biện.

Điều đáng chú ý là những lỗi lầm về ngụy biện ở người Việt lại hay thấy trong giới có học. Chỉ cần điểm qua báo chí, websites, blog, v.v... chúng ta dễ dàng thấy rất nhiều cái-gọi-là "tranh luận" thật ra chỉ là ngụy biện. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đó là những ngụy biện, mà thậm chí còn hết lời khen ngợi kẻ ngụy biện là ... uyên bác! Điều này cho thấy trong những người Việt học cũng có người rất lười biếng suy nghĩ và chẳng phân biệt được thật và giả, không có khả năng nhận dạng được ngụy biện. Phải ghi nhận một điều là internet đã rất tuyệt vời, vì qua những "tranh luận" và chửi bới của những kẻ tham gia trên internet, chúng ta biết được bộ mặt xấu xí đằng sau những người mang nhãn mác "trí thức" hay "có học". Những kẻ này tương đối nguy hiểm, vì với cái nhãn mác "có học" đó, họ có cơ hội làm lũng đoạn xã hội và trở thành những con vi khuẩn làm nhiễm trùng nền học thuật nước nhà. Do đó, cần phải giúp họ nhận ra đâu là ngụy biện và đâu là logic.

Thực ra, nhận dạng ngụy biện không phải là một việc làm khó khăn. Nói chung chỉ với một lương năng bình dân, người ta có thể phân biệt một phát biểu mang tính ngụy biện với một phát biểu logic. Tuy nhiên, cũng có nhiều dạng thức ngụy biện mà vẻ bề ngoài hay mới nghe qua thì rất logic, nhưng thực chất là phi logic. Những loại ngụy biện núp dưới hình thức “khoa học” này không dễ nhận dạng nếu người đối thoại thiếu kiến thức về logic học hay thờ ơ với lý lẽ. Do đó, một điều quan trọng trong tranh luận là cần phải phát hiện và nhận dạng những hình thức ngụy biện, và quan trọng hơn, cần phải hiểu tại sao chúng sai. Có thể phân loại ngụy biện thành nhiều nhóm khác nhau liên quan đến việc đánh lạc vấn đề, lợi dụng cảm tính, thay đổi chủ đề, nhầm lẫn trong thuật qui nạp, lý luận nhập nhằng, phi logic, và sai phạm trù. Trong khuôn khổ giới hạn, người viết bài này không có tham vọng trình bày tất cả những loại ngụy biện một cách chi tiết (vì việc này đã được hệ thống hóa trong nhiều sách về logic học), mà chỉ muốn liệt kê ra những loại ngụy biện thường hay gặp trong báo chí và truyền thông, hầu giúp bạn đọc có thể phân biệt giữa chân và giả.

Liệt kê sau đây là một loạt những ngụy biện phổ biến hay thấy ở người Việt. Những ngụy biện này có thể phân thành 7 nhóm như sau:

• Đánh tráo chủ đề
• Lợi dụng cảm tính và đám đông
• Làm lạc hướng vấn đề
• Qui nạp sai
• Nhập nhằng đánh lận con đen
• Phi logic
• Các nhầm lẫn khác

Nhóm 1. Đánh tráo chủ đề

1. Công kích cá nhân (ad hominem). Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, thấp kém nhất, nguy hiểm nhất, nhưng có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.

Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như Ông nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,” hay “Ông là người làm kinh tế, không biết gì về khoa học, mà nói chuyện khoa học”. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu, mà là logic của lời phát biểu. Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: “Anh học của Tây có vài chữ mà đã quay lại chửi bới đồng nghiệp à? Anh là con ông cháu cha, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ của chúng tôi.”

2. Lợi dụng quyền lực (ad verecundiam). Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình. Chẳng hạn như “Isaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế,” làm như ông Newton là người có thẩm quyền để chúng ta tin vào Thượng đế. Thẩm quyền không thuyết phục được ai; chỉ có sự thật, lí lẽ và logic mới quan trọng và có khả năng thuyết phục.

3. Lợi dụng nặc danh. Trong trường hợp này, người ngụy biện không nêu danh tính người có thẩm quyền, và vì không ai biết tên người có thẩm quyền nên không ai có thể kiểm chứng sự chính xác của lời phát biểu. Một loại ngụy biện khác có quan hệ với loại này là dùng lời đồn đại để làm cơ sở lập luận. Giới công an hay sử dụng ngụy biện này, ví dụ như “Một viên chức tình báo cho biết chính anh từng hoạt động cho địch.”

4. Lợi dụng tác phong. Loại ngụy biện này dùng tác phong hay cách làm việc hay một đặc tính nào đó của đối tượng để cố thuyết phục về tính hợp lí của phát biểu. Tiêu biểu cho loại ngụy biện này là những phát biểu như “Nixon thất cử vì ông ta thường hay ra mồ hôi trên trán,” hay “Tại sao anh không nghe theo lời khuyên của anh chàng ăn mặc bảnh bao đó?” Thực ra, “bảnh bao” và “mồ hôi trên trán” chẳng có dính dáng gì đến vấn đề đang bàn thảo.

5. Luận điệu cá trích. Loại ngụy biện này thường hay được ứng dụng khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Ví dụ: “Anh có thể nói rằng tử hình là một hình thức không có hiệu quả trong việc chống lại tội phạm, nhưng còn nạn nhân của tội phạm thì sao? Gia đình của nạn nhân sẽ nghĩ gì khi họ thấy tên sát nhân người thân của họ bị giam giữ trong nhà tù bằng đồng tiền của chính họ. Họ có nên nuôi dưỡng những tên sát nhân như thế không?”

6. Luận điệu ngược ngạo. Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, tìm cách chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ đoạn của những người ngụy biện. Chẳng hạn như trong câu này “Anh nói rằng ăn nhiều mỡ không liên quan đến cholesterol, nhưng anh có thể chứng minh điều đó không?” Đáng lẽ người phát biểu phải chứng minh, nhưng công việc đó lại được chuyển cho người đối thoại!

Nhóm 2. Lợi dụng cảm tính và đám đông

7. Dựa vào bạo lực (ad baculum). Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này thưởng được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu “chân lí thuộc về kẻ mạnh”. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có thể từ một người khác. Ví dụ như “Những ai không tin vào chính sách của Nhà nước sẽ phải trả giá đắt”, hay “Được rồi, tôi đã biết số điện thoại của anh và biết anh đang ở đâu. À, tôi có nói cho anh biết là tôi mới mua một cây súng ngắn chưa nhỉ?”

8. Lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam). Đây là một loại ngụy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của mình. Ví dụ như “Anh ấy không có giết người bằng búa. Làm ơn đừng tuyên án anh ấy có tội, anh ấy đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng tinh thần,” hay “Tôi hi vọng anh sẽ chấp nhận đề nghị này, chúng ta đã tiêu ra ba tháng nay để bàn rồi đấy.”

9. Lợi dụng hậu quả (ad consequentiam). Ngụy biện loại này thường được biểu hiện qua cách phát biểu “A hàm ý B, B là sự thật, do đó A là sự thật”. Ví dụ: “Nếu vũ trụ được một đấng chí tôn thượng đế tạo nên, chúng ta có thể thấy những hiện tượng được tổ chức một cách thứ tự. Và hiện tượng chung quanh chúng ta quả rất thứ tự, vậy đấng chí tôn thượng đế chính là người tạo nên vũ trụ,” hay “Anh phải tin vào Đảng Cộng hòa, chứ nếu không cuộc đời này sẽ chẳng có ý nghĩa” (hay là nói một cách ngược lại: cuộc sống này chẳng có ý nghĩa gì nếu không có Đảng cộng hòa!)

10. Lạm dụng chữ nghĩa. Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Chẳng hạn như trong câu “Bất cứ một người có lương tri nào cũng phải đồng ý rằng về Việt Nam ăn Tết là làm lợi cho cộng sản,” chữ “lương tri” được cài vào nhằm cho người đối thoại phải nghiêng theo những người có lương tri.

11. Dựa vào quần chúng (ad numerum). Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.”

Nhóm 3. Làm lạc hướng vấn đề

12. Lí lẽ chẻ đôi. Loại ngụy biện này thường phân định một vấn đề thành hai giá trị: trắng và đen, bạn và thù, có và không, v.v.. dù trong thực tế, có hơn hai lựa chọn. Chẳng hạn như “Hoặc là anh hợp tác với tôi hay là anh chống tôi, anh chọn hướng nào, yes hay là no?”

13. Lí lẽ ngờ nghệch (ad ignorantiam). Loại ngụy biện này, như tên gọi ám chỉ, xuất phát từ sự ngớ ngẩn. Một trong những cách nói thông thường nhất trong loại ngụy biện này mà giới ngụy biện hay dùng là nếu một điều gì đó chưa được chứng minh là sai (hay giả) thì điều đó là đúng (hay thật). Ví dụ: “Bởi vì các nhà khoa học chưa chứng minh dioxin có thể gây ra dị thai, do đó dioxin không thể gây ra dị thai,” hay kiểu lí luận của “nền kinh tế phát triển và xã hội ổn định mấy năm nay, không có lý do gì phải cần đến dân chủ”.

14. Lí luận lươn trạch. Loại ngụy biện này cho rằng nếu một sự kiện xảy ra, các sự kiện có hại khác sẽ xảy ra. Chẳng hạn như “Nếu chúng ta hợp pháp hóa cần sa, công chúng sẽ bắt đầu hút cần sa, và chúng ta cũng sẽ phải hợp pháp hóa á phiện. Rồi chúng ta sẽ là một quốc gia với những người ăn bám vào xã hội. Do đó, chúng ta không thể hợp pháp hóa á marijuana”. Hay một đoạn ví dụ khác:” Tiếc thay một cuộc cải cách về kinh tế, bình bị, tài chánh, xã hội, nông nghiệp như vậy, đang trên đường thành công rực rỡ: bị tan vỡ, bị huỷ bỏ chỉ vì tham vọng đánh Đại việt của Vương An Thạch. Mà đau đớn biết bao, khi người phá vỡ chỉ là một thiếu phụ Việt ở tuổi ba mươi. Giá như Thạch không chủ trương Nam xâm, chỉ cần mười năm nữa, toàn bộ xã hội Trung quốc thay đổi; rồi với cái đà đó, thì Trung quốc sẽ là nước hùng mạnh vô song, e rằng cứ muôn đời mặt trời vẫn nở phương Đông chứ không ngả về Tây như hồi thế kỉ 18 cho đến nay bao giờ.”

15. Mệnh đề rời rạc. Đây là loại ngụy biện dùng hai (hay nhiều hơn hai) mệnh đề chẳng dính dáng gì với nhau để làm thành một phát biểu hay kết luận. Ví dụ: “Anh ủng hộ tự do dân chủ và quyền mang vũ khí hay không?” hay “Anh đã ngưng làm ăn trái phép chưa?” Câu hỏi sau thực ra hỏi hai vấn đề “Anh từng làm ăn trái phép?” và “Anh đã ngừng hoạt động hay chưa?”
16. Đơn giản hóa. Đây là một loại ngụy biện mà người phát biểu cố tình biến một quan niệm trừu tượng thành một điều cụ thể để bắt lấy thế thượng phong trong đối thoại (nhưng là ngụy biện). Ví dụ: “Tôi để ý thấy anh mô tả ông ta là một người quỉ quyệt. Vậy tôi hỏi anh cái “quỉ quyệt” đó nó nằm ở đâu trong bộ não? Anh không chỉ ra được cho tôi; do đó, tôi có thể nói cái quỉ quyệt không có thực.”

Nhóm 4. Qui nạp sai

17. Khái quát hóa vội vã. Loại ngụy biện này cũng khá phổ biến. Nó dùng một ví dụ hay trường hợp nhỏ và từ đó khái quát hóa cho một cộng đồng. Chẳng hạn như “Ông ấy là một tay đạo đức giả. Do đó, các bạn bè của ông ấy cũng giả dối.”

18. Khái quát hóa không đúng chỗ. Đây là loại ngụy biện mà người sử dụng chúng thường áp dụng một qui luật chung cho một tình huống hay một cá nhân. Chẳng hạn như “Người cộng sản là vô thần. Anh là người theo chủ nghĩa cộng sản, vậy anh chắc chắn là một người vô thần.”

19. Kéo dài tính tương đồng. Trong loại ngụy biện này, người dùng nó đề nghị một điều lệ chung chung, rồi áp dụng nó cho mọi trường hợp và cá nhân. Ví dụ: “Tôi tin rằng chống luật pháp bằng cách phạm luật pháp là một điều sai trái”, hay “Nhưng quan điểm đó ghê tởm lắm, vì nó ám chỉ rằng anh sẽ không ủng hộ tôi,” hay “Anh muốn nói rằng luật về mật mã cũng có tầm quan trọng tương đương với phong trào giải phóng sao? Sao anh dám nói thế?”

20. Lí lẽ quanh co. Loại ngụy biện này thường luẩn quẩn trong vài giả định và kết luận. Chẳng hạn như “Những người đồng tính luyến ái nhất định không thể nắm chính quyền. Do đó, phải tống khứ những viên chức chính phủ đồng tính luyến ái. Vì thế, những người đồng tính luyến ái sẽ làm mọi cách để dấu diếm hành tung của họ, và họ có nguy cơ bị tống tiền. Do vậy, những người đồng tính luyến ái không được giữa chức vụ gì trong chính phủ.” Tức là trong một lí giải như thế, cả hai giả thuyết và kết luận đều giống nhau.

21. Đảo ngược điều kiện. Loại ngụy biện này thường được biểu hiện qua hình thức “Nếu A xảy ra thì B sẽ xảy ra, do đó, nếu B xảy ra thì A sẽ xảy ra.” Ví dụ: “Nếu tiêu chuẩn giáo dục bị hạ thấp, chất lượng tranh luận sẽ bị tồi đi. Do đó, nếu chúng ta thấy chất lượng tranh luận suy đồi trong những năm sắp đến, thì điều đó cho thấy tiêu chuẩn giáo dục của ta bị xuống cấp.”

22. Lợi dụng rủi ro. Ngụy biện này thường dùng một qui luật chung và áp dụng nó cho một trường hợp cá biệt. Ví dụ: “Luật giao thông không cho anh chạy quá 50 km/h. Cho dù cha anh sắp chết anh cũng không được chạy quá tốc độ đó.”

23. Lợi dụng trường hợp cá biệt. Ngụy biện này thường dùng một trường hợp cá biệt để đem ra ứng dụng cho một đám đông. Ví dụ: “Chúng ta cho phép bệnh nhân sắp chết dùng á phiện, chúng ta nên cho phép mọi người dùng á phiện.”

24. Kết luận lạc đề. Loại ngụy biện này thường xuất hiện khi một kết luận chẳng dính dáng gì đến lí lẽ mà người biện luận trình bày. Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp ngụy biện này là: “Độ nhiễm arsenic trong nước ở Việt Nam chưa cao và còn trong mức độ cho phép. Dữ kiện của Bangladesh cho thấy tình trạng nhiễm arsenic ở Việt Nam rất trầm trọng.”

25. Ngụy biện rơm. Loại ngụy biện này cố tình xuyên tạc, bóp méo quan điểm hay phát biểu của người khác, để làm luận điểm tấn công. Đây là một ngụy biện, vì nó không đương đầu với cái lí lẽ đang bàn. Chẳng hạn như: “Chúng ta nên ủng hộ chế độ cưỡng bách quân dịch. Người ta không thích tòng quân vì họ không muốn cuộc sống bị đảo lộn. Nhưng họ cần nhận thức rằng có nhiều điều quan trọng hơn tiện nghi trong cuộc sống.”

Nhóm 5. Nguyên nhân giả tạo

26. “Post hoc”. Loại ngụy biện này phát biểu rằng hai sự kiện xảy ra, một trước và một sau, có quan hệ với nhau như nguyên nhân và hậu quả. Ví dụ: “Liên Xô sụp đổ sau khi nhà nước theo chủ nghĩa vô thần. Do đó, chúng ta phải từ bỏ chủ nghĩa vô thần để khỏi bị suy sụp.”

27. Ảnh hưởng liên đới. Một sự kiện được cho là có ảnh hưởng đến một sự kiện khác, nhưng thực chất thì cả hai sự kiện đều có cùng một nguyên nhân. Đây cũng chính là một trường hợp ngụy biện dưới dạng “post hoc”. Ví dụ: “Chúng ta đang chứng kiến một tình trạng thất nghiệp rất cao, vì do thiếu nhu cầu của người tiêu thụ.” (Nhưng có thể cả hai sự kiện có nguyên nhân từ tiền lời quá cao.)

28. Ảnh hưởng không đáng kể. Đây là một loại ngụy biện mang tính phóng đại từ một ảnh hưởng rất nhỏ. Chẳng hạn như “Hút thuốc gây ra ô nhiễm môi trường ở Sydney” là một phát biểu đúng, nhưng ảnh hưởng của thuốc lá đến môi trường rất khiêm tốn khi so với ảnh hưởng của khói xe và các hãng xưởng.

29. Ảnh hưởng ngược chiều. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả bị đảo ngược chiều để tìm đến một kết luận mang tính ngụy biện. Ví dụ: “Ung thư gây ra thói quen hút thuốc lá”.
30. Nguyên nhân phức tạp. Một sự kiện xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng người ngụy biện có thể đơn giản hóa thành một liên hệ đơn giản. Chẳng hạn như “Tai nạn xe cộ là do đường xá xấu” có thể đúng, nhưng tai nạn cũng có thể do người lái xe ẩu trong một điều kiện xấu.

31. Nguyên nhân sai (Non causa pro causa). Loại ngụy biện này xảy ra khi một điều nào đó được cho là nguyên nhân của một sự kiện, nhưng nó chưa thực sự được chứng minh là nguyên nhân. Ví dụ: “Tôi uống một viên aspirin và cầu nguyện thượng đế, và tôi không còn bị nhức đầu. Như vậy thượng đế đã chữa trị tôi khỏi nhức đầu.”

Nhóm 6. Phi logic (non sequitur) và nhần lẫn trong tam đoạn luận

32. Phi logic. Ngụy biện phi logic thường xảy ra trong trường hợp một lí lẽ mà kết luận được rút ra từ những tiêu đề không dính dáng gì với nhau. Chẳng hạn như “Người Ai Cập đã từng làm nhiều khai quật để xây dựng những kim tự tháp, họ chắc chắn phải rất thạo về cổ sinh vật học.”

33. Loại bỏ tiền đề. Ngụy biện loại này thường xảy ra dưới hình thức “nếu A thì B, không phải A thì không phải B.” Ví dụ: “Nếu tôi ở Sydney thì tôi đang ở New South Wales.
Tôi hiện không ở Sydney, do đó, tôi không ở New South Wales”.

34. Nhét chữ vào miệng người khác. Đây là một loại ngụy biện bằng cách dùng kĩ thuật phỏng vấn. Một trường hợp cổ điển là “Ông đã ngưng đánh vợ chưa?” Tức là một câu hỏi với một giả định rằng người được hỏi từng hành hung vợ. Đây là một mẹo mà giới luật sư thường hay dùng trong thẩm vấn. “Ông dấu tiền ăn cắp đó ở đâu?” Giới chính khách cũng thích mẹo này, đại khái như “Bao giờ thì nhóm EU này sẽ không còn xâm phạm vào công việc của chúng ta?”

 
35. Ngụy biện tứ ngữ. (Một tiêu chuẩn của tam đoạn luận gồm có 3 chữ). Ví dụ như trong câu phát biểu “Tất cả chó là thú vật, và tất cả mèo là loài động vật có vú, do đó tất cả chó là loài động vật có vú,” có bốn chữ: chó, mèo, động vật, và động vật có vú.

36. Đứt đoạn. Hai sự vật riêng biệt được xem là có liên hệ nhau nếu chúng có chung đặc tính. Người ngụy biện lợi dụng chữ giữa của một phát biểu để đưa đến một kết luận sai. Chẳng hạn như trong câu “Tất cả người Nga là nhà cách mạng, và tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ cũng là nhà cách mạng, do đó, tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ là người Nga,” chữ chính giữa là “nhà cách mạng”. Nhưng kết luận này sai, vì dù những người theo chủ nghĩa vô chính phủ và người Nga là những người cách mạng, nhưng họ có thể là hai nhóm cách mạng khác nhau.
Nhóm 7. Các nhầm lẫn khác

37. Dẫn chứng bằng giai thoại. Một trong những ngụy biện phổ biến nhất và đơn giản nhất là dựa vào những câu chuyện có tính vụn vặt, hay giai thoại. Chẳng hạn như “Có hàng khối bằng chứng cho thấy thượng đế hiện hữu và vẫn ban phép mầu hàng ngày. Mới tuần rồi đây, tôi có đọc được một câu chuyện về một cô gái sắp chết vì ung thư, cả gia đình cô đi cầu nguyện trong nhà thờ, và chỉ vài ngày sau cô hết bệnh.” Dùng kinh nghiệm cá nhân để minh họa cho một luận điểm là một điều hoàn toàn hợp lí, nhưng dùng những giai thoại như thế sẽ chẳng chứng minh gì. Một anh bạn có thể cho rằng anh từng gặp Elvis ở một siêu thị nào đó, nhưng những người chưa gặp Elvis bao giờ thì cần nhiều bằng chứng xác thực hơn.

38. Lợi dụng cổ tích. 
Đây là một loại ngụy biện cho rằng những gì đúng hay tốt chỉ đơn giản vì chúng là cổ xưa, và những người theo cách ngụy biện này thường nói “hồi nào đến giờ ai cũng vậy.” Chẳng hạn như “Hàng trăm năm nay, Úc chịu dưới sự cai trị của Hoàng gia Anh, và là một nước thịnh vượng. Một thể chế tồn tại lâu dài như thế ắt phải là một thể chế ưu việt.”

39. Dựa vào cái mới (ad novitatem). Ngược lại với loại ngụy biện dựa vào cái cũ, ngụy biện dựa vào cái mới cho rằng một điều gì đó tốt hơn và đúng hơn đơn giản chỉ vì nó mới hơn cái khác. “Windows 2000 phải tốt hơn Windows 95, Windows 2000 mới được thiết kế lại năm ngoái.”

40. Lí lẽ của đồng tiền. Loại ngụy biện này thường dựa vào một niềm tin duy nhất rằng đồng tiền là một tiêu chuẩn của sự đúng đắn. Những người có nhiều tiến có khả năng đúng hơn những người ít tiền. Chẳng hạn như “Nhu liệu của hãng Microsoft đương nhiên là tốt hơn; nếu không thì làm sao Bill Gates có thể trở nên tỉ phú như thế”.

41. Dựa vào cái nghèo. Ngược lại với ngụy biện dựa vào sự giàu có, có một loại ngụy biện khác dựa vào sự nghèo khổ. Chẳng hạn như “Các vị sư có khả năng hiểu thấu được ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì họ từ bỏ mọi xa hoa của cuộc sống.”

42. Điệp khúc (ad nauseam). Loại ngụy biện này cho rằng một lí lẽ càng được lặp đi lặp lại nhiều chừng nào thì nó sẽ được người ta chấp nhận là đúng. Do đó, người ngụy biện thường chỉ lặp đi lặp lại những phát biểu, bất kể đúng sai ra sao, cho đến khi người đối thoại mệt mỏi không còn muốn nghe nữa, như “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lí”.

43. Lạm dụng thiên nhiên. Đây là một ngụy biện rất thông thường trong giới chính trị gia, mà trong đó họ tìm cái tương đồng giữa một kết luận nào đó và một khía cạnh của thế giới tự nhiên, rồi từ đó phát biểu rằng kết luận đó là không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như “Đặc điểm của thế giới tự nhiên là cạnh tranh; động vật đấu tranh chống nhau để làm chủ tài nguyên thiên nhiên. Chủ nghĩa tư bản, một hình thức cạnh tranh để làm chủ tư liệu, chỉ đơn giản là một phần của con người sống trong thế giới tự nhiên. Đó cũng là cách mà thế giới tự nhiên vận hành.”

Một hình thức khác của lạm dụng thiên nhiên là lí luận cho rằng bởi vì con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên, chúng ta phải bắt chước hành động theo những gì chúng ta thấy trong thế giới tự nhiên, và làm khác đi là “phi tự nhiên”. Ví dụ: “Đồng tính luyến ái dĩ nhiên là không tự nhiên.”

44. Ngụy biện “anh cũng vậy”. Đây là một trong những ngụy biện rất phổ biến. Nó dựa vào lí lẽ rằng một hành động có thể chấp nhận được bởi vì người đối nghịch đã làm. Chẳng hạn như “Anh là một người lừa dối.” “Rồi sao? Anh cũng là một tay lừa dối vậy.”

45. Lạm dụng thống kê. Thống kê thường được giới ngụy biện sử dụng tối đa, vì theo họ thống kê có thể dùng để “chứng minh” bất cứ điều gì. Người ta có thể vặn vẹo hai con số 1 và 3 điểm để sản xuất những phát biểu như “khác nhau 2 điểm”, “cao gấp 3 lần”, hay “tăng 200%”; người ta có thể dựa vào ý kiến đồng tình của 4 người trong 5 người để cho là “80% người được thăm dò”, hay thậm chí “đa số cộng đồng” đồng ý với một luận điểm nào đó. Tức là những khái quát hoá một cách vội vã, hay dựa vào một mẫu số cực kỳ thấp, thấp đến độ nó không có nghĩa lí gì. Thực ra, thống kê không chứng minh điều gì cả. Thống kê chỉ là một phương tiện hay thuật toán dùng để loại bỏ những trường hợp khả dĩ hay không khả dĩ. Vì có quá nhiều ngụy biện thống kê, nên vấn đề này sẽ được bàn tiếp trong một dịp khác.

 

Nhận xét

Có thể nói những loại ngụy biện trên đây có những đặc điểm chung là (a) phát biểu không dựa vào lí lẽ logic; (b) các định đề không vững để đi đến một kết luận; và (c) đưa ra giả định không đúng. Ngụy biện, do đó, nói cho cùng, là một sản phẩm của sự lười biếng suy nghĩ. Và hầu như trong chúng ta, ai cũng có ít nhất là một lần lười suy nghĩ. Do đó, nếu điểm qua những loại ngụy biện trên đây, chúng ta tự cảm nhận rằng trong quá khứ mình chắc cũng có lần phạm vào lỗi lầm của ngụy biện. Điều này có thể đúng, và không nên lấy làm ngạc nhiên, vì các nhà thông thái, và ngay cả giới có huấn luyện về logic học cũng đôi khi, vì cố ý hay vô tình, ngụy biện. Giới chính trị gia và truyền thông là những người cực kì nổi tiếng về ngụy biện.

Nhưng tại sao những ngụy biện vẫn còn có mặt trên báo chí? Theo tôi, bởi vì chúng vẫn có khách hàng. Vẫn có người, dù ít hay nhiều, tin tưởng vào ngụy biện, vì nó thuận nhĩ, trơn tru, và nhất là không thách thức. Sờ một hòn đá trơn tru đem lại cho chúng ta một cảm giác khoan khoái dễ chịu hơn là sờ một hòn đá lởm chởm, hay ngồi trên một cái ghế ghồ ghề. Người ta thích sự trơn tru, bởi vì trơn tru là dấu hiệu của sự khoan khoái, dễ chịu, là cái khoảng thời gian giải lao, không cần sự thách thức.

Có lẽ, ở một khía cạnh nào đó, điều này cũng không đến nỗi tệ, bởi vì những ngụy biện phản ánh sự thành công [hay có người nói sự phong phú] của ngôn ngữ trong việc tách rời giữa những gì thô thiển, gồ ghề với những gì hoàn thiện, mĩ miều. Nhưng sự trơn tru của các vật thể và ngôn ngữ ngày nay đem lại cho chúng ta một cảm giác giả tạo về thế giới thực của các vật thể. 

Những kì kẹt xe trên đường xá mới để lộ trái tim phức tạp của một thành phố. Tương tự, một sự cố của internet sẽ nhắc nhở chúng ta về tình trạng hỗn mang và phức tạp của hệ thống thông tin điện tử. Sự hỗn mang và phức tạp là thực. Trơn tru, tròn trĩnh có thể là giả tạo. Những câu văn ngụy biện có thể chỉ là những lời phát biểu lém lỉnh thay vì lịch thiệp, hàm chứa mánh khóe thay vì thân thiện. Có thể nói, ngụy biện là những lối sáo ngữ liến thoắng nhằm vào mục đích lôi cuốn người nghe/đọc, thay vì cung cấp cho họ một sự thực.

Bởi vì ngụy biện là những lí lẽ mà bề ngoài có vẻ logic, nên chúng có khả năng thuyết phục những người không chịu khó suy nghĩ, nhất là những người còn mang nặng cảm tính. Điều này giải thích tại sao nhiều người tiếp nhận một cách thụ động quá nhiều những điều quái gở về thế giới chung quanh, kể cả những niềm tin tôn giáo, những mê tín dị đoan, những triết lí quái đảng, những thông tin sai lạc, v.v.. Cái tác hại của việc tiếp nhận thụ động này là nó làm cho người ta trở nên nô lệ với cảm tính, và dễ dàng trở thành những tín đồ cuồng tín của những người “lãnh đạo” chính trị hay tôn giáo.

Để không trở thành những nô lệ, cần phải suy nghĩ nghiêm túc. Suy nghĩ nghiêm túc là một quá trình hoạt động tri thức nhằm ý niệm hóa, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, và đánh giá những thông tin được thu thập từ quan sát, kinh nghiệm, phản ánh, lí luận, hay liên lạc, như là một niềm tin cho hành động. Cần phải dựa vào những giá trị tri thức với những đặc điểm như trong sáng, chính xác, nhất quán, có liên hệ, bằng chứng tốt, lí lẽ hợp lí, có chiều sâu, và công bằng. Tức là, trước một câu phát biểu hay một đề nghị, cần phải thẩm định lại kết cấu và nguyên tố của phát biểu hay đề nghị đó. Những kết cấu và nguyên tố này là: mục đích, vấn đề, giả định, quan niệm, bối cảnh, kết luận, ngụ ý, hậu quả, phạm vi tham khảo, và quan điểm khác.

Người Việt chúng ta thường rất tự hào về những đối thoại [mà chúng ta cho là “thông minh”] giữa Trạng Quỳnh và Chúa Trịnh ngày xưa. Nhưng nói một cách công bằng và theo tiêu chuẩn của lí luận logic, thì những trao đổi của Trạng Quỳnh hay tương tự chỉ là những ngụy biện ở trình độ thô sơ nhất. Nhưng có điều đáng buồn là những đối thoại kiểu Trạng Quỳnh, mà trong đó sự hơn thua nhau từng câu nói, bắt bẽ nhau từng chữ, vặn vẹo ý nghĩa của từng câu văn, v.v… lại đi vào sử sách, như thể để làm gương cho thế hệ sau này. Mà làm gương thật. Cho đến ngày nay, có người vẫn còn cho đó là một biểu tượng của sự thâm thúy, thông minh của dân tộc, là phản ánh sự phong phú của ngôn ngữ Việt, và đem ra ứng dụng trong tranh luận.

 Có lẽ, ở một khía cạnh nào đó, điều này cũng không đến nỗi tệ, bởi vì những ngụy biện phản ánh sự thành công [hay có người nói sự phong phú] của ngôn ngữ trong việc tách rời giữa những gì thô thiển, gồ ghề với những gì hoàn thiện, mĩ miều. Nhưng sự trơn tru của các vật thể và ngôn ngữ ngày nay đem lại cho chúng ta một cảm giác giả tạo về thế giới thực của các vật thể. Những kì kẹt xe trên đường xá mới để lộ trái tim phức tạp của một thành phố. Tương tự, một sự cố của internet sẽ nhắc nhở chúng ta về tình trạng hỗn mang và phức tạp của hệ thống thông tin điện tử. Sự hỗn mang và phức tạp là thực. Trơn tru, tròn trĩnh có thể là giả tạo. Những câu văn ngụy biện có thể chỉ là những lời phát biểu lém lỉnh thay vì lịch thiệp, hàm chứa mánh khóe thay vì thân thiện. Có thể nói, ngụy biện là những lối sáo ngữ liến thoắng nhằm vào mục đích lôi cuốn người nghe/đọc, thay vì cung cấp cho họ một sự thực.Để không trở thành những nô lệ, cần phải suy nghĩ nghiêm túc. Suy nghĩ nghiêm túc là một quá trình hoạt động tri thức nhằm ý niệm hóa, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, và đánh giá những thông tin được thu thập từ quan sát, kinh nghiệm, phản ánh, lí luận, hay liên lạc, như là một niềm tin cho hành động. Cần phải dựa vào những giá trị tri thức với những đặc điểm như trong sáng, chính xác, nhất quán, có liên hệ, bằng chứng tốt, lí lẽ hợp lí, có chiều sâu, và công bằng. Tức là, trước một câu phát biểu hay một đề nghị, cần phải thẩm định lại kết cấu và nguyên tố của phát biểu hay đề nghị đó. Những kết cấu và nguyên tố này là: mục đích, vấn đề, giả định, quan niệm, bối cảnh, kết luận, ngụ ý, hậu quả, phạm vi tham khảo, và quan điểm khác.

Người Việt chúng ta thường rất tự hào về những đối thoại [mà chúng ta cho là “thông minh”] giữa Trạng Quỳnh và Chúa Trịnh ngày xưa. Nhưng nói một cách công bằng và theo tiêu chuẩn của lí luận logic, thì những trao đổi của Trạng Quỳnh hay tương tự chỉ là những ngụy biện ở trình độ thô sơ nhất. Nhưng có điều đáng buồn là những đối thoại kiểu Trạng Quỳnh, mà trong đó sự hơn thua nhau từng câu nói, bắt bẽ nhau từng chữ, vặn vẹo ý nghĩa của từng câu văn, v.v… lại đi vào sử sách, như thể để làm gương cho thế hệ sau này. Mà làm gương thật. Cho đến ngày nay, có người vẫn còn cho đó là một biểu tượng của sự thâm thúy, thông minh của dân tộc, là phản ánh sự phong phú của ngôn ngữ Việt, và đem ra ứng dụng trong tranh luận.

Theo dõi báo chí, chúng ta thấy những hình thức tấn công cá nhân (thay vì tấn công vào luận điểm), xuyên tạc ý tưởng, chụp mũ, suy luận theo cảm tính, mỉa mai, đơn giản hóa vấn đề, v.v… xuất hiện hầu như hàng ngày, có khi hàng giờ.
Vì những tần số của những loại ngụy biện xuất hiện quá nhiều như thế, nó thành một sự rập khuôn. Theo thời gian, rập khuôn trở thành “truyền thống”. Hậu quả của cái truyền thống này là những ai ra ngoài cái khuôn sáo của ngụy biện đều có thể bị xem là phi chính thống, dẫn đến một lối suy nghĩ và phán xét kì quặc kiểu “anh/chị không thuộc nhóm của tôi, vậy thì anh/chị thuộc nhóm bên kia,” “anh chê ‘quốc gia’, vậy anh phải là cộng sản,” “anh khen Việt Nam, vậy anh là cộng sản,” “giọng nói anh ‘Bắc kỳ 75’, vậy anh là cộng sản,” hay “Nhà nước cho anh ra ngoài này trình diễn, chắc anh là cộng sản đi tuyên truyền”…
Anh ở phía này, tôi bên kia. Nói tóm lại, đó là một lối phân định theo hai giá trị: xấu và tốt, đen và trắng, hay địch và ta một cách cứng nhắc. Cách phân định này thể hiện một sự nghèo nàn về trí tuệ, hay lười biếng suy nghĩ. Chỉ cần đặt vấn đề ngược lại một chút, hay phát triển vấn đề xa hơn một chút, ai cũng có thể thấy lối phân chia có/không này không thể đem đến một đáp số cho một vấn đề nào cả.



Để không trở thành những nô lệ, cần phải suy nghĩ nghiêm túc. Suy nghĩ nghiêm túc là một quá trình hoạt động tri thức nhằm ý niệm hóa, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, và đánh giá những thông tin được thu thập từ quan sát, kinh nghiệm, phản ánh, lí luận, hay liên lạc, như là một niềm tin cho hành động. Cần phải dựa vào những giá trị tri thức với những đặc điểm như trong sáng, chính xác, nhất quán, có liên hệ, bằng chứng tốt, lí lẽ hợp lí, có chiều sâu, và công bằng. Tức là, trước một câu phát biểu hay một đề nghị, cần phải thẩm định lại kết cấu và nguyên tố của phát biểu hay đề nghị đó. Những kết cấu và nguyên tố này là: mục đích, vấn đề, giả định, quan niệm, bối cảnh, kết luận, ngụ ý, hậu quả, phạm vi tham khảo, và quan điểm khác.

Người Việt chúng ta thường rất tự hào về những đối thoại [mà chúng ta cho là “thông minh”] giữa Trạng Quỳnh và Chúa Trịnh ngày xưa. Nhưng nói một cách công bằng và theo tiêu chuẩn của lí luận logic, thì những trao đổi của Trạng Quỳnh hay tương tự chỉ là những ngụy biện ở trình độ thô sơ nhất. Nhưng có điều đáng buồn là những đối thoại kiểu Trạng Quỳnh, mà trong đó sự hơn thua nhau từng câu nói, bắt bẽ nhau từng chữ, vặn vẹo ý nghĩa của từng câu văn, v.v… lại đi vào sử sách, như thể để làm gương cho thế hệ sau này. Mà làm gương thật. Cho đến ngày nay, có người vẫn còn cho đó là một biểu tượng của sự thâm thúy, thông minh của dân tộc, là phản ánh sự phong phú của ngôn ngữ Việt, và đem ra ứng dụng trong tranh luận.




Trong cái sự thực phức tạp, mờ mờ ảo ảo của vấn đề, có cái đẹp riêng. Không phải cái đẹp trơn tru, tròn trĩnh, nhưng là cái đẹp khắt khe của sự thật. Tương tự, một lời phát biểu nghịch lí có cái đẹp của nó, vì nó có thể đánh thức chúng ta về một thế giới phức tạp, một thế giới không nằm gọn trong đúng/sai, tốt/xấu, bạn/thù. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên vượt qua chính mình bằng cách cho các tế bào trí tuệ có cơ hội làm việc.
 BTĐ

___________________________________________




NGỤY BIỆN

Ôi, cái luỡi không xuơng, nhiều đuờng lắc léo…” ca dao Việt nam


Ngụy biện là lập luận sai để luờng gạt. Ngụy biện có hai đặc điểm quan trọng: Thứ nhất, ngụy biện rất phỗ biến và khá thuyết phục đối với người bình thường. Bạn có thể tìm thấy  rất nhiều ví dụ về ngụy biện  trong lý luận và  thông tin của việt cộng. Thứ hai là, đôi khi rất khó để thấy lập luận ngụy biện. Một lập luận có thể rất yếu, hơi yếu, hơi mạnh mẽ, hoặc rất mạnh mẽ. Một lập luận cũng có thể có nhiều giai đoạn hoặc nhiều phần; có phần mạnh mẽ và có phần yếu. Bằng cách tìm hiểu các phương pháp ngụy biện, bạn có thể tăng cường khả năng lý luận của riêng bạn và hiểu các lập luận sai của người khác. Mục tiêu của bài đọc này là giải thích cho bạn hiểu các thể dạng của ngụy biện để bạn nhận ra những  luờng gạt trong lập luận (đặc biệt là của việt cộng); và để giúp bạn nghiêm túc trong lập luận của riêng bạn và  chuyển chúng đi từ hướng yếu tới mạnh mẽ.

 1) Tấn công nguời thay vì tấn công lý luận
Ngụy biện này là loại tấn công người lý luận thay vì tấn công lý luận của nguời. Ví dụ như cho rằng lý luận của Von Daniken, tác giả  của cuốn sách về các nhà du hành vũ trụ cổ, là vô giá trị bởi vì ông là một nguời mạo danh đã bị kết án biển thủ; (đó là đúng, nhưng đó không phải là lý do tại sao cuốn sách vô giá trị). Ví dụ khác là loại tam đoạn luận sau đây, ám chỉ tới bệnh đồng tính luyến ái của Alan Turing:

Alan  cho rằng máy móc biết suy nghĩ
      Nhưng Alan là bê đê
      Như vậy máy móc không biết suy nghĩ

Việt cộng thường hay bội nhọ, tấn công cá nhân người việt quốc gia và các nhà đấu tranh dân chủ bằng những trò gian xảo và bỉ ổi như vậy. Ví dụ như chúng bôi nhọ ông Cù Huy Hà Vũ về việc cá nhân hợp pháp của ông ta (vụ án condom). Chúng gán tội hình sự bịa đặt cho nạn nhân để giam cầm hay hành quyết họ.

 Những biến thể phổ biến khác của ngụy biện “Tấn công nguời thay vì tấn công lý luận” là :

Tấn công vào sự chân thành: Ví dụ như hỏi rằng  làm thế nào bạn có thể tranh luận cho việc ăn chay khi bạn đi giày da,  kiểu ngụy biện này tuơng tự như tin rằng hai sai làm thành một đúng.

Lập luận tổng quát:  Đây là dạng tấn công một tập thể dựa vào một vài truờng hợp. Ví dụ cho rằng thuyết sinh vật tiến hóa chỉ là một công cụ nham hiểm của bọn duy vật  vô thần (ngụy biện là ở bọn duy vật lợi dụng thuyết tiến hóa, không phải lỗi của thuyết tiến hóa); hoặc  nói rằng tất cả các khoa học gia đều nghiện ruợu (dựa vào những nghiêng cứu lá cải) . Việt cộng thuờng hay xài ngụy biện này, ví dụ như chúng bôi nhọ VNCH là tham nhũng, hoặc tuớng lãnh hèn nhát hoặc là chúng cho rằng tất cả nguời Việt hải ngoại ăn trợ cấp xã hội…

Nói bóng gió: Nghĩa là tấn công nguời lý luận một cách gián tiếp qua những lờ bóng gió. Ví dụ như “ tại sao khoa học gia không nói hết những gì họ biết? chắc họ sợ  làm mọi nguời hoang mang…”. Hoặc là “để tỏ ra lịch sự, tôi không lưu ý đến vấn đề nghiện ruợu của ông…”. Hoặc nữa là làm bộ công bằng để tấn công cá nhân như nói rằng “mặc dầu nhiều nguời nói bà rất ngoan cố nhưng tôi không sợ…”. Nói bóng gió có nhiều biến thể khác,  như là tấn công cá nhân nhẹ nhàng với mục đích làm giảm giá trị của nguời lý luận:

..bà có vẻ xúc động quá
..ông có vẻ đổ mồ hôi nặng nề…
..bà đã quên những gì đã nói tuần truớc
..lúc bé tôi cũng nghĩ ngu xuẩn như vậy
..lúc bé, ông không đuợc bú sữa mẹ phải không?
..cái gì đã thúc đẩy ông xuy nghĩ như vậy?

Đặt câu hỏi về sự thông minh của nguời lý luận như là “nếu bà thông minh thì bà mới hiểu tôi…” hoặc là “ngay cả ông cũng có thể hiểu ý tôi…” là ngụy biện. Nguợc lại, cho rằng nguời lý luận thông minh hơn trình độ chung nên bị từ khuớc cũng là ngụy biện, loại ngụy biện này được gọi là miễn nhiệm vì khác biệt hay là đổi chủ đề.
Tuy nhiên, chất vấn độ tín nhiệm (uy tín) của nguời lý luận thì không sao. Vì phương pháp biện luận a dua quyền lưc hay dựa vào chuyên môn giả mạo là ngụy biện, nên uy tín và chuyên môn của nguời lý luận có thể bị chất vấn truớc khi lý luận của họ có giá trị.

2) Lòn lách và chọc tức
Đây là cách cố gắng làm cho người lý luận tức giận, mà không cần cố gắng để giải quyết các tranh luận truớc mắt. Đôi khi cách này là một chiến thuật trì hoãn. Lòn lách và chọc tức có thể trở thành Tấn công nguời thay vì tấn công lý luận nếu bạn xỉ nhục đối thủ của bạn. Bạn cũng có thể xỉ nhục người khác hay cái mà nguời lý luận đang biện hộ. Việt cộng thường hay dở trò này để phá những diển đàng đấu tranh dân chủ. Chúng thường dùng cách chọc tức như chửi bới, chọc ghẹo, nói ngang, tung hô khẩu hiệu, thách thức, khêu khích, kêu căng, miệt thị, khoe khoang, phô trương...để tạo cho diển giả bị phân tâm.

 3) Bôi bác và thêm thắt
Là tấn công nguời lý luận bằng cách  thêm thắt hoặc bôi bác ý nghĩa hay vị trí của họ. Ví dụ như tuyên bố rằng thuyết  tiến hóa có nghĩa là con chó sinh ra con mèo. Một ví dụ khác là câu nói này “thời buổi này ai mà chống cộng , chỉ có bọn lảnh trợ cấp ganh tị với cộng sản mới chống cộng sản mà thôi”. Thật là lố bịch, vì có ai ganh tị với ăn cướp? Trên internet, có nhiều nguời bôi bác đối thủ bằng cách thêm thắt rồi so sánh đối thủ với Hitler.


4) Thổi phồng vấn đề
Lập luận rằng “vì các học giả tranh luận về một điểm nào đó nên ta có quyền nghi ngờ là họ không biết gì, và toàn bộ lĩnh vực kiến ​​thức của họ đang trong cuộc khủng hoảng hoặc không tồn tại”, lập luận ngụy biện này là thổi phồng vấn đề.
Vấn đề ngụy biện ở đây là thổi phồng những chi tiết tranh cải để che dấu tội ác, việt cộng thường hay ngụy biện kiểu này. Ví dụ như lập luận rằng “vì chưa ai biết rỏ ai thảm sát hàng chục ngàn thường dân Huế trong cuộc đánh lén tết Mậu Thân 1968, nên có thể nghi ngờ về sự thật của  thảm sát này”. Hay là “vì hai nhà sử học tranh luận về số nạn nhân  Hitler đã giết chết, năm triệu hay sáu triệu người Do Thái, nên có thể nghi ngờ về sự hiện hữu của  thảm sát này”.
Nguợc lại, việc thiếu tuớng Loan xử tử (bắn) một tên khủng bố việt cộng  tại mặt trận đã bị việt cộng và cơ quan tuyên truyền cộng sản thế giới thổi phồng sự mạnh bạo của nó với mục đích bôi nhọ và chụp mũ VNCH là ác độc. Đây là ngụy biện thổi phồng vấn đề để bôi nhọ đối phuơng  và để che dấu tội ác khũng bố của việt cộng. Quyền xử lý bọn khủng bố tại mặt trận là quyền tự vệ chính đáng; và tên khủng bố việt cộng bị xử tử vì hắn đang bắn giết thuờng dân vô tội ( hắn vừa mới sát hại một gia đình gồm cả trẻ em). Nếu không tìm hiểu nguyên nhân và truờng hợp mà tung tin một chiều về việc xử tử này là ngụy biện thổi phồng vấn đề để bôi nhọ VNCH.

5) Hù Dọa và mơ tuởng
Nói rằng đối thủ nói sai bởi vì nếu hắn nói đúng, thì những điều xấu sẽ xảy ra. Ví dụ như: việt cộng nói rằng chúng phải cai trị, bởi vì “nuớc Viet Nam không có việt cộng thì sẽ hỗn loạn và nguy hiểm”. Hoặc là : bị cáo giết vợ phải bị buộc tội, bởi vì nếu không thì những người chồng khác sẽ được khuyến khích để giết vợ của họ.
Việt cộng thuờng hay ngụy biện bằng hù dọa, ví dụ như việt cộng giải thích lý do chúng đàn áp tôn giáo để “bảo vệ những nguời không tôn giáo” (nghĩa là chúng hù dọa rằng tôn giáo sẽ đàn áp nguời vô thần). Hoặc là trong thời chiến tranh chúng tuyên truyền rằng nếu không theo chúng thì sẽ bị mỹ ngụy giết. Một hình thức phổ thông của hù dọa là chụp mũ mà việt cộng thuờng dùng để trù dập nguời vô tội bằng cách gán cho họ những tội danh hoàn toàn bịa đạt. Chụp mũ cũng đuợc việt cộng dùng để bôi nhọ đối phuơng, ví dụ như chúng rêu rao rằng chống cộng là vì muốn tranh dành quyền lực với chúng, hay là chống cộng là vì thù hận.
Lý luận dựa vào mơ tưởng là một loại ngụy biện có liên quan chặt chẽ đến ngụy biện hù dọa. Mơ tuởng là tin vào những việc tốt sẽ xảy ra bất chấp sự thật, ví dụ như việt cộng lý luận mơ tuởng rằng con đuờng làm tay sai cho tàu cộng sẽ giúp cho Viet Nam phát triển bất chấp sự thật về bản chất lưu manh của tàu cộng.

6) Một chiều
Ngụy biện một chiều là  xử dụng những lý luận xu huớng và che dấu hoặc cấm đoán những lý luận nguợc lại. Lý luận một chiều là bản chất suy nghĩ của việt cộng; toàn bộ thông tin tư tuởng của việt cộng là phải “đi theo lề phải” và những ai dám suy nghĩ khác là ‘phản động’ . Tư tuởng một chiều là tư tuởng ngục tù, hủy hoại tiến bộ, đưa đến ngu dân. Một ví dụ ngộ nghĩnh là lời ngụy biện một chiều của Uri Geller, một ma thuật gia, để biện minh cho sự thất bại của hắn rằng “ vì có sự hiện diện cũa những nguời không tin nên ông ta không thể xuất hồn biểu diễn đuợc”, có nghĩa là ma thuật chỉ xảy ra cho những kẻ tin vào ma giáo.




 7) Cực đoan
Lý luận cực đoan là quyết đoán rằng chỉ có hai lựa chọn trong khi thực tế có nhiều. Cộng sản là một chủ thuyết xã hội cực đoan và lý luận của cộng sản là lý luận cực kỳ cực đoan. Tư tuởng cộng sản giống như thị giác của loài chó, chó chỉ nhìn thấy hai màu đen trắng và chúng không có giác quan về máu sắc. Cộng sản không hiểu đuợc màu sắc dân chủ tự do mà chỉ thấy màu đen của những chủ nghĩa cực đoan (quân chủ phong kiến, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa khũng bố, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xả hội…). Tư tuởng cộng sản giống như dòi bọ trong đống phân vì chúng tin rằng xã hội loài nguời không cộng sản là một đống phân; điều trớ trêu là chính chủ nghĩa cộng sản là một con dòi to nhất trong cái đống phân đó.. Ví dụ như việt cộng nói rằng chỉ có chúng mới yêu nuớc và những ai không phục tòng chúng là không yêu nuớc, không có lựa chọn thứ ba. Một ví dụ nữa về cực đoan là giả định sự lựa chọn của dân Việt Nam phải chống tàu cộng xâm luợc truớc hay chống việt cộng truớc, mà thật ra con đuờng thứ ba mới đúng. Đó là phải chống cả hai, vì không thể chống xâm luợc mà không chống tay sai của bọn xâm luợc.

8) Hòa hợp giả tạo
            Hòa hợp giả tạo là ngụy biện ngược lại của ngụy biện cực đoan. Có nghĩa là có những vấn đề chỉ có hai cách lựa chọn, và hòa hợp giả tạo là cố chọn con đường thứ ba trong những vấn đề mà chỉ có hai cách lựa chọn. Trên phương diện lý luận, hòa hợp giả tạo cũng có nghĩa là chấp nhận lý luận chính giửa của những ý kiến khác nhau. Ví dụ như có người cho rằng trái đất được tạo ra khoảng 20000 năm nay và có người cho rằng trái đất đã có khoảng 10000 năm nay, vậy thì sự thật phải là trái đất đã được tạo ra khoảng 15000 năm nay.
Chủ nghĩa cộng sản là chũ nghĩa xả hội cực đoan, cộng sản chỉ cho hai cách lựa chọn: một là theo cộng sản hai là phản động. Hòa hợp với cộng sản là cố chọn con đường thứ ba với cộng sản là hòa hợp giả tạo.
  
9) Nghịch đảo chứng cớ
Tuyên bố rằng “bất cứ điều gì chưa được chứng minh sai là phải đúng sự thật (hoặc ngược lại)” là ngụy biện. Về cơ bản, bạn tuyên bố rằng bạn thắng theo quy định nếu đối thủ của bạn không có thể thiết lập một trường hợp đủ mạnh. Nhưng có ba vấn đề ở đây: đầu tiên là  làm sao chứng minh quyền ưu tiên của bạn? Hai là vấn đề kiên nhẫn để tìm sự thật. Và thứ ba là  “sự vắng mặt của bằng chứng không phải là bằng chứng về sự vắng mặt (của chứng cớ)”




10) Nghịch đảo suy luận
            Tin rằng “nếu A dẩn tới B thì B dẩn tới A” là ngụy biện nghịch đảo suy luận, ngụy biện này là lý luận tương đương mà không cần chứng minh. Ví dụ như cho rằng vì tất cã những người họ nguyễn là người việt nam, cho nên tất cã người việt nam đều có họ nguyễn. Cái trò đồng hóa việt nam với cộng sản là ngụy biện theo kiểu nghịch đảo suy luận này. Tội ác do đãng việt cộng gây ra bị việt cộng suy luận nghịch đảo thành do dân gây ra, ví dụ như đãng tham nhũng vì dân muốn đãng tham nhũng. Hoặc là cộng sản cai trị việt nam vì dân việt nam muốn cộng sản cai trị.


11) Vận dụng câu hỏi
Hỏi những điều mà không có một câu trả lời dể dàng. (hay là, không có câu trả lời gọn gàng để khán giả có thể hiểu) và đối thủ của bạn chỉ có một trong hai sự lựa chọn: một là bị yếu thế hai là bị “quê”. Ví dụ như hỏi  rằng “làm thế nào các nhà khoa học có thể mong chúng ta tin rằng những vật phức tạp như một tế bào sống có thể đã phát sinh từ kết quả của các quá trình ngẫu nhiên tự nhiên?”. Thật ra, hầu hết câu hỏi đều có hiệu ứng này phần nào và câu trả lời thỏa đáng thì rất dài. Một biến thể của vận dụng câu hỏingụy tạo câu hỏi. Ví dụ như việt cộng thuờng dùng câu hỏi ngụy tạo này “bạn đã làm gì cho đất nuớc?” mà chúng ăn cắp từ câu nói nổi tiếng của tổng thống mỹ, Kenedy, “đừng hỏi nuớc đã làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho nuớc”. Việt cộng đặt câu hỏi này sai vì nó không phù hợp với hoàn cảnh thối nát, độc tài, lạm quyền, tham nhũng, quan liêu, phi dân chủ, phản nhân quyền ở Việt Nam. Câu hỏi này chỉ đúng ở các quốc gia dân chủ mà thôi, nơi mà những hy sinh của nguời dân đuợc thật sự phục vụ cho nguời dân, không phải cho bọn cầm quyền.
  
12) Lái câu trả lời
Soạn câu hỏi để lái câu trả lời theo ý mình. Ví dụ như “ ai đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam chiến thắng ba bốn quân thực dân đế quốc xâm luợc…?” để buộc câu trả lời là “đãng việt cộng”. Nhưng cái ngụy biện của câu hỏi này ở chổ là những cuộc chiến này có cần thiết hay không vì nó đem lợi cho ai? và có thật sự họ là thực dân đế quốc hay không? Một thí dụ khác là câu hỏi “đất nuớc đang thanh bình và phát triển, vậy có nên có chiến tranh với tàu cộng hay không?” để buộc câu trả lời là “không”. Câu hỏi ngụy biện này phục vụ cho một tập đoàn tay sai, chó săn của tàu cộng đang “phát triển” cự kỳ giàu có ở Việt Nam. Bọn việt cộng đang vơ vét vô cùng khấm khá nên chúng rất hèn nhát và trơ trẽn. Không có một chính quyền “thật” nào mà lại so đo chọn lựa sự “thanh bình phát triển” với chủ quyền biển, đảo và sinh mạng ngư dân.
Câu hỏi người Việt hải ngoại đã làm gì cho đất nước là câu hỏi sai; vì người Việt hải ngoại, trên nguyên tắc, không còn trách nhiệm gì nửa cả. Bổn phận bảo vệ và phát triển VN là của bọn cầm quyền. Trên nguyên tắc người dân chỉ lo làm ăn nhưng làm ăn như thế nào? Hảy nhìn cái gương của người tàu Đài Loan, bọn tư bản đài loan trở vào lục địa trung hoa không phải để phát triển mà là để cấu kết với đãng cộng sản táu bóc lột. Cấu kết với quân tham ô bán nước bóc lột có phải là làm gì cho đất nước hay phá hoại đất nước? Câu trả lời thỏa đáng là người Việt hải ngoại đang làm một việc rất quan trọng cho đất nước Việt nam, đó là kiên trì đấu tranh giải thể bọn quỷ đỏ việt cộng.

13) Đơn giản hóa quá độ
Mặc dầu nguyên lý của sự vật rất đơn giản và như Einstein đã nói, “mọi việc nên đuợc đơn giản hóa tối đa”. Nhưng không có nghĩa là đơn giản hóa quá độ, nghĩa là chỉ nói một phần của sự thật. Ví dụ như nói rằng “thu thuế là ăn cắp” hay là “”việt cộng cuớp đuợc miền nam là nhờ dân ủng hộ”; nói như vậy gọi là đơn giản hoá quá độ. Việt cộng nói rằng ở đâu cũng có người nghèo, tham nhũng và đỉ điếm; đó là chỉ nói phân nửa sự thật, là đơn giản hóa quá độ. Ở các nước dân chủ tự do, tuy cũng có vài trường hợp tham nhũng nhưng không phải ở đâu cũng có bộ máy tham nhũng “em mượn tạm, không thấy ai nói, em mượn tiếp” như ở Việt Nam.  Ở đâu cũng có người nghèo nhưng ở nước VN, có hơn 90% dân nghèo theo tiêu chuẩn của liên hiệp quốc (trong đó có hơn 50% dân cực kỳ nghèo). Và ở đâu cũng có đỉ điếm nhưng không phải ở đâu cũng có hàng ngàn gái trinh trần truồng cho ngoại bang khám cơ thể như những con vật đem về mua vui rẻ tiền.


 
14) Biện minh theo nguồn gốc
Ngụy biện theo nguồn gốc là cho rằng nếu một lý luận hoặc một nhân vật xuất xứ từ một nơi ”địa linh nhân kiệt” , thì ắt  phải có giá trị. Ý chính ở đây là những ai có nguồn gốc, hoặc tầng lớp xã hội đặc biệt, thì có giá trị thanh cao hay hèn mọn (người nghèo hoặc nguời  giàu có thể được coi là thanh cao). Biện minh như vậy thì những chi tiết đều bị bỏ qua , và sự thật  hay sự giả dối thì không cần phải đuợc lắng nghe hoặc suy gẩm. Một ví dụ của ngụy biện theo nguồn gốc là cho rằng “nguời sinh truởng ở làng Nghệ An, Thanh Hóa là yêu nước” hoặc “sản phẩm nội địa không bằng hàng ngoại”.

15) Biện minh theo tuổi tác
Cho rằng giới trẻ việt cộng là cấp tiến và giới già là thủ cựu là ngụy biện. Loại ngụy biện này gọi là biện minh theo tuổi tác. Hơn nửa là giới trẻ của việt cộng; sản phẩm của chủ thuyết cộng sản điên cuồng, duy vật hoang tuởng, cộng với cái xã hội đua đòi tư bản chũ nghĩa giả tạo và đồi trụy; không có giá trị gì cả  . Nguợc lại, cho rằng nguời già giỏi hơn nguời trẻ cũng là ngụy biện theo tuổi tác. Kinh nghiệm của nguời già và những cấp tiến của giới trẻ có giá trị hỗ tuơng chứ không phải kình chống hơn thua.

16) Biện minh vào Tuơng lai
Ngụy biện bằng cách thêu dệt những việc sẽ xảy ra, ví dụ như việt cộng huyênh hoang rằng GDP của Viet Nam sẽ lên cao, dựa vào những dử kiện láo lếu của hiện tại. Đây là một loại ngụy biện mơ tuởng và hoang tuởng gọi là biện minh vào tuơng lai.
  
17) Biện minh vào quy luật chung
Giả định một quy luật chung chung là đúng trong mọi truờng hợp, ví dụ như nói rằng tất cả ghế có bốn chân. Sự thật là ghế lúc lắc chỉ có hai chân, ghế đẩu chỉ có một chân và có thứ ghế không có chân nào. Đôi khi cả pháp luật cũng phải bị vi phạm vì nhu cầu cần thiết hay vì những ngoại lệ, ví dụ như xe cứu thuơng đuợc quyền chạy quá tốc độ.


 
18) Ngụy cảm
Sử dụng những từ ngữ kích thích cảm xúc để kích động tình cảm của khán giả thay vì lý trí của họ. Cảm xúc như  giận dữ, khinh bỉ, ghen tị, khiêm nhuờng v…v…rất hữu ích cho ngụy biện này. Việt cộng đã tận dụng cảm tính yêu nước, hận thù xâm luợc để luờng gạt dân Việt Nam vào chiến tranh để phục vụ cho chúng và cộng sản quốc tế.
Tư duy rập khuôntung hô khẩu hiệu là những biến thể của ngụy cảm, đặc biệt là nếu bạn có thể kích thích khán giả tung hô khẩu hiệu. Những nguời dựa theo cách kích động này thuờng dùng cò mồi để cuời, vổ tay, reo hò hoạc ca tụng đúng lúc. Xử dụng cò mồi trong trình diễn sống cũng giống như thêm thắt vào dĩa hát, trắc cuời và trắc nhạc. Thời nay, các thuyết trình viên có những dụng cụ truyền hình và truyền thanh giúp họ truyền đạt tới khán giả những khúc nhạc hoặc những hình ảnh gây cảm xúc. Ý tuy cũ nhưng vẫn vậy:  phải có phần trình diễn của chuyên nghiệp cổ vũ tung hô. Nếu ngụy cảm bằng cò mồi không đủ sức mạnh thì ngụy cảm bằng thơ hay bằng tâng bốc khán giả cũng không hại ai cả. Nói chung là lái khán giả theo cảm tính để luờng gạt họ.

19) Mê hoặc
Mê hoặc ở đây là xử dụng xắc đẹp để quyến rũ khán giả; bạn sẽ thành công hơn nếu bạn đẹp trai (hay đẹp gái) hơn. Duyên dáng cũng là một yếu tố của mê hoặc; vì duyên dáng tạo cảm giác tin tuởng, tạo cho khán giả cái uớc muốn được “theo kẻ chiến thắng”, hay là uớc muốn làm vui lòng diễn giả.

20) Động lòng thương hại
“Xin đừng buộc tội hắn vì lúc bé hắn là trẻ mồ côi…”, luận điệu ngụy biện này gọi là Động lòng thương hại. Có nguời còn biện minh cho lý luận của họ rằng họ đã gánh chịu nhiều đau khổ vì niềm tin của họ. Một biến thể của Động lòng thương hại là việc tránh né giải thích hay trả lời những thắc mắc chính đáng dựa vào lý do là nguời hỏi không lịch sự, hoặc là vì nguời hỏi đã làm buồn lòng họ. Những cách tránh né này đều là ngụy biện theo kiểu Động lòng thương hại.

21) Dựa vào bạo lực
Việt cộng dùng bạo lực để làm việc ác vì tàn ác là một bản chất của cộng sản (bản chất khác là gian xảo). Việt cộng dựa vào bạo lực nếu chúng luờng gạt không đuợc và phuơng thức của bạo lực là hù dọa và khủng bố (nếu chúng luờng gạt không được thì chúng hù dọa và cuối cùng là chúng khủng bố). Trong lịch sử nhân loại, những kẻ nói lên sự thật trái ý với bọn độc tài, để rồi bị đe dọa và bách hại, đã xảy ra nhiều. Riêng ở Việt Nam, nguời ta có thể viết một cuốn sách dầy cộm về tội ác này của việt cộng.




22) Lý luận vòng tròn
Là kiểu lý luận mà kết luận của nó lập lại tiền đề như là  “trứng nở ra gà, gà đẻ ra trứng”. Ngụy biện này có nhiều biến dạng, nhưng đặc điểm chung của nó là lập lại giả thiết chứ không suy diễn gì cả. Ví dụ như nói rằng “đãng (việt cộng) là của nhân dân bởi vì nhân dân tin tưởng vào đãng” là nói láo theo kiểu lý luận vòng tròn.
Nếu ngụy biện lý luận vòng tròn đuợc dùng để bác bỏ một ý tưởng thì còn được gọi là ăn cắp ý tưởng. Dùng khoa học để chứng minh khoa học là sai hoặc là xử dụng tự do để đánh phá tự do, là những phương thức thường được dùng bởi những bọn lưu manh tư tưởng như việt cộng.

23) A dua theo quyền lực
Cho rằng “bác Hù nói gì cũng đúng” là ngụy biện a dua theo quyền lực. Câu chuyện giáo khoa “nhà vua cởi truồng” là một ví dụ về sự lố bịch của a dua theo quyền lực. Thần thánh hóa lãnh tụ để tạo ra một quyền lực a dua giả tạo là phương pháp lường gạt của bọn độc tài, nhất là bọn cộng sản. Ví dụ như việt cộng dùng huyền thoại HCM làm bùa hộ mạng để chúng a dua lường gạt dân Việt nam.

24) Dựa vào quyền hành
Nghĩa là ra lệnh chứ không phải lý luận. Ví dụ  như bộ chính trị việt cộng ra lệnh cho dân việt nam phải học theo đạo đức và tư tưởng của HCM. Sự thật là HCM không có một tư tưởng gì cả (tất cả là ăn cắp tư tưỡng của người khác); và HCM cũng không có đạo đức  gì cả (điều này nếu không tin thì hảy lập một ủy ban truy cứu tội ác của HCM).

25) So sánh sai
Cho rằng hai trường hợp hay hai vật thể giống nhau trong khi sự thật chúng không giống nhau. Ví dụ như so sánh hệ mặt trời với hệ nguyên tử hay là “ tư tưởng giống như giòng sông, càng rộng thì càng cạn…”. Ví dụ nửa là so sánh chiến tranh Việt Nam với chiến tranh Triều Tiên để kết luận rằng  việt cộng cướp được miền nam việt nam vì VNCH tham nhũng và hèn nhát. So sánh đúng là phải phân tích điểm tương đồng và điểm khác biệt. Muốn so sánh chiến tranh VN và chiến tranh Triều Tiên đúng thì phải nhận ra những điểm tương đồng và những điểm khác biệt sau đây:

Điểm giống nhau:
1)            Cả hai cuộc chiến là giửa hai khối tự do và độc tài cộng sản quốc tế mà cả hai nước bị lôi cuốn vào, không phải là nội chiến.
2)            Đối với hai dân tộc, cả hai cuộc chiến là giửa người quốc gia chống bọn chộng sản xâm lược.
3)            Tương quan địa lý giửa Việt Nam và Trung Cộng giống như tương quan giửa Triều Tiên và Trung Cộng (cả hai nước đều tiếp giáp với nước tàu).
4)            Cả hai nước đều thoát từ thuộc địa: Việt nam là thuộc địa của Pháp và Triều Tiên là thuộc địa của Nhật bản.
5)            Cả hai miền nam đều đựơc mỹ trợ giúp quân sự chống cộng sản xâm lược.

Điểm khác nhau:
1)      Triều tiên là bán đảo, cộng sản chỉ có thể xâm lược từ miền bắc xuống qua vỉ tuyến 26. Trong khi ở Việt Nam, bọn cộng sản bắc việt xâm lược có gần 2000 cây số biên giới lào - việt, và miên - việt để chúng dùng làm hậu phương xâm lăng miền nam. Đây là lợi điểm quân sự của việt cộng.
2)       Hoàn cảnh chính trị vô cùng bất lợi cho VN. Trong khi thực dân Nhật bị thất trận sau đệ nhị thế chiến và họ rút ra khỏi nước Hàn thì thực dân Pháp lại thuộc về khối tự do thắng trận và họ quay lại đông dương để chiếm lại thuộc địa. Đây là lợi điểm chính trị của việt cộng vì chúng đã dùng luận điệu chống thực dân để lường gạt dân VN một cách dể dàng


 
3)      Chính sách quân sự của mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam là chiến tranh ngăn chận, họ chỉ giúp miền nam VN chống cộng sản bắc việt xâm lăng chứ không tấn công giải phóng miền bắc. Trong khi trong cuộc chiến Triều Tiên, mỹ và nam hàn không bị cản trở bởi chính sách này.
4)      Từ những điểm khác biệt trên, Triều Tiên đã chỉ xảy ra những trận đánh trận địa chiến rất thích hợp cho hỏa lực tối tân của mỹ và rất dể dàng cho người dân Triều Tiên chiến đấu bảo vệ tự do của họ vì hậu phương của họ không bị lũng đoạn; trong khi cuộc chiến VN, ở hậu phương, bọn cộng phỉ đã trà trộn vào dân qua chiêu bài chiến tranh nhân dân; chúng đem dân VN ra làm con tin để khũng bố phá hoại và sách động du kích chiến (đánh lén). Trong khi đó ở tiền tuyến, bọn cộng sản bắc việt xâm lược chui rút trong rừng đánh lén làm tiêu hao lưc lượng quân đội trãi mõng của mỹ và VNCH và đồng thời kéo dài thời gian để làm nản lòng nhân dân mỹ và thế giới tự do.

Người dân miền nam đã anh dũng chiến đấu trong hoàn cảnh như vậy và họ không bao giờ ngưng nghĩ; nhưng than ôi, thế giới đã bị đầu độc bởi những thông tin lường gạt và những tư tưởng mù mờ. Những sai lầm này đã khiến cho dân VN phải trả một giá rất đắc.


26) Dị đoan
Tin tưởng nguyên nhân của một sự việc dựa theo thứ tự xảy ra, đó là dị đoan. Thí dụ như tin rằng ra ngỏ gặp gái là xui; có nghĩa là bạn tin rằng cô gái đó gây ra những việc không may xảy ra cho bạn. Có những dị đoan vô hại nhưng cũng có những dị đoan rất nguy hiểm. Thí dụ như tục lệ dị đoan tế thần bằng trinh nử để dân làng được bình yên. Vấn đề ở đây là việc xảy ra sau một việc xảy ra trước, không nhất thiết có liên quan; hoặc nói ngược lại là một việc xảy ra bây giờ chưa chắc là lý do của việc xảy ra sau đó. Sự liên quan nếu có, phải được suy luận khoa học không phải dị đoan vì dị đoan chỉ là niềm tin không khoa học.

27) Đổ thừa
Họ đổ tên thừa là danh hiệu riêng của việt cộng. Chúng tìm mọi cách để gán tội ác hay thất bại cho kẻ thù hay người khác. Ví dụ như chúng chạy tội bán nước của chúng với luận điệu “VNCH làm mất Trường Sa”. Sự thật là chỉ có VNCH mới anh dũng chiến đấu bảo vệ Trường Sa và trận hải chiến 1974 chỉ là khởi đầu. Đầu sỏ việt cộng thường hay đổ thừa cho bọn đàn em và tay sai của chúng gây tội ác và chúng không chịu trách nhiệm ( ví dụ như tội ác thảm sát dân Huế tết mậu thân, hoặc tội giết dân làng Tân Lập, Ba Chúc …). Sự thật là trách nhiệm là của bọn cầm quyền dù trực tiếp hay gián tiếp. Đổ thừa là một hành động không những ngụy biện mà còn hèn hạ và đây là một phương pháp đê tiện bình thường của đãng cộng sản việt nam.




28) Rập khuôn
Rập khuôn là không có tư duy riêng mà chỉ bắt chước người khác. Việt cộng rập khuôn theo tàu cộng vì chúng không có tư duy. Có quá nhiều ví dụ để chứng minh sự rập khuôn này, hảy qua tàu cộng thì sẻ thấy việt cộng; trên phương diện tư tưởng, thiết nghĩ một ví dụ cụ thể nhất là cái quái thai “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mà bọn việt cộng đang vác mai chạy quýnh theo quan thầy tàu cộng. Một ví dụ hí hỏm khác là “ nếu tàu cộng cởi truồng diểu binh thì việt cộng sẻ cởi truồng diểu binh”, bảo đảm như vậy.

29) Chó hùa
Chó hùa là a dua theo đám đông, không phải theo lựa chọn cá nhân. Trong quá khứ, việt cộng đã tạo ra những xu hướng sai lạc rồi  kích động đám đông xuống đường biểu tình phá hoại hoặc cướp chính quyền. Ngày nay, với hệ thống giáo dục toàn trị (nhồi sọ và tẩy nảo), cộng với các phương tiện thông tin mị dân toàn bộ; việt cộng đã kéo dân trí việt nam xuống rất thấp để chúng dể dàng điều khiển trí tuệ của đám đông. Do đó, ở việt nam, a dua theo đám đông là làm theo lệnh việt cộng vì những gì dân việt nam tin tưỡng đều là những rác rưởi do việt cộng thải ra (“thiểu số phục tòng đa số” chỉ có giá trị ở các quốc gia dân chủ, ở việt nam, đa số bị việt cộng lường gạt).

30) Lẩn lộn
Lẩn lộn ở đây là giửa phần tử và tổng hợp. Ví dụ như cho rằng xe hơi thải khói ít hơn xe buyt, nên chạy xe hơi ít tạo ô nhiễm hơn đi xe buyt. Thật ra, tuy xe hơi thải khói ít hơn xe buyt nhưng số lượng xe hơi quá nhiều thì tổng hợp lại, xe hơi gây ô nhiểm nhiều hơn.
Tổng thể thường có những tính chất mà phần tử không có, hoặc ngược lại. Do đó suy diển bản tính của tổng thể dựa theo phần tử, hoặc ngược lại, là sai. Ví dụ như nói rằng sự việc đảo chánh nền đệ nhất cộng hòa của miền nam việt nam đã chứng tỏ rằng chế độ đệ nhất cộng hòa hoặc nền tảng dân chủ tự do là không tốt. Kết luận như vậy là lẩn lộn giửa những phần tử xấu với thể chế tốt. Một thể chế tốt có thể có những phần tử xấu hoặc ngược lại.
Vấn đề thứ nhất là hỏi thể chế tự do dân chủ tốt hay xấu?; câu trả lời là TỐT vì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều theo dân chủ tự do (không phải a dua mà do lựa chọn). Vấn đề thứ hai là hỏi nền đệ nhất cộng hòa có dân chủ tự do hay không?; và câu trả lời là CÓ; vì nếu nền đệ nhất cộng hòa không có dân chủ tự do thì làm sao Phật giáo dám đem bàn thờ xuống đường biểu tình? Đơn giản chỉ có vậy thôi.

31) Lấp liếm sự thật
Lẩn lộn giửa những điều có thật và những điều không có thật, ví dụ như nói rằng “vì tôi bất lực nên tôi không có tội hiếp dâm”, lý luận ngụy biện chạy tội của tên dâm tặc việt cộng nguyễn trường tô. Việt cộng biện minh sự khiếp nhược của chúng với tàu cộng bằng cách so sánh sự hèn hạ của chúng với việc triều cống nước tàu của các triều đại VN. Đây là lấp liếm vì sự thật là các vua VN chỉ triều cống tàu sau khi đã giử yên bờ cỏi. Có nghĩa là VN triều cống để người tàu khỏi mất mặt vì đã bị việt nam đánh bại, một hành động khôn ngoan để tránh chiến tranh xâm lược. Trong khi việt cộng thì khác. Chúng sợ quan thầy tàu cộng như sợ cọp. Nước VN đang bị tàu cộng xâm lược, muốn bắt chước vua VN thì phải đánh tàu trước, lấy lại lảnh thổ, chủ quyền và danh dự, rồi mới cầu hòa.
Việt cộng lấp liếm mọi sự thật để lường gạt dân Việt Nam. Chúng dàn dựng những thây ma chủ nghĩa như chủ nghĩa thực dân, quân chủ phong kiến, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản, chũ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xả hội… để khích động lòng hận thù. Thật ra các chủ nghĩa tàn ác ấy đã chết từ lâu vì chúng không phù hợp với văn minh nhân loại nửa. Chỉ có chủ nghĩa quốc gia không quá khích là tồn tại theo tiến hóa của loài người; cho nên thế giới tổ chức liên hiệp quốc như là một nền tản pháp lý dân chủ cho sự tương quan giửa các quốc gia.
Một quốc gia dân chủ là một quốc gia không theo chủ nghĩa nào cả. Trong một quốc gia dân chủ, ba hệ thống hổ tương là chánh quyền, xã hội và tư bản độc lập không triệt hạ nhau. Ngược lại ba hệ thống do dân dựng nên này phục vụ cho nhau: chánh quyền lo cho xã hội, xã hội lo cho tư bản và tư bản lo cho chánh quyền. Mỹ là quốc gia dân chủ, mỹ không phải là quốc gia tư bản chủ nghĩa, và quyền lợi riêng của mỹ không xâm phạm đến quyền lợi nước khác. Ngược lại, mỹ chỉ xử dụng sức mạnh dân chủ của mỹ để bảo vệ tự do. Mỹ không lập lên quỷ đạo riệng vì quỷ đạo của nhân quyền, dân chủ, tự do là quỷ đạo chung của thế giới tự do. Do đó cái trò lấp liếm sự thật về cái gọi là “quỷ đạo của mỹ” hoặc là “quyền lợi của mỹ” chỉ là ngôn từ lừa bịp của bọn ma cô tư tưởng để hù dọa và lường gạt người ngu.  


 
32) Nói láo
            Nói láo là có nói không, không nói có. Trong toàn bộ lịch sử việt cộng, chúng không hề nói thật bao giờ. Tất cả những gì việt cộng rêu rao với cái bộ máy tuyên truyền đóng kịch thô bỉ, hoàn toàn là trắng trợn nói láo, cố tình nói láo, dựng chuyện nói láo. Có những việc chúng đóng kịch thô bỉ như việc tự nâng bi mình của HCM. Có những việc chúng che dấu lấp liếm như chuyện bán biển và đảo TS HS của Việt nam. Chúng nói láo từ cái tên gọi của đãng cho tới cái căn cước của lảnh tụ. Chúng nói láo từ lý thuyết như chủ nghĩa cộng sản; đến hành động như việc phát triển đất nước và bảo vệ lảnh thổ Việt Nam. Chúng nói láo để tâng bốc lảnh tụ, chúng nói láo để bôi nhọ lẻ phải, chúng nói láo để lường gạt người dân, chúng nói láo để cũng cố quyền cai trị…nói chung chúng nói láo 100%.

33) Lọc lựa thông tin 
Lựa những tin có lợi để tuyên truyền, ví dụ như việt cộng tuyên truyền rằng chúng chạy theo tư bản mỹ vì “mỹ bây giờ khác”; có nghĩa là chúng nói rằng “vì mỹ đã thay đổi nên việt cộng chơi với mỹ”. Sự thật là mỹ không thay đổi gì cả. Chính bọn việt cộng mới thay đổi như con tắc kè để tồn tại. Việt cộng thay đổi chủ nghĩa nhưng không thay đổi bản chất, chúng bắt chướt theo quan thầy tàu cộng với cái trò hề “mèo trắng mèo đen, mèo nào cũng bắt chuôt cả”. Nhưng mèo vẩn hoàn mèo, cộng vẩn hoàn cộng và bản chất côn đồ vẩn không thay đổi. Thật ra mỹ chỉ đổi chính sách chiến lược để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản mà thôi. Thay đổi chính sách khác với thay đổi chủ nghĩa; mỹ vẩn là quốc gia dân chủ tự do. Trong khi đó bọn cộng sản phải thay đổi chủ nghĩa để tiếp tục sinh tồn. Chúng biến dạng xả hội chủ nghĩa thành tư bản chủ nghĩa, một sự lật lọng 180 độ. Chúng trở mặt từ làm anh hùng Robinhood tới làm tên cướp bạch hải đường, từ những tên vô sản côn đồ tới những tên đại gia tư bản quỷ đỏ. Chúng lường gạt người dân bằng cái câu tối nghĩa là chúng đang “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong lúc chúng vơ vét tài sản vào túi riêng một cách trắng trợn.

34) Lọc lừa dử kiện
Dùng dử kiện củ hoạc giả tạo không thích hợp nửa để chứng minh. Ví dụ như việt cộng tuyên truyền rằng vì một số các tướng lảnh VNCH đã từng phục vụ cho thực dân pháp -  là những người đã từng có “tội ác với nhân dân” - nên VNCH là xấu. Ngụy biện này là lọc lừa dử kiện, vì nếu những người đã từng gây tội ác biết phục thiện trở về với chính nghĩa quốc gia, thì vì nhu cầu bảo vệ đất nước, họ vẩn nên được tha thứ và xử dụng. Nếu so sánh những người đã từng gây tội ác trước đây mà hướng thiện về sau, với những người ngược lại; có nghĩa là những người trước đây hiền lương và văn hóa (ví dụ như tên ác quỷ văn nô việt cộng tố hửu hay là xuân diệu…), rồi sau theo cộng sản, cướp của giết người không gớm tay, phục vụ cho quỷ đỏ quốc tế giết hại người dân VN, thì ai xấu hơn ai? Hảy coi sự biến đổi này qua hai câu thơ của tên văn nô tố hửu:
            Giết giết nữa cho bàn tay không ngưng nghĩ.            Cho ruộng đất tốt lá thêm xanh. 


 
35) Biện minh vào sự phức tạp hay sự ngu dốt
            Dựa vào lý do là vì vấn đề phức tạp và không có ai hiểu hay là chưa có ngành học nên phải chấp nhận lý lẻ của bạn là đúng. Ví dụ như cho rằng không có thượng đế vì không ai chứng minh sự hiện hửu của thượng đế. Hay là vì con người rất phức tạp nên con người phải do thượng đế tạo ra. Cả hai đều là ngụy biện theo kiểu biện minh vào phức tạp hay sự thiếu hiểu biết.

36) Biện minh vào cảm giác chung
            Cảm giác chung là những hiểu biết thông thường dựa vào sự quan sát và sự cảm nhận của nhiều người. Ví dụ như trái đất thì tròn mặt trời thì nóng. Nhưng thật ra đôi khi dựa vào cảm giác chung, nhiều người cảm nhận sai. Ví dụ như, trước khi có sự khám phá thế giới, mọi người đều nghĩ rằng trái đất thì dẹp và mặt trời thì rất nhỏ và quay  chung quanh trái đất.
Nói rằng “người cùng một nước thì không có vấn đề xâm lược” là nói ngụy biện dựa vào cảm giác chung. Người cùng một nước mà nhận vũ khí của ngoại bang để phục vụ cho mộng bá quyền của ngoại bang và để áp đặt chủ nghĩa điên cuồng, tước đoạt tự do của người dân, thì đó là xâm lược. Hảy lấy Triều Tiên làm ví dụ: nếu bắc hàn đánh nam hàn thì có xâm lược hay không?  Bọn cộng sản bắc việt, tay sai của cộng sản quốc tế xâm lược miền nam Việt Nam tự do bằng vủ khí nga tàu; chúng ngụy biện bằng mỹ từ giải phóng. Nhưng thực chất là một cuộc xâm lăng bởi vì người dân miền nam không cần giải phóng. Vừa ăn cướp vừa la làng, lũ xâm lược việt cộng hô hào rằng mỹ xâm lược Việt Nam, thật ra mỹ chỉ giúp dân VN chống cộng sản xâm lược theo hiệp ước liên minh Á Châu Thái Bình Dương (SEATO) mà thôi.

37) Hai cái sai thành một cái đúng
Có nghĩa là việt cộng tha hồ tàn ác vì VNCH cũng tàn ác vậy. Đây là ngụy biện theo kiểu hai cái sai thành một cái đúng để biện minh cho bản chất tàn ác của việt cộng. Thật ra, không ai có thể chứng minh rằng VNCH tàn ác. Không có một bằng chứng trung thực nào chứng tỏ VNCH giết dân vì sự thật là VNCH không bao giờ giết hại dân lành (VNCH không có chính sách giết dân như việt cộng). VNCH chỉ tiêu diệt việt cộng để tự vệ và bảo vệ tự do cho dân Việt Nam, và nếu có một vài trường hợp tàn ác với việt cộng cũng chỉ là cá nhân và ngoại lệ. Những chứng cớ mơ hồ, giả tạo dùng để bôi nhọ VNCH và lường gạt thế giới chỉ là những tuyên truyền xảo trá của một bộ máy chuyên nghiệp ngậm máu phun người của việt cộng. Chỉ có việt cộng giết dân việt nam hàng loạt mà thôi.


 
38) Lý luận bù nhìn
            Là tạo nên một phiên bản yếu hơn hoặc sai lệch hơn của đối phương để tấn công. Ví dụ như tạo nên cái nhìn lệch lạc về xã hội Thái Lan, việt cộng khoe khoang cái sự “ổn định” của xã hội việt nam bằng cách so sánh với sự bất ổn của xã hội dân chủ Thái Lan. Nhưng vì xã hội việt cộng giống như một nhà tù và xã hội Thái Lan giống như một cái chợ, lẻ dĩ nhiên là nhà tù thì phải ổn định hơn. Xã hội nhà tù việt cộng được ổn định là nhờ vào bạo lực và lường gạt. Hệ thống công an của việt cộng rình rập từng khu phố; thậm chí chúng còn chui vào gầm giường của người dân để rình rập, bắt bớ , tù đày, đánh đập, bắn giết tất cả những ai dám chống lại chúng. Cộng với một hệ thống thông tin giáo dục tẩy nảo, nhồi sọ và lường gạt; người dân việt nam đã trở thành những con kiến, chỉ biết tuân lệnh và phục vụ. Kết quả của sự “ổn định” này là tất cả quyền lợi đều bị thâu tóm vào tay bọn cai ngục việt cộng và người dân việt nam chỉ là những tù nhân nghèo đói và nô lệ. Trong khi đó xã hội tự do của Thái như là một cái chợ có tổ chức; người dân Thái được quyền biểu tình chống đối hay đòi hỏi quyền lợi chính đáng. Vì tình trạng kinh tế bóc lột của tàu cộng làm ảnh hưởng suy thoái tận đến kinh tế nước Thái nên dân Thái biểu tình đòi hỏi chính phủ Thái phải giải quyết vấn đề. Trong hoàn cảnh phải đối phó với sự tràn ngập hàng hóa rẻ tiền từ hệ thống kinh tế tư bản bóc lột lưu manh của tàu cộng, hầu hết cả thế giới kinh tế đều bị ảnh hưởng như vậy. Lý luận bù nhìn ở đây là việt cộng làm như các xã hội dân chủ có vấn đề, mà thực chất là chính chúng mới là vấn đề; và thế giới tự do đang cũng cố bộ máy dân chủ toàn cầu để đối phó với bọn chúa ngục đang lộng hành ở nước tàu.
            Trên phương diện xã hội, việt cộng rêu rao rằng ở các nước “tư bản” người dân bắn giết nhau hàng loạt một cách tàn ác trong khi ở xã hội “ổn định” của chúng thì người dân không giết người hàng loạt. Đây là lý luận bù nhìn sai lệch về tự do, chấp nhận dân chủ tự do là chấp nhận rủi ro và tự do càng nhiều thì rủi ro càng lớn. Nhưng có tự do mới có tiến bộ, và xã hội độc tài thì an toàn hơn, nhưng không có tiến bộ. Tuy nhiên chúng ta không biện luận cho sự bắn giết tàn ác này với sự tiến bộ; chúng ta chỉ giải thích vì sao người dân ở các nước dân chủ tự do chấp nhận sự rủi ro. Vấn đề là sự tàn ác của những rủi ro này thì rất nhỏ so với tàn ác của độc tài cộng sản. Trong khi những cá nhân điên khùng trong một nước tự do có thể sách súng giết hàng chục, thậm chí hàng trăm người; so với sự tàn ác giết dân  hàng loạt của bạo quyền cộng sản, thật không thấm thía. Người dân giết người dân vẩn ít hơn là chính phủ giết dân; ví dụ như cộng sản tàu giết hàng ngàn người dân tàu ở Thiên an môn, việt cộng giết nhiều trăm ngàn người để “cải cách ruộng đất”, 3 ngàn người ở làng Ba Chúc và nhiều nữa trong suốt chiều dài lịch sử vấy máu của chúng. Như vậy thì cái tội ác ghê tởm giết người hàng loạt của ai đáng ghê tởm hơn?

39) Bỏ thuốc độc xuống giếng
Bỏ thuốc độc xuống giếng là bôi bác cơ sở lý luận của đố phuơng; đây là một dạng biến thể của tấn công nguời lý luận. Ví dụ như việc việt cộng bôi nhọ tôn giáo và tạo thành kiến xấu về tôn giáo (nhất là Hòa Hảo, nhì là Thiên Chúa Giáo). Từ thành kiến tới kỳ thị tới hận thù, bọn việt cộng đã nhồi sọ, luờng gạt đuợc số đông thế hệ trẻ hận thù tôn giáo qua phuơng pháp ngụy biện bỏ thuốc độc xuống giếng nham hiểm này.

40) Mâu thuẩn
            Mâu thuẩn là nói câu trước đá câu sau, nói hai điều ngược nhau cùng một lúc.  Miệng lưởi mâu thuẩn của việt cộng thối tha và trơ trẻn đến thế nào? Xin hảy đọc đoạn văn trích dẩn sau đây của một người dân miền bắc về sự tâng bốc Mao xếnh xáng của việt cộng:

Câu chuyện Mao chủ tịch bơi vượt sông đã gây ấn tượng mạnh mẽ đến tụi trẻ nhà quê chúng tôi. Chuyện kể rằng, vào ngày 16 tháng 7 năm 1966, mặc dù Bác Mao đã ở tuổi 73, nhưng Bác đã bơi 15 km chỉ trong vòng 65 phút, vượt qua sông Dương Tử, dòng sông hùng vĩ nhất Á châu. Bằng một ý chí phi thường Mao chủ tịch đã chống chọi với sóng gió, khống chế được dòng nước chảy; bằng một sức khoẻ vô song, Mao chủ tịch đã làm chủ được thiên nhiên; bằng một kỹ thuật bơi điêu luyện, Mao chủ tịch đã thiết lập lên một kỷ lục bơi lội mới, bỏ xa những tay bơi đường dài hàng đầu của thế giới… Rồi những câu chuyện về những thành tựu vĩ đại của nền kinh tế Trung Quốc qua những chiến dịch “Đại nhảy vọt” “Diệt chim sẻ” hay “Luyện thép” do Mao chủ tịch khởi xướng. Người dân miền Bắc khi đó từ cụ già đến trẻ con đều được bảo rằng: “Trung Quốc là hậu phương bao la của Việt nam, với dân số 700 triệu, chỉ cần mỗi người nhịn một bữa, là đủ lương thực 1 năm cho Việt nam. Thế nên chúng ta không sợ đói, cứ yên tâm mà đánh Mỹ, đánh cho đến ngày thắng lợi, dù còn một người cũng đánh.”  

Và hảy đọc đoạn văn trích dẩn sau đây cũng của người dân này về sự mạt sát Mao xếnh xáng của việt cộng, không lâu sau đó:

Cán bộ tuyên huấn xuống tận từng chi đoàn, từng lớp, phổ biến các tài liệu về tội ác của Mao. Trên dưới 40 triệu người Trung Hoa đã bị giết trong “Cách mạng văn hóa”. Mao đã bí mật thủ tiêu hoặc đày đoạ Lâm Bưu, Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ. Do những chính sách sai lầm của các chiến dịch “Đại nhảy vọt”, “Diệt chim sẻ”, “Luyện thép” của Mao, mà hàng chục triệu người chết đói vào những năm đầu thập kỷ 60. Tất nhiên, sự kiện Mao 73 tuổi, bơi 15 cây số trong vòng 65 phút vượt qua sông Dương Tử ở Vũ Hán vào ngày 16 tháng 7 năm 1966 cũng được phơi bày. Sự thực, Mao chỉ nhảy xuống nước ở điểm xuất phát, trình diễn mấy màn bơi, hướng dẫn cho một phụ nữ cách bơi ngửa, rồi kín đáo lẻn chui vào trong khoang kín một chiếc tầu đã được ngụy trang cẩn thận, đậu gần đó. Tầu từ từ tiến đến đích, cách đích vài thước, Mao tụt xuống nước trình diễn màn bơi ngửa, bơi bướm, bơi tự do, trong tiếng hò reo như sấm dậy của đám hồng vệ binh.

Miệng lưởi mâu thuẩn của việt cộng thối tha và trơ trẻn đến thế đấy. Cái trò phun ra liếm lại, ăn chính đống phân chúng thãi ra, là lẻ thường trong hệ thống tư tưởng rác rưởi cộng sản.

41) Dựa vào ý kiến riêng
 
 Nếu bạn tranh luận vào một vấn đề mà bạn chỉ dùng kiến thức cá nhân mà không có một  sự tìm hiểu nghiên cứu về vấn đề đó, thì bạn đang ngụy biện. Dạng ngụy biện này gọi là dựa vào ý kiến riêng. Không phải là bạn không có quyền có ý kiến riêng, nhưng vấn đề ở đây là bạn tranh luận với một kiến thức rất ít về nó nên kết luận của bạn trở nên sai vì nông cạn. Một người không có kiến thức về một lảnh vực, ý kiến cá nhân của người đó chỉ để đóng góp chứ không phải để tranh luận.

42) Cứu cánh biện minh cho phương tiện
            Cứu cánh biện minh cho phương tiện là ngụy biện nhân danh mục đích cao cả. Nghĩa là người ta chấp nhận nói láo chỉ vì mục đích của nó đúng. Nói cách khác là người ngụy biện coi mục đích của lý luận là quan trọng chứ không phải lý luận đúng là quan trọng. Ví dụ như việc ông thủ tướng Tony Blair cũa nước Anh đã bị cáo buộc về tội giả tạo chứng cớ về việc iraq có vũ khí giết người tập thể; ông Blair đã dựng chuyện nói láo về bằng chứng này vì ông tin rằng việc tiêu diệt độc tài Sadam Hussein là quan trọng hơn việc nói láo của ông.
Cứu cánh biện minh cho phương tiện là nền tảng lý luận của cộng sản. Tất cả những gian manh và ác độc của cộng sản đều dựa  trên nền tãng Cứu cánh biện minh cho phương tiện. Tất cã những tội ác cá nhân hay giệt chũng của cộng sản đều được chúng thản nhiên biện minh bằng ngụy biện Cứu cánh biện minh cho phương tiện. Trên phương diện lý luận, nói láo là nói láo và nói láo là sai, bất chấp cứu cánh là gì. Huống gì, khốn nạn thay là cứu cánh của cộng sản cũng không đúng gì. Mục đích của cộng sản là thiết lập một thế giới đại đồng, công bằng kinh tế. Mục đích này hoàn toàn sai lầm, ảo tưởng vì nó chống lại bản năng của con người. Nó hủy diệt cạnh tranh và quyền tư hửu vốn là hai động năng của sự phát triển của loài người. Xã hội là quan trọng, nhưng xã hội cũng chỉ là một phần tử, không phải là tất cả. Vấn đề ở đây là bản chất quỷ đỏ đã được hình thành từ hai nguyên tố này, đó là một cứu cánh ngu đần biện minh cho những phương tiện cực kỳ điên cuồng tàn ác.

43) Tuyên truyền và nhồi sọ
Tuyên truyền là xử dụng tất cả các phương tiện truyền thông để lái sự suy nghĩ của người khác theo ý bạn. Ngoài sách báo, truyền thanh  truyền hình và internet, các phương pháp truyền miệng như rĩ tai, lãi nhãi phóng thanh, sách động hô hào, biểu ngữ tung hô, phô trương cờ xí rợp trời đều là tuyên truyền. Nhồi sọ là nói láo lập đi lập lại  cho đến khi cái láo thành cái thật. Tuyên truyền và nhồi sọ là hai phương pháp giáo dục và thông tin của việt cộng. Mục đích của tuyên truyền và nhồi sọ là lường gạt và kết quả của lường gạt là ngu dân. Ngôn từ tuyên truyền và nhồi sọ giống hệt nhau, thí dụ như:
Tại Hội nghị, sau khi quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị, Kế hoạch của Ban Bí thư, các đại biểu đã thảo luận, bàn triển khai hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, tập trung vào những công việc chủ yếu: Tiếp tục tổ chức học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Tiếp tục xây dựng và thực hiện những chuẩn mực đạo đức, tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong giai đoạn hiện nay; xác định rõ trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị; Đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành một nội dung sinh hoạt thường xuyên của tổ chức Đảng, gắn với thực hiện tốt chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Xi của Đảng, giải quyết những vấn đề tư tưởng, đạo đức gây bức xúc trong ngành, địa phương, đơn vị; Tiếp tục xây dựng và thực hiện chương trình giảng dạy và học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh, sinh viên, cán bộ, đảng viên; Giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Công tác kiểm tra định kỳ, sơ kết 6 tháng, tổng kết năm việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Đẩy mạnh tuyên truyền về việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn.
            Nói chung, chỉ có hai điểm  mà cái đoạn văn tuyên truyền nhồi sọ điển hình này muốn nói: đó là học tập theo gương HCM và tuân lệnh đãng việt cộng. Than ôi, đạo đức và trí tuệ của HCM có đáng tin cậy hay không? và đãng việt cộng là ai mà dân phải tuân lệnh? Thật là khốn nạn cho một dân tộc phải chịu đựng những tuyên truyền nhồi sọ đểu cáng như vậy.


 
44) Lộng ngôn xáo ngử  
            Lộng ngôn xáo ngử là dùng những mỹ từ rổng tuếch, văn hoa chít chòe, nói lung tung dài dòng để tuyên truyền hay đánh lạc hướng. Việt cộng chuyên môn về lộng ngôn sáo ngữ để lường gạt. Đây là một ví dụ:
…Phát huy sức mạnh của thế kiềng ba chân "Nhà nước - cộng đồng - đối tượng”, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, sự hỗ trợ từ cộng đồng là vô cùng quan trọng và nỗ lực của gia đình chính sách có vai trò quyết định…
…Đó chính là những nhiệm vụ chính trị hết sức nặng nề và cao cả, nhưng lại cần phải giải quyết một cách căn bản, tạo nền tảng quan trọng chỉ trong một khoảng thời gian không dài nhằm đáp ứng đòi hỏi bức thiết của lịch sử đưa đất nước tiến kịp thời đại. Nhiệm vụ to lớn đó đã và đang tiếp tục đặt ra đối với cả hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước khi bắt đầu một nhiệm kỳ mới…
            Việt cộng nói lung tung theo cái ý tưởng lương lẹo của chúng mà ý nghĩa thực chất rất nghèo nàn. Đoạn văn trên chỉ là một mớ ngôn từ văn hoa chít chòe tối nghĩa điển hình cho toàn bộ văn chương tuyên truyền, tẩy nảo,nhồi sọ của việt cộng.

45) Lạm dụng châm ngôn
            Ngạn ngữ và châm ngôn là những câu nói “hay”, mang tính chất đạo đức và giáo dục. Nhưng không phải châm ngôn và ngạn ngữ là đúng trong mọi trường hợp. Nói châm ngôn như con vẹt theo kiểu công thức là lạm dụng châm ngôn. Việt cộng thường lạm dụng châm ngôn để lường gạt. Ví dụ như nói những câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, v…v… để kêu gọi đối thủ bỏ súng trong khi việt cộng thủ chặt cây AK. Xử dụng ngạn ngữ hay châm ngôn để biện luận một chiều là ngụy biện.

46) Uyễn ngữ
            Uyễn ngữ là dùng từ ngử hoa mỹ để che dấu âm mưu đen tối. Bọn lưu manh tư tưởng việt cộng thích xử dụng chiêu này. Những mỹ danh như MTGPMN, kinh tế mới, cãi cách ruộng đất, trăm hoa đua nở, bước tiến nhảy vọt, học tập cãi tạo, cách mạng văn hóa…, hoặc những mỹ từ như dân chủ, cộng hòa,  độc lập, tự do, hạnh phúc, cách mạng, giải phóng…được bọn việt cộng “triệt để” xử dụng để che đậy và lường gạt. Để cướp của giết người, chúng dựng đứng lên một phong trào và lấy một mỹ danh. Để xâm lược, chúng dựng đứng lên một bọn tay sai và lấy một danh xưng rất đẹp. Ví dụ như MTGPMN (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam) của bè lủ tay sai lê đức thọ và nguyển thị bình, thực chất của tổ chức cộng phỉ này có thể được diển tả qua bốn câu thơ sau đây:

            Rắn đâu có đẻ ra rồng
Mặt trận giải phóng cũng dòng cộng nô
Cũng phường khát máu tham ô
Độc tài vô đạo mưu đồ hại dân

47) Mơ hồ và lạc đề
Mơ hồ là giải thích một đằng rồi sau đó giải thích nẻo khác không liên hệ, hoặc là một chử có nhiều nghĩa không rỏ ràng. Lạc đề là tiền đề và kết luận không liên hệ hay là tiền đề dẩn tới một kết luận khác. Ví dụ như nói rằng  “dân Việt Nam không thể có nhân quyền vì  lý do địa lý, văn hóa và lịch sử Việt Nam khác với các nước có nhân quyền”. Đây là ngụy biện lạc đề vì nhân quyền và địa lý, văn hóa hay lịch sử không có liên hệ lý luận gì với nhau cả. Bọn ngụy biện việt cộng hảy đọc điều 2 trong bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền mà chính chúng đã ký kết khi chúng xin sỏ quyền lợi của Liên Hiệp Quốc:

Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.
Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay bị hạn chế chủ quyền.




48) Thảm hóa
Thảm hóa là dựng những trường hợp tồi tệ để bài bác một vấn đề. Ví dụ như lý luận cũa những người chống lại hợp pháp hóa mariwana là “nếu cho phép họ hút mariwana họ sẻ đòi hợp pháp hóa cocain”. Tương tự như vậy, những người chống lại an sinh xã hội  bị lọt vào cái lý luận thảm hóa này vì họ lẩn lộn giửa những chương trình an sinh xã hội của thể chế dân chủ với chủ nghĩa xã hội của cộng sản. Việt cộng dùng thảm hóa để hù dọa, chúng thảm hóa rằng nước Việt Nam sẻ loạn nếu dân Việt Nam có tự do. Có nghĩa là khi dân việt nam có tự do thì các đãng phái sẻ cấu xé nhau tranh dành quyền lực. Sự nói láo này một phần là do bản chất gian dối của chúng, phần khác là do “suy bụng ta ra bụng người” của bọn vô sản côn đồ chuyên nghiệp cướp chánh quyền. Hảy nhìn các quốc gia dân chủ tự do ở trong vùng; khi chúng thảm hóa về tự do, việt cộng đã khinh bỉ dân tộc việt nam thua xa Thái Lan hay Mã Lai. Rõ là một lủ kêu căng ngu dốt.

Kết luận 

            Những phương pháp ngụy biện phổ thông nêu trên chỉ là ở một mức độ chi tiết và lớp lang tương đối.  Bạn có thể phân loại, xếp lớp chúng theo ý bạn, và bạn có thể thêm vào danh sách những phương pháp ngụy biện khác mà bạn biết. Mục đích là nhận dạng nói láo và tránh nói láo, vì nói láo như việt cộng chỉ đưa đến chậm tiến và nô lệ.
            Sau đây là 4 câu nói ngụy biện của việt cộng; đố bạn biết chúng thuộc dạng ngụy biện gì và ngụy biện như thế nào. Giống như làm bài tập, câu đầu tiên sẻ được giải thích và 3 câu sau thì xin bạn giải thích dùm.

Câu hỏi

1) “Ở đâu cũng có tội ác”
2) “Không thể áp dụng dân chủ cho Việt Nam được vì dân trí Viet Nam còn thấp”
3) “Chính trị là gian manh xảo trá, chống cộng là làm chánh trị”
4) Tuyên ngôn (dựa theo tuyên ngôn cách mạng pháp) của HCM: “mọi người sinh ra đều được bình đẵng về quyền lợi

Trả lời

1) “Ở đâu cũng có tội ác”

Việt cộng ngụy biện cho tội ác tràn lan cũa chúng bằng câu “Ở đâu cũng có tội ác”. Đây là ngụy biện loại đơn giản hóa quá độlấp liếm sự thật. Đơn giản hóa quá độ vì chúng chỉ nói có một phần sự thật. Ở đâu cũng có tội ác nhưng tội ác ở việt nam nghiêm trọng hơn rất nhiều vì nền tãng đạo đức xã hội việt nam rất xuy đồi. Điều quan trọng hơn là chúng lấp liếm sự thật về kẻ gây tội ác. Ở các quốc gia dân chủ, kẻ gây tội ác là người dân. Trong khi đó ở việt nam, kẻ gây tội ác nghiêm trọng là chính quyền. Một xã hội công an trị chặt chẻ như việt cộng thì không thể lấp liếm, che dấu cho tội phạm chính quyền bằng cách đổ thừa cho người dân được.


(trích trên mạng toàn cầu)

__________________________________________________

Tham khảo:
- Thủ thuật & thủ đoạn cần để ý (1)
- Độc ác và thú tính
http://danlambaovn.blogspot.com/2012/01/oc-ac-va-thu-tinh.html#more

- Ngụy Biện

1 comment:

  1. Với hi vọng sẽ được đọc thêm nhiều bài vở thú vị hữu ích, nên chúng tôi tìm theo tài liệu tham khảo "Ngụy biện" như quí vị đã ghi ở mục số 3 trong Tham khảo trên. Từ đây, chúng tôi được dẫn đến đường Link http://trachnhiem-daoduc.blogspot.com/ . Nhưng rất tiếc trang blog nầy ghi, chỉ dành riêng cho những bạn đọc được mời (This blog is open to invited readers only), nên chúng tôi không vào được. Xin ông/bà Sáng trăng, người posted bài viết, vui lòng giúp hướng dẫn cho chúng tôi biết cách nào để có thể xin tìm vào trang blog ấy để đọc bài vở. Xin chân thành cám ơn quí vị. Trân trọng.

    ReplyDelete