Friday 15 June 2012

Khi Con Cháu Hỗn

(06/15/2012)
Bạn thân,
Chuyện con cháu hỗn với ba mẹ bây giờ đã thường gặp hơn. Mà có điều lạ, trẻ em Miền Nam ít hỗn với ba mẹ hơn là trẻ em Miền Bắc. Nói thế là nhìn chung thôi, vì vẫn là cá biệt. Nhưng các nhà nghiên cứu xã hội cần để tâm chuyện naỳ, vì khi con chaú bất kính ba mẹ, nghĩa là xã hội bị đảo lộn. Hay ít nhất, cái chúng ta học hồi nhỏ là “Tam Cương” -- tức là ba giềng mối phải tôn kính: Quân, Sư, Phụ... tức là Vua, Thầy, và Ba Mẹ... -- không còn được giữ gìn nữa.

Có phải đó là hậu quả rơi rớt của một thời đấu tố ở Miền Bắc? Hay là di hại văng miểng từ cái gọi là Cách Mạng Văn Hóa ở bên Tàu? Hay chỉ đơn giản, rằng chính phủ không còn bận tâm  đaọ đức nữa, cứ để mặc cho vui chơi xả láng để an lòng dân? Nhưng may mắn, ngay cả thiếu niên cũng có em nhận ra rằng hỗn với ba mẹ là hỏng.

Thí dụ như báo Pháp Luật Xã Hội trong một số báo đầu tháng 2-2012, đã có bài của 1 người trẻ bày tỏ nhức nhối hiện tượng hỗn với ba mẹ. Bài tựa đề “Nhức nhối chuyện teen phát ngôn hỗn xược với người lớn” của Hồng Ngọc & Ái Nhi ngày 7/2/2012, trong đó có những dòng thiết tha:

“...Nghĩ về mẹ, hẳn bạn sẽ thấy ấm áp trong tim lắm lắm. Vậy mà, thử nghĩ xem, đã có một teen girl Việt chửi... mẹ ruột của mình, với những lời lẽ rất tục tĩu đấy, bạn ạ. Khó ai tin được rằng chủ nhân của những câu chửi hỗn xược này lại được phát ngôn từ một bạn gái. Bất cứ ai khi đọc dòng status này đều "choáng" khi cô bạn này phát ngôn rất xấc xược. Nói bậy, chửi tục dù là với bạn bè đồng trang lứa thì vẫn rất khó chấp nhận rồi, huống hồ cô bạn này còn chửi mẹ ruột của mình...

...bạn sẽ còn "sốc" hơn nhé, khi mới đây thôi, một bạn nữ khá dễ thương và xinh xắn khác lại viết những câu status Facebook đầy giận dữ và chửi bới... cô giáo chủ nhiệm của mình. Teen girl này đã chửi cô giáo bằng những câu từ rất khó chấp nhận: "óc heo", "cái loại bà", "ngậm mồm vào"... Đạo lí "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy" đâu rồi? Truyền thống "Tôn sư trọng đạo" từ muôn đời nay của người Việt đâu mất rồi? Đọc câu status này, bất giác, chúng mình không còn cảm thấy "sốc", thấy "choáng", mà thấy buồn thay cho một người cô quan tâm đến ý thức và thái độ học tập của cô học trò nhỏ, sát sao với tình hình học sinh của mình, vậy mà lại bị những lời lẽ hỗn xược xúc phạm như thế. Rồi thấy giận nữa, giận bạn gái này sao có ăn, có học đàng hoàng, vậy mà cách ứng xử và nói năng thì còn không bằng những em học trò nghèo không được đến lớp, đến trường nhưng vẫn yêu quý cô giáo của mình hết mực. Bạn ơi, bạn có biết, không có thầy cô dạy dỗ, thì làm sao chúng ta có thể hiểu biết, lớn khôn và vững chãi khi ra ngoài đời?”

May mắn, cực kỳ may mắn còn có những thiếu nữ nhìn ra tai họa hỗn laó với ba mẹ, với thầy cô. Tuổi trẻ Việt Nam có thể không hiểu ý nghĩa Tam Cương như thời chúng ta hiểu, vì các em không học kiểu như thời mình học Luận Ngữ của ông Khổng Tử, nhưng chắc chắn đây là điểm ẩn tàng lương tâm của nhân loạị.

Tự trong lòng đã biết ngay phải trái, đúng sai... rồi. Hay có thể phần nào như thế. Hãy tin vào thế hệ trẻ, những người tự tránh khỏi những sai lầm của thế hệ...

http://www.vietbao.com/D_1-2_2-349_4-193424_15-2/

No comments:

Post a Comment