Tuesday 12 June 2012

Khủng hoảng kinh tế Việt Nam


12/6/12

DĐKT Xin phép bạn đọc được bắt đầu bằng câu chuyện đi bán muối của người xưa. Hồi xưa có câu ‘đi bán muối” = chết rồi. Là vì nghề này rất nguy hiểm, vào rồi thì 9 phần chết, 1 phần sống.

Vì sao? Vì bọn vua quan tham lại biết rằng dân có nghèo cách thế mấy cũng phải mua muối, do đó họ độc quyền bán muối, tăng giá lên nhiều lần.

Họ tham, ác, chứ không ngu. Điều họ nhận định rất đúng: Dân nghèo cách nào thì cũng phải mua MUỐI.

Khi KT xấu, thất mùa, dân có thể dẹp hết tất cả các chi tiêu, nhưng không thể không mua MUỐI. Không mua, thì coi như đồng nghĩa với CHẾT ĐÓI.

 Tại VN thời hiện đại thì đó là NƯỚC MẮM.

Mới đây, tin từ Hiệp hội nước mắm Nha Trang cho biết, các DN sản xuất nước mắm tại Nha Trang cũng đang phải giảm sản xuất. Cho dù phải thắt chặt chi tiêu, người tiêu dùng cũng phải mua nước mắm cho bữa ăn hàng ngày. Vậy mà trên thực tế, mặt hàng này cũng không tránh khỏi tình trạng tiêu thụ giảm sút. Tại Nha Trang, có nhiều DN nước mắm phải sản xuất cầm chừng từ đầu năm đến nay, nguyên nhân không gì khác là sức tiêu thụ chậm, sản phẩm ứ đọng. (Vietnamnet, 10/06/2012)

Nay dân nghèo tới mức không mua nổi NƯỚC MẮM, thì đó là tàn mạt thê thảm tận cùng, không còn đường nào rút lui nữa.

Giảm mua BĐS đã đành, giảm mua xe thì còn ok, nhưng giảm tới TIÊU THỤ NƯỚC MẮM thì rõ ràng nền KT đang bị KHỦNG HOẢNG nặng nề.

Tôi là người đầu tiên trên thế giới tuyên bố: “NỀN KINH TẾ CHXHCNVN ĐÃ BỊ KHỦNG HOẢNG, TỆ HẠI HƠN SUY THOÁI, VÀ CÓ THỂ ĐANG, HOẶC ĐI TỚI, CHỖ BỊ ĐẠI KHỦNG HOẢNG”

GDP đang bị sụt mấy chục %.

 IN TIỀN 






Hiện nay CP VN không còn cách nào khác, ngoài biện pháp in tiền kinh hoàng.
Đầu năm tới nay ĐÃ in ra 540 tấn tiền giấy 500 ngàn đồng.
Sắp tới sẽ tung ra thêm 300 ngàn tỉ, tức 600 tấn giấy 500 ngàn đồng.

Như thuờng lệ, tôi LUÔN LUÔN có con tính chính xác, chứ không nói oan cho ai: Đầu năm tới nay ĐÃ tung ra 270 ngàn tỉ (VnEconomy, 07/06/2012).

Sắp tung ra thêm 300 ngàn tỉ (Vietstock, 08/06/2012)
Nếu dùng giấy 500 ngàn đồng, thì 570 ngàn tỉ = 1,14 tỉ tờ Giấy 500 ngàn VND là theo kích thước giấy 50 AUD.

Mỗi tờ nặng 0,955 gram. 1,14 tỉ tờ tức 1,0887 tỉ grams = 1,0887 triệu kgs = 1,0887 ngàn tấn. Làm tròn số = 1089 tấn.

Mỗi tờ giấy 500 ngàn đồng có thể tích 1374 mm3 (151 mm × 65 mm × 0.1400 mm). 1,14 tỉ tờ có thể tích 1566,36 tỉ mm3 = 1566,35 m3. (1 m3 = 1 tỉ mm3).

Nếu xếp theo chiều dài sát khít nhau, thì 1,14 tỉ tờ sẽ dài 172.150 km, tức hơn 4 vòng chu vi trái đất, bằng 45% đường tới mặt trăng.

Nói tóm: năm nay CP VN in thêm ra:

- 1.140.000.000 tờ 500 ngàn đồng,
- số này cân nặng 1089 tấn,
- chiếm thể tích 1566 m3,
- chiều dài 172150 km, tức hơn 4 vòng chu vi trái đất, bằng 45% đường tới mặt trăng.

GIÃY GIỤA KT VN sẽ chết KHÔNG PHẢI vì thiếu ngoại tệ, nhưng theo cách khác, đó là sản xuất suy sụp, nền kinh tế co rút ít nhất 20%/năm, đang lâm vào KHỦNG HOẢNG, và có thể là ĐẠI KHỦNG HOẢNG.

Nền KT cần ít nhất 100 tỉ USD mới cứu nổi, và phải cải cách toàn diện, trong đó có LUẬT PHÁP để trừng trị quan chức tham nhũng, ăn cắp, ăn hối lộ, và như vậy đồng nghĩa việc DẸP GIAI CẤP CAI TRỊ VN trong 58 năm nay tại miền Bắc, 37 năm nay tại miền Nam.



CSVN biết, nhưng ráng gỡ, đang như anh chàng đánh cờ tội nghiệp kia phải thí xe, pháo, mã, sĩ, tượng, v.v… để mua lấy vài phút cuối cùng, vài nước đi cuối cùng trước khi bị chiếu bí, Tướng phải chạy lọt ra khỏi bàn trốn chạy.

 Đánh đấm gì nữa, sản xuất gì nữa, cho ai, ai mua, mua gì, trả bằng gì?

 CP VN in ra 500 ngàn tỉ đồng cứu BĐS, nhưng bán cho ai? Tình trạng này, ai có tiền mua, với đồng lương còm cõi 2, 3 triệu đồng/tháng, không đủ trả tiền phí chung cư.

Tiền bơm vào chỉ là trả tiền lời giùm, cho các ngân hàng, vì ngân hàng nay tịch biên BĐS cũng không bán cho ai được, và đa số các công trình thì đang bỏ hoang, xây dỡ dang, hư hỏng hết rất uổng, nhưng cất tiếp thì không có tiền vốn và cũng chẳng ai mua.

Các chợ thì đang hoang vắng, siêu thị đóng cửa hoặc mở ra chỉ để người ta vào tránh nóng.

 KT VN tự động sẽ chết nhục trong vài tháng tới, và đối với rất nhiều người không có tiền mua cả nước mắm thì nền KT này ĐÃ CHẾT RỒI, chỉ là chưa đem chôn mà thôi – như xác ông Hồ vậy.

———————————————

Vietstock, Nghi ngờ hiệu quả ý tưởng “bơm” 500.000 tỷ của Bộ Xây dựng, 08/06/2012, http://vietstock.vn/2012/06/nghi-ngo-hieu-qua-y-tuong-bom-500000-ty-cua-bo-xay-dung-763-225089.aspx

VnEconomy, Thống đốc: Lượng cung tiền từ đầu năm là “khủng khiếp”!,
07/06/2012,http://vneconomy.vn/20120607042643946P0C6/thong-doc-luong-cung-tien-tu-dau-nam-la-khung-khiep.htm
Vietnamnet, Kinh doanh sụt giảm: Từ ôtô đến nước mắm, 10/06/2012 ,
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/75745/kinh-doanh-sut-giam–tu-oto-den-nuoc-mam.html 

************* 

Thống đốc: Lượng cung tiền từ đầu năm là “khủng khiếp”!

MINH ĐỨC
07/06/2012 16:35 (GMT+7)
picture Với các giải pháp dự kiến, Thống đốc Bình nói rằng tăng trưởng tín dụng từ tháng 6 này sẽ thực dương.
E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: facebook twitter google rss
Bên cạnh thông tin về tiếp tục giảm mạnh trần lãi suất huy động VND từ ngày 11/6 tới, giải trình trước Quốc hội chiều nay (7/6), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã đưa ra nhiều dữ liệu quan trọng về chính sách tiền tệ.

Theo Thống đốc Bình, từ đầu năm đến nay Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một lượng tiền có thể nói là “khủng khiếp”!

Cụ thể, cơ quan này đã mua vào 9 tỷ USD, cung ứng ra thị trường là 180.000 tỷ đồng. Ngoài ra, trong tháng 2/2012, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra 60.000 tỷ đồng để phục vụ các chương trình nông nghiệp và nông thôn. Trước đó, cuối năm 2011 đưa ra 30.000 tỷ đồng để cứu trợ các ngân hàng mất khả năng thanh khoản.

“Tổng các gói tiền mà Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra như vậy có khối lượng vô cùng lớn. Chính vì vậy mà thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện rất đáng kể, từ chỗ cuối quý 4/2011 là các ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ hàng loạt, nhưng đến nay thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đã được cải thiện đáng kể”, Thống đốc nói.

Và cuối năm 2011, hệ số sử dụng vốn của hệ thống ngân hàng là trên 116%, đến nay còn 90%. Đã được cải thiện nhưng thanh khoản hiện vẫn chưa đảm bảo vững chắc, nên các ngân hàng chưa dám tăng trưởng tín dụng một cách mạnh mẽ.

Một thông tin khác cũng được Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói trước Quốc hội: “Nợ xấu của hệ thống, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, tính chung trong toàn hệ thống thì tăng từ mức 6% toàn hệ thống đến mức 10% toàn hệ thống. Với nợ xấu lớn như vậy làm cho chi phí vốn của các ngân hàng thương mại phải gánh 10% cái nợ xấu này cho nên chi phí vốn thực tế vẫn còn rất cao. Do vậy, chiều hướng chung của lãi suất là có giảm nhưng chưa giảm được như mong muốn của các doanh nghiệp, cũng như của chúng ta”.

Trong thời gian tới, để kích thích tín dụng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn, có được lãi suất thấp hơn, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đưa ra các giải pháp chính.

Thứ nhất, tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất xuống. Ngày 11/6 này trần lãi suất huy động VND sẽ được giảm xuống 9%/năm, được giải thích là phù hợp với diễn biến của lạm phát, và trên cơ sở đó để yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm một bước mạnh nữa lãi suất cho vay.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ phối hợp với các bộ ngành để thành lập công ty mua bán nợ quốc gia, góp phần xử lý khoảng trên dưới 100.000 tỷ đồng nợ xấu của hệ thống ngân hàng theo nguyên tắc là bảo toàn vốn, tạo thanh khoản nhất định cho các tổ chức tín dụng, trên cơ sở đó có lượng vốn cần thiết để cho vay.

Thứ ba, tiếp tục phối hợp hiệu quả với các chính sách tài khóa. Thống đốc cho biết, hiện lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng khoảng 50.000 tỷ đồng, nếu giải ngân được khoản này, giúp cải thiện thanh khoản hệ thống ngân hàng thêm khoảng 50.000 tỷ đồng, cũng là một nguồn vốn lớn để có thể đẩy mạnh tín dụng.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã lập đề án trình Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ vốn cho vay mua nhà đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp để nhanh chóng giải tỏa lượng hàng tồn kho trong lĩnh vực bất động sản, cũng như đề xuất với Chính phủ cơ chế bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với những giải pháp đó, Thống đốc Bình tin rằng tăng trưởng tín dụng từ tháng 6 này sẽ thực dương. Ông cũng lưu ý với ý kiến của một số đại biểu phát biểu sáng nay, đến 31/5, tăng trưởng tín dụng của hệ thống đã về mức cân bằng.
***
 

Kinh doanh sụt giảm: Từ ôtô đến nước mắm

- Hàng tồn kho đang là mối đe dọa lớn nhất đến các DN. Vấn nạn lan tràn từ các ngành công nghiệp lớn như ô tô, xe máy đến những mặt hàng thiết yếu như… nước mắm. Sản xuất kinh doanh đang bế tắc và kinh tế chưa thể sớm thoát khó khăn. 

Vấn nạn tồn kho

 Trao đổi mới đây, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa nhấn mạnh, vấn đề khó khăn nhất của các DN hiện nay là bí đầu ra. Bây giờ với nhiều mặt hàng thiết yếu người dân cũng không có tiền mua.

 Mới đây, tin từ Hiệp hội nước mắm Nha Trang cho biết, các DN sản xuất nước mắm tại Nha Trang cũng đang phải giảm sản xuất. Cho dù phải thắt chặt chi tiêu, người tiêu dùng cũng phải mua nước mắm cho bữa ăn hàng ngày. Vậy mà trên thực tế, mặt hàng này cũng không tránh khỏi tình trạng tiêu thụ giảm sút. Tại Nha Trang, có nhiều DN nước mắm phải sản xuất cầm chừng từ đầu năm đến nay, nguyên nhân không gì khác là sức tiêu thụ chậm, sản phẩm ứ đọng.

 “Nói như vậy để thấy nhu cầu thị trường đang giảm sút quá mạnh và các DN khó khăn lắm rồi. Điều mong đợi của các DN hiện nay là kích cầu tiêu dùng”, ông Kiêm nói.

 Chỉ số PMI (nhà quản trị mua hàng - Purchasing Managers Index) tháng 5/2012 do Ngân hàng HSBC công bố cho thấy điều kiện kinh doanh của ngành sản xuất tại Việt Nam vẫn đang xấu đi. Theo báo cáo này, chỉ số PMI ngành sản xuất đã giảm từ mức 50 điểm vào tháng 3 xuống còn 49,5 điểm vào tháng 4 và tiếp tục giảm xuống còn 48,3 điểm trong tháng 5/2012.
HSBC cho biết, những DN tham gia khảo sát cho rằng, nhu cầu trên thị trường đã giảm khá mạnh do người dân thực hiện tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu. Bắt đầu từ các siêu thị, doanh số giảm đi vì người dân giảm sức mua, siêu thị hạn chế nhập hàng, khiến cho các nhà sản xuất hàng tiêu dùng cũng phải giảm năng lực sản xuất, nguồn cung phải giảm nếu không muốn lượng hàng tồn kho tăng lên.

 Hiện nay, tình trạng sản xuất đang giảm được ghi nhận ở hầu hết các ngành hàng từ dệt - may, giấy, da giày, nhựa, ô tô, xe máy, thép điện tử... Ngành dệt may, dù bước vào mùa cao điểm trong năm nhưng phần lớn các DN vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng. Hiệp hội Dệt may Việt Nam được biết, trước đây khi vào mùa vụ, các DN có thể thoải mái lựa chọn đối tác để làm nhưng nay thì ngược lại. Nhiều DN dệt may lớn, lượng đơn hàng giảm khoảng 5-10% so với cùng kỳ, còn DN nhỏ có thể thiếu hụt trên 10% đơn hàng.

 Các ngành sản xuất khác như: xi măng, thép, ô tô, xe máy, thiết bị điện, thiết bị xây dựng... thì sản xuất đã giảm quá mạnh từ đầu năm tới nay. Nhiều ngành hàng giờ chỉ còn sản xuất chừng 50-60% công suất. Những ngành có lượng hàng tồn kho cao là đường ăn, sắt thép, xi măng, ô tô và xe máy… Đến xăng dầu cũng tồn kho là 106.000 tấn, cho dù Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã tạm ngừng hoạt động để kiểm tra.

Để cứu mình, các DN đã có hàng loạt biện pháp song vẫn chưa có nhiều tác dụng. Nhiều DN đã giảm giá, khuyến mãi sản phẩm suốt thời gian dài vừa qua nhưng vẫn không đẩy mạnh tiêu thụ. Sức mua không tăng và hàng tồn kho vẫn cao.
Thế chấp hàng tồn kho: Ngân hàng không dám?

 Chính phủ cũng đã mở van tín dụng cho vay tiêu dùng với tất cả các lĩnh vực từ mua nhà, mua xe... nhưng lãi suất cho vay tiêu dùng vẫn còn cao, lên tới 18%, khiến nhiều người chùn tay không dám vay ngân hàng để chi tiêu, kích cầu tiêu dùng không có hiệu quả. Việc đề xuất hỗ trợ lãi suất cho vay trong một số lĩnh vực tiêu dùng như bất động sản chưa được thực hiện. Vì thế, tổng cầu toàn xã hội tăng rất thấp trong 5 tháng qua khiến DN khó khăn.

 Gói hỗ trợ DN về thuế và tiền thuê đất khoảng 29.000 tỷ đồng được thực hiện từ 23/5 vừa qua nhưng theo tính toán của các chuyên gia, số tiền thực chất để lại cho các DN thông qua gói hỗ trợ này chỉ vào khoảng 9.500 tỷ đồng. Con số này trong bối cảnh các DN đang gặp rất nhiều khó khăn chưa phải là số tiền lớn, ước tính gói hỗ trợ này chỉ làm tổng cầu tăng thêm không quá 0,8%.

 Rất nhiều DN đang trông đợi vào gói đầu tư công 120.000 tỷ đồng cộng thêm 38.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tạm ứng trước vốn năm 2013 trong 7 tháng cuối năm. Gói đầu tư này tung ra sẽ tạo ra nhu cầu lớn. DN sẽ tăng sản xuất, tăng doanh thu, tạo việc làm... và giúp kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng trong một thời gian ngắn mà cung ra một lượng tiền lớn như vậy thì rất có thể lại là nguyên nhân khiến cho lạm phát quay lại vào năm tới, dẫn tới vòng luẩn quẩn lạm phát đình trệ, đình trệ lạm phát liên tục tiếp diễn.

 Có thể nói, vốn giá rẻ và hàng tồn kho đang là 2 vấn nạn lớn nhất của cộng đồng DN hiện tại. Tình trạng hàng làm ra không tiêu thụ đã dẫn đến biết bao hệ lụy: đọng vốn, không có tiền quay vòng sản xuất, trong khi vẫn phải trả lương nhân công và lãi vay ngân hàng. Gần đây, nhiều DN lại có thêm kiến nghị ngân hàng có thể mở cho họ lối thoát bằng cách cho thế chấp hàng tồn kho để vay tiền nhưng chuyện này xem ra không dễ.

 Nhiều ngân hàng vẫn tuyên bố, nếu hàng tồn kho của DN là mặt hàng phổ biến, đủ điều kiện sẽ được thẩm định theo giá thị trường và cho vay khoảng 60-70% giá trị tài sản thế chấp. Với mỗi mặt hàng, ngân hàng sẽ thẩm định giá trị khác nhau, tùy theo giá trị sử dụng của nguyên liệu.

 Tuy nhiên, trên thực tế, thế chấp được hàng hóa để vay tiền nhà băng gần như không khả thi. Về phía DN, có thể chính DN đã lấy nguyên, vật liệu để thế chấp làm tài sản vay vốn lưu động nên nay không thể đem hàng tồn kho ra vay tiếp; lại có DN khác, là các đối tượng DN nhỏ lẻ, có hàng tồn kho dễ vỡ, dễ hỏng, kém giá trị… nên bị các nhà băng từ chối cũng là lẽ đương nhiên.

 Trong khi đó, nhiều DN lại phàn nàn lý do không thế chấp được hàng là do họ đang vấp quá nhiều rào cản từ phía các nhà băng. Các ngân hàng lấy lý do vì đã nhận thế chấp hàng tồn kho quá nhiều, nên không thể ôm được nữa; rồi chuyện có mặt hàng nhận thế chấp xong, nay giảm giá mạnh buộc phải yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm nhưng DN không đáp ứng được. Ngay bản thân các NH, đội ngũ nhân viên thẩm định giá từng loại mặt hàng cũng rất thiếu, yếu. Đó là chưa kể vấn đề quản lý hàng tồn kho hiện nay của các DN vẫn còn bất cập, đã có nhiều trường hợp xảy ra là khi DN rút kho mà ngân hàng không quản lý được…

 Do vậy, giới ngân hàng cho rằng thế chấp hàng tồn kho là mối quan hệ giữa ngân hàng và DN. Nếu có điều kiện tổ chức quản lý được thì ngân hàng thực hiện, nếu không thì DN cũng phải chấp nhận thôi.

 Những lý do trên xem ra rất có lý và nghe dễ “lọt tai”. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng đó chỉ là cái cớ để giới ngân hàng từ chối “ôm” hàng. Bởi hàng tồn bán không ai mua, thế chấp không ai nhận cứ bị giam mãi trong kho thì giá trị ngày càng giảm, dần dà cũng chỉ như rơm, như rạ. Mà đã là “rơm” thì dại gì ôm vào cho “rặm bụng”?.

 Trần Thủy
***


Nghi ngờ hiệu quả ý tưởng “bơm” 500.000 tỷ của Bộ Xây dựng

Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, thời gian tới, 500.000 tỷ đồng sẽ được “bơm” vào thị trường bất động sản (BĐS). Nhưng, liệu số tiền đó có cứu được thị trường? Và bây giờ đã là thời điểm để cứu thị trường BĐS hay chưa?

500.000 tỉ đồng để “cứu” BĐS?
Tại hội thảo vực dậy nguồn lực BĐS vừa được tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, ngày trong đầu tháng 6 này, Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ 2 đề án về quỹ tiết kiệm gồm Quỹ dành cho người nghèo mua nhà có sự hỗ trợ của nhà nước và Quỹ dành cho người trung lưu và thu nhập khá trở lên tự tiết kiệm để có tiền mua nhà.
Đồng thời, Bộ Xây dựng sẽ có chiến lược phát triển nhà ở cho thuê, với sự hỗ trợ của nhà nước, vì nhu cầu thuê nhà rất lớn. Thế nhưng, đây là lĩnh vực mà các DN chưa mặn mà vì chưa có cơ chế hỗ trợ của nhà nước và không có sự đảm bảo về mặt pháp lý cho người có tài sản cho thuê.
Theo ông Nam, thời gian tới, có nhiều tín hiệu cho thấy, có một nguồn tiền lớn sẽ được bơm vào thị trường BĐS. Trong số 180.000 tỷ đồng đầu tư công dành riêng cho năm 2012, Chính phủ mới dùng 60.000 tỷ đồng,  vì thế trong 7 tháng còn lại của năm, 120.000 tỷ đồng nữa sẽ được bơm vào thị trường "chắc chắn sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực đến nhiều ngành nghề khác, trong đó có địa ốc", ông Nam nói.
Bên cạnh đó, cộng thêm 38.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tạm ứng trước vốn năm 2013 thì trong 7 tháng cuối năm thị trường có thể đón nhận khoảng 200.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể đến gói giải pháp khoanh nợ 100.000 tỷ đồng (khoảng 5 tỷ USD) tạo điều kiện cho các ngân hàng giải ngân cho vay giúp tăng trưởng kinh tế.
Để đạt mức tăng trưởng tín dụng như kế hoạch – từ 14%- 15%, các ngân hàng cần một cuộc bứt phá trong 7 tháng cuối năm, bởi trong 5 tháng đầu năm nhiều ngân hàng đang trong tình trạng tăng trưởng tín dụng âm. Dự kiến có khoảng 300.000 tỉ đồng cần phải được giải ngân.
Vị lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng tin tưởng rằng, dòng tiền trong người dân đang đầu tư vào vàng, USD, gửi tiết kiệm… sớm muộn cũng sẽ chảy vào BĐS khi lãi suất hạ nhiệt và các kênh đầu tư còn lại bắt đầu mất dần tính hấp dẫn. Sự tham gia của các ngân hàng cũng tạo động lực quan trọng hỗ trợ thị trường BĐS. Chẳng hạn, gói 4.000 tỷ đồng cho vay BĐS trong vòng 2 năm của BIDV cũng đang có tác dụng quan trọng ở một số dự án. ACB và một số ngân hàng khác cũng đang dự tính đến việc cung cấp những gói tương tự.
Đã đến lúc cứu thị trường BĐS?
Ông Lê Xuân Nghĩa – nguyên phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cũng tin rằng chính sách tài khóa và tiền tệ như ông Nam đã dẫn ra có thể giúp thị trường từng bước vực dậy. "Chưa bao giờ BĐS được quan tâm như hiện nay. Thậm chí Chính phủ đang có hẳn một chương trình tìm giải pháp vực dậy ngành này", ông Nghĩa nói.
Tuy nhiên, ngược lại, không ít chuyên gia khác lại hồ nghi về tác động của động thái vực dậy thị trường trong lúc này. Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, Phó giám đốc điều hành Quỹ đầu tư VinaCapital, cho rằng, không nên vội vàng cứu thị trường BĐS khi điều kiện chưa chín muồi.
“Tôi có nhiều lo lắng và quan ngại khi các chuyên gia cho rằng trong 6 tháng tới đây, thị trường BĐS sẽ có nhiều khởi sắc vì sẽ có một nguồn tiền được đưa vào thị trường thông qua các kênh đầu tư như từ ngân sách, đó là đầu tư công, trái phiếu chính phủ, hay những hoạt động khác của Chính phủ”, ông Chí nói. “Liệu rằng đây có phải là quá vội vàng hay không, vì khoảng thời gian còn lại của năm 2012 còn rất ngắn và nếu bơm một lượng tiền như vậy liệu có dễ dẫn đến tình trạng lạm phát trở lại như những bài học chúng ta đã có trước đây. Tôi nghĩ Chính phủ cần có những tháo gỡ trước mắt, nhưng cũng cần bình tĩnh đưa ra những giải pháp dài hơi hơn”.
Ở một góc độ khác, ông Nguyễn Lam Sơn - Tổng giám đốc Công ty Việt Trust, đề nghị, chỉ nên giải cứu địa ốc bằng cách tài trợ cho người mua nhà vì hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhiều quá sẽ dẫn đến thị trường phát triển lệch lạc. Bên cạnh đó, cần xây dựng lại hệ thống thẩm định giá để định giá lại giá trị thực của BĐS.
Ông Phan Khắc Long - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Phan Vũ – cho rằng, vấn đề xử lý nợ xấu hiện nay cần được xử lý theo hướng xâu chuỗi, bởi vì khi các dự án đầu tư công hiện nay bị cắt nguồn vốn, sẽ khiến các công ty liên quan bị ảnh hưởng theo. “Do đó, khi Nhà nước bơm tiền cho các ngân hàng để giải cứu các doanh nghiệp thì cần sớm tính tới các dạng nợ xấu này để tránh từ một đồng nợ xấu sẽ dễn dẫn đến ba hay bốn đồng nợ xấu của những công ty liên quan”, ông Long nói.
Bách Nguyễn
pháp luật việt nam
  


 
 

No comments:

Post a Comment