Friday 22 June 2012

Một đêm kinh hoàng

vietnamtudo 2012/06/22
Kính chuyển bài viết của ông Kiêm Ái tặng riêng tôi.
Tôi cũng xin lỗi ông Kiêm Ái đã chuyển bài này lên diễn đàn cho mọi người thấy sự tàn ác dã man của bọn Cộng Sản Việt Nam mà Bùi Tín thời ấy đã hoạt động ở hai huyện Hải Lăng và Triệu phong 1947-1948.

(Viết tặng cụ Võ Tử Đản)
Kiêm Ái
Đêm kinh hoàng là một chuyện có thật đã xảy ra tại làng Văn Quỹ thường gọi là Kẻ Văn, tổng An Thơ, phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Làng tôi là Hưng Nhơn, thường gọi là Kẻ Vịnh tiếp giáp với làng Kẻ Văn:
"Kẻ Văn, Kẻ Vịnh bao xa,
Chỉ cách cái hói ngăn đôi 2 làng"
Hói là con sông nhỏ. Con sông này là một nhánh nhỏ của sông Ô Lâu, bắt đầu từ cuối làng tôi chảy ngược lên dọc theo làng tôi rồi chảy qua ranh giới Kẻ Văn, Kẻ Vịnh, chảy ra đồng ruộng làng tôi rồi ra làng Cây Da, sinh quán của Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể...Giáp giới với làng tôi là An Thơ, làng này nằm trên sông Ô Lâu, đối diện với Vịnh An thuộc tỉnh Thừa Thiên, vì con sông Ô Lâu là ranh giới Quảng Trị - Thừa Thiên.

Hồi đó, Pháp có một đồn do khoản 1 trung đội đóng ở U Điềm, đối diện với Kẻ Văn, bên kia sông, cách đồn lớn ở Mỹ Chánh độ 5 cây số. Ngoài ra, còn đồn An Thơ, do một trung đội Bảo Vệ Quân của Việt Nam trấn đóng. Nhờ 2 đồn này, khu vực Hải Lăng rất an ninh, dân cư trù phú, ruộng đồng bát ngát, một cuộc sống rất thanh bình. Nhưng khi đồn An Thơ rút lui thì Việt Minh thường xuất hiện ban đêm, lực lượng chống Việt Minh có Hương vệ mỗi làng "khí giới" chỉ là mác lào, kiếm v.v... Tuy vậy, thỉnh thoảng quân đồn U Điểm cũng băng qua sông vào hành quân làng Kẻ Văn, hoặc băng qua cầu giữa làng tôi và làng Hòa Viện để lục soát làng tôi và những làng lân cận, do đó, Việt Minh cũng không dám xuất hiện thường xuyên, còn ban ngày thì hoàn toàn yên ổn.

Bà chị đầu của tôi gả cho một người ở làng Kẻ Văn, con của một Thượng Sĩ Bảo Vệ Quân lúc đó đóng ở đồn Ba Giốc. Mẹ tôi "không đòi hỏi bất cứ điều gì, miễn luôn lễ hỏi, chỉ muốn ông sui về để biết mặt con dâu trước khi cưới để biết mặt con dâu". Sau này, mẹ tôi rất hối hận vì điều kiện này. Nhưng bên nhà trai chấp nhận.

Sáng hôm đó, ông Thượng Sĩ Hòa đã về phép và đến thăm nhà tôi, dùng bữa trưa với gia đình tôi rồi về lại Kẻ Văn. Và tối hôm đó, ngay xóm của ông Hòa, có nhiều tiếng la cầu cứu, có một vài tiếng súng nổ. Cả nhà tôi thức dậy và rất lo lắng, vì biết đó là Việt Minh "về làng", và tiếng khóc la không gì khác hơn là có người bị Việt Minh giết, như chúng đã giết nhiều người ở quanh vùng đó, nhưng khu vực này thì đâu là lần đầu tiên. Có lẽ thân phụ ông Võ Tử Đản cũng bị nạn trong thời gian này. Tôi nhớ rõ hôm đó là đêm Thứ Năm, vì sáng Thứ Sáu linh mục làm lễ họ tôi (họ nhánh), mỗi tuần một lần vào ngày Thứ Sáu. Vừa nghe gà gáy, chị tôi đã nói với tôi: "Em chạy lên xem ông Hòa có bị gì không rồi về ngay cho chị hay gấp". Tôi chỉ chờ có thế, vì tính tò mò mujốn biết "có chuyện gì xảy ra" nhưng chưa được lệnh của mẹ. Do đó, nghe chưa dứt lời chị, tôi đã chạy như bay lên Kẻ Văn, khoảng đường chỉ khoảng 1 cây số. Vừa đến đầu kiệt, tôi gặp ngay thằng Thoại, em ruột ông anh rễ tương lai của tôi, nó cho biết cha nó bình yên và đã đi hồi khuya rồi. Nói xong nó kéo tôi đi "xem Việt Minh giết người". Nạn nhân đầu tiên mà tôi chứng kiến là ông Rằm. Đầu ông Rằm văng ra một nơi, mình ông một ngã, máu chảy lênh láng, tiếng gia đình khóc lóc nguyền rủa, nhiều người chạy đến nhưng chưa ai động đến xác ông Rằm, vì thế tôi mới có dịp chứng kiến hiện trường còn nguyên vẹn. Tôi rùng mình ghê sợ, nhưng tôi không sợ, tôi nhìn vợ con ông Rằm đang khóc lóc khiến tôi cũng chảy nước mắt hồi nào không hay.
- Đi, đi qua đây coi chú Hiệp cũng bị chúng chặt làm đôi.
Chỉ cách nhà ông Rằm khoản 30 thước, chú Hiệp khoảng 25 tuổi, bận chiếc áo cánh quần đùi, nằm nghiêng chết bên cái ao, chân còn ở mé nước, mình bị chặt làm đôi ở thắt lưng, 2 phần thân thể đã rời nhau, máu nhuộm đỏ cả ao, vì trời chưa sáng hẳn, tôi không nhìn được mặt, mọi người xúm quanh anh ta, vừa đọc kinh, vừa khóc lóc. "Ác quá!". Đó là lời nói đầu tiên của tôi kể từ khi đặt chân lên Kẻ Văn. Nhìn kỹ tôi thấy hạ phần chú Hiệp có một ít ruột trào ra khỏi mình. Nạn nhân thứ 3 là ông Trưởng đoàn Hương Vệ. Ông này còn sống và được gia đình đưa vào nhà băng bó cùng mình nên tôi không thấy vết thương, nhưng sau đó, tôi được biết ông cũng chết vì máu ra nhiều quá. Khi tôi muốn trở về "báo cho chị biết ông Hòa vẫn bình yên" thì chị và anh rễ tôi ở sau lưng tôi tự bao giờ, thì ra, chị tôi "quá nóng ruột" đã chạy lên nhà anh tôi, và 2 người đi... kiếm tôi.

Thực là kinh hoàng, thục là tàn bạo. Ông Rằm là một người cao lớn, không có võ nhưng rất mạnh. Ông ta chỉ có mỗi một tội, đó là khi ông nghe tin "tự vệ Việt Minh" bắt cóc người em rễ của ông ta buộc phải theo chúng. Ông ta cầm mác lào (vũ khí thô sơ, giống mũi mát, được cắm vào một khúc tre nhỏ dài độ 1 mét rưỡi hay 2 mét) theo dấu chúng và đã gặp em rễ lúc 6 du kích đang cố gắng nhận nạn nhân xuống vũng bùn. Vì người này nhất định không theo chúng. Ông Rằm chỉ múa mác lào lên là cả bọn đều bỏ nạn nhân mà chạy, vì chúng biết sức mạnh của ông Rằm, dù chúng cũng có vũ khí như ông, lại những 6 đứa. Ông cõng em rễ về và giao cho em gái, ông khuyên nên "trốn vô Huế cho khỏe, tau sẽ tiếp tế cho".

Nạn nhân thứ 2 là anh Hiệp, con trưởng của ông Rằm, khi nghe cha bị giết, anh vội nhặt cây mát lào chạy đến cứu, vừa đi được nửa đường (khoảng 15 mét) anh bị Việt Minh phục sẵn, chém anh một nhát vào chân, vừa ngã xuống anh bị cả bọn xúm dằng ra và tên đao phủ chỉ chém một nhát là đứt đôi người. Hai phần thân thể "cách biệt " nhau có lẽ vì thân anh năm trên bờ dốc của ao, lại bị chúng nằm đầu dằng ra nên hai phần thân thể rời ra.

Nạn nhân thứ ba là Đoàn Trưởng Hương Vệ. Khi nghe biết Việt Minh vào nhà ông Rằm, ông này đã cầm kiếm chạy ra kbhỏi nhà với ý định chạy trốn, nhưng bị Việt Minh phát giác, chúng xúm lại đánh và anh này cũng chống cự, vì thế đã bị chúng đâm nhiều nhát, bị nhiều vết thương nặng. Nghe vợ con khóc lóc, ông ta gượng nói "Anh chưa chết, đừng khóc". Việt Minh nghe được nên trở lại. Lần này, tên đao phủ bị vợ nạn nhân lăn xả vào cứu chồng, xé nát cái áo mới tên này đang mặc, quyết sống chết với nó nên đồng bọn khuyên tên này bỏ nạn nhân.

Vì nhà ông Rằm đang làm lại, nhà mới dở ra, cả nhà chỉ che một cái chòi tạm bợ trong khi cất nhà. Việt Minh "tấn công vào nhà" khi ông Rằmg đang ngũ vì đêm đó, ông có uống hơi nhiều ruợu nên dễ bị chúng khuất phục, chúng kéo ông ra và đè nằm xuống, đặt cổ ông kê lên cái trính nhà và "chặt".. Người ta nói nếu ông không say rượu, tối thiểu cũng lấy được vài mạng Việt Minh.

Hình ảnh ông Rằm đầu một nơi, mình một ngã, chú Hiệp thì xác bị chia đôi, nhất là những vũng máu ở sân nhà các nạn nhân, nhất là máu chú Hiệp loang đỏ cả cái ao nhỏ độ 10 mét vuông, làm tôi không dám nhìn cả những cốt trầu của các bà nhổ ra. Đó là hình ảnh Việt Minh. Là một người dưng nước lả và lúc đó tôi chỉ là một đứa bé, nhưng lòng tôi quặn đau như chư nạn nhân là ruột thịt của tôi. Tâm trạng này mọi người đều đau khỗ như vậy, đầu ón trách Việt Minh. Đêm kinh hoàng này còn kéo dài trong vùng tôi ở nhiều ngày và sau này.
Kiêm Ái

1 comment:

  1. Cảm ơn Chủ blog đã cho biết một câu chuyện buồn hơn nữa thế kỷ trước của làng tôi.(Tôi người làng Hưng Nhơn).Xin mạn phép chủ blog có thể cho biết thêm về Ông Kiêm Ái được không? nếu không bất tiện xin chủ Blog liên lạc,giới thiệu Ông Kiêm Ái đọc trang blog của tôi viết về quê hương Hưng Nhơn, quê hương của Ông ấy và tôi:
    http://quemequangtrihungnhon.blogspot.com/2012/05/o-lau-dong-song-que-huong.html
    Chân thành cảm ơn Chủ Blog. Lê NGọc Quốc!

    ReplyDelete