Đạo làm người hay Nhơn đạo luôn lấy các đức tính sau đây làm khuôn vàng, thước ngọc. Đó là 15 đức tính, như : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín (Ngũ thường), trung, hiếu, để, liêm, sỉ, trinh, và công, ngôn, dung, hạnh (Tứ đức).
1. NHÂN : là không chỉ là lòng thương người, mà còn là lòng từ bi đối với vạn vật, và luôn quý trọng sự sống.
2. NGHĨA : là làm việc thuận theo lẽ phải, có trước có sau, có thủy có chung; và luôn không quên ơn người từng cưu mang hay giúp đỡ mình dù là một việc nhỏ nhất bằng tinh thần hay vật chất một cách chân chính. Ngoài ra, “nghĩa” là thấy người hoạn nạn, nguy hiểm, … thì tự nguyện giúp đỡ không điều kiện, chính là nghĩa cử cao đẹp vậy.
3. LỄ : là sự cung kính thật sự, biết vâng lời người bề trên một cách chân chính, nếu bề trên lỡ không làm vừa ý mình thì cũng không được vô phép, mà phải khéo léo, nhẹ nhàng trong lời nói, có được như vậy mới gọi là lễ độ.
4. TRÍ : là sự sáng suốt. Bởi vậy chữ “trí” được phân ra 2 loại : * Trí tuệ : tức khôn ngoan (sage), * Trí xão : tức ranh ma (malin).
5. TÍN : là sự tin tưởng, còn gọi là uy tín hay tín nhiệm. Tuy nhiên, không nên nhẹ dạ cả tin. Chữ tín ở đây có nghĩa là : “khi ta hứa với ai điều gì, thì mình phải nhớ lời hứa ấy, và hãy gắng thực hiện cho bằng được”, không nên hứa với ai điều chi rồi lại bội tín, hoặc tráo trở. Đó là một việc tội lỗi, trừ phi vì lẽ gì đó (quá bận rộn chẳng hạn) mà ta quên thì phải xin lỗi người và tái thực thi lời hứa ấy.
6. TRUNG :là sự trung thành, trung hòa, trung dung, … có nghĩa là không thiên hữu, mà cũng chẳng thiên tả; không vì thế lực, giàu có mà phải a dua, nịnh bợ; không vì nghèo khó, chân chất mà lại xem khinh dễ, coi thường. Thông thường chữ “trung” thường được dùng để nói đến : trung với tổ quốc, trung với tổ chức chân chính, trung với thầy cô, trung với bạn bè, … và thành thật với mọi người, trừ phi đối với những kẻ ác độc, xấu xa thì giữ kín trong lòng đừng lộ ra cho họ biết, mà nguy hiểm đến mình.
7. HIẾU : là sự hiếu thảo đối ông bà, cha mẹ của cuộc đời thường, nếu là người có Đạo (hay có tín ngưỡng dân gian) thì phải luôn nhớ ơn hai Đấng Cha Trời * Mẹ Đất; ngoài ra còn nhớ ơn hai Đấng Cha * Mẹ sinh ra nòi giống của mình (dân tộc VN có Cha Lạc-Long-Quân * Mẹ Âu-Cơ).
8. ĐỂ : là sự thỏa hiệp, thương lượng, thuận hòa, … để có kết quả thơm thảo với nhau. Từ việc cá nhân, gia đình, đến xã hội, quốc gia dân tộc điều phải nên thuận thảo với nhau, gọi là đoàn kết, tiến đến đại đoàn kết thì mới có được sức mạnh tổng hợp đi đến thành công, rồi đại thành công.
9. LIÊM : là không tham lam, là trong sạch, của phi nghĩa không dùng, tuyệt đối không buôn bán, tàng trữ, hay bao che cho những kẻ xấu làm điều phi pháp dù việc đó có siêu lợi nhuận. Lợi lộc nào mà chính do sức lao động mình làm nên thì xứng đáng được sử dụng; ngược lại tài sản do người khác làm nên mà chiếm đoạt là kẻ bất lương, thì làm sao liêm chính, liêm khiết được.
10. SỈ : là sự tự trọng, nếu lỡ làm việc gì sai thì phải nhận lỗi và biết phục thiện, có nghĩa là không tái phạm việc lỗi ấy nữa. Nếu không biết tự trọng tức là không biết xấu hổ. Trong đời sống xã hội, cũng có hạng người có lỗi, hoặc có tội nhưng vẫn không biết hối cãi, ăn năn mà còn đổ trút cho người khác, đó là loại gian ác vô liêm sỉ vậy.
11. TRINH :là sự trong trắng, là trinh tiết. Phụ nữ có chồng thì phải tùng chồng, nếu chồng có bận việc nước non, hoặc đi làm ở phương xa thì người vợ phải giữ gìn ý tứ, nết na, còn gọi là băng trinh. Có câu :
“Ngày anh xa vắng, em không trang điểm đợi chờ … “ Và ngược lại, đàn ông cũng phải giữ một lòng, một dạ dù biết rằng xung quanh mình cũng rất nhiều cám dỗ.
12. CÔNG : tức là việc làm, mà hễ muốn có việc làm ổn định thì phải có nghề nghiệp chuyên môn. Có làm được như vậy thì năng suất lao động của mình bỏ ra là quí giá, nhất là về phương diện thời gian và tài chính, sẽ không ỷ lại vào tài sản, của cải của người khác. Và chỉ có kẻ không chịu khó làm việc, ngồi mát ăn bát vàng hay ăn không ngồi rồi, chính là kẻ xấu, bọn bất lương vậy.
13. NGÔN : là lời nói, tức là khi mở miệng ra thì người thương kẻ mến, có nghĩa là khi muốn nói một câu gì thì phải cân nhắc, kỹ lưỡng, tránh mất lòng người khác; ngoại trừ những kẻ xô bồ, không biết nghe lời hay lẽ phải. Người xưa có dạy : “Nói là bạc, không nói là vàng”, nhưng ngày nay được bổ sung : “Nói lời tốt đẹp, giúp đỡ và hữu ích cho mọi người chính là kim cương vậy”.
14. DUNG : là nét đẹp. Làm đẹp (trang điểm, ăn mặc, … ) một cách nhẹ nhàng khi tiếp xúc với mọi người là tôn trọng chính mình, tức dung nhan tự nhiên, có nghĩa không diêm dúa, lố lăng, lãng phí, là dung vậy.
15. HẠNH : tức là nết na, hễ dung là nét đẹp ở bên ngoài thì hạnh là cái nết tốt ẩn bên trong. Có câu : “cái nết đánh chết cái đẹp”, nghĩa là có người ngoại hình thật là diễm kiều, lộng lẫy nhưng tánh nết không đàng hoàng, thì cái đẹp ấy vẫn không có giá trị, đó là trơ trẽn. Về chữ “hạnh” còn có lời lẽ mang tính giáo dục cao như : * “Ăn coi nồi, ngồi coi hướng”, * hay “Ngoại mạo bất cần như mỹ ngọc; tâm trung thường thủ tợ kiên kim”, … chữ tâm ở đây có nghĩa như chữ hạnh vậy.
15 đức tính vừa nêu trên, đó là của Đạo làm người, nhưng nếu ai mà thường hằng gìn giữ và thực hiện được, thì có khác nào là một vị Thánh hay một nhà Hiền triết vậy.
1. NHÂN : là không chỉ là lòng thương người, mà còn là lòng từ bi đối với vạn vật, và luôn quý trọng sự sống.
2. NGHĨA : là làm việc thuận theo lẽ phải, có trước có sau, có thủy có chung; và luôn không quên ơn người từng cưu mang hay giúp đỡ mình dù là một việc nhỏ nhất bằng tinh thần hay vật chất một cách chân chính. Ngoài ra, “nghĩa” là thấy người hoạn nạn, nguy hiểm, … thì tự nguyện giúp đỡ không điều kiện, chính là nghĩa cử cao đẹp vậy.
3. LỄ : là sự cung kính thật sự, biết vâng lời người bề trên một cách chân chính, nếu bề trên lỡ không làm vừa ý mình thì cũng không được vô phép, mà phải khéo léo, nhẹ nhàng trong lời nói, có được như vậy mới gọi là lễ độ.
4. TRÍ : là sự sáng suốt. Bởi vậy chữ “trí” được phân ra 2 loại : * Trí tuệ : tức khôn ngoan (sage), * Trí xão : tức ranh ma (malin).
5. TÍN : là sự tin tưởng, còn gọi là uy tín hay tín nhiệm. Tuy nhiên, không nên nhẹ dạ cả tin. Chữ tín ở đây có nghĩa là : “khi ta hứa với ai điều gì, thì mình phải nhớ lời hứa ấy, và hãy gắng thực hiện cho bằng được”, không nên hứa với ai điều chi rồi lại bội tín, hoặc tráo trở. Đó là một việc tội lỗi, trừ phi vì lẽ gì đó (quá bận rộn chẳng hạn) mà ta quên thì phải xin lỗi người và tái thực thi lời hứa ấy.
6. TRUNG :là sự trung thành, trung hòa, trung dung, … có nghĩa là không thiên hữu, mà cũng chẳng thiên tả; không vì thế lực, giàu có mà phải a dua, nịnh bợ; không vì nghèo khó, chân chất mà lại xem khinh dễ, coi thường. Thông thường chữ “trung” thường được dùng để nói đến : trung với tổ quốc, trung với tổ chức chân chính, trung với thầy cô, trung với bạn bè, … và thành thật với mọi người, trừ phi đối với những kẻ ác độc, xấu xa thì giữ kín trong lòng đừng lộ ra cho họ biết, mà nguy hiểm đến mình.
7. HIẾU : là sự hiếu thảo đối ông bà, cha mẹ của cuộc đời thường, nếu là người có Đạo (hay có tín ngưỡng dân gian) thì phải luôn nhớ ơn hai Đấng Cha Trời * Mẹ Đất; ngoài ra còn nhớ ơn hai Đấng Cha * Mẹ sinh ra nòi giống của mình (dân tộc VN có Cha Lạc-Long-Quân * Mẹ Âu-Cơ).
8. ĐỂ : là sự thỏa hiệp, thương lượng, thuận hòa, … để có kết quả thơm thảo với nhau. Từ việc cá nhân, gia đình, đến xã hội, quốc gia dân tộc điều phải nên thuận thảo với nhau, gọi là đoàn kết, tiến đến đại đoàn kết thì mới có được sức mạnh tổng hợp đi đến thành công, rồi đại thành công.
9. LIÊM : là không tham lam, là trong sạch, của phi nghĩa không dùng, tuyệt đối không buôn bán, tàng trữ, hay bao che cho những kẻ xấu làm điều phi pháp dù việc đó có siêu lợi nhuận. Lợi lộc nào mà chính do sức lao động mình làm nên thì xứng đáng được sử dụng; ngược lại tài sản do người khác làm nên mà chiếm đoạt là kẻ bất lương, thì làm sao liêm chính, liêm khiết được.
10. SỈ : là sự tự trọng, nếu lỡ làm việc gì sai thì phải nhận lỗi và biết phục thiện, có nghĩa là không tái phạm việc lỗi ấy nữa. Nếu không biết tự trọng tức là không biết xấu hổ. Trong đời sống xã hội, cũng có hạng người có lỗi, hoặc có tội nhưng vẫn không biết hối cãi, ăn năn mà còn đổ trút cho người khác, đó là loại gian ác vô liêm sỉ vậy.
11. TRINH :là sự trong trắng, là trinh tiết. Phụ nữ có chồng thì phải tùng chồng, nếu chồng có bận việc nước non, hoặc đi làm ở phương xa thì người vợ phải giữ gìn ý tứ, nết na, còn gọi là băng trinh. Có câu :
“Ngày anh xa vắng, em không trang điểm đợi chờ … “ Và ngược lại, đàn ông cũng phải giữ một lòng, một dạ dù biết rằng xung quanh mình cũng rất nhiều cám dỗ.
12. CÔNG : tức là việc làm, mà hễ muốn có việc làm ổn định thì phải có nghề nghiệp chuyên môn. Có làm được như vậy thì năng suất lao động của mình bỏ ra là quí giá, nhất là về phương diện thời gian và tài chính, sẽ không ỷ lại vào tài sản, của cải của người khác. Và chỉ có kẻ không chịu khó làm việc, ngồi mát ăn bát vàng hay ăn không ngồi rồi, chính là kẻ xấu, bọn bất lương vậy.
13. NGÔN : là lời nói, tức là khi mở miệng ra thì người thương kẻ mến, có nghĩa là khi muốn nói một câu gì thì phải cân nhắc, kỹ lưỡng, tránh mất lòng người khác; ngoại trừ những kẻ xô bồ, không biết nghe lời hay lẽ phải. Người xưa có dạy : “Nói là bạc, không nói là vàng”, nhưng ngày nay được bổ sung : “Nói lời tốt đẹp, giúp đỡ và hữu ích cho mọi người chính là kim cương vậy”.
14. DUNG : là nét đẹp. Làm đẹp (trang điểm, ăn mặc, … ) một cách nhẹ nhàng khi tiếp xúc với mọi người là tôn trọng chính mình, tức dung nhan tự nhiên, có nghĩa không diêm dúa, lố lăng, lãng phí, là dung vậy.
15. HẠNH : tức là nết na, hễ dung là nét đẹp ở bên ngoài thì hạnh là cái nết tốt ẩn bên trong. Có câu : “cái nết đánh chết cái đẹp”, nghĩa là có người ngoại hình thật là diễm kiều, lộng lẫy nhưng tánh nết không đàng hoàng, thì cái đẹp ấy vẫn không có giá trị, đó là trơ trẽn. Về chữ “hạnh” còn có lời lẽ mang tính giáo dục cao như : * “Ăn coi nồi, ngồi coi hướng”, * hay “Ngoại mạo bất cần như mỹ ngọc; tâm trung thường thủ tợ kiên kim”, … chữ tâm ở đây có nghĩa như chữ hạnh vậy.
15 đức tính vừa nêu trên, đó là của Đạo làm người, nhưng nếu ai mà thường hằng gìn giữ và thực hiện được, thì có khác nào là một vị Thánh hay một nhà Hiền triết vậy.
***
THẬP NGŨ ĐỨC
(Ngũ thường & Tứ đức ở phần thơ ca, còn lại 6 đức tiếp theo)
TRUNG là trung thực mọi điều,
Hết lòng vì nước, gương nêu mọi người.
Trung thành Tổ quốc ai ơi !
Giữ gìn truyền thống sáng ngời tuổi tên.
Trung can nghĩa khí vang rền,
Thường-Kiệt, Bình-Trọng sử biên quên mình.
Hưng-Đạo, Lê-Lợi anh minh,
Trung quân ái quốc phỉ tình nước non.
Lê-Lai cứu chúa sắt son,
Nghĩa nhân muôn thuở tíếng tròn trung-lương.
Quang-Trung đảm lược can trường,
Trung-Trực, Nguyên-Giáp phi thường oai linh.
HIẾU là phụng dưỡng thân sinh,
Sớm thăm tối viếng đậm tình mẹ cha.
Công lao to lớn sanh ta,
Muôn vàn lao nhọc thật là cảm thương.
Hiếu là gìn giữ quê hương,
Bảo tồn quốc túy Việt-Thường Văn-Lang.
Giang san, nòi giống da vàng,
Lạc-Long-Quân Phụ, Mẫu Hoàng Âu-Cơ.
Sanh con trung hiếu kịp giờ,
Cùng trong bọc trứng Thiên thơ an bài.
Trải bao thế hệ anh tài,
Dặn lòng hiếu thảo, nhớ hoài thực thi.
ĐỄ là thuận thảo hiệp qui,
Thuận trên, hòa dưới, ngang thì khiêm cung.
Làm sao đẹp mặt gia trung,
Cao sang không nịnh, khốn cùng chẳng khinh.
Cảm hóa cần khéo trọng gìn,
Biến kẻ “ích kỷ” chuyển mình thương yêu.
Lời nói thuyết phục tỏ khêu,
Giúp đỡ kẻ tối, dắt dìu người ngang.
Thuận hòa, hiếu đễ, hiền ngoan,
Tạo nên xã hội an khang đẹp giàu.
Tổ quốc tỏa sáng sắc màu,
Hòa bình thế giới, hiệp nhau sống lành.
LIÊM trong sạch, chẳng ố lam
Tiền của phi nghĩa không tham, không giành.
Liêm là liêm khiết sáng lành
Công việc chân chính, thanh danh sở làm.
Gia đình … tài sản không ham,
Ta làm ta hưởng, người làm người ăn.
Đó là chủ nghĩa công bằng,
Đừng vì vật chất lăng xăng giựt giành.
Cần kiệm liêm chính năng hành,
Tích tiểu thành đại để dành hậu thân.
Tham lam kẻ trách, người hờn,
Giữ lòng trong sáng, thành nhân đẹp đời.
SỈ là tự trọng đáp lời,
Điều gì không muốn đừng cơi cho người.
Sỉ là danh dự ai ơi !
Đừng vì “chịu đấm ăn xôi” nhục nhằn.
Chiêu-Thống bán nước xâm lăng,
Tham giành đế vị cao thăng bù nhìn,
Là kẻ chẳng biết nhục, vinh,
Có đâu sỉ diện, van xin nước ngoài.
Đó loài cõng rắn, bất tài,
Ham danh bán nước, chiêu bài hại dân.
Nên nhớ vinh, nhục biện phân,
Lễ nghĩa, liêm sỉ chính nhân cuộc đời.
TRINH là trong trắng, trinh nguyên,
Giữ sao trong sạch tình duyên vợ chồng.
Dù rằng phận gái má hồng,
Người thương, kẻ mến dặn lòng thủy chung.
Sang hèn định mệnh an tùng,
Đừng ham phú quí, khốn cùng rẽ ngang,
Trai thời sự nghiệp khang trang,
Cũng từ mái ấm gia đàng lập nên.
Của chồng, công vợ vững bền,
Chung tay xây đắp tảng nền quang vinh.
Người xưa tiết liệt quên mình,
Ngày nay con cháu trung trinh vẹn gìn./.
“Kiều thời lấy HIẾU làm TRINH,
Bụi nào đục được phận mình hay sao ?!” Nguyễn-Du.
Chữ “Trinh” tiết hạnh thanh cao,
Đành nhường chữ “Hiếu” đậm màu Tổ Tiên.
Chữ “Trung” quý giá vô biên,
Núi sông rạng rỡ, hồn thiêng ngạt ngào.
Việt-Nam hai tiếng “đồng bào”,
Quê hương sáng đẹp, rạt rào tình thương.
MÙA PHẬT ĐẢN 08-04 ẤT-DẬU 2549 (2005)
Tệ sỹ CHÍ-ĐẠT
***
NHƠN là đạo lý làm người,
Thờ Cha, kính Mẹ đáp lời báo ân.
Nhơn là ngọn đuốc sánh ngần,
Yêu dân mến nước xã thân giúp đời.
Nhơn là : “Ý nghĩa con người”,
Tình thương huynh đệ khắp nơi địa cầu.
Gồm Phi, Mỹ, Úc, Á, Âu,
Đồng chung chủng loại trong bầu trời xanh.
Nhơn là bác ái, thiện lành,
Cảm thương vạn vật, dỗ dành chúng sanh.
Nhơn từ đạo đức chân thành,
Chẳng màn danh lợi, không tranh sắc quyền
Nhơn trung trực, đấng lương hiền.
Giang san giữ vẹn, hồn thiêng chứng lòng.
Nhơn hòa hiệp, giống Tiên Rồng.
Anh linh tú khí, non sông đẹp giàu.
NGHĨA là tình nghĩa đồng bào,
Cùng chung .bọc trứng máu đàu sắt son.
Nghĩa là đạo nghĩa keo sơn,
Ghi tâm, khắc cốt chẳng sờn nhạt phai.
Tình chồng nghĩa vợ trúc mai,
Dặn lòng chung thủy, ngày ngày đắp xây.
Bạn bè, anh chị em đây,
Thương yêu đùm bọc sum vầy đủ đông.
Ông bà, cô bác đẹp lòng,
Gia đình, xã hội cộng đồng tốt thay !
Nhớ xưa Thầy đã công dày,
Mong sao trò đặng có ngày vinh quang.
Ngày nay ta được an khang,
Trở về trường cũ Thầy nhàn du tiên.
Công lao Thầy dạy thành niên,
Khai tâm, mở trí đáp đền sao đây ?!?
Nghĩa nhân trọng kính đong dầy,
Đem thân giúp nước mong Thầy chứng minh.
LỄ là cung kính chân tình,
Vâng theo điều phải công bình biện phân.
Lễ là nẫy mực cầm cân,
Trau giồi phẩm hạnh, rèn phần kỹ năng.
“Tiên học lễ, hậu học văn.”
Trước thời đạo đức , sau cần tài ba.
Lễ là giữ lấy dung hòa,
Kính trên nhường dưới xây tòa Nho môn.
Lễ sao tao nhã, ôn tồn,
Dụng cao, dùng thấp ngoan khôn đẹp người.
Kỷ cương, phép tắc tuân lời,
Thực thi công lý, sáng ngời nghĩa nhân.
Lễ là trọng đạo hiếu ân,
Tư duy, ngôn ngữ cân phân rõ ràng.
Hành động chân chính, nghiêm trang,
An nhiên tự tại , vinh quang cuộc đời.
TRÍ là hiểu biết của người,
Siêng năng học tập đặng thời mở mang.
Trí từ não bộ khôn ngoan,
Dẫn ta đến chỗ huy hoàng sáng tươi.
Kỹ năng kiến thức tuyệt vời,
Thăng hoa tư tưởng, sống đời văn minh.
Trí khôn trời phú cho mình,
Hành trang tri thức trọng gìn thực thi.
Cẩm nang :”Cách vật, trí tri”,
Chánh tâm, thành ý phát huy mọi điều.
Sở hữu trí tuệ, đuốc khêu,
Đầu tư chất xám mục tiêu giúp đời.
Khoa học kỹ thuật rạng ngời,
Đời sống dân trí đặng thời tiến nhanh.
Ý trong sáng, lòng chân thành,
Nhơn-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín hành dạy dân.
TÍN là uy tín hiền nhân,
Lời hứa chắc chắn, thi ân định bài.
Tín là tin tưởng chẳng sai,
Trước sau xin giữ chớ thay đỗi lòng.
Đó là đạo lý Cha Ông,
Nói sao làm vậy, Đông-Tây cũng đều.
Nam-Bắc tôn trọng thương yêu,
Người người tín nhiệm, ấy thời quý thay !
Thành tín, liêm sỹ không lay,
Tiền hậu vẫn một, nhớ ngày thực thi.
Tín là tin cậy, giao quy,
Gắng công hành sự, kịp kỳ cho xong.
Đó là khế ước hoàn công,
Việc nhỏ làm tốt, thong dong toại lòng.
“Liệu cơm gắp mắm nhớ không ?”
Đừng ham việc lớn, lòng vòng uổng công
Kém tài, thiếu đức viễn vông…
Một lần thất tín cộng đồng ai tin ?
Khuyên người học lấy Sử Kinh,
Tứ thư bảo vật, giữ gìn nhơn luân.
Tam tùng, Tứ đức hương xuân,
Có hoa, có bướm, có vầng mây xanh.
Ngũ thường là ánh trăng thanh,
Giúp cho nhân loại, sống lành yêu thong.
(NGŨ THƯỜNG : NH ƠN, NGH ĨA, LỄ, TRÍ,TÍN)
MÙA PHẬT ĐẢN CANH-THÌN 2544 (2000)
CHÍ-ĐẠT (NGUYỄN-HỮU-NHƠN)
----------------------------------------------------
CÔNG là vụ việc tham gia,
Thường ngày làm tốt, việc nhà đảm đương.
Gia đình tổ ấm tình thương,
Giúp chồng nuôi trẻ sánh gương đẹp người.
Nội trợ bếp núc chiều mơi,
Cần kiệm mua sắm,sẵn thời dạy con.
May vá, giặt giũ làm tròn,
Rảnh thì xem sách sử son vẹn toàn.
NGÔN là ăn nói khôn ngoan,
Ngôn sao lợi ích để ngàn người thương.
Nói lời đạo đức luân thường,
Nói lời chơn chánh làm gương cho người.
Nói sao cân nhắc giữ lời,
Nói sao vui vẻ hưởng đời bình an.
“Chim khôn hót tiếng rảnh rang,
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”.
DUNG là làng đẹp lũy tre,
Vi vu ngọn gió trưa hè êm êm.
Dung là nét đẹp tự nhiên,
Đoan trang, yểu điệu, diệu hiền xinh xinh.
Dung là vẻ đẹp bẩm xinh,
Thơm tho trong sáng,vẹn tình núi sông.
Dung là dung mạo má hồng,
Đó là duyên dáng đẹp trong ra ngoài.
HẠNH là tánh nết khoan thai,
Hiền hòa nhơn ái chen vai giúp đời.
Thành, tín, nhân, nghĩa đáp lời;
Lịch thiệp tao nhã, sáng ngời gia phong.
Hạnh là đức độ tàng trong,
Khiêm cung, lễ phép, tấm lòng vị tha.
Hạnh là bình đẳng, hiệp hòa,
Tinh hoa phát tiết nhà nhà thương yêu./.
(TỨ ĐỨC: CÔNG NGÔN DUNG HẠNH)
CHÍ-ĐẠT (DĐ : 0908.218.956)
Bản Tin QUẬN 1 đăng 10/1999 và Bản Tin GÒ-VẤP 01/03/2000
THẬP NGŨ ĐỨC
(Ngũ thường & Tứ đức ở phần thơ ca, còn lại 6 đức tiếp theo)
TRUNG là trung thực mọi điều,
Hết lòng vì nước, gương nêu mọi người.
Trung thành Tổ quốc ai ơi !
Giữ gìn truyền thống sáng ngời tuổi tên.
Trung can nghĩa khí vang rền,
Thường-Kiệt, Bình-Trọng sử biên quên mình.
Hưng-Đạo, Lê-Lợi anh minh,
Trung quân ái quốc phỉ tình nước non.
Lê-Lai cứu chúa sắt son,
Nghĩa nhân muôn thuở tíếng tròn trung-lương.
Quang-Trung đảm lược can trường,
Trung-Trực, Nguyên-Giáp phi thường oai linh.
HIẾU là phụng dưỡng thân sinh,
Sớm thăm tối viếng đậm tình mẹ cha.
Công lao to lớn sanh ta,
Muôn vàn lao nhọc thật là cảm thương.
Hiếu là gìn giữ quê hương,
Bảo tồn quốc túy Việt-Thường Văn-Lang.
Giang san, nòi giống da vàng,
Lạc-Long-Quân Phụ, Mẫu Hoàng Âu-Cơ.
Sanh con trung hiếu kịp giờ,
Cùng trong bọc trứng Thiên thơ an bài.
Trải bao thế hệ anh tài,
Dặn lòng hiếu thảo, nhớ hoài thực thi.
ĐỄ là thuận thảo hiệp qui,
Thuận trên, hòa dưới, ngang thì khiêm cung.
Làm sao đẹp mặt gia trung,
Cao sang không nịnh, khốn cùng chẳng khinh.
Cảm hóa cần khéo trọng gìn,
Biến kẻ “ích kỷ” chuyển mình thương yêu.
Lời nói thuyết phục tỏ khêu,
Giúp đỡ kẻ tối, dắt dìu người ngang.
Thuận hòa, hiếu đễ, hiền ngoan,
Tạo nên xã hội an khang đẹp giàu.
Tổ quốc tỏa sáng sắc màu,
Hòa bình thế giới, hiệp nhau sống lành.
LIÊM trong sạch, chẳng ố lam
Tiền của phi nghĩa không tham, không giành.
Liêm là liêm khiết sáng lành
Công việc chân chính, thanh danh sở làm.
Gia đình … tài sản không ham,
Ta làm ta hưởng, người làm người ăn.
Đó là chủ nghĩa công bằng,
Đừng vì vật chất lăng xăng giựt giành.
Cần kiệm liêm chính năng hành,
Tích tiểu thành đại để dành hậu thân.
Tham lam kẻ trách, người hờn,
Giữ lòng trong sáng, thành nhân đẹp đời.
SỈ là tự trọng đáp lời,
Điều gì không muốn đừng cơi cho người.
Sỉ là danh dự ai ơi !
Đừng vì “chịu đấm ăn xôi” nhục nhằn.
Chiêu-Thống bán nước xâm lăng,
Tham giành đế vị cao thăng bù nhìn,
Là kẻ chẳng biết nhục, vinh,
Có đâu sỉ diện, van xin nước ngoài.
Đó loài cõng rắn, bất tài,
Ham danh bán nước, chiêu bài hại dân.
Nên nhớ vinh, nhục biện phân,
Lễ nghĩa, liêm sỉ chính nhân cuộc đời.
TRINH là trong trắng, trinh nguyên,
Giữ sao trong sạch tình duyên vợ chồng.
Dù rằng phận gái má hồng,
Người thương, kẻ mến dặn lòng thủy chung.
Sang hèn định mệnh an tùng,
Đừng ham phú quí, khốn cùng rẽ ngang,
Trai thời sự nghiệp khang trang,
Cũng từ mái ấm gia đàng lập nên.
Của chồng, công vợ vững bền,
Chung tay xây đắp tảng nền quang vinh.
Người xưa tiết liệt quên mình,
Ngày nay con cháu trung trinh vẹn gìn./.
“Kiều thời lấy HIẾU làm TRINH,
Bụi nào đục được phận mình hay sao ?!” Nguyễn-Du.
Chữ “Trinh” tiết hạnh thanh cao,
Đành nhường chữ “Hiếu” đậm màu Tổ Tiên.
Chữ “Trung” quý giá vô biên,
Núi sông rạng rỡ, hồn thiêng ngạt ngào.
Việt-Nam hai tiếng “đồng bào”,
Quê hương sáng đẹp, rạt rào tình thương.
MÙA PHẬT ĐẢN 08-04 ẤT-DẬU 2549 (2005)
Tệ sỹ CHÍ-ĐẠT
***
NHƠN là đạo lý làm người,
Thờ Cha, kính Mẹ đáp lời báo ân.
Nhơn là ngọn đuốc sánh ngần,
Yêu dân mến nước xã thân giúp đời.
Nhơn là : “Ý nghĩa con người”,
Tình thương huynh đệ khắp nơi địa cầu.
Gồm Phi, Mỹ, Úc, Á, Âu,
Đồng chung chủng loại trong bầu trời xanh.
Nhơn là bác ái, thiện lành,
Cảm thương vạn vật, dỗ dành chúng sanh.
Nhơn từ đạo đức chân thành,
Chẳng màn danh lợi, không tranh sắc quyền
Nhơn trung trực, đấng lương hiền.
Giang san giữ vẹn, hồn thiêng chứng lòng.
Nhơn hòa hiệp, giống Tiên Rồng.
Anh linh tú khí, non sông đẹp giàu.
NGHĨA là tình nghĩa đồng bào,
Cùng chung .bọc trứng máu đàu sắt son.
Nghĩa là đạo nghĩa keo sơn,
Ghi tâm, khắc cốt chẳng sờn nhạt phai.
Tình chồng nghĩa vợ trúc mai,
Dặn lòng chung thủy, ngày ngày đắp xây.
Bạn bè, anh chị em đây,
Thương yêu đùm bọc sum vầy đủ đông.
Ông bà, cô bác đẹp lòng,
Gia đình, xã hội cộng đồng tốt thay !
Nhớ xưa Thầy đã công dày,
Mong sao trò đặng có ngày vinh quang.
Ngày nay ta được an khang,
Trở về trường cũ Thầy nhàn du tiên.
Công lao Thầy dạy thành niên,
Khai tâm, mở trí đáp đền sao đây ?!?
Nghĩa nhân trọng kính đong dầy,
Đem thân giúp nước mong Thầy chứng minh.
LỄ là cung kính chân tình,
Vâng theo điều phải công bình biện phân.
Lễ là nẫy mực cầm cân,
Trau giồi phẩm hạnh, rèn phần kỹ năng.
“Tiên học lễ, hậu học văn.”
Trước thời đạo đức , sau cần tài ba.
Lễ là giữ lấy dung hòa,
Kính trên nhường dưới xây tòa Nho môn.
Lễ sao tao nhã, ôn tồn,
Dụng cao, dùng thấp ngoan khôn đẹp người.
Kỷ cương, phép tắc tuân lời,
Thực thi công lý, sáng ngời nghĩa nhân.
Lễ là trọng đạo hiếu ân,
Tư duy, ngôn ngữ cân phân rõ ràng.
Hành động chân chính, nghiêm trang,
An nhiên tự tại , vinh quang cuộc đời.
TRÍ là hiểu biết của người,
Siêng năng học tập đặng thời mở mang.
Trí từ não bộ khôn ngoan,
Dẫn ta đến chỗ huy hoàng sáng tươi.
Kỹ năng kiến thức tuyệt vời,
Thăng hoa tư tưởng, sống đời văn minh.
Trí khôn trời phú cho mình,
Hành trang tri thức trọng gìn thực thi.
Cẩm nang :”Cách vật, trí tri”,
Chánh tâm, thành ý phát huy mọi điều.
Sở hữu trí tuệ, đuốc khêu,
Đầu tư chất xám mục tiêu giúp đời.
Khoa học kỹ thuật rạng ngời,
Đời sống dân trí đặng thời tiến nhanh.
Ý trong sáng, lòng chân thành,
Nhơn-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín hành dạy dân.
TÍN là uy tín hiền nhân,
Lời hứa chắc chắn, thi ân định bài.
Tín là tin tưởng chẳng sai,
Trước sau xin giữ chớ thay đỗi lòng.
Đó là đạo lý Cha Ông,
Nói sao làm vậy, Đông-Tây cũng đều.
Nam-Bắc tôn trọng thương yêu,
Người người tín nhiệm, ấy thời quý thay !
Thành tín, liêm sỹ không lay,
Tiền hậu vẫn một, nhớ ngày thực thi.
Tín là tin cậy, giao quy,
Gắng công hành sự, kịp kỳ cho xong.
Đó là khế ước hoàn công,
Việc nhỏ làm tốt, thong dong toại lòng.
“Liệu cơm gắp mắm nhớ không ?”
Đừng ham việc lớn, lòng vòng uổng công
Kém tài, thiếu đức viễn vông…
Một lần thất tín cộng đồng ai tin ?
Khuyên người học lấy Sử Kinh,
Tứ thư bảo vật, giữ gìn nhơn luân.
Tam tùng, Tứ đức hương xuân,
Có hoa, có bướm, có vầng mây xanh.
Ngũ thường là ánh trăng thanh,
Giúp cho nhân loại, sống lành yêu thong.
(NGŨ THƯỜNG : NH ƠN, NGH ĨA, LỄ, TRÍ,TÍN)
MÙA PHẬT ĐẢN CANH-THÌN 2544 (2000)
CHÍ-ĐẠT (NGUYỄN-HỮU-NHƠN)
----------------------------------------------------
CÔNG là vụ việc tham gia,
Thường ngày làm tốt, việc nhà đảm đương.
Gia đình tổ ấm tình thương,
Giúp chồng nuôi trẻ sánh gương đẹp người.
Nội trợ bếp núc chiều mơi,
Cần kiệm mua sắm,sẵn thời dạy con.
May vá, giặt giũ làm tròn,
Rảnh thì xem sách sử son vẹn toàn.
NGÔN là ăn nói khôn ngoan,
Ngôn sao lợi ích để ngàn người thương.
Nói lời đạo đức luân thường,
Nói lời chơn chánh làm gương cho người.
Nói sao cân nhắc giữ lời,
Nói sao vui vẻ hưởng đời bình an.
“Chim khôn hót tiếng rảnh rang,
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”.
DUNG là làng đẹp lũy tre,
Vi vu ngọn gió trưa hè êm êm.
Dung là nét đẹp tự nhiên,
Đoan trang, yểu điệu, diệu hiền xinh xinh.
Dung là vẻ đẹp bẩm xinh,
Thơm tho trong sáng,vẹn tình núi sông.
Dung là dung mạo má hồng,
Đó là duyên dáng đẹp trong ra ngoài.
HẠNH là tánh nết khoan thai,
Hiền hòa nhơn ái chen vai giúp đời.
Thành, tín, nhân, nghĩa đáp lời;
Lịch thiệp tao nhã, sáng ngời gia phong.
Hạnh là đức độ tàng trong,
Khiêm cung, lễ phép, tấm lòng vị tha.
Hạnh là bình đẳng, hiệp hòa,
Tinh hoa phát tiết nhà nhà thương yêu./.
(TỨ ĐỨC: CÔNG NGÔN DUNG HẠNH)
CHÍ-ĐẠT (DĐ : 0908.218.956)
Bản Tin QUẬN 1 đăng 10/1999 và Bản Tin GÒ-VẤP 01/03/2000
***
Link :
- * Tu nhơn - học Phật
- * NHO GIÁO LÀ GÌ ?
- * Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây
- * LUÂN HỒI
- Đức Khiêm Cung của người tu học
- ĐẠO LÝ VÔ NGÃ
- Đạo đức là gì?
- * BẢO TỒN LUÂN THƯỜNG ĐẠO LÝ & GIÁO DỤC CÁC THẾ HỆ...
- Tôi trăn trở nhất hiện nay là luân thường đạo lý ở...
- Nên hiểu, biết và giữ gìn những điều là ” Luân thư...
- Không lẽ luân thường đạo lý trong xã hội xuống cấp...
- QUAN NIỆM VỀ NGỪƠI QUÂN TỬ
- Luân Thường Đạo Lý Của Ký Giả Chuyên Nghiệp Hoa Kỳ...
- LUẬN : luân thường đạo lý
- 8- LỜI CẦU NGUYỆN: TÍCH LŨY, NHẬN ÐỊNH F
- 7- LỜI CẦU NGUYỆN: TÍCH LŨY, NHẬN ÐỊNH E
- 6- LỜI CẦU NGUYỆN: TÍCH LŨY, NHẬN ÐỊNH D
- 5- LỜI CẦU NGUYỆN: TÍCH LŨY, NHẬN ÐỊNH C
- 4- LỜI CẦU NGUYỆN: TÍCH LŨY, NHẬN ÐỊNH B
- 3- LỜI CẦU NGUYỆN: TÍCH LŨY, NHẬN ÐỊNH A
- 2- LỜI CẦU NGUYỆN: GIẢI PHÁP LÂU BỀN !!
- 1- LỜI CẦU NGUYỆN: tiêu chuẫn nhận thức !!
- CẨM NANG CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ
- 10 điều tâm niệm - 14 điều răn của nhà Phật
- Người Phật tử với tam quy& ngũ giới
- 10 Điều Tâm Niệm nhà Phật - video
- Tam Tòng Tứ Đức video
- Tam tòng, tứ đức
- Tu tập thanh lọc thân tâm, tích lũy công đức
- Nhiều 'gái bao' ở Việt Nam là 'ca sĩ, tài tử, siêu...
- 'Sao’ Việt phạm tội, vì đâu nên nỗi?
- Đức Lão Tử - Giáo chủ Tiên giáo
- Giáo dục phải đưa hạnh phúc đến từng gia đình
- VnChiêu moi tiền đại gia của kiều nữ
- Giải mã điềm lành dữ
- Làm giàu theo lời Phật dạy
No comments:
Post a Comment