Thursday, 26 April 2012

Giọt nước trong biển cả

hay giọt lệ của Hoàng Văn Hoan
 
Trần Viết Ðại Hưng


(Update 30.01.01)Từ năm 1975 đến nay, một số hồi ký của hai phe Cộng sản và Quốc gia lần lượt ra mắt độc giả trong và ngoài nước. Về phía Cộng sản, ta thấy có hồi ký " Kết thúc cuộc chiến 30 năm " của Trần văn Trà ( cuốn này vừa xuất bản thì bị tịch thu vì quan điểm của cuốn sách đề cao rõ rệt vai trò của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trong chuyện chiếm miền Nam). Do đó phản lại quan điểm cho rằng chiến dịch Hồ chí Minh đánh chiếm miền Nam là do công của bộ đội miền Bắc dưới chỉ huy của Ðại tướng Văn tiến Dũng và ông đã khoe khoang ầm ĩ trong cuốn sách " Ðại thắng mùa xuân " của ông ta. Quan điểm của Văn tiến Dũng cũng là quan điểm của Lê đức Thọ. Cuốn hồi ký Trần văn Tràù bị tịch thu ở Việt Nam nhưng cũng có bản thoát ra ngoài và được in lại ở hải ngoại . Người phát hành cuốn sách của tướng Trần văn Trà ở hải ngoại cũng bị một số chống đối vì cho rằng sách của tướng Trà cũng chỉ là một loại sách tuyên truyền cho Cộng sản mà thôi. Hồi ký " Giọt nước trong biển cả" được đầu tiên xuất bản ở Bắc Kinh và được in lại để phát hành trong cộng đồng Việt Nam tỵ nạn. Với chức vụ từng giữ là Ðại sứ Việt Nam dân chủ Cọng Hòa tại Trung Cọng và Phó chủ tịch quốc hội, cuốn hồi ký của Hoàng văn Hoan đã tiết lộ nhiều bí mật lịch sử đáng xem xét, từ chuyện Lê Duẩn sửa di chúc Hồ chí Minh, quan hệ ngoại giao giữa Việt Cộng và Trung Cộng, đến chuyện Lê Duẩn mưu hại Nguyễn chí Thanh và quyết định của Trung Cộng dạy cho Việt Nam một bài học sau khi Việt Nam xâm lăng Kampuchia.
Chuyện trốn thoát của Hoàng văn Hoan cũng khá ly kỳ. Hoàng văn Hoan trên đường đi Ðông Ðức chữa bệnh. Khi phi cơ chở Hoan ghé phi trường Karachi ( Hồi Quốc), Hoan thoát ra phi cơ và đi theo một số nhân viên Trung Cọng đã hẹn trước. Sự đào thoát của Hoàng văn Hoan đã chứng tỏ là lần đầu tiên, Ðảng Cộng sản Việt Nam phơi bày sự nứt rạn trong hàng ngũ của họ vốn được coi là đoàn kết nhất trí trong suốt mấy mươi năm nay.
Sau cuốn hồi ký của Trần văn Tràù, một nhân vật trong hàng lãnh đạo của MTGPMN ( bộ trưởng tư pháp) là Trương như Tảng , sau khi vượt biển và tỵ nạn ở Pháp, đã cho xuất bản cuốn hồi ký " Ký ức của một Việt Cộng " ( A Viet Cong memoir ) bằng cả hai tiếng Pháp và Anh. Nói chung Trương như Tảng bày tỏ nỗi lòng cay đắng sau 30/4/75 bị Cộng sản Hà Nội vắt chanh bỏ vỏ, nhưng ông Tảng vẫn tỏ ý tôn vinh Hồ chí Minh. Vẫn chưa thấy xuất hiện bản tiếng Việt của cuốn hồi ký này.
Về phía Quốc gia nói chung, các hồi ký của tướng Trần văn Ðôn ( Việt Nam nhân chứng ) , Tướng Nguyễn ã chánh Thi ( Việt Nam một trời tâm sự ), tướng Ðỗ Mậu ( Việt Nam máu lửa quê hương tôi ) v..v . Tất cả những cuốn hồi ký này đều có những đóng góp nhất định trong việc nhìn lại cuộc chiến Việt Nam, về phương diện chính trị cũng như quân sự. Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến phức tạp và nhiêu khê. Báo chí ngoại quốc đã viết nhiều về cuộc chiến Việt Nam nhưng sự đóng góp của những hồi ký do những người trong cuộc cũng góp phần soi sáng thêm vào những biến cố, những tình tình đã xảy ra trong những năm dài chiến tranh. Phải nhìn cuộc chiến này dưới nhiều góc cạnh mới thấy được nguyên ủy của cuộc chiến tranh Quốc – Cộng này. Thế nên những hồi ký chính trị, cho dù người viết từ phía quôc gia hay cộng sản, đều giúp cho chúng ta có cái nhìn chính xác và đúng đắn hơn về giai đoạn rối ren nhất, phức tạp nhất và đau thương nhất trong lịch sử Việt Nam.õ
Nếu cuốn hồi ký " Ký ức của một Việt Cọng" của Trương như Tảng cho ta thấy toàn bộ hoạt động của MTGPMN từ lúc mới thành lập năm 1960 cho đến ngày bị bức tử và rã thể kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì cuốn hồi ký của Hoàng văn Hoan đã chiếu rọi phần nào cái thâm cung bí sử âm u của Ðảng Cộng sản Việt Nam, vốn được bưng bít trong mấy chục năm nay. Hoàng văn Hoan đã bật mí những điều chưa từng được tiết lộ trước đây như : Chuyện Hồ chí Minh trong thời gian hoạt động tại Trung Hoa vào thập niên 1940, đã có những liên lạc với chính phủ Tưởng giới Thạch ( dĩ nhiên điều này sách vở Cộng sản hoàn toàn dấu kín vì họ không thể để cho " Bác Hồ kính yêu vô vàn " của họ lại có thểà dính líu đến " bọn phản động " Tưởng giới Thạch" trong thời kỳ hoạt động cách mạng. Rồi đến chuyện Lê Duẩn ám hại Nguyễn chí Thanh ( Báo chí ngoại quốc đều cho rằng Ðại tướng Nguyễn chí Thanh bị bom B-52 chết tại miền Nam). Có điều Hoàng văn Hoan không giải thích tại sao Lê Duẩn lại phải ám hại Nguyễn chí Thanh. Có lẽ chẳng qua cũng chỉ là chuyện tranh giành quyền lực trong Ðảng mà thôi. Ngoài ra, Hoàng văn Hoan còn kể thêm nhiều chuyện Lê Duẩn tự tiện ký hiệp ước với Liên Xô mà không cần hội ý với Hồ. Ðọc đến đây người đọc ai cũng thắc mắc là tại sao Hồ chí Minh, với cương vị là chủ tịch nước và là người sáng lập ra Ðảng Cộng sản Việt Nam, lại không hề có một hành động nào để chế tài sự lạm quyền của Lê Duẩn. Những chuyện sau này được kể lại còn ghi nhận lại câu nói vô liêm sĩ" để đời" của Lê Duẩn khi qua thăm Liên Xô trong thập niên 60, " Liên Xô là tổ quốc thứ hai của Việt Nam". Tổng thống Ngô đình Diệm cũng đã nói một câu bị phê phán rất nhiều là , " Biên giới của thế giới tự dò kéo dài từ tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ đến tận vĩ tuyến 17 ". Dù sao câu nói thiếu ý thức này của ông Diệm cũng còn nhẹ gấp trăm ngàn lần so với câu nói khốn nạn của Lê Duẩn. Cộng sản luôn tố cáo những phe phái đối nghịch của họ là bán nước, là Việt gian còn bản thân họ thì đi xưng tụng một nước khác là "tổ quốc thứ hai" của Việt Nam! Nói như thế để cũng nên xét lại cái lối ‘ yêu nước thương nhà", cái chủ trương " vì tổ quốc vì nhân dân" mà Cộng sản Việt Nam thường rêu rao.
Tuy nhiên, Hoàng văn Hoan đã trả lời một cách thẳng thắn và dứt khoát một câu hỏi vốn được nhiều nhà bình luận chính trị quốc tế tìm cách giải đáp : tại sao Trung Cộng lại dạy cho Việt Cộng một bài học năm 1979 sau khi Hà Nội xâm lăng Kampuchia? Hoàng văn Hoan giải thích nguyên nhân đưa đến cuộc chiến tranh biên giới Việt Hoa năm 1979 như sau:
" Việc động viên toàn bộ lực lượng bóp méo lịch sử, xuyên tạc sự thật, ghi vào Hiến pháp và ra Nghị Quyết Trung Ương gây thành một phong trào chống Trung quốc rộng khắp trong toàn đảng, toàn quốc, chẳng những là một việc vong ân bội nghĩa, mà còn là một việc ngu xuẩn, đưa nhân dân vào một cuộc chống đối liên miên đời này qua đời khác không biết đến bao giờ mới có thể chấm dứt. Gần đây, bọn Lê Duẩn thường rêu rao là muốn hòa giải với Trung Quốc, nhưng thử hỏi, nếu không tuyên bố những điều đã ghi trong Hiến pháp và Nghị quyết Trung Ương chống Trung Quốc, không rút quân ra khỏi Kampuchia thì làm sao Trung Quốc có thể hòa giải với Việt Nam.
Việc đưa hàng chục vạn quân đội qua đốt phá, bắn giết nhân dân Kampuchia hòng vĩnh viễn thôn tính nước này cũng là một việc vong an bội nghĩa, một việc phản cách mạng. Nhân dân Kampuchia sẽ không bao giờ khuất phục. Ðó cũng là một mối tai họa lâu dài cho Việt Nam.
Việc dựa vào Liên Xô để thực hiện chính sách hiếu chiến hòng làm bá chủ Ðông Dương và khu vực Ðông Nam Á, dẫn đến việc phải phụ thuộc vào Liên Xô về mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao, phải bán rẻ quyền lợi của tổ quốc, phải biến Việt Nam thành căn cứ quân sự của Liên Xô. Ðó là một hành động phản quốc, phản dân tộc.
Việc khoe khoang Việt Nam là một nước mạnh thứ ba trên thế giới về quân sự , hung hăng xâm phạm lãnh thổ Thái Lan là một việc mà những người có đầu óc chính trị không bao giờ làm.
Những việc làm ngu xuẩn như trên đã đặt Việt Nam vào địa vị thù nghịch với tất cả những nước láng giềng, vào địa vị phải gầm ghè với tất cả các nước trong khu vực. Việt Nam đã mất hết lòng tin cậy và sự khâm phục của nhân dân thế giới, đã mất hết sự ủng hộ về tinh thần và vật chất của hầu hết các nước, đã bị cô lập rõ rệt trên trường quốc tế..."
( Trang 433-434 )
Thiết tưởng như thế là quá rõ ràng và đầy đủ để giải thích cho nguyên nhân tại sao Trung cọng lại dạy cho Việt Cọng một bài học năm 1979 bằng cách xua quân Tàu qua biên giới Hoa-Việtû. Người Cộng sản thường nói đến chủ nghĩa đại đồng, nghĩa là một ngày nào đó khi chủ nghĩa này thành công trên toàn thế giới, các quốc gia sẽ không còn biên giới nữa. Nhưng nay cứ thấy chuyện Trung Cộng và Việt Cộng đánh nhau tại biên giới thì thấy rằng chuyện thế giới đại đồng còn lâu mới thành tựu được, nếu không nói là không tưởng. Cho dù trong thế giới vô sản thì vấn đề chủ quyền quốc gia vẫn còn được ưu tiên và lấn át vấn đề chủ nghĩa. Có điều phải nói ở đây là Việt Cộng chỉ ồn ào chửi rủa Trung Cọng khi Trung Cộng xua quân đánh chúng thôi chứ khi Trung Cộng đánh chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, chúng nhục nhã ngậm miệng, nghẹn ngào không đưa ra nổi một lời phản kháng vì thời gian ấy chúng đang nhận viện trợ của Trung Cọng. Cái hèn hạ ô nhục của bọn Việt Cọng là ở chỗ ấy . Sự kiện các nước vùng Baltic tìm cách tách ra khỏi Liên Xô sau khi Liên Xô sụp đổ càng chứng tỏ thêm điều ấy. Vấn đề dân tộc phải luôn được dân tộc ấy coi là ưu tiên tối thượng nếu dân tộc ấy muốn sống còn và giữ được nền độc lập cho mình.
Lúc Hồ chí Minh còn sống, ông luôn luôn dạy dỗ đàn em là phải luôn có mối giao hảo tốt với Trung Cọng vì Trung Cọng và Việt Nam có quan hệ với nhau như môi với răng. Câu nói căn dặn của ông là:
Mối tình hữu nghị Việt Hoa
Vừa là đồng chí, vừa là anh em
Bây giờ nghe sao quá mỉa mai. Tiếc là ông không sống tới năm 1979 để xem đàn em Việt Cộng và đàn anh Trung Cọng đánh nhau chí chóe, bể mặt, vỡ đầu, chửi nhau bằng những bản " Bạch thư" với những lời lẽ bản thỉu, bẽ bàng nhất.
Trong phần cuối của cuốn sách, Hoàng văn Hoan tiết lộ rằng Trung Cọng chủ trương ủng hộ Hà Nội đánh Mỹ đến thắng lợi cuối cùng và chê trách bè lũ Lê Duẩn đã "lừa thầy phản bạn " và vong ân bội nghĩa khi có thái độ kình chống Trung Cọng. Trong khi đó, khi Trung Cọng đem quân dạy Việt Nam một bài học năm 1979, Hà Nội cho công bố bản Bạch thư " Sự thật về mối quan hệ Việt Nam- Trung Quốc trong 30 năm qua" nhằm lên án và nói xấu Trung Cọng đủ điều, ngoài ra còn chỉ trích Trung cọng đã cố tình ngăn chận không muốn Cộng sản Hà Nội chiến thắng tại miền Nam. Ðiều này Hà Nội nói đúng vì cách đây mấy năm, trong một cuộc phỏng vấn với anh em sinh viên Việt Nam ở Paris, cựu Tổng thống Dương văn Minh có thố lộ rằng vào những ngày hấp hối cuối cùng của Việt Nam Cọng Hòa, Trung Cọng, ù qua trung gian Pháp, muốn liên lạc và giúp đỡ khẩn cấp Việt Nam Cọng Hòa để chống đỡ lại sự tấn công của Cộng sản Hà Nội. Ông Minh cho biết ông từ chối lời đề nghị này của Trung Cọng vì ông cho rằng Trung Quốc vốn là kẻ thù ngàn đời của dân tộc Việt nam. Sự cố tình liên lạc để giúp đỡ VNCH trong những ngày cuối của miền Nam đã cho thấy rõ ràng là Trung Cọng không muốn Việt Cộng chiến thắng tại miền Nam. Có lẽ Trung Cọng lo sợ một chính quyền Cộng sản Việt Nam hùng mạnh sẽ chận đứng ảnh hưởng của Bắc kinh trong vùng Ðông Nam Á.
Một sự kiện nổi bật nữa để chứng minh cho lập luận trên là sau chiến thắng miền Nam năm 1975, Ðảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Ðại hội Ðảng lần thứ 4 vào tháng 12 năm 1976 ở Hà Nội. Hầu hết các nước Cộng sản và ngay cả những Ðảng Cộng sản ở những quốc gia tư bản như Pháp, đều gửi phái đoàn tham dự . Ðiều lạ lùng và gây ngạc nhiên nhất mà người ta ghi nhận được là Trung Cộng không cử phái đoàn tham dự Ðại hội 4 này của Cộng đảng Việt Nam dù Trung Cộng là nước chi phí rất nhiều tài lực cho Việt Cọng trong mấy chục năm chiến tranh. Ðiều này đã chứng tỏ một sự thật phũ phàng và nghịch lý là dầu giúp Việt Cọng, Trung Cọng không lấy làm vui vẻ lắm, nếu không muốn nói là cay cú, trước chiến thắng toàn diện của Việt Cọng tại miền Nam.
Câu hỏi đặt ra ở đây là nếu Trung Cọng không muốn Việt Cọng chiến thắng toàn diện ở miền Nam, tại sao Trung Cọng vẫn tiếp tục viện trợ và kinh tế và vũ khí, cũng như thiết lập ống dẫn dầu chạy tuốt vào miền Nam như Hồi ký Hoàng văn Hoan đã kể rõ ? Câu hỏi này cũng khó giải đáp thỏa đáng. Chính trị quả thật là một môn đòi hỏi sự động não để tìm kiếm câu trả lời thỏa đáng cho những trường hợp phi lý như trường hợp trên. Có lẽ cần thêm nhiều thời gian và tài liệu được công bố thì người ta mới tìm ra được câu trả lời rốt ráo cho vấn đề phức tạp nêu trên.
Sau khi Ðông Âu và Liên Xô sụp đổ từ năm 1989 đến 1991, Trung Cọng và Việt Cọng lại hòa hoãn bang giao với nhau, Cộng sản Việt Nam tỏ ra nhân nhượng Trung Cọng bằng cách rút hết quân ra khỏi Kampuchia. Việt Cộng đang muốn ôm chân Trung Cộng để nhằm củng cố quyền lực của mình. Cuối năm 2000, Trần đức Lương qua thăm Trung Cộng để ký kết hiệp ước và chấp nhận cắt thêm một số đất ở biên giới Việt – Hoa để làm vui lòng Trung Cộng. Khi Trung Cộng chiếm Hoàng Sa năm 1974, Việt Cộng đã hèn hạ và nhục nhã im thin thít không dám ra tuyên bố phản đối chuyện xâm lăng này của Trung cọng. Vết nhơ ô nhục này của Việt Cọng sẽ không bao giờ phai. Toàn dân Việt Nam phải vùng lên lật đổ chính quyền Việt Cộng càng sớm càng tốt, vì nếu để chúng còn duy trì chính quyền ngày nào, chúng sẽ còn bán nước cho Trung Cọng có văn tự hẳn hoi nhằm vỗ về Trung Cọng để Trung Cộng giúp đỡ cho chính quyền của Việt Cọng tồn tại.
Nhìn kỹ trong Ðảng Cộng sản Việt Nam lúc nào cũng có hai phe. Phe Lê Duẩn thân Nga, phe Trường Chinh thân Tàu. Trong thập niên 60, Ðảng Cộng sản cố rán" đi dây" giữa Tàu và Nga để không làm mất lòng ai hầu nhận viện trợ của cả hai bên. Tuy nhiên, trong nội bộ, vụ án "xét lại" giam cầm hàng chục người trong thập niên 60 là cũng do hai phe thân Tàu, thân Nga này thanh toán nhau. Cho dù thân Nga hay thân Tàu thì người Cộng sản Việt Nam đã lòi ra bản chất phi dân tộc và cuối cùng sẽ bị dân tộc Việt Nam đào thải vì phi dân tộc rồi cuối cùng sẽ đi đến " phản dân tộc" và chuyện Việt Cọng dâng đất quê hương Việt Nam cho Trung Cọng là một ví dụ điển hình nhất của bọn phi dân tộc Việt Cộng.
Cho đến ngày nay, Liên Xô đã tan rã, Trung Cộng không còn mạnh như xưa, Ðảng Cộng sản Việt Nam như đứa con mồ côi tìm cách duy trì chế độ gian ác của chúng khi những cái vú sữa viện trợ Nga, Tàu không còn. Không còn được tiếp máu bởi Tàu và Nga trong lúc lòng dân oán hận ngày càng tăng bởi chính sách cai trị vừa ngu dốt, vừa tàn ác của chúng, cho nên những ngày khốn khó không khắc phục nổi sẽ đến với Việt Cộng trước khi chúng sụp đổ. Hoàng văn Hoan thì cũng đã theo Mao trạch Ðông về bên kia thế giới. " Giọt nước trong biển cả" của Hoàng văn Hoan chính là những giọt lệ phẫn uất của ông vua Lê chiêu Thống thời đại nay. ø Hy vọng khi chế độ Cộng sản Việt Nam sụp đổ rồi , đất nước Việt Nam sẽ không bao giờ còn có những đứa con mất gốc, vọng ngoại như Hoàng văn Hoan nữa.
 


Lawndale, một ngày nắng ráo đầu xuân Tân Tỵ 2001
Trần Viết Ðại Hưng
http://daihung.webs.com/0117giotnuoc.html 

No comments:

Post a Comment