Hai ứng viên lọt vào vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp: François Hollande (trái) và Nicolas Sarkozy (phải).
REUTERS/Eric Feferberg/Pool
Trong vòng một cuộc bầu cử tổng thống Pháp, ngày hôm qua, 22/4, ứng viên cánh tả thuộc đảng Xã hội, ông François Hollande đã về đầu với 28,63% số phiếu. Tổng thống mãn nhiệm Nicolas Sarkozy - ứng viên cánh hữu của đảng UMP về nhì, được 27,18% số phiếu. Về thứ ba là bà Marine Le Pen, ứng viên của đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu, giành được số phiếu khá cao, 17,9%. Với kết quả này, cuộc vận động tranh cử cho vòng hai diễn ra trong tình thế ông Hollande tin tưởng vào chiến thắng, ông Sarkozy muốn quyết chiến đến cùng, còn bà Le Pen và trong một chừng mực nào đấy, ông François Bayrou, thủ lĩnh cánh trung MoDem, với 9,13% số phiếu, sẽ đóng vai trọng tài.
Nói một cách khác, hai ông, Hollande và Sarkozy, cố thuyết phục một bộ phận cử tri đã bỏ phiếu cho đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia và đảng cánh trung MoDem, trong vòng hai, sẽ quay sang ủng hộ mình.
Theo giới phân tích, thắng lợi của ông Hollande tại vòng một khẳng định sự thành công trong chiến lược mà ứng viên đảng Xã hội đã thực hiện từ hơn một năm qua: Kêu gọi cử tri bỏ phiếu một cách hữu ích, tức là các cử tri nên dồn phiếu cho ông và coi cuộc bầu cử lần này như một cuộc trưng cầu dân ý về ông Sarkozy.
Do vậy, về cơ bản, ông Hollande sẽ không thay đổi đường hướng vận động tranh cử cho vòng hai. Ngoài thuận lợi là đã về đầu tại vòng một, ứng viên đảng Xã hội lại nhận được sự ủng hộ vô điều kiện của ứng viên đảng Mặt trận cánh tả, ông Jean-Luc Melenchon, người về thứ tư, với 11,11% số phiếu và của bà Eva Joly, ứng viên của liên minh Châu Âu Môi sinh – đảng Xanh, với hơn 2% số phiếu.
Liên quan đến cử tri cánh trung MoDem, theo các cuộc thăm dò dư luận, thì 1/3 sẽ bỏ phiếu cho ông Hollande, 1/3 khác sẽ lựa chọn ông Sarkozy, số còn lại chưa quyết định. Hiểu được điều này, ông Hollande nhấn mạnh đến một số chủ đề chính trong chương trình tranh cử của ông Bayrou như sự guơng mẫu của Nhà nước và đạo đức trong chính trị. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử năm nay, ông François Bayrou không có được vị thế như cách nay 5 năm. Do vậy, ứng viên đảng Xã hội tuyên bố không có thay đổi chương trình kinh tế xã hội để chiều lòng cánh trung.
Những người đã bỏ phiếu cho bà Le Pen, đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu, cũng là đối tượng cần thuyết phục của ông Hollande. Các cuộc thăm dò cho thấy, một bộ phận, khoảng 18% cử tri của đảng này, sẽ bỏ phiếu cho ứng viên đảng Xã hội. Theo truyền thống, lãnh đạo đảng cực hữu sẽ không công khai kêu gọi bỏ phiếu cho ai. Tuy nhiên, theo giới phân tích, một số cử tri của đảng này sẽ bỏ phiếu cho ông Hollande hàm ý coi đây là một cuộc cách mạng, với mục đích làm suy yếu đảng cánh hữu UMP của ông Sarkozy, tạo thuận lợi cho đảng Mặt trận Quốc gia trong cuộc bầu cử lập pháp vào tháng Sáu và đưa vị thế bà Le Pen lên như một thủ lĩnh của cánh hữu tại Pháp.
Về phần ứng viên cánh hữu Sarkozy, ông đã bị thua keo đầu: Lần đầu tiên có một Tổng thống đương nhiệm ra ứng cử, lại phải đứng sau đối thủ của mình. Theo giới bình luận Pháp, chiến lược của ông Sarkozy tập trung khai thác những chủ đề cố hữu của đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu như nhập cư, an ninh đã thất bại. Thậm chí, đảng Mặt trận Quốc gia còn mỉa mai là về những chủ đề này, cử tri của họ muốn có « bản gốc hơn là bản sao ».
Tuy vậy, ông Sarkozy vẫn tin là có thể lật ngược được thế cờ. Trong vòng hai, tương quan lực lượng là 1 chọi 1, thay vì 9 chọi 1 như ở vòng đầu. Ông có thể tập trung sức lực vào một đối thủ. Thậm chí ông tìm cách dấy lên một dạng « trưng cầu dân ý bài Hollande » để chứng minh rằng ứng viên đảng Xã hội không đủ tầm cỡ lãnh đạo một quốc gia trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay. Cánh hữu còn dọa dẫm, với ông Hollande làm Tổng thống, nước Pháp có nguy cơ chung số phận như Hy Lạp.
Vậy ông Sarkozy còn cơ may thắng cử hay không ? Câu trả lời là có thể, nhưng cực kỳ khó. Ông phải chiêu dụ được cử tri cánh trung và cực hữu, và công việc này không khác gì hòa hợp nước với lửa. Theo thăm dò dư luận, ông Sarkozy có thể nhận được sự ủng hộ của khoảng 50% đến 60% cử tri của cánh cực hữu và 25% của cánh trung MoDem, nhưng tỉ lệ này không đủ để giúp ông vượt qua được ứng viên đảng Xã hội.
RFI
Nói một cách khác, hai ông, Hollande và Sarkozy, cố thuyết phục một bộ phận cử tri đã bỏ phiếu cho đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia và đảng cánh trung MoDem, trong vòng hai, sẽ quay sang ủng hộ mình.
Theo giới phân tích, thắng lợi của ông Hollande tại vòng một khẳng định sự thành công trong chiến lược mà ứng viên đảng Xã hội đã thực hiện từ hơn một năm qua: Kêu gọi cử tri bỏ phiếu một cách hữu ích, tức là các cử tri nên dồn phiếu cho ông và coi cuộc bầu cử lần này như một cuộc trưng cầu dân ý về ông Sarkozy.
Do vậy, về cơ bản, ông Hollande sẽ không thay đổi đường hướng vận động tranh cử cho vòng hai. Ngoài thuận lợi là đã về đầu tại vòng một, ứng viên đảng Xã hội lại nhận được sự ủng hộ vô điều kiện của ứng viên đảng Mặt trận cánh tả, ông Jean-Luc Melenchon, người về thứ tư, với 11,11% số phiếu và của bà Eva Joly, ứng viên của liên minh Châu Âu Môi sinh – đảng Xanh, với hơn 2% số phiếu.
Liên quan đến cử tri cánh trung MoDem, theo các cuộc thăm dò dư luận, thì 1/3 sẽ bỏ phiếu cho ông Hollande, 1/3 khác sẽ lựa chọn ông Sarkozy, số còn lại chưa quyết định. Hiểu được điều này, ông Hollande nhấn mạnh đến một số chủ đề chính trong chương trình tranh cử của ông Bayrou như sự guơng mẫu của Nhà nước và đạo đức trong chính trị. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử năm nay, ông François Bayrou không có được vị thế như cách nay 5 năm. Do vậy, ứng viên đảng Xã hội tuyên bố không có thay đổi chương trình kinh tế xã hội để chiều lòng cánh trung.
Những người đã bỏ phiếu cho bà Le Pen, đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu, cũng là đối tượng cần thuyết phục của ông Hollande. Các cuộc thăm dò cho thấy, một bộ phận, khoảng 18% cử tri của đảng này, sẽ bỏ phiếu cho ứng viên đảng Xã hội. Theo truyền thống, lãnh đạo đảng cực hữu sẽ không công khai kêu gọi bỏ phiếu cho ai. Tuy nhiên, theo giới phân tích, một số cử tri của đảng này sẽ bỏ phiếu cho ông Hollande hàm ý coi đây là một cuộc cách mạng, với mục đích làm suy yếu đảng cánh hữu UMP của ông Sarkozy, tạo thuận lợi cho đảng Mặt trận Quốc gia trong cuộc bầu cử lập pháp vào tháng Sáu và đưa vị thế bà Le Pen lên như một thủ lĩnh của cánh hữu tại Pháp.
Về phần ứng viên cánh hữu Sarkozy, ông đã bị thua keo đầu: Lần đầu tiên có một Tổng thống đương nhiệm ra ứng cử, lại phải đứng sau đối thủ của mình. Theo giới bình luận Pháp, chiến lược của ông Sarkozy tập trung khai thác những chủ đề cố hữu của đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu như nhập cư, an ninh đã thất bại. Thậm chí, đảng Mặt trận Quốc gia còn mỉa mai là về những chủ đề này, cử tri của họ muốn có « bản gốc hơn là bản sao ».
Tuy vậy, ông Sarkozy vẫn tin là có thể lật ngược được thế cờ. Trong vòng hai, tương quan lực lượng là 1 chọi 1, thay vì 9 chọi 1 như ở vòng đầu. Ông có thể tập trung sức lực vào một đối thủ. Thậm chí ông tìm cách dấy lên một dạng « trưng cầu dân ý bài Hollande » để chứng minh rằng ứng viên đảng Xã hội không đủ tầm cỡ lãnh đạo một quốc gia trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay. Cánh hữu còn dọa dẫm, với ông Hollande làm Tổng thống, nước Pháp có nguy cơ chung số phận như Hy Lạp.
Vậy ông Sarkozy còn cơ may thắng cử hay không ? Câu trả lời là có thể, nhưng cực kỳ khó. Ông phải chiêu dụ được cử tri cánh trung và cực hữu, và công việc này không khác gì hòa hợp nước với lửa. Theo thăm dò dư luận, ông Sarkozy có thể nhận được sự ủng hộ của khoảng 50% đến 60% cử tri của cánh cực hữu và 25% của cánh trung MoDem, nhưng tỉ lệ này không đủ để giúp ông vượt qua được ứng viên đảng Xã hội.
RFI
No comments:
Post a Comment