Lê Minh Tiến
Lý giải trên được ông Lê Minh Tiến, người nghiên cứu về tội phạm học, đưa ra sau khi xảy ra hàng loạt vụ án mạng, mâu thuẫn xã hội được chọn giải quyết bằng bạo lực. Ông Tiến cho rằng bạo lực xã hội xuất phát từ cấu trúc xã hội và nền giáo dục của gia đình, nhà trường.
Cụ thể, vụ nhóm thanh niên ở Quảng Ninh bị bắn vì ăn cắp than, nhóm bắn có quyền kiện nhóm kia, chờ xử phạt nhưng họ không tin rằng mình sẽ được trả lại công bằng qua việc đi kiện nên đã sử dụng bạo lực.
Ngày xưa, mặc dù kinh tế kém nhưng những chuẩn mực xã hội được phân minh rõ ràng, mỗi người dựa vào đó để sống. Còn bây giờ, người ta không biết dựa vào chuẩn mực nào. Có khi những hành vi xử lý của chính quyền còn củng cố thúc đẩy cho hành vi tội phạm. Như vụ của bà phó chánh án của tỉnh Bình Phước đánh ghen chồng – đập cả cái vỏ chai vào đầu người khác nhưng được lên làm phó giám đốc sở Tư pháp. Tức là kỷ luật bằng cách thăng chức, thưởng chứ không phạt. Vậy có phải chính chính quyền đã thúc đẩy cho hành vi lệch lạc? Các công chức khác có thể nhìn vào bà này mà bắt chước làm bậy để được thăng chức thì sao?
Thời gian gần đây, bạo lực còn bắt nguồn từ phim ảnh, nhất là bạo lực học đường. Không riêng gì những phim về các băng nhóm xã hội đen, phim chiếu về tuổi học đường, học sinh cũng giải quyết mâu thuẫn bằng cách đánh nhau. Giới trẻ hiện nay học theo “thần tượng” – nhân vật trong phim rất nhanh.
Các trò chơi, như game Võ lâm truyền kỳ, muốn được lên cấp bậc, muốn được đi ngựa ngon, được lên làm bang chủ đều phải đánh nhau. Có lần để quảng cáo game, có công ty còn thuê cả các cô gái mặc đồ nhà binh ôm súng đi vòng vòng, đã vô tình cổ vũ thêm cho hành vi bạo lực. Khi nói đến game chúng ta chỉ nói đến lợi ích kinh tế của nó mang lại là mấy triệu đô, nhưng cái hậu quả của xã hội không thấy nói đến.
Bạo lực cũng đến từ bạo hành gia đình. Chúng ta thường nói gia đình là pháo đài vững chắc để bảo vệ trẻ em, nhưng không có nơi nào trẻ em dễ bị tổn thương bằng ở gia đình.
Người Việt Nam có truyền thống giáo dục con cái bằng roi vọt. Đứa trẻ sẽ bị nhập tâm bởi các khuôn mẫu ứng xử của người lớn. Lớn lên nó cũng giải quyết các vấn đề của mình bằng cách đó. Các bậc cha mẹ không có cái nhìn dài hạn, chỉ có cái nhìn “ăn xổi ở thì”. Tức là, thay vì giáo dục con cái bằng lời nói, bằng tấm gương, bằng những khuôn mẫu ứng xử, thì lại “dạy” một cách “nôn nóng” bằng việc đánh cho trẻ im, trẻ sợ, còn khi trẻ không im thì đánh thêm. Tức là hễ đứa trẻ nghe thì đánh ít, không nghe thì đánh nhiều, lần này đánh ít trẻ chưa nghe thì lần sau đánh nhiều hơn, bạo lực ngày càng gia tăng.
Để giảm hành vi bạo lực trong xã hội, cần phải hạn chế phim ảnh, trò chơi về bạo lực và quyền sử dụng vũ khí. Nhà trường không chỉ dạy chữ mà cần tăng cường dạy kỹ năng sống, kiến thức sống cho học sinh. Xây dựng một xã hội lành mạnh trong đó hệ thống giá trị và quy chuẩn đạo đức phải được củng cố lại [Giá tác giả bàn rộng thêm về vai trò của hệ thống chính trị trong việc lập lại hệ thống giá trị và quy chuẩn đạo đức thì hay quá]. Xã hội không bao giờ hết hành vi tiêu cực, tội ác, nhưng con người sống trong xã hội đó cần được định hướng rạch ròi giữa đúng sai, tốt xấu, những khuôn mẫu nhất định để ứng xử trong cuộc sống.
Theo Tiếp Thị & Gia Đình
28/09/2011
Khi bạo lực xã hội gia tăng, là dấu hiệu cho thấy người ta không tin vào công lý của luật pháp.
Tức là, khi có chuyện mâu thuẫn, thông thường phải nhờ toà án, công an… để phân xử, nhưng do nhiều vụ việc phân xử không minh bạch, công bằng làm cho người ta không tin vào công lý nữa. Lúc ấy, người ta dùng “công lý cá nhân” – sức mạnh của bạo lực để giải quyết.Cụ thể, vụ nhóm thanh niên ở Quảng Ninh bị bắn vì ăn cắp than, nhóm bắn có quyền kiện nhóm kia, chờ xử phạt nhưng họ không tin rằng mình sẽ được trả lại công bằng qua việc đi kiện nên đã sử dụng bạo lực.
Về mặt xã hội, khi một xã hội bị rối ren về mặt chuẩn mực, người ta không biết tin vào cái gì là tốt, là xấu thì đó là mảnh đất màu mỡ cho những hành vi lệch lạc. Có khi người sống đàng hoàng lại bị chê là ngu, những người làm bậy thì không bị chê nên người ta không biết dựa vào đâu để hành xử. Vì thế, họ lại quay về chuẩn mực cá nhân của họ.
Ngày xưa, mặc dù kinh tế kém nhưng những chuẩn mực xã hội được phân minh rõ ràng, mỗi người dựa vào đó để sống. Còn bây giờ, người ta không biết dựa vào chuẩn mực nào. Có khi những hành vi xử lý của chính quyền còn củng cố thúc đẩy cho hành vi tội phạm. Như vụ của bà phó chánh án của tỉnh Bình Phước đánh ghen chồng – đập cả cái vỏ chai vào đầu người khác nhưng được lên làm phó giám đốc sở Tư pháp. Tức là kỷ luật bằng cách thăng chức, thưởng chứ không phạt. Vậy có phải chính chính quyền đã thúc đẩy cho hành vi lệch lạc? Các công chức khác có thể nhìn vào bà này mà bắt chước làm bậy để được thăng chức thì sao?
Thời gian gần đây, bạo lực còn bắt nguồn từ phim ảnh, nhất là bạo lực học đường. Không riêng gì những phim về các băng nhóm xã hội đen, phim chiếu về tuổi học đường, học sinh cũng giải quyết mâu thuẫn bằng cách đánh nhau. Giới trẻ hiện nay học theo “thần tượng” – nhân vật trong phim rất nhanh.
Các trò chơi, như game Võ lâm truyền kỳ, muốn được lên cấp bậc, muốn được đi ngựa ngon, được lên làm bang chủ đều phải đánh nhau. Có lần để quảng cáo game, có công ty còn thuê cả các cô gái mặc đồ nhà binh ôm súng đi vòng vòng, đã vô tình cổ vũ thêm cho hành vi bạo lực. Khi nói đến game chúng ta chỉ nói đến lợi ích kinh tế của nó mang lại là mấy triệu đô, nhưng cái hậu quả của xã hội không thấy nói đến.
Bạo lực cũng đến từ bạo hành gia đình. Chúng ta thường nói gia đình là pháo đài vững chắc để bảo vệ trẻ em, nhưng không có nơi nào trẻ em dễ bị tổn thương bằng ở gia đình.
Người Việt Nam có truyền thống giáo dục con cái bằng roi vọt. Đứa trẻ sẽ bị nhập tâm bởi các khuôn mẫu ứng xử của người lớn. Lớn lên nó cũng giải quyết các vấn đề của mình bằng cách đó. Các bậc cha mẹ không có cái nhìn dài hạn, chỉ có cái nhìn “ăn xổi ở thì”. Tức là, thay vì giáo dục con cái bằng lời nói, bằng tấm gương, bằng những khuôn mẫu ứng xử, thì lại “dạy” một cách “nôn nóng” bằng việc đánh cho trẻ im, trẻ sợ, còn khi trẻ không im thì đánh thêm. Tức là hễ đứa trẻ nghe thì đánh ít, không nghe thì đánh nhiều, lần này đánh ít trẻ chưa nghe thì lần sau đánh nhiều hơn, bạo lực ngày càng gia tăng.
Để giảm hành vi bạo lực trong xã hội, cần phải hạn chế phim ảnh, trò chơi về bạo lực và quyền sử dụng vũ khí. Nhà trường không chỉ dạy chữ mà cần tăng cường dạy kỹ năng sống, kiến thức sống cho học sinh. Xây dựng một xã hội lành mạnh trong đó hệ thống giá trị và quy chuẩn đạo đức phải được củng cố lại [Giá tác giả bàn rộng thêm về vai trò của hệ thống chính trị trong việc lập lại hệ thống giá trị và quy chuẩn đạo đức thì hay quá]. Xã hội không bao giờ hết hành vi tiêu cực, tội ác, nhưng con người sống trong xã hội đó cần được định hướng rạch ròi giữa đúng sai, tốt xấu, những khuôn mẫu nhất định để ứng xử trong cuộc sống.
Theo Tiếp Thị & Gia Đình
28/09/2011
No comments:
Post a Comment