Saturday, 28 July 2012

Con đường nam tiến của Trung Quốc



Đoan Trang - Con đường bành trướng xuống phía nam của Trung Quốc được thực hiện cả trên bộ lẫn trên biển. Nếu quá bị cuốn vào chuyện biển Đông, chúng ta có thể rơi vào bẫy của Trung Quốc. 
Nhận định về công thức trỗi dậy của Trung Quốc, Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, cho rằng: “Ở đó có sự pha trộn những hàm lượng nhất định của chủ nghĩa bành trướng hiện đại, chủ nghĩa đế quốc mới và chủ nghĩa thực dân mang màu sắc Trung Quốc”. Nói cách khác, Trung Quốc theo đuổi việc mở rộng biên giới của mình bằng nhiều phương thức, nhiều hình thức khác nhau. 
Các phía khác đụng đồng minh của Mỹ 
Phân tích vị trí địa lý của Trung Quốc, ông Quách Hải Lượng không đánh giá cao cơ hội của Trung Quốc ở phía bắc (giáp với Nga), phía đông (bị Nhật Bản, Hàn Quốc án ngữ, mà đó là những đồng minh thân cận của Mỹ) và phía tây (giáp vùng Trung Á, vốn bất ổn với sự cạnh tranh của nhiều cường quốc). Hướng mở rộng của Trung Quốc gần như chỉ có một. 
Nhận định này cũng trùng với ý kiến của TS chính trị học Đinh Hoàng Thắng. Trong một cuộc trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Thắng nói: “Phải thấy là Trung Quốc chỉ còn phía nam để phát triển xuống. Thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương, nếu chỉ dừng chân trong lục địa Trung Hoa thì không được, mà các ngả khác thì bị chặn hết rồi”. 
Biểu hiện rõ ràng nhất của tư tưởng “nam tiến” có lẽ đã xuất hiện từ thời Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 1976. Tháng 9-1963, Chu Ân Lai phát biểu trong cuộc gặp gỡ với các đại diện của Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Indonesia tại Quảng Đông: “Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông Nam châu Á” (Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm, NXB Sự thật, năm 1979). 


Trung Quốc đầu tư hàng tỉ USD vào Campuchia. Đây là một “Angkor Wat trên biển” 
rộng 36.000 ha được xây dựng trong dự án của Trung Quốc ở Botum Sakor. Ảnh: REUTERS 
Đồng tiền đi trước 
Hiếm khi nào trong lịch sử sự hiện diện của Trung Quốc ở Đông Nam Á lại mạnh mẽ trên tất cả lĩnh vực như từ một thập kỷ trở lại đây. Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar, với sự gắn kết chặt chẽ về địa lý và văn hóa với Trung Quốc, với những yếu kém nội tại của mình, là mắt xích yếu nhất dọc biên giới mà người láng giềng phương bắc của họ có thể khai thác. Đồng tiền đi trước, con đường đầu tư kinh tế có lẽ là lối đi nhanh và hiệu quả nhất. Trong một bài viết mới đây, nhà nghiên cứu Trung Quốc Bonnie S. Glaser (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) cho biết: “Trong hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã theo đuổi một chiến lược ở Đông Nam Á với nội dung căn bản là sử dụng “củ cà rốt” kinh tế để làm tăng lợi ích của các nước Đông Nam Á trong việc gìn giữ quan hệ tốt với Trung Quốc”. 
Năm 2010, với những khoản đầu tư trị giá 2,9 tỉ USD, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Lào và có trong tay khoảng 10.000 km2 đất dự án, tương đương với 4% diện tích của cả nước Lào. Người Trung Quốc kiểm soát phần lớn nền kinh tế Lào, từ khai thác mỏ, thủy điện đến cao su, hay cả ngành bán lẻ và dịch vụ khách sạn. 
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Campuchia: Trong năm năm qua, Campuchia đã nhận được khoảng 2 tỉ USD tiền viện trợ từ Bắc Kinh với những điều kiện hết sức hào phóng. 
Tại Myanmar, 8,7 tỉ USD đã được Trung Quốc rót vào các dự án đầu tư trong năm 2010, chưa kể khoản vay không lãi trị giá 4,2 tỉ USD. Tính đến tháng 7-2011, 800 dự án của các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đang hoạt động tại Việt Nam với số vốn đăng ký 3,2 tỉ USD, đứng thứ năm trong các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 
“Làm đường đến đâu xâm chiếm đến đấy” 
Đầu tháng 7-2012, lần đầu tiên Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN với lịch sử 45 năm không thể đưa ra được thông cáo chung mà lý do là sự bất đồng của nước chủ nhà Campuchia với các nước có liên quan đến tranh chấp trên biển Đông. Nguyên nhân sâu xa này nhanh chóng được lý giải khi ngay sau hội nghị, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảm ơn Campuchia về sự hợp tác chặt chẽ của chủ nhà trong tiến trình hội nghị. 
Nhà phân tích Bonnie S. Glaser nhận định: “Việc Trung Quốc gây ảnh hưởng khống chế lên Campuchia không phải điều đáng ngạc nhiên. Bắc Kinh đã cung cấp tới hơn 10 tỉ USD đầu tư trực tiếp cho Campuchia. Chỉ tính riêng trong năm 2011, lượng đầu tư mà Trung Quốc cam kết với Phnom Penh cao gấp 10 lần con số Mỹ cam kết. Sự phụ thuộc của Campuchia vào Trung Quốc, về mặt kinh tế, thể hiện rõ ở Cung điện Hòa Bình - công trình được xây bằng tiền tài trợ của Trung Quốc - là nơi họp hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa qua”. 
Tháng 6-2011, thủ tướng Campuchia công khai khẳng định Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất, đồng thời là nhà tài trợ lớn nhất trong việc giúp đỡ Campuchia xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm đường sá, cầu cống... Vấn đề ở đây, theo các nhà phân tích, là các thỏa thuận kinh tế luôn kéo theo những hệ quả chính trị, xã hội, quân sự đã được hoạch định từ trước đó. 
Đại tá Quách Hải Lượng nói: “Trung Quốc rất giỏi trong việc xâm chiếm bằng cách làm đường. Làm đường đến đâu xâm chiếm đến đấy, di dân đến đấy. Họ mưu tính làm một con đường suốt từ Vân Nam đi dọc Lào xuống tới tận Tây Nguyên, mà ở đoạn cuối Tây Nguyên thì Campuchia và Lào cho họ thuê đất tới 55 năm. Như vậy cả khu vực sẽ gần như là đất của họ”. 
“Đứng về chiến lược quân sự, đó là những con đường cơ động chiến lược và cơ động chiến dịch. Về kinh tế thì có thể khống chế được toàn bộ các hành lang quan trọng của bán đảo Đông Dương. Họ xây dựng cơ sở hạ tầng là nhằm như thế” - ông Lượng giải thích. 
Trung Quốc đang nắn dần đường biên giới quốc gia không theo cách thức tấn công quân sự truyền thống mà bằng cách di dân. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy có khoảng 2,5 triệu người Hoa đến Đông Nam Á làm ăn sinh sống trong vòng 30 năm qua. Khoảng 1 triệu người Trung Quốc cũng đã di dân đến Myanmar trong giai đoạn 1995-2005, theo báo cáo của nhà nghiên cứu độc lập Sudha Ramachandran (Ấn Độ) và khoảng 300.000 người Trung Quốc đang sinh sống rải rác khắp nơi ở Campuchia. Đây hầu hết là lao động Trung Quốc tìm cách ở lại khu vực bản địa sau khi hết hợp đồng với các dự án. Họ thậm chí hình thành nên các khu "phố Tàu" như ở Mandalay (Myanmar) hay Viêng Chăn (Lào). 
Tại Lào, một doanh nghiệp Trung Quốc đã thuê cả một thị trấn nằm sát biên giới hai nước và biến nơi đây gần như thành khu vực của riêng người Trung Quốc. Thị trấn rộng 21 km2 được đặt tên là Bò Thèn này có ngôn ngữ chính là tiếng Trung, thanh toán bằng nhân dân tệ và sử dụng giờ Bắc Kinh thay vì giờ Viêng Chăn. Hệ thống điện, viễn thông và ngay cả các lực lượng chức năng như công an cũng đều được “kéo” từ Trung Quốc sang. Lực lượng hải quan đã dời từ biên giới Lào-Trung xuống phía nam của thị trấn này. (Trung Quốc tăng cường di dân sang Lào, website nghiencuubiendong.vn, Học viện Ngoại giao, 29-3-2010). 
Nói đến sự hiện diện của người Trung Quốc ở các khu Hoa kiều và nhiều khu vực có dự án đầu tư ở Việt Nam, Đại tá Quách Hải Lượng nói: “Nếu chấm trên bản đồ Việt Nam những khu vực có người Trung Quốc sinh sống, chúng ta sẽ có một tấm bản đồ da báo”.

Nguy cơ trên đất liền cũng không kém nguy cơ trên biển
Trên thực tế, biển Đông là một bộ phận quan trọng trong ý đồ nam tiến của người Trung Quốc, nơi họ muốn nắm lấy 80% diện tích vùng biển này như một cách mở rộng biên giới quốc gia trên biển một cách phi pháp.
Đại tá Quách Hải Lượng cũng cảnh báo về những nguy cơ trên đất liền, vốn quan trọng không kém các nguy cơ trên biển Đông: “Cần phải nhìn nhận quá trình nam tiến của Trung Quốc một cách toàn diện, trong đó không chỉ có khu vực biển Đông và hình thức xung đột quân sự. Đó còn là quá trình diễn ra trên đất liền với những hình thức chiến tranh kinh tế, chiến tranh tiền tệ, chiến tranh mạng, là bành trướng văn hóa, là áp lực chính trị, là quá trình di dân...”.
Đoan Trang
***

  • Changkho_thuychung12345632
     nhân định của ông QUÁCH HẢI LƯỢNG là chính xác,chúng ta không sợ mất biển đông,vì đó là con đường thông thương của quốc tế,nếu trung cộng ngoan cố lấn tới,thì cộng đồng quốc tế không đễ cho họ tự tung tự tác,cái mà chúng ta cần làm ngay và làm nhanh lúc này,là ngăn chặn ngay  các đô  thị của tàu cộng đang hình thành xây dựng trên các thành phố lơn của nước ta,do có sự đồng tình của chính thể ngụy ba đình,vì vậy nếu chúng ta chờ chính quyền ngụy ba đình chống tàu xâm lược kiểu mới là không tưởng,do dó  việc chống tàu bành trướng  bằng hình thức xây dựng các đô thị lớn trên các thành phố lớn của nước ta,phải do chính nhân dân ta hành động,nếu chậm trể nguy cơ mất nước là khó tránh,tôi không chủ trương giết hại bất cứ ai?nhưng với giặc tàu xâm lược ngàn năm chúng ta không thể nào  mượn hình thức ôn hòa đễ  chống mãi giặc  tàu được đâu?phải dùng tiếng nổ đễ nói lên tiếng nói của dân tộc vn,thì mới  đuổi được lũ giặc lì lợm ngàn năm ra khỏi đất nước chúng ta mà thôi ,/.
    hiển thị ít hơn

  • Cá basa
    “Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói ngày 28/07/2012.Mọi người hiểu lầm rồi. TQ đang sang HS va TS giúp ngư dân ta đánh bắt hải sản đó.

  • Rực lửa hờn căm
    Kể cũng lại! đã là con người thì ai không tham? nhưng cũng có khối người vừa tham mà vừa ngu! cứ giang rộng cả chân tay ra chào đón bọn Trung Quốc chỉ vì tiền, sao không tẩy chay triệt để bọn TQ đểu cáng đi?
    Dân thì vậy, còn nhà nước thì sao? tổ cha chúng nó chứ, hôm qua chúng nó còn lấy tiền thuế của dân để tổ chức gặp mặt chiến sỹ quân đội đào tạo bên tàu và liên hoan văn nghệ ca ngợi giặc tàu! thế này thì mất nước là cái chắc rồi! Đảng câm như chó chết! Bộ Quốc phòng cũng Rứa, dân thì một bộ phận tham và ngu! Có tổ chức nào gây tiếng nổ giữa Ba Đình đi chứ! hãy làm cho lòng dân phấn chấn trở lại, và làm cho bọn chó chết phải sủa lên đi chứ!!!

  • Lê Dủ Chân
     DIỆT NỘI THÙ - CHỐNG NGOẠI XÂM - CỨU NƯỚC
    Ai cũng rỏ đảng cọng sản bán nước
    Bởi vì sao cứ để chúng cầm quyền
    Dân tộc này sẽ mất gốc Rồng Tiên
    Non nước Việt sẽ có ngày biến mất
    Thưa đồng bào ngày hôm nay sự thật
    Đã vạch trần bộ mặt của đảng ta
    70 năm chúng chẳng vì nước vì nhà
    Vì tổ quốc vì nhân dân gì ráo
    Đảng cọng sản một tập đoàn lừa đảo
    Khát máu người đói tiền bạc quyền uy
    Bọn chúng còn tổ quốc sẽ lâm nguy
    Dân tộc Việt sẽ rơi vào thảm họa
    Bọn chúng chỉ là một bầy chồn cáo
    Đội lốt con người khoác áo nhân dân
    Làm tay sai cho Tàu cọng khi cần
    Dâng tổ quốc để duy trì quyền lực
    Bọn người này gian tham cùng cực
    Vô lương tâm liêm sĩ cũng không còn
    Trông mong gì chúng vì nước vì non
    Vì con cháu vì nhân dân phục vụ
    Giặc phương bắc đang ngày đêm vần vũ
    Bọn nội thù đang kềm tỏa nhân dân
    ĐỒNG BÀO ƠI TRƯỚC PHẢI DIỆT PHẢN THẦN
    SAU MỚI CHỐNG ĐƯỢC NGOẠI XÂM CỨU NƯỚC
    Trai gái trẻ già tiến về phía trước
    Trong nước ngoài nước cất bước lên đường
    Đập cho tan đảng cọng sản bất lương
    Diệt cho hết loài vong nô phản quốc
    Lấy xương máu mà rửa đi quốc nhục
    Quyết hy sinh để cứu lấy non sông
    Dậy mà đi hởi dòng giống Tiên Rồng
    Diệt nội thù chống ngoại xâm cứu nước
    Lê Dủ Chân
    hiển thị ít hơn

  • Hóng Hớt
    Đàn bà cần chồng , đàn ông cần vợ . cứ trả lương cao cho mấy Tàu ngố nhà quê đi làm thuê ở nước ngoài là xong . Cuộc chiến không cần tiếng súng , Trung Cộng thắng chắc . Nhất là hiện giờ , TC thừa chừng 40 triệu que chưa có "tấc đất cắm dùi ". Nhất cử lưỡng tiện , lãnh đạo Bắc Kinh cực kì khôn ngoan .
    1974 , chiếm xong Hoàng Sa , Bắc Kinh cho triển lãm xương người tìm thấy ở Hoàng Sa , nói đó là xương người Trung Quốc đã sống ở đó lâu đời . Tới đây , ai biết ở Hà Nội hay Sài Gòn cũng có xương người Trung Quốc lâu đời .
    ( mách nhỏ cho Bắc Kinh biết rằng ở Bạch Đằng hay Chi Lăng còn ối xương người Trung Quốc lâu đời )
    Tóm lại là chúng ta cần cảnh giác với cuộc chiến Tàu Hóa bằng con đường hôn nhân và tiền bạc của Bắc Kinh .

  • ILOVEVIETNAM
    Trích: "Đại tá Quách Hải Lượng nói: "Nếu chấm trên bản đồ Việt Nam những khu vực có người TQ sinh sống, chúng ta sẽ có một tấm bản đồ da báo"! Hiện nay lãnh đạo đảng và chính quyền ở hầu khắp các tỉnh thành phố trong cả nước đã thực sự làm ngơ trước vấn nạn di dân tự do và xâm thực văn hóa của TQ. Câu hỏi LỚN đặt ra là: ĐÂY CÓ PHẢI LÀ MỘT CHỦ TRƯƠNG NGOẠI GIAO LỚN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VN VỚI TQ NHƯ VẤN ĐỀ BAUXITE Ở TÂY NGUYÊN??? Nguy cơ Bắc thuộc và đồng hóa là có thực và đã ở ngay trước mắt!  

  • Trungtri_CA
    Tại sao phải hỏi Nguyễn phú Trọng, thay vì phải xử tử ông ta. Lão cáo già ngu mê,tăm tối trong cái mê cung của đại địa ngục cộng sản.
    Phải  phá tan kế hoạch của Trung cộng, phải  làm cho bọn Hán sang đây ăn không ngon , ngủ không yên. Phải  tống cổ chúng về nước.

  • Viet123
    Đối với bọn giặc phương bắc, nước ta có một nỗi nguy hiễm là chính sách đồng hóa
    Sự đồng hóa nó kinh khủng gấp nhiều lần bị xâm chiếm, bị thuộc địa....
    Đồng hóa có nghĩa là mất tất cả, mất cả tên, cả người...tuyệt chủng một dân tộc
    Nhìn Tây tạng để thấy một dân tộc rực rỡ về văn hóa.... đền đài, văn tự, tư tưởng....
    Khi bị đồng hóa đến tự thiêu cũng không xong....
    Xin hãy nhìn Tây tạng..... mà lo cho Việt Nam....

  • Datcangquehuongtoi Thu gọn lại
    Phải hỏi Tổng bí thư Trọng, đây là lời hứa của Ông ta trước đại hội Đảng với Hồ cẩm Đào.
 

No comments:

Post a Comment