Gevrey Chambertin nằm trên Con đường rượu vang vùng Bourgogne. Lâu đài này sản xuất mỗi năm 12 ngàn chai rượu thượng hạng (AFP)
Khoảng 30 chục hãng rượu vang danh tiếng hàng trăm năm của Pháp đã hoặc sẽ đổi chủ vào cuối năm nay. Chủ nhân mới là giới tài phiệt Trung Quốc. Tình trạng này gây lo ngại cho nông dân trồng nho làm rượu mà sức cần lao được gắn liền vào uy tín và gia sản nối tiếp nhau qua nhiều thế hệ. Các nhà tài phiệt Trung Quốc đầu tư, tẩu tán tài sản hay rửa tiền ?
Lâu đài Gevrey-Chambertin, danh tiếng từ thế kỷ thứ 12 cùng hai mẫu ruộng nho đã được bán cho một doanh nhân Trung Quốc với giá 8 triệu euro. Như vậy, sau khi « xâm nhập » vào lãnh địa rượu Bordeaux , các tay tài phiệt Trung Quốc « tấn công » vào rượu Bourgogne bằng những khối tiền khổng lồ.
Tay tài phiệt này là chủ nhân nhiều sòng bạc ở Macao. Hãng tin AFP cho biết là từ nay đến cuối năm 2012, con số hãng rượu nho của Pháp đổi chủ, sẽ lên đến 30. Vụ chuyển nhượng đầu tiên xảy ra vào năm 2008 . Lâu đài Latour-Laguens, một nhãn hiệu rượu Bordeaux thượng hạng bị một tập đoàn « bất động sản » Trung Quốc mua lại.
Tiếp theo đó, là Chenu Lafitte với những chai rượu bán ra tại thị trường Hoa Lục với giá hàng chục ngàn đôla rơi vào tay nhà giàu Trung Quốc. Không đầy 4 năm sau , gần 20 nhãn hiệu Bordeaux hơn 20 ruộng nho và cơ sở sản xuất đã rơi vào tay tài phiệt Trung Quốc.
Người làm chủ đến 5 lâu đài chuyên sản xuất rượu vang Pháp là Chen Qu, gầy dựng cơ nghiệp trong ngành dầu hỏa, bất động sản và công viên giải trí. Ngoài rượu đỏ, tài phiệt Trung Quốc đã mua một nhãn hiệu Cognac mà lượng bán qua thị trường Trung Quốc đã tăng 22% trong một năm qua. Hiện nay, chỉ còn Champagne là nằm trong tay các nhóm doanh nghiệp hay gia đình lớn của Pháp.
Hiện tượng tài phiệt Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào rượu Pháp không phải là đơn lẻ. Các tay triệu phú Hoa Lục đang tìm cách xâm nhập vào guồng máy kinh tế, công nghiệp tây phương. Bên cạnh lý do thuần túy thương mại, hiện tượng này bùng ra trong bối cảnh có phong trào người giàu có tại Trung Quốc chạy ra nước ngoài sinh sống. Theo một kết quả thăm dò thì ít nhất 60% thành phần này không muốn ở lại Trung Quốc.
Vì sao họ lại muốn bỏ một chế độ cho phép họ kiếm tiền một cách nhanh chóng và dễ dàng ? Câu trả lời là tương lai con cái, muốn được một nền giáo dục tốt, một xã hội lành mạnh. Họ chạy qua Úc, Mỹ và Tây Âu.
Một lý do sâu xa khác là những kẻ nằm trong thượng tầng xã hội thấy rõ là tương lai của chính họ rất bấp bênh. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế không thể tăng bất tận. Tình trạng hụt hơi đã hiện rõ trong những năm gần đây. Hôm qua còn ngất ngưỡng trên đỉnh cao quyền lực, hôm nay đột nhiên tan gia bại sản là chuyện thường ngày ở quốc gia mà « ổn định xã hội » được đặt lên làm ưu tiên hàng đầu.
Tay tài phiệt này là chủ nhân nhiều sòng bạc ở Macao. Hãng tin AFP cho biết là từ nay đến cuối năm 2012, con số hãng rượu nho của Pháp đổi chủ, sẽ lên đến 30. Vụ chuyển nhượng đầu tiên xảy ra vào năm 2008 . Lâu đài Latour-Laguens, một nhãn hiệu rượu Bordeaux thượng hạng bị một tập đoàn « bất động sản » Trung Quốc mua lại.
Tiếp theo đó, là Chenu Lafitte với những chai rượu bán ra tại thị trường Hoa Lục với giá hàng chục ngàn đôla rơi vào tay nhà giàu Trung Quốc. Không đầy 4 năm sau , gần 20 nhãn hiệu Bordeaux hơn 20 ruộng nho và cơ sở sản xuất đã rơi vào tay tài phiệt Trung Quốc.
Người làm chủ đến 5 lâu đài chuyên sản xuất rượu vang Pháp là Chen Qu, gầy dựng cơ nghiệp trong ngành dầu hỏa, bất động sản và công viên giải trí. Ngoài rượu đỏ, tài phiệt Trung Quốc đã mua một nhãn hiệu Cognac mà lượng bán qua thị trường Trung Quốc đã tăng 22% trong một năm qua. Hiện nay, chỉ còn Champagne là nằm trong tay các nhóm doanh nghiệp hay gia đình lớn của Pháp.
Hiện tượng tài phiệt Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào rượu Pháp không phải là đơn lẻ. Các tay triệu phú Hoa Lục đang tìm cách xâm nhập vào guồng máy kinh tế, công nghiệp tây phương. Bên cạnh lý do thuần túy thương mại, hiện tượng này bùng ra trong bối cảnh có phong trào người giàu có tại Trung Quốc chạy ra nước ngoài sinh sống. Theo một kết quả thăm dò thì ít nhất 60% thành phần này không muốn ở lại Trung Quốc.
Vì sao họ lại muốn bỏ một chế độ cho phép họ kiếm tiền một cách nhanh chóng và dễ dàng ? Câu trả lời là tương lai con cái, muốn được một nền giáo dục tốt, một xã hội lành mạnh. Họ chạy qua Úc, Mỹ và Tây Âu.
Một lý do sâu xa khác là những kẻ nằm trong thượng tầng xã hội thấy rõ là tương lai của chính họ rất bấp bênh. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế không thể tăng bất tận. Tình trạng hụt hơi đã hiện rõ trong những năm gần đây. Hôm qua còn ngất ngưỡng trên đỉnh cao quyền lực, hôm nay đột nhiên tan gia bại sản là chuyện thường ngày ở quốc gia mà « ổn định xã hội » được đặt lên làm ưu tiên hàng đầu.
No comments:
Post a Comment