Wednesday, 29 August 2012

Vài điều bổ sung cách nhìn Trung Quốc qua lăng kính hoa Kỳ

28-8-12
Thụy Nguyễn
Trong số tháng 9/10  tạp chí Foreign Affairs có đăng hai bài đối chứng nhau về TQ , dịch giả Trần Ngọc Cư chỉ dịch có một bài đầu "How China Sees America" nói về cái nhìn của Học giả phía TQ về Hoa Kỳ (boxitvn.net), nhưng không dịch bài tiếp sau "Bucking Beijing An Alternative U.S China Policy" nói về quan điểm ngày nay nhìn từ phía Mỹ được viết bởi GS Aaron L. FriedBerg, là Giáo sư Chính trị và Quan hệ quốc tế tại Trường Văn hoá - Thông tin và Quốc tế Woodrow Wilson thuộc Đại học Princeton. Từ 2003 đến 2005, ông phục vụ như là một Phó trợ lý cho các vấn đề an ninh quốc gia tại Văn phòng Phó Tổng thống.

Vì chỉ mới có một bài dịch của Trần Ngọc Cư, nay tôi xin dịch bổ sung thêm một số ý trong cả hai bài để bạn đọc có cái nhìn hoàn chỉnh hơn
Bài đầu "How China Sees America" tức Hoa kỳ dưới lăng kính TQ, viết bởi hai ông Andrew J. Nathan và Andrew Scobell, đã được dịch và đăng trên Bauxite Việt Nam.  Để nhấn mạnh quan điểm sai lầm của Mỹ dưới thời TT Nixon muốn tạo một TQ mạnh có thể chống lại Nga, nên đã muốn TQ làm đồng minh với mình, giúp TQ nhiều phương tiện nâng cao tiềm lực của họ. Xin lược lại một vài ý:
- It has drawn China into the global economy; given the Chinese access to markets,capital, and technology;trained Chinese experts in science,technology,and international law; prevented the full remilitarization of Japan tức Mỹ đã giúp tư bản cho TQ vào thời gian đầu cũng như đào tạo chuyên viên khoa học kỹ thuật cho TQ, đồng thời cũng cản không cho Nhật Bản tái vũ trang toàn diện là điều mà TQ rất sợ.
- When Nixon went to China in 1972, he told the Chinese that he was willing to sacrifice Taiwan because it was no longer strategically important to the United States,but that he could not do so until his second term,tức Nixon đã từng muốn đem Đài Loan ra làm vật "tế thần" để đổi lại được làm đồng minh với TQ và hứa là sau khi trúng cử nhiệm kỳ hai thì sẽ thực hiện ý đồ này.
- Congress then surprised both the Chinese and the administration by adopting the Taiwan Relations Act, which required the United States to "maintain (its) capacity….to resist any resort to force or other forms of coercion that would jeopardize the security…of the people on Taiwan, tức Nixon đã không thực hiện được lời hứa vì sau đó bị dính vào vụ Watergate và bị buộc phải từ chức, lại thêm phía Đài Loan cũng có đồng minh trong chính trường Mỹ nên đã vận động được Mỹ quốc đứng ra cản và đã bắt tiếp tục tôn trọng duy trì an ninh cho Đài Loan (nước dân chủ là minh bạch như vậy, chánh phủ không phải muốn làm gì cũng được).
Các sự kiện nêu trên cho thấy là đã có sự mặc cả giữa Hoa kỳ và TQ trên đầu của cả hai miền Nam Bắc nước ta, trong đó Mỹ đã bật đèn xanh cho TQ chiếm Hoàng Sa của VNCH mà không can thiệp để đổi lấy chuyện để cho Mỹ tự do oanh tạc các mục tiêu kinh tế miền Bắc nhằm buộc CSBV ký thỏa ước đình chiến để cho Mỹ có thể rút quân trong danh dự: sau khi đánh cho BV vỡ mặt, còn giở trò "Cow Boy" ngang tàng bắt ký giấy không được nhúc nhích, phải chịu ngồi nhìn quân Mỹ bình thản rút ra khỏi miền Nam
- While busy feasting at the Chinese table, U.S. strategists overlooked the brisk of China`s rise until the late 1990s. Now that the United States perceives China as a threat, it no longer has any realistic way to prevent it from continuing to develop. In this sense, the U.S. strategy of engagement failed, vindication the advice of Chinese leader Deng Xiaoping, who in 1991 advocated a strategy of " hiding our light and nurturing our strengh" tức là Mỹ đã mắc mưu ru ngủ của Đặng Tiểu Bình, nên đã vô tình giúp cho TQ phát triển quá mạnh, nay nhận ra được là mối nguy thì hơi trễ và sợ là không còn cách gì để cản trở sự tiến bộ này (đây cũng là bài học cho Việt Nam để không nên ngây thơ tin vào những lời đường mật kiểu 4 tốt với 16 chữ vàng).
Tiếp theo, trong bài sau đăng trên Foreign Affairs với tựa đề "Bucking China", GS Friedberg có những nhận định về ước lượng khả năng quân sự ngày nay của TQ, về sự chuyển hướng quân sự của Mỹ về Thái Bình Dương, về quan hệ về lâu về dài của Mỹ với TQ như sau:
- Since the mid-1990, China has bên piecing together what Pentagon planners describe as asymmetric "anti-access/area-denial" (A2/AD) capabilities. At their heart is the development of an arsenal of accurate,relatively inexpensive,conventionally armed ballistic and cruise missiles. With these weapons,China can target virtually every air base and port in the western Pacific, as well as threaten to sink enemy surface vessels (including U.S. aircraft carriers) operating hundreds of miles off its coasts, tức với tiềm lực này, tên lửa của TQ có khả năng bắn phá bất cứ căn cứ không quân và hải quân nào ở  Tây Thái Bình Dương cũng như có thể bắn chìm được các tàu chiến của thế lực thù địch (kể cả các hàng không mẫu hạm của Mỹ). 
- The problem with the pivot (tức chuyển hướng) is that to date it has lacked serious substance. The actions it has entailed either have bên merely symbolic, such as the pending deployment of a small number of U.S. marines to Australia, or have involved simply the reallocation of existing air and naval assets from other theaters. Apart from vague references to a new "air-sea battle" concept, the administration has not made clear how it actually intends to respond to China`s increasing military capabilities, tức là về tương quan quân sự, Mỹ thiếu chất lượng khi mà chỉ triển khai có một lực lượng Thủy quân lục chiến nhỏ ở Úc (trong khi TQ thành lập cả một căn cứ lớn ở Tam Sa), cũng như chỉ tái phân phối lực lượng không quân và hải quân mà không tăng ngân sách quốc phòng.
- In the longer run…The United States could learn to live with a democratic China as the dominant power in East Asia, much as the United Kingdom came to accept the United States' dominant role in the Western Hemisphere, tức ông GS cũng công nhận là về lâu về dài thì Mỹ sẽ phải tập sống chung với một TQ dân chủ hùng mạnh ở phương Đông cũng như Anh Quốc đã từng phải chấp nhận sự đổi ngôi với Hoa kỳ ở phương Tây.
Trước tình hình nêu trên, GS Friedberg có những ý kiến sau:
- Absent a strong U.S. response, Chinese planners might eventually come to believe that their growing A2/AD capabilities are sufficiently impressive to scare the United States off from intervening or provoking a confrontation in the region, tức nếu Mỹ không phản ứng mạnh mẽ để ngăn cản sự phát triển này thì TQ sẽ lấn tới và sẽ chỉ đưa đến đối đầu trực tiếp (thì sẽ rất tai hại).
- Failing to respond adequately to Beijing`s buildup could undermine the credibility of the security guarantees that Washington extends to its Asian allies, tức nếu để cho TQ tiếp tục phát triển quân sự theo chiều hướng này thì sẽ còn làm cho Mỹ mất uy tín với các đồng minh vì họ sẽ không còn tin vào các thỏa ước bảo đảm an ninh của Mỹ nữa.
- Together,the United States and its allies have more than sufficient resources with which to balance China. But if Washington wants its allies to increase their own defense efforts, it will have to seriously respond to China`s growing capabilities itself, tức nếu chỉ có một mình Mỹ có thể là không đủ để đương đầu với tiềm lực quân sự hiện nay của TQ , nhưng nếu biết phối hợp với các đồng minh nữa thì khả năng sẽ vượt trội hơn TQ nhiều.
Tóm lại, qua những nhận định nêu trên trong truyền thông Hoa kỳ cũng như qua bài phát biểu vừa qua của Thượng Nghị Sĩ James Webb ‘Bão trên Biển Đông’ , có thể suy ra được là sau bầu cử TT, Hoa kỳ sẽ có phản ứng mạnh mẽ hơn đối với TQ. Trước kia Mỹ đã giúp cho TQ mạnh lên để làm chướng ngại vật đối đầu với Nga thì ngày nay cũng có thể sẽ nâng cấp cho các nước đồng minh, tiếp cận với TQ để có thể đối đầu với TQ (như cho phép Nhật tái vũ trang toàn diện),  song song với việc nếu cần sẽ ép TQ ngưng phát triển chương trình quân sự loại A2/AD (kiểu tìm cách không cho Iran cũng như Bắc Triều tiên phát triển vũ khí nguyên tử).   
Việt Nam chỉ có hai đường để chọn trong thế địa-chính trị (Geopolitique) này: làm vật thí để các cường quốc trao đổi hoặc dân chủ hóa đất nước để có thể gia nhập khối đồng minh của Mỹ. Lúc trước Mỹ vào VN tham chiến là muốn trấn giữ căn cứ chiến lược Cam Ranh, khi đã có thỏa thuận với TQ rồi thì không còn cần nữa nên rút đi, do đó chỉ là hão danh khi nói là đánh cho Mỹ cút. Hy vọng là lần này sẽ biết nhận ra thực tế mà không hão huyền để bỏ lỡ cơ hội vì về lâu về dài một khi Mỹ đã chấp nhận vị trí cường quốc của TQ ở Châu Á thì sẽ không còn lựa chọn.
T.N.
http://boxitvn.blogspot.com/2012/08/vai-ieu-bo-sung-cach-nhin-trung-quoc.html#more

No comments:

Post a Comment