Lưu Hà Sĩ Tâm
Trong dòng chảy của cuộc sống, con người quan tâm nhiều đến các cơ hội, vì cơ hội đến sẽ tạo tiềm năng gây chuyển biến nhanh (nhiều khi là đột biến) trong dòng chảy ấy. Tuy vậy, thuật ngữ “cơ hội” được dùng ở Việt Nam với nhiều sắc thái khác nhau, nhiều khi gây tranh cãi trong chính trường và cả ở ngoài đời.
Theo tôi, cơ hội là diễn biến của hoàn cảnh với những điều kiện thuận lợi, mà chủ thể (mỗi người/gia đình/tổ chức/quốc gia/toàn cầu…) cảm nhận được, rằng có thể thúc đẩy nhanh chóng sự chuyển biến cho việc tạo ra giá trị (kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, tinh thần…) với chi phí thấp hơn, và nếu nắm bắt kịp thời để hành động đúng cách thì sẽ đạt được mục đích mong muốn.
Cuộc sống trôi qua, và chúng ta nhận thức được có những cơ hội tự nhiên, tự nhiên đến, mà chủ thể không chủ động tạo ra, nhưng cố gắng tận dụng. Mặt khác, có những cơ hội mà chủ thể đã chủ động để tạo ra vào thời điểm nào đó trong tương lai, và do đó có thể gọi đó là những cơ hội chủ động. Khi có cơ hội tự nhiên đến, chủ thể nắm bắt và tận dụng được, như vậy là may mắn. Còn cơ hội chủ động không đem đến may mắn dễ dàng, mà đòi hỏi chủ thể phải chủ động tiến hành các hoạt động có chủ đích, có đầu tư, có nuôi dưỡng,… nên những cơ hội này đến với chủ thể như là phần thưởng (kết quả) cho quá trình chủ động đó.
Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương độc quyền lãnh đạo đất nước, hiến định điều đó trong Hiến pháp 1980 với việc ép buộc toàn dân phải chấp nhận điều đó mà chẳng hề cho dân phúc quyết. Đảng giành lấy việc lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị từ thấp đến cao, cũng như mọi tổ chức khác trong xã hội. Đảng đạt được điều ấy. Nhưng về mặt xây dựng Đảng thì lại diễn biến trái với mong muốn của Đảng. Đã có hai quá trình diễn ra, liên quan đến tâm lý và nhu cầu người dân một cách tự nhiên.
Quá trình thứ nhất, theo thời gian, Đảng vấp phải khó khăn ngày càng lớn, là số người thực sự có nguyện vọng vào Đảng một cách trong sáng ngày càng giảm. Khắp nơi xuất hiện tình trạng là các chi bộ phải gợi ý và mời người ta vào Đảng, cho đủ chỉ tiêu hay đạt thành tích về xây dựng Đảng. Các nguyên tắc khắt khe trong tìm kiếm, bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới chỉ còn là nội dung trên giấy, mà không thể thực hiện trên thực tế. “Để cho người ta còn vào”, các đảng viên trong các chi bộ nói thế. Vậy là, hầu hết thanh niên trong nguồn bồi dưỡng phát triển Đảng, và cả các đảng viên mới, lảng tránh việc học tập để có những nhận thức cần thiết về chủ nghĩa Mác-Lênin. Họ cũng nhận thức được ít nhiều tính viển vông của chủ nghĩa này, nhưng dại gì nói ra. Họ có nghe đến chuẩn mực đạo đức cần có của một người cộng sản chân chính (như suốt đời hy sinh phấn đấu vì lợi ích nhân dân,…), nhưng dại gì noi theo. Quá trình này cho thấy, ngày càng nhiều đảng viên yếu kém về nhận thức, lý tưởng và đạo đức, nên một cách tự nhiên, họ là sản phẩm của quá trình hình thành những phần tử cơ hội đúng nghĩa ngay trong Đảng.
Quá trình thứ hai, cha mẹ ông bà đang nuôi con cháu ăn học phổ thông, vì muốn con cháu mình không ở vào tình huống bất thường so với bạn bè, nên động viên chúng vào đội, vào đoàn. Điều này quá dễ vì không phải phấn đấu, chỉ cần không hư là được. Khi chúng trưởng thành và nhận thấy chúng có năng lực nhất định, cha mẹ ông bà định hướng cho chúng làm việc trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước, trong hệ thống quản lý nhà nước từ làng xã trở lên, trong các tổ chức xã hội khác. Khi cha mẹ ông bà vui mừng đã xin được việc cho con cháu, lại lo đến tương lai phát triển của chúng trong môi trường ấy. Lời khuyên cho con cháu theo tinh thần sau đây đã diễn ra phổ biến trong các gia đình: thôi thì lo mà vào Đảng đi con ạ, để “người ta” không gây khó cho mình, để “người ta” còn tạo điều kiện cho học hành, cất nhắc sau này. Những thanh niên ấy, theo lời khuyên thực tế ấy, đã trở thành đảng viên, chỉ vì bảo vệ và tìm kiếm lợi ích cho mình. Như vậy, cha mẹ ông bà, chỉ vì nguyện vọng chính đáng là bảo vệ con cháu, nên vô tình thúc đẩy con cháu trở thành phần tử cơ hội trong Đảng.
Cả hai quá trình trên, khiến cho Đảng trong hơn ba thập kỷ qua đã trở thành một tổ chức đầy rẫy những phần tử cơ hội. Một lãnh đạo cao cấp của Đảng gần đây đã nói rằng “đảng viên nhan nhản, cộng sản mấy người”, là sự cay đắng thừa nhận thực tế ấy. Hệ lụy này Đảng phải gánh chịu. Nhưng căn nguyên lại chính do Đảng tự gây ra mà không lường được, do Đảng buộc toàn dân thừa nhận sự lãnh đạo duy nhất và toàn diện của đảng. Sự lãnh đạo đất nước như một món hàng độc quyền buộc toàn dân phải mua, nhưng với giá ngày càng chết người.
Trên thực tế, thuật ngữ “cơ hội chính trị” không phải luôn là xấu như Đảng đã tuyên truyền. Nếu cơ hội chính trị dẫn đến cải biến kinh tế - xã hội- văn hóa theo hướng tiến bộ theo chuẩn mực chung của nhân loại, thì đó lại là tốt. Và những người chủ động tạo ra và nắm bắt các cơ hội chính trị tốt ấy là những người tốt.
Nhìn lại dòng lịch sử hơn nửa thế kỷ qua, có thể nói đến các cơ hội chính trị lớn đã diễn ra:
– Đảng Cộng sản Việt Nam chủ động tạo cơ hội, nắm bắt và tận dụng cơ hội chính trị năm 1945, lãnh đạo nhân dân cướp chính quyền từ tay Nhật (đã đầu hàng Đồng minh), lực lượng hợp tác với Nhật và triều đình Bảo Đại, khai sinh nước Việt Nam DCCH. Cơ hội chính trị này là tốt, vì đất nước được độc lập và Hiến pháp 1946 thể hiện cải biến kinh tế - xã hội - văn hóa theo hướng tiến bộ so với trước đó. Vì thế, khó có thể gọi các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trước năm 1945 là những “kẻ cơ hội chính trị” theo nghĩa xấu.
– Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quân dân, nắm bắt và tận dụng cơ hội chính trị năm 1975. Đây là cơ hội chính trị tốt, nếu chỉ nhìn nhận theo mục đích là đi đến thống nhất đất nước. Vào lúc ấy, toàn dân hy vọng sẽ còn có cải biến kinh tế - xã hội - văn hóa theo hướng tiến bộ nữa.
– Nhưng rồi xuất hiện những cơ hội chính trị khác, tuy nhỏ hơn nhưng rất quan trọng, vì là những cơ hội có thể đem đến cho toàn dân sự cải biến chính trị theo hướng tiến bộ. Đó là các sự kiện dẫn đến ban hành Hiến pháp 1980, rồi Hiến pháp 1992. Thật thất vọng, các Hiến pháp này đều thể hiện cải biến kinh tế - xã hội - văn hóa theo hướng phản tiến bộ mà không cho nhân dân phúc quyết. Đó là các cơ hội chính trị xấu. Hơn nữa, đã lộ ra ngày càng rõ, là các đảng viên chủ trương và chỉ đạo nuôi dưỡng, dùng mọi mẹo mực giả trá để tạo ra các cơ hội chính trị xấu như vậy, nên về bản chất, chính họ mới là những “kẻ cơ hội chính trị” theo nghĩa xấu. Giờ đây, đầu năm 2013, vẫn những kẻ cơ hội chính trị ấy đang rắp tâm tạo nên một cơ hội chính trị xấu tiếp theo, với việc sửa đổi Hiến pháp theo hướng duy trì tình trạng tồi tệ này.
Tất cả những điều nói trên cho thấy, những phần tử cơ hội và những kẻ cơ hội chính trị hiện nay chủ yếu lại là các đảng viên ngay trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy một tổ chức mà chủ yếu gồm các phần tử cơ hội và kẻ cơ hội chính trị, thì có mong đợi gì kết quả từ việc họ phê và tự phê.
Tuy thế, người dân không tuyệt vọng. Nhìn tới tương lai, tất yếu sẽ xuất hiện những cơ hội chính trị tốt thực sự cho nhân dân, với Hiến pháp tiến bộ, không cho phép Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo và áp đặt tư tưởng đã lỗi thời đối với nhân dân. Tất cả mọi người dân Việt Nam hiện nay đang có tư tưởng và hành động đấu tranh cho sự nghiệp dân chủ hóa đất nước, bất kể là sinh sống trong nước hay định cư ở nước ngoài, bất kể ngoài Đảng hay vẫn còn đang bên trong Đảng, công khai hay còn chưa công khai, đều xứng đáng là những con dân ưu tú của đất Việt.
Thực tế cho thấy những người dấn thân trên con đường dân chủ hóa đất nước đã vô cùng dũng cảm, chịu đựng hy sinh rất lớn trước sự đàn áp khốc liệt của chính quyền. Hầu hết trong số họ phấn đấu cho quá trình cải biến chính trị vì lợi ích cộng đồng, lợi ích toàn dân, hoàn toàn không phải vì muốn mang lại lợi ích cá nhân họ. Và các thuật ngữ “phần tử cơ hội” và “kẻ cơ hội chính trị” thực chất là ngày càng trở nên xa lạ khi quy kết họ.
Các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang mặc những chiếc áo có tên gọi như thế, lẽ nào chỉ nhăm nhăm khoác chúng lên người khác?
Thái Bình, 20/1/2003
L. H. S. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Theo tôi, cơ hội là diễn biến của hoàn cảnh với những điều kiện thuận lợi, mà chủ thể (mỗi người/gia đình/tổ chức/quốc gia/toàn cầu…) cảm nhận được, rằng có thể thúc đẩy nhanh chóng sự chuyển biến cho việc tạo ra giá trị (kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, tinh thần…) với chi phí thấp hơn, và nếu nắm bắt kịp thời để hành động đúng cách thì sẽ đạt được mục đích mong muốn.
Cuộc sống trôi qua, và chúng ta nhận thức được có những cơ hội tự nhiên, tự nhiên đến, mà chủ thể không chủ động tạo ra, nhưng cố gắng tận dụng. Mặt khác, có những cơ hội mà chủ thể đã chủ động để tạo ra vào thời điểm nào đó trong tương lai, và do đó có thể gọi đó là những cơ hội chủ động. Khi có cơ hội tự nhiên đến, chủ thể nắm bắt và tận dụng được, như vậy là may mắn. Còn cơ hội chủ động không đem đến may mắn dễ dàng, mà đòi hỏi chủ thể phải chủ động tiến hành các hoạt động có chủ đích, có đầu tư, có nuôi dưỡng,… nên những cơ hội này đến với chủ thể như là phần thưởng (kết quả) cho quá trình chủ động đó.
Phần tử cơ hội
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của các đảng cộng sản trên thế giới, một trong các việc vô cùng hệ trọng trong xây dựng Đảng là tuyệt đối ngăn chặn những “phần tử cơ hội” lọt vào trong hàng ngũ của Đảng. Đó là những người luôn luôn tìm kiếm và khai thác mọi cơ hội cho lợi ích của mình, hoặc cho lợi ích của các tổ chức khác ngoài Đảng. Đó là những người về mặt tư tưởng thì đã, đang và sẽ không học tập để thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin hoặc nhận thức lại về chủ nghĩa này, không có đạo đức cách mạng, và do vậy họ dễ dàng trở thành người chống lại Đảng ngay từ trong nội bộ. Vì lẽ đó, thuật ngữ “phần tử cơ hội” là thuật ngữ quen dùng của Đảng.Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương độc quyền lãnh đạo đất nước, hiến định điều đó trong Hiến pháp 1980 với việc ép buộc toàn dân phải chấp nhận điều đó mà chẳng hề cho dân phúc quyết. Đảng giành lấy việc lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị từ thấp đến cao, cũng như mọi tổ chức khác trong xã hội. Đảng đạt được điều ấy. Nhưng về mặt xây dựng Đảng thì lại diễn biến trái với mong muốn của Đảng. Đã có hai quá trình diễn ra, liên quan đến tâm lý và nhu cầu người dân một cách tự nhiên.
Quá trình thứ nhất, theo thời gian, Đảng vấp phải khó khăn ngày càng lớn, là số người thực sự có nguyện vọng vào Đảng một cách trong sáng ngày càng giảm. Khắp nơi xuất hiện tình trạng là các chi bộ phải gợi ý và mời người ta vào Đảng, cho đủ chỉ tiêu hay đạt thành tích về xây dựng Đảng. Các nguyên tắc khắt khe trong tìm kiếm, bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới chỉ còn là nội dung trên giấy, mà không thể thực hiện trên thực tế. “Để cho người ta còn vào”, các đảng viên trong các chi bộ nói thế. Vậy là, hầu hết thanh niên trong nguồn bồi dưỡng phát triển Đảng, và cả các đảng viên mới, lảng tránh việc học tập để có những nhận thức cần thiết về chủ nghĩa Mác-Lênin. Họ cũng nhận thức được ít nhiều tính viển vông của chủ nghĩa này, nhưng dại gì nói ra. Họ có nghe đến chuẩn mực đạo đức cần có của một người cộng sản chân chính (như suốt đời hy sinh phấn đấu vì lợi ích nhân dân,…), nhưng dại gì noi theo. Quá trình này cho thấy, ngày càng nhiều đảng viên yếu kém về nhận thức, lý tưởng và đạo đức, nên một cách tự nhiên, họ là sản phẩm của quá trình hình thành những phần tử cơ hội đúng nghĩa ngay trong Đảng.
Quá trình thứ hai, cha mẹ ông bà đang nuôi con cháu ăn học phổ thông, vì muốn con cháu mình không ở vào tình huống bất thường so với bạn bè, nên động viên chúng vào đội, vào đoàn. Điều này quá dễ vì không phải phấn đấu, chỉ cần không hư là được. Khi chúng trưởng thành và nhận thấy chúng có năng lực nhất định, cha mẹ ông bà định hướng cho chúng làm việc trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước, trong hệ thống quản lý nhà nước từ làng xã trở lên, trong các tổ chức xã hội khác. Khi cha mẹ ông bà vui mừng đã xin được việc cho con cháu, lại lo đến tương lai phát triển của chúng trong môi trường ấy. Lời khuyên cho con cháu theo tinh thần sau đây đã diễn ra phổ biến trong các gia đình: thôi thì lo mà vào Đảng đi con ạ, để “người ta” không gây khó cho mình, để “người ta” còn tạo điều kiện cho học hành, cất nhắc sau này. Những thanh niên ấy, theo lời khuyên thực tế ấy, đã trở thành đảng viên, chỉ vì bảo vệ và tìm kiếm lợi ích cho mình. Như vậy, cha mẹ ông bà, chỉ vì nguyện vọng chính đáng là bảo vệ con cháu, nên vô tình thúc đẩy con cháu trở thành phần tử cơ hội trong Đảng.
Cả hai quá trình trên, khiến cho Đảng trong hơn ba thập kỷ qua đã trở thành một tổ chức đầy rẫy những phần tử cơ hội. Một lãnh đạo cao cấp của Đảng gần đây đã nói rằng “đảng viên nhan nhản, cộng sản mấy người”, là sự cay đắng thừa nhận thực tế ấy. Hệ lụy này Đảng phải gánh chịu. Nhưng căn nguyên lại chính do Đảng tự gây ra mà không lường được, do Đảng buộc toàn dân thừa nhận sự lãnh đạo duy nhất và toàn diện của đảng. Sự lãnh đạo đất nước như một món hàng độc quyền buộc toàn dân phải mua, nhưng với giá ngày càng chết người.
Kẻ cơ hội chính trị
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng hay dùng thuật ngữ “kẻ cơ hội chính trị”, để chỉ những người khác chính kiến về mặt tư tưởng, có các hành vi hay hoạt động trái với lợi ích của Đảng. Đảng muốn nói rằng, những người đó đang rắp tâm làm mọi việc để tạo nên các cơ hội chủ động về mặt chính trị, gọi là cơ hội chính trị. Đảng ghép thêm danh từ “kẻ” phía trước, thành “kẻ cơ hội chính trị”, nhằm nhấn mạnh họ là những kẻ xấu, là những người không có lý tưởng, nhưng tham gia hoạt động nhằm cải biến chính trị chỉ vì những lợi ích mang lại cho cá nhân, chứ không phải vì muốn phục vụ cho lợi ích nhân dân.Trên thực tế, thuật ngữ “cơ hội chính trị” không phải luôn là xấu như Đảng đã tuyên truyền. Nếu cơ hội chính trị dẫn đến cải biến kinh tế - xã hội- văn hóa theo hướng tiến bộ theo chuẩn mực chung của nhân loại, thì đó lại là tốt. Và những người chủ động tạo ra và nắm bắt các cơ hội chính trị tốt ấy là những người tốt.
Nhìn lại dòng lịch sử hơn nửa thế kỷ qua, có thể nói đến các cơ hội chính trị lớn đã diễn ra:
– Đảng Cộng sản Việt Nam chủ động tạo cơ hội, nắm bắt và tận dụng cơ hội chính trị năm 1945, lãnh đạo nhân dân cướp chính quyền từ tay Nhật (đã đầu hàng Đồng minh), lực lượng hợp tác với Nhật và triều đình Bảo Đại, khai sinh nước Việt Nam DCCH. Cơ hội chính trị này là tốt, vì đất nước được độc lập và Hiến pháp 1946 thể hiện cải biến kinh tế - xã hội - văn hóa theo hướng tiến bộ so với trước đó. Vì thế, khó có thể gọi các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trước năm 1945 là những “kẻ cơ hội chính trị” theo nghĩa xấu.
– Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quân dân, nắm bắt và tận dụng cơ hội chính trị năm 1975. Đây là cơ hội chính trị tốt, nếu chỉ nhìn nhận theo mục đích là đi đến thống nhất đất nước. Vào lúc ấy, toàn dân hy vọng sẽ còn có cải biến kinh tế - xã hội - văn hóa theo hướng tiến bộ nữa.
– Nhưng rồi xuất hiện những cơ hội chính trị khác, tuy nhỏ hơn nhưng rất quan trọng, vì là những cơ hội có thể đem đến cho toàn dân sự cải biến chính trị theo hướng tiến bộ. Đó là các sự kiện dẫn đến ban hành Hiến pháp 1980, rồi Hiến pháp 1992. Thật thất vọng, các Hiến pháp này đều thể hiện cải biến kinh tế - xã hội - văn hóa theo hướng phản tiến bộ mà không cho nhân dân phúc quyết. Đó là các cơ hội chính trị xấu. Hơn nữa, đã lộ ra ngày càng rõ, là các đảng viên chủ trương và chỉ đạo nuôi dưỡng, dùng mọi mẹo mực giả trá để tạo ra các cơ hội chính trị xấu như vậy, nên về bản chất, chính họ mới là những “kẻ cơ hội chính trị” theo nghĩa xấu. Giờ đây, đầu năm 2013, vẫn những kẻ cơ hội chính trị ấy đang rắp tâm tạo nên một cơ hội chính trị xấu tiếp theo, với việc sửa đổi Hiến pháp theo hướng duy trì tình trạng tồi tệ này.
Tất cả những điều nói trên cho thấy, những phần tử cơ hội và những kẻ cơ hội chính trị hiện nay chủ yếu lại là các đảng viên ngay trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy một tổ chức mà chủ yếu gồm các phần tử cơ hội và kẻ cơ hội chính trị, thì có mong đợi gì kết quả từ việc họ phê và tự phê.
Tuy thế, người dân không tuyệt vọng. Nhìn tới tương lai, tất yếu sẽ xuất hiện những cơ hội chính trị tốt thực sự cho nhân dân, với Hiến pháp tiến bộ, không cho phép Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo và áp đặt tư tưởng đã lỗi thời đối với nhân dân. Tất cả mọi người dân Việt Nam hiện nay đang có tư tưởng và hành động đấu tranh cho sự nghiệp dân chủ hóa đất nước, bất kể là sinh sống trong nước hay định cư ở nước ngoài, bất kể ngoài Đảng hay vẫn còn đang bên trong Đảng, công khai hay còn chưa công khai, đều xứng đáng là những con dân ưu tú của đất Việt.
Thực tế cho thấy những người dấn thân trên con đường dân chủ hóa đất nước đã vô cùng dũng cảm, chịu đựng hy sinh rất lớn trước sự đàn áp khốc liệt của chính quyền. Hầu hết trong số họ phấn đấu cho quá trình cải biến chính trị vì lợi ích cộng đồng, lợi ích toàn dân, hoàn toàn không phải vì muốn mang lại lợi ích cá nhân họ. Và các thuật ngữ “phần tử cơ hội” và “kẻ cơ hội chính trị” thực chất là ngày càng trở nên xa lạ khi quy kết họ.
Các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang mặc những chiếc áo có tên gọi như thế, lẽ nào chỉ nhăm nhăm khoác chúng lên người khác?
Thái Bình, 20/1/2003
L. H. S. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
http://danluan.org/tin-tuc/20130228/phan-tu-co-hoi-va-ke-co-hoi-chinh-tri-la-ai-va-o-dau
No comments:
Post a Comment