Monday, 19 December 2011

Các câu hỏi về cái chết của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Il

Thứ Hai, 19 tháng 12 2011
Đài VOA đã liên lạc với thông tín viên Steve Herman ở Seoul để ghi nhận phần hỏi đáp về cái chết của lãnh tụ Bắc Triều Tiên.

Steve Herman | Seoul

Dân chúng Bắc Triều Tiên than khóc khi nghe tin về cái chết của lãnh tụ Kim Jong Il tại Bình Nhưỡng, ngày 19/12/2011
Hình: Reuters
Dân chúng Bắc Triều Tiên than khóc khi nghe tin về cái chết của lãnh tụ Kim Jong Il tại Bình Nhưỡng, ngày 19/12/2011
VOA: Thông báo rõ ràng đã được đưa ra trên đài truyền hình nhà nước một cách rất chính thức, tuy nhiên các quan sát viên đều nói họ không thấy trước được việc sẽ xảy ra, mặc dầu nhà lãnh đạo này đã có nhiều vấn đề về sức khỏe trong vài năm vừa qua, có phải không thưa anh Steve Herman?

Steve Herman: Dấu hiệu duy nhất cho thấy có thể có sự cố xảy ra chỉ vài giờ đồng hồ trước thông cáo, khi có lời loan báo rằng sẽ có thông cáo đặc biệt và giữa trưa, giờ Triều Tiên, trên đài phát thanh và truyền hình của Bắc Triều Tiên. Tin không hoàn toàn bất ngờ ở điểm là đã có những mối quan ngại về sức khỏe của ông Kim Jong Il mấy năm nay rồi kể từ khi dường như ông đã bị một cơn đột quỵ cách đây mấy năm – mặc dầu trong những hình ảnh video mới đây thì trông ấy có vẻ đã hoàn toàn bình phục sau cơn đột quỵ về mặt ông có thể đi lại bình thường theo như quan sát trên video, nhưng trong những ngày gần đây thì đã không có sự đi lại nào bất thường được phát hiện hay tiết lộ bởi các chính phủ nước ngoài.

Bắc Triều Tiên nói rằng ông đã qua đời hôm thứ Bảy vào lúc 8 giờ 30 trên một chuyến xe lửa trong khi đang thực hiện một trong những chuyến thăm chỉ đạo và ông từ trần vì một cơn đau tim và tất cả các nỗ lực hồi sinh ông đã thất bại. Cũng đã có một thông báo tương đối nhanh ngay sau đó của thông tấn xã chính thức Bắc Triều Tiên nói rằng người con thứ ba của ông Kim Jong-Il là Kim Jong-Un là “người kế nhiệm vĩ đại” cho lý tưởng cách mạng của thân phụ. Đây một lần nữa có thể là một bất ngờ phần nào ở chỗ chúng ta thấy loại ngôn từ này được sử dụng ngay sau khi loan báo cái chết của ông Kim Jong-Il, nhưng các động thái đã được xếp đặt và được công khai loan báo từ hồi tháng 9 năm ngoái để đặt ông Kim Jong-Un làm người kế nhiệm. Jong-un xấp xỉ 30 tuổi, có rất ít kinh nghiệm hành chính hay kinh nghiệm nào khác trước khi được bổ nhiệm vào một số chức vụ cao trong đảng cộng sản Bắc Triều Tiên, cũng như khi được chỉ định làm một vị tướng lãnh 4 sao.

VOA: Trong phần lớn năm vừa qua, người ta đã thấy tiến trình kéo dài chuẩn bị cho ông Kim Jong Un làm người lãnh đạo sắp tới, nhưng anh nói rằng về mặt thông báo chính thức thì có phải hôm nay là lần đầu tiên ông ta được đề cập đến theo cách này?

Steve Herman: Đây là lần đầu tiên ngôn từ đặc biệt này được sử dụng. Bản dịch câu trích dẫn chính xác của thông tấn xã chính thức ở Bình Nhưỡng là ông Kim Jong-Un là “người kế nhiệm vĩ đại cho lý tưởng cách mạng về tự túc và là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của đảng, quân đội và nhân dân.” Bản tin cò nnói tiếp rằng sự lãnh đạo của ông Jong-Un đem lại một “bảo đảm chắc chắn về sự khả tín đưa đến sự hàon thành lý tưởng cách mạng đã được khởi đầu bởi các bậc cha ông.” Do đó đây là một loại ngôn từ khá mạnh. Và lại còn có một bản tin bằng Anh ngữ của Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên từ Bình Nhưỡng nói rằng mọi ngưòi trong nước, đảng viên, công nhân viên chức và dân chúng cần phải trung thành với sự lãnh đạo của ông Kim Jong-Un kín hmến và kiên quyết bảo vệ và củng cố thêm cho sự đoàn kết một lòng của đảng, quân đội và nhân dân. Như thế rõ ràng đó là một cố gắng rất mau chóng để nói “đây là một người kế nhiệm, và mọi người cần phải trung thành với người kế nhiệm thuộc thế hệ thứ ba của dòng họ Kim sẽ lãnh đạo Bắc Triều Tiên."

VOA: Các cơ quan truyền thông nhà nước của đã nói rằng tang lễ của ông Kim Jong-Il sẽ được cử hành vào ngày 28, anh trọng đợi sẽ thấy gì trong những ngày sắp tới trong khi chúng ta theo dõi sát những vì đang xảy ra trong nội bộ hàng ngũ lãnh đạo cấp cao nhất của chính phủ Bắc Triều Tiên?

Steve Herman: Tôi nghi là nếu chúng ta nhìn vào lịch sử sau cái chết của lãnh tụ dựng nước Kim Il-Sung thì Bắc Triều Tiên sẽ rất thận trọng, có thể sẽ không có mấy lời được đưa ra ngoài việc ca ngợi di sản của ông Kim Jong-Il và có lẽ chỉ lập lại những thông báo nói rằng ông Kim Jong-Un là người thừa kế vĩ đại và hãy trung thành với ông ta. Chúng ta không thấy dấu hiệu nào là sẽ có một lễ quốc táng trọng thể ở điểm sẽ có các quan khách nước ngoài trên toàn thế giới đến viếng, nhưng có thể sẽ là một chỉ dấu nếu như họ có mời các quan khách từ thế giới bên ngoài thì đấy là họ sẽ đi theo một đường hướng mới thực sự đáng ngạc nhiên. Và chúng ta cũng sẽ chờ đợi để xem họ sẽ dành sự tiếp đón ra sao với giới truyền thông nước ngoài muốn vào nước để tường thuật tang lễ hoặc xem liệu họ có nói là quý vị sẽ chỉ có thể theo dõi diễn biến này trên các cơ quan truyền thông nhà nước của chúng tôi.

VOA: Các cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã bị đình trệ lâu nay, nhưng trong vài tuần vừa qua, chúng ta đã thấy có nhúc nhíchm nhiều cuộc họp và các cuộc thảo luận chính thức có thể sẽ nối lại các cuộc đàm phán đó?

Steve Herman: Trung Quốc đã kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán. Và đã có một số nỗ lực dò dẫm được thực hiện theo hướng đó. Đã có những cuộc gặp gỡ liên lạc giữa các nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ và cũng có những cuộc họp riêng giữa các nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên. Cả Hoa Kỳ lẫn Nam Triều Tiên đương nhiên không có bang giao chính thức với Bắc Triều Tiên. Các đặc sứ Mỹ đã họp tại New York hồi tháng 7 với một số nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên, và rồi tại Geneva vào tháng 10. Và cũng có một cuộc họp cấp thấp hơn được tổ chức ở Bắc Kinh hồi tuần trước với hy vọng có thể có thể diễn ra một vòng đàm phán thứ ba giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên. Nay rõ ràng ta có thể trông đợi là vào lúc Bắc Triều Tiên đang tang gia bối rối thì sẽ không có bất cứ cuộc chuẩn bị nào thêm, nhưng dĩ nhiên sẽ có sự theo dõi rất sát xem Bắc Triều Tiên sẽ đón nhận ra sao và họ sẽ tìm cách trở lại những cuộc đàm phán sơ bộ thuộc loại này mau chóng như thế nào sau tang lễ.

VOA: Vậy ta có thấy dấu hiệu nào về phản ứng của Nam Triều Tiên hay Nhật Bản, Hoa Kỳ hay bất cứ nước nào có liên quan?

Steve Herman: Các vị tổng thống của Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên đã được các giới chức ở Seoul thông báo qua điện thoại sau khi có thông cáo. Nam Triều Tiên đã được đặt trong tình trạng báo động và cơ bản nói rằng tất cả những người trong chính phủ đều phải đề cao cảnh giác. Nhưng đây là những phản ứng được trông đợi của Nam Triều Tiên, nằm sát biên giới một nước mà trên nguyên tắc vẫn còn ở trong tình trạng chiến tranh kể từ sau cuộc hưu chiến năm 1953. Nhật Bản đã nói rằng họ đang theo dõi sát tình hình và đã công bố thông cáo gửi lời chia buồn với Bắc Triều Tiên, cho đến giờ này thì chưa có thông cáo từ phía Hoa Kỳ. Một phát ngôn viên Tòa Bạch Oác đã nói rằng Hoa Kỳ đang theo dõi sát các bản tin về cái chết của ông Kim Jong-Il và tổng thống Hoa Kỳ đã được thông báo và đang tiếp xúc với các đồng minh của Mỹ ở Nam Triều Tiên và Nhật Bản và lập lại lời bình luận mà ta thường nghe là Hoa Kỳ có cam kết với sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Nay có các bản tin ở Seoul nói rằng quân đội Nam Triều Tiên cho biết họ đã yêu cầu lực lượng Hoa Kỳ củng cố sự sẵn sàng và gia tăng hợp tác về tình báo và một lần nữa thì đây là những điều đã được trông đợi. Nay các chuyên gia phân tích quân sự sẽ nói rằng ta không muốn đi đến chỗ cảnh giác ở mức cao bởi vì điều đó sẽ khiến cho Bắc Triều Tiên nghĩ rằng có thể có một điều đe dọa nào đó sắp xảy ra. Dường như ở điểm này, bởi vì ta không thấy có gì đáng kể xảy ra cả về phía Bắc Triều Tiên nữa, cho nên cả Bắc và Nam Triều Tiên đều rất thận trọng về mặt quân sự ở điểm này để khỏi gây kinh động quá đáng đối với các nước liên hệ.

VOA: Sau một biến cố như thế này tại một quốc gia bí mật và khép kín như thế, và tại một nơi mà ông Kim Jong-Il đã từng nắm quyền kiểm soát toàn bộ về mọi mặt của chính sách đối ngoại và trong nước, ta có trông đợi có thể sẽ có thay đổi nhanh chóng hay không hay chỉ là phỏng đoán mà thôi?

Steve Herman: Tất cả phần lớn chỉ là phỏng đoán. Và tôi cũng cho rằng khi ta thấy những thông cáo đang được đưa ra và sẽ được đưa ra trong vài ngày sắp tới từ phía các chuyên gia và các nhà phân tích cùng với những người theo dõi Bắc Triều Tiên lâu nay, thì đây có thể là một thời kỳ ổn định và liệu anh chàng trẻ tuổi này có thực sự ứng phó với nhiệm vụ lãnh đạo đất nước này theo một đường lối rất tàn nhẫn như cha và ông nội của anh ta hay không. Tôi nghĩ chúng ta cũng cần phải nhìn trở lại vào sự nghi ngờ mà ông Kim Jong-Il đã được đón nhận sau cái chết của thân phụ ông ta là nhà lập quốc Kim Il-Sung. Và có một số người rất khả kính đã nghĩ rằng vì tai tiếng về lối sống hoang tàng và sự thiếu kinh nghiệm ông Kim Jong-Il sẽ không đáp ứng được nhiệm vụ, vậy mà ông ta đã giữ cho đất nước ít nhất vẫn còn nguyên vẹn. Nay sự khác biệt lớn là ông Kim Jong-Un tiếp nhận chức vụ vào một thời điểm ông ta có rất ít thời gian hơn để chuẩn bị dưới sự chỉ giáo của thân phụ so với những gì mà ông Kim Jong-Il đã được lãnh giáo dưới trướng của ông Kim Il-Sung và ông Kim Jong-Un cũng ít tuổi hơn nhiều, vì chưa đến 30. Do đó, đây phần lớn chỉ là những điều phỏng đoán về những gì sẽ xảy ra ở đây và có lý đo để các nhà phân tích nói với chúng ta rằng chúng ta cần phải tỏ ra rất quan ngại và hy vọng vào những gì tốt nhất.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/asia/q-a-on-kim-jong-il-death-12-19-2011-135853003.html

***
Thứ Hai, 19 tháng 12 2011

Phản ứng của Trung Quốc, Nhật Bản trước tin ông Kim Jong-Il qua đời

Một giới chức Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh kinh động trước cái chết của lãnh tụ Kim Jong Il và tỏ lòng thương tiếc với nhân dân Bắc Triều Tiên. Thông tín viên VOA Stephanie Ho tại Bắc Kinh ghi nhận phản ứng của đồng minh quan trọng nhất của Bắc Triều Tiên. 
 
Ông Kim Jong Il bị một cơn đau tim trong khi đang trên đường đi ‘thanh sát thực địa’ bằng tàu hỏa
Hình: AP
Ông Kim Jong Il bị một cơn đau tim trong khi đang trên đường đi ‘thanh sát thực địa’ bằng tàu hỏa
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân gọi lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Il là một “nhà lãnh đạo vĩ đại” và “bạn thân” của Trung Quốc.

Ông nói chính phủ Trung Quốc kinh động trước tin cái chết của ông Kim. Ông cũng bầy tỏ lòng thương tiếc sâu xa của Trung Quốc với nhân dân Bắc Triều Tiên.

Nhiều câu hỏi đã được nêu ra với ông Lưu về phản ứng của Trung Quốc trước tin này. Các phóng viên hỏi ai sẽ là người Trung Quốc cử đi dự tang lễ ông Kim vào tuần tới; liệu Bắc Kinh có lo ngại về sự ổn định của Bắc Triều Tiên hay không; và Trung Quốc sẽ tưởng nhớ ông Kim Jong Il như thế nào. Ông Lưu đáp rằng ông không có thông tin gì để nói thêm và nêu ra thông cáo lúc ban đầu.

Ông Lưu nói Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với Bắc Triều Tiên để củng cố tình thân hữu lâu đời, và sẽ chú tâm đến việc bảo vệ hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.

Trung Quốc không phải là chỉ là một trong các nước láng giềng của Bắc Triều Tiên, mà thường còn là đồng minh ngoại giao chính của đất nước cô lập này. Bắc Kinh đã ủng hộ việc nối lại các cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Những cuộc đàm phán đó, còn có sự tham dự của Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Hoa Kỳ, và Nga, đã bị đình hoãn hơn 2 năm nay, sau khi Bắc Triều Tiên trục xuất các thanh sát viên hạt nhân quốc tế.

Trong mấy tháng vừa qua, đã có những cuộc thảo luận nhằm tái khởi động các cuộc đàm phán đó, nhưng vẫn còn chưa chắc chắn liệu tin về ông Kim jong Il có ảnh hưởng đến sự tham gia của Bắc Triều Tiên hay không.

Tại Nhật Bản, chánh văn phòng nội các Osamu Fujimura tuyên bố ông lo ngại về sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên.

Ông Fujimura nói Nhật Bản đang trao đổi thông tin chặt chẽ với Hoa Kỳ, Nam Triều Tiên và Trung Quốc để “xúc tiến tất cả các biện pháp cần thiết để chuẩn bị cho những bất ngờ,” theo nguyên văn lời ông.

Ông Choi Dae-Suk là một chuyên gia về Bắc Triều Tiên tại trường Nữ Đại học Ehwa ở Seoul. Ông nói ông nghĩ cái chết của ông Kim sẽ có ảnh hưởng sâu xa đến chính sách đối ngoại của Nam Triều Tiên đối với miền Bắc.

Ông Choi nói: “Trước hết, tôi nghĩ chính sách của tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak rất cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên. Họ đã bắt đầu thay đổi hồi gần đây, nhưng vẫn còn rất cứng rắn. Nhưng nay ông Kim chết đi, thì họ không phải tiếp tục chính sách như thế nữa, cái chính sách cứng rắn, họ sẽ phải thay đổi.”

Ông Choi nói ông nghĩ rằng cái chết đó cũng có thể có tác động tích cực đến các cuộc đàm phán 6 bên nhằm thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ các chương trình vũ khí hạt nhân của họ, bởi vì ông nghĩ Bình Nhưỡng sẽ muốn làm giảm bớt điều mà họ coi là mối hiểm nguy từ bên ngoài.

Người ta cho rằng Bình Nhưỡng đã khai triển đủ chất liệu hạt nhân để chế tạo nhiều đầu đạn và đã thực hiện hai cuộc thử nghiệm hạt nhân dưới mặt đất.

No comments:

Post a Comment