Hiện nay rất nhiều thân nhân của đồng bào Việt nam sinh sống tại Úc từ Việt Nam qua muốn mua nhà tại Úc để đầu tư hoặc tính chuyện di dân trong tương lai.
> Người Việt Nam muốn mua nhà ở Mỹ, Úc thế nào?
> Kể chuyện mua nhà ở Mỹ
Tôi xin trình bày một vài điều tổng quát về việc mua nhà cửa tại Úc dành cho những người từ Việt Nam.
Trong bất cứ hợp đồng mua nhà nào, các luật sư thường đặt ra một điều kiện đặc biệt. Đó là người mua phải bảo đảm là họ phải có phép của chính phủ Úc cho mua nhà. Cơ quan chính phủ phụ trách việc này gọi tắt là Foreign Investment Board - Ủy ban đầu tư ngoại quốc hay nước ngoài. Trụ sở của Ủy ban này tại Thủ đô Canberra. Chính phủ đưa ra một kế hoạch để kiểm soát được những người muốn mua thương vụ, các tài sản tại Úc đặc biệt là bất động sản.
Chính phủ Úc thường khuyến khích người ngoại quốc khi mua nhà đất tại Úc cần mua những căn nhà mới. Mục đích là chính phủ muốn kỹ nghệ xây cất nhà cửa có thêm việc làm, dân chúng Úc có thêm lợi tức. Đến kỳ bầu cử họ sẽ khoe với dân Úc rằng: "Chính phủ của chúng tôi làm việc hay như thế, tạo ra biết bao nhiêu việc làm."
Nếu quý vị muốn mua bất động sản đã được khai triển để làm thương mại, quý vị chỉ phải xin phép nếu những bất động sản này trị giá trên 50 triệu đô la. Tuy nhiên trên thực tế đa số đồng bào Việt nam chỉ mua nhà để ở gọi là residential real estate. Với loại nhà ở như thế này, chính phủ Úc đòi quý vị phải xin phép Foreign Investment Board ở Canberra. Chính phủ cũng nói rõ là quý vị khó được chấp thuận nếu mua nhà đã từng có người ở. Quý vị cần mua nhà mới tinh.
Lý do như nêu ở trên là chính phủ muốn nâng đỡ kỹ nghệ xây cất nhà cửa, muốn cho dân có nhiều việc làm. Khi người ngoại quốc mua nhà nhiều, các tay thầu khoán sẽ có dịp xây cửa xây nhà và do đó người thợ có thêm việc. Thợ xây thì lo xây nhà, thợ điện lo mắc điện, thợ mộc lo làm cửa. Mọi ngưòi đều vui vẻ cả làng vì nay ta có công ăn việc làm nhờ người ngoại quốc mua nhà.
Những trường hợp được miễn trừ:
Sau đây là những trường hợp mà quý vị từ ngoại quốc, từ Việt nam chưa có thuờng trú vẫn được cho phép mua nhà:
- Trường hợp thông thường là người vợ hoặc người chồng mới từ Việt nam qua đoàn tụ người vợ hoặc chồng của mình tại Úc có thể đứng tên chung với chồng hoặc vợ của mình để mua nhà.
-Những người có tạm trú tại Úc có thể mua nhà với những điều kiện sau đây:
Họ phải có một visa tạm trú cho phép họ được tiếp tục ở Úc một thời gian ít nhất là 12 tháng kể từ ngày họ xin mua nhà. Ví dụ một người sang Úc để làm thương vụ nạp đơn xin mua nhà vào ngày thứ 6 ngày 18 tháng 4 năm 2008, ông ta phải được một visa cho ở ít nhất là thêm 12 tháng tứ đến ngày 18 tháng 4 năm 2009.
Căn nhà mà họ tính mua phải dùng để ở gọi là Principal place of residence, không được cho mướn. Khi visa của họ hết hạn vào ngày 18 tháng 4 năm 2009, ông ta phải đem bán căn nhà ngay lập tức.
Cũng xin nói rằng những người chỉ có visa du lịch (visitor) hay visa bắc cầu tạm (bringing visa) không được phép mua nhà.
Sinh viên ngoại quốc muốn mua nhà phải trên 18 tuổi và phải theo học những khoá học dài hơn 12 tháng tại một trường đại học. Người sinh viên cũng chỉ được mua căn nhà dưới $300 ngàn.
Nếu một người khách tại Hà nội muốn mua nhà ở Sydney với giá $450,000, anh ta sẽ phải trả những phí tổn sau đây:
- Tiền thuế sang tên nhà tức stamp duty là số tiền lớn nhất khi quý vị mua căn nhà. Với giá nhà $450,000 người này phải trả tiền stamp duty là $15,740.
- Chi phí luật sư kể cả việc xin phép chính phủ Canberra vì người mua là nguời từ Hà nội nhiều lắm cũng chỉ là $3000.
> Người Việt Nam muốn mua nhà ở Mỹ, Úc thế nào?
> Kể chuyện mua nhà ở Mỹ
Tôi xin trình bày một vài điều tổng quát về việc mua nhà cửa tại Úc dành cho những người từ Việt Nam.
Trong bất cứ hợp đồng mua nhà nào, các luật sư thường đặt ra một điều kiện đặc biệt. Đó là người mua phải bảo đảm là họ phải có phép của chính phủ Úc cho mua nhà. Cơ quan chính phủ phụ trách việc này gọi tắt là Foreign Investment Board - Ủy ban đầu tư ngoại quốc hay nước ngoài. Trụ sở của Ủy ban này tại Thủ đô Canberra. Chính phủ đưa ra một kế hoạch để kiểm soát được những người muốn mua thương vụ, các tài sản tại Úc đặc biệt là bất động sản.
Chính phủ Úc thường khuyến khích người ngoại quốc khi mua nhà đất tại Úc cần mua những căn nhà mới. Mục đích là chính phủ muốn kỹ nghệ xây cất nhà cửa có thêm việc làm, dân chúng Úc có thêm lợi tức. Đến kỳ bầu cử họ sẽ khoe với dân Úc rằng: "Chính phủ của chúng tôi làm việc hay như thế, tạo ra biết bao nhiêu việc làm."
Nếu quý vị muốn mua bất động sản đã được khai triển để làm thương mại, quý vị chỉ phải xin phép nếu những bất động sản này trị giá trên 50 triệu đô la. Tuy nhiên trên thực tế đa số đồng bào Việt nam chỉ mua nhà để ở gọi là residential real estate. Với loại nhà ở như thế này, chính phủ Úc đòi quý vị phải xin phép Foreign Investment Board ở Canberra. Chính phủ cũng nói rõ là quý vị khó được chấp thuận nếu mua nhà đã từng có người ở. Quý vị cần mua nhà mới tinh.
Lý do như nêu ở trên là chính phủ muốn nâng đỡ kỹ nghệ xây cất nhà cửa, muốn cho dân có nhiều việc làm. Khi người ngoại quốc mua nhà nhiều, các tay thầu khoán sẽ có dịp xây cửa xây nhà và do đó người thợ có thêm việc. Thợ xây thì lo xây nhà, thợ điện lo mắc điện, thợ mộc lo làm cửa. Mọi ngưòi đều vui vẻ cả làng vì nay ta có công ăn việc làm nhờ người ngoại quốc mua nhà.
Những trường hợp được miễn trừ:
Sau đây là những trường hợp mà quý vị từ ngoại quốc, từ Việt nam chưa có thuờng trú vẫn được cho phép mua nhà:
- Trường hợp thông thường là người vợ hoặc người chồng mới từ Việt nam qua đoàn tụ người vợ hoặc chồng của mình tại Úc có thể đứng tên chung với chồng hoặc vợ của mình để mua nhà.
-Những người có tạm trú tại Úc có thể mua nhà với những điều kiện sau đây:
Họ phải có một visa tạm trú cho phép họ được tiếp tục ở Úc một thời gian ít nhất là 12 tháng kể từ ngày họ xin mua nhà. Ví dụ một người sang Úc để làm thương vụ nạp đơn xin mua nhà vào ngày thứ 6 ngày 18 tháng 4 năm 2008, ông ta phải được một visa cho ở ít nhất là thêm 12 tháng tứ đến ngày 18 tháng 4 năm 2009.
Căn nhà mà họ tính mua phải dùng để ở gọi là Principal place of residence, không được cho mướn. Khi visa của họ hết hạn vào ngày 18 tháng 4 năm 2009, ông ta phải đem bán căn nhà ngay lập tức.
Cũng xin nói rằng những người chỉ có visa du lịch (visitor) hay visa bắc cầu tạm (bringing visa) không được phép mua nhà.
Sinh viên ngoại quốc muốn mua nhà phải trên 18 tuổi và phải theo học những khoá học dài hơn 12 tháng tại một trường đại học. Người sinh viên cũng chỉ được mua căn nhà dưới $300 ngàn.
Nếu một người khách tại Hà nội muốn mua nhà ở Sydney với giá $450,000, anh ta sẽ phải trả những phí tổn sau đây:
- Tiền thuế sang tên nhà tức stamp duty là số tiền lớn nhất khi quý vị mua căn nhà. Với giá nhà $450,000 người này phải trả tiền stamp duty là $15,740.
- Chi phí luật sư kể cả việc xin phép chính phủ Canberra vì người mua là nguời từ Hà nội nhiều lắm cũng chỉ là $3000.
Thành Long (Email: Longoffthewall@gmail.com)
No comments:
Post a Comment