Quản lý dễ hơn khi thu hẹp thị trường nhưng Nghị định 24 (NĐ 24) của Chính phủ ban hành ngày 3.4, có hiệu lực từ 25.5 về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng cũng đặt thị trường vàng trước nhiều nguy cơ.
Theo NĐ 24, điều kiện doanh nghiệp (DN) được kinh doanh vàng miếng là vốn điều lệ từ 100 tỉ đồng trở lên, riêng với các tổ chức tín dụng, phải có vốn điều lệ từ 3.000 tỉ đồng trở lên; có kinh nghiệm từ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 năm trở lên; có số thuế đã nộp từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế); có mạng lưới chi nhánh, điểm bán hàng từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương... Có rất ít tiệm vàng đáp ứng điều kiện kinh doanh vàng miếng theo quy định tại Nghị định 24 - Ảnh: Diệp Đức Minh |
Ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam (VGB), cũng cho rằng chủ yếu các ngân hàng và công ty lớn mới đáp ứng được các điều kiện theo NĐ 24. Trong khi đó, không ít DN kinh doanh vàng có quan hệ từ 1 - 2 ngân hàng nên có khả năng sẽ “ẩn” vào các đơn vị được phép kinh doanh vàng trong thời gian tới để "lách" NĐ.
Thêm một vấn đề nữa cần được dự liệu là thời gian giao dịch khi thu hẹp thị trường vàng miếng. Mạng lưới các tiệm vàng trải rộng khắp cả nước, hoạt động từ sáng đến tối, trong khi ngân hàng chỉ làm việc từ sáng đến 16 giờ 30 từ thứ hai đến sáng thứ bảy, nên nếu mạng lưới tiệm vàng bị xóa sổ người dân khi có nhu cầu bán vàng khẩn cấp sau thời gian này hoặc vào ngày thứ bảy, chủ nhật sẽ không có nơi giao dịch. Và cũng cần dự liệu thị trường vàng có khả năng sẽ phát sinh giao dịch “chui”, giao dịch “ngầm”.
Bỏ quên vàng tài khoản NĐ 24 có đề cập đến hoạt động vàng tài khoản nhưng chưa nêu rõ như thế nào. Thị trường vàng miếng và vàng tài khoản sôi động hơn nhiều so với thị trường nữ trang, gia công. Đặc biệt, ảnh hưởng mạnh đến tỷ giá. Việc "lơ là" với vàng tài khoản khiến NĐ chưa thật sự triệt để. |
Thanh Xuân
Thanhnien
No comments:
Post a Comment