Thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu Mario Draghi, tại Frankfurt ngày 04/04/2012
Phát biểu tại một cuộc hội thảo ở Vienna, Áo vào tuần trước, giải thưởng Nobel kinh tế 2001, Joseph Stiglitz không ngần ngại cho rằng, chính sách khắc khổ mà Châu Âu đang tự áp đặt với chính mình, không hơn không kém là một hình thức « tự vấn tập thể về phương diện kinh tế »
Từng là kinh tế trưởng của Ngân Hàng Thế Giới, Stiglitz khẳng định là chưa bao giờ một nền kinh tế có trọng lượng có thể thành công khi áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng, bởi lẽ « khi tăng trưởng sụt giảm thì bội chi ngân sách lại càng gia tăng. Do vậy, giải pháp vực dậy kinh tế của châu Âu chỉ đem lại thất nghiệp. Về phương diện xã hội và chính trị, đó là điều khó có thể chấp nhân được. Đồng thời mục tiêu lấy lại cân bằng trong cán cân chi thu của nhà nước lại càng khó hoàn thành ».
Vẫn theo giáo sư Stiglitz, đây là thời điểm để những nền kinh tế đang phát triển nhất ở châu Âu đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng cơ sở, vào giáo dục và kích thích các lĩnh vực công nghệ tiên tiến. Bởi vì « lợi nhuận các khoản đầu tư đó đem lại sẽ cao hơn nhiều so với số vốn đầu tư ban đầu »
Hướng tới tăng trưởng
Ngày 25/04/2012 Thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, Mario Draghi nhìn nhận "những giới hạn của chính sách khắc khổ" trong mục tiêu đưa khối euro thoát khỏi khủng hoảng và lần đầu tiên người đứng đầu BCE nêu lên khả năng thiết lập "hiệp ước tăng trưởng cho toàn khối". Đây là sự thay đổi bất ngờ khi biết rằng tới nay Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu dưới áp lực của Berlin luôn chủ trương "thắt lưng buộc bụng".
Liền sau đó thủ tướng Đức, Angela Merkel đồng ý đưa vấn đề tăng trưởng vào chương trình nghị sự thượng đỉnh châu Âu được dự trù diễn ra vào ngày 28/06/2012. Đành rằng đến nay thủ tướng Đức vẫn dứt khoát bác bỏ khả năng « đàm phán lại về hiệp ước ngân sách », nhưng theo giới quan sát đây là một cử chỉ nhượng bộ của lãnh đạo Đức khi biết rằng từ hơn 2 năm nay, bà Merkel luôn loại bỏ mọi sáng kiến muốn đưa châu Âu ra khỏi khủng hoảng bằng phương pháp kích cầu.
Trong mắt của chính quyền Berlin, khối euro chỉ có thể « ổn định » kinh tế một khi xua tan đe dọa mất khả năng thanh toán nợ. Để làm được điều đó các nước thành viên phải giảm chi tiêu công cộng, qua đó giảm bớt tỷ lệ nợ công so với tổng sản phẩm nội địa. Một nền kinh tế được coi là có tình trạng tài chính lành mạnh không còn phải đi vay với lãi suất cao. Khi không phải đi vay với lãi suất cao – như là trường hợp của Đức hiện tại - thì khu vực sản xuất sẽ mạnh dạn đầu tư, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo ra tăng trưởng kinh tế, giải quyết được vấn đề thất nghiệp.
Vào ngày 03/05/2012 Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu sẽ mở cuộc họp tại Barcelona, Bồ Đào Nha để « bắt đầu phác họa ra một chiến lược mới dựa trên tăng trưởng ». Trên thực tế Ủy ban Châu Âu và BCE vẫn muốn duy trì « hiệp ước về ngân sách », tức vẫn duy trì mục tiêu giảm bội chi ngân sách của các nước thành viên khối euro, nhưng song song với vế « khắc khổ » thì Bruxelles sẽ đề nghị thêm một vế thứ nhì là « tăng trưởng ».
Đâu là điểm son của « hiệp ước tăng trưởng châu Âu » ? Ủy viên châu Âu đặc trách về kinh tế, Michel Barnier trả lời báo Die Welt của Đức nhấn mạnh đến hướng « tiếp tục mở rộng tầm mức hoạt động của thị trường theo chủ nghĩa tự do ».
Về điểm này, Giám đốc đặc trách ban kinh tế toàn cầu thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển OCDE, giáo sư kinh tế giảng dậy tại đại học Paris Dauphine, Henri Sterdyniak cho rằng, giải pháp tốt nhất đối với khối euro phải là thúc đẩy đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng :
« Đến nay Ủy ban châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu luôn gây sức ép đòi các nước trong khối euro áp dụng chính sách khắc khổ. Đòi hỏi này lại càng khắt khe hơn đối với các nước châu Âu ở phía Nam như là Hy Lạp hay Bồ Đào Nha. Sau một thời gian áp dụng chính sách này thì các quốc gia trong khối euro nói riêng và trong Liên Hiệp Châu Âu nói chung đã trông thấy kinh tế của họ bị chựng lại thậm chí là bị lâm vào suy thoái. Điển hình là trường hợp của Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ai Len ... Rõ ràng là liều thuốc mà Bruxelles đã kê đơn không giúp cho các con bệnh phục hồi và cũng không trấn an được thị trường tài chính khi họ trông thấy các quốc gia đang áp dụng chính sách khắc khổ lún sâu vào suy thoái, tỷ lệ tăng trưởng cứ hao mòn dần. Như vậy có nghĩa là đã đến lúc BCE cần xét lại chính sách kinh tế của mình.
BCE muốn thay đổi chiến lược, chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu tăng trưởng. Vấn đề đặt ra là cả BCE lẫn một số quốc gia đều muốn kích thích tăng trưởng bằng cách đi xa hơn nữa trong việc áp dụng chủ thuyết tự do. Có nghĩa là châu Âu muốn tự do hóa thêm nữa thị trường lao động và hàng hóa thay vì gia tăng các khoản đầu tư.
Một số người cho rằng châu Âu cần huy động vốn từ phía Ngân hàng Đầu tư châu Âu. Tôi nghĩ đó là một giải pháp tuy nhỏ nhưng cũng có thể giúp châu Âu đầu tư. Chẳng hạn như là đầu tư vào lĩnh vực công nghệ xanh, vào giao thông, ... Các quốc gia đang gặp khó khăn kinh tế cần đẩy mạnh đầu tư hơn cả. Đúng là ở đây đặt ra vấn đề tài chính, tức là ai sẽ tài trợ các khoản đầu tư đó ? Tôi nghĩ là Bruxelles cần huy động các khoản tiết kiệm của tư nhân. Tôi muốn nói là châu Âu phải có một sự lựa chọn : hoặc là huy động vốn - nghĩa là mang nợ thêm - để đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng tạo ra việc làm cho người dân, và đem lại tăng trưởng. Hoặc là cứ lấn cấn với một tỷ lệ tăng trưởng ở số âm rồi phải ngửa tay xin viện trợ của quốc tế để mà trả nợ cho các nhà băng. Châu Âu bắt buộc phải chọn một trong hai con đường đó ».
Nguy hiểm ở đây là một khi quyết định kích cầu bằng cách gia tăng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, các quốc gia thành viên eurozone bắt buộc phải mang thêm nợ và như vậy lại bị đe dọa hạ điểm tín nhiệm, mất uy tín trong mắt các cơ quan thẩm định tài chính và các nhà đầu tư. Về điểm này giáo sư Sterdyniak trả lời :
« Chúng ta thấy từ hơn 2 năm nay, lúc nào các cơ quan thẩm định tài chính cũng tỏ ra lo ngại về tình trạng kinh tế của các quốc gia trong khối euro. Các nước này có làm bất kỳ điều gì đi chăng nữa, cũng không lấy lại được uy tín trong mắt các cơ quan thẩm định rủi ro.
Hôm nay thì họ lo là tây Ban Nha không đủ khả năng giảm bớt bội chi ngân sách, ngày mai họ lo đến tương lai chính trị của Hà Lan và cũng có thể mối lo lắng của họ sẽ đến từ kết quả bầu cử Quốc hội Hy Lạp ... Lúc nào các cơ quan này cũng có những lý do để lo lắng và đe dọa hạ điểm tín nhiệm các nước thành viên khối euro.
Do vậy giải pháp duy nhất giúp chúng ta chấm dứt hiện tượng lo âu đó là Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu cần đứng ra bảo đảm để không một nền kinh tế nào trong eurozone bị đe dọa phá sản. BCE phải đóng một vai trò tương tự như Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ, hay như ngân hàng trung ương của Anh quốc. Hiện tai các nhà đầu tư chấp nhận cho Hoa Kỳ hay Anh Quốc vay vốn cho dù hai quốc gia này đã mang nợ chồng chất, bởi vì họ tin tưởng là nợ công của Anh và Mỹ được Ngân hàng trung ương bảo đảm. Giải pháp duy nhất đưa châu Âu thoát khỏi khủng hoảng là phải đưa cả khối này quay lại với con đường tăng trưởng. Điều đó cũng có nghĩa là các nước trong khối euro chỉ có thể giảm bớt nợ công, giảm bội chi ngân sách bằng cách đem lại tăng trưởng cho kinh tế trước đã. Không một quốc gia nào có thể trả được bớt nợ mà không làm ra của cải và không có sự thịnh vượng kinh tế. Các biện pháp khắc khổ hoàn toàn phản tác dụng ».
Thất bại của chính sách khắc khổ
Câu hỏi đặt ra là sau giai đoạn 1 chỉ tập trung vào việc siết chặt ngân sách, khối euro bắt đầu hướng tới giai đoạn 2 tức là hướng tới mục tiêu đầu tư để đem lại một nguồn sinh lực mới cho con tàu châu Âu. Hay do nhận thấy thất bại của chính sách cắt giảm chi tiêu mà Bruxelles bắt buộc phải chuyển hướng ? Nói cách khác, châu Âu không có sự chọn lựa nào khác khi tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha lên tới 24,44 % và quốc gia này một lần nữa lại rơi vào suy thoái. Madrid sắp sửa là mục tiêu tấn công của các nhà đầu cơ.
Ý và Hy Lạp càng siết chặt các khoản chi tiêu công cộng thì toàn cảnh kinh tế càng đen tối . Tệ hơn nữa là mục tiêu « giảm bội chi ngân sách và nợ công » vẫn không hoàn thành để cho phép các nước gặp khó khăn có thể đi vay với lãi suất nhẹ hơn. Những mắt xích yếu kém nhất trong dây chuyền euro vẫn là muc tiêu tấn công của thị trường và vẫn bị các cơ quan thẩm định tài chính hạ điểm tín nhiệm.
Thực tế cho thấy, từ mùa xuân 2010 khi Hy Lạp áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng một cách triệt để để đổi lấy gói hỗ trợ tài chính đầu tiên 110 tỷ euro của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, của Ủy ban châu Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, kinh tế nước này liên tục xuống dốc. Ý và Tây Ban Nha tuy chưa phải ngửa tay nhận tiền của quốc tế nhưng các dự báo tăng trưởng tuột dốc không phanh. Bỉ và Bồ Đào Nha vừa thông báo không thể hoàn thành những mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nhà nước như đã cam kết. Kinh tế Bồ Đào Nha năm nay sẽ mất đi thêm 3 %.
Về phần nước Pháp, cả hai ứng cử viên tổng thống là ông François Hollande và Nicolas Sarkozy cùng đưa ra chương trình vận động căn cứ vào mục tiêu tăng trưởng là 2 % vào năm 2013. Vấn đề đặt ra là trong năm 2012, tăng trưởng của Pháp chỉ là 0,7 % và trong trường hợp khả quan nhất thì GDP sẽ tăng khoảng 1,2 % vào năm tới. Tỷ lệ 1,2 % đó không đủ để đẩy lui thất nghiệp và cũng không đủ để tổng thống Pháp tương lai giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước xuống còn 3 % như quy định của châu Âu.
Thay đổi về chính sách kinh tế của châu Âu được nhìn từ Paris dưới một lăng kính khác trong bối cảnh bầu cử tổng thống. Ứng cử viên đảng Xã hội Pháp, François Hollande là người đầu tiên lên tiếng đòi « bổ sung thêm vế ‘tăng trưởng’ vào hiệp ước ngân sách của châu Âu ».
Cách nay chỉ mới vài tuần, đề nghị đó của ông Hollande đã bị đả kích từ nhiều phía và đặc biệt là từ phía đảng UMP đang cầm quyền. Nhưng hai tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Pháp ở vòng 1, đối thủ đáng gờm nhất của ông Hollande là tổng thống mãn nhiệm Nicolas Sarkozy cũng đã tung ra sáng kiến đòi Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu chú trọng nhiều hơn vào tăng trưởng. Vừa rồi những tin xấu dồn dập từ Tây Ban Nha hay Ý và kể cả từ vương quốc Anh, một quốc gia đứng ngoài khối euro, đã khiến các lãnh đạo châu Âu phải « chuyển hướng ». Trong mắt giáo sư kinh tế và cũng là nghị viên châu Âu thuộc đảng Xã hội Pháp, ông Hoàng Ngọc Liêm, điều quan trọng hơn cả là ông Hollande đã dóng lên tiếng chuông đầu tiên và đề nghị từng bị chỉ trích là « thiếu thực tế » và « viễn vông » của ông nay đã được châu Âu bắt đầu lắng nghe :
« Phe bảo thủ và những người thuộc trường phái tự do quan niệm là chính sách khắc khổ sẽ đem lại tăng trưởng. Đó là cả một chủ đề để tranh luận. Về phía chúng tôi, chúng tôi quan niệm rằng khi cắt giảm chi tiêu công cộng, khi mà chúng ta giảm đồng lương của người lao động thì tiêu thụ đi xuống. Nhiều quốc gia tại Châu Âu cùng đi theo hướng này. Điều đó không khỏi gây phương hại đến kinh tế toàn khu vực. Trong khi đó, để vực dậy kinh tế châu Âu chúng ta phải sử dụng ngân sách nhà nước. Để thực hiện đ ược mục tiêu đó, có hai giải pháp : hoặc là sử dụng ngân sách chung của Liên Hiệp Châu Âu, hoặc là khuyến khích từng quốc gia thành viên tăng chi tiêu công cộng để đầu tư vào những vực có triển vọng đem lại tăng trưởng và tạo ra công việc làm.
Hiện nay phe bảo thủ tại Anh và Đức không chấp nhận giải pháp tăng ngân sách chung của châu Âu. Do đó chỉ còn có cách là khuyến khích đầu tư công cộng tại từng nước một.
Khi nhìn vào ngân sách của các hội đồng địa phương : các khoản đầu tư vào hạ tầng cơ sở, như trường học, đường xá ... đều không bị tính vào ngân sách chi tiêu của một thành phố. Nhờ thế mà ngân sách các thành phố hay các tỉnh, huyện, không bị coi là mang nợ quá nhiều. Vậy thì tại sao châu Âu không áp dụng quy tắc đó với các nhà nước ? Đây chính là điều ông François Hollande muốn đem ra thảo luận với Bruxelles nếu như ông đắc cử tổng thống.
Tổng thống Sarkozy và thủ tướng Đức Angela Merkel đã áp đặt môt luật chơi hết sức phi lý khi đòi các nước thành viên khối euro phải tôn trọn "quy tắc vàng" : ghi hẳn vào hiến pháp là mỗi một chính phủ phải có nhiệm vụ đem lại cân bằng trong cán cân chi thu.
Một đề nghị khác của đảng Xã hội liên quan đến việc ngân hàng BCE phải đứng ra bảo lãnh cho các khoản nợ công của các nước thành viên eurozone. Mục tiêu đề ra nhằm chặn đứng mọi ý đồ của các nhà đầu cơ. Số này làm suy yếu các nền kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Chính ở điểm này tất cả các đối tác của Pháp trong LHCA đang chờ đợi vào kết quả bầu cử tổng thống Pháp sắp tới. Thắng lợi của ông Hollande sẽ cho phép mở ra những con đường mới để đem lại tăng trưởng cho châu Âu ».
Tăng trưởng khi thiếu đầu tư : nhiệm vụ bất khả thi
Trả lời ban Việt ngữ RFI giáo sư Liêm nhấn mạnh trên sự phi lý của đường lối « khắc khổ » mà châu Âu đã áp đặt cho toàn khối euro :
« Các biện pháp đó đòi các chính phủ ghìm lại mức lương chi trả cho thành phần lao động. Chính sách khắc khổ buộc các chính phủ phải sa thải một phần công nhân viên chức nhà nước. Chính sách khắc khổ lại còn phá hỏng mạng lưới an sinh xã hội. Khi thất nghiệp tăng cao, đồng lương lại bị giảm như trường hợp của Hy Lạp, thì người dân không có khả năng mua sắm. Có một nền kinh tế nào được coi là thịnh vượng khi không có tiêu thụ hay không ? »
Vấn đề cơ bản là sự « chuyển biến tư tưởng » của châu Âu mới chỉ manh nha và chưa có gì cụ thể. Tuy nhiên trở ngại không nhỏ là phải thuyết phục được Berlin. Thủ tướng Merkel đã thông báo trước : nước Đức đồng ý chú trọng hơn tới tăng trưởng, nhưng dứt khoát không chấp nhận xét lại « hiệp ước về ngân sách ». Về điểm này, nghị viên Châu Âu Hoàng Ngọc Liêm tương đối lạc quan. Ông giải thích :
« Tôi rất tôn trọng tất cả các nước thành viên châu Âu, nhưng phải nói la Pháp và Đức là hai nước có trọng lượng nhất trong khối. Cho nến tất cả tùy thuộc vào tương quan lực lượng giữa Paris và Berlin. Nếu như ngày hôm nay, nước Pháp đã thay đổi quan điểm về chính sách kinh tế, và ngày mai – trên nguyên tắc Đức sẽ bầu lại Quốc hội vào tháng 10/2012- đa số cầm quyền ở Đức cũng thay đổi thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn.
Đảng Xã hội Pháp đang làm việc chặt chẽ với các đối tác châu Âu, từ Đức đến Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Ý để đưa ra một chính sách khác so với những gì đang được áp dụng hiện nay. Bởi vì đường lối khắc khổ không đem lại hiệu quả. Bởi vì chúng ta chỉ có thể ăn nên làm ra nếu như chúng ta đầu tư vào sản xuất. Một mực đi theo con đường khắc khổ là một tính toán sai lầm, đưa châu Âu vào ngõ cụt ».
Hãy chờ xem cuộc họp của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu trong hai ngày nữa sẽ thông báo những gì và nhất là thượng đỉnh châu Âu trong hai ngày 28 và 29/06/2012 tại Bruxelles để xem « tương quan lực lượng » chuyển biến ra sao giữa những phe nghiêng về « hiệp ước tăng trưởng » và « hiệp ước ngân sách ».
Từng là kinh tế trưởng của Ngân Hàng Thế Giới, Stiglitz khẳng định là chưa bao giờ một nền kinh tế có trọng lượng có thể thành công khi áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng, bởi lẽ « khi tăng trưởng sụt giảm thì bội chi ngân sách lại càng gia tăng. Do vậy, giải pháp vực dậy kinh tế của châu Âu chỉ đem lại thất nghiệp. Về phương diện xã hội và chính trị, đó là điều khó có thể chấp nhân được. Đồng thời mục tiêu lấy lại cân bằng trong cán cân chi thu của nhà nước lại càng khó hoàn thành ».
Vẫn theo giáo sư Stiglitz, đây là thời điểm để những nền kinh tế đang phát triển nhất ở châu Âu đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng cơ sở, vào giáo dục và kích thích các lĩnh vực công nghệ tiên tiến. Bởi vì « lợi nhuận các khoản đầu tư đó đem lại sẽ cao hơn nhiều so với số vốn đầu tư ban đầu »
Hướng tới tăng trưởng
Ngày 25/04/2012 Thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, Mario Draghi nhìn nhận "những giới hạn của chính sách khắc khổ" trong mục tiêu đưa khối euro thoát khỏi khủng hoảng và lần đầu tiên người đứng đầu BCE nêu lên khả năng thiết lập "hiệp ước tăng trưởng cho toàn khối". Đây là sự thay đổi bất ngờ khi biết rằng tới nay Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu dưới áp lực của Berlin luôn chủ trương "thắt lưng buộc bụng".
Liền sau đó thủ tướng Đức, Angela Merkel đồng ý đưa vấn đề tăng trưởng vào chương trình nghị sự thượng đỉnh châu Âu được dự trù diễn ra vào ngày 28/06/2012. Đành rằng đến nay thủ tướng Đức vẫn dứt khoát bác bỏ khả năng « đàm phán lại về hiệp ước ngân sách », nhưng theo giới quan sát đây là một cử chỉ nhượng bộ của lãnh đạo Đức khi biết rằng từ hơn 2 năm nay, bà Merkel luôn loại bỏ mọi sáng kiến muốn đưa châu Âu ra khỏi khủng hoảng bằng phương pháp kích cầu.
Trong mắt của chính quyền Berlin, khối euro chỉ có thể « ổn định » kinh tế một khi xua tan đe dọa mất khả năng thanh toán nợ. Để làm được điều đó các nước thành viên phải giảm chi tiêu công cộng, qua đó giảm bớt tỷ lệ nợ công so với tổng sản phẩm nội địa. Một nền kinh tế được coi là có tình trạng tài chính lành mạnh không còn phải đi vay với lãi suất cao. Khi không phải đi vay với lãi suất cao – như là trường hợp của Đức hiện tại - thì khu vực sản xuất sẽ mạnh dạn đầu tư, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo ra tăng trưởng kinh tế, giải quyết được vấn đề thất nghiệp.
Vào ngày 03/05/2012 Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu sẽ mở cuộc họp tại Barcelona, Bồ Đào Nha để « bắt đầu phác họa ra một chiến lược mới dựa trên tăng trưởng ». Trên thực tế Ủy ban Châu Âu và BCE vẫn muốn duy trì « hiệp ước về ngân sách », tức vẫn duy trì mục tiêu giảm bội chi ngân sách của các nước thành viên khối euro, nhưng song song với vế « khắc khổ » thì Bruxelles sẽ đề nghị thêm một vế thứ nhì là « tăng trưởng ».
Đâu là điểm son của « hiệp ước tăng trưởng châu Âu » ? Ủy viên châu Âu đặc trách về kinh tế, Michel Barnier trả lời báo Die Welt của Đức nhấn mạnh đến hướng « tiếp tục mở rộng tầm mức hoạt động của thị trường theo chủ nghĩa tự do ».
Về điểm này, Giám đốc đặc trách ban kinh tế toàn cầu thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển OCDE, giáo sư kinh tế giảng dậy tại đại học Paris Dauphine, Henri Sterdyniak cho rằng, giải pháp tốt nhất đối với khối euro phải là thúc đẩy đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng :
« Đến nay Ủy ban châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu luôn gây sức ép đòi các nước trong khối euro áp dụng chính sách khắc khổ. Đòi hỏi này lại càng khắt khe hơn đối với các nước châu Âu ở phía Nam như là Hy Lạp hay Bồ Đào Nha. Sau một thời gian áp dụng chính sách này thì các quốc gia trong khối euro nói riêng và trong Liên Hiệp Châu Âu nói chung đã trông thấy kinh tế của họ bị chựng lại thậm chí là bị lâm vào suy thoái. Điển hình là trường hợp của Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ai Len ... Rõ ràng là liều thuốc mà Bruxelles đã kê đơn không giúp cho các con bệnh phục hồi và cũng không trấn an được thị trường tài chính khi họ trông thấy các quốc gia đang áp dụng chính sách khắc khổ lún sâu vào suy thoái, tỷ lệ tăng trưởng cứ hao mòn dần. Như vậy có nghĩa là đã đến lúc BCE cần xét lại chính sách kinh tế của mình.
BCE muốn thay đổi chiến lược, chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu tăng trưởng. Vấn đề đặt ra là cả BCE lẫn một số quốc gia đều muốn kích thích tăng trưởng bằng cách đi xa hơn nữa trong việc áp dụng chủ thuyết tự do. Có nghĩa là châu Âu muốn tự do hóa thêm nữa thị trường lao động và hàng hóa thay vì gia tăng các khoản đầu tư.
Một số người cho rằng châu Âu cần huy động vốn từ phía Ngân hàng Đầu tư châu Âu. Tôi nghĩ đó là một giải pháp tuy nhỏ nhưng cũng có thể giúp châu Âu đầu tư. Chẳng hạn như là đầu tư vào lĩnh vực công nghệ xanh, vào giao thông, ... Các quốc gia đang gặp khó khăn kinh tế cần đẩy mạnh đầu tư hơn cả. Đúng là ở đây đặt ra vấn đề tài chính, tức là ai sẽ tài trợ các khoản đầu tư đó ? Tôi nghĩ là Bruxelles cần huy động các khoản tiết kiệm của tư nhân. Tôi muốn nói là châu Âu phải có một sự lựa chọn : hoặc là huy động vốn - nghĩa là mang nợ thêm - để đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng tạo ra việc làm cho người dân, và đem lại tăng trưởng. Hoặc là cứ lấn cấn với một tỷ lệ tăng trưởng ở số âm rồi phải ngửa tay xin viện trợ của quốc tế để mà trả nợ cho các nhà băng. Châu Âu bắt buộc phải chọn một trong hai con đường đó ».
Nguy hiểm ở đây là một khi quyết định kích cầu bằng cách gia tăng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, các quốc gia thành viên eurozone bắt buộc phải mang thêm nợ và như vậy lại bị đe dọa hạ điểm tín nhiệm, mất uy tín trong mắt các cơ quan thẩm định tài chính và các nhà đầu tư. Về điểm này giáo sư Sterdyniak trả lời :
« Chúng ta thấy từ hơn 2 năm nay, lúc nào các cơ quan thẩm định tài chính cũng tỏ ra lo ngại về tình trạng kinh tế của các quốc gia trong khối euro. Các nước này có làm bất kỳ điều gì đi chăng nữa, cũng không lấy lại được uy tín trong mắt các cơ quan thẩm định rủi ro.
Hôm nay thì họ lo là tây Ban Nha không đủ khả năng giảm bớt bội chi ngân sách, ngày mai họ lo đến tương lai chính trị của Hà Lan và cũng có thể mối lo lắng của họ sẽ đến từ kết quả bầu cử Quốc hội Hy Lạp ... Lúc nào các cơ quan này cũng có những lý do để lo lắng và đe dọa hạ điểm tín nhiệm các nước thành viên khối euro.
Do vậy giải pháp duy nhất giúp chúng ta chấm dứt hiện tượng lo âu đó là Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu cần đứng ra bảo đảm để không một nền kinh tế nào trong eurozone bị đe dọa phá sản. BCE phải đóng một vai trò tương tự như Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ, hay như ngân hàng trung ương của Anh quốc. Hiện tai các nhà đầu tư chấp nhận cho Hoa Kỳ hay Anh Quốc vay vốn cho dù hai quốc gia này đã mang nợ chồng chất, bởi vì họ tin tưởng là nợ công của Anh và Mỹ được Ngân hàng trung ương bảo đảm. Giải pháp duy nhất đưa châu Âu thoát khỏi khủng hoảng là phải đưa cả khối này quay lại với con đường tăng trưởng. Điều đó cũng có nghĩa là các nước trong khối euro chỉ có thể giảm bớt nợ công, giảm bội chi ngân sách bằng cách đem lại tăng trưởng cho kinh tế trước đã. Không một quốc gia nào có thể trả được bớt nợ mà không làm ra của cải và không có sự thịnh vượng kinh tế. Các biện pháp khắc khổ hoàn toàn phản tác dụng ».
Thất bại của chính sách khắc khổ
Câu hỏi đặt ra là sau giai đoạn 1 chỉ tập trung vào việc siết chặt ngân sách, khối euro bắt đầu hướng tới giai đoạn 2 tức là hướng tới mục tiêu đầu tư để đem lại một nguồn sinh lực mới cho con tàu châu Âu. Hay do nhận thấy thất bại của chính sách cắt giảm chi tiêu mà Bruxelles bắt buộc phải chuyển hướng ? Nói cách khác, châu Âu không có sự chọn lựa nào khác khi tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha lên tới 24,44 % và quốc gia này một lần nữa lại rơi vào suy thoái. Madrid sắp sửa là mục tiêu tấn công của các nhà đầu cơ.
Ý và Hy Lạp càng siết chặt các khoản chi tiêu công cộng thì toàn cảnh kinh tế càng đen tối . Tệ hơn nữa là mục tiêu « giảm bội chi ngân sách và nợ công » vẫn không hoàn thành để cho phép các nước gặp khó khăn có thể đi vay với lãi suất nhẹ hơn. Những mắt xích yếu kém nhất trong dây chuyền euro vẫn là muc tiêu tấn công của thị trường và vẫn bị các cơ quan thẩm định tài chính hạ điểm tín nhiệm.
Thực tế cho thấy, từ mùa xuân 2010 khi Hy Lạp áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng một cách triệt để để đổi lấy gói hỗ trợ tài chính đầu tiên 110 tỷ euro của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, của Ủy ban châu Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, kinh tế nước này liên tục xuống dốc. Ý và Tây Ban Nha tuy chưa phải ngửa tay nhận tiền của quốc tế nhưng các dự báo tăng trưởng tuột dốc không phanh. Bỉ và Bồ Đào Nha vừa thông báo không thể hoàn thành những mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nhà nước như đã cam kết. Kinh tế Bồ Đào Nha năm nay sẽ mất đi thêm 3 %.
Về phần nước Pháp, cả hai ứng cử viên tổng thống là ông François Hollande và Nicolas Sarkozy cùng đưa ra chương trình vận động căn cứ vào mục tiêu tăng trưởng là 2 % vào năm 2013. Vấn đề đặt ra là trong năm 2012, tăng trưởng của Pháp chỉ là 0,7 % và trong trường hợp khả quan nhất thì GDP sẽ tăng khoảng 1,2 % vào năm tới. Tỷ lệ 1,2 % đó không đủ để đẩy lui thất nghiệp và cũng không đủ để tổng thống Pháp tương lai giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước xuống còn 3 % như quy định của châu Âu.
Thay đổi về chính sách kinh tế của châu Âu được nhìn từ Paris dưới một lăng kính khác trong bối cảnh bầu cử tổng thống. Ứng cử viên đảng Xã hội Pháp, François Hollande là người đầu tiên lên tiếng đòi « bổ sung thêm vế ‘tăng trưởng’ vào hiệp ước ngân sách của châu Âu ».
Cách nay chỉ mới vài tuần, đề nghị đó của ông Hollande đã bị đả kích từ nhiều phía và đặc biệt là từ phía đảng UMP đang cầm quyền. Nhưng hai tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Pháp ở vòng 1, đối thủ đáng gờm nhất của ông Hollande là tổng thống mãn nhiệm Nicolas Sarkozy cũng đã tung ra sáng kiến đòi Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu chú trọng nhiều hơn vào tăng trưởng. Vừa rồi những tin xấu dồn dập từ Tây Ban Nha hay Ý và kể cả từ vương quốc Anh, một quốc gia đứng ngoài khối euro, đã khiến các lãnh đạo châu Âu phải « chuyển hướng ». Trong mắt giáo sư kinh tế và cũng là nghị viên châu Âu thuộc đảng Xã hội Pháp, ông Hoàng Ngọc Liêm, điều quan trọng hơn cả là ông Hollande đã dóng lên tiếng chuông đầu tiên và đề nghị từng bị chỉ trích là « thiếu thực tế » và « viễn vông » của ông nay đã được châu Âu bắt đầu lắng nghe :
« Phe bảo thủ và những người thuộc trường phái tự do quan niệm là chính sách khắc khổ sẽ đem lại tăng trưởng. Đó là cả một chủ đề để tranh luận. Về phía chúng tôi, chúng tôi quan niệm rằng khi cắt giảm chi tiêu công cộng, khi mà chúng ta giảm đồng lương của người lao động thì tiêu thụ đi xuống. Nhiều quốc gia tại Châu Âu cùng đi theo hướng này. Điều đó không khỏi gây phương hại đến kinh tế toàn khu vực. Trong khi đó, để vực dậy kinh tế châu Âu chúng ta phải sử dụng ngân sách nhà nước. Để thực hiện đ ược mục tiêu đó, có hai giải pháp : hoặc là sử dụng ngân sách chung của Liên Hiệp Châu Âu, hoặc là khuyến khích từng quốc gia thành viên tăng chi tiêu công cộng để đầu tư vào những vực có triển vọng đem lại tăng trưởng và tạo ra công việc làm.
Hiện nay phe bảo thủ tại Anh và Đức không chấp nhận giải pháp tăng ngân sách chung của châu Âu. Do đó chỉ còn có cách là khuyến khích đầu tư công cộng tại từng nước một.
Khi nhìn vào ngân sách của các hội đồng địa phương : các khoản đầu tư vào hạ tầng cơ sở, như trường học, đường xá ... đều không bị tính vào ngân sách chi tiêu của một thành phố. Nhờ thế mà ngân sách các thành phố hay các tỉnh, huyện, không bị coi là mang nợ quá nhiều. Vậy thì tại sao châu Âu không áp dụng quy tắc đó với các nhà nước ? Đây chính là điều ông François Hollande muốn đem ra thảo luận với Bruxelles nếu như ông đắc cử tổng thống.
Tổng thống Sarkozy và thủ tướng Đức Angela Merkel đã áp đặt môt luật chơi hết sức phi lý khi đòi các nước thành viên khối euro phải tôn trọn "quy tắc vàng" : ghi hẳn vào hiến pháp là mỗi một chính phủ phải có nhiệm vụ đem lại cân bằng trong cán cân chi thu.
Một đề nghị khác của đảng Xã hội liên quan đến việc ngân hàng BCE phải đứng ra bảo lãnh cho các khoản nợ công của các nước thành viên eurozone. Mục tiêu đề ra nhằm chặn đứng mọi ý đồ của các nhà đầu cơ. Số này làm suy yếu các nền kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Chính ở điểm này tất cả các đối tác của Pháp trong LHCA đang chờ đợi vào kết quả bầu cử tổng thống Pháp sắp tới. Thắng lợi của ông Hollande sẽ cho phép mở ra những con đường mới để đem lại tăng trưởng cho châu Âu ».
Tăng trưởng khi thiếu đầu tư : nhiệm vụ bất khả thi
Trả lời ban Việt ngữ RFI giáo sư Liêm nhấn mạnh trên sự phi lý của đường lối « khắc khổ » mà châu Âu đã áp đặt cho toàn khối euro :
« Các biện pháp đó đòi các chính phủ ghìm lại mức lương chi trả cho thành phần lao động. Chính sách khắc khổ buộc các chính phủ phải sa thải một phần công nhân viên chức nhà nước. Chính sách khắc khổ lại còn phá hỏng mạng lưới an sinh xã hội. Khi thất nghiệp tăng cao, đồng lương lại bị giảm như trường hợp của Hy Lạp, thì người dân không có khả năng mua sắm. Có một nền kinh tế nào được coi là thịnh vượng khi không có tiêu thụ hay không ? »
Vấn đề cơ bản là sự « chuyển biến tư tưởng » của châu Âu mới chỉ manh nha và chưa có gì cụ thể. Tuy nhiên trở ngại không nhỏ là phải thuyết phục được Berlin. Thủ tướng Merkel đã thông báo trước : nước Đức đồng ý chú trọng hơn tới tăng trưởng, nhưng dứt khoát không chấp nhận xét lại « hiệp ước về ngân sách ». Về điểm này, nghị viên Châu Âu Hoàng Ngọc Liêm tương đối lạc quan. Ông giải thích :
« Tôi rất tôn trọng tất cả các nước thành viên châu Âu, nhưng phải nói la Pháp và Đức là hai nước có trọng lượng nhất trong khối. Cho nến tất cả tùy thuộc vào tương quan lực lượng giữa Paris và Berlin. Nếu như ngày hôm nay, nước Pháp đã thay đổi quan điểm về chính sách kinh tế, và ngày mai – trên nguyên tắc Đức sẽ bầu lại Quốc hội vào tháng 10/2012- đa số cầm quyền ở Đức cũng thay đổi thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn.
Đảng Xã hội Pháp đang làm việc chặt chẽ với các đối tác châu Âu, từ Đức đến Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Ý để đưa ra một chính sách khác so với những gì đang được áp dụng hiện nay. Bởi vì đường lối khắc khổ không đem lại hiệu quả. Bởi vì chúng ta chỉ có thể ăn nên làm ra nếu như chúng ta đầu tư vào sản xuất. Một mực đi theo con đường khắc khổ là một tính toán sai lầm, đưa châu Âu vào ngõ cụt ».
Hãy chờ xem cuộc họp của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu trong hai ngày nữa sẽ thông báo những gì và nhất là thượng đỉnh châu Âu trong hai ngày 28 và 29/06/2012 tại Bruxelles để xem « tương quan lực lượng » chuyển biến ra sao giữa những phe nghiêng về « hiệp ước tăng trưởng » và « hiệp ước ngân sách ».
No comments:
Post a Comment