Trung Quốc - Ấn Độ
Sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ đưa hai nước trở thành đối thủ chiến lược, mặc dù căng thẳng trên đất liền giữa Delhi và Bắc Kinh đã giảm. Trung Quốc là yếu tố chính tác động quyết định hiện đại hóa vũ khí hạt nhân của Ấn Độ. Ấn Độ sẽ sớm sở hữu tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Ấn Độ cũng đang mở rộng quân đội chính quy – đặc biệt không quân đòi hỏi cần được cải tiến nhiều.
Trung Quốc – Mỹ
Trung Quốc đang tăng cường khả năng thực thi sức mạnh quân sự ra ngoài vùng biển của mình. Nước này đang thử nghiệm hàng không mẫu hạm đầu tiên, và tìm kiếm công nghệ để ngăn sự tiếp cận của hải quân Mỹ. Sự bấn an trong khu vực trước tham vọng của Trung Quốc thúc đẩy chiến lược “chuyển hướng” của Mỹ về châu Á. Liệu sự đối đầu Trung – Mỹ sẽ chỉ là viễn tưởng, hay là lời tiên tri có thật?
Nam/Bắc Hàn
Một trong những cuộc đối đầu lâu dài và nguy hiểm nhất khu vực. Ngày càng có lo ngại về hướng đi của Bình Nhưỡng. Bắc Hàn sẵn sàng có hành động gây hấn khi căng thẳng gia tang, như vụ đánh chìm một tàu chiến Nam Hàn năm 2010 (nhiều người cho thủ phạm là miền Bắc). Đây là điểm nóng kinh điển và còn kéo dài.
Quần đảo Senkaku
Nguồn gốc gây căng thẳng từ lâu giữa Tokyo và Bắc Kinh. Quần đảo Senkaku, theo tiếng Nhật, đã do Nhật quản lý từ 1971 và do Tokyo kiểm soát từ 1895 đến hết Thế chiến Hai. Trung Quốc và Đài Loan gọi đây là đảo Điếu ngư, đã thuộc về Trung Quốc từ thế kỷ 16. Quan hệ Trung – Nhật gặp khủng hoảng năm 2010 khi tuần duyên Nhật bắt một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc.
Bãi cạn Scarborough
Một nhóm đảo và bãi đá ngầm là điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. Khu vực này còn là tuyến đường chở dầu nhập từ Trung Đông về cho Nhật Bản. Từ tháng Tư 2012, xảy ra đối đầu sau khi tàu tuần duyên Trung Quốc ngăn không cho một tàu Philippines bắt ngư dân Trung Quốc. Chính phủ Philippines đã thắt chặt quan hệ quốc phòng với Mỹ.
Quần đảo Trường Sa
Là trung tâm của tranh chấp Biển Đông, Trường Sa gồm hơn 100 đảo nhỏ, đảo san hô, đảo chìm, bao quanh là những vùng đánh cá trù phú và được cho là nhiều dầu khí. Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo, còn Brunei, Malaysia và Philippines tuyên bố chủ quyền nhiều phần.
Trung Quốc – Đài Loan
Trung Quốc xem Đài Loan là tỉnh nổi loạn. Hải quân tăng cường cùng kho tên lửa của Trung Quốc khiến Đài Loan lo lắng. Dù vậy, cố gắng chiếm Đài Loan bằng vũ lực sẽ đòi hỏi một chiến dịch tầm cỡ Trận Normandie – một điều khó xảy ra. Việc Đài Loan hiện đại hóa quân đội, nhất là không quân, luôn làm Bắc Kinh giận dữ và làm phức tạp quan hệ Mỹ - Trung.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/06/120531_asia_hotspots.shtml
No comments:
Post a Comment