Tqvn2004 chuyển ngữ
Lời tòa soạn Dân Luận: Bản dịch này được Tqvn2004 thực hiện cách đây 3 năm, đăng trên diễn đàn X-cafevn.org phiên bản 1. Nhân có cuộc tranh luận về Con đường Việt Nam, xin đăng lại để độc giả tham khảo. Lời tòa soạn X-cafe: Xin giới thiệu tới độc giả chủ nghĩa dân chủ xã hội, một chủ nghĩa được coi là kết tinh được tinh hoa của các chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa này đã và đang được thực hiện thành công ở các nước Bắc Âu, đem lại cuộc sống ấm no và bình đẳng cho người dân ở đây. Hi vọng rằng đây sẽ là một giải pháp trung gian cho những người cộng sản và dân chủ!
Dân chủ xã hội (Social democracy) là một ý thức hệ chính trị xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 từ chủ nghĩa xã hội (Socialism). Không giống như chủ nghĩa xã hội, với mục tiêu thay thế toàn bộ chủ nghĩa tư bản (Capitalism), chủ nghĩa dân chủ xã hội nhắm tới cải tạo chủ nghĩa tư bản để loại bỏ những bất bình đẳng của chủ nghĩa này. Không giống như chủ nghĩa xã hội, với mục tiêu thay thế toàn bộ chủ nghĩa tư bản (Capitalism), chủ nghĩa dân chủ xã hội nhắm tới cải tạo chủ nghĩa tư bản để loại bỏ những bất bình đẳng của chủ nghĩa này...
Các đảng dân chủ xã hội có nguồn gốc ban đầu từ những người theo chủ nghĩa xã hội dân chủ (democratic socialists) và những người theo chủ nghĩa xã hội cách mạng (revolutionary socialists) như Rosa Luxemburg và Vladimir Lenin. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và cuộc cách mạng Nga, dân chủ xã hội trở nên gắn bó trực tiếp với con đường không-sử-dụng-cách-mạng.
Vladimir I. Lenin - một người theo chủ nghĩa xã hội cách mạng
Các đảng chính trị dân chủ xã hội
Các đảng chính trị dân chủ xã hội tồn tại ở nhiều quốc gia dân chủ, và được tìm thấy ở Châu Âu, Canada, Úc, New Zealand và các nơi khác. Trong nửa đầu thế kỷ 20, các đảng như Đảng Lao Động (Anh), Đảng SPD (Đức) và Đảng Lao Động (Úc) đã từng cổ vũ cho cách chính sách như luật lao động mạnh hơn, công hữu hóa các ngành công nghiệp chủ yếu, và hỗ trợ phúc lợi xã hội lớn. Đa số các đảng dân chủ xã hội Châu Âu là thành viên của Đảng Xã hội Châu Âu, đây là một trong những đảng chính trị ở tầm châu lục, và hầu hết các đảng dân chủ xã hội là thành viên của tổ chức Quốc tế Xã hội (SI) - là hậu thân lịch sử của Quốc tế Thứ Hai (Second International).Trong nửa sau của thế kỷ 20, đa số đảng dân chủ xã hội từ bỏ các chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa, và chủ nghĩa xã hội nói chung. Nhiều nhà dân chủ xã hội hiện đại còn mở rộng mục tiêu của mình để bao gồm các khía cạnh như bình đẳng giới, bình đẳng sắc tộc và chủ nghĩa đa văn hóa (multiculturalism).
Kể từ những năm 1980, một số đảng dân chủ xã hội đã tiếp nhận các chính sách ủng hộ một nền kinh tế được điều tiết nhẹ và nhấn mạnh vào bình đẳng cơ hội (equality of opportunity) thay vì bình đẳng thu nhập (equality of outcome) như một chỉ dấu cho bình đẳng xã hội. Xu hướng này, được biết tới dưới cái tên "Con đường Thứ ba" (Third Way), gây ra rất nhiều tranh cãi trong nhóm cánh tả, nhiều người trong đó cho rằng các đảng theo Con đường Thứ ba (như đảng Lao Động Mới ở Anh) đã "bán rẻ" mình cho hệ tư tưởng bảo thủ, và không còn là dân chủ xã hội - hoặc thậm chí không còn là cánh tả nữa.
"Xã hội dân chủ" khác với "Dân chủ xã hội"
Dân chủ xã hội thường được phân biệt với chủ nghĩa xã hội dân chủ trên cơ sở rằng phần lớn những người theo Dân chủ Xã hội sẽ bằng lòng với một xã hội có sự pha trộn giữa các thành tố của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản; trong khi các nhà Xã hội Dân chủ sẽ đặt mục tiêu thiết lập, bằng phương pháp dân chủ, một xã hội XHCN với nền kinh tế XHCN đầy đủ. Một số nhà quan sát cho rằng, các nhà xã hội dân chủ chẳng qua là các nhà dân chủ xã hội cánh tả (cấp tiến), và ngược lại, nhiều nhà dân chủ xã hội công khai công nhận rằng mình chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx, và tranh luận chính trị trên cơ sở mà nhiều người theo chủ nghĩa Marx chân chính có thể nhận ra.Một số đảng và cá nhân thuộc xã hội dân chủ có thể được xếp vào hạng dân chủ xã hội; và ngược lại. Cách dùng từ sai lầm này được sử dụng vì lý do lịch sử.
Nhiều đảng dân chủ xã hội đã tìm cách tách mình ra khỏi đảng xã hội dân chủ, đặc biệt với sự xuất hiện của phong trào Con đường Thứ ba. Một số nhà xã hội dân chủ vẫn còn liên hệ mình với các đảng dân chủ xã hội.
Lịch sử
Trước chiến tranh - Dân chủ xã hội và chủ nghĩa Marx
Nhiều đảng trong nửa sau của thế kỷ 19 tự nhận mình là dân chủ xã hội, ví dụ như Liên đoàn Dân chủ Xã hội (SDF) của Anh, và Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga. Trong hầu hết các trường hợp, những tổ chức này là các nhóm xã hội cách mạng (revolutionary socialist) hoặc theo chủ nghĩa Marx, những người không chỉ tìm cách giới thiệu chủ nghĩa xã hội, mà còn cả dân chủ cho các quốc gia không có dân chủ.Dòng chảy dân chủ xã hội hiện đại xuất hiện qua sự đổ vỡ bên trong phong trào xã hội chủ nghĩa vào đầu thế kỷ 20, giữa hai nhóm có hai cách nhìn khác nhau về lý tưởng của Karl Marx. Nhiều phong trào có liên quan khác, bao gồm chủ nghĩa hòa bình (pacifism), chủ nghĩa vô chính phủ (anarchism) và phong trào công đoàn (syndicalism), xuất hiện đồng thời vào lúc đó (thường là tách ra từ những phong trào xã hội chủ nghĩa, nhưng cũng có cái bắt đầu từ những lý thuyết mới) và có những lý do phản đối khác nhau đối với chủ nghĩa Marx. Những nhà dân chủ xã hội, chiếm đa số những người theo xã hội chủ nghĩa lúc đó, đã không phản đối Marx (trên thực tế họ cho rằng mình đang đi theo con đường của Marx), nhưng muốn thay đổi nó theo một cách nào đó và giảm bớt sự phê phán của mình với chủ nghĩa tư bản. Họ cho rằng chủ nghĩa xã hội cần đạt được thông qua "tiến hóa" hơn là "cách mạng". Quan điểm này gặp phải sự phản đối dữ dội từ phía những người theo chủ nghĩa xã hội cách mạng, người cho rằng mọi cố gắng thay đổi chủ nghĩa tư bản sẽ thất bại, bởi chính người có tư tưởng thay đổi sẽ dần dần bị hư hỏng và trở thành tư bản bóc lột.
Rosa Luxemburg - một nhà chính trị học theo chủ nghĩa Marx người Ba Lan
Kể từ những năm 1920, sự khác biệt về học thuyết giữa hai nhóm dân chủ xã hội và cộng sản ngày càng tăng (và ngay cả những người cộng sản cũng không thống nhất được con đường nào sẽ dẫn họ tới xã hội cộng sản).
Sau chiến tranh - dân chủ xã hội và xã hội dân chủ
Theo sau sự phân đôi của dân chủ xã hội và chủ nghĩa cộng sản, dân chủ xã hội tiếp tục phân chia, giữa những người vẫn còn tin rằng cần phải xóa bỏ chủ nghĩa tư bản (mà không qua bạo lực cách mạng) và thay thế nó bằng một hệ thống xã hội chủ nghĩa thông qua biện pháp dân chủ; và những người tin rằng chủ nghĩa tư bản có thể duy trì nhưng cần có những điều chỉnh và nâng cao, ví dụ như công hữu hóa những lĩnh vực kinh doanh lớn, thực hiện các chương trình xã hội (như giáo dục và ý tế công cộng...) và tái phân phối thu nhập qua hệ thống phúc lợi quốc gia (welfare state) và đánh thuế lũy tiến. Cuối cùng đa số các đảng dân chủ xã hội đi theo hướng thứ hai, và trong thời kỳ tiền thế chiến thứ hai, đã từ bỏ những lời hứa hẹn xóa bỏ tư bản chủ nghĩa. Lấy ví dụ, năm 1959, đảng SDP của Đức đưa ra chương trình Godesberg, từ bỏ đấu tranh giai cấp và chủ nghĩa Marx. Dân chủ xã hội thường được phân biệt với chủ nghĩa xã hội dân chủ trên cơ sở rằng phần lớn những người theo Dân chủ Xã hội sẽ bằng lòng với một xã hội có sự pha trộn giữa các thành tố của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản; trong khi các nhà Xã hội Dân chủ sẽ đặt mục tiêu thiết lập, bằng phương pháp dân chủ, một xã hội XHCN với nền kinh tế XHCN đầy đủ.
(còn tiếp)
Nguồn: Từ điển Bách khoa Toàn thư Wikipedia
http://danluan.org/node/13177
No comments:
Post a Comment